Rồi hòa bình lặp lại,bộ mặt quê hương từng bước thay đổi, kinh thế xã hội liên tục tăng, đời sông nhân dân dược nâng cao thì vấn đề học tập của con em chúng ta dược đầu tư một cách chu đáo. Và kết quả thật đang tự hào khi Tiên Phước vẫn là một huyện nghèo nhưng nền giáo dục vẫn phát triển. Năm 2005, Tiên Phước có 47 trường học, trong đó có 15 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 14 trường trung học cơ sở, 2 trường phổ thông trung học và một Trung tâm Giáo dục thường xuyên đã vận động 24.277 học sinh các cấp học đến trường. Bình quân có 3 người dân thì có 1 người đi học. Như vậy sau một chặng dường dài vùng đất học đã có bộ mặt khác hẳn, sự nghiệp giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí.
Năm 1978 hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ cho 90% dân số trong độ tuổi từ 15- 35 tuổi. Đến 1997 hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiiểu học, năm 2005 có 30% số xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, thúc đẩy mở rộng thêm 1 trường PTTH Phan Châu Trinh vào năm 2002 của huyện đã giả quyết nhu cầu học tập cho con em của nhân dân huyện ta. Có hàng ngàn học sinh vào học đại học, cao dẳng, trung cấp đạt trình độ tạo ra nguồn nhân lực lao động dồi dào và có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh thế xã hội ở địa phương và cả nước.
Một thực tế hiện nay là vùng đát học Tiên Phước vẫn con không ít những gia đình nghèo không có điều kiện dưa con em đến trường, nhất là muốn học lên cao lai càng khó khăn hơn. Trong lúc đó, phong trào xã hội hóa giáo dục ở nhiều nơi còn chuyển biến chậm, các lực lượng xã hội chưa hỗ trợ cho các cơ sở giáo duc. Với truyền thống hiếu học, noi gương sang của các nhà chí sĩ yêu nước, thanh niên, học sinh đã hưởng ứng tích cực phong trào “vì ngày mai lập nghiệp” phát huy tính sáng tạo, tưl ực tự cường, vượt khó học tốt…Ngay nay số lượng tốt nghiệp cấp III thi đỗ vào các trường đại học, cao dẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều, trong đó có rất nhiều người đem lại vinh dự cho quê hương như Trương Hoàng Thục Vũ, Lê Văn Minh, Võ Tuấn Nhân, Võ Văn Toàn, Ngô Văn Minh, Duơng Thế
Huy, Trần Thị Hồng Nhung… Trong nay đã có những vị là tiến sĩ, thạc sĩ đang công tác cac trương đại học cũng như cơ quan có tiếng trong cả nước.
Phát huy truyền thống hiếu học và để thực hiện mục tiêu phat triển sự nghiệp giáo dục, hàng tỷ đồng đã được huy động từ nhiều nguồn vốn để mở rộng và kiên cố hệ thống cơ sở vật chất, quy mô giáo dục và đội giáo viên phát triển cả và số luợng lẫn chất lượng. Nhưng chúng ta cần tăng cường hoạt động khuyến học khuyến tài phá triển đều khắp các địa phương, cơ quan, trường học và tộc họ… Trong công tác dạy học hiện nay ở một số trường còn phổ biến dạy chữ đơn thuần mà chưa chú trọng đến dạy người, công tác thực hành trong giáo dục khó có điều kiện để tổ chức do đó chất lượng giáo dục chưa ngang tầm so với yêu cầu đặt ra.
Vì vậy, muốn xây dựng một nền giáo dục để xứng đáng với vùng đất học thì ngoài sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, chúng ta cần phải xây dựng được ý thức ai cũng có trách nhiệm đóng góp cho sự ngiệp giao dục để tạo điều kiện cho nhu cầu học tập tốt hơn. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục ở các cấp học, bậc học, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội “học tập”. Thành lập các trung tâm học tập ở cộng đồng, đẩy mạnh hoạt động xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài nhằm góp phần nâng cao dân trí tạo điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần nhày càng phong phú cho nhân dân.
Nhìn lại qua khứ là cần thiêt để ta đi tiếp, truyền thống hiếu học là động lực để mỗi người xá định rõ hơn về trách nhiệm của mình hôm nay và mai sau. Việc học là không phải chuyện dễ dàng, phải cần sự nỗ lực học tập không ngừng của chúng ta. Học pải đi đôi với hành, học để làm một người có ích cho xã hội giống như những nhà khoa bảng của Tiên Phước đã sống hết mình vì dân, vì nước. Những con chim "đầu dàn" khi đã thành đạt trên con đường học vấn, họ không trở về phục vụ quê hương mà họ tìm một chân trời mới xứ người khi mà Tiên Phước vẫn còn nghèo. Phải chăng đây là vấn đề khó khăn hiện nay của địa phương.
Truyền thống hiếu học là một nét văn hóa lớn của con người xứ Tiên, nên ta cần tìm hiểu cho thật đầy đủ để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa này. Chắc chắc mỗi
người nơi đây tự hào vì cha ông mình đã để lại một di sản văn hóa lớn, làm động lực để con cháu tiếp tục học hành và cống hiến tài trí cho quê hương.
* Tài liệu kham khảo
• Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Tiên Phước(1858-1975)_2003.
• Quảng Nam đất nước và nhân vật_ Nguyễn Quang Thắng, NXBVH-TT_2001. • Đặc san Tiên Phước anh hùng_1996.
• Phan Châu Trinh cuộc đời và tác phẩm_Nguyễn Quang Thắng, Nxb Văn học_1992.
• 100 năm trường tân học Phú Lâm và nhà thực hành duy tân xuất sắc- Lê Cơ_ Sở vh-tt tỉnh Quảng Nam_2006.
• Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918_ Nguyễn Ngọc Cơ_2006. * Phụ lục.
• Phó bảng: một học vị sau tiến sĩ, tên những người đậu tiến sĩ ghi ở bảng chánh (Giáp khoa), còn phó bảng thì ghi ở bảng phó(Ất khoa). Văn bằng này chỉ có ở nước ta vào đời nhà Nguyễn (1802-1945)mà thôi, danh hiệu phó bảng tương đương tiến sĩ. Người nào đỗ phó bảng sẽ không được thi tiến sĩ nữa.
• Duy tân: phong trào đấu tranh đòi thay đổi theo cái mới, cái tiến bộ, bỏ cái cũ, cái lạc hậu trong đời sống xã hội, xây dựng đất nước.
• Tân học: là nền giáo dục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc nền giáo dục Pháp và phương Tây.