1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tiên phước, vùng đất học

33 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 218 KB

Nội dung

tìm hiểu mảnh đất Tiên Phước, Quảng Nam

Trang 1

MỤC LỤC.

A PHẦN MỞ ĐẦU

I, Lý do chọn đề tài

II, Mục tiêu đề tài

III, Đối tượng nghên cứu

IV, Phương pháp nghiên cứu

V, Kết quả đạ được

B PHẦN NỘI DUNG

Chương I Tiên Phước mảnh đất con người

Chương II Những bậc đại khoa

Chương III Làng tân học Phú Lâm

Chương IV Phong trào Bình dân học vụ sau Cách mạng Tháng 8-1945

C THAY LỜI KẾT

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Tự hào thay quê hương Tiên Phước! Mảnh đất vùng trung du, nơi làng mạc, ruộngđồng phân tán, nổi tiếng chói tiêu, vườn quế, trâu đàn, rừng núi giàu lâm thổ sảnquý, có con sông Tiên, sông Tranh cuồn cuộn chảy Người Tiên Phước cần cù laođộng, phóng khoáng, chân thật, kiên cường bất khuất

Tiên Phước xưa kia là vùng “khỉ ho gà gáy”, “chướng khí sơn lam” nhưng đã sảnsinh ra những danh nhân,bậc khoa bảng, những chiến sĩ yêu nước, đã cống hiếnsuốt cả cuộc đời cho dân cho nước Tiên Phước có trường tân học đầu tiên củaphong trào Duy tân đầu thế kỷ XX mà cả trường Đông Kinh Nghĩ Thục ở Hà Nộicũng cử người vào học hỏi Tất cả đã nói lên một truyền thống, truyền thống hiếuhọc Bốn bề Tiên Phước là toàn đồi núi, đời sống khó khăn, quanh năm suốt thángchỉ lo kiếm cái ăn đã khổ lắm rồi Vì vậy, việc học rất hạn chế Cuộc sống càngkhốn khó thì làm cho con người Tiên Phước nỗ lực vươn lên, nỗ lực học tập để

mà sống, để mà cống hiến cho đời

Có lẽ truyền thống hiếu học bắt nguồn từ khi Tiên Phước đã sản sinh ra những nhàkhoa bảng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tiên phước đã có góp những đứacon cùng với Quảng Nam làm nên “Tứ Hổ”, “Tứ Kiệt” vang danh trong cả nước.Trong mỗi con người, hai tiếng “quê hương” bao giờ cũng thiết tha và gần gũi Quêhương đã hiện lên trong ta như một niềm hân hoan đầy tự hào và chắc chắn sẽ có ítnhất một cái gì đó của quê hương luôn ở trong mỗi con người Đỗ Trung Quân đãtừng viết:

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nỗi thành người

Vì vậy, tìm về lịch sử cội nguồn thân yêu của mình là điều rất cần thiết Trong đótruyền thống hiếu học là một nét độc đáo của quê hương Tiên Phước Đề tài "Bướcđầu sơ khảo Tiên Phước vùng đất học” cũng vì mục đích đó

Trang 3

II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.

“Bước đầu khảo sát Tiên Phước vùng đất học” là đề tài cũng mới tìm hiểu nhữngbước đầu mà thôi và còn nhiều thiếu sót Nhưng mục tiêu của đề tài cũng cơ bảnkhái quát về truyền thống hiếu học của quê hương Khẳng định truyền thống hiếuhọc của con người Tiên Phước và giáo dục truyền thống đó cho thế hệ mai sau.Làm cho mọi người hiểu rõ hơn về vùng đất này và càng yêu hơn những con ngườicần cù, chân thật và hiếu học

Điều tra nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học của TiênPhước, Từ đó, có thấy thấy được những bấtcập trong tình hình giáo dục của địaphương và đề nghị lên cấp trên những chính sách để góp phần giai quyết để đưa sựnghiệp giáo dục địa phương phát triển để xứng đáng với truyền thống hiếu học củaquê hương

III ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

1 Những nhà khoa bảng của Tiên Phước đỗ đạt dưói triều Nguyễn Nhữngngười đã châm ngòi cho truyền thống hiếu học nơi đây Các cụ là những người đãvượt lên tất cả, vì thời đó chuyện học hành rất là khó, học để kiếm vài ba chữ đãkhó còn thi đậu làm phó bảng, tiến sĩ là không phải là chuyện dễ dàng gì Thếnhưng các cụ đã làm được điều không tưởng ấy

2 Phong trào học tập theo đường lối cải cách của làng Phú Lâm Đây là nơithực hành phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh Tại vùng núi phía Tây của tỉnh

đã bừng sang, thay đổi bộ mặt của vùng quê nghèo Mọi người không kể nam hoặc

nữ, già hoặc trẻ, nghèo khó ai cũng có quyền đi học Ngày nay, chúng ta cũng đangxây dựng theo mô hình đó, thực hiện công bằng xã hội "ai cũng được đi học"

3 Phong trào bình dân học vụ, đây là phong trào theo tiếng gọi của Bác để đánhđuổi “ giặc dốt” và Tiên Phước dẫ có nhiều thành công trong phong trào này Mọibản làng, thôn xóm nơi nơi đều vang lên những tiếng "ê, a" trong bom đạn giặc

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Trang 4

1 Điền dã.

Đây là phương đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và tiếp cận với dân địa phương Điền

dã mang tính thực tế tận mắt chứng kiến và nghe thấy những gì mà mình được biếtqua điều tra và nghiên cứu tài liệu Qua quá trình điền dã sẽ biết được thực trạngcông việc học hành của người dân địa phương hiện nay từ đó có kế hoạch và côngtác đề nghị những chính sách cho phù hợp

2 Điều tra

Điều tra về những số liêu cụ thể như những số người đã thi đậu các kỳ thi trongthời kỳ phong kiến, số lượng tham gia phong trào duy tân qua các lớp tại trường tânhọc Phú Lâm Số lượng trường lớp, học sinh hiện nay của địa phương

3 Nghiên cứu tài liệu

Đọc các tài liệu về Tiên Phước Phương pháp này đòi hỏi phải có tư duy tổnghợp để đối chứng với thực tế có gì khác nhau từ đó có cái nhìn đúng đắn về sựnghiệp giáo dục của địa phương

V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

Qua việc áp dụng các phương pháp trên đã biết được rất nhiều điều và gợi mở

về truyền thống hiếu học của quê hương Tài liệu viết về vùng đất này còn rất ít hầunhư là không có Vì vậy, kết quả đạt được cũng còn nhiều hạn chế Nhưng đề tàinày đã giới thiệu lại cái truyền thống học của địa phương, những chặng đường gắnliền với lịch sử của dân tộc Truyền thống hiếu học là nét văn hoá lớn của ngườidân Tiên Phước, bảo tồn những giá trị tốt của cha ông để lại

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG Chương I TIÊN PHƯỚC MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI

1, Giới thiệu vùng đất

Tiên phước là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam,cách Tam Kỳ27km về hướng Đông Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp, có nhiềusông suối, núi đồi, làng quê tươi đẹp Thác Ồ Ồ ở Tiên Châu nước chảy róc ráchquanh năm, núi Sấu với nhiều câu chuyện cổ tích về nàng Thuộc, lò Thung với câuchuyện cổ tích về ông khủng lồ và con rái cá, và nhất là dòng sông Tiên thơ mộngvới những câu chuyện huyền bí về người con gái của vị Sơn thần giúp dân thoátkhỏi hạn hán và dòng sông Tiên chảy ngược phải chăng bắt nguồn từ truyền thuyếtđó? Đến Tiên Phước để xem những ngôi nhà cỗ Tiên Cảnh có tuổi thọ hàng trămnăm nhưng vẫn còn nguyên vẹn nét cổ xưa và dáng vẻ chạm khắc tinh tế của ngườithợ Văn Hà ngày nào, ngang qua luỹ tre làng thơ mộng để nhìn ngắm núi đồi, dòngsông, làng quê trù phú với những chồi tiêu đặc sản đang nảy mần trong không gianyên tĩnh của xứ Tiên

Tiên Phước vốn thuộc đất Việt Thường, trong thời Bắc thuộc (202-714), nhà Tầnđặt Tượng quận Từ Tây Hán đến Tề, Lương, Tần thì Tiên Phước thuộc đạo Trà

Nô, huyện Lư Dung, quận Nhật Nam Nhà Tùy đổi Lư Dung thành huyện TânDung thuộc Nông Châu, sau là quận Hải Âm Nhà Đường lại đổi thành quận SơnChâu Cũng trong thời gian trên, hơn 13 thế kỷ (192-1402), Tiên Phước thuộc hạtAmahacati, châu Ô Lí của vương quốc Lâm Ấp, Hoàng Vương, Chiêm Thành củadân tộc Chăm, nơi cư trú của thị tộc Narikelavamca hay là dòng cây Dừa Năm

1306 vua Chiêm Thành là Chế Mân đem dâng phần đất Châu Ô và Châu Lí cho vuaTrần Anh Tông (1293-1314), nhà Trần đổi hai châu thành Thuận Châu và HóaChâu ( vùng đất từ Quảng Bình đến Bắc Quảng Nam) nhập vào lãnh thổ Đại Việt.Năm 1403, Hồ Qúy Ly cử đại binh vào đánh Chiêm Thành, vua Chiêm Thành là

Đà Bích Thuận thua trận đã dâng đất Chiêm Động, Cổ Lũy cho nhà Hồ, nhà Hồ đổi

Trang 6

tên thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và Tiên Phước là một trong 3 huyện củaChu Hoa (Vạn An, Cu Hy, Lê Đê) lúc bấy giờ thuộc Thăng Hoa lộ, An phủ sứ, sauđổi thành Thăng Hoa phủ (1404) rồi Hóa Châu trấn (1428).

Năm 1471 để bình định vùng đất phía Nam, dẹp nạn cát cứ, xâm lấn thườngxuyên xảy ra ở biên giới Chiêm Thành-Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã chỉ huy đạibinh tấn công kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành, mở rộng bờ cõi Đại Việt, ổn địnhvùng đất phía Nam và lập đạo Thừa Tuyên Quảng Nam cai quản vùng đất từ đèoHải Vân đến núi Thạch Bi (ranh giới giữa Phú Yên –Khánh Hòa) gồm 3 phủ 9huyện Trong đó phủ Thăng Hoa có 3 huyện : Lê Giang, Hà Đông va Huy Giang

Kế đó là huyện Hà Đông của phủ Thăng Bình thuộc Nam Ngãi trấn (1814), rồithuộc tỉnh Quảng Nam (1906) Sau chính biến Duy Tân (1908) mà đặc biệt vụ pháphủ Tam Kỳ năm 1916 do Trần Huỳnh lãnh đạo thực dân Pháp tăng cường thựchiện chính sách chia để trị nên năm 1920 chúng chủ trương cắt một số xã phía Tâycủa phủ Tam Kỳ sát nhập với vùng thấp Băc Trà My để lập huyện Tiên Phước, vàTiên Phước có từ ngày đó

2 Con người Tiên PhướcTiên Phước vốn có nhiều dân tộc anh em, trước kia có người Chăm, thị tộcNarikêlavamca cư trú phía đông từ Quán Rầm (thôn 3 Tiên Thọ) ngang qua DịchTây (Dtay) đến Eo Gío (Tiên Sơn) người thượng thị tộc Keratas, trong đó có bộ tộc

Đá Vách (Dvach) cư trú phía Tây Nam và bộ tộc Palịch (Plich) cư trú phía Tây Bắccủa huyện Vào khoảng giữa thế kỷ XV trở đi mới có từ Nghệ Tĩnh, Quảng Bình di

cư vào sinh sống ở đây Từ giữa thế kỷ XVII trở đi, người Hoa ở các tỉnh TriềuChâu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Triết Giang, Hải Nam di cư sang Hội An buôn bánrồi tỏa về nông thôn sinh cơ lập nghiệp Tiên Thọ, Tiên Lộc là những xã có nhiềungười Hoa sinh sống Dân tộc Cor ở hai nóc ở Tiên An và Tiên Lập (khoảng 124người)

Cũng như nhân dân trong tỉnh người dân Tiên Phước vốn cần cù , bộc trực,hiếu học và hiếu khách Sinh sống ở vùng trung du phải đấu tranh với thiên nhiên,

Trang 7

thú dữ, bệnh tật và sự chén ép của địa chủ, cường hào, những tên Tích Phước, Tài

Đa, Phú Hữu, đại đồng, Thọ Đức,Bình An thể hiện nguyện vọng an cư lập nghiệp

và bản sắc nói trên của người dân Tiên Phước Từ xa xưa, có những người muốnthoát khỏi sự ràng buộc khắt khe của luật lện phong kiến, thoát khỏi sưu cao thuếnặng đã bỏ làng lên sinh sống lập nghiệp ở những vùng xa xôi hẻo lánh như NàThao, Nà Rom, Nà Ráy, Dương Cung,Dương thờ làm chiếc càu nối sự trao đổi kinh

tế giữa trung châu và vùng thượng

Nguồn sống chủ yếu của nhân dân tiên phước là nông nghiệp, chăn nuôi , làmvườn Trâu Tiên Phước trước đây nổi tiếng trong cả nước Ngành nghề nổi tiếng lànghề mộc, nghề rừng khai thác gỗ

Tiên Phước tuy bị cách trở về mặt giao lưu, xa nơi phồn hoa đô thị nhưng vănhóa lịch sử đã để lại ở đây nhiều dấu vết sâu đậm như di tích của người Chăm ởTiên Thọ, di tích của nền văn hóa Sa Huỳnh ở Gò Miếu, Gò Quảng, những di tíchthời cận đại như Sơn phòng Dương Yên, Bàn An, Gò Nha ở Tiên Phong, Tiên Sơn,các địa danh lịch sử Suối Đá, Nà Lầu, Dốc Miếu, đình Phước An, chùa Tứ Ban.Các đạo giáo đều có mặt ở Tiên Phước kể cả đạo Nam Tôn

Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc Tiên Phước là hậu phượng vững chắcgóp phần quan trọng cho chiến trường khu V, nơi hi sinh, chiến đấu vì độc lập tự docủa Tổ quốc Tội ác kẻ thù gây ra ở Sơn-Cẩm-Hà, cây Cốc không thể dập tắt đượcngọn lửa căm thù Tiên Phước đã cống hiến xương máu cho công cuộc giải phóngmiền Nam thống nhất đất nước Các chiến dịch lịch sử giải phóng Lãnh-Ngọc(1961) hiệu triệu nhân dân đồng tử diệt ác phá kiềm, đến chiến dịch vượt sôngTiên giải phóng Sơn-Cẩm-Hà(1962) là bản anh hùng ca chói lọi trong 21 năm chiếnđấu và chiến thắng đế Quốc Mĩ xâm lược Vinh dự cho Tiên Phước được nhà nướctrao tằng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho 4 xã và hai cá nhân đã làmrạng rỡ thêm cho đất nước quê hương

Người Tiên Phứoc rất thích thơ ca hò vè , hát hò khoang, hát bội ca ngợi tìnhngừoi, tinh lứa đôi , đức thủy chung, tình quê hương đất nước

Trang 8

Đường lên Tiên Phước quanh quanh

Có con cò trắng đậu cành thương thương

Sông Tiên nước chảy đôi đường

Bậu về nhắn bạn người thương vẫn chờ

Người Tiên Phước đã tạo cho mình một phong cách riêng khá đậm nét “phóngthoáng, cương nghị, chuộng điều nghĩa” bên cạnh khí chất anh hùng, còn nổi lêncái khí chất hiếu học, cần cù, bộc trực Tiên Phước là vùng trung du, cầu nối giữamiền núi và đồng bằng cho nên người Tiên Phươc cùng có sự hài hòa về tính cáchcủa người hai miền Người xứ khác đến đây đêu dể nhận thấy ở ngừoi Tiên Phướcbên cái chất cương trực, hiếu nghĩa (giống người miền núi) là cài chân thật môcmạc, cởi mở và hiều khách (giống người ở đồng bằng) Có lẽ vì đặc tính ấy màngười Tiên Phước khi đi ra cùng dể hòa nhập nhanh với đước cộng đồng ngườikhác xứ?

Chương 2: NHỮNG BẬC ĐẠI KHOA

Những bậc đại khoa như phó bảng Lê Vĩnh Khang, Ngyễn Đình Tựu, PhanChâu Trinh và Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng là những người con của quê hương TiênPhước, những con người thông minh, hiếu học, có tinh thần yêu nước, thương dân,rất cương trực và không tham danh phú quý, không chịu cúi đầu trước bạo quyền,hết lòng vì nước vì dân, không hề nghĩ đến một chút riêng tư…Ở các cụ thể hiệnđược tinh hoa, bản sắc của con người Tiên Phước

Trang 9

Năm Quý Mão (1843) đậu giải Nguyên nên thường gọi là giải Khanh năm GiápThìn 1844 , đậu phó bảng niên hiệu Thiệu trị thứ 4 lúc 25 tuổi, được xung Hàn LâmViện kiểm thổ, bổ Thọ tri phủ Tuy Hòa( tỉnh Phú Yên)

Lê Vĩnh Khanh làm quan rất thanh liêm, có lòng thương dân nên được đồng liêutham nhũng nghen nghét Tương truyền khi ông làm Tri phủ Tuy Hòa, địa phươngnày bị mất mùa, nhân dân bị đói kém, trộm cướp sinh nhiều, lại có lệnh của Tự Đức

cử ông đi sang Tây với Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản, ông đã chống lệnh không

đi Ngay lúc đó, vien Tuần Vũ Phú Yên có tư hiền với ông, đã tâu về triều nói ông

là phản nghịch Tự Đức triệu ông về vấn tội:

1 Để cho dân đói khát

2 Sinh nhiều trộm cước

3 Thuế khóa không thanh thỏa

4 Không tuân lệnh đi sứ

Lê Vĩnh Khanh không về triều, chỉ trả lời bằng một tờ sớ xưng danh mà khôngxưng thần Đại ý tờ sớ như sau: "Dân đói khát là vì thiên tai mất mùa, đã mất mùa

mà không cho lệnh chẩn cấp, tất sinh trộm cướp; dân đã đói túng thì làm sao mà cótiền nộp thuế cho thanh thỏa; còn đi sứ Tây phải biết chữ Tây, chứ qua sứ người mà

mù điếc chữ sứ người, sao không khỏi lam bia cười cho người?” Trong mỗi câu trảlời đều có chữ “khanh hà tội yên” (khanh có tội gì chứ)

Ông là nhà khoa bảng đầu tiên của xứ Tiên “hẻo lánh”, là động lục để biết baonhiêu người vươn lên trong học hành

2 Phó bảng Nguyễn Đình Tựu.

Nhà giáo dục đời Hàm Nghi (1885-1888) tự là Doãn Ngũ, Vọng Chi, chánhquán làng Hội An, cư ngụ làng Phú Thị huyện Tiên Phước phủ Tam Kỳ (nay là xãTiên Châu, Tiên Phước)

Xuất thân từ một gia đình vọng tộc, đỗ cử nhân khoa Tân Dậu, Tự Đức (1861); đỗphó bảng khoa Mậu Thìn (1868) Sau khi vinh quy được bổ giữ chức Tu soạn tại

Bộ Hộ Năm 1869 được sung chức giảng tập ở Dục Đức đường (dạy hoàng tử Ưng

Trang 10

Chân) một thời gian Sau đó, ông lấy cớ cha mẹ già xin cáo quan về quê, vua TựĐức không thuận, nên bổ chức Đốc học Quảng Nam để thuận tiện cho việc giảngdạy mà cũng có điều kiện phụng dưỡng song thân lúc tuổi già.

Sau khi song thân qua đời, ông được giảng tập ở Chánh Mông đường (dạy hoàng tửƯng Đăng) chưa bao lâu lãnh chức Quốc học sĩ sung phó chủ khảo khoa thi hội, rồilãnh chức Tế Tửu Quốc Tử Giám như giám đốc Trường Đại học Quốc gia ngàynay

Niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885) đặc cách tham chức Thị giảng học sĩ

để hàng tuần giảng sách cho vua nghe Niên hiệu Đồng Khánh(1886) bổ ông chứcsơn phòng Quảng Nam thay tiến sĩ Trần Văn Dư Ông giữ chức sơn phòng trongmột thời gian ngắn và khi Trần Văn Dư kéo nghĩa quân lên chiếm lại sơn phòng,Nguyễn Đình Tựu đã bỏ về quê lánh mặt để nguyên cơ ngủ binh lính ở lại Vì vậy,việc chiếm sơn phòng rất dễ dàng “ chỉ bắn một tiếng sung hiệu thì toàn bộ sơnphòng trước vị quan cũ không ai chống cự gì hết” Sau đó Nghĩa Hội muốn mờiông làm Hội chủ ông lấy cớ tuổi già nên cáo từ

Về sau phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam bị đàn áp, Phan Bá Phiếm uống thuốcđộc tự tử, Nguyễn Duy Hiệu tự nộp mình cho triều đình và bọn thực dân NguyễnĐình Tựu đã đứng ra bảo lãnh một số người để tránh khỏi sự khủng bố của bọnthực dân

Nguyễn Đình Tựu trước sau vẫn là nhà mô phạm uyên bác nổi tiếng, đào tạođược nhiều nhà khoa bảng đương thời Quốc sử quán triều Nguyễn (trong Đại Namliệt truyện), Cao Xuân Dục trong Đại Nam thống chí tỉnh Quảng Nam đều tán xưng

sự nghiệp giáo dục của ông, cho rằng: “Tiên sinh văn học bác nhã, hạnh kiểm thuầnchánh, chung thủy giáo chức, nhân làm di mô phạm suy”

Nghĩa : tiên sinh văn học bác nhã hạnh kiểm thuần chánh trước sau ở nghề giáođược mọi người tôn xưng là bậc mộ phạm

Trang 11

3 Phó bảng Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ biệt hiệu là Hi Mã sinh ngày 9 tháng

9 năm 1872 tại làng Tây Lộc huyện Tiên phước (nay là thôn Tây Hồ thị xã TamLộc Tam Kỳ Quảng Nam)

Tổ phụ là một nhà vọng tộc, tính hào phóng hay giúp đỡ kẻ nghèo khó nên nhândân xa gần kính mến thân phụ là Phan Văn Bình một võ quan giữ chức quân cơ sơnphòng hưởng ứng phong trào Cần Vương do Trần Văn Dư và Nguyễn Duy Hiệulãnh đạo, Giữ chức chuyên vận

sứ (như Hậu cần ngày nay), nhưng sau đó (1887) bị chết oan vì các lãnh đạo phongtrào nghi ngờ trong lúc thực dân tàn sát dã man phong trào Cần Vương

Mẹ là Lê Thị Trung người làng Phú Lâm nay là xã Tiên Sơn Tiên Phước, mộtngười hiểu biết khá nhiều về văn học Trung Quốc

Phan Châu Trinh theo cha học chữ và học võ Sau cha mất năm 1887 ônh trở vềquê theo đường cử nghiệp Năm 27 tuổi ông đước tuyển vào trường tỉnh và cùngvới Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng nổi tiếng học giỏi Năm Canh Tý(1900)Phan Châu Trinh đổ cử nhân, năm Tân Sửu 1901 ông thi đổ phó bảng, năm 1903 ralàm quan Thừa Biện ở Bộ Lễ

(1872-1926)

Trang 12

Do có lòng nhiệt thành yêu nước, Phan Châu Trinh sớm nhìn thấy thực trạng đấtnước đắm chìm trong nô lệ chế độ bạc nhược của phong kiên đã suy tàn Trong thờigian nghĩa quân lập tân tỉnh tại làng Trung Phước (Quế Sơn) Phan Châu Trinh đãtrực tiếp góp công sức của mình vào công cuộc diệt thù cứu nước Trong thời gian

ở chiến khu, ông đã học võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa… qua một chiến sĩ trẻ CầnVương đã giúp ông có một bản lĩnh vững chãi của một chiến sĩ trên mặt trần quân

sự trước khi trở thành một chiến sĩ văn hóa, tư tưởng Và có lẽ cũng vì cái chết củathân phụ mình mà Phan Châu Trinh sau này có một cái nhìn sắc bén về cái học cũ,cũng như chủ trương cách mạng trong tư tưởng của mình

Sau cơn gia biến Phan Châu Trinh mới trở lạc công việc đèn sách sau gần 3 nămgián đoạn Về nhà Phan Châu Trinh được anh cả là Phan Văn Cừ trông nom duy trìcông việc gia đình nuôi ông anh học từ đó các trường trong tỉnh đều hơn một lầnông đã trãi qua và đến đâu cũng được thầy yêu bạn mến, vì học giỏi, thơ hay, lại làmột con ngừoi haọt bát, tháo vát và nhất là vui chuyện Năm 1892, 21 tuổi PhanChâu Trinh kết giao với lại Huỳnh Thúc Kháng tại trường học của cử nhân AnTráng ( Phạm Đạo Mẫn) Từ năm 1892 đến năm 1896 Phan Châu Trinh được cácthấy có tiếng trong nước dạy dỗ, nhưng đến năm 1898 ông mới được bổ vào họcsinh trường tỉnh Tại trường tỉnh do đốc học Trần Đình Phong (Mã Sơn) trực tiếptrông coi và giảng dạy Nơi đây, đã tập trung hầu hết các bậc tuấn tú khắp nơi trongtỉnh, sau này nổi tiếng trong học giới và văn giới: Phạm Liệu, Phan Quan, NguyễnĐình Hiến, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng… cùng tại trường này Phan ChâuTrinh có thêm một người bạn mới chí thuyết: thai xuyên Trần Quý Cáp Và sau này

cả 3 người trở nên 3 nhân vật kịch kiệt nhất của phong trào Duy Tân Là một họcsinh xuất sắc nhưng với chế độ thi cử ngày trước, Phan Châu Trinh sau nhiều lầnlèo chõng vẫn bị “ lạc đệ” mãi đến năm 1900, ông mới đổ cử nhân và năm 1901 (30tuổi) đổ phó bảng Sau khi đồ phó bảng 1902 ông anh cả Phan Văn Cừ (người nuôiông ăn học và lập gia đình cho ông) mất, Phan Châu Trinh ở nhà cử tang, dạy họctrong làng một thời gian ngắn

Trang 13

Năm 1903 ông đước bổ làm Thừa biện bộ lễ, chính vào năm này trong “PhanChâu Trinh niên biểu đổ” Huỳnh Thúc Kháng viết : “Năm 1903 đến kinh đô được

bổ nhiệm làm Thừa biện Bộ lễ và trong thời gian này, ông được đọc những bảnđiều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, rời luồng gió dân chủ tư sảnthông qua các văn thư, Tân văn Trung Quốc dội vào, trog đó đáng kể nhất là ẩmbăng thất, Trung Quốc hồn, Mậu Tuất chính biến, Tân dân tùng bố của Lương KhảiSiêu, Khang Hữu vi… các thuyết về nhân đạo dâ quyền của Rút-Xô, Mông-téc-ki-

ơ, Vôn-te truyền vào Việt Nam tác động mạnh mẽ đến Phan Châu Trinh, thúc dụcông lao vào con đường cứu dân cứu nước

Việc làm quan đối với ông chỉ là việc chẳng đáng quan trọng, nhất là sau khiđọc được tân thư ông mới thấy cái sở trường, sở đoản của minh Sau một năm gầngũi với quan trường và triều đình Nhà Nguyễn thối nát ông từ chức Thừa biện Bộ

lễ Và cùng từ đó ông thật sự dấn thân vào cuộc đời hoạt động cách mạng công khaichống bọn quan lại tay sai Nam triều và chính quyền thực dân

Tháng 12/1904 tại nhà Huỳnh Thúc Kháng ở làng Thạnh Bình Phan Châu Trinh,Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã tiếp Phan Bội Châu để bàn việc nước Đây

là cuộc họp mặt đầu tiên giữa những nhà ái quốc tiểu biểu nhất của cả nước lúc bấygiờ trên đất Tiên Phước và bắt đầu cuộc chia tay trên các ngã 3 đường cứu nướckhác nhau của các ông

Về đường lối cứu nước, Phan Châu Trinh thẳng thắn và kiên trì bảo vệ quanđiểm của mình là chưa đặt khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc thànhnhiệm vụ trước mắt, Mặc dù ông rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãingười Việt Nam Mặt khác, Phan Châu Trinh còn phản đối việc dùng vũ lực đểgiành độc lập quốc gia cũng như cầu viện từ bên ngoài

“ Vô vọng ngoại nhân, vọng ngoại nhân giả tắc ngu Bất bạo động, bạo động tắc tử.Ngã đồng nhân hồ, ngã đồng bào hồ, kỳ hưữ chân ái tự do giả hồ Viết: Chi bằnghọc Có nghĩa là: Đừng trông cậy người ngoài, trông cậy người ngoài la ngu! Chớ

Trang 14

bạo động, bạo đông là ăt chết! Ai là kẻ động tâm, đồng bào ta? Ai là kẻ thật yêu tựdo? Tôi chỉ có một vật rất quí tặng cho đồng bào: Chi bằng học!

Ông gửi thư cho toàn quyền Paul Beau, trình bày những thảm cảnh mà dân nhân taphải gánh chịu dưới chính sách hà khắc của chính quyên bảo hộ Và yêu cầu thựcdân Pháp thực hành những chính sách cải lương như: “kén chọn hiền tài”, “hưng lợitrừ hại”, “mở đường sinh nhai cho dân nghèo, ruộng đường ăn nói cho thân sĩ” để

“dân được yên nghiệp làm ăn”

Ông đề ra chủ thuyết Tam Dân “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, cụ thểđược hiểu như sau:

Khai dân trí: mở mang trí lực, bời dưỡng nhân tài cho đất nước bằng cách mở cấctrường học thực nghiệp, truyền bá khoa học xây dựng nếp sống văn minh

Chấn dân khí: phải đánh thức lòng yêu nước và nhuệ khí đấu tranh của nhân dânsau thất bại của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp và chế độ tay sai vùi dập vàlàm vô hiệu

Hậu dân sinh: bồi đắp đời sống của dân ngày càng giàu thêm để dược ấm no, hạnhphúc bằng cách phát triển kinh tế, mở mang công nghệ trên nền tảng nhận thức về

sự tiến bộ của khoa học thời đại mới

Ông cho rằng muốn làm được những việc trên thì phải: “Ỷ vào Pháp cầu tiiến bộ”,nghĩa là dựa vào Pháp để giải tán chính quyền phong kiến lạc hậu, thay thế bằngmột chính quyền có người đại diện cho dân

Đây là quan niệm đúng và nhất quán vì hoàn cảnh nước ta đã hoàn toàn đặt trongách thống trị và thực hiện chính sáh khai thác thuộc địa và bắt đầu khai hoá trêntoàn quốc của thực dân Pháp, nên khó có thể tự vũ trang đẩutanh để thành công vàphả dựa vào nước ngoài Vì vậy con đường đấu tranh là lợi dụng chính sách khaihoá của thực dân Pháp để xây dựng nền dân chủ, đòi hỏi dân quyền, phát triển đấtnước tự cường theo hướng công thương nghiệp Khi có nền dân chủ, có cơ sở kinh

tế tư bản và xuất hiện tầng lớp tư sản dân tộc thì việc đánh đổ chế độ phong kiến thìchỉ còn vấn đề thời gian và sau đó mới thì mới giành mục tiêu độc lập dân tộc

Trang 15

Tư tưởng dân chủ dân quyền do Phan Châu Trinh đã phát huy tác dụng khi xuấthiện các tổ chức và phong trao đấu tranh yêu nước như sau:

Thứ nhất phong trào Duy tân xuất phát từ Quảng Nam rồi lan ra các tỉnh Trung

kỳ trên có phương diện đời sống như giáo dục (mở các trường học dạy chữ quốcngữ, chữ Pháp với chương trình và nội dung mới thay thế cho chữ Hán và sách vởcủa Nho giáo), kinh tế (vận động thực nghiệp, phát triển công nghệ, mở mang cáchội buôn…), văn hóa bài trừ mê tín, đổi mới phong hóa, Âu hóa trong trang phục

tự hào dân tộc,xây dựng nếp sống văn minh tiến bộ mà Phan Châu Trinh là mộttrong những thành viên của Ban tước tác để biên soạn các cuốn sách giáo khoa theonội dung đào tạo mới Phan Châu Trinh cùng nhiều nhà diễn thuyết khác giảng dạytại trường Đông kinh nghĩa thục và Phan Châu trinh bị bắt tại Hà Nội vào tháng 3năm 1908 khi nổ ra phong trào chống thuế ở Trung kỳ

Thứ ba là phong trào chống thuế ở Trung kỳ, do tác động của tư tưởng dân chủ

và cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh nên tháng 3 năm 1908 đã nổ raphong trào chống thuế ở các tỉnh Trung kỳ mà điểm cao nhất là cuộc biểu tìnhchống sưu thuế ở Đại Lộc (Quảng Nam) rồi lan tỏa khắp nơi từ Thanh Hóa đếnBình Thuận Đây là phong trào đấu tranh chính trị đầu tiên dưới thời thực dân Phápthống trị dựa trên một phương thức mới để đấu tranh đòi dân chủ dân quyền và dânsinh Thực dân Pháp không yên tâm với các hoạt động của phong trào Duy Tân nênnhân việc đàn áp phong trào chống thuế họ tìm cách xóa bỏ và dập tắt phong tràoDuy Tân

Trang 16

Phan Châu Trinh bị bắt tại Hà Nội và giải về Huế bị bọn quan lại tai sai Nam triềukết tội “mưu bạn vị hành”, “xử tử phát Côn Lôn ngộ xá bất nguyên” (mưu làm giặc

mà chưa làm, xử tử đày Côn Lôn gặp an xá cũng không tha) Trong thời gian ởPháp(1911_1925) Phan Châu Trinh phải tự sinh sống bằng lao động tay chân, sốngmột cuộc đời cơ cực, nhiều khi đói lạnh tả tơi Ông gặp được Nguyễn Tất Thành,chính ông cung cấp nhiều tư liệu Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) viết Bảnchế độ thực dân Pháp Khi Khải Định sang Pháp ông đã viết “ thất điều” để kể tộilỗi của Khải Định và tố cáo trước dư luận Pháp về chuyên đi ám muội này

Tháng 6-1925 ông về nước được đông đảo đồng bào đón rước long trọng, niềm

nở Sau một thời gian ngắn bệnh cũ tái phát trầm trọng nhưng ông đã tổ chức được

2 buổi diễn thuyết tại nhà Hội thanh niên Sài Gòn về “quân trị chủ nghĩa và dân trịchủ nghĩa” “Đạo đức và luân lý Đông Tây” Bệnh tình mỗi lúc một nặng thêm vàkiệt lực dần, ông đã trút hơi thở cuối cùng( lúc 9h30 tối) ngày 24/3/1926 tại “kháchquán” số 54 đường Pellerin Sài Gòn

Tin buồn được loan báo khắp nơi, đồng bào toàn quốc thọ tang để tỏ lòng thươngtiếc nhà yêu nước suốt đời hiến thân cho dân cho nước đến hơi thở cuối cùng Đámtang nhà chí sĩ họ Phan được xem như quốc tang, không chỉ ở Sài Gòn mà cả ở toànquốc đèu cử hành trọng thể Có nơi học sinh còn mít tinh, biểu tình, bãi khóa, đãgây nên một xúc động lớn trong lòng mọi tầng lớp đồng bào Việt Nam

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy đã có câu đối tặng cụ Phan sau khi qua đời:

“Nam quốc dân quyền tiên tổ chức

Nam phương tịnh độ hậu siêu sinh”

Nghĩa là:

Là người tổ chức dân quyền đầu tiên ở nước Nam

Đi về phương Nam rồi siêu thoát

Mặc dù tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh có những hạn chế, song ôngvẫn là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất Ngọn cờ dân chủ lần đầu tiên đượcPhan Châu Trinh giương lên cách đây đúng 100 năm vẫn còn nguyên giá tri thời

Ngày đăng: 08/06/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w