Về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục, Bùi Văn Nguyên đã khẳng định sự ảnh hưởng tiếp thu nền văn học dân gian trong sáng tác của Nguyễn Dữ.. Giáo trình Văn học Việt Nam từ
Trang 1MỤC LỤC
1.Lí do chọn đề tài 1
Chương 1: Truyền kì mạn lục - áng thiên cổ hùng văn của văn học Trung đại Việt Nam 7 1.1.Nguyễn Dữ - con người và thời đại 7
Truyền kỳ - thể loại văn học mới đặc sắc của văn học Trung đại Việt Nam 10
Chương 2: Nội dung và giá trị nội dung của Truyền kỳ mạn lục 19
2.1 Những nội dung, chủ đề được đề cập trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục 19
2.1.1 Truyền kỳ mạn lục phản ánh đời sống chính trị và xã hội 19
2.1.2 Vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục 22
3.1.2.2 Nhân vật có bóng dáng “con người cảm nghĩ” bên cạnh “con người hành động 35
Khi diễn tả tâm trạng nhân vật, tác giả thường dùng thơ để ngụ tình Qua thơ ca, các nhân vật bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ thầm kín trong lòng Cũng có khi, nhà văn trực tiếp miêu tả “con ngươi cảm nghĩ” Chẳng hạn, đoạn văn trực tiếp miêu tả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của Từ Thức: “Từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được” 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO………56
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển, ngày càng được định hình một cách rõ nét về mặt nội dung lẫn nghệ thuật Qua các thời
Trang 2kỳ văn học, nền văn học ngày càng phong phú hơn về mặt thể loại, lẫn nội dungcũng đã được thay đổi để phù hợp hơn với thời đại Có thể nói rằng, mỗi thời kỳvăn học đều để lại những dấu ấn rất riêng trong tiến trình văn học nước nhà Trong
đó văn học trung đại được coi là đặt nền tảng cho sự phát triển của văn học đếnngày hôm nay, với nhiều thể loại như thơ, phú, văn tế, hát nói, ngâm khúc đã tạo
ra nhiều màu sắc cho thời kỳ văn học thời bấy giờ, cũng như là bước dạo đầu chonhiều thể loại mới ra đời và phát triển sau này
Văn học Việt nam thời trung đại, do được tiếp thu những tinh hoa của vănchương Trung Quốc, cộng với những sáng tạo độc đáo của riêng mình nên đã tạodựng được một hệ thống thể loại văn học rất đa dạng, phong phú Thời kỳ văn họctrung đại, bắt đầu từ thế kỷ X, các thể loại văn chương như văn xuôi, thơ ca, đãtừng bước khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc Nói như Nguyễn
Đăng Na - nhà nghiên cứu phê bình: “Văn xuôi tự sự Việt Nam không chỉ là một
bộ phận cấu thành của nền văn học dân tộc mà còn là ánh xạ phản chiếu trình độ
tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản sinh ra nó Văn xuôi tự sự trung đại cũng vậy, vừa phản ánh tư duy nghệ thuật của người Việt Nam vừa gắn liền quá trình phát triển của văn học dân tộc”.
Trong tiến trình đó, thế kỉ XVI được xem là thời kì khởi sắc của văn xuôi
tự sự bằng chữ Hán Với sự ra đời của thiên cổ kì bút Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ Với tác phẩm này như Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Đến với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào qũy đạo nghệ thuật, bắt đầu cho việc văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh”.
Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã “chủ ý gây hiếu kỳ viết tiểu thuyết để
gửi gắm vào đầu ngọn bút” đưa văn học Việt Nam tiến đến một đỉnh cao mới.Truyền kì mạn lục được ra đời và trở thành “thiên cổ kì bút”-(Vũ Khâm Lân) Nộidung chủ yếu của Truyền kì mạn lục là chuyện tình đậm hương son phấn và
Trang 3chuyện quái dị quỷ thần Để chuyển tải thành công những nội dung ấy, nhà văn đã
sử dụng những yếu tố nghệ thuật hết sức đặc sắc, và ông đã sử dụng rất thành côngnhững thủ pháp nghệ thuật ấy Để có thể biết và hiểu rõ hơn những thủ pháp nghệthuật mà Nguyễn Dữ đã sử dụng trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục này, tôi xin đi
đến đề tài “ Đặc điểm nghệ thuật Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” Hi vọng
với đề tài này, sẽ khẳng định được rõ hơn những thành công và những đóng góp vềmặt nghệ thuật của Truyền kì mạn lục trong tiến trình văn học dân tộc Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Truyền kì mạn lục đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học đánh giá cao ở cảphương diện nội dung, cả giá trị nghệ thuật Đã có nhiều công trình nghiên cứukhẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm này Có thể điểm lạimột số ý kiến đánh giá về nghệ thuật trong Truyền kỳ mạn lục:
Hà Thiện Hán trong lời Tựa Truyền kỳ mạn lục viết năm Vĩnh Định sơ niên(1547): "Xem văn từ của sách thấy không ra ngoài phên dậu của Tông Cát nhưng
có ý khuyên răn, có ý nêu quy cũ phép tắc, đối với việc giáo hoá ở đời, há có phải
bổ khuyết nhỏ đâu!"
Lê Quý Đôn trong Nghệ văn chí phần Truyền kỳ ở Đại Việt thông sửviết:"… trứ tác Truyền kỳ mạn lục gồm bốn quyển, văn từ trong sáng, mỹ lệ, đượcngười đương thời ngợi khen"
Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chương loại chí" viết: "Sách Truyền kỳmạn lục bốn quyển, do dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại lược bắt chước cuốn Tiễn đăngtập của nhà nho đời Nguyên"
Trong Tạp chí Văn học, số 10-2000, Đinh Phan Cẩm Vân trong bài Cái kỳ trong tiểu thuyết truyền kỳ đã nhận định: “Nhìn chung yếu tố “kỳ” tạo nên sức hấp
dẫn bề nổi cho câu chuyện và truyền kỳ như được khoác một cái áo sặc sỡ, bắt mắt,nhưng đó là cái áo trong tay nhà ảo thuật Biểu hiện của cái kỳ còn ở tầng sâu hơn
Trang 4chi phối tư duy nghệ thuật tác giả Nó xử lý những yếu tố không gian, thời gian,cách xây dựng hình tượng nhân vật theo một con đường riêng, nhuốm màu sắc hư
ảo, thần kỳ làm nên cái đẹp nội tại cho truyền kỳ” Nguyễn Dữ “thường sử dụngsong song hai đơn vị thời gian: thời gian xác thực và thời gian hư ảo Thời giantrần thế là thời gian xác thực còn thời gian nơi cõi tiên, cõi mộng là thời gian hưảo” Đây là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi nghiên cứu đề tài này
Về yếu tố văn học dân gian trong Truyền kỳ mạn lục, Bùi Văn Nguyên đã
khẳng định sự ảnh hưởng tiếp thu nền văn học dân gian trong sáng tác của Nguyễn
Dữ Ông cho rằng, Nguyễn Dữ từ truyện dân gian đã tiếp thu và sáng tạo có chọnlọc những yếu tố hoang đường, thần kỳ ấy vào tác phẩm của mình Thần, tiên, quỷ,
ma quái… Xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Dữ vừa tỏ ra rất gần gũi vớinhững hình ảnh dân gian tưởng tượng nhưng lại rất khác biệt bởi bàn tay nhào nặncủa người nghệ sỹ này Tuy nhiên, sáng tạo của Nguyễn Dữ đã thực sự vươn tớinhững đỉnh cao về phản ánh hiện thực, phản ánh con người trần thế, với cả khổ đau
và sung sướng, lo sợ và hy vọng
Nguyễn Phạm Hùng trong bài Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, khẳng định: “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác của Truyền kỳ mạn lục là một yêu cầu cần thiết không chỉ đối với việc nhận thức
hợp lý và khách quan những phản ánh nghệ thuật của tác phẩm, mà còn đối với sựđánh giá thoả đáng vai trò và vị trí của nó trong tiến trình lịch sử”
Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung Đại tập 1 đã nhận định: “Không gian, thời gian trong Truyền kỳ mạn lục phát triển lôgic với
phương thức chuyển tải nội dung Người đọc sẽ cùng các nhân vật của truyệnphiêu lưu trong thế giới huyền ảo ở bốn cõi không gian vừa phi quảng tính vừa cốđònh và hình thành trong thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi ảo hóa có thể “co”tám thập kỉ vào một năm hoặc đang từ hiện tại “nhảy” vào quá khứ của kiếp trước
và bước sang tương lai của kiếp sau”
Trang 5Giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII nhận định: Truyền kỳ mạn lục đã “nâng thể loại truyện ngắn lên một bước phát triển mới,
khẳng định những bước đi vững chắc của văn xuôi bên cạnh thơ ca” Nhà nghiên
cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng: bằng Truyền kỳ mạn lục, “Nguyễn Dữ đã phóng
thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: văn học lấy con người
làm đối tượng và trung tâm phản ánh” (“Đặc điểm văn học trung đại - những vấn
đề văn xuôi tự sự”) Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh trong lời giới thiệu tác phẩm Truyền kỳ mạn lục đánh giá: “Về mặt thể loại mà xét thì Truyền kỳ mạn lục
là tác phẩm đỉnh cao của truyện truyền kỳ Việt Nam”
Trong số các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có công trìnhnghiên cứu so sánh rất công phu của nhà nghiên cứu Đài Loan Trần Ích Nguyên:
“Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” (dịch) Đây là
công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tỉ mỉ, công phu và khá đầy đủ về nguồn
gốc, nội dung, kỹ xảo, nội hàm của Truyền kỳ mạn lục, ảnh hưởng của tiểu thuyết
truyền kỳ Trung Quốc đối với tác phẩm này Trần Ích Nguyên nhận xét: trong nghệ
thuật xây dựng tiểu thuyết, “Mạn lục ngôn ngữ văn tự thanh tân điển nhã; sự tu sức
điểm trang khiến cho chủ đề thêm sáng tỏ, so với Tân thoại cũng không thể nói đếnhơn thua”
Những ý kiến đánh giá về Truyền kỳ mạn lục của các nhà nghiên cứu ViệtNam thời hiện đại được trình bày trong các bài nghiên cứu: “Thử so sánh Truyền
kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại”; “Những biến đổi của yếu tố “kỳ” và “thực”trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam” của Vũ Thanh; “Về mối quan hệ giữa Tiễnđăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” của Phạm Tú Châu; “Tìm hiểu khuynhhướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” của Nguyễn PhạmHùng
Ngoài ra còn có thể kể đến ý kiến của Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp kýcoi Truyền kỳ mạn lục là áng "thiên cổ kỳ bút"
Trang 6Trên đây là một số ý kiến đánh giá khách quan, cụ thể trong việc nghiêncứu đặc điểm nghệ thuật Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, còn rất nhiều những
ý kiến,công trình khác nghiên cứu về tác phẩm,có thể thấy tác phẩm Truyền kỳmạn lục đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam trung đại cũngnhư về sau này
3 Mục đích nghiên cứu
- Góp phần tìm hiểu những đặc trưng, đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm
- Thông qua việc tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật để thấy được những tư tưởng, quanniệm của nhà văn Từ đó có thể khảo sát đúng hơn về những giá trị nghệ thuật vàgiá trị nội dung mà tác phẩm mang lại
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
Phạm vi nghiên cứu: Đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề hoàn thiện bài nghiên cứu của mình, tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
Trang 7NỘI DUNG Chương 1: Truyền kì mạn lục - áng thiên cổ hùng văn của văn học Trung đại Việt Nam
1.1 Nguyễn Dữ - con người và thời đại
Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI), năm sinh năm mất của ông hiện nay vẫn chưa
được rõ Theo Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề, Nguyễn Dữ là học trò của
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 1858), là bạn học của Phùng Khắc Hoan (1528 1613) nhưng theo tuổi tác vì ông làm quan trước khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê(1526) thì có lẽ không phải Cha của Nguyễn Dữ là Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩkhoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 7 (1496) đời Lê Thánh Tông Nguyễn Dữ
-là người -làng Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc (nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh HảiDương) Cũng có tài liệu ghi rằng quê ông ở xã Đoàn Tùng, huyện Ninh Khánh,tỉnh Hải Dương
Trang 8Theo Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục (1777), thì Nguyễn Dữ thi hương
đỗ Hương cống, thi hội nhiều khoa trúng kỳ đệ tam, được tuyển bổ Tri huyệnThanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) Ông làm quan mới được một năm,liền lấy cớ xa nhà, xin từ chức để về nhà hầu cha mẹ Sau nhà Mạc cướp ngôi vua,ông không thể ra làm quan, ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ bước chân đếnchốn thị thành
Trong Bạch Vân am cư sĩ phả ký, Vũ Khâm Lâm có nói, sau khi không ra làm quan ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa Nguyễn Dữ đã làm ra sách Truyền kỳ mạn lục Sau khi làm xong sách, Nguyễn Dữ đưa cho thầy xem và được Nguyễn Bỉnh
Khiêm sửa chữa nhiều, phủ chính trở thành “Thiên cổ tùy bút” Trong bài tựa
Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 có đoạn: “Tập Lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu Ông là con trưởng vị Tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu Lúc nhỏ chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà Sau khi thi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng Tam trường, tùng được bổ làm quan Tri huyện Thanh Tuyền Mới được một năm, ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập Lục này để ngụ ý”.
Về thân thế của Nguyễn Dữ, vì còn nhiều điều không rõ nên đã có hai giả
thuyết được đặt ra cho tác giả của Truyền kỳ mạn lục như sau:
Giả thuyết thứ nhất dựa theo lời của Nguyễn Phương Đề trong Công dư tiệp
kí, Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển
cho rằng Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Giả thuyết thứ hai mà Lại Văn Hùng dẫn theo Trần Ích Nguyên trong
Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục lại cho rằng Nguyễn
Dữ là người đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm Lại Văn Hùng cho rằng “ Nguyễn
Trang 9Dữ sinh vào khoảng thập niên cuối thế kỉ XV và mất vào khoảng thập niên thứ tưthế kỉ XVI, thọ 50 tuổi” và không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tuy còn nhiều nghi vấn xung quang thân thế của ông, nhưng chúng ta có thểbiết rằng: Nguyễn Dữ sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XV và lớn lên vào nữa đầuthế kỉ XVI Đây là thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam đi vào con đường suyyếu đã nhanh chóng trở nên trầm trọng Chỉ trong vòng ba mươi năm từ khi LêThánh Tông mất đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua đã có tới 6 ông vua lênngôi rồi bị giết hoặc bị phế truất Có vị vua bị coi là “vua quỷ”, có vị bị coi là “vualợn” Những gì mà Lê Thánh Tông – vị vua anh minh số một của nền phong kiếnViệt Nam cố công xây dựng đã nhanh chóng sụp đổ Lê Hiền Tông đã từng thanthở về tình trạng quan trường hư nát và dù đã có chấn chỉnh nhưng vẫn không cứu
vãn được tình trạng suy vi đó Đại Việt sử ký toàn thư đã viết: “ Sao mà những kẻ
tại chức đều bị vị, không nghĩ đến phép tắc của triều đình Người vì nước quên nhàthì ít, người bỏ phận thiếu chức thì nhiều, tha giàu bắt nghèo, không chừa thói cũ,tham tiền khoét của vẫn theo lối xưa” Thế rồi “chính sự phiền hà, lòng dân oánhận”, “thổ méc bừa bãi”, “lại thêm đại hạn, đói khổ, nhân dân thất nghiệp, trộmcắp nổi dậy Vua hoang dâm xa xỉ, bất lực hoặc chết yểu Các quyền thần đánh lẫnnhau, giết nhau dưới cửa khuyết, dây máu chốn kinh sư” Chiến tranh loạn lạc khắpnơi: năm 1511, Nguyễn Nghiêm loạn ở Sơn Tây, Hưng Hóa, năm 1515 loạn PhùngChương ở Tam Đảo, loạn Đặng Hân, Đặng Ngật ở Thanh Hóa, loạn Trần CôngNinh ở Yên Lãng, Trần Cảo khởi binh đánh nhà Lê Những cuộc chiến tranh ấy đãkhiến cho suốt cả vùng Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây đến Thanh Hóa và kinh đôThăng Long chìm đắm trong khói lửa chiến tranh Thêm vào nữa là cuộc chiếntranh Lê - Mạc, một cuộc chiến tranh dai dẳng quyết liệt, một cuộc chiến màNguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết:
Cá đầm, sẻ bụi vì ai đuổi Núi xương, sông máu thảm đầy vơi
Trang 10Với tình trạng ấy đã gây nên một sự xuống cấp, suy thoái trong hàng Nho sĩ.
Lê Quý Đôn đã từng than thở: “Từ năm Đoan Khánh trở về sau, lời bàn luận sáng suốt bẵng đi, thãi cầu cạnh mỗi ngày một thịnh, người có chức ít giữ được phong
độ thanh liêm, nhún nhường, trong triều đình không nghe có lời can gián, gặp có việc thì rụt rè, cẩu thả, thấy lúc nguy thì bán nước để toàn thân, dẫu người gọi là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhận sủng vinh phi nghĩa, rồi nào thơ, nào ca, trao đổi, khoe khoang, tán tụng lẫn nhau, tập tục sĩ phu thối nát đến thế là cùng…”
Đứng trước một hiện thực như vậy, những nhà nho có khí tiết không thểtránh khỏi sự ngơ ngác, sự chán chường bởi sự đổ vỡ của niềm tin, lí tưởng Không
ít người đã từ quan mà về, trong số ấy có Nguyễn Dữ đã cáo quan mà về - phảnứng ấy của ông là biểu hiện của một sự “phát phẫn” của một tri thức, một danh sĩtrước thời cuộc Nguyễn Dữ cảm thấy xã hội ấy không có chỗ của mình Cáo quan
về viết Truyền kỳ mạn lục, đấy là một hiện tượng “phát phẩn trứ thư” của ông Ông
dồn vào tác phẩm của mình những điều mắt thấy tai nghe với một mong muốnkhuyến khích điều thiện, răn phạt cái ác, thương xót kẻ cùng quẩn, oan khuất
Tóm lại, căn cứ vào những tài liệu hiện còn, có thể biết được Nguyễn Dữthuộc dòng dõi khoa hoạn, từng dùi mài kinh sử, ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đithi và có thể đã xuất sĩ Về sau có lẽ vì “đại thế bất an”, Nguyễn Dữ lui về ẩn dật,
viết Truyền kỳ mạn lục để ký thác tâm sự, thể hiện hoài bão của mình.
Truyền kỳ - thể loại văn học mới đặc sắc của văn học Trung đại Việt Nam
Truyền kỳ là thể loại truyện ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnhhành ở đời Đường Kỳ nghĩa là kỳ ảo, kỳ lạ, nhấn mạnh tính chất hư cấu Thoạtđầu là chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc lập thành truyền kỳ Có loại miêu
tả cuộc đời biến ảo như mộng Có loại ca ngợi tình yêu nam nữ Có loại miêu tảhào sỹ hiệp khách Từ đời Đường trở về trước, tiểu thuyết Trung Quốc về cơ bảnmới chỉ là mầm mống, tuy ở thời Hán, Ngụy, Lục triều có chút ít phát triển, nhưng
Trang 11vô luận nhìn từ góc độ khắc họa nhân vật hay miêu tả tình tiết hãy còn đơn giản,chưa đạt đến mức độ thành thục Đồng thời, khái niệm tiểu thuyết cũng còn rất hỗnloạn, thông thường trở thành tên gọi chung cho các loại ghi chép truyện lạ hoặctruyện vặt lịch sử Phải đợi đến đời Đường, tiểu thuyết Trung Quốc mới dần dầntrưởng thành, mới có được hình thức nghệ thuật tương đối hoàn hảo cũng như nộidung đời sống xã hội tương đối rộng rãi và giành được vị trí không thể xem thườngtrong lịch sử văn học Trung Quốc.
Vào đời Đường, người ta vẫn chưa bỏ được cách nhìn lệch lạc truyền thốngđối với tiểu thuyết, nói chung vẫn gạt nó ra ngoài văn học chính thống Bởi cách
“cấu tứ chuộng sự li kì”, cho nên nó được gọi là “truyền kỳ” Có điều những ngườisáng tác tiểu thuyết ngày một đông hơn, điều ấy nói rõ con đường sáng tác tiểuthuyết vốn bị coi là “tiểu đạo” đã ngày một hấp dẫn mọi người, hơn thế, đã bắt đầutrở thành hoạt động nghệ thuật có ý thức Một người đời Minh là Hồ ứng Luân đã
có thể nhìn thấy điều đó, từng nói: “Những chuyện biến hoá kì lạ rất thịnh vào đờiLục triều, có điều phần lớn là ghi chép lại những điều bịa đặt chứ đâu phải truyệnbiến hoá, đến người đời Đường mới có sự cấu tứ li kì, mượn tiểu thuyết để gửi gắmngọn bút.”
Chúng ta thấy, về đại thể, truyền kỳ đời Đường có nội dung đa dạng, phongphú xoay quanh chủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thường ngày vàmang đậm khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa Vì thế, nó có vai trò lớn trong việcđưa văn học viết hướng tới truyền thống văn hoá dân gian, đời sống hiện thực củaquần chúng nhân dân Đồng thời, với thủ pháp nghệ thuât độc đáo là lấy kì ảo làmphương tiện nghệ thuật để truyền tải nội dung về đời sống con người, truyền kỳ đờiĐường góp phần không nhỏ khẳng định giá trị hư cấu và tưởng tượng trong việcphản ánh và lý giải hiện thực cuộc sống của tác phẩm văn học Loại hình truyền kỳtiếp tục phát triển ở đời Tống, Nguyên (1279-1368) Cuối Nguyên, đầu Minh (thế
kỉ thứ XIV), có Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1341-1427) là tác phẩm truyền kỳ
Trang 12nổi tiếng, tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ của Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn đếnthể loại truyền kỳ các nước trong khu vực như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…Sang đời nhà Thanh (1644-1911), Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (1640-1715)
đã làm rạng danh cho truyền kỳ Trung Quốc… Như vậy, truyền kỳ trải qua quátrình hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền văn hoá Trung Quốc
đã trở thành một thể loại truyện ngắn cổ điển mang đặc trưng cho truyện ngắnTrung Quốc nói riêng, truyện ngắn phương Đông thời trung đại nói chung
Văn học Việt Nam thời trung đại là nền văn học trẻ, được “bứng trồng, cắtchiết” từ nền văn học già Trung Quốc nhưng phải “hợp thổ nghi” cho nên văn họctrung đại Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của thể loại truyền kỳ Trung Quốc Ở vănhọc trung đại Việt Nam, nếu xét theo tên gọi thể loại mà tác giả gắn cho sáng táccủa mình thì số tác phẩm được gọi là truyền kỳ có khá ít Trong số này được đánh
giá cao nhất là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVII) Tiếp theo đó là một số tập sách như Truyền kỳ Tân Phả của Đoàn Thị Điểm, Công dư tiệp ký của
Vũ Phương Đề, Tân truyền kỳ của Phạm Quý Thích, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, Truyền văn tân lục của Nguyễn Diễn Trai (thế kỷ XVIII), Thánh Tông di thảo, Hát đông thư dị, Vân nang tiểu sử,…
Tuy vậy nếu xét theo đặc trưng nêu trên của thể truyền kỳ (một truyện ngắn
có môtip kỳ quái, hoang đường) thì văn học truyền kỳ ở Việt Nam thời trung đạilại khá phong phú Chưa kể những ghi chép về thần thoại, truyền thuyết và cổ tích
dân gian (như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái lục…), ngay những sách ghi
chép về nhân vật, lịch sử, phong tục, tín ngưỡng,…những sách mà truyền thốngthư tịch học Đông Á trung đại gọi chung là truyện ký, đều có những dấu ấn rõ rệtcủa sáng tác truyền kỳ Một trong những quan tâm hàng đầu của các tác giả là ghichép những chuyện lạ, những điều khác thường xung quanh một nhân vật, một địadanh, điều này khiến cho những ghi chép về nhân vật hoặc địa danh trở thành ghichép về các lời đồn đại theo hướng huyền thoại hóa, truyền kỳ hóa về nhân vật
Trang 13hoặc địa danh ấy (ví dụ trong Nam Ông mộng lục, Tang thương ngẫu lục,hoặc phần Trưng kỳ trong Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng…) Huyền thoại
hóa là phương thức hữu hiệu cho nhu cầu suy tôn các nhân vật có công xây dựng
các môn phái, chi phái tôn giáo Ví dụ đối với đạo Phật ở Việt Nam, từ sách Thiền tuyển tập anh ở thế kỷ XIII đến các thiên “bản hạnh” về sau, đều sử dụng bút pháp
truyền kỳ Ngay đối với các sách sử ký, sử biên niên mà soạn giả hoặc tập thể soạngiả chủ yếu đứng trên lập trường Nho giáo, với đầu óc duy lý khá rõ, người ta vẫntìm thấy hàng loạt chi tiết có màu sắc dị đoan, hoang đường (ví dụ: các ghi chép vềcác hiện tượng mang tính triệu chứng cho sự xuất hiện đế vương, cho loạn lạc, giặcgiã…) Cảm thức vạn vật hữu linh và ý thức huyền thoại hóa như là đặc điểm củathế giới quan và ý thức xã hội thời trung đại là cơ sở tư tưởng cho những trứ thuật
và sáng tác nêu trên (trạng thái này còn tồn tại cho đến khi tiếp nhận tư tưởng duyvật và phương pháp thực chứng của phương Tây) Phạm vi của văn học truyền kỳtheo nghĩa rộng ở thời trung đại, chủ yếu là ở những truyện ký lịch sử, dã sử
Ở văn học hiện đại (thế kỷ XX), sáng tác truyền kỳ tương đối ít phát triển,chỉ thấy có những sáng tác cổ tích viết cho thiếu nhi và một số tác phẩm khác, xuấthiện những năm 80 - 90, ở đây yếu tố huyền thoại hoang đường trở thành một yếu
tố thẩm mỹ
Di sản văn hóa truyền kỳ Việt Nam các thế kỷ trước chỉ mới trở thành đốitượng riêng cho sự khảo sát, dịch thuật (ra chữ quốc ngữ) từ những năm 90 (thế kỷXX), ví dụ bộ truyện Truyền kỳ Việt Nam, 3 tập, Nxb Giáo dục H, 1999) doNguyễn Huệ Chi chủ biên, tuyển chọn được 246 truyện truyền kỳ của tác giả ViệtNam từ thế kỷ XIV đến giữa thế kỹ XX
1.3 Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, chia làm bốn tập, mỗi tập năm truyện, các
truyện đều được viết bằng văn xuôi, tản văn xen lẫn với biền văn và thơ ca Trừ
Trang 14“Cuộc nói chuyện ở Kim Hoa”, các truyện còn lại đều có lời bình của tác giả hoặc
của một người có cùng quan điểm với tác giả Hầu hết các truyện đều xảy ra ở đời
Lý, Trần, Hồ hoặc Lê sơ
Tên gọi Truyền kỳ mạn lục cho ta thấy tác phẩm được viết theo thể truyền
kỳ Truyền kỳ là thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ởthời Đường “Kỳ” nghĩa là ảo, không có thật, nhấn mạnh tính hư cấu Thoạt đầu,Truyền kỳ mô tả chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc lập Có loại miêu tảcuộc đời biến ảo như mộng, có loại ca ngợi tình yêu nam nữ, có loại miêu tả hào sĩ
hiệp khách… Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có đầy đủ đặc điểm này.
Ở Việt Nam, thuật ngữ truyền kỳ lần đầu tiên được xuất hiện trong đầu đề
tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Sau đó là Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích Ngay từ khi mới ra đời
thể loại truyện ngắn truyền kỳ đã đạt được những thành tựu rực rỡ và là đỉnh cao
của văn xuôi dân tộc như Thánh tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục Ngày nay, nhìn lại quá trình phát triển của văn học Việt Nam trung đại, chúng ta thấy Truyền kỳ
mạn lục là đỉnh cao, trước và sau đó không có tác phẩm truyền kỳ nào sánh bằng.
Cũng giống như truyền kỳ đời Đường, Truyền kỳ mạn lục có nội dung đa dạng,
phong phú xoay quanh chủ đề tình yêu nam nữ trong đời sống trần tục thường ngày
và mang đậm khuynh hướng nhân văn chủ nghĩa Việt Nam và Trung Quốc có mốiquan hệ tương đối đặc biệt, đó là mối quan hệ láng giềng giữa hai nước rất gần gũi.Hơn nữa, trước thế kỷ X, nước ta chịu ngót ngàn năm đô hộ của phong kiến TrungHoa, điều đó đã dẫn đến lẽ tất yếu của ảnh hưởng qua lại giữa văn học hai nước.Nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởngkhá sâu đậm của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam từ chữ viết đến thiliệu, nhất là về thể loại Theo PGS TS Vũ Thanh, Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởngtruyện của Cù Hựu chủ yếu là ở bút pháp thể loại Đó là quá trình “ ăn lá nhả tơ”,một sự học tập để sáng tạo Bên cạnh việc ảnh hưởng sâu sắc của truyện truyền kỳ
Trang 15Trung Quốc, Truyền kỳ mạn lục còn ảnh hưởng các câu truyện cổ có yếu tố kỳ lạcủa Ấn Độ, Campuchia hay Chiêm Thành…
Nhìn lại nền văn học Việt Nam trung đại, bắt đầu từ Việt điện u linh của Lý
Tế Xuyên( đầu thế kỷ XIV), chúng ta thấy, ở tác phẩm này đã chứa đựng nhữngyếu tố kì ảo Nhà văn đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình bằng bút pháp kỳ
vĩ và trên thực tế, tập truyện là một cuốn thần phả về những linh hồn bất tử củanước Đại Việt Nhân vật trong truyện hầu hết là những thần linh vốn là những anhhùng dân tộc đã hiển thánh Vì vậy, trong truyện đã thấp thoáng yếu tố của bútpháp truyền kỳ và có thể đây là giai thoại mầm mống cho sự phát triển của truyền
kỳ sau này Sau Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên là sự xuất hiện Lĩnh Nam
chích quái lục của Trần Thế Pháp (cuối thế kỉ XIV đầu thế kỷ XV) Đây là tập
truyện chép lại truyện dân gian nhưng đã có sáng tạo, Trần Thế Pháp đã tập trung
chép lại những truyện giàu yếu tố kì như truyện Đổng thiên vương, Truyện Rùa
vàng…
Việt điện u linh tập và Lĩnh nam chích quái lục là những tiền đề văn học cho
sự phát triển của thể loại truyền kỳ và Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp là những nhà
văn đặt nền móng cho thể loại truyền kỳ ở Việt Nam Cuối thế kỉ XV, Thánh Tông
di thảo, tương truyền của Lê Thánh Tông, đã là một bước tiến xa hơn nữa cho thể
loại truyền kỳ Tập truyện là một sáng tạo độc đáo và đặc sắc, mang đầy đủ tính
chất bút pháp truyền kỳ với những truyện tiêu biểu như Lấy chồng dê, Tinh chuột,
Trang 16Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị của Việt Nam do tác
giả Việt Nam sáng tác và mang tính dân tộc rất đậm nét: đề tài, bối cảnh cốttruyện, nhân vật đều mang màu sắc Việt Nam Việc ảnh hưởng văn học TrungQuốc chỉ là một phần, còn văn học dân gian truyền thống và thành tựu của vănxuôi tự sự Việt Nam mới là nguồn gốc có ảnh hưởng trực tiếp nhất Trước đó, cácnhà văn chỉ ghi chép lại các truyện dân gian, các thần phả trong các đền miếu, hoặcdựa vào truyền thuyết dân gian và ít nhiều thêm chi tiết cho câu chuyện được hoàn
chỉnh như “Lĩnh Nam chích quái lục” của Trần Thế Pháp, “Thiên nam vân lục” của Nguyễn Hàng Nhưng Truyền kỳ mạn lục thì khác, tác giả chỉ dựa vào một số
cốt truyện dân gian mà sắp xếp, hư cấu thêm và diễn tả bằng lời văn giàu chất nghệthuật khiến cho tác phẩm không phải chỉ là sự ghi chép đơn thuần mà thực sự làmột tác phẩm văn học có tính nghệ thuật cao Việc sưu tầm, chỉnh lí, sửa chữa,khai thác đề tài của dân gian là một quá trình có tình kế thừa và nâng cao liên tục.Người đi sau tiếp bước người đi trước rút lấy những gì là tinh hoa của người đi
trước để thực hiện một bước xa hơn “Từ Thức lấy vợ tiên” và “Người con gái Nam Xương” là hai truyện mà Nguyễn Dữ đã tiếp thu trọn vẹn từ truyện cổ dân
gian Nguyễn Dữ còn mượn môtip từ văn học dân gian như môtip lấy hồn hoa,môtip người chết sống lại, môtip đồ vật cũ biến thành tinh hoa rồi hóa thành người,
môtip lạc vào thế giới kì lạ… Truyền kỳ mạn lục là sản phẩm của một giai đoạn
mới trong quá trình ảnh hưởng văn học dân gian từ cốt truyện kết cấu, ngôn ngữđến tư duy sáng tác Đó là ảnh hưởng có ý thức Nguyễn Dữ đã khéo léo khai thác
đề tài dân tộc, đặc biệt trong các truyền thuyết dân gian, đã vượt lên trên sự ghi
chép thông thường như trong “Lĩnh Nam chích quái lục” bằng cách hư cấu qua hình tượng nghệ thuật Trong “Lĩnh Nam chích quái lục”, thì sự ảnh hưởng của
văn học dân gian là rõ rệt, tác giả viết lại truyện dân gian một cách thứ tự có sắp
xếp Truyện “Hà Ô lôi” là đỉnh cao của “Lĩnh Nam chích quái lục”, nhiều nhà
nghiên cứu coi đó là tác phẩm mở đầu cho thể loại truyền kì bởi nó có đầy đủ các
yếu tố của truyền kỳ Với nhiều thế hệ, từ tác giả của Thánh Tông di thảo đến tác
Trang 17giả của Truyền kỳ mạn lục, các nhà văn trung đại vẫn tiếp tục con đường của Lý Tế
Xuyên, Trần Thế Pháp nhưng không nhằm phản ánh một thế giới trong truyện cổtích, thần thoại hay truyện dã sử nữa mà đã trực tiếp chuyển sang phản ánh nhữngvấn đề xã hội, những câu chuyện được Nguyễn Dữ và Trần Thánh Tông mô phỏngviết lại theo ý của mình phù hợp với xu thế đó Cái thực đã lấn át cái kỳ, cái kỳkhông còn là mục đích chính, đôi lúc nó chỉ còn là phương tiện chuyển tải nộidung hoặc để gây sức hấp dẫn cho tác phẩm Đề tài về tình yêu được viết đến nhiềuhơn cả, các tác giả thường viết về truyện tình yêu, về mối quan hệ giữa con người
và ma quỷ, viết về tình yêu nhưng cũng chính là nhằm mục đích tố cáo xã hội, đềcao đạo đức, công lý, phản ánh về số phận đầy đau khổ của con người, nhất làngười phụ nữ
Truyền kỳ xuất hiện trong xã hội trung đại và cái kỳ trong xã hội đó là mộtmặt của hiện thực đời sống chứ không chỉ là mê tín dị đoan Bên cạnh đời sốnghiện thực, con người thời trung đại còn có một đời sống tâm linh phong phú vớicác vị thần với những điều kỳ lạ, siêu nhiên và một quan niệm về thế giới bên kia.Xung quanh họ cũng có biết bao điều kỳ lạ xảy ra, họ sống một cách hồn nhiêntrong môi trường như vậy, chính vì thế việc phản ánh cái kỳ cũng là phản ánh mộtmặt của hiện thực cuộc sống, đặc biệt là đời sống tâm linh của con người
Mặc dù Truyền kỳ mạn lục thực sự là tác phẩm văn học viết nhưng hình như
Nguyễn Dữ muốn bộc lộ thái độ khiêm tốn của người cầm bút Ông muốn lí giảivới độc giả rằng, trước tác của mình không phải là tập sách có tính chất sáng tácnhư các thể loại khác đương thời Ông muốn người đời hiểu rằng công việc ônglàm chỉ “mạn lục” (ghi chép theo cảm hứng của ngòi bút) những sự việc lạ chứkhông phải là một sáng tác thực thụ Nhưng thực sự, khi đọc toàn bộ tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục thì chúng ta có thể thấy thực sự không phải như vậy Tập truyện
mặc dù mang tính siêu nhiên hoang đường, nhưng để phục vụ cho mục đích sángtác của mình Nguyễn Dữ không câu nệ, ông sử dụng những yếu tố ấy một cách có
ý thức Điều đó có thể dễ dàng nhìn thấy, như trong lời bình ở “Chuyện tướng Dạ
Trang 18Xoa”, ông viết: “Than ôi! Bè bạn là một trong năm đạo thường có thể coi khinh ư? Câu chuyện quỷ Dạ Xoa này, thật có hay không, không cần phải biện luận cho lắm, chỉ có một điều đáng nói là sự giao du của Dĩ Thành, khi đã coi ai làm người bạn chân chính thì sống chết không đổi thay, hoạn nạn cùng gỡ…” Ông mượn
truyện quái để nói việc thực Căn cứ vào tính chất của các truyện thì lại thấy rằng
không phải Nguyễn Dữ chỉ “chép ra và truyền lại” những truyện cũ Và Truyền kỳ mạn lục có tính chất một sáng tác văn học chứ không phải là một công trình “ghi chép một cách tùy ý” đơn thuần.
Truyền kỳ mạn lục là một bước tiến lớn về mặt nội dung lẫn nghệ thuật.
Nguyễn Dữ là nhà văn Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ các nhà vănviết truyền kỳ Trung Quốc, nhất là ảnh hưởng của Cù Hựu, tuy nhiên có điểm khác
về mặt nội dung nghệ thuật câu chuyện, không chỉ ở cái thần mà từ nhân vật đếntình tiết đều góp sức làm toát lên làm nổi bật lên Nguyễn Dữ đã dựa hẳn vào cáctích cũ, có trong dân gian và trong cả nền văn học đi trước để viết nên những thiêntruyện mới Truyền kỳ mạn lục là một bước nhảy vọt về thể loại Từ chỗ đóng vaitrò người sưu tập ghi chép mặc dù là ghi chép có sáng tạo, đến chỗ tự thân sángtác, từ chỗ chỉ phản ánh những hành trạng, sự hiển linh của các vị thần thánh, cácvua chúa, anh hùng dân tộc lấy trong các thần tích đền chùa hoặc trong dân gianđến những tác phẩm phản ánh sâu sắc những xung đột xã hội, gần gũi với cuộcsống bình thường của con người là cả một quá trình không đơn giản trong việchình thành tư cách nhà văn
Tóm lại, Truyền kỳ mạn lục là những câu chuyện kỳ lạ trong dân gian nhưng
thực chất mang tính chất xã hội đương thời Qua sáng tác, Nguyễn Dữ đã bộc lộtâm tư, thể hiện hoài bão, phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm về nhiều vấn đềtrong xã hội với thái độ nghiêm khắc, khách quan
Trang 19Chương 2: Nội dung và giá trị nội dung của Truyền kỳ mạn lục
2.1 Những nội dung, chủ đề được đề cập trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục 2.1.1 Truyền kỳ mạn lục phản ánh đời sống chính trị và xã hội
Như đã biết, Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, với thời gian xảy ra trong
truyện là vào đời Lý, Trần, Hồ hoặc Lê sơ Tất cả những sự kiện, khung cảnh bêntrong tác phẩm toàn bộ đều là của trước Tác phẩm đã phản ánh rất chân thực sâusắc những hiện thực của cuộc sống đương thời Nguyễn Dữ mượn những chuyệnlưu hành từ lâu trong xã hội, những câu chuyện cổ tích để viết lại những thiêntruyện mới nhằm bộc lộ tâm tư, phản ánh bày tỏ quan điểm về những vấn đề nónghổi của xã hội, của con người, trong lúc chế độ phong kiến trên đường khủnghoảng và có đà sụp đổ
Trong Truyền kỳ mạn lục có loại truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối
hủ bại của giai cấp phong kiến lúc suy thoái, đả kích hôn quân bạo chúa, nhữngcon người tàn bạo, hèn kém, bất tài Vua chúa hiện lên một cách hết sức thảm hại
Hồ Hoán Hường trong Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na hiện lên là kẻ
“thường dối trá, tính nhiều tham dục…phao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dung vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong,quan chức có tiền mua là được…” Hay trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, con cáo và con
vượn đã hóa thành tú tài họ Viên và xử sĩ họ Hồ để vạch trần việc làm tàn bạo của
ông vua đương thời “giày trên lúa để thỏa cái ham thích săn bắn không phải chỗ, quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt, không phải lẽ”.
Nếu đối với hôn quân bạo chúa, Nguyễn Dữ chỉ phê phán những hành độngsai trái của chúng, qua lời nói của các nhân vật, thì về bọn tham quan ô lại Nguyễn
Dữ dựng nên những nhân vật gian ác, hiểm độc Lý Hữu Chi trong Truyện Lý tướng quân là một tên tướng “có sức khỏe, giỏi chiến trận, nhưng tính vốn dữ tợn” Khi “quyền vị đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép tắc, dựa lũ trộm cướp như
Trang 20lòng ruột, coi người nho sĩ như kẻ thù, thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về” Khi thấy tướng số mách bảo: “Tướng quân có dữ mà không có lành, khinh người mà trọng của, mượn oai quyền để làm bạo ngược, buông than dục để thỏa ngông cuồng, đã trái lòng trời tất bị trời phạt…” thì Lý cười một cách chủ quan:
“Ta đã có binh lính, có đồn lũy, tay không lúc nào rời qua mâu, sức có thể đuổi kịp gió chớp, trời dù có giỏi cũng sẽ phải tránh ta không kịp, còn giáng họa cho ta sao được” Rồi khi nhìn thấy tận mắt những hình phạt thảm khốc đối với loại người
đầy tội ác như hắn, thì hắn ra vẻ muốn tìm phương cứu gỡ Nhưng khi thấy nói cái
kế “cần kíp ngày nay chỉ còn cách đuổi hết hầu thiếp, phá hết vườn ao, trút bỏ binh quyền quy đầu phúc địa, tuy tội chưa thể khỏi được, nhưng cũng có thể giảm trong muôn một”, thì hắn không nghe theo và lập luận rằng : “có ai lại vì lo cái vạ sau này chưa chắc đã có, mà vứt bỏ công cuộc sắp thành làm hì hục trong mấy năm bao giờ” Sau đó “hắn càng làm những sự dâm cuồng, chém giết không kiêng
dè gì cả” Dưới ngòi bút của tác giả, tính cách tham bạo xuất phát từ bản chất giai
cấp của nhân vật, đã được khắc họa rõ nét bằng nhiều tình tiết có lựa chọn Khác
với Lý Hữu Chi, Trụ quốc họ Thân trong Truyện nàng Thúy Tiêu, nham hiểm và
thâm độc hơn trong mọi âm mưa của nó Dư Nhuận Chi là thư sinh nổi tiếng haythơ, người vợ là Thúy Tiêu vào hạng sắc nước hương trời Nàng theo chồng vàokinh khảo thí, bị quan Trụ quốc bắt đem về Thúy Tiêu căm uất định tự tử, tênquan buộc lòng phải hứa hẹn sẽ cho nàng về với chồng cũ Nhưng khi gọi NhuậnChi đến, y giữ Chi trong nhà mà chẳng bao giờ cho đôi bên gặp nhau Nhuận Chiđau khổ sợ hại đến thân, nên phải bỏ đi Về sau nhờ người lão bộc giúp sức, ThúyTiêu được giải thoát, cùng Nhuận Chi bí mật trốn đi sống nơi khác Tên quan Trụ
quốc này vừa tàn ác, trắng trợn vừa nham hiểm độc ác, vì hắn có “uy thế rất lớn, các tòa, các sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử” Vì hắn “làm quan đến ngôi thượng công, quyền cao lộc hậu, việc khoản đãi khách khứa, mỗi
Trang 21ngày tốn phí lên đến hàng chuông thóc” Nhưng bản chất của hắn thì như Thúy Tiêu đã thấy: “chỉ là đồ hèn yếu mà làm đến bậc Vệ Hoắc, kêu xin chạy chọt, lúc nào ở cửa cũng rộn rập những người ra vào, vàng bạc châu báu trong nhà chồng chất đầy rẫy Trừ ra gặp phải hỏa tai, của cải trong nhà ấy không biết có cách nào tiêu mòn đi được” Nguyễn Dữ đã nhìn thấy sự thật: bọn quan lại trong thời ông
nhiều kẻ không hề có lý tưởng trí quân trạch dân, mà lại dùng thủ đoạn xấu xa trèo
lên bậc thang danh vọng để vinh thân phì gia Truyện đối tụng ở Long cung kịch liệt tố cáo bọn quyền thần: “như nhà ngươi trước có công lao, nên ta cho coi giữ một phương, vì dân che chở Vậy mà ngươi dở thói dâm ngược, như thế là trừ tai ngừa họa cho dân đấy ư”; “nay nhà ngươi vốn do huân phiệt, lạm giữ phương ngung, lẽ nên linh hiển, để tỏ đức rộng, sao được tà dâm, làm theo nết rắn” Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu nói đến tình cảnh những bề tôi vì: “nói thẳng mà bị người ta ghen ghét không để lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chỗ hùng phiên, bề trong thực dồn đuổi vào nơi tử địa” Bản chất xấu xa của bọn quyền thần được phản ánh trong Truyền kỳ mạn lục như là một tình trạng phổ biến thời bấy giờ Truyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào thì lại qua ý kiến trao đổi
giữu Tử Hư và thầy học của mình mà tóm tắt tình trạng thối nát của quan lại nói
chung: “ông mỗ ở ngôi trọng thần mà tham lam không chán, ông mỗ làm chức sư
tử mà mô phạm không đủ, ông mỗ coi lễ mà lễ nhiều thiếu thốn, ông mỗ chăm dân
mà dân bị tai hại, ông mỗ chấm văn mà lấy đỗ thiên vị, ông mỗ trị ngục mà buộc tội oan uổng: lại còn những lúc thường bàn thì nói mồm mép bẻo lẻo, đến lúc trù tính, quyết định kế lớn của quốc gia thì mờ mịt như ngồi trong đám mây mù, thậm chí không nói theo danh, không xét theo thực, không trung với đấng quân thượng, lớn thì làm việc bán nước,…nhỏ thì làm việc dối vua,…” Vua quan thì như thế,
còn sĩ phu thì không ít kẻ cũng bị trụy lạc hư hỏng Dương Trạm nói với học trò:
“ngày nay những người mặc áo nhà nho, đeo dải nhà nho…thường đổi họ để đi học, thay tên để ra thi…” Tình hình nho học đã suy đồi, việc học việc thi trở
thành bậc thang công danh bám đầy bùn nhơ Kẻ sĩ chỉ chạy theo sự hưởng lạc đồi
Trang 22bại Trong Truyện kì ngộ ở trại Tây, Hà Nhân, người học trò quê ở Thiên Trường lên kinh sư để ăn học, nhưng : “bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng” vì Hà say
sưa yêu dấu hai người con gái Trong cuộc hoan lạc vụng trộm, Hà đã tán dươngnhững bài thơ đầy khoái lạc vật chất của tình nhân, rồi tỏ ra vốn là con nhà “thi lễ”,
Hà cũng làm thơ đáp lại sự may mắn trong cảnh bướm giỡn hoa phô với hai cô congái trai lơ dâm đãng đó
Nguyễn Dữ đã phê phán gay gắt những thế lực thống trị tàn bạo nhưng ôngkhông chủ trương thay đổi triều đại mà mong muốn cải tạo một xã hội tốt đẹp hơn.Cái ác phải bị trừng trị một cách thích đáng
Trong cơn khủng hoảng của chế độ phong kiến, trước những biến động của
xã hội, nhiều tệ nạn đã nảy sinh Chùa chiền vốn tôn nghiêm nhưng lúc này có biết
bao kẻ nấp bóng từ bi để làm điều vô đạo Truyện nghiệp oan của Đào thị miêu tả một cuộc tình duyên say đắm giữa một sư bác với một ả ca kỹ Truyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào cho ta thấy chân tướng của bọn người ẩn nấp trong chùa Đó là bọn vô lại chuyện nghề trộm cắp “từ gà lợn ngỗng ngan đến cá trong
ao, quả trong vườn, phàm cái gì ăn được đều bị mất hết” Nguyễn Dữ đã thấy rõ:
nhà chùa lúc này hay chứa chấp những gian dâm, du đãng Thầy chùa phần nhiều
là những kẻ đầy dục vọng, không theo được lối sống chân tu, khổ hạnh
Nhìn chung thì qua Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã nghiêm khắc phê
phán những tệ lậu của chế độ phong kiến đang mục ruỗng, đã miêu tả rất thực diệnmạo và tính cách của giai cấp bóc lột Và ít hoặc nhiều, tác phẩm cũng thể hiệncảnh ngộ cùng cực của nhân dân
2.1.2 Vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục
Kiệt tác Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du đã từng khái quát
về số phận đầy cay đắng của người phụ nữ trong xã hội xưa:
Đau đớn thay phận đàn bà
Trang 23Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
và
Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Trong tư duy của người trung đại, dường như là vạn vật đều có một sốmệnh mà người quyết định số phận ấy chỉ có thể là “xanh kia thăm thẳm từngtrên” phân phát bố trí cho mỗi con người, định trước cuộc đời của mỗi con người.Con người đành phải an phận bởi lẽ “ phú quý tại thiên, tử sinh hữu mệnh” Sốphận đã là điều bất khả tri thì đương nhiên sẽ là điều bất khả kháng: vui buồn haysướng khổ, phong trần hay thanh cao, thành công hay thất bại, từ thiên tử đến thứdân thảy đều có số
Giữa một thời đại “hoàng hôn thế kỉ phủ bao la” ấy, ông cha ta đã từngđấm nát tay trước cửa cuộc đời nhưng vẫn không thể tìm ra lối thoát Cuộc đờivẫn là một nỗi bi đát khôn cùng và ở đó, những con người yếu đuối nhất, hẩmhiu nhất, đáng thương nhất vẫn là người phụ nữ
Cũng như các nhà văn trung đại khác, trái tim tê tái yêu thương của Nguyễn
Dữ đã hướng về người phụ nữ mà đồng cảm, mà xót xa Nguyễn Dữ đã cố gắng
tìm lời giải đáp căn nguyên của số phận ấy qua Truyền kỳ mạn lục Truyền kỳ mạn lục có 11 truyện viết về người phụ nữ thì tất cả đều có những số phận
riêng Dù họ có xuất thân từ đâu, địa vị xã hội thế nào, dù họ sống tự do haytuân theo những đạo đức phong kiến, nếu không có một phép thần, nếu không cómột lực lượng siêu nhiên hay quý nhân phù trợ thì kết cục số phận vẫn vô cũng bithảm Câu chuyện về cuộc đời của họ còn được gọi thẳng ra, trở thành tiêu đề của
truyện, như: Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyện nghiệp oan của Đào Thị, Truyện nàng Thuý Tiêu, Truyện người con gái Nam Xương, Truyện Lệ nương.
Điều đó cho thấy ý thức rất rõ ràng của Nguyễn Dữ trong việc kể chuyện, nếukhông muốn nói rằng số phận của họ, cho dù là từ nguồn sưu tập trong dân gianhay chính ông sáng tác, cũng là sự ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn tác giả Cho dù
Trang 24những số phận ấy hiện ra khá đa dạng dưới ngòi bút Nguyễn Dữ, nhưng tất cả đềugiống nhau ở một điều, mà vì nó họ được tác giả "sinh ra", đó là: họ là nhữngngười đồng hành trên hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc lứa đôi Tất cảđều ba chìm bảy nổi, đều bị dập vùi trong một xã hội phong kiến đã mục nát, suyloạn, nhưng quyền tự do cá nhân cho con người vẫn là thứ phải trả bằng tínhmạng Sau những gian truân ấy, có người may mắn tìm được hạnh phúc, có người
bị xô đẩy trong vòng luân lạc, oan trái, thậm chí chết trong bi thảm
Những người được xem là may mắn thường là nhân vật chính của những
câu chuyện được xem như kết thúc có hậu Đó là nàng Thuý Tiêu (Truyện nàng Thuý Tiêu), Dương thị (Truyện đối tụng ở Long cung).
Tuý Tiêu là nàng ca kỹ tài hoa thông tuệ, được một ông quan tặng cho Dưsinh, được Dư sinh đem lòng yêu thương nên kết duyên vợ chồng và sống hạnhphúc bên nhau Sắc đẹp của nàng khiến quan Trụ quốc họ Thân mê mẩn, nên nàng
bị y cướp về Thương nhớ khôn nguôi, Dư sinh tìm cách liên lạc, hai người gặp lạinhau, bàn mưu rồi trốn thoát khỏi sự cưỡng bức của Trụ quốc Sau một thời gianmai danh ẩn tích, gặp lúc Trụ quốc bị triều đình xử tội xa xỉ, Dư sinh đi thi và đỗtiến sĩ, hai người sống hạnh phúc đến già Đây là câu chuyện duy nhất có một kếtthúc có hậu một cách trọn vẹn: người ở hiền thì sẽ gặp lành, kẻ ác phải bị trừng trị,hạnh phúc đôi lứa trải qua gian nan lại được vẹn tròn Cách sắp xếp câu chuyệnmang màu sắc cổ tích
Bên cạnh ít ỏi những nhân vật phụ nữ được xem là may mắn như Thuý Tiêu,Dương thị, còn lại phần lớn là những người bị xã hội, số phận đày đoạ trong đau
khổ Đó là Nhị Khanh (Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Lệ nương (Truyện
Lệ nương), Vũ Thị Thiết (Truyện người con gái Nam Xương) Họ là những người
chung thuỷ, luôn chăm lo hiếu nghĩa, khao khát cuộc sống yên bình Nhưng sốngtrong xã hội loạn lạc, ly tao, họ bị xô đẩy ra khỏi nếp nhà yên bình, phải chịu đoạđày, bất công, và cuối cùng bị đẩy tới cái chết Cay đắng nhất là số phận nàng Nhị
Khanh, một người “khéo biết cư xử với họ hàng rất hoà mục và thờ chồng rất cung
Trang 25thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền”, lấy phải người chồng chơi bời lêu
lổng, lại gặp cảnh chiến tranh ly loạn, nhưng nàng vẫn một lòng một dạ thuỷchung Được đoàn tụ với chồng sau nhiều năm xa cách, tưởng sẽ hạnh phúc ấm
êm, nào ngờ anh chồng quen thói chơi bời, mang vợ ra đánh bạc, đẩy Nhị Khanhđến bước đường cùng phải thắt cổ mà chết Cuộc đời đen bạc của Nhị Khanh có lẽđiển hình cho cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời, nhữngngười đức hạnh, chỉ biết hy sinh nhưng không bao giờ được đền đáp
Nhìn lại tất cả các nhân vật phụ nữ được đề cập trong Truyền kỳ mạn lục ta
lại thấy: nếu như các nhân vật ấy là có thực thì dường như nhân vật nào cũng sốngtheo những nguyên tắc đạo đức lễ giáo phong kiến (các nhân vật ở nhóm sáutruyện trên: Ngô Chi Lan, Lệ Nương, Nhị Khanh, Dương thị, Thuý Tiêu, VũNương) Những nhân vật sống không theo những nguyên tắc đạo đức lễ giáophong kiến thì chỉ có thể là hoá thân từ những yếu tố không phải là người như từhồn hoa hoặc là người thì nhất thiết phải sau khi đã chết Những nàng Liễu, nàng
Đào trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Giáng Hương (Từ Thức gặp tiên), Thị Nghi (Truyện yêu quái ở Xương Giang), Nhị Khanh (Truyện cây gạo) Họ là ma, là
tiên, nhập vào đời sống trần gian để tìm bạn tình, tìm người tri âm, hưởng hạnhphúc, khoái lạc Nhưng rồi tình yêu và hạnh phúc với họ cũng thật ngắn ngủi,
niềm khát khao rất “người” của họ sớm bị dập tắt, và họ cũng nhận những kết cục
bi thảm như những người phụ nữ trần gian Có người còn bi thảm đến mức phải
chết hai lần, như Hàn Than (Truyện nghiệp oan của Đào Thị), Nhị Khanh, Thị
Nghi.Vậy là làm người đã bất hạnh, làm ma những mong trì níu lại chút hạnh phúcriêng mình, thì cũng bị dày xéo dập vùi đến mức thê thảm hơn
Nói tóm lại, Truyền kỳ mạn lục, mặc dù đã trải qua mấy trăm năm nhưng
vẫn là một tác phẩm có sức hấp dẫn cao và mãi mãi chiếm được cảm tình củangười đọc Đó là một tác phẩm, tuy mượn hình thức từ nền văn học già TrungQuốc nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của người Việt Nam, do người Việt Namviết, mang đậm nét tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam Trái tim
Trang 26trăn trở trước cuộc đời dâu bể, trước số phận người phụ nữ đã được Nguyễn Dữthể hiện thành công qua tác phẩm này.
2.1.3 Chuyện tình yêu trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng khắc kỷ phục lễ của Nho gia, văn học trungđại hầu như không đề cập đến tình yêu nam nữ, nếu có thì đều nằm trong khuônkhổ đạo đức nho giáo Vậy mà tác giả truyền kỳ lại đề cập đến những cuộc tình
vượt ngoài lễ giáo phong kiến và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã viết nên
“những cuộc tình đã làm xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn thủy cung và nơi tiên giới” Tình yêu trong sáng tác của Nguyễn Dữ là tình yêu giữa người với tiên,
người với ma, giữa người với các tinh vật, giữa người với người Viết nên nhữngmối tình như vậy, Nguyễn Dữ nhằm ẩn sâu trong đó điều muốn nói rằng tình yêuluôn luôn hiện diện, luôn luôn có trong mỗi con người, dù là ma thì tình yêu cũngkhiến cho họ biến thành người, cái khao khát yêu, muốn yêu và được yêu luônluôn trỗi dậy, để rồi những con người, những thần tiên, ma quái vượt qua mọi lễgiáo, vượt qua mọi rào cản nhằm thỏa mãn khao khát yêu đương của chính mình
Tình yêu trong Truyền kỳ mạn lục không những là tình yêu đôi lứa mà còn
là tình cảm vợ chồng sâu sắc trong hoàn cảnh khó khăn và đầy biến động của xãhội phong kiến Trong tình yêu, người phụ nữ thường phải chịu nhiều thiệt thòi
hơn những người đàn ông Trong Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyện người con gái Nam Xương phản ánh tình cảnh đáng thương của người phụ nữ
trong xã hội cũ: đảm đang, tình nghĩa mà vẫn phải chịu số phận oan nghiệt
Truyện Từ Thức lấy vợ tiên miêu tả một mối tình thơ mộng giữa một nàng tiên
mang nặng tình người với một kẻ sĩ đã treo ấn từ quan, ở nơi bồng lại tiên cảnh
Truyện Lệ Nương là bi kịch về một mối tình chung thủy trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm Các truyện Truyện nghiệp oan của Đào thị, Nàng Túy Tiêu, Cây gạo, Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây… thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lí Nho gia Tình yêu mà Nguyễn Dữ phản ánh trong Truyền kỳ mạn lục có tính chất phức tạp.
Bên cạnh một số mối tình lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu tình
Trang 27cảm của các lớp bình dân, nhiều truyện khác lại phản ánh quan niệm sống đồi bạicủa nho sĩ trụy lạc, lái buôn hãnh tiến Nguyễn Dữ có phần thông cảm với khátvọng hạnh phúc chính đáng khi miêu tả những cặp trai gái công nhiên yêu nhau, đilại, giao thiệp, hẹn hò, thề thốt với nhau; khi thể hiện nỗi buồn thương mong nhớcủa cặp tình nhân phải xa cách nhau Không thông cảm thì không thể viết nổinhững câu thơ thắm thiết như thế này:
Chim hồng buồn bã kêu sương, Mây Tần thăm thẳm xa buông tối mù Người nương trướng gấm êm ru, Người ôm một mảnh chăn cù giá đông Ham vui nệm tựa mạn hồng,
Biết chăng kẻ chốn thư phòng thương đau Mưa tường dế vách họa nhau,
Nhạn tan khóc sớm, dịch sầu thổi khuya
Ly biệt từ đây chừ, bao lại đoàn loan?
Hoa lưu cửa động chừ, nước xuống nhân gian.
Nỡ để than em chừ, ôm mối hờn oan.
Than ôi! Em hát hai khúc chừ, lệ châu lan tràn…
Nguyễn Dữ cũng lại táo bạo và phóng túng khi thể hiện quan hệ yêu
đương không lành mạnh giữa Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh trong Truyện Cây gạo, giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây,… Trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây có đoạn: “Sinh rủ rê hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm Chàng lả lơi cợt ghẹo, hai ả thẹn thùng nói rằng: