Ngày nay, với tiềm năng vốn có của mình, trong tương lai địa đạo Kỳ Anh sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn, hoà mình cùng vớihành trình du lịch của tỉnh nhà và góp phần v
Trang 1Chương 1 Cơ sở lý luận của việc đánh giá tiềm năng và xây dựng
giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh 6
2 Du lịch giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 9
3 Du lịch phục vụ dân cư địa phương và làm trong lành môi trường
Trang 2Chương 2 Hiện trạng phát triển du lịch ở địa đạo Kỳ Anh 12
Chương 3 Các giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh 24
1 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 24
2 Định hướng phát triển kinh tế của xã 25
2 Quy hoạch di tích địa đạo Kỳ Anh thành một điểm du lịch 26
4 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và
Trang 3Như chúng ta đã biết, trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của du lịch thế giới và du lịch cả nước, du lịch Quảng Nam đã có nhữngbước phát triển mạnh, đạt được những kết quả quan trọng, từng bước trở thànhngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương,góp phần tích cực trong quá trình đổi mới Du lịch giữ vị trí trọng yếu trong quátrình thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần xói đóigiảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho nhân dân Vì thế, mục tiêu tổng quát đặt ra cho du lịch Quảng Nam từnay đến năm 2015 là: phát triển nhanh và bền vững du lịch Quảng Nam thànhngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sốngnhân dân, tăng tiềm lực kinh tế - Quốc phòng - An ninh của tỉnh, góp phần thúcđẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển Ngoài ra phát triển du lịch còn có tácdụng giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của Quảng Nam, bảotồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu
tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới
Quảng Nam là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch, trong đó có nhữngđiểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước và thế giới như Thánh địa Mỹ Sơn, Phố CổHội An Tuy nhiên ngoài những điểm du lịch lớn, nổi tiếng được nhiều ngườibiết đến thì còn có những nơi khác trong tỉnh cũng đã từng một thời oanh liệt,hào hùng, ghi một mốc son trong lịch sử nhưng giờ đây dường như đã bị lãngquên, ít ai còn nhớ đến Cũng ra đời vào thời kỳ với địa đạo Vịnh Mốc (QuảngTrị), địa đạo Củ Chi (TPHCM) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng đốivới Vịnh Mốc, Củ Chi thì Kỳ Anh có quy mô nhỏ hơn và ít người biết đến Tuynhiên, địa đạo Kỳ Anh trong thời gian ấy không những nổi tiếng ở Quảng Nam
mà còn nổi tiếng cả khu vực miền Trung Đây là địa bàn trọng yếu của huyệnBắc Tam Kỳ, góp phần to lớn vào chiến thắng của tỉnh nhà, giữ vững căn cứcách mạng, giữ vững vùng giải phóng cho đến ngày đất nước ta hoàn toàn giảiphóng 1975 Ngày nay, với tiềm năng vốn có của mình, trong tương lai địa đạo
Kỳ Anh sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn, hoà mình cùng vớihành trình du lịch của tỉnh nhà và góp phần vào việc phát triển của Quảng Nam
Địa đạo Kỳ Anh với những tiềm năng to lớn của mình, nhưng trong tình
Trang 4hoạt động du lịch kém phát triển Vì thế, đứng trước những thực trạng nhứcnhối ấy, chúng ta cần tiến hành đánh giá lại tiềm năng tài nguyên và từ đó đưa
ra những giải pháp phát triển du lịch ở địa đạo Kỳ Anh trên địa bàn xã TamThăng - Thành Phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam Với lý do trên, tôi chọn đề tài
“Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh”
làm đề tài thực tập cuối khoá
II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Qua việc thực hiện đề tài này chúng ta có cơ hội tìm hiểu, đánh giá tiềmnăng và từ đó đưa ra những định hướng phát triển du lịch cho địa đạo Kỳ Anh,
sẽ có những định hướng mới hơn để tạo điều kiện cho thúc đẩy phát trển du lịchđem lại những thu nhập ổn định, tạo việc làm cho người dân, góp phần vào việcphát triển kinh tế xã hội cho xã nhà, thành phố Tam Kỳ và cả tỉnh Quảng Nam
Địa đạo Kỳ Anh với những tiềm năng to lớn có giá trị văn hóa, lịch sử.Những tiềm năng ấy, nếu khai thác đúng cách sẽ làm vực dậy hoạt động du lịch,trở thành một điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với loại hình du lịch tìm hiểu,nghiên cưú về lịch sử Với những giải pháp hợp lý, kết hợp với du lịch sinh tháiSông Đầm tạo nên một tuyến du lịch hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái -Lịch sử, tuyến du lịch này sẽ thu hút rất nhiều du khách đến nơi đây Vì vậy, đềtài góp phần rất lớn vào vào việc khai thác tiềm năng du lịch của khu di tích điạđạo Kỳ Anh
Ngoài ra đề tài này còn xây dựng được một số giải pháp để phát triển dulịch tại địa đạo Kỳ Anh
III- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Những thời gian trước đây, đã có rất nhiều tác giả viết nhiều tài nghiêncứu về địa đạo Kỳ Anh, như trong cuốn Di Tích và Danh Thắng Quảng Nam-Giáo sư Trần Quốc Vượng chủ biên, do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Namxuất bản vào năm 2002 Cuốn sách này viết về địa đạo Kỳ Anh khoảng vàitrang, chỉ nói sơ lược về lịch sử ra đời và mô tả địa đạo Kỳ Anh
Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, Lịch sử Đảng bộ Thành PhốTam Kỳ… trong quá trình đấu tranh của huyện, tỉnh nhà đều có đề cập đến địađạo Kỳ Anh, những cuốn sách này nói sơ lược về lịch sử hình thành địa đạo KỳAnh, qua đó nêu vai trò lịch sử của địa đạo đối với tỉnh nhà
Tóm lại, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về địa dạo Kỳ Anh, những đềtài khác nhau, nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau của địa đạo Kỳ Anh nhưnghiên cứu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, sự ảnh hưởng của địa đạo đối với địa bàn
tỉnh nhà Tuy nhiên chưa có một đề tài nào đề cập đến vấn đề: “Đánh giá tiềm
năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh”
Trang 5IV- GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu địa đạo Kỳ Anh trên địa bàn hai thôn Thạch Tân và VĩnhBình, thuộc xã Tam Thăng - Thành Phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam
- Thời gian: từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5 nam 2008
- Đối tượng nghiên cứu: + Đánh giá tiềm năng du lịch địa đạo Kỳ Anh
+ Xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo
Kỳ Anh
V- ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu đề tài này có nhiều tác dụng, vì nó có nhiều điểm mới làđánh giá được tiềm năng của địa đạo Kỳ Anh trong việc phát triển du lịch, qua
đó còn xây dựng được một số giải pháp mới để phát triển du lịch địa đạo KỳAnh
VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điền giả
- Phương pháp thực địa
Trang 6B NỘI DUNG
-*** -CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TIỀM
NĂNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA ĐẠO
KỲ ANH
I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1 Khái niệm du lịch
- Theo giáo sư Hunziker và Krapf: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và
các mối quan hệ nảy sinh từ viêc đi lại và lưu trú của những người ngoài địaphương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứhoạt động kiếm tiền nào
- Du lịch là tập hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tácđộng qua lại giữa du khách, các nhà kinh doanh du lịch, chính quyền và cộngđồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch
Như vậy, du lịch là các hoạt động của của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡngtrong một thời gian nhất định
2 Khái niệm tuyến điểm du lịch
- Điểm du lịch: là nơi chỉ có một loại tài nguyên hay một loại chức năng
về lãnh thổ và có quy mô nhỏ, với đặc điểm thời gian viếng thăm của du kháchngắn
- Tuyến du lịch: là sự kết hợp các điểm du lịch trong cùng một vùng hay
giữa vùng này với vùng khác Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặcbiệt dựa vào các cực hút các cửa khẩu quốc tế quan trọng và hệ thống đường bộ,đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển, hệ thống đô thị và các
cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm du lịch để hình thành nên các tour
du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách trong và ngoài nước
3 Khái niệm hoạt động du lịch
Trang 7Hoạt động du lịch là sự kết hợp các yếu tố như tài nguyên du lịch, dukhách, người dân địa phương, lãnh đạo địa phương, cơ sở vật chất - hạ tầng vàcác công ty du lịch, công ty lữ hành, các dịch vụ khác…
4 Khái niệm du lịch văn hóa
Là du lịch để thẩm nhận các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử, phongtục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến
5 Khái niệm du lịch nghiên cứu
Là loại hình du lịch với mục đích nghiên cứu về một số vấn đề nhưnghiên cứu lịch sử, nghiên cứu địa chất, địa mạo…
II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1 Thời gian nhàn rỗi
Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện đượcnhững chuyến đi du lịch, nó là nhân tố quyết định cho những chuyến đi du lịchcủa du khách, du khách đi du lịch nhiều hay ít đa phần là nhờ vào thời giannhàn rỗi Song nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của conngười mà hình thành nhu cầu du lịch, trừ một số loại hình du lịch như du lịchcông vụ, công việc, nghiên cứu…Tuy nhiên, qua những tìm hiểu và tổng kết thì
du khách lợi dụng thời gian nhàn rỗi để đi tham quan, nghĩ ngơi, vui chơi, giảitrí chiếm số lượng khá đông và quyết định trong hoạt động du lịch
Lịch sử ngành du lịch cho thấy hiện tượng du lịch tăng khi thời gian nhànrỗi của mọi người trong xã hội tăng lên Ngày nay nền kinh tế ngày một pháttriển, năng suất ngày một cao, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện.Trong điều kiện đó, xu hướng chung là giảm thời gian làm việc, tăng thời giannhàn rỗi Đó là điều kiện để du lịch phát triển Hiện nay, nhiều nước trên thếgiới trong đó có Việt Nam chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần, do đó
họ có nhiều điều kiện để tham gia vào các hành trình du lịch Điều này chophép các tổ chức du lịch thu hút được nhiều du khách đến với cơ sở của mình
2 Tài nguyên du lịch
Trong hoạt động du lịch thì tài nguyên du lịch có một vai trò vô cùngquan trọng, tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất để tạo nên hoạtđộng du lịch Hoạt động du lịch có hay không là nhờ vào sự đa dạng, phong phúcủa tài nguyên du lịch Bất kỳ du khách nào khi đi tham quan du lịch thì điềukiện đầu tiên đó là điểm đến, là tài nguyên du lịch nếu tài nguyên du lịch đadạng, phong phú, đặc sắc, các loại tài nguyên du lịch với mức tập trung cao, có
sự kết hợp nhiều loại tài nguyên, cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn,tạo nên phong cảnh đẹp Tài nguyên du lịch như vậy sẽ có sức hấp dẫn du
Trang 8khách, có thể xây dựng, phát triển thành các điểm du lịch, thuận tiện cho việcphát triển các loại hình du lịch khác nhau.
3 Du Khách
Đây cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, nói kháchơn thì du khách quyết định vấn đề có được hoạt động du lịch hay không Nếukhông có du khách thì hiển nhiên hoạt động du lịch không thể nào thực hiệnđược, nhân tố du khách còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng để phát triểnhoạt động du lịch Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng du khách là nhân tốquyết định cho hoạt động du lịch
4 Điều kiện giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
Từ xưa, giao thông vận tải đã trở thành nhân tố chính cho sự phát triểncủa hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Trong đó có hai phương diệncần phải quan tâm là số lượng và chất lượng của các phương tiện giao thôngvận tải nếu giao thông vận tải đảm bảo được hai yêu cầu trên thì sẽ làm chohoạt động du lịch trở nên mềm dẻo và tiện lợi, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầucủa du khách, tạo sự thoải mái cho du khách, giúp họ đảm bảo sức khỏe saucuộc hành trình
5 Thời tiết
Cùng với những nhân tố trên thì thời tiết là nhân tố rất quan trọng khôngthể thiếu trong hoạt động du lịch Hoạt động du lịch có thực hiện được haykhông là nhờ vào thời tiết Du khách sẽ chỉ đi du lịch khi thời tiết tốt, đẹp trời,phù hợp cho hoạt động du lịch Còn nếu thời tiết xấu, diễn biến phức tạp, xảy rathiên tai… thì mọi hoạt động du lịch đều sẽ bị đình đốn, không thể thực hiệnđược
6 Sự sẵn sàng đón tiếp khách
Các điều kiện về tổ chức: đó là sự chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại
và phục vụ trong thời gian lưu trú của du khách, chăm lo giữ gìn các giá trịthiên nhiên, văn hóa và lịch sử, lãnh đạo việc tổ chức và kinh doanh của xínghiệp du lịch, tuyên truyền, quảng cáo du lịch trong và ngoài nước
Các điều kiện về kỹ thuật: đó là việc trang bị tiện nghi ở nơi du lịch(khách sạn, tiệm ăn ), xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch và cơ sở hạtầng (sân bay, nhà ga, bến cảng…) Nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch vàchất lượng du lịch
Các điều kiện liên quan đến việc tiếp khách như việc cung ứng lươngthực, thực phẩm…
III- VAI TRÒ CỦA DU LỊCH
Trang 91 Góp phần phát triển kinh tế
1.1 Cải thiện cán cân thương mại quốc gia
Khách du lịch quốc tế mang theo tiền từ quốc gia cư trú đến chi tiêu ởnước đến du lịch, trong một chừng mực nào đó được xem là xuất khẩu của nướcđến du lịch Do đó làm cải thiện cán cân thương mại quốc gia Vì vậy, nếu dulịch được duy trì và phát triển một cách thường xuyên và phù hợp có thể coinhư một tác nhân giữ ổn định nguồn thu từ xuất khẩu
Các nước đang phát triển như Việt Nam cần du khách quốc tế đến đấtnước đông hơn số lượng công dân nước mình đi du lịch nước ngoài Đây là lợithế nhằm cải thiện cán cân thương mại quốc gia do công dân trong nước có thunhập thấp ít có điều kiện đi du lịch nước ngoài
1.2 Tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm trực tiếp, ngoài ra du lịch tạo raviệc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời, công việc cho các nhà quản lý
và những công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ không cao
Du lịch còn là ngành tạo ra nhiều việc làm gián tiếp, đó là sự phát triểncủa ngành du lịch sẽ kéo theo các ngành có liên quan đến du lịch phát triển và
vì vậy các ngành đó lại thu hút thêm lao động xã hội Như vậy, một cách giántiếp du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành khác
1.3 Quảng bá cho sản xuất của địa phương
Du lịch tạo ra sự nối tiếp cho sản xuất công nghiệp cũng như nôngnghiệp ở địa phương Ngoài ra các sản phẩm từ những ngành nghề đang bị maimọt thì nay lại được khôi phục và phát triển, sản phẩm của các làng nghề truyềnthống dùng để làm quà lưu niệm
1.4 Tăng nguồn thu cho nhà nước
Việc phát triển, kinh doanh du lịch góp phần làm tăng nguồn thu cho nhànước do các doanh nghiệp du lịch đóng góp Khách du lịch cũng phải có nghĩa
vụ nộp thuế: thuế trực tiếp, thuế gián tiếp… đây là khoản thu thêm cho nhànước
1.5 Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt
Du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng còn có vấn
đề khó khăn nhất định của một quốc gia và nó thu hút được sự quan tâm củacông chúng trong và ngoài nước
Trang 10Việc phát triển du lịch các điểm hấp dẫn ở các vùng đặc biệt (vùng sâu,vùng xa…) sẽ được nhà nước giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở,các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh truyền hình…
1.6 Khuyến khích nhu cầu nội địa
Khi một khu vực du lịch thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sựquan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó
Khi địa phương phát triển các tiện nghi và và cơ sở dịch vụ nhằm thu hútkhách quốc tế thì điều này cũng có lợi cho dân chúng địa phương, khuyến khíchngười dân địa phương sử dụng (tức là nhu cầu nội địa tăng)
2 Du lịch giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Du lịch tạo điều kiện cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thốngvăn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kếthợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa thếgiới Du lịch còn đáp ứng nhu cầu của du khách, nhu cầu nghĩ ngơi, vui chơi,giải trí, tham quan…làm thoã mãn đời sống tinh thần của mọi người
3 Du lịch phục vụ dân cư địa phương và làm trong lành môi trường nông thôn
Du lịch có thể làm thay đổi thành phần dân cư khi khu vực đó ngày càngtrở nên nổi tiếng về du lịch Một dự án phát triển du lịch đồng thời là sự pháttriển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng (khách sạn, nhà hàng, quán bar )
ở một khu vực không chỉ phục vụ du lịch mà cư dân địa phương cũng được sửdụng các tiện nghi đó
Du lịch góp phần làm trong lành môi trường nông thôn: trong quá trìnhdịch chuyển những vùng, những nơi xa xôi thành những điểm du lịch nghĩ ngơi,tĩnh dưỡng như ở các suối nước nóng, các vùng khí hậu mát mẻ vào mùa hè,những vùng khí hậu ấm áp vào mùa đông…các nhà đầu tư du lịch thườnghướng vào làm sạch các nguồn nước, tiêu diệt côn trùng, phát bỏ các loại câydại… các hoạt động này làm cho môi trường trở nên trong lành hơn
IV- XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Trang 112 Tiêu chí tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc, có nhiều loại tàinguyên
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: tài nguyên du lịch nhân văn vật thể vàtài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
- Tài nguyên du lịch có mức độ tập trung cao
- Có sự kết hợp nhiều loại tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch hấp dẫn, có sức thu hút du khách
- Chất lượng tài nguyên du lịch
3 Cơ sở hạ tầng
Đảm bảo về cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
+ Giao thông thuận lợi
+ Đảm bảo cả hai phương diện: số lượng và chất luợng
- Đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch
- Phù hợp với mỗi loại hình du lịch khác nhau
Ví dụ: nghĩ biển đòi hỏi khí hậu không mưa không nắng.
- Nhiệt độ thích hợp với từng loại hình
Ví dụ: + Nhiệt độ nước biển từ 20oC đến 25oC được coi là thích hợpnhất đối với du lịch biển
+ Nhiệt độ nước biển dưới 20oC và trên 30oC là không thíchhợp
Trang 12+ Đối với du khách phương Bắc nhiệt độ có thể thấp hơn khoảng
từ 17 đến 20oC
5 Thái độ người dân điểm đến
+ Thân thiện, gần gũi
có duy trì, tồn tại được lâu hay không phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu
2 Hoạt động của con người
Những hoạt động mang tính chất tiêu cực của con người cũng ảnh hưởngkhông tốt đến di tích:
- Hoạt động tham quan du lịch: trong quá trình tham quan di tích, với sốlượng du khách quá đông cũng sẽ vô cùng bất lợi cho di tích
- Hoạt động kém ý thức của con người: đó là những hoạt động phá hoại,đánh cắp những hiện vật trong di tích, hay sử dụng di tích không đúng mụcđích
3 Thời gian
Thời gian làm cho di tích trở nên có nhiều giá trị, tuy nhiên nó cũng sẽ
có những tác động xấu gây xuống cấp và làm xóa đi những dấu vết của di tích
4 Trùng tu
Ngoài các nhân tố trên thì công tác trùng tu cũng có những tác động rấtlớn đến di tích Nếu trùng tu không đúng, làm cho di tích không giống như hiệntrạng ban đầu, làm lệnh lạc đi những giá trị của di tích Vì thế công tác trùng tu
Trang 13Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung với diện tích10.406,83 km2 Nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, trãi dài từ 14o 57’10” đến
16o 03’50” độ vĩ Bắc và trải rộng từ 107o12’50” đến 108o44’20” độ kinh Đông.Quảng Nam nằm ở chính giữa trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường
bộ, đường hàng không và đường thủy Phía bắc Quảng Nam giáp tỉnh ThừaThiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum,Quảng Nam là tỉnh cuối cùng của miền Trung Việt Nam vừa có đường biên giới(142km) giáp với nước bạn Lào ở phía tây, vừa giáp biển Đông (125km) ở phíađông Quảng Nam là một vùng đất tương đối rộng, phía đông hướng ra biển cảbao la, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn Nói về Quảng Nam, sách Đại NamNhất Thống Chí có viết: "phía đông có biển bao vòng, phía tây có núi che chở,núi cao thì có núi Sài, núi Ấn ải sông hiểm trở, lao đảo xung quanh, đồng nộirộng bằng, dân cư đông đúc…Cửa biển Đại Chiêm thuyền bè sum họp, chợ phốHội An hàng hóa nhóm đầy, thực là nơi đô hội…"
Tuy là một tỉnh duyên hải miền Trung, song Quảng Nam có sự phongphú và đa dạng về địa hình: từ vùng núi cao hiểm trở đến vùng gò, đồi, từ vùngđồng bằng ven biển đến vùng biển rộng lớn…
Với vị trí và địa hình như thế, giờ đây vùng đất Quảng Nam có sựphong phú và đa dạng về tiềm năng du lịch Vùng với hai di sản văn hóa thếgiới là Hội An và Mỹ Sơn này đang ngày càng hấp dẫn du khách và các nhà đầu
tư nước ngoài Ngoài Hội An, Mỹ Sơn,Quảng Nam còn có trên 260 di tích lịch
sử văn hóa, cách mạng, trong đó 15 di tích xếp hạng quốc gia sẽ mãi là niềm tựhào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống đấu tranh cáchmạng kiên cường của xứ Quảng trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dântộc Vùng văn hóa Quảng Nam được hình thành trong tổng thể vùng văn hóamiền Trung Điều đặc biệt là Quảng Nam vẫn còn lưu giữ được những côngtrình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thể giới công nhận Cóthể nói đây là một vùng đất giàu giá trị văn hóa Đến với Quảng Nam, chúng tađược chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh caonghệ thuật, chứa đựng biết bao giá tị văn hoá nhân văn, văn hóa lịch sử đượckết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền tảngnền văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam
Quảng Nam từng nổi tiếng là vùng đất đầy nắng gió, quanh năm thờitiết khắc nghiệt Quảng Nam cũng từng được biết đến là vùng đất học, vùng đấtkhoa bảng, nơi sinh ra những người học rộng tài cao Nhưng gìơ đây, QuảngNam được nhắc đến nhiều nhất là vùng đất đầy tiềm năng du lịch
II KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐẠO KỲ ANH
1 Vị trí địa lý
Trang 14Địa đạo Kỳ Anh thuộc xã Tam Thăng (Kỳ Anh xưa) - thành phố Tam Kỳ
- tỉnh Quảng Nam Cách thành phố Đà Nẵng 60km về phía Nam, cách thànhphố Tam Kỳ khoảng 7km về phía Đông Bắc Đây là một vùng cát của thànhphố Tam Kỳ, phía Bắc giáp xã Bình Nam, Bình An (huyện Thăng Bình), phíaĐông giáp xã Tam Thanh (Tam Kỳ), phía Tây giáp xã Tam An (huyện PhúNinh) và phường Tân Thạnh (Tam Kỳ), phía nam giáp xã Tam Phú (Tam Kỳ)
2 Lịch sử hình thành địa đạo Kỳ Anh
Xã Kỳ Anh ngày ấy, tức xã Tam Thăng bây giờ, gồm 11 thôn Đây là địabàn trọng yếu của huyện Bắc Tam Kỳ, bởi vì vùng quê ven biển này là trạmtrung chuyển trong việc tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho cáchmạng Hàng hoá từ Bình Dương, Bình Hải, Bình Đào (Thăng Bình), muốnchuyển vào cánh Nam như Tam Anh, Tam Hoà, Tam Xuân hay chuyển lênvùng trung du phía Tây như Tam Đàn, Tam Vinh đều phải qua đây Chính vìvậy, mà sau hiệp định giơnevơ 1954, Mỹ, nguỵ ráo riết thành lập chính quyềntay sai, lê máy chém đi khắp nơi, nhằm tóm sạch “cộng sản nằm vùng” Trướctình hình đó, nhân dân Tam Thăng vẫn kiên cường đấu tranh, phong trào cáchmạng vẫn đuợc nhen nhóm và gây dựng lại Năm 1964, thấy thời cơ đã đến,đồng chí Nguyễn Bá - huyện uỷ viên huyện Bắc Tam Kỳ chỉ đạo đồng loạt khởinghĩa Vào đêm 5-8-1964, nhân dân xã phối hợp với lực lượng nội ứng giảiphóng hoàn toàn Kỳ Anh, tiêu diệt các tên ác ôn đầu sỏ và thành lập chínhquyền cách mạng Giải phóng hoàn toàn Kỳ Anh, ta khai thông con đường giaoliên, vận chuyển lương thực, thuốc men, đạn dược, nối liền hai huyện Nam vàBắc Tam Kỳ, tỉnh lỵ Quảng Tín rơi vào thế không còn là nơi “bất khả xâmphạm” Bởi lẽ vùng giải phóng Kỳ Anh nằm ngay sát cạnh cơ quan đầu não củabọn ngụy quân, ngụy quyền Điên cuồng, tức tối, cuối năm 1964 bọn chúng tậptrung lực lượng đánh phá vùng Đông Tam Kỳ, bởi ở đây các xã đã được giảiphóng, phong trào cách mạng hoạt động mạnh, trong đó có xã Tam Thăng
Tam Thăng lúc bấy giờ có một vị trí vô cùng quan trọng, là cửa ngõ vàcăn cứ địa của các xã vùng Đông Tam Kỳ, nhiều đơn vị bộ đội như 70, 72 củatỉnh đội, đơn vị V12, V16, V18 của huyện đội Tam Kỳ và lực lượng vũ trangđịa phương đóng quân tại đây Tuy nhiên, địa hình nơi đây hoàn toàn bất lợicho hoạt động cách mạng, bởi lẽ nó là một vùng cát, bom đạn địch đánh phánhiều lần, trơ trọi một vành đai trắng, các thôn cách xa nhau, lại nằm gần cáckhu quân sự, đồn bốt của địch như căn cứ Tuần Dưỡng (Thăng Bình) ở phíaBắc, căn cứ An Hà ở phía Nam, còn cơ quan đầu não của tỉnh lỵ Quảng Tínđóng ở thị xã Tam Kỳ chỉ cách Tam Thăng vài ba cây số theo đường chim bay
Vì vậy nhân dân Tam Thăng đã đào hầm bí mật cho bộ đội và cán bộ địaphương trú ẩn khi địch đánh phá nhưng không đủ Điều này ảnh hưởng rấtnhiều đến việc lãnh đạo nhân dân và phương án đánh địch
Trang 15Xuất phát từ tình hình thực tế và trước yêu cầu của cách mạng, để giữvững căn cứ địa, đồng thời tạo ra mối liên hoàn giữa vùng Đông và Tây Tam
Kỳ, giữ vững thành quả của nhân dân, thực hiện chủ trương của Đảng ta “kiênquyết đánh bại cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ dù trong bất kỳ tình huốngnào” và theo lời kêu gọi của ban chấp hành trung ương Đảng, Đảng bộ và nhândân Tam Thăng hạ quyết tâm thực hiện đào địa đạo trên tất cả các thôn xóm
Với quyết tâm cao của Đảng bộ, chiến sĩ và nhân dân Tam Thăng, địađạo Kỳ Anh được thực hiện từ tháng 5 năm 1965 và đến cuối năm 1967 thìtương đối hoàn thành
3 Khả năng khai thác du lịch
Địa đạo Kỳ Anh có một vị trí vô cùng thuận lợi, nằm gần quốc lộ 1A vàtrung tâm thành phố Tam Kỳ, lại có những tiềm năng to lớn về du lịch Vì thếkhả năng khai thác du lịch rất tốt và thuận lợi
4 Xu hướng phát triển
Tam Thăng là một vùng cát, khí hậu khắc nghiệt, vì thế cuộc sống ngườidân rất khổ cực, gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên đó chỉ là trước kia, còn bây giờcùng với sự phát triển của tỉnh nhà, của thành phố Tam Kỳ, xã Tam Thăng ngàycàng thay da đổi thịt, cuộc sống người dân có phần khấm khá hơn Địa đạo KỳAnh, sau một thời gian dài bị lãng quên giờ đây cũng đang được đánh thức bởicác dự án đầu tư phát triển, nâng cấp, tôn tạo Vì thế, cùng với sự phát triển của
xã nhà, địa đạo Kỳ Anh cũng trong xu hướng đi lên, từng bước khắc phụcnhững thực trạng khó khăn trước mắt, trong tương lai sẽ trở thành một điểmtham quan du lịch vô cùng hấp dẫn
III TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG CỦA ĐỊA ĐẠO KỲ ANH
1 Tiềm năng
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân ta
đã chịu nhiều hy sinh gian khổ để đánh bại một kẻ thù xâm lựợc có sức mạnh
về quân sự và tiềm năng về kinh tế lớn hơn ta gấp nhiều lần, giành lại độc lập tự
do và thống nhất đất nước Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồkính yêu đã làm nên bao kỳ tích anh hùng trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩđại đó Địa đạo Kỳ Anh mà ngày nay trở thành biểu tượng sáng ngời của chủnghĩa anh hùng cách mạng là một bằng chứng sống của sự đóng góp xươngmáu vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân xã Kỳ Anh (Tam Thăngngày nay) Địa đạo Kỳ Anh là một di tích lịch sử, nhìn vào đó chúng ta có thểthấy được một quá khứ hào hùng, một truyền thống kiên cường bất khuất, quyếttâm đánh giặc, bảo vệ quê hương của nhân dân xã nhà, một mãnh đất nhỏ bé mà
vô cùng anh dũng, kiên trung Địa đạo Kỳ Anh và những người dân vùng cát đã
Trang 16góp phần làm nên những chiến thắng trong lịch sử dân tộc Chỉ riêng thônThạch Tân xã Kỳ Anh có hơn 90% dân tham gia cách mạng.
Với những ưu thế như vậy, địa đạo Kỳ Anh có thể khai thác loại hình dulịch nghiên cứu văn hoá, lịch sử
- Qua địa đạo Kỳ Anh chúng ta còn thấy được sự thông minh và sángsuốt, cần cù, chịu thương, chịu khó của người dân Đây là một vùng đất cát, nơiđâu cũng toàn là cát, khí hậu khắc nghiệt, khô khan, thừa nắng, gió, mùa nắngthì thiêu cháy tất cả, mùa mưa thì lũ lụt, ngập úng khắp nơi Khó khăn là vậy,cộng với sự nghèo khổ, thiếu thốn, khiến cuộc sống người dân vô cùng khốnđốn Tuy nhiên với tấm lòng yêu nước, yêu quê hương, họ đã vượt qua mọihoàn cảnh, đào địa đạo ngay dưới lòng đất, làm nơi cất giấu lương thực, vũ khí,nơi ẩn náu của bộ đội để đấu tranh với kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho quêhương
- Địa đạo Kỳ Anh với chiều dài gần 20km, được đào phần lớn ở các thôncủa xã, nhưng to lớn và bề thế hơn cả là địa đạo ở hai thôn Thạch Tân và VĩnhBình Địa đạo được đào với hình dạng ô bàn cờ, theo thế liên hoàn, quanh couốn khúc, nhiều ngõ ngách, nhà này nối với nhà kia, xóm này nối với xóm kia.Đất trong lòng địa đạo là đất cóc, có màu đen sẫm, cách mặt đất từ 1-1,5m, lòngđịa đạo có chiều dài từ 1,2-1,5m, chiều ngang từ 0,8-1m Trong hầm địa đạo cóhầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm dùng để hội họp, tác chiến Mỗiđoạn địa đạo cứ 10m thì có một lỗ thông hơi, có những đoạn xuyên qua giếngnước hay xuyên qua sông Đầm, nhà dân
Ở địa đạo thôn Vĩnh Bình có một địa điểm cực kỳ quan trọng cho đếnnay vẫn còn, đó chính là cái giếng nứoc ông Hồ Kỳ "cái giếng vuông" Điều đặcbiệt ở đây, bốn mặt thành giếng nước xây chính là bốn ngách địa đạo tỏa ra cácngã Nếu có dịp về lại cái giếng nước này sẽ được nghe kể chuyện ông Hồ Kỳ -giờ ông đã thành người thiên cổ Bằng những ám hiệu riêng qua cách thả gàumúc nước, ông thông báo tình hình địch càn vào, ra cho anh em du kích biết đểtùy cơ hành động Ngoài ra còn nghe kể chuyện về ông lão mù lòa Nguyễn Qua,nhiều lần giúp anh em du kích thoát khỏi hiểm nguy