Văn hóa tiên phước qua ca dao dân ca

27 1.4K 2
Văn hóa tiên phước qua ca dao dân ca

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu văn hóa Tiên Phước qua các ca dao dân ca

MỤC LỤC : ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIÊP MỘT VÀI ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TIÊN PHƯỚC QUA CA DAO DÂN GIAN A : Phần mở đầu 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu của đề tài 3 Đối tượng nghiên cứu 4 phương pháp nghiên cứu B: Phần nội dung I Tiên Phước trên dòng lịch sử văn hóa. II Kho tàng Ca Dao Dân caTiên Phước. 1 Tình yêu quê hương đất nước qua Ca dao. 2 Tình yêu đôi lứa qua Ca Dao. 3 Sự ngợi ca lao động và những giá trị của con người trong lao động sản xuất. 4 Ca Dao nói lên cách ứng xử của con người. C: Thay lời kết. 1 Hiện trạng của việc lưu giữ Ca Dao trong dân gian. 2 Định hướng bảo tồnvà phát triển Ca dao dân gian. 3 Tình cảm bản thân đối với Ca Dao dân gian. 1 A Phần mở đầu. 1 Lý do chọn đề tài. Trãi qua bao thăng trầm của lịch sử theo thời gian, qua bao đời bao thế hệ bằng sự chiêm nghiệm của cuộc đời ,cuộc sống .Các thế hệ ông cha ta đã hun đúc , đúc kết nên một dòng văn học dân gian Tiên Phước mang những nét riêng:mộc mạc mà sống động, chân chất mà khoẻ khoắn, tuy quê mùa mà rạng rở vẻ đẹp nhân văn cao cả. Là một bộ phận cấu thành văn học dân gian. Ca dao vùng Tiên Phước cũng lưu giữ trong bản thân những yếu tố văn hoá truyền thống bền vững,đồng thời góp phần tạo nên một sắc thái văn hoá riêng của một vùng quê mà ngày nay chúng ta đang hãnh diện kế thừa và sẽ còn phát huy hơn nữa. Ngày nay chúng ta đang xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Việc tìm lại những giá trị của vùng đất Tiên Phước lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.Rồi đây khi đời sống vật chất tiếp tục đi lên, nhu cầu của con người xuất hiện ngày càng nhiều.Và lúc ấy nhu cầu về tinh thần, tìm hiểu những giá trị bản sắc văn hoá của một đất nước, một vùng quê được đúc kết, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chắc chắn sẽ là một nhu cầu không thể thiếu được đối với con người. 2 Mục tiêu của đề tài : Từ việc tìm hiểu đặc trưng ca dao dân gian Tiên Phước, một mặt sẽ góp phần lưu giữ những bản sắc văn hoá truyền thống địa phương không mai một, một mặt sẽ giúp cho thế hệ trẻ chúng ta những người sinh ra và lớn lên trong thời bình có dịp hiểu sâu sắc hơn bản sắc văn hoá truyền thống theo sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội vùng đất này. Đồng thời nó như 2 một tấm gương giúp chúng ta vững tin vào quá khứ và mạnh mẽ bước tới tương lai với một khát vọng sống luôn luôn nuôi dưỡng bởi cái đẹp. 3 Đối tượng nghiên cứu. Từ quan niệm đó thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu những bài ca dao dân ca Tiên Lập nói riêng và Tiên Phước nói chung, chúng ta lại có dịp hiểu thêm về vùng đất và con người nơi đây với biết bao gía trị, bản sắc văn hoá còn lưu giữ. 4 Phương pháp nghiên cứu. - phương pháp sưu tầm ,tìm hiểu - phương pháp điền dã, so sánh đối chiếu - Phương pháp logic - Phương pháp nhân chứng… B PHẦN NỘI DUNG I> Tiên Phước trên dòng lịch sử văn hoá : Là vùng trung du của tỉnh Quảng nam,Tiên Phước nằm giữa vùng núi Trà My, Phước Sơn và vùng đồng bằng ven biển Tam Kỳ,Thăng Bình. Nó như chiếc cầu nối giao lưu của hai miền để đón nhận người từ nơi khác đến. Và bất kì những ai đã đến đây sinh sống thì đều có chung một sự gắn bó và niềm mến yêu tha thiết với vùng quê này.Để rồi mỗi khi đi xa, cái xứ sở con người và cuộc sống nơi đây sẽ trở thành những hoài niệm đẹp đẻ, thân thuộc đến mức không thể nào quên được. “Đường lên Tiên Phước quanh quanh. Có con cò trắng đậu cành thương thương. Sông Tiên nước chảy đôi đường. Bậu về nhắn bạn người thương vẫn chờ .” 3 Cùng với sự phong phú đa dạng của đặc sản, phong cảnh thiên nhiên và bề dày của lịch sử. Tiên Phước như một nơi thu nhỏ, biểu hiện của truyền thống văn hoá dân tộc. Nền văn hoá Sa huỳnh cổ xưa được phát hiện tại Gò Miếu (Tiên Hà )với hàng trăm hiện vật đồ đá, đồ đất nung, đồ sắt và mộ chum…là những minh chứng sinh động nhất nói lên điều đó. Lần theo lịch sử tiếp nối thời kì rực rở của văn hoá Sa huỳnh cùng với lịch sử khai phá vùng đất này đã tạo nên một thời kì quan trọng trong lịch sử dựng nước và gĩư nước của dân tộc. Càng tự hào khi dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tiên phước là một địa bàn cách mạng đấu tranh kiên cường bất khuất. Tội ác của kẻ thù gây ra ở Sơn-Cẩm-Hà,Lãnh-Ngọc-Hiệp, Cây Cốc…vẫn không thể nào dập tắt được ngọn lửa căm thù giặc của con người Tiên Phước. Anh hùng trong đánh giặc người Tiên phước lại rất giỏi trong xây dựng nền văn hoá phong phú, đa dạng. Đã một thời nơi đây tồn tại dấu ấn văn hoá Sa huỳnh, Chăm Pa, tiếc rằng do sự mai một tàn phá của chiến tranh và thời gian dấu ấn của những nền văn minh này chỉ còn qua sách vở, trong kí ức của nhân dân mà thôi.Ngày nay một số di tích còn sót lại cùng với những biểu hiện của văn nghệ dân gian như tuồng, chèo những thể loại của văn học dân gian như ca dao, dân ca vè ,hát đối đáp …cũng đủ nói lên bản sắc văn hoá vốn có của vùng đất này. Cùng với sự giàu đẹp của quê hương, sự kết tụ của hai nền văn hoá Việt- Chăm, giữa miền núi và đồng bằng được chắc lọc qua trưyền thống lịch sử văn hoá lâu đời cho nên người Tiên Phước đã tạo cho mình một nét phong cách riêng khá đậm nét; “phóng khoáng cương nghị, chuộng điều nghĩa.” Là một vùng trung du chiếc cầu nối của hai miền đồi núi và đồng bằng cũng làm cho con người nơi đây có sự hài hoài về tính cách của người hai miền, cái chân chất mộc mạc, 4 cỡi mỡ, hiếu khách của người miền Trung nói chung.Có lẽ vì những đặc tính ấy mà người Tiên phước khi đi ra cũng dễ hoà nhập với cộng đồng người các khác xứ. Cái chất đa dạng và tổng hòa về phong cách của con người Tiên Phước được biểu hiện rõ trong sinh hoạt và trong văn học nghệ thuật dân gian, đó là những giá trị văn hoá truyền thống mà khó có nơi nào có được.Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nền văn học dân gian Tiên Phước qua những câu ca dao tục ngữ, những bài vè, hát đối đáp ,câu đố…Mỗi thể loại đều chứa đựng những nét văn hoá rất riêng của vùng đất này qua bao đời bao thế hệ. Bao trùm lên trên hết ca dao chứa đựng một dung lượng khá lớn và giàu giá trị nhân văn. Cái giá trị, cái bản sắc văn hoá ấy được kế thừa từ những nét độc đáo chung của truyền thống dân tộc Việt Nam được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nứơc, cùng sự tác động của điều kiên lịch sử địa lý xã hội của vùng đất Tiên Phước theo thời gian. Qua những câu Ca dao,dân ca, tục ngữ, bài vè…đã phản ánh chân thực và sinh động những hoạt động của con người, những nét sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán, là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn con người trong suốt quá trình lao động sinh hoạt, đấu tranh và xây dựng đời sống xã hội nơi đây. II> Kho tàng ca dao dân gian ở Tiên Phước. 1 Tình yêu quê hương đất nước qua ca dao. Trong cuộc đời mỗi chúng ta hẵn rằng ai ai cũng được sinh ra và lớn lên trên một quê hương xứ sở, một nơi chôn nhau cắt rốn. Đối với mỗi người dân tiên Phước quê hương vẫn là những hình ảnh thiêng liêng và có sức lay động mạnh mẽ nhất, lúc thì lắng đọng trong sâu thẳm, có khi lại bộc lộ một cách nồng nàn đằm thắm,và dù ở bất cứ 5 nơi đâu, dù phải xa quê hương, nhưng trong họ quê hương vẫn là một hình ảnh dịu dàng và cao đẹp nhất. Nó luôn ở trong hoài niệm, trong cách suy nghĩ, lối sống, sinh hoạt hằng ngày.Chính vì vậy dân gian đã xây dựng trong ca dao một hình tượng quê hương với những lời lẽ ân tình sâu lắng. “Đường về Tiên Phước quanh quanh Có con cò trắng đậu cành thương thương Sông Tiên nước chảy đôi đường Ai về nhắn bậu người thương vẫn chờ.” Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong mối quan hệ tình nghĩa kết thành lời nguyền. Có dòng sông nơi tuổi thơ ta thường tắm mát những lúc trưa hè và những bát cơm chân tình đạm bạc như tấm lòng của những con người chân chất. “ Rủ nhau đi tắm sông Tiên Ăn cơm sông Trạm kết nguyền Trà My" Hay: “ Sông Tiên nước chảy ngược dòng Ai ơi tới đó cho lòng vấn vương,”. Không nhớ làm sao được khi đây là vùng đất của những đặc sản, xứ sở của những địa danh được gắn kết với những gì đó rất cụ thể thân thuộc và chan chứa tình người. Nếu trước kia trong những năm tháng lầm than cơ cực người phụ nữ vùng xuôi thường e ngại khi phải lấy chồng Tiên phước bởi: " Sông Tiên nước chảy ngược dòng Lấy chồng tiên phước chẳng mong ngày về.” Nhưng đó là chuyện của thời xa xưa,cái thuở ban sơ khi con người mới đặc chân đến vùng đất này, một vùng đất còn là nơi "lam sơn chướng khí", núi thẳm rừng sâu giao thông cách trở. Còn hôm 6 nay khi quê hương đang sống trong cảnh yên vui hoà bình và đang thay da đổi thịt từng ngày thì tâm tính suy nghỉ của người phụ nữ cũng thay đổi, những vấn vương bịn rịn mỗi khi ghé qua vùng đất trung du này đã không còn nữa.Vượt lên trên những tình cảm riêng tư đã đưa đến gắn bó giữa con người với con người trên một vùng đất mới.Qua đó khẳng định một tình yêu đằm thắm và lòng tự hào quê hương, nơi có những địa danh, những đặc sản mà khó có nơi nào được ngợi ca trong từng câu ca dao : “ Muốn ăn hột mít khoai khô Lấy chồng Ồ ồ nhảy đá cho quen. Ồ ồ có ổ chim sâu. Vừa cưới vừa hỏi rước dâu một lần. Ồ ồ đá xếp mấy tầng. Vừa cưới vừa hỏi một lần rước dâu,” Và chính cái mảnh đất đầy vơi nghĩa tình ấy không chỉ là những thắng cảnh, những địa danh, mà sâu xa giàu ý nghĩa nhân văn hơn đó chính là vùng đất “đất lành chim đâu,” “ Gặp cô thôn nữ má hồng Loòng boong ngọt lịm tôi không muốn về,” Tình yêu quê hương, lòng tự hào về quê hương đất nước không bao giờ là điều trừu tượng, không bao giờ là những ý nghỉ xa vời, mà tình yêu đó bao giờ cũng bắt nguồn từ những hình ảnh thân thương cụ thể, gắn bó với ta ngay từ những ngày còn thơ trẻ. Ta yêu quê hương yêu những tháng ngày ngây thơ tung tăng vui đùa cùng bạn bè, cùng nhau tắm suối thả diều.Ta yêu quê hương yêu những năm tháng cắp sách đến trường yêu những con đường quen thuộc … Còn với những ai xa quê, họ nhớ về quê hươnglà nhớ về tổ tiên ông bà về nơi chôn 7 nhau cắt rốn, nhớ về những món ăn đặc sản quê mình với hương vị của tô mì Quảng, một nắm xôi hay sự ngọt lịm của trái loòng boong cùng với hương vị của hồ tiêu, quế, thơm…mà ta không thể nào quên được mỗi khi đi xa. Để rồi hôm nay tình yêu quê hương ấy được các tác giả các nhà thơ, mượn những lời lẽ của dân gian, đã viết nên những ca khúc thấm đẫm tình người tình quê bằng những giọng điệu ngọt ngào ; “ Anh nói với em rằng Tiên phước quê mình. Nào có chi đâu mà thương mà nhớ. Núi thì núi Ngang đèo thì đèo Liêu và Eo gió. Một tiếng chim kêu cũng lượn dốc chập chừng. Miền quê em gian khó khôn cùng . Thương con sông Tiên bao đời chảy ngược. Núi sấu sông ve kgô cằn hằn dấu chân người bước. Mà mần xanh Tiên phước vẫn lớn lên ” Và khi tình yêu quê hương đất nước biến thành nhận thức thì cũng có nghĩa là tình yêu đó đã biến thành sức mạnh vật chất, tinh thần đấu tranh anh dũng chống kẻ thù xâm lược của nhân dân chính là biểu hiện cụ thể cao độ nhất của tình yêu quê hương đất nước,cùng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đan quyện vào nhau trở thành sức mạnh quật cường của người nông dân trong đấu tranh giữ nước : “ Tiên cẩm là đất anh hùng Ba mươi bom nổ mồng mười sắn lên,” " Ai lên Tiên phước mà chơi. Cho tôi nhắn gỡi bao lời nhớ thương. Nhớ người liệt sĩ quê hương. Hy sinh giữa chốn chiến trường năm tư. 8 Mồ chôn Cây cốc bây chừ. Ghi ơn xây dựng tượng đài uy nghi,” Trong hai cuộc kgáng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cái tinh thần yêu nước ấy lại biểu hiện trong mối quan hệ khắn khít giữa hậu phương với tuyền tuyến, giữa quân và dân, giữa người con gái và chàng trai ra trận : “Mùa thu mưa gió buồn rơi. Em ngồi đan áo cho chàng chiến binh. Tội tình thương nhớ chỉ xanh. Đan thành tấm áo thăm tình quê hương,”. Và không chỉ có những người thanh niên mới lên đường giết giặc,mà hết thảy mọi người từ cụ già cho tới những người phụ nữ chân lấm tay bùn, những em bé gan dạ cũng chung lòng chống kẻ thù xâm lược. Chính tinh thần ấy đã tạo thành sức mạnh tổng hợp không có gì lay chuyển nổi, không kẻ thù nào đánh bại : “ Súng con súng mẹ hợp đồng Thì quân cướp nước chớ mong vào làng ,” Không chỉ súng đạn mới là vũ khí, mà trong đấu tranh gian khổ những vật tầm thường như giáo mác gậy gộc cũng trở thành những vũ khí sắc bén giết kẻ thù, và cao hơn những câu ca dao dân ca lại càng có sức lay đọng lòng người, vừa để làm binh vận vừa để tuyên truyền vận động mọi người tham gia chiến đấu. Ngày nay việc tìm hiểu những sáng tác dân gian đó để giúp cho thế hệ mai sau, những người sinh ra và lớn lên trong thời bình thấu hiểu hơn cái tinh thần bản sắc văn hóa, những phong tục tập quán,sự hi sinh cống hiến của cha ông ta để đánh đổi cuộc sống ấm no hạnh phúc cho quê hương. 2 Tình yêu đôi lứa qua ca dao: 9 Cũng như hầu hết những con người xứ Quảng, cái đặc tính sinh hoạt của con người Tiên Phước thường nghiên về hiện thực trong sự giản dị, mộc mạc không kiểu cách, đãi đưa. Họ tìm thấy thú vui sinh hoạt ngay trong cuộc sống lao động với tất cả sự thiết tha gắn bó vật lộn không ngừng và sẳn sàng hi sinh vì nghĩa cả, vì cái đẹp. Cái tinh thần tính cách ấy có thể bị chê là " ăn cục nói hòn" nhưng không thể phủ nhận sự chân thật, trung hậu, ghét kẻ quan liêu hách dịch, ghét những thói đãi đưa của con người nơi đây. Ngay trong tình yêu cũng vậy, người Tiên phước cũng có một cái gì đó rất khác thường , biểu lộ hết cái tính cách bộc trực ít e dè. Đó có lẽ là một điều thầm kín trong sinh hoạt cuộc sống của con người. Đã có mấy ai muốn hé lộ lòng mình, dẫu ngay cả đối với người thân về các mối quan hệ tình cảm. Ấy vậy mà ngay từ thời xa xưa trong văn học dân gian Viêt Nam có lẽ lần đầu tiên xuất hiện hình ảnh của chàng trai xứ Quảng với một phong cách tự nhiên, ngang tàng dám xông thẳng vào tình yêu không hề e ấp sợ sệt. Chàng trai mở đầu bằng cách "bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen" để rồi kín đáo tế nhị đi tới tỏ tình chẳng hề e ngại thái quá; " Em nhặt thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà " Cái tính cách ấy ta cũng thường bắt gặp ở các chàng trai Tiên phước, vừa mới gặp mặt cô gái là chàng trai tỏ tình luôn . " Áo đen khuy nút cũng đen Đó lạ đây lạ ta làm quen kết nguyền" " Cho ta mượn một lá trầu vàng Mai sau ta trả một ngàn lá trầu xanh." Và chẳng phải chỉ có những chàng trai mới như vậy, mà ngay cả các cô gái cũng cùng chung phong cách, khi đã quen nhau rồi họ cũng ít khi rào đón : " Ớ anh ơi có gần thì gần cho chắc. 10 [...]... giảng dạy văn học dân gian thông qua việc hệ thống lại các thể loại ca dao, dân ca, hò, vè Bên cạnh đó còn đặt nó trong mối quan hệ với văn nghệ dân gian, văn hóa dân gian với thực tiễn cuộc sống Điều đó sẽ tạo ra một hiệu quả mới trong giảng dạy và học tập Đồng thời cùng với việc qui hoạch phát triển du lịch địa phương,ta nên đưa những yếu tố văn học dân gian vào quảng bá hình ảnh những nét văn hóa đặc... không ngừng đổi mới để ngày càng phát triển Đó chính là nét đẹp của ca dao dân gian mà ngày nay chính quyền và nhân dân Tiên Phước đang ra sức giữ gìn và phát huy Tuy nhiên một hiện trạng đáng buồn trong việc giữ gìn và lưu giữ ca dao dân ca hiện naylà: Cùng với văn hóa phi vật thể, ca dao dân gian nó là kết quả sáng tạo của nhân dân lao động đúc kết tích lũy từ hiện thực 24 cuộc sống Xưa kia dù ít... người khác mang lại Qua đó cũng cho ta thấy được cái thực trạng của xã hội vùng đất này với biết bao hạn người : " Ăn no rồi lại ngủ ngày Ngủ nửa buổi cày không thấyđường ra." 4 Ca dao dân gian nói lên cách ứng xử của con người tiên phước Điều đặc biệt ở văn học dân gian Tiên phước là dù có chia Ca dao theo chủ đề nào đi chăng nữa Từ ca dao về tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa, rồi ca dao về lao động... như đang đẩy ca dao dân gian, một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc tới bờ vực của sự mai một Vì vậy trong rất nhiều vấn đề cần giải quyết hiện nay để góp phần xây dựng nền văn hóa việt Nam "tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" là tìm ra những giải pháp có hiệu quả để ca dao dân gian tiếp tục được lưu giữ và phát huy Muốn vậy trước mắt cần gấp rút sưu tầm gìn giữ toàn bộ những câu ca dao tục ngữ... hợp được tất cả những ý niệm sống ấy, nhữg đức tính ấy để làm người hữu ích cho xã hội, đó quả là một triếi lý rất Việt Nam mà qua những câu ca dao đã thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa của con người Tiên phước C > THAY LỜI KẾT/ Văn học dân gian nói chung và ca dao dân gian Tiên phước nói riêng, cùng với lịch sử hình thành và phát triển không ngừng nghỉ suốt trong những năm tháng dài từ thế hệ này sang... ngàn xưa 3 Sự ngợi ca lao động và giá trị nhân văn của con người trong lao động sản xuất Một mãn quan trọng trong đề tài ca dao dân gian Tiên Phước đó là tiếng lòng của người dân lao động, nó phản ánh chân thực cuộc sống nơi thôn dã 16 với những con người bình dị Cùng với văn hóa Việt Nam, trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, cùng với sự tiếp xúc giao lưu có chọn lọc từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau,... mặt trái của vấn đề này là sự rơi rụng thất truyền mai một những giá trị cổ truyền trong ca dao dân gian Là một người dân Tiên phước tôi tự hào vì mình đã được sinh ra và lớn lên trên mảnh đát giàu tình nghĩa này, nơi còn lưu giữ biết bao giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà qua ca dao dân gian đã phản ánh sinh động những hoạt động của con người trong suốt quá trình sống lao... việc lưu giữ ca dao trong dân gian còn rất ít Nếu có chăng chỉ còn trong trí nhớ của một số người cao tuổi nhưng cũng chỉ một phần nào đó Laị thêm ngày nay xã hội đang có những bước tiến nhanh chưa từng có trong lịch sử dân tộc, bởi quá trình toàn cầu hóa và lối sống đô thị Thế hệ trẻ ngày nay không còn quan tâm đến những giá trị văn hóa truyền thống được cha ông ta đúc kết qua những câu ca dao Tất cả... đã để lại cho chúng ta những giá trị văn hóa tốt đẹp Đó chính là tâm gương trong sáng bình yên giúp ta vững tin vào quá khứ và mạnh mẽ bước vào tương lai vơi một khát vọng sống luôn luôn được nuôi dưỡng bởi cái đẹp./ Tài liệu tham khảo: Văn học dân gian Tiên Phước của phòng văn hóa thông tin huyện xuất bản Tạp chí Tiên phước 30 năm đổi mới Sưu tầm tìm hiểu qua dân gian 26 27 ... người nơi đây.Tuy nhiên nó vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống mang dấu ấn đặc thù mà qua ca dao nó đã thể hiện rất rõ điêu đó Ngay từ những ngày đầu tiên bước chân đến khai phá vùng đất này hấu hết người dân nơi đây đều chọn nghề nông làm nghề mưu sinh chính, họ tự hào mà nói rằng : " Ai ơi chớ phụ nghề nông Đồng cao ruộng thấp ra công cấy cày." Qua Ca dao con người bày tỏ được tâm tư nguyện vọng . Tiên Phước trên dòng lịch sử văn hóa. II Kho tàng Ca Dao Dân ca ở Tiên Phước. 1 Tình yêu quê hương đất nước qua Ca dao. 2 Tình yêu đôi lứa qua Ca Dao. 3 Sự ngợi ca lao động và những giá trị. con người tiên phước Điều đặc biệt ở văn học dân gian Tiên phước là dù có chia Ca dao theo chủ đề nào đi chăng nữa. Từ ca dao về tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa, rồi ca dao về lao động. dòng văn học dân gian Tiên Phước mang những nét riêng:mộc mạc mà sống động, chân chất mà khoẻ khoắn, tuy quê mùa mà rạng rở vẻ đẹp nhân văn cao cả. Là một bộ phận cấu thành văn học dân gian. Ca dao

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan