1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015

85 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Tác giả Đặng Thị Hà
Trường học Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam
Chuyên ngành Kế hoạch sản xuất
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 153,22 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP (6)
    • 1. Cơ sở lý luận (6)
      • 1.1. Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (6)
        • 1.1.1. Khái niệm về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (6)
        • 1.1.2. Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (6)
        • 1.1.3. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp (8)
        • 1.1.4. Tổ chức công tác kế hoạch trong doanh nghiệp (9)
      • 1.2. Chức năng và nguyên tắc kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (9)
        • 1.2.1. Chức năng kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (9)
        • 1.2.2. Các nguyên tắc kế hoạch hoá doanh nghiệp (9)
      • 1.3. Quy trình kế hoạch hoá doanh nghiệp và các bước soạn lập kế hoạch 11 1. Quy trình kế hoạch hoá trong doanh nghiệp (11)
        • 1.3.2. Các bước soạn lập kế hoạch (12)
      • 1.4. Khái quát các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng (14)
        • 1.4.1. Kế hoạch Marketing (14)
        • 1.4.2. Kế hoạch sản xuất và dự trữ (14)
        • 1.4.3. Kế hoạch nhân sự (15)
        • 1.4.4. Kế hoạch tài chính (15)
        • 1.4.5. Kế hoạch R&D (15)
        • 1.4.6. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng (15)
      • 1.5. Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp (16)
        • 1.5.1. Vai trò sản xuất và kế hoạch hóa hoạt động sản xuất (16)
        • 1.5.2. Kế hoạch năng lực sản xuất (19)
        • 1.5.3. Kế hoạch hoá các nguồn sản xuất (19)
    • 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong loại hình (22)
      • 2.1. Các nhân tố bên ngoài (22)
      • 2.2. Các nhân tố bên trong (23)
        • 2.2.1. Vốn (23)
        • 2.2.2. Nhân sự (24)
        • 2.2.3. Chất lượng sản phẩm (24)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN – TKV GIAI ĐOẠN 2006 – 2009 (26)
    • 1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty Cổ phần than Cao Sơn - TKV (26)
      • 1.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần than Cao Sơn (26)
      • 1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty Cổ phần than Cao Sơn (27)
      • 1.3. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty Cổ phần than (28)
        • 1.3.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất (28)
        • 1.3.2. Đặc điểm về lao động (28)
        • 1.3.3. Đặc điểm về thiết bị - công nghệ (28)
    • 2. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than (30)
      • 2.1. Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn (30)
      • 2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty Cổ phần than Cao Sơn (31)
      • 2.3. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty (31)
        • 2.3.1. Hạn chế (31)
        • 2.3.2. Nguyên nhân (32)
    • 3. Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than (33)
      • 3.1.1. Thực trạng công tác thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009 (33)
      • 3.1.2. Thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất dưới góc độ kết quả sản xuất (37)
      • 3.1.3. Thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất dưới góc độ yếu tố sản xuất (44)
      • 3.2. Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần (52)
        • 3.2.1. Trong đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng (52)
        • 3.2.2. Trong việc huy động vốn – tài chính (53)
        • 3.2.3. Trong việc nâng cao năng suất lao động (54)
        • 3.2.4. Về quản lý chi phí (54)
        • 3.2.5. Trong tổ chức, điều hành khai thác, sản xuất than (55)
        • 3.2.6. Trong công tác bảo vệ môi trường (56)
  • CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN ĐẾN NĂM 2015 (0)
    • 1. Bối cảnh và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015 (57)
      • 1.1. Bối cảnh phát triển của công ty đến năm 2015 (57)
        • 1.1.1. Những thuận lợi (57)
        • 1.1.2. Những khó khăn (58)
      • 1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty giai đoạn 2010 – 2015 (58)
        • 1.2.1. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch (58)
        • 1.2.2. Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty giai đoạn 2010 – 2015 (59)
    • 2. Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần (62)
      • 2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty (62)
        • 2.1.1. Hoàn thiện phương pháp xây dựng kế hoạch (62)
        • 2.1.2. Hoàn thiện quy trình xây dựng kế hoạch (63)
        • 2.1.3. Xây dựng các hệ thống kế hoạch tác nghiệp (64)
      • 2.2. Giải pháp nâng cao việc thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty (64)
        • 2.2.1. Giải pháp về phương hướng đầu tư (64)
        • 2.2.2. Giải pháp thực hiện huy động vốn - tài chính (65)
        • 2.2.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động (66)
        • 2.2.4. Giải pháp về quản lý chi phí (67)
        • 2.2.5. Giải pháp về tổ chức điều hành khai thác, sản xuất than (69)
        • 2.2.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường (69)
    • 3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015 (70)
      • 3.1. Kiến nghị với Chính phủ (70)
      • 3.2. Kiến nghị với Tập đoàn TKV (71)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................73 (0)
  • PHỤ LỤC........................................................................................................75 (0)

Nội dung

LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Cơ sở lý luận

1.1 Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

Kế hoạch hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hóa doanh nghiệp) là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch hóa doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra Công tác này bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch.

1.1.2 Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

1.1.2.1 Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp lệnh mang tính toàn diện, chi tiết do cơ quan quản lý cấp trên giao xuống, dựa trên cơ sở cân đối chung cho toàn nghành, toàn nền kinh tế Hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh là cơ sở điều tiết cho mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò lớn nhất của cơ chế này là có năng lực tạo ra các tỷ lệ tiết kiệm, tính lũy rất cao, thực hiện được những cân đối cần thiết trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức cung ứng các nguồn lực cần thiết để tạo ra tăng trưởng nhanh Nhờ có cơ chế này mà Nhà nước đóng vai trò điều tiết và quản lý toàn diện, trực tiếp các vấn đề về kinh tế, có khả năng tập trung nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu và các lĩnh vực cần ưu tiên trong từng thời kỳ nhất định Các đơn vị kinh tế xem như là những tế bào trong tổng thể nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo những mục tiêu thống nhất từ trên xuống.

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung áp dụng ở nước ta trong một thời kỳ dài và đem lại những kết quả đáng kế, nhất là trong những năm Việt Nam thực hiện cuộc kháng cung cấp một lượng của cải vật chất đáng kể, phục vụ kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tuy nhiên, kế hoạch hoá theo mô hình tập trung mệnh lệnh không phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cho sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân với những hạn chế sau:

- Hạn chế tính năng động, tính sáng tạo, tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thích nghi với những điều kiện thị trường.

- Nền kinh tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, nhất là trong logic của kinh tế cầu.

- Hạn chế tính năng động về công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vì không có cơ chế khuyến khích cho ra đời sản phẩm mới.

- Hiệu quả kinh tế rất thấp do không có những chỉ số chi phí kinh tế tương đối và không có cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho tính hiệu quả và trừng phạt đối với sự phi hiệu quả.

1.1.2.2 Trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch hoá vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp với những vai trò như sau:

- Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu.

Kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, các hoạt động của kế hoạch hoá là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này Kế hoạch hoá thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của tập thể và đảm bảo thực hiện các mục tiêu với chi phí thấp nhất Việc quản lý bằng kế hoạch giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra trong những biến động thị trường để quyết định nên làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm trong một thời kỳ nhất định.

- Công tác kế hoạch hoá với việc ứng phó những bất định và thay đổi của thị trường Việc lập kế hoạch nhằm giúp các nhà quản lý tìm các cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đặt ra, phân công, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống tổ chức, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động dể đảm bảo thực hiện được mục tiêu kế hoạch và ứng phó với những bất ổn định trong kinh doanh.

- Công tác kế hoạch hoá với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp Công tác kế hoạch hoá chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp, tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hiện các phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, đảm bảo cho sản xuất không bị rối loạn và ít tốn kém.

1.1.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Theo góc độ thời gian

• Kế hoạch dài hạn: là kế hoạch bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm

• Kế hoạch trung hạn: là kế hoạch định cụ thể hoá những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các thời gian ngắn hơn thường là 3 hoặc 5 năm.

• Kế hoạch ngắn hạn: là các kế hoạch hàng năm, kế hoạch tiến độ, hành động có thời gian dưới 1 năm: kế hoạch quý, tháng Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.

Ba loại kế hoạch ngắn, trung và dài cần được liên kết chặt chẽ với nhau và không phủ nhận lẫn nhau.

1.1.3.2 Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch

Kế hoạch chiến lược được áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó Kế hoạch chiến lược xuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp chứ không phải từ sự kỳ vọng của doanh nghiệp, vì vậy nó thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệp với các hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài hoạt động doanh nghiệp.

• Kế hoạch chiến thuật (tác nghiệp):

Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh: kế hoạch sản xuất, kế hoach marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp.

Kế hoạch chiến lược tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tương lai của doanh nghiệp, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quan đến tất cả các lĩnh vực và các bộ phận của doanh nghiệp, quy trình kế hoạch hoá chiến lược đòi hỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạo, trong khi kế hoạch hoá tác nghiệp huy động tất cả các cán bộ phụ trách bộ phận.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong loại hình

2.1 Các nhân tố bên ngoài Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là với doanh nghiệp thực hiện chức năng sản xuất Điều kiện tự nhiên lại là một yếu tố khó dự báo trước được Nếu điều kiện tự nhiên tốt thì sẽ giúp cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và tạo ra được lợi thế so sánh với các doanh nghiệp khác Doanh nghiệp cần phát huy và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác tốt những lợi thế đó

Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Các yếu tố vĩ mô thường có nhiều ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại rất khó nắm bắt được như chu kỳ kinh doanh, lạm phát, lãi suất, xu hướng tăng trưởng kinh tế, Khi chu kỳ kinh tế đi lên, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, điều này làm cho nhu cầu các yếu tố đầu vào tăng và ngược lại.

Các yếu tố chính trị - pháp luật: Mọi doanh nghiệp hoạt động phải tuân thủ

Pháp luật của Nhà nước Việc phân tích các nhân tố thuộc chính trị - pháp luật, đặc biệt là khi nó có sự thay đổi có vai trò quan trọng đối với quá trình phân tích thị trường, dự báo nhu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp Tác động của các yếu tố này dễ dự đoán hơn và mức độ ảnh hưởng ít rõ ràng hơn.

Các yếu tố về văn hoá - xã hội: Tác động trực tiếp đến nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp, đồng thời tác động trực tiếp tới việc sản xuất cái gì để đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm của thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.

Các yếu tố về công nghệ: Sự thay đổi về công nghệ khó dự đoán và đánh giá nhưng lại có tác động rất lớn đến kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp và nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp Máy móc thay thế sức lao động của con người, việc áp dụng công nghệ mới, máy móc thiết bị hiện đại sẽ làm giảm nhu cầu lao động, giảm chi phí sản xuất Tuy nhiên, việc giảm nhu cầu ở bộ phận này có thể làm tăng nhu cầu ở bộ phận khác Nhu cầu giảm sẽ xảy ra ở bộ phận lao động phổ thông nhưng sẽ làm tăng nhu cầu lao động có chuyên môn vận hành, tay nghề cao.

Thị trường đầu vào - đầu ra: Đây là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xu hướng toàn cầu hoá đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, từ đó mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Cạnh tranh: Khi mà xu thế nền kinh tế ngày càng chuyển dần sang tự do, bình đẳng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt Chỉ có việc vượt qua được các đối thủ cạnh tranh của mình thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được Cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp quản lý tiến bộ hơn và nâng cao trình độ của người lao động.

2.2 Các nhân tố bên trong

Vốn là điều kiện không thể thiếu cho mỗi doanh nghiệp Bất cứ hoạt động đầu tư hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần sử dụng đến vốn Do vậy để đảm bảo cho hoạt động doanh nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu về vốn và phải có một kế hoạch tích lũy cũng như sử dụng tối ưu nhất lượng vốn của mình.

Các doanh nghiệp sử dụng vốn nhằm mở rộng đầu tư vào một sản phẩm hoặc một thị trường hiện có, hay tham gia vào một ngành kinh doanh mới, nghiên cứu sản phẩm mới, hay thay thế các tài sản hiện có, đầu tư mua sắm tài sản cố định,trang thiết bị Tất cả những tài sản này được sử dụng cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn Nhờ có vốn doanh nghiệp sẽ có khả năng mở rộng đầu tư sản xuất Tuy nhiên, với nguồn vốn vay doanh nghiệp cần phải tính đến kế hoạch trả nợ cho hợp lý.

Cũng như vốn, nhân sự cũng là một yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Nhân sự chính là đội ngũ lao động với những trình độ và kỹ năng nhất định đảm nhiệm những nhiệm vụ tương ứng Nói đến nhân sự là nói đến con người cụ thể với những hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích, cảm xúc, văn hóa và cách ứng xử riêng biệt Do đó, quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp Quản lý nhân sự tốt có nghĩa là giúp doanh nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp những người lao động với trình độ và kỹ năng phù hợp vào đúng vị trí và đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp hoàn thành được những mục tiêu của mình Muốn như vậy, doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch nhân sự phù hợp Kế hoạch nhân sự sẽ là cơ sở để xây dựng một cách hợp lý các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai Đồng thời, kế hoạch nhân sự cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt được thực chất đội ngũ lao động trong doanh nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn, các tiềm năng cần được khai thác, cũng như xác định được số tiền công để trả cho người lao động.

2.2.3 Chất lượng sản phẩm Đối với những doanh nghiệp sản xuất, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng, là kết quả của quá trình sản xuất Nó thể hiện hiệu quả và trình độ của quy trình sản xuất, quản lý, công nghệ của mỗi doanh nghiệp Nó yêu cầu doanh nghiệp cần phải có kế hoạch nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp đạt tiêu chuẩn và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín với khách hàng Các cơ hội bán hàng, danh tiếng của công ty đối với cộng đồng và thị trường đều phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định xem doanh nghiệp có thể đứng vững được trên thương trường, đánh bại đối thủ cạnh tranh hay không

Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của tất cả các công đoạn trong dây truyền sản xuất, từ quá trình sản xuất nguyên liệu thô, thu mua, sản xuất và phân phối, cũng như tay nghề của người lao động Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm nhất định kết hợp với đội ngũ quản lý tốt để thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm qua từng công đoạn thì mới có thể đảm bảo chất lượng tốt cho sản phẩm của mình và được thị trường chấp nhận.

Như vậy, kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được coi như một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, bao gồm nhiều giai đoạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch, trong đó bước xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên và đóng vai trò quan trọng nhất Vai trò của công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp thể hiện khác nhau trong các nền kinh tế khác nhau.

Kết quả của quá trình soạn lập kế hoạch là một hệ thống các kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành Để có hệ thống kế hoạch tốt và đạt hiệu quả cao cần thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng kế hoạch theo nhiều bước có liên quan mật thiết với nhau và cần quan niệm đây là công việc của tất cả mọi thành phần trong doanh nghiệp.

Chương I chúng ta đã làm rõ được những lý luận cơ bản về kế hoạch hóa hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp Sang chương II chúng ta sẽ đi tìm hiểu thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất của một công ty cụ thể.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN – TKV GIAI ĐOẠN 2006 – 2009

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty Cổ phần than Cao Sơn - TKV

1.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần than Cao Sơn

Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Than Cao Sơn – TKV trước đây là Xí nghiệp Xây dựng Mỏ than Cao Sơn được thành lập ngày 06/06/1974 do Liên xô giúp đỡ thiết kế và xây dựng Đến ngày 26/05/1982, xí nghiệp phát triển thành Mỏ than Cao Sơn với trữ lượng than nguyên khai công nghiệp toàn mỏ là 70.235.000 tấn than Ngày 16/10/2001, mỏ đổi tên thành Công ty than Cao Sơn. Ngày 08/08/2006, công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Than Cao Sơn – TKV là công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Ngày 02/01/2007, công ty chính thực hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty Cổ phần số 22 03 000748 cấp ngày 02/01/2007, đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh với tổng số vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

Sau 33 năm (1974 - 2007) liên tục phấn đấu trưởng thành, vừa xây dựng con người mới vừa áp dụng công nghệ khai thác, thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới của các nước Mỹ, Nhật, Thuỷ Điển, Nga… công ty đã khai thác được 27.000.000 tấn than, bốc xúc và vận chuyển được 199.000.000 m 3 đất đá, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao động của Đảng và Nhà nước trao tặng.

Vị trí địa lý: Công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long 30km về phía Bắc Công ty có toạ độ địa lý như sau: Từ 80685’ đến 81078’ vĩ độ Bắc Khai trường mỏ có diện tích 6 km 2 nằm cách thị xã Cẩm Phả

15 km về phía Đông Bắc Phía Đông giáp khai trường Công ty than Cọc Sáu, phíaNam giáp khai trường Công ty than Đèo Nai, phía Tây giáp công trường Công ty than Thống Nhất và Công ty than Nội Địa, phía Bắc giáp khai trường công ty thanMông Dương và Công ty than Khe Tràm.

Chức năng: Công ty Cổ phần than Cao Sơn là doanh nghiệp khai thác than phục vụ cho các ngành khác như điện, xi măng, và nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của công ty Cổ phần than Cao Sơn là bóc đất, khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than Là công ty con của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam – TKV, công ty có nhiệm vụ phải thực hiện những chỉ thị, yêu cầu của Tập đoàn về sản lượng khai thác và tiêu thụ than, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mội trường,…

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV là công ty Cổ phần chuyển đôi từ doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 2041/QĐ

- BCN ngày 8/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2203000748, đăng ký lần đầu ngày 2/1/2007 Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm:

- Khai thác, chế biến, kinh doanh than và các loại khoáng sản khác.

- Xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng và san lấp mặt bằng.

- Chế tạo, sửa chữa, gia công các thiết bị mỏ, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí.

- Sản xuất các mặt hàng bằng cao su.

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Quản lý, khai thác cảng và bến thuỷ nội địa.

- Vận tải dường bộ, đường thuỷ, đường sắt.

- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá.

1.2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty Cổ phần than Cao Sơn

Cơ cấu quản lý và điều hành của công ty Cổ phần than Cao Sơn bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban Trong đó, Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong điều hành và quản lý công ty Các phòng ban phối hợp với nhau trong việc quản lý các bộ phận cấp dưới đồng thời chịu sự quản lý và chịu trách nhiệm với cấp trên Bên dưới có các phân xưởng và các công trường có nhiệm vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà bên trên giao xuống (Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty xem Phụ lục 1).

1.3 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty Cổ phần than Cao Sơn

1.3.1 Đặc điểm về tổ chức sản xuất

Công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV được tổ chức sản xuất theo 2 chế độ:

- Khối phòng ban chỉ đạo sản xuất thực hiện chế độ làm việc theo giờ hành chính một ngày làm việc 8 tiếng và nghỉ thứ 7, chủ nhật.

- Khối các công trường, phân xưởng sản xuất và phục vụ sản xuất thực hiện tuần làm việc gián đoạn, ngày làm việc 3 ca, mỗi ca 8 tiếng, với lịch đảo ca nghịch Ca 1 từ 8h - 16h, ca 2 từ 16h - 24h, ca 3 từ 0h - 8h.

1.3.2 Đặc điểm về lao động

Lao động của công ty gồm có cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, công nhân phục vụ, phụ trợ, công nhân trực tiếp sản xuất, khối dân Đảng và Đoàn viên thanh niên Do đặc thù là công ty sản xuất kinh doanh than là chính nên số lượng lao động trực tiếp sản xuất than chiếm một tỷ trọng khá lớn Lao động của công ty là lao động đã qua đào tạo trung cấp, dạy nghề, cao đẳng và đại học, đảm bảo tỷ lệ cán bộ chuyên môn trên số công nhân.

Hiện nay, công ty có tổng số 3.500 cán bộ công nhân viên Trong đó, có 162 cán bộ lãnh đạo, 150 cán bộ chuyên môn, 230 công nhân phụ trợ, 2.950 công nhân trực tiếp và 8 người thuộc khối dân Đảng Tỷ lệ cán bộ chuyên môn trên số công nhân bằng 1:20.

1.3.3 Đặc điểm về thiết bị - công nghệ

Công ty tiến hành khai thác than theo phương pháp khai thác lộ thiên Khai thác than lộ thiên là tổng hợp tất cả các hoạt động khai thác mỏ tiến hành nhằm thu hồi than từ lòng đất (cả trên mặt đất và trong lòng đất), trong đó có sử dụng thiết bị khoan nổ, bốc xúc để tách riêng đất và than nguyên khai Hệ số bóc đất đá là tỷ số giữa khối lượng đất đá phải bóc với khối lượng than khai thác được Qua các năm hệ số bóc đất đá của công ty tăng dần, năm 2009, hệ số bóc đất đá đạt 8,39 m 3 /tấn.

Sàng tuyển Máng ga đi Cửa Ông

Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn

Hiện nay, về thiết bị khai thác, công ty có 18 máy khoan các loại, 20 máy xúc điện, 16 máy xúc thuỷ lực Về thiết bị vận tải, công ty có 265 xe các loại (Chi tiết xem Phụ lục 2).

1.3.3.3 Các khâu sản xuất phụ trợ

- Phân xưởng cảng: Sàng tuyển và chế biến than.

- Phân xưởng môi trường và xây dựng: Xây dựng các đường sá, các tuyến vận tải cố định hay tạm thời phục vụ cho sản xuất, san gạt bãi thải làm đường sá.

- Phân xưởng cơ điện và sửa chữa ôtô: Sửa chữa các thiết bị cơ điện, thiết bị vận tải.

- Phân xưởng cấp thoát nước: Bơm thoát nước, cấp nước tưới đường.

- Phân xưởng trạm mạng: Cung cấp điện phục vụ sản xuất, nhu cầu chiếu sáng và đảm bảo thông tin liên lạc.

Bảng 2.1 Hệ thống mở vỉa của công ty Cổ phần than Cao Sơn

Chiều dày đá kẹp xúc lẫn (m) Độ cứng đất đá nổ mìn Fbq

(Nguồn: Báo cáo nghiệm thu khối lượng mỏ 2009 – CTCP than Cao Sơn)

Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than

2.1 Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn

Kế hoạch sản xuất của công ty được xây dựng cho từng năm và thường được lập vào quý IV Kế hoạch sản xuất của công ty được lập dựa trên những căn cứ sau:

- Công văn của Tập đoàn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch sản xuất theo từng năm Định mức về sản lượng khai thác, tiêu thụ than, những định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho công ty khai thác than lộ thiên.

- Những quy định của Nhà nước về chế độ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động cũng như nghĩa vụ nộp thuế của công ty.

- Tình hình tài nguyên than của công ty qua những tài liệu thăm dò địa chất các vỉa khai thác của công ty, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tình hình tài chính, thiết bị sản xuất, lực lượng lao động của công ty.

- Giá vật tư, nhiên liệu, điện năng tính theo mặt bằng giá quý III.

- Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

2.2 Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty Cổ phần than Cao Sơn

Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty trải qua 4 bước:

- Bước 1: Soạn lập kế hoạch: Công ty nhận các mục tiêu, nhiệm vụ về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ than, triển khai kế hoạch của Tập đoàn TKV giao xuống. Sau đó, công ty lập và giao kế hoạch sản xuất, khoán chi phí và giá thành sản phẩm cho các đơn vị trong công ty theo từng tháng, quý để các đơn vị tổ chức thực hiện.

- Bước 2: Tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch: Sau khi kế hoạch được lập, kế hoạch được giao cho các đơn vị cấp dưới Các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ của đợn vị mình, đồng thời phối hợp với các bộ phận khác để cùng thực hiện nhiệm vụ chung của toàn công ty Trong đó chú ý tới yêu cầu về tiến độ thời gian, quy mô và chất lượng công việc.

- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kế hoạch: Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch khó tránh khỏi những rủi ro và những phát sinh đi kèm, do đó, căn cứ vào kế hoạch đã giao, hàng tháng, quý công ty đều tổ chức kiểm điểm, rà soát lại các chỉ tiêu thực hiện từ cấp công ty đến các phân xưởng để làm rõ trách nhiệm quản lý, điều hành kế hoạch, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, chất lượng công việc thực hiện, tìm ra nguyên nhân để có thể xử lý cho kịp thời nhằm đạt được mục tiêu các kế hoạch đề ra.

- Bước 4: Điều chỉnh kế hoạch: Từ những phân tích về hiện tượng không phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch và lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

2.3 Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty

2.3.1.1 Hạn chế trong cơ sở và phương pháp xây dựng kế hoạch

- Với những định mức kinh tế - kỹ thuật, sản xuất, tiêu thụ than do TKV giao xuống, công ty không thể tự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình Cùng với sự biến động mau lẹ của thị trường như giá cả, lạm phát,lãi suất,… nên công ty phải thường xuyên phải có những hành động điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với những chỉ tiêu TKV giao cho Thậm chí, ngay cả giá cả tiêu thụ than của công ty cho Tuyển than Cửa Ông và công ty Cảng Kho Vận cũng là doTKV quyết định Nếu trong quá trình khai thác, vận chuyển than, gặp điều kiện không thuận lợi thì sẽ làm tăng chi phí sản xuất than, do đó làm tăng giá bán than.Như vậy, công ty sẽ phải chịu thua lỗ.

- Trong quá trình xây dựng kế hoạch cho năm tới, giá vật tư, nhiên liệu, điện năng,… được sử dụng là giá của quý III năm hiện tại nên không thể đảm bảo độ chính xác trong việc tính giá cả của chúng trong bản kế hoạch trong trường hợp lạm phát, lãi suất tăng cao hay khi thị trường kinh tế trong nước cũng như thế giới có biến động bất thường Ví dụ như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 vừa qua.

2.3.1.2 Hạn chế trong quy trình xây dựng kế hoạch

- Sau khi nhận được các nhiệm vụ, mục tiêu về khối lượng sản xuất kinh doanh, tiêu thụ than do TKV giao xuống, công ty tiến hành lập kế hoạch cho cả năm, từng quý, từng tháng với những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho các đơn vị cấp dưới, do đó, bản kế hoạch sẽ không được linh hoạt, mềm dẻo, thiếu tính định hướng và khó có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Việc lập kế hoạch là do các nhà kế hoạch, các nhà lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm Người lao động không có quyền tham gia vào quá trình này.

- Đối với công ty Cổ phần than Cao Sơn các kế hoạch chức năng chủ yếu bao gồm kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu và triển khai; còn kế hoạch Marketing không rõ ràng

- Công ty Cổ phần than Cao Sơn là công ty con của Tập đoàn TKV, do đó, mọi nhiệm vụ, mục tiêu, mọi định mức sản xuất, tiêu thụ than, thậm chí giá thành sản phẩm của công ty đều do TKV giao xuống.

- Thị trường trong nước và thế giới có những biến đổi liên tục hàng ngày.

- Công ty tiến hành lập kế hoạch theo phương pháp truyền thống mà không áp dụng theo phương pháp “cuốn chiếu”.

- Không cho người lao động tham gia vào quá trình soạn lập kế hoạch do chưa đánh giá được hết vai trò quan trọng của họ.

- Công ty với sản phẩm chính là than và phân phối qua Tập đoàn nên vai trò của kế hoạch Marketing trong việc điều phối khối lượng sản xuất, cũng như lực lượng lao động, nguồn lực tài chính,… là không rõ.

Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than

3.1 Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 - 2009

3.1.1 Thực trạng công tác thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009

Trong 4 năm qua từ năm 2006 đến năm 2009, nhìn chung, công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh Hầu như các chỉ tiêu đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước Để đạt được điều đó là do công ty đã nhiều cố gắng trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công nghệ, máy móc trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cũng như tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Khối lượng than khai thác được của công ty hầu như tăng nhanh qua các năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Năm 2006, khối lượng than khai thác được là 2.960 nghìn tấn Năm 2007 là 3.206 nghìn tấn, tăng 8,31% so với năm trước và đạt 100,2% kế hoạch Năm 2008 khối lượng than khai thác được là 3.202 nghìn tấn, giảm 0,12% so với năm 2007 và đạt 100,06% kế hoạch Năm 2009, khối lượng than khai thác được là 3.476 nghìn tấn, tăng 8,56% so với năm 2008 và đạt 105,3% so với kế hoạch Năm 2006, 2007 khối lượng than khai thác tăng dần, nhưng tới năm

2008 thì lại giảm đi là do cuối năm 2007, kinh tế thế giới bắt đầu đi vào khủng hoảng và nó chính thức gây ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam vào năm 2008 Do đó, việc tiêu thụ than có phần sụt giảm, sản lượng than khai thác vì thế cũng ít đi. Nhưng đến năm 2009, nền kinh tế cũng đã bắt đầu có những biến chuyển, dần dần ra khỏi khủng hoảng, do vậy lượng than khai thác lại tăng lên Sau đây là bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009, cụ thể các chỉ tiêu xem tại Phụ lục 3.

Bảng 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Than Cao Sơn – TKV giai đoạn 2006 – 2009

TT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện

3 Giá trị gia tăng Tr.đồng 345.771 395.892 432.989 460.003 521.054 484.489 500.576

4 Vốn đầu tư XDCB Tr đồng 112.540 245.208 252.193 285.029 297.415 212.235 211.334

5 Lao động và thu nhập

Lao động BQ danh sách 3.455 3.480 3.500 3.510 3.595 3.507 3.500

Lao động định mức BQ 3.545 3.473 3.565 3.515 3.620 3.478 3.510

5.2 Thu nhập BQ 1người/tháng Tr.đ/người/tháng

Thu nhập BQ danh sách 3,576 3,904 4,331 3,904 5,179 4,500 4,565

Thu nhập lao động định mức 3,558 3,900 4,005 3,918 5,144 4,600 4,603

6 Giá bán than BQ chưa có thuế Đồng/Tấn 412.411 407.475 423.342 630.006 699.408 523.012 585.135

7 Nộp Ngân sách Tr.đồng 38.155 47.229 53.680 73.409 75.476 83.412 96.918

Cũng tương tự như tình hình than khai thác, khối lượng than tiêu thụ cũng tăng qua các năm 2007, 2009 và giảm nhẹ vào năm 2008, nhưng các chỉ tiêu thực hiện than tiêu thụ các năm đều vượt mức so với kế hoạch đề ra Cụ thể như sau: năm 2006, khối lượng than tiêu thụ là 2.851 nghìn tấn Năm 2007 là 3.166 nghìn tấn, tăng 11,04% so với năm 2006 và đạt 109,1% so với kế hoạch đề ra Năm 2008 khối lượng than tiêu thụ đạt 3.014 nghìn tấn, giảm 4,8% so với năm 2007 và đạt 103,4% kế hoạch năm Năm 2009, khối lượng than tiêu thụ đạt 3.358 nghìn tấn, tăng 11,4% so với năm 2008 và đạt 105,3% kế hoạch Hai năm 2006 và 2007, công ty chủ yếu bán than cho công ty Tuyển than Cửa Ông, đến năm 2008 và 2009, công ty bán cho cả công ty Cảng Kho Vận với khối lượng than gần tương đương nhau

Doanh thu than của công ty năm sau đều tăng hơn so với năm trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra Năm 2006, doanh thu đạt 1.186.097 triệu đồng Đến năm

2007, doanh thu đạt 1.342.120 triệu đồng, tăng 13,15% so với năm trước và đạt 113,3% so với kế hoạch Năm 2008, doanh thu đạt 1.915.920 triệu đồng, tăng 42,7% so với năm 2007 và đạt 104,3% so với kế hoạch Năm 2008, tuy khối lượng than khai thác và tiêu thụ đều giảm hơn năm 2007 nhưng giá thành than trong năm này cao hơn các năm trước, do đó, doanh thu vẫn tăng Đến năm 2009, doanh thu đạt 1.996.672 triệu đồng, tăng 4,2% so với năm 2008 và đạt 119,7% kế hoạch năm, đạt được kết quả đó là do mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nên công ty đặt doanh thu kế hoạch năm 2009 thấp hơn các năm trước, đồng thời với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nên công ty mới có thể dễ dàng vượt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng cũng tăng nhanh qua các năm 2006, 2007, 2008, đến năm 2009 thì sụt giảm ít Giá trị gia tăng 2006 đạt 345.771 triệu đồng, năm 2007 đạt 432.989 triệu đồng, tăng 25,2% so với năm trước và đạt 109,4% kế hoạch Năm

2008, giá trị gia tăng đạt 521.054 triệu đồng, tăng 20,3% so với năm 2007 và đạt 113,3% kế hoạch Năm 2009 giá trị gia tăng đạt 500.576 triệu đồng, giảm 3,9% so với năm 2008 và đạt 103,3% so với kế hoạch Nguyên nhân là do các năm 2006 đến

2008, công ty được Nhà nước miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TTNDN=0), đến năm 2009 thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% và được miễn giảm 50%, tức là công ty phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10% Trong đó, chỉ tiêu lợi nhuận cũng tăng nhanh và đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra qua các năm, năm

2006, lợi nhuận công ty chỉ đạt 3.841 triệu đồng thì đến năm 2009 đạt 53.716 triệu đồng, tăng gấp gần 14 lần sau 4 năm.

Chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng qua các năm 2006, 2007, 2008 và sụt giảm vào năm 2009 Trong đó, chỉ tiêu vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn 2 chỉ tiêu khấu hao và vốn khác lại chiếm tỷ trọng nhỏ Năm 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 112.540 triệu đồng, đến năm 2007, 2008 lần lượt là 252.193 triệu đồng và 297.415 triệu đồng Như vậy, năm 2007 tăng 124,1% so với năm

2006, năm 2008 tăng 17,9% so với năm 2007 Nhưng đến năm 2009, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là 211.334 triệu đồng, giảm 28,9% so với năm 2008 và cũng không đạt được so với chỉ tiêu kế hoạch Năm 2008, công ty đã vay được một lượng vốn đáng kể 251.943 triệu đồng, tăng 2,65 lần so với năm 2006, nó có một vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất, đẩy doanh thu hai năm 2008 và

Tiếp theo là chỉ tiêu lao động và thu nhập, đây cũng là 2 chỉ tiêu quan trọng vì lao động là 1 trong 4 yếu tố sản xuất, nó liên quan tới yếu tố con người và thu nhập là phản ảnh tình hình đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty Nhìn chung qua 4 năm, số lượng lao động của công ty không có sự thay đổi nhiều, trung bình hàng năm công ty giải quyết cho 3.500 lao động với thu nhập bình quân 1 người 1 tháng tăng đáng kể qua các năm và đạt vượt mức so với kế hoạch đã đề ra. Năm 2006, công ty giải quyết được cho 3.455 lao động với thu nhập bình quân 3,576 triệu đồng Đến năm 2009, lao động là 3.500 người, thu nhập đạt 4,565 triệu đồng 1 người 1 tháng, tăng gần 1,3 lần so với năm 2006 Như vậy, mức thu nhập của người lao động trong công ty là khá cao so với mặt bằng chung của Việt Nam, năm 2008 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam chỉ đạt 1,417 triệu đồng 1 người

1 tháng. Đơn giá sản phẩm của công ty là do Tập đoàn TKV quyết định Nhìn chung, đơn giá sản phẩm tăng dần từ năm 2006 là 412.411 đồng/tấn giá bán than bình quân, đến năm 2008 là 699.408 đồng/tấn Đến năm 2009, đơn giá sản phẩm có chút giảm sút là 585.135 đồng/tấn Nguyên nhân năm 2008, Tập đoàn TKV tăng giá bán than là để bù lỗ chi phí và hạn chế xuất lậu than ra nước ngoài

Chỉ tiêu nộp Ngân sách bao gồm các loại thuế VAT, thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế khác và chi phí môi trường nộpNgân sách địa phương Chỉ tiêu trích nộp các quỹ tập trung Tập đoàn bao gồm quỹ thăm dò than, quỹ cấp cứu mỏ, quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ đào tạo chăm sóc sức khoẻ và quỹ môi trường Hai chỉ tiêu này cũng tăng dần qua các năm và đạt được mức kế hoạch đặt ra, riêng năm 2009, trích nộp quỹ tập trung Tập đoàn của công ty giảm so với năm 2008 do quỹ thăm dò than giảm đi đáng kể.

Sau hơn 3 năm hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần, công ty Cổ phần than Cao Sơn đã có những thành tích trong sản xuất kinh doanh khá tốt Các chỉ tiêu kế hoạch qua các năm hầu như đều đạt được kế hoạch đề ra, năm sau cao hơn năm trước, đồng thời có tốc độ tăng trưởng hợp lý Công ty đã biết phát huy những mặt thuận lợi về máy móc, kỹ thuật, nhân lực, quản lý để khắc phục những khó khăn về suy giảm kinh tế thế giới cũng như điều kiện thời tiết khắc nghiệt và những khó khăn đặc thù của việc khai thác than lộ thiên Trong thời gian tới công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để thực hiện hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

3.1.2 Thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất dưới góc độ kết quả sản xuất

3.1.2.1 Theo đơn vị sản xuất

Bảng 2.3 Sản lượng sản xuất các đơn vị qua các năm

(Nguồn: BC nghiệm thu khối lượng mỏ 2006-2009 – CTCP than Cao Sơn)

PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN ĐẾN NĂM 2015

Bối cảnh và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015

1.1 Bối cảnh phát triển của công ty đến năm 2015

Nến kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và bắt đầu đi vào ổn định và sẽ có những bước tăng trưởng cao trong những năm sắp tới Trong đó, ngành công nghiệp than và khai thác than, xây dựng thuỷ điện đang là trọng tâm phát trển kinh tế của Việt Nam Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng 9 và 10 là đầu tư sâu vào công nghệ khai thác, bốc xúc, vận chuyển và sàng tuyển than nên công ty sẽ có nhiều cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới.

Trong tình hình thời tiết càng ngày càng biến đổi nghiêm trọng, hạn hán thường xuyên diễn ra, các nhà máy thuỷ điện khó có thể đáp ứng được nhu cầu về điện tiêu thụ Do đó, trong những năm tới sẽ có thêm nhiều những công trình nhà máy nhiệt điện than đi vào hoạt động, nhu cầu về than vì thế tăng cao, do đó giá than có khả năng sẽ tăng cao hơn nữa.

Công ty được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Tập đoàn TKV Các kế hoạch và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công nghệ của Tập đoàn giao xuống là cơ sở để công ty xây dựng các kế hoạch, cân đối kế hoạch sản xuất giữa các khu vực, đáp ứng được yêu cầu nguồn than tiêu thụ và cải tạo các thông số của hệ thống khai thác, tạo điều kiện để mở rộng sản xuất.

Việc đi vào hoạt động theo hình thức công ty Cổ phần giúp công ty thiết lập đưa ra những kế hoạch sản xuất phù hợp với nguyện vọng của Cổ đông, từ đó đẩy mạnh đầu tư và khai thác than. Điều kiện tài nguyên, các khu vực khai thác, đổ thải từ nay đến 2015 và sau

2015 tương đối thuận lợi Đồng bộ thiết bị và năng lực của đồng bộ thiết bị hiện có kết hợp việc thực hiện đầu tư bổ sung hàng năm, đảm bảo thực hiện sản lượng mỏ đáp ứng được yêu cầu tốc độ tăng trưởng của sản xuất Lực lượng lao động cơ bản đáp ứng được yêu cầu Công tác quản lý, điều hành sản xuất ngày càng được củng cố.

Tình hình kinh tế đang có những biến động mạnh năm 2008 dẫn tới sự sụt giảm về nhu cầu thị trường, giá cả vật tư đầu vào tăng cao, lạm phát, lãi vay ngân hàng tăng cao làm tăng chi phí hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh than cả về lượng và giá bán Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch vì thế mà trở nên khó khăn hơn.

Chuyển sang hình thức công ty Cổ phần, công ty chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về Luật Doanh nghiệp Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của công ty. Mặt khác, là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong ngành khai thác mỏ nên hoạt động của Công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước như định hướng phát triển ngành Than và khoáng sản, xu hướng khuyến khích hay hạn chế các ưu đãi đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Tất cả những xu hướng, chính sách này đều ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty.

Khai trường mỏ khai thác của công ty ngày càng xuống sâu, các tầng bóc đất khai thác dưới mức thoát nước tự chảy, đường vận chuyển có độ dốc lớn, cung độ vận chuyển xa, chiều cao nâng tải lớn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa chất, thuỷ văn, diện tích đất đổ thải ngày càng trật hẹp, do vậy đòi hỏi trang thiết bị và công nghệ khai thác phải phù hợp mới phát huy được hiệu quả trong quá trình khai thác.

Vấn đề bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động của khai thác mỏ đến môi trường là một thách thức không nhỏ, trong đó tác động trực tiếp nhất tới công tác đổ thải và thoát nước mỏ là một trong những khâu thiết yếu của công tác khai thác lộ thiên.

1.2 Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty giai đoạn 2010 – 2015

1.2.1 Các căn cứ để xây dựng kế hoạch

Căn cứ vào công văn số 3837/TKV – KH ngày 7/7/2009 và công văn số4342/TKV – KH ngày 31/7/2009 của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam – TKV “V/ v hướng dẫn sản lượng than khai thác và xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2010”.

Căn cứ giải trình kế hoạch kỹ thuật khai thác năm 2010 của Công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV số 3951/GTKH – KTKT ngày 15/8/2009 và Biên bản xác định các chỉ tiêu kế hoạch kỹ thuật sản xuất than năm 2010 ngày 4/8/2009.

Tài liệu thăm dò địa chất các vỉa khai thác mới nhất năm 2003 và các tài kiệu bổ sung từ năm 2003 đến nay do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh lâu dài của công ty, đa dạng hóa sản phẩm khoáng sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

1.2.2 Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty giai đoạn 2010 – 2015

 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2010 – 2015

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2010 – 2015

STT Các chỉ tiêu ĐVT BQ thời kỳ

So sánh với thời kỳ

Than khai thác vỉa chính 3.700 22,4

Bán cho cảng Kho Vận 1.565 38,6

1.3 Than sạch sàng mỏ 1.000 tấn 1.665 45,1

3 Giá trị gia tăng Triệu đồng 738.417 64,1

4 Vốn đầu tư XDCB Triệu đồng 491.593 125,1

5 Lao động và thu nhập

Lao động BQ danh sách 4.412 25,6

Lao động định mức BQ 4.645 30,5

Thu nhập BQ danh sách 5.357 21,4

Thu nhập định mức BQ 5.088 17,6

6 Đơn giá sản phẩm Đồng/tấn

Giá bán than BQ chưa có thuế 674.874 27,8

Giá thành TT than có lãi vay 655.277 26,7

7 Nộp ngân sách Triệu đồng 130.967 98,3

8 Nộp quỹ tập trung TKV Triệu đồng 68.886 12,2

(Nguồn: Kế hoạch SXKD năm 2010, 2011-2015 – CTCP than Cao Sơn)

 Chỉ tiêu sản lượng sản xuất của các đơn vị giai đoạn 2010 – 2015

Bảng 3.2 Sản lượng sản xuất của các đơn vị của công ty Cổ phần than Cao Sơn bình quân giai đoạn 2010 – 2015 STT Khu vực khai thác Sản lượng sản xuất

So sánh với thời kỳ

(Nguồn: Kế hoạch SXKD năm 2010, 2011-2015 – CTCP than Cao Sơn )

 Chỉ tiêu sản lượng các chủng loại than khai thác của công ty Cổ phần

Bảng 3.3 Sản lượng các chủng loại than khai thác bình quân giai đoạn 2010 – 2015

STT Chỉ tiêu Sản lượng (1.000 Tấn)

1 Bán cho TTCÔ 2.300 a Than nguyên khai 2.200 Đất đá (15%) 330

2 Bán cho Cảng Kho Vận 1.565

(Nguồn: Kế hoạch SXKD năm 2010, 2011-2015 – CTCP than Cao Sơn )

 Chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành giai đoạn 2010 – 2015

Bảng 3.4 Chi phí sản xuất và giá thành bình quân giai đoạn 2010 – 2015 của công ty Cổ phần than Cao Sơn

STT Chỉ tiêu Chi phí sản xuất So sánh với thời kỳ

8 Chi phí bằng tiền khác 154.643 45,1

Sản lượng than tiêu thụ

(Nguồn: Kế hoạch SXKD năm 2010, 2011-2015 – CTCP than Cao Sơn )

Nhận thấy trong kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn sắp tới của công ty có các chỉ tiêu đều tăng nhiều so với những năm trước đây Sản lượng than khai thác và than tiêu thụ bình quân thời kỳ 2010 – 2015 tăng hơn 24% so với thời kỳ 2006 – 2009, do đó, doanh thu tăng 48% và giá trị gia tăng tăng 64%

Trong thời gian tới, công ty cũng sẽ đầu tư thêm nhiều vào các công trình xây dựng phục vụ cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty, với số vốn đầu tư lên tới 491.593 triệu đồng, tăng 125% so với thời kỳ 2006 -

Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần

2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty

2.1.1 Hoàn thiện phương pháp xây dựng kế hoạch

Với những định mức kinh tế - kỹ thuật, sản xuất, tiêu thụ than, giá bán than do TKV giao xuống, công ty không thể tự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt khi có sự biến động mau lẹ của thị trường Do đó, công ty cần bám sát tình hình sản xuất kinh doanh than của mình Kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng mọi công đoạn, quá trình diễn ra để khi có sự biến động bất thường xảy ra không theo đúng dự kiến thì có thể trình lên Tập đoàn ngay Từ đó có những điều chỉnh hoặc biện pháp nhất định để giúp công ty hoàn thành được những kế hoạch đặt

Kế hoạch cho những năm sắp tới của công ty sử dụng giá là giá của quý III năm hiện tại nên không thể đảm bảo độ chính xác trong việc tính giá thành hay chi phí sản xuất,… trong bản kế hoạch trong trường hợp lạm phát, lãi suất tăng cao hay khi thị trường kinh tế trong nước cũng như thế giới có biến động bất thường Do đó, công ty cần xây dựng không chỉ một mà nhiều bản kế hoạch ứng với những phương án khác nhau cho từng trường hợp điều kiện thị trường khác nhau và cho từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau.

2.1.2 Hoàn thiện quy trình xây dựng kế hoạch

Công ty tiến hành lập kế hoạch cho cả năm, từng quý, từng tháng với những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho các đơn vị cấp dưới, do đó, bản kế hoạch sẽ không được linh hoạt, mềm dẻo, thiếu tính định hướng và khó có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch Do đó, công ty cần xây dựng một bản kế hoạch mang tính định hướng nhiều hơn, giảm bớt phần định lượng, chi tiết, cụ thể quá mức trong bản kế hoạch Mặt khác, công ty không nên xây dựng kế hoạch liền một lúc cho cả năm và chi tiết tới từng tháng, quý, mà cần xây dựng kế hoạch theo phương pháp mới – phương pháp “cuốn chiếu” Có nghĩa là xây dựng kế hoạch cho từng tháng, từng quý, từng năm kế tiếp khi kế hoạch tháng, quý, năm của thời kỳ trước gần kết thúc, khi đó bản kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo sẽ chính xác hơn và cũng linh hoạt hơn rất nhiều.

Quan điểm lập kế hoạch là do các nhà kế hoạch, các nhà lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm, còn người lao động không có quyền tham gia vào quá trình này là hoàn toàn sai lầm Để công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp thực sự có hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp, cần phải quan niệm đây là không phải là công việc riêng của các nhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng ban chức năng và sẽ tốt hơn nếu lôi kéo được sự tham gia của người lao động vào việc thảo luận và soạn lập cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng, nghĩa vụ và quyền lợi của họ.

Các kế hoạch chức năng chủ yếu của công ty bao gồm kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch nghiên cứu và triển khai; còn kế hoạch Marketing không rõ ràng do đặc thù công ty là một công ty khai thác than với sản phẩm chính là than Nhưng trong thời gian tới, công ty cũng cần xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể để có thể quảng bá thương hiệu, hình ảnh công ty và chuẩn bị đa dạng hoá hình thức kinh doanh.

2.1.3 Xây dựng các hệ thống kế hoạch tác nghiệp

Các kế hoạch tác nghiệp chủ yếu như kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất và dự trữ, kế hoạch nhân sự, kế hoạch Marketing, kế hoạch R&D, công ty cần xây dựng hoàn thiện hơn hệ thống các kế hoạch tác nghiệp có liên quan như: kế hoạch phẩm cấp than, kế hoạch vật tư, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch bảo vệ môi trường và xử lý nước thải, kế hoạch huy động thiết bị khai thác, kế hoạch năng lực và huy động thiết bị, kế hoạch tồn kho than,

… trong đó, kế hoạch sản xuất và dự trữ đóng vai trò trung tâm Các kế hoạch này cần có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong những cân đối chung như: cân đối năng lực thiết bị khai thác, cân đối năng lực ô tô vận chuyển than, đất,… và phục vụ kế hoạch chung của toàn công ty Như trên đã nói, trong thời gian tới, công ty cũng cần xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể hơn để có thể quảng bá thương hiệu, hình ảnh công ty và chuẩn bị đa dạng hoá hình thức kinh doanh.

2.2 Giải pháp nâng cao việc thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty

2.2.1 Giải pháp về phương hướng đầu tư

Tại thời điểm hiện nay, năng lực thiết bị của công ty cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu sản lượng Trong các năm tới, tiếp tục đầu tư nhằm duy trì và nâng cao năng lực, thay thế các thiết bị đã hết khấu hao hoặc kém hiệu quả

Trong khâu xúc bốc, vận chuyển đất đá ưu tiên đầu tư thiết bị công suất lớn, tính linh hoạt, cơ động cao, khả năng leo dốc tốt, máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gầu lớn hơn 3m 3 , ô tô tải trọng 55-96 tấn để thay thế dần số xe BELAZ đã quá cũ, hoạt động kém hiệu quả Tiếp tục đầu tư duy trì năng lực xúc công nghệ, xúc than, xuống sâu bằng máy xúc thuỷ lực kết hợp xe ô tô tải trọng 15-30 tấn phù hợp đường dốc, tầng hẹp Đầu tư các máy xúc thuỷ lực phải gắn liền với việc nâng cao trình độ làm chủ các thiết bị công nghệ hiện đại này

Tiếp tục đầu tư cho công tác chế biến với tiêu chí chủ đạo là khai thác có hiệu quả theo các phương án tiên tiến, công nghệ khai thác có chọn lọc để thu hồi tối đa và tiết kiệm tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường Phải đảm bảo tăng doanh thu và tăng lợi nhuận theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình đầu tư phải quan tâm đến các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế độc hại, hạn chế nặng nhọc cho người lao động Phải đào tạo được đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho từng dự án để có thể quản lý, vận hành được các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại.

Song song với đầu tư các khu sản xuất, công ty phải đầu tư các cơ sở hạ tầng, các khu nhà ở, khu sinh hoạt văn hoá, thể thao để phục vụ sinh hoạt đời sống cho cán bộ, công nhân viên tại các công ty.

Công ty phải có giải pháp kết hợp hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp với địa phương như chú trọng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ địa phương, tham gia củng cố cơ sở hạ tầng ở địa phương để góp phần phát triển văn hoá và đời sống của nhân dân địa phương.

2.2.2 Giải pháp thực hiện huy động vốn - tài chính Để có thể thực hiện huy động vốn – tài chính được tốt, trước tiên, công ty cần có những đánh giá chính xác về nguồn vốn, tài sản, mức độ, trình độ và hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra tồn tại và nguyên nhân tồn tại để có giải pháp giải quyết trong kỳ kế hoạch tiếp.

Công ty cũng cần có những báo cáo tài chính minh bạch, trung thực, rõ ràng để cung cấp cho các Cổ đông, nhà đầu tư, người cho vay.

Công ty cần thiết lập mối quan hệ tốt với các các bên có thể huy động được nguồn vốn vay Với lợi thế và quy mô của mình thì hiện nay công ty có thể huy động được vồn từ các nguồn như các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,… Ngoài ra, công ty có thể thực hiện phát hành thêm Cổ phiếu theo Điều lệ của công ty hoặc có thể huy động vốn từ ngay trong cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách vay vốn với lãi suất ưu đãi hay góp vốn kinh doanh, mua các trang thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất Đây là cách mà đã được áp dụng ở nhiều công ty Cổ phần than khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà công ty nên học tập Không những công ty có thêm một kênh huy động vốn nữa mà lại có thể đem lại nguồn lợi tức phù hợp cho người bỏ vốn cho vay

2.2.3 Giải pháp nâng cao năng suất lao động

Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015

3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Công ty Cổ phần than Cao Sơn là công ty khai thác than theo phương pháp lộ thiên từ ngày thành lập tới nay Theo tài liệu thăm dò than mới nhất năm 2006 thì trữ lượng than lộ thiên của công ty nếu khai thác theo kỹ thuật hiện đại đến năm 2025 vẫn chưa hết lượng than khai thác. Để hạn chế những khó khăn mà công ty sẽ có thể gặp phải trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét các vấn đề sau:

- Có những biện pháp kiên quyết hơn trong việc hạn chế xuất khẩu than lậu với giá rẻ ra thị trường nước ngoài và đóng cửa những điểm khai thác than trái phép Đồng thời có những chế tài xử lý nghiêm minh với những hành vi đó.

- Thật sự coi ngành công nghiệp than và khai thác than nói riêng, cũng như ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nói chung là trọng tâm phát trển kinh tế củaViệt Nam Để từ đó có những đầu tư, ưu đãi nhất định đối với sự phát triển của ngành.

- Cho vay hỗ trợ sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất, dần dần đưa nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng ổn định và lên cao dần sau những ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối 2007, đầu năm 2008.

3.2 Kiến nghị với Tập đoàn TKV

- Tập đoàn TKV phối hợp cùng với Chính phủ để đưa ra những biện pháp triệt để việc hạn chế xuất khẩu than lậu với giá rẻ ra thị trường nước ngoài và đóng cửa những điểm khai thác than trái phép.

- Có cơ chế khoán, định mức hợp lý nhằm giảm chi phí cho công ty trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động Và tính toán giá bán than hợp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công ty, vừa giúp hạn chế bớt tình trạng xuất khẩu than lậu ra nước ngoài khi giá than rẻ.

- Khai thác than là một công việc độc hại, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người lao động Do đó, Tập đoàn TKV cần phải có những ưu đãi nhất định đối với công nhân khai thác than trực tiếp như: nâng lương, khen thưởng, nâng mức độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng thêm,…

- Tập đoàn cùng với các công ty con tăng cường những biện pháp nhất định làm giảm tác động của việc khai thác than tới môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,đặc biệt là ô nhiễm không khí và nguồn nước.

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi có những hướng đi đúng đắn và có những mục tiêu cụ thể để nắm bắt thị trường Với tầm quan trọng của công tác kế hoạch, các doanh nghiệp hiện nay đang cố gắng cải thiện tính hiệu quả trong công tác xây dựng và triển khai kế hoạch. Đề tài “Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV đến năm 2015” nhằm đánh giá lại tình hình hoạt động những năm gần đây tại công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn kế hoạch tại công ty trong giai đoạn tiếp theo.

Em đã cố gắng vận dụng những lý thuyết đã học trong nhà trường cùng với đó là những kiến thức thực tế được hướng dẫn tại công ty để áp dụng vào chuyên đề Do trình độ có hạn và thời gian không nhiều nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Th.S Bùi Trung Hải và các cô, bác tại phòng Kế hoạch và Giá thánh sản phẩm của công ty Cổ phần than Cao Sơn – TKV đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Th.S Bùi Đức Tuân (Chủ biên) Giáo trình Kế hoạch kinh doanh NXB Lao động – xã hội 2005.

2 TS Ngô Thắng Lợi (Chủ biên) Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội NXB Thống kê 2006.

3 Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm

4 Báo cáo nghiệm thu khối lượng mỏ - Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm

5 Thống kê sản xuất than và một số chỉ tiêu chủ yếu – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2006, 2007, 2008, 2009.

6 Báo cáo lao động tiền lương – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2007,

7 Kế hoạch sản xuất kinh doanh – Công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2009,

8 Các website: http://www.caosoncoal.com.vn http://www.vinacomin.vn http://www.datmo.halong.com.vn http://www.tailieu.vn

Phòng Cơ điện Phòng môi trường Phòng Địa chất

Công trường KT2 Công trường KT3 Công trường KT4

PGĐ Kỹ thuậtPGĐ Sản xuấtPGĐ CĐ vận tải

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Kế toán trưởng

Giám Đốc Phụ lục 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Than Cao Sơn - TKV

PHỤ LỤC 2: Bảng thiết bị sản xuất của Công ty Cổ phần than Cao Sơn

STT TÊN MÁY SỐ LƯỢNG

Khoan xoay cầu CbIII-250 16 máy

Khoan thuỷ lực DML 1600/110 1 máy

Máy xúc thủy lực gầu ngược 4 máy

Máy xúc lật Volvo L90 2 máy

Máy xúc lật KAWASAKI 1 máy

Máy xúc lật có V=4-5m 3 2 máy

Xe trung xa BEL 38 xe

Xe ô tô phục vụ khác 60 xe

(Nguồn: Báo cáo SXKD năm 2009 – CTCP than Cao Sơn)

Phụ lục 3 Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009

STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2006

Than khai thác vỉa chính 2.960 3.000 3.005 2.950 2.952 3.000 3.176

Bán cho Cảng Kho Vận 827 700 959 915 1.045 1.480 1.685

1.3 Than sạch sàng mỏ 1.000 tấn 846 820 1.010 1.000 1.049 1.485 1.805

3 Giá trị gia tăng Tr.đồng 345.771 395.892 432.989 460.003 521.054 484.489 500.576

4 Vốn đầu tư XDCB Tr đồng 112.540 245.208 252.193 285.029 297.415 212.235 211.334

5 Lao động và thu nhập

Lao động BQ danh sách 3.455 3.480 3.500 3.510 3.595 3.507 3.500

Lao động định mức BQ 3.545 3.473 3.565 3.515 3.620 3.478 3.510

Thu nhập BQ danh sách 3,576 3,904 4,331 3,904 5,179 4,500 4,565

Thu nhập lao động định mức 3,558 3,900 4,005 3,918 5,144 4,600 4,603

6 Đơn giá sản phẩm Đồng/Tấn

Giá bán than BQ chưa có thuế 412.411 407.475 423.342 630.006 699.408 523.012 585.135

Giá thành TT than có lãi vay 400.213 399.098 411.706 615.980 683.545 512.909 572.923

7 Nộp Ngân sách Tr.đồng 38.155 47.229 53.680 73.409 75.476 83.412 96.918

8 Trích nộp quỹ tập trung TKV Tr.đồng 42.677 55.502 68.880 79.901 92.934 51.000 40.983

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008, 2009 – CTCP than Cao Sơn)

Phụ lục 4 Chỉ tiêu phẩm cấp than

Than cục Độ tro than NK

A k (%) Than cám Độ tro than NK

(Nguồn: TK sản xuất than & một số chỉ tiêu chủ yếu 2009 – CTCP than CS)

Phụ lục 5 Bảng so sánh việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về giá trị sản lượng của công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009

So sánh TH 2009 với TH

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Phụ lục 6 So sánh giá thành sản phẩm với chi phí sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn qua các năm

STT Danh mục So sánh TH 2007 với So sánh TH 2008 với So sánh TH 2009 với

TH 2006 KH 2007 TH 2007 KH 2008 TH 2008 TH 2009

8 Chi phí bằng tiền khác

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 6

1.1.2 Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 6

1.1.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 8

1.1.4 Tổ chức công tác kế hoạch trong doanh nghiệp 9

1.2 Chức năng và nguyên tắc kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 9

1.2.1 Chức năng kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 9

1.2.2 Các nguyên tắc kế hoạch hoá doanh nghiệp 9

1.3 Quy trình kế hoạch hoá doanh nghiệp và các bước soạn lập kế hoạch 11 1.3.1 Quy trình kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 11

1.3.2 Các bước soạn lập kế hoạch 12

1.4 Khái quát các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng 14

1.4.2 Kế hoạch sản xuất và dự trữ 14

1.4.6 Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng 15

1.5 Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 16

1.5.1 Vai trò sản xuất và kế hoạch hóa hoạt động sản xuất 16

1.5.2 Kế hoạch năng lực sản xuất 19

1.5.3 Kế hoạch hoá các nguồn sản xuất 19

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong loại hình doanh nghiệp thực hiện chức năng sản xuất 22

2.1 Các nhân tố bên ngoài 22

2.2 Các nhân tố bên trong 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN – TKV GIAI ĐOẠN 2006 – 2009 26

1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty Cổ phần than Cao Sơn - TKV 26

1.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần than Cao Sơn 26

1.2 Mô hình tổ chức quản lý của công ty Cổ phần than Cao Sơn 27

1.3 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty Cổ phần than

1.3.1 Đặc điểm về tổ chức sản xuất 28

1.3.2 Đặc điểm về lao động 28

1.3.3 Đặc điểm về thiết bị - công nghệ 28

2 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than

2.1 Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn 30

2.2 Quy trình xây dựng kế hoạch của công ty Cổ phần than Cao Sơn 31

2.3 Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty 31

3 Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than

3.1 Thực trạng công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 - 2009 33

3.1.1 Thực trạng công tác thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009 33

3.1.2 Thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất dưới góc độ kết quả sản xuất 37

3.1.3 Thực trạng thực hiện kế hoạch sản xuất dưới góc độ yếu tố sản xuất 44

3.2 Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần than Cao Sơn giai đoạn 2006 – 2009 52

3.2.1 Trong đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng 52

3.2.2 Trong việc huy động vốn – tài chính 53

3.2.3 Trong việc nâng cao năng suất lao động 54

3.2.4 Về quản lý chi phí 54

3.2.5 Trong tổ chức, điều hành khai thác, sản xuất than 55

3.2.6 Trong công tác bảo vệ môi trường 56

CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN ĐẾN NĂM 2015 57

1 Bối cảnh và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015 57

1.1 Bối cảnh phát triển của công ty đến năm 2015 57

1.2 Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty giai đoạn 2010 – 2015 59

1.2.1 Các căn cứ để xây dựng kế hoạch 59

1.2.2 Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty giai đoạn 2010 – 2015 59

2 Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn đến năm 2015 63

2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại công ty 63

Ngày đăng: 17/08/2023, 15:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Quy trình kế hoạch hoá PDCA - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Hình 1.1. Quy trình kế hoạch hoá PDCA (Trang 11)
Hình 1.2. Các bước soạn lập kế hoạch. - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Hình 1.2. Các bước soạn lập kế hoạch (Trang 13)
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng  trong doanh nghiệp - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Hình 1.3. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp (Trang 16)
Hình 1.4. Sơ đồ các mối liên hệ của kế hoạch sản xuất tổng thể - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Hình 1.4. Sơ đồ các mối liên hệ của kế hoạch sản xuất tổng thể (Trang 20)
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần than Cao Sơn (Trang 29)
Bảng 2.1. Hệ thống mở vỉa của công ty Cổ phần than Cao Sơn - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.1. Hệ thống mở vỉa của công ty Cổ phần than Cao Sơn (Trang 30)
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Than Cao Sơn – TKV giai đoạn 2006 – 2009 - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Than Cao Sơn – TKV giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 34)
Bảng 2.3. Sản lượng sản xuất các đơn vị qua các năm - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.3. Sản lượng sản xuất các đơn vị qua các năm (Trang 37)
Bảng 2.4. Sản lượng các chủng loại than Công ty Cổ phần than Cao Sơn (ĐVT: 1.000 tấn) ST - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.4. Sản lượng các chủng loại than Công ty Cổ phần than Cao Sơn (ĐVT: 1.000 tấn) ST (Trang 40)
Bảng 2.5. Chỉ tiêu giá trị sản lượng của công ty Cổ phần than Cao Sơn (ĐVT:Triệu đồng) TT Chỉ tiêu TH - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.5. Chỉ tiêu giá trị sản lượng của công ty Cổ phần than Cao Sơn (ĐVT:Triệu đồng) TT Chỉ tiêu TH (Trang 42)
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng lao động công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2006 - 2009 - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng lao động công ty Cổ phần than Cao Sơn các năm 2006 - 2009 (Trang 46)
Bảng 2.7. Phân tích kết cấu tài sản cố định của công ty Cổ phần than Cao Sơn qua các năm 2006 – 2009 - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.7. Phân tích kết cấu tài sản cố định của công ty Cổ phần than Cao Sơn qua các năm 2006 – 2009 (Trang 48)
Bảng 2.8. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần than Cao Sơn - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 2.8. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm công ty Cổ phần than Cao Sơn (Trang 50)
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2010 – 2015 - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 59)
Bảng 3.2. Sản lượng sản xuất của các đơn vị của công ty Cổ phần than Cao Sơn bình quân giai đoạn 2010 – 2015 - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 3.2. Sản lượng sản xuất của các đơn vị của công ty Cổ phần than Cao Sơn bình quân giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 60)
Bảng 3.4. Chi phí sản xuất và giá thành bình quân giai đoạn 2010 – 2015  của công ty Cổ phần than Cao Sơn - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 3.4. Chi phí sản xuất và giá thành bình quân giai đoạn 2010 – 2015 của công ty Cổ phần than Cao Sơn (Trang 61)
Bảng 3.3. Sản lượng các chủng loại than khai thác  bình quân giai đoạn 2010 – 2015 - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
Bảng 3.3. Sản lượng các chủng loại than khai thác bình quân giai đoạn 2010 – 2015 (Trang 61)
G iá m  Đ ốc Phụ lục 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản  lý  c ủ a c ôn g t y C P  T h an  C ao  S ơ n  - T K V - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
i á m Đ ốc Phụ lục 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý c ủ a c ôn g t y C P T h an C ao S ơ n - T K V (Trang 75)
PHỤ LỤC 2: Bảng thiết bị sản xuất của Công ty Cổ phần than Cao Sơn - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
2 Bảng thiết bị sản xuất của Công ty Cổ phần than Cao Sơn (Trang 76)
Phụ lục 5. Bảng so sánh việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch - Giải pháp thúc đẩy công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần than cao sơn đến năm 2015
h ụ lục 5. Bảng so sánh việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w