PHONG TRÀO BÌNH DÂN HỌC VỤ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tiên phước, vùng đất học (Trang 27 - 31)

Thực hiện chính sách là một trong những phương pháp độc ác mà thực dân Pháp đã áp dụng để cai trị dân ta. Vì thế hơn 90% đồng bào ta bị mù chữ. Riêng ở Tiên Phứơc năm 1943 chúng chỉ cho mở 1 trường huấn dạy lớp 4 và 4 trường tổng dạy lớp 3. Từ khi Cách mạng Tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời liền phải khẩn cấp đối phó đồng thời 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã coi sự dốt nát là một thứ giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc dốt là một dân yếu”. Song chống giặc dốt ta chưa co lực lượng hùng hậu, chưa có một vũ khí sắc bén sẵng sàng. Tất cả đều băt đàu bằng con số không.

Tháng 9-1945 nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong thư gửi các em học sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nền giáo dục của chúng ta là nền giáo dục độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo học sinh thành những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam. “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”.

Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biêt chữ, những người chưa biết chữ gắng sức học cho biêt chữ. Nha Bình dân học vụ được thành lập để phụ trách việc chông nạn mù chữ, phong trào Bình dân học vụ phát triển sôi nổi và rộng khắp.

Tại huyện Tiên Phước trong một thời gian ngắn một tháng sau khi giành chính quyền về tay nhân dân thì dấy lên rầm rộ phong trào trẻ học phổ thông, lớp học bình dân học vụ, người biết chữ dạy người chưa biết chữ, dạy ở trường, dạy ở đình chùa, tư gia, dạy trên đường đi, lấy lá chuối làm giấy, cọ tre làm bút, nước lá xoài mài làm mực, đất sét trắng làm phấn, học ban ngày, học ban đêm, dù phổ thông hay bình dân cũng vậy. Ban đầu mỗi làng có một trường sơ học, toàn huyện có một

trương tiểu học. Từ 1948 ghép làng làm xã, mỗi xã có một trường tiểu học, toàn huyện có một trương cấp hai di động từ Tiên Kỳ ra Tiên Mỹ, qua Tiên Lộc rồi về lại Tiên Mỹ tùy theo sự phát triển của cuộc kháng chiến và phả ứng dữ dội của địch. Tuy nói là trường nhưng nhiều nơi còn thiếu bàn ghế, học sinh phải kê đá làm ghế, kẹp ván lam bàn, vừa học vừa đào hầm tránh máy bay, giáo viên đi dạy hoàn toàn trông vào năng lưc của mình, không sách giáo khoa, không đồ dùng dạy học. Vũ khí chính của giáo viên là những kiến thức được sắp sẵn trong trí óc và những viên phấn bằng thạch cao cầm tay. Sống thế mà hoạt động ở các trường vào nề nếp, sinh hoạt thiếu nhi hào hứng, học sinh múa hát, biểu diễn văn nghệ, cắm trại mỗi năm một lần tại bìa rừng hoặc bãi sông. Giáo viên tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình bằng cách, cá nhân soạn bài tập, tập thể trường hoặc liên trường duyệt và sao ra để cùng dạy. Tài liệu có từ nhiều nguồn, phần lớn lấy từ sách giáo khoa thời Pháp thuộc và trích từ các báo, nhất là báo Cứu Quốc và Tạp chí Miền Nam.

Về bình dân học vụ, đến năm 1948 huyện đã xóa xong nạn mù chữ và mở tiếp các lớp bổ túc bình dân tương đương với lớp bốn phổ thông trong hệ 9 năm. Từ năm 1958 mở trường bổ túc văn hóa cho cán bộ huyện đặt tại đình Thạnh Bình. Riêng giáo dục mầm non thời gian ấy chưa co điều kiện để mở.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, giáo dục được coi là sự nghiệp của toàn xã hội và luôn chịu trong hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn của giặc Pháp đã tàn phá nhiều nơi, giết hại nhiều học sinh, hủy nhiều trường học nhưng sụ nghiệp giáo dục vẫn tiếp tuc phát triển. Khi Hiệp định Pari được ký kết tháng 1 năm 1973, tiếng súng chiến trường chưa ngừng hẳn, kẻ thù vẫn còn đó, song sự yên tĩnh đã trở lại ở một số xã như Tiên Lãnh, Tiên Ngọc, Tiên Lập, Tiên An, Tiên Hà, Phương Đông, Dương Yên… đã có điều kiện cho hơn 2.600 người dân ở khu vực này làm ăn sinh sống, trong đó có khoảng 300 trẻ em trong độ tuổi đi học được cắp sách tới trường.

Trước sự bức xúc về nhu cầu học tập của nhân dân, bắt nguồn từ tình cảm sâu nặng của đồng bào trụ bám, quyết một lòng theo Đảng và việc xây dựng một nền giáo dục cách mạng là một trong những nhiẹm vụ quan trọng để giải quyết trình độ

dân trí cho cán bộ và nhân dân tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ với yêu cầu “người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ”, anh chị em đều hăng hái, tận tuy bắt tay vào công việc một cách nhiệt tình, sôi nổi và hào hứng. Ngày khai trương đầu tiên trren mảnh đất căn cứ địa cách mạng Tiên Trà (trước đây thuộc địa phận Tiên Phước nay là thị trân Trà My) trở thành một cái mốc quan trọng.Chiến tranh tàn phá dữ dội, trong tiếng bom rơi đạn át cả núi rừng, bắt đầu có tiếng ê a học bài của trẻ con và người lớn. Có cả sự động viên của nhân dân trong ngày khai giảng: “trường là của chúng tôi nên bà con chúng tôi lo, thầy giáo cô giáo cũng là của chúng tôi nên chúng tôi tự lo, phân công bố trí việc ăn, ở”.

Cuối tháng 9 năm 1973 Ban giáo dục được thành lập. Sau năm 1975 hòa chung với niềm vui lớn của cả nước thống nhất, non sông thu về một mối, hào khí cách mạng đang lan ra và thắm tỏa cả xã hội, đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên của ngành giáo dục thực sự là những chiến sĩ cách mạng trên mặt trận giáo dục thực hiện mục tiêu “Nơi nào có dân nơi ấy có lớp học”.

Dù trong điều kiện rất đỗi khó khăn ấy nhưng phong trào thi đua dạy tốt học tốt đã được chú trọng tổ chức đều khắp các trường trong huyện. Trong giai đoạn này, phong trào xóa mù chữ và bổ túc văn hóa được tổ chức rầm rộ ở các địa phương. Một mặt trận toàn dân tập trung ra sức tháo gỡ bom mìn, khắp phục hậu quả chiến tranh, khai hoang vỡ hóa mở rộng diện tích sản xuất. Mặt khác mọi người tham gia bổ túc văn hóa, xóa nạn mù chữ để nang cao trình độ văn hóa phục vụ đời sống. Năm học 1975-1976 toàn huyện đã xây dựng được 17 trường cấp I, một trường cấp II, một trường bổ túc văn hóa, tổ chức giảng dạy 9262 học sinh phổ thông và bổ túc văn hóa.

Có thể nói đây là thời kỳ vàng son của phong trào bình dân học vụ chống giặc dốt đi đôi với chống giặc đói mà Bác Hồ đã nhấn mạnh sau khi thành lập nước năm 1945. Ngày 15/9/1977 trên ngọn đồi thoáng rộng trên bờ sông Tiên (thuộc thôn Hữu Lâm – Tiên Kỳ) lễ khai giảng đơn sơ nhưng trang trọng của trường Phổ thông trung học Huỳnh Thúc kháng được tổ chức. Từ đây học trò Tiên Phước sau khi học

hết cấp II không còn chịu cảnh cơm đùm gạo gói đến các huyện bạn học nhờ. Từ đây những học trò nghèo hiếu học của xứ Tiên đã có nơi để tiếp nhận tri thức.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tiên phước, vùng đất học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w