1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm

99 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 175,82 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG (3)
    • 1.1. Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM (3)
      • 1.1.1. Hoạt động tín dụng tại các NHTM (3)
      • 1.1.2. Rủi ro tín dụng tại các NHTM (7)
    • 1.2. Hoạt động xếp hạng tín dụng tại các NHTM (12)
      • 1.2.1. Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm nói chung và tại các NHTM nói riêng (12)
      • 1.2.2. Khái niệm xếp hạng tín dụng (15)
      • 1.2.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động xếp hạng tín dụng tại Việt Nam (17)
      • 1.2.4. Chủ thể và đối tượng của xếp hạng tín dụng (18)
      • 1.2.5. Phương pháp sử dụng trong xếp hạng tín dụng (18)
      • 1.2.6. Quy trình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp tại NHTM (19)
      • 1.2.7. Vai trò của XHTD đối với các NHTM (23)
    • 1.3. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng (24)
      • 1.3.1. Chỉ tiêu tài chính (24)
        • 1.3.1.1. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán (24)
        • 1.3.1.2. Các chỉ tiêu hoạt động (24)
        • 1.3.1.3. Chỉ tiêu tự tài trợ (25)
        • 1.3.1.4. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời (25)
      • 1.3.2. Chỉ tiêu phi tài chính (25)
        • 1.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành, triển vọng tăng trưởng của ngành (25)
        • 1.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh trên thị trường. 26 1.3.2.3. Mối quan hệ với nhà cung cấp (26)
        • 1.3.2.4. Chất lượng các báo cáo tài chính (26)
        • 1.3.2.5. Các yếu tố rủi ro quản lý (26)
      • 1.3.3. Nhóm chỉ tiêu uy tín với tổ chức tín dụng (27)
    • 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về xếp hạng tín dụng (28)
    • 1.5. XHTD tại trung tâm thông tin tín dụng CIC (Credit Information Center) (30)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XHTD TẠI GP BANK HOÀN KIẾM (31)
    • 2.1. Khái quát quá trình hình thành và tình hình hoạt động của GP Bank Hoàn Kiếm. . ........................................................................................................................................ 31 1. Sự ra đời và mô hình tổ chức (31)
      • 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm (33)
        • 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn (34)
        • 2.1.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng (35)
        • 2.1.2.3. Nợ xấu và công tác trích lập dự phòng (36)
        • 2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh (37)
      • 2.2.1. Thực trạng hoạt động XHTD (38)
      • 2.2.2. Thời gian thực hiện xếp hạng đánh giá khách hàng (39)
      • 2.2.3. Thông tin sử dụng cho XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm (39)
      • 2.2.4. Quy trình XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm (41)
      • 2.2.5. Đánh giá về hoạt động XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm (59)
        • 2.2.5.1. Những kết quả đạt được (59)
        • 2.2.5.2. Những tồn tại (62)
      • 2.2.6. Nguyên nhân của những tồn tại (65)
  • Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI GP BANK HOÀN KIẾM (68)
    • 3.1. Định hướng hoạt động và công tác XHTD DN tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm. . ........................................................................................................................................ 68 1. Mục tiêu hoạt động của chi nhánh năm 2010 (68)
      • 3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm (69)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm (69)
      • 3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (69)
      • 3.2.2. Nâng cao hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin cho hoạt động XHTD (71)
      • 3.2.3. Cải tiến về nội dung của XHTD DN (72)
        • 3.2.3.1. Hệ thống ngành kinh tế (72)
        • 3.2.3.2. Vấn đề xác định quy mô (72)
        • 3.2.3.3. Hoàn thiện chỉ tiêu tài chính (73)
        • 3.2.3.4. Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính (75)
      • 3.2.4. Nâng cao hoàn thiện các chính sách, quy chế tín dụng, và quản lý việc tuân thủ (86)
      • 3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức tín dụng và XHTD DN (86)
      • 3.2.6. Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại (87)
    • 3.3. Kiến nghị với Nhà nước, Chính Phủ và các Bộ, Ngành liên quan (88)
  • KẾT LUẬN. ...................................................................................................................90 (89)
  • PHỤ LỤC. ......................................................................................................................91 (90)

Nội dung

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG

Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM

1.1.1 Hoạt động tín dụng tại các NHTM.

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng Nếu như huy động vốn giải quyết nhu cầu tiết kiệm, thì tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư của các chủ thể khác nhau trong nên kinh tế Do đó, tín dụng cùng với huy động vốn trong hoạt động ngân hàng đã trở thành cầu nối không thể thiếu giữa nhu cầu tiết kiệm và nhu cầu đầu tư , giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu hụt vốn tạm thời.

Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả, có các đặc trưng sau :

 Thứ nhất, quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời một lượng tài sản từ bên cho vay, sang bên đi vay, trong một thời gian nhất định Sự chuyển nhượng chỉ là chuyển quyền sử dụng, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu.

 Thứ hai, tùy theo các hình thức tín dụng khác nhau, mà tài sản giao dịch có những hình thức khác nhau Trong quan hệ cho vay, tài sản giao dịch là tiền; trong quan hệ cho thuê, tài sản là bất động sản, máy móc, hoặc các loại động sản khác.

 Thứ ba, giá trị mà người cho vay thu về khi đáo hạn thông thường phải lớn hơn giá trị ban đầu, phần chênh lệch đó chính là cái giá của quyền sử dụng đối với tài sản.

 Thứ tư, TDNH có tính hoàn trả Bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả vô điều kiện, đúng cả về thời gian và giá trị gồm cả gốc và lãi cho vay Do tính chất bắt buộc và chi phí cao cho việc trả nợ như thế, nên quyền sử dụng vốn phải đủ hấp dẫn mới có thể thúc đẩy người vay sẵn sàng trả chi phí, và chịu áp lực trả nợ khi đến hạn Ngược lại, đối với người cho vay, lãi thu về cũng phải đủ hấp dẫn, và việc trả nợ phải được đảm bảo ở một mức độ nào đó để họ có thể hy sinh quyền sử dụng vốn.

 Thứ năm, TDNH phải dựa trên cơ sở tin tưởng giữa hai bên Bên đi vay phải đặt niềm tin vào hiệu quả sử dụng vốn và làm cho bên cho vay tin vào khả năng trả nợ của mình Sự tin tưởng có thể còn dựa trên cơ sở Uy tín của bên đi vay, hoặc sự bảo lãnh của bên thứ 3, hoặc vào tài sản thế chấp.

 Thứ sáu, TDNH hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ vô cùng nhạy cảm, lại được tạo dựng trên cơ sở niềm tin, nên chứa đựng rủi ro cao, do tác động của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan.

Tín dụng ngân hàng là hoạt động rất phức tạp, và nhiều rủi ro, nhưng cũng là hoạt động có nhiều ý nghĩa, đối với bản thân ngân hàng, cũng như đối với xã hội và nền kinh tế Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của tín dụng để thấy được tầm quan trọng của nó:

 Thứ nhất, TDNH thúc đấy quá trình tái sản xuất xã hội.

Thông qua TDNH, các nhu cầu về vốn cho sản xuất và tiêu dùng được thỏa mãn kịp thời Nhờ đó, các chủ thể này đẩy nhanh được tốc độ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm Không những thế, với sự đa dạng về loại hình sản phẩm, sự dồi dào về vốn, TDNH còn tạo cho doanh nghiệp sự dễ dàng trong tiếp cận vốn, tiết kiệm chi phí giao dịch, và giảm bớt các chi phí vốn cho các chủ thể kinh doanh Khi đó, các doanh nghiệp cũng không phải phụ thuộc quá nhiều vào vốn tự có, sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, làm nâng cao năng lực sản xuất xã hội Bên cạnh đó, mỗi quan hệ tín dụng bao giờ cũng đi kèm với những điều kiện ràng buộc, từ đó có thể hạn chế rủi ro đạo đức, và rủi ro lựa chọn đối nghịch, buộc người đi vay phải quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn, để đảm bảo uy tín và mối quan hệ lâu dài. Đối với các doanh nghiệp, vốn tài trợ dài hạn giúp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, giúp thực hiện các ý tưởng kinh doanh mới.Tín dụng ngắn hạn lại giúp doanh nghiệp chuẩn bị đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất, giúp hoạt động của doanh nghiệp theo kịp tiến độ, cũng như nắm bắt được các thời cơ kinh doanh.

Ngày nay trong môi trường cạnh tranh cao, doanh nghiệp hầu hết không đủ tiềm lực tài chính để có thể tự mình thực hiện các kế hoạch chiếm lĩnh thị trường Do đó, TDNH có vai trò đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp đổi mới hiện đại hóa thiết bị, đào tạo nguồn lực… để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường Đối với tiêu dùng, vốn tín dụng giúp thúc đẩy nhu cầu chi tiêu trong xã hội, và từ đó nâng cao nhu cầu đối với hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp, tạo thị trường đầu ra thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Cho nên ngày nay, tín dụng tiêu dùng hầu hết được thực hiện theo hợp đồng của nhà sản xuất với ngân hàng để cung cấp tín dụng cho khách hàng mua sản phẩm của nhà sản xuất đó Đây được coi là một biện pháp thúc đẩy bán hàng của doanh nghiệp.

Thị trường tài chính, chứng khoán trong khoảng 5 năm trở lại đây có nhiều bước tiến bộ đáng kể, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc giúp các doanh nghiệp tăng vốn Xét riêng thị trường chứng khoán, cả 2 sàn chứng khoán của Việt Nam mới có tổng cộng khoảng 400 doanh nghiệp niêm yết, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn, nên xét về vốn hóa thị trường thì rất lớn, nhưng nếu xét về số lượng doanh nghiệp thì sẽ là quá nhỏ bé so với con số hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên cả nước, đa số là vừa và nhỏ.

Năm 2007 – 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn (cho vay mua nhà trả góp) tại Mỹ, dẫn đến hàng loạt cuộc phá sản của các định chế công nghiệp, tài chính lớn trên thế giới do có liên quan đến các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản cho vay dưới chuẩn này Rồi sau đó là cuộc suy thoái kinh tế được cho là lớn nhất kể từ đại khủng hoảng 1929 –

1933 Chứng khoán lao dốc, làm mất đi niềm tin của nhà đầu tư với các doanh nghiệp Thêm vào đó, cả thế giới lại đang phải đối phó với lạm phát tăng cao Giá dầu lên cao nhất tới 147 USD/thùng làm cho chi phí sản xuất tăng cao, doanh nghiệp phải dốc sức cắt giảm chi phí để đối phó với khủng hoảng, để bảo toàn sự tồn tại của mình, trong đó có biện pháp phổ biến là sa thải lao động Người tiêu dùng thì cũng thắt lưng buộc bụng vì lo cho tương lai của mình, biết đâu một ngày nào đó họ sẽ thuộc số thất nghiệp kia Tóm lại, cả sản xuất và tiêu dùng đều suy giảm, nền kinh tế thế giới có nguy cơ trở lại thời kỳ 10 năm trước. Đáy của suy thoái được nhiều người nhận định là cuối năm 2009 Thời điểm này kinh tế thế giới đang dần ấm lại do tác động của các gói cứu trợ mạnh tay của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam Nhiều doanh nghiệp muốn tranh thủ thời cơ này để đầu tư dự án mới, đón đầu làn sóng tăng trưởng của tiêu dùng trong năm 2010 và những năm sau đó Tuy nhiên việc này không dễ Thị trường chứng khoán vẫn còn đang xập xệ, vấn đề thanh khoản của ngân hàng trong 2009 và cuối năm 2010 gặp nhiều căng thẳng, do lãi suất huy động được giữ ở mức thấp Cho nên mặc dù được hưởng chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất ngắn hạn 4%, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được vốn ngân hàng. Một số doanh nghiệp lớn như Kinh Bắc, Vincom, Hoàng Anh Gia Lai… tìm vốn từ trái phiếu doanh nghiệp và cũng có nhiều thành công Nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn thì phát hành cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn (bán bằng mệnh giá) nhằm huy động thêm hoặc giữ vốn ở lại doanh nghiệp – việc làm này đã thành một làn sóng vào cuối năm 2009 - cũng đạt được mục đích, nhưng làm pha loãng giá trị cổ phiếu, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp

Tuy nhiên đó chỉ là số ít những siêu tổng công ty trong tổng số hàng trăm nghìn doanh nghiệp, đại đa số còn lại vẫn phải dựa vào vốn từ ngân hàng.

 Thứ hai, TDNH là kênh truyền tải tác động của chính sách tiền tệ, nhằm thực hiện các mục tiêu vĩ mô trong từng thời kỳ.

Hoạt động xếp hạng tín dụng tại các NHTM

1.2.1 Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm nói chung và tại các NHTM nói riêng.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta gặp rất nhiều thuật ngữ khác nhau cùng được dịch ra từ một cụm từ tiếng Anh là “Credit Rating” như là xếp hạng tín nhiệm hay xếp hạng tín dụng Để có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm, bản chất của xếp hạng tín dụng, chúng ta sẽ quay ngược thời gian về nguồn gốc ra đời của xếp hạng tín nhiệm, với tiền thân là 3 loại hình tổ chức hoạt động bao gồm :

- Tổ chức thông báo tín nhiệm

- Tổ chức kinh doanh thông tin bằng các ấn phẩm.

- Các ngân hàng đầu tư.

Lịch sử ra đời của xếp hạng tín nhiệm (XHTN):

Năm 1841, nắm bắt và phát hiện nhanh nhu cầu của thị trường cũng như dựa trên tài liệu thu thập về mức độ tín nhiệm cảu bạn hàng, Lewis Tappan – một thương gia người Mỹ đã lập công ty Mercantile Agency hoạt động trong một lĩnh vực hoàn toàn mới, đó là bán thông tin về tình hình kinh doanh và mức độ tín nhiệm của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ Sau này vào năm 1859, công ty đổi tên thành R.G.Dun and Company và lượng khách hàng của họ tăng lên với một tốc độ chóng mặt từ 7000 vào năm 1870 lên 40000 vào năm 1880, bao gồm các nhà buôn, nhà xuất nhập khẩu, nhà sản xuất, ngân hàng, các công ty bảo hiểm, tới năm 1990 thì các thông báo tín nhiệm đã lên đến một triệu.

Chạy theo sự thành công của R.G.Dun Company, một số công ty tương tự cũng được thành lập như John Bradstreet vào năm 1849 hay Moody’s năm 1990 Moody’s là CRA đầu tiên trên thế giới theo đúng nghĩa như ngày nay Trong thời điểm này, tốc độ phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở Mỹ rất mạnh cộng với sự phát triển của thị trường trái phiếu liên bang nên nhu cầu đòi hỏi về vốn từ thị trường nợ tăng cao Không chỉ vậy, mức thu nhập của người Mỹ cũng tăng lên góp phần mở rộng thị trường nợ, và điều đó lý giải cho sự hình thành, phát triển rầm rộ của các CRA với chức năng xóa đi những khoảng tối thông tin.Năm 1993, John Bradstreet sát nhập với R.G.Dun Company thành Dun & Bradstreet và đến năm 1962, công ty này thâu tóm mua lại cả Moody’s.

Năm 1909, cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” của Moody’s được công bố Trong đó ông đã tiến hành phân tích đánh giá xếp hạng tín nhiệm cho 1500 loại trái phiếu của 250 công ty đường sắt theo một hệ thống ký hiệu hết sức đơn giản và dễ hiểu, với 3 chữ cái A B C được xếp lần lượt từ Aaa đến C, và sau này những ký hiệu đó trở thành chuẩn mực quốc tế Moody’s còn nghiên cứu và cho công bố bảng XHTN trái phiếu của các công ty công nghiệp, các tổ chức tín dụng …

Năm 1916, công ty Poor đã tham gia vào nghiệp vụ XHTN, năm 1942 tiến hành sát nhập với Standard Statistic để lập nên Standard & Poor (S&P).

Sau chiến tranh thế giới lần I, các CRA hoạt động ngày càng mạnh hơn bởi sự phát triển theo cấp số nhân của các loại hàng hóa trên thị trường nợ Nhưng đến đầu năm 1929, các CRA gặp phải rất nhiều khó khăn khi mà 78% món nợ được xếp hạng Aa hoặc khá hơn lại mất khả năng chi trả Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng 1929- 1933, chính phủ Mỹ đã phải đưa ra nhiều quy định chặt chẽ về việc đầu tư chứng khoán, trong đó có quy định cấm một số định chế đầu tư (như các quỹ bảo hiểm, các quỹ hưu trí, các ngân hàng dự trữ …) đầu tư mua các loại trái phiếu có độ tin cậy thấp trong bảng XHTN đã đẩy uy tín của các CRA tăng vọt Từ năm

1940 đến 1970, các CRA hoạt động tương đối ổn định, thu nhập tăng cao nhờ việc bán các ấn phẩm có kết quả xếp hạng và cung cấp các tài liệu thông tin khác có liên quan.

Thời kỳ bùng nổ toàn cầu hóa của: từ năm 1970, dịch vụ XHTN được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước, kể cả các nước có thị trường mới nổi như châu Á và các nước Mỹ Latinh Sự bùng nổ này mang tính chất toàn cầu hóa, và được giải thích bằng các lý do cơ bản sau :

 Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường vốn nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính toàn cầu, chính vì vậy cần có một cơ quan độc lập để đánh giá khả năng trả nợ của tất cả người đi vay trên thị trường vốn.

 Sự phát triển công nghệ thông tin và cải cách pháp luật nhằm hòa nhập với thị trường khu vực và quốc tế Nó đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho cả nhà sản xuất lẫn đầu tư, nhưng nó cũng tạo ra sự nghi ngại cho các nhà đầu tư khi phải lựa chọn cơ hội đầu tư sao vừa an toàn hiệu quả và vừa nhanh chóng.

 Như vậy các cơ hội đầu tư và rủi ro đều tăng lên Đây chính là lý do cơ bản dẫn đến sự ra đời và phát triển của XHTN Và theo như cách nói của một số nhà phân tích thì thời gian này, các CRA đã gặp được một đợt sóng phát triển tài chính lớn và đã leo lên được ngọn con sóng đó.

Một số thông tin phản ánh sự phát triển của ngành :

Năm 1980, S&P có 30 nhà phân tích trong các ngành công nghiệp, nhưng đến năm 1995 nó đã có 800 nhà phân tích và toàn bộ nhân viên là

1200 Moody’s đến tháng 6 / 2006 có hơn 1000 nhà phân tích và tổng số hơn 2700 nhân viên.

Năm 1975, Moody’s xếp hạng cho 5.500 trái phiếu Tính tới năm 2005 thì tổ chức này đã xếp hạng cho hơn 100 quốc gia chủ quyền, 11.000 công ty phát hành, 25.000 tổ chức tài chính công cộng, 70.000 tổ chức tài chính được chỉ định Hơn 22.000 thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ của Moody’s và lượng thuê bao này hiện quản lý khoảng 80% nguồn vốn thu nhập cố định toàn cầu.

Từ những năm 1970, Moody’s, S&P, Fitch đã tiếp tục mở rộng tầm hoạt động của họ sang các thị trường sôi động ở các châu lục khác Đến nay, bản đồ mạng lưới văn phòng của Moody’s đã có 32 văn phòng tại 25 quốc gia và vũng lãnh thổ, còn Fitch đã mở các công ty con và văn phòng tại 11 quốc gia, vũng lãnh thổ châu Á – Thái Bình Dương Ngoài ra, rất nhiều quốc gia đã lần lượt cho ra đời các CRA của nước mình trong đó có thị trường rất phát triển là Nhật Bản (đã thành lập Mikuni &

Co năm 1975, viện nghiên cứu trái phiếu Nhật Bản JBRI năm 1979, công ty XHTN Nhật Bản JCRA năm 1985 …) Trong xu hướng phát triển mang tính toàn cầu hóa của thời kỳ này lịch sử cũng chứng kiến sự phát triển, hợp nhất và thâu tóm lẫn nhau của nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực XHTN : Fitch hợp nhất với IBCA – một tập đoàn chuyên về lĩnh vực XHTN lớn nhất châu Âu – thành The Fitch IBCA Group năm 1997, rồi tiếp tục thâu tóm CRA tại Chicago cảu Duff & Phelps và công ty xếp hạng của Thomson Bank Watch cùng trong năm 2000 Vào tháng 10 năm 2000, Moody’s trở thành công ty đại chúng và được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoản NewYork (NYSE) Ở Nhật Bản, tổ chức dịch vụ cho nhà đầu tư Nippon hợ nhất với JBRI thành công ty XHTN và thông tin đầu tư R&I (2003).

Sự phát triển còn có thể thấy qua việc các CRA còn xếp hạng cho các quốc gia và các định chế tài chính xuyên quốc gia Thêm vào đó, chính hiệp ước quốc tế Basel I và Basel II cũng đã góp phần không nhỏ nâng cao tầm quan trọng và vai trò của các CRA trong thời kỳ này với tư cách là tổ chức độc lập đứng ra đánh giá những rủi ro tối đa của đối tượng được xếp hạng Theo đó, các ngân hàng cũng có thể sử dụng CRA đủ điều kiện để tính toán mức độ rủi ro tín dụng của một khoản cho vay của ngân hàng.

1.2.2 Khái niệm xếp hạng tín dụng.

Xếp hạng tín nhiệm hay định mức tín nhiệm (Credit Rating) là thuật ngữ do John Moody đưa ra đầu tiên và công bố vào năm 1909 trong cuốn

“Cẩm nang chứng khoán đường sắt” Có rất nhiều cách định nghĩa không giống nhau về thuật ngữ này:

Theo công ty chứng khoán Merrill Lynch, XHTN là đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn Trong kết quả XHTN chứa đựng cả ý kiến chủ quan của chuyên gia XHTN.

Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng

1.3.1.1 Các chỉ tiêu khả năng thanh toán.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn = -

(TSLĐ không tính hàng tồn kho mất phẩm chất, khoản phải thu khó đòi)

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu

- Khả năng thanh toán nhanh = -

(Các khoản phải thu không tính phải thu khó đòi)

1.3.1.2 Các chỉ tiêu hoạt động.

Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = -

Các khoản phải thu bình quân

(Các khoản phải thu không tính phải thu khó đòi doanh nghiệp chưa trích dự phòng)

- Vòng quay hàng tồn kho = -

(Nếu chi phí khấu hao được tính trong giá vốn hàng bán thì phải loại trừ chi phí khấu hao)

- Hiệu số sử dụng tài sản = -

1.3.1.3 Chỉ tiêu tự tài trợ.

Hệ số tự tài trợ = - x 100%

1.3.1.4 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu = - so với năn trước (%) Doanh thu năm trước

(Nếu chưa có số liệu doanh thu cuối năm thì sẽ so sánh với doanh thu cùng kỳ năm trước)

- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận = - so với năm trước (%) Lợi nhuận năm trước

(Nếu chưa có số liệu lợi nhuận cuối năm thì sẽ so sánh với lợi nhuận cùng kỳ năm trước)

1.3.2 Chỉ tiêu phi tài chính

1.3.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành, triển vọng tăng trưởng của ngành.

- Đối với những doanh nghiệp hoạt động trên nhiều ngành nghề thì lựa chọn ngành nghề chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất để đánh giá.

- Cán bộ cho điểm từ 1 – 5 theo 5 cấp độ: Ngành nghề kinh doanh chính hiện đang có triển vọng tăng trưởng rất tốt, tốt, trung bình,thấp và rất thấp.

1.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Các tiêu thức đánh giá chỉ tiêu này gồm:

+ Vị thế của sản phẩmdịch vụ trên thị trường;

+ Xu hướng phát triển của sản phẩm/dịch vụ;

+ Thị phần của sản phẩm/dịch vụ;

+ Mạng lưới phân phối sản phẩm;

- Dựa trên các tiêu thức trên cán bộ cho điểm từ 1 đến 5 theo 5 cấp độ: Khả năng cạnh trang rất tốt, tốt, trung bình, yếu, rất yếu.

1.3.2.3 Mối quan hệ với nhà cung cấp.

- Doanh nghiệp sẽ bị lệ thuộc nhà cung cấp nếu:

+ Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu khác thay thế hoặc nhà cung cấp khác khó khăn nếu các nhà cung cấp hiện tại không cung cấp đủ nguyên liệu cho doanh nghiệp.

+ Việc thay đổi nhà cung ứng gây tốn kém cho doanh nghiệp không.

- Doanh nghiệp sẽ có lợi thế đối với nhà cung cấp nếu:

+ Doanh nghiệp có phải là Khách hàng quan trọng của nhà cung cấp không.

+ Khối luợng đơn đặt hàng của doanh nghiệp chiếm phấn lớn đơn đặt hàng của nhà cung cấp không.

- Cán bộ cho điểm từ 1 đến 5 theo 5 cấp độ: Rất thuận lợi, thuận lợi, bình thường, bất lợi, rất bất lợi.

1.3.2.4 Chất lượng các báo cáo tài chính.

- Báo cáo sử dụng để chấm điểm là báo cáo thuế hay báo cáo nội bộ và có được kiểm toán không Số liệu trong các báo cáo tài chính có đầy đủ, chính xác không.

- Báo cáo có được gửi cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn không.

- Cán bộ cho điểm từ 1 đến 5 theo 5 cấp độ: chất luợng báo cáo tài chính rất tốt, tốt, bình thường, tồi, rất tồi.

1.3.2.5 Các yếu tố rủi ro quản lý.

- Kinh nghiệm quản lý của đội ngũ lãnh đạo.

+ Thời gian làm việc của các thành viên trong ban lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh chính.

+ Thời gian đảm nhiệm vị trí quản lý của các thành viên trong ban lãnh đạo.

- Uy tín của chủ doanh nghiệp trên thị trường, và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

1.3.3 Nhóm chỉ tiêu uy tín với tổ chức tín dụng

Dư nợ gốc gia hạn

1 Tỷ lệ gia hạn nợ gốc = -

(Tỷ lệ gia hạn nợ gốc được lấy theo tỷ lệ gia hạn nợ gốc tại thời điểm cao nhất tại GP.Bank trong kỳ xếp loại và dư nợ tại GP.Bank cùng thời điểm.)

Lãi trong kỳ chưa trả tại GP.Bank

2 Tỷ lệ lãi quá hạn tại GP.Bank = -

Lãi phải trả trong kỳ tại GP.Bank

3 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB = -

(Tổng dư nợ, dư nợ có TSĐB tại GP.Bank được tính tại thời điểm xếp loại.)

Doanh số thu nợ NH

4 Vòng quay vốn tín dụng = - ngắn hạn tại GP.Bank Dư nợ tín dụng NH bình quân

(Trường hợp Khách hàng có nhiều quan hệ với các chi nhánh GP.Bank thì tính chung toàn hệ thống)

Dư nợ vay bình quân tại GP.Bank

5 Mức độ quan hệ tín dụng = - với GP.Bank Dư nợ bình quân tại các TCTD

(Dư nợ bình quân: Bình quân dư nợ các tháng)

Tổng doanh số phát sinh có trên tài khoản tiền gửi tại GP.Bank

6 Tỷ lệ chuyển doanh thu = - qua GP.Bank Tổng doanh thu

(Đối với Khách hàng có quan hệ dưới 1 năm, doanh thu được tính là doanh thu thực hiện năm trước)

Tỷ lệ TSĐB có tính thanh khoản cao thế chấp, cầm cố tại GP.Bank

7 - Tổng trị giá tài sản đảm bảo thế chấp, cầm cố tại GP.Bank

Tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, bất động sản thuộc khu vực trung tâm và sẽ được thay đổi theo chính sách tài sản đảm bảo của GP.Bank tại từng thời kỳ.

Kinh nghiệm quốc tế về xếp hạng tín dụng

Thế giới ngày nay tồn tại 3 trung tâm tài chính lớn nhất, đó là Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất về quy mô giá trị cũng như loại hình sản phẩm tài chính, lâu đời nhất về lịch sử và kinh nghiệm, có ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện nhất đến toàn thế giới Ở đây, mọi hoạt động tài chính ngân hàng nói riêng, kinh tế nói chung đều rất phát triển, là khởi nguồn của nhiều công trình khoa học mà ngày nay chúng ta sử dụng làm giáo trình trên các giảng đường đại học cũng như áp dụng rộng rãi trên thực tiễn, trong đó có hệ thống XHTN / XHTD. Trải qua gần 100 năm phát triển của XHTN với nhiều thăng trầm, các CRA ở Mỹ như Standard & Poor, Moody’s, Fitch vẫn là những tổ chức hàng đầu.

Những năm 2000, Mỹ sử dụng chính sách nới lỏng tín dụng và quan điểm thị trường tự do của thời tổng thống Bush Kết quả là bong bóng nhà đất ngày càng phình to, giá nhà ngày càng tăng, và ngân hàng càng cho vay mua nhà nhiều hơn, cầu nhà tăng, và giá nhà lại tiếp tục tăng mãi Thậm chí điều kiện cho vay mua nhà là “không có gì”, chỉ cần đến đề xuất với ngân hàng là có thể vay, không cần chứng minh thu nhập …. Các ngân hàng còn sử dụng một nghiệp vụ vô cùng tinh vi, đó là phát hành chứng khoán với sự đảm bảo là chính các hợp đồng tín dụng dưới chuẩn đó, bán cho nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới, để chuyển giao rủi ro, đồng thời lại có vốn để tiếp tục cho vay dưới chuẩn Giá nhà thì ngày càng tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư hám lợi đã hoa mắt mà mua vào những loại chứng khoán đầy rủi ro này Cuối cùng, chuyện gì đến cũng sẽ phải đến, bắt đầu từ 1 trường hợp đầu tiên mất khả năng thanh toán nợ mua nhà, NH đã đem nhà đó ra bán giải chấp, và bong bóng nhà bắt đầu vỡ mà nhiều người chưa hề biết Cứ như thế cung nhà ngày càng tăng do giải chấp, cầu thực tế lại giảm do giá cao bất hợp lý  giá nhà đã quay đầu lao dốc không phanh dẫn đến khủng hoảng tài chính Mỹ cuối năm

2007 và lan ra toàn thế giới qua kênh “chứng khoán hóa” nói trên Rất nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã thua lỗ nặng và phá sản, nhiều chính phủ các nước phải dùng đến biện pháp quốc hữu hóa, hoặc bơm thêm rất nhiều tiền để cứu các định chế này.

Tại Mỹ, nhiều tập đoàn tài chính lớn sụp đổ như Lehman Brothers, Washington Mutual, Bear Stearm … Nhiều định chế phải cầu cứu đến khoản hỗ trợ hàng chục tỷ USD của chính phủ như tập đoàn bảo hiểm AIG, ngân hàng đầu tư hàng đầu Citi Group Nhiều tập đoàn bị các “anh em ” khác thôn tính như Merrill Lynch Chính phủ Mỹ cũng đã phải tiếp nạp các thành viên bất đắc dĩ là 2 nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất : Fannie Mae và Freddie Mac Trong khi đó, cũng vẫn có những định chế đứng vững sau khủng hoảng như Morgan Stanley, JPMorgan Chase, hay Bank of America … do không tham gia vào cuộc đua với những sản phẩm tài chính được xếp hạng thấp như thế Tuy nhiên rủi ro cao này không phải ai cũng nhận thức được như ở JP.

Trên thực tế, các khoản đầu tư dưới chuẩn này vẫn được xếp hạng AAA ngay trước khi cơn bão tài chính ập tới – minh chứng cho sự yếu kém trong việc đánh giá XHTN của các tổ chức Còn các nhà đầu tư, với niềm tin rằng các CRA này luôn khách quan, công bằng trong đánh giá mọi đối tượng, đã bỏ tra hàng trăm tỷ USD vào các loại chứng khoán vừa có tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn, vừa được xếp hạng cao này.

Theo một cuộc điều tra trên Bloomberg cho thấy nhiều tổ chức xếp hạng lớn bao gồm cả Moody’s, Fitch, S&P đã coi thường các quy tắc về xung đột lợi ích, và chỉ chú ý đến lợi nhuận khi xếp hạng các loại chứng khoán Họ bị thu hút bởi lợi ích kinh tế của các loại tài sản mà họ đang cân đong mức độ an toàn, từ đó đưa ra những nhận xét thiếu chính xác, vì sợ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu, lợi nhuận và việc làm ăn của tổ chức Điều này đã vi phạm nghiêm trọng yêu cầu “khách quan” của XHTN.

Nguyên nhân của sự việc này cũng được chỉ rõ: các CRA này đã chịu sức ép rất lớn của khối lượng công việc, và mức độ phức tạp của các sản phẩm tài chính cần định giá ngày càng gia tăng, sức ép về thời gian, và thiếu hụt nguồn nhân lực Do đó, các nhà định giá đã tự tìm cho mình lối đi tắt, dẫn đến chất lượng của các kết quả đánh giá không được đảm bảo.Ngoài ra còn có thông tin cho rằng, các CRA còn bí mật thay đổi dữ liệu,điều chỉnh báo cáo xếp hạng để có thêm lợi nhuận, và cạnh tranh với các đối thủ xếp hạng khác.

Từ đó ta có thể thấy rằng, lợi nhận luôn có sức hấp dẫn, đặc biệt là đối với người làm trong lĩnh vực tài chính – những người có cơ hội và khả năng nhìn nhận ra các cơ hội đầu tư Ngược lại, lợi nhuận cũng có thể làm cho họ bỏ quên mất một khả năng cũng vô cùng quan trọng, đó là đánh giá rủi ro Lợi nhuận làm cho họ trở nên liều lĩnh, bất chấp rủi ro, từ đó đem đến kết cục bi thảm cho bản thân, và cho cả những người đầu tư khác đã tin tưởng vào XHTN Và như thế, một cuộc khủng hoảng tài chính như vừa xảy ra, là điều tất yếu Nếu sau này các nhà thẩm định vẫn còn giữ “lòng tham” thì khủng hoảng sẽ còn lớn hơn bây giờ, vì các sản phẩm tài chính sẽ ngày càng tinh vi hơn, ngày càng lôi kéo, ràng buộc nhiều người vào vòng xoáy của nó hơn, và tác động dây chuyền sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều.

XHTD tại trung tâm thông tin tín dụng CIC (Credit Information Center)

Khi thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam ngày càng phát triển và minh bạch hơn thì nhu cầu về thông tin là rất lớn Song chưa có tổ chức nào có thể cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ Chính vì vậy, để giúp cải thiện tình trạng thiếu thông tin (thông tin bất cân xứng) của các ngân hàng, cũng như các chủ thể khác, thì CIC đã được thành lập thep Nghị định 88/NĐ CP CIC thực hiện thu thập thông tin, đánh giá phân tích XHTD DN để giúp tăng cường công tác quản trị RRTD trong hệ thống ngân hàng, cũng như đánh giá năng lực các doanh nghiệp để NHNN có định hướng tác động trên góc độ vĩ mô.

Tập trung chính vào hoạt động XHTD, CIC thực hiện phân tích xếp hạng tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế CIC cho điểm đánh giá XHTD DN theo 22 ngành nghề khác nhau.

Mặc dù cùng với sự hỗ trợ rất lớn từ công nghệ truyền thông nhưng việc tiếp cận lấy thông tin vẫn rất khó khăn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ hơn nữa của thị trường cũng như sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều ngân hàng và các tổ chức Thông tin từ CIC còn sơ sài khái quát, không phải các dữ liệu ngầm bên trong để có thể phản ánh được thực chất tình hình hoạt động của doanh nghiệp, và chưa được cập nhật một cách liên tục Cho nên, trước áp lực khối lượng công việc quá lớn, và phức tạp, CIC chưa thể đáp ứng được hoàn hảo nhu cầu thông tin và trở thành trợ thủ đắc lực của các ngân hàng Đây là một lý do khiến các NHTM phải tự xây dựng và hoàn thiện hơn nữa quy trình XHTD của chính mình.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XHTD TẠI GP BANK HOÀN KIẾM

Khái quát quá trình hình thành và tình hình hoạt động của GP Bank Hoàn Kiếm 31 1 Sự ra đời và mô hình tổ chức

2.1.1 Sự ra đời và mô hình tổ chức

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank), tiền thân là ngân hàng thương mại nông thôn Ninh Bình, đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị từ 07/11/2005 Từ một tổ công tác Hà Nội chưa đầy 10 thành viên tháng 11/2005, đến nay, GP.Bank đã xây dựng được một đội ngũ hơn 800 cán bộ nhân viên và hơn 40 chi nhánh/phòng giao dịch tại các tỉnh/thành phố kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Ninh Bình, Gia Lai… Qua thời gian, GP.Bank đã khẳng định sự trưởng thành và tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự có mặt của mình tại thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.

Năm 2006 là sự khởi đầu thắng lợi của GP Bank trong giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng cổ phần địa phương sang ngân hàng đô thị đa năng, hiện đại Từ một tổ công tác tại Hà Nội chưa đầy 10 thành viên, đến nay, GP Bank đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch trên toàn quốc với đội ngũ trên 400 nhân viên trẻ, đạt xấp xỉ 90% trình độ đại học và trên đại học, làm việc tại các tỉnh/thành phố kinh tế trọng điểm : Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Hải Phòng, Đà Nẵng …

Từ nguồn nhân sự quý báu này đã tạo sức bật cho GP Bank, thể hiện qua sự thành công của hàng loạt các sự kiện trọng đại của GP Bank trong năm 2006 : Hoàn thành dự án CoreBanking - ứng dụng phần mềm lõi công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất – T24 (Temenos – Thụy Sỹ) vào quản trị và phát triển sản phẩm Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khai trương hội sở và hoạt động tại Hà Nội … GP Bank đã khẳng định sự trưởng thành và tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự góp mặt tại thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.

Về cán bộ nhân viên: Với tốc độ phát triển hoạt động của Ngân hàng và sự cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường lao động, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn giữ một vai trò then chốt trong những thành công đạt được của GP.Bank Không chỉ nâng cao cơ hội phát triển nghề nghiệp nguồn nhân lực đang có, GP.Bank còn hết sức chú trọng thu hút và xây dựng nguồn nhân lực mới, trong đó chú trọng tập hợp đội ngũ nhân lực trẻ được đào tạo chính quy từ các trường đại học và nguồn lao động giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bổ sung cho đội ngũ nhân sự GP.Bank Hiện nay, trên 97% cán bộ nhân viên của GP.Bank đã có trình độ đại học, trên đại học và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn.

Về công nghệ: GP.Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking) của hãng Temenos của Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ Đây là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài chính-ngân hàng trên thế giới Công nghệ mới này cho phép ngân hàng quản lý dữ liệu khách hàng theo chuẩn mực quốc tế, khả năng ứng dung, triển khai nhiều sản phẩm mới và quản trị tốt nhất rủi ro trong hoạt động Với mục tiêu xây dựng GP.Bank là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến, hiện nay GP.Bank đang triển khai nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi (core banking) T24 lên phiên bản R8 – phiên bản mới nhất, T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh Đánh giá thế mạnh, lợi thế trên thị trường: Là một ngân hàng mới,

GP.Bank có những thế mạnh cũng như lợi thế nhất định Với cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao, đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, kinh nghiệm, chuyên môn đào tạo tốt, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu hứa hẹn là một trong những Ngân hàng Thương mại cổ phần đầy tiềm năng

Sứ mệnh của GP.Bank không chỉ là làm tốt vai trò của của một ngân hàng của một tập đoàn hùng mạnh bao gồm nhiều Tổng công ty, Công ty đa ngành nghề mà còn phải hoàn thành vai trò của một tổ chức tín dụng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phòng hành chính - tổng hợp

Phòng kế toán tài chính – giao dịch & kho quỹ

Phòng hỗ trợ tín dụng

Phòng quan hệ khách hàng

Bộ phận giao dịch tại chi nhánh

Mô hình tổ chức GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

Bảng 2.1 : tình hình huy động vốn của GP Bank Hoàn Kiếm

Huy động vốn kế hoạch 1300 1600 23%

Huy động vốn thực hiện 1197 1517 26.7%

- Phân theo ngành kinh tế

(Nguồn : Phòng kế toán tài chính GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm)

Ngân hàng Dầu khí toàn cầu là một ngân hàng trẻ ở Hà Nội, chi nhánh Hoàn Kiếm lại là một trong các chi nhánh mới thành lập Các năm 2008,

2009 lại đúng vào thời điểm vô cùng khó khăn của ngành ngân hàng – tài chính Lạm phát và suy giảm kinh tế ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng Kết quả là các 2 năm quan, Chi nhánh Hoàn Kiếm đều không đạt được mục tiêu tổng huy động vốn Mặc dù 2008 lãi suất huy động vốn tăng nóng, các ngân hàng chạy đua lãi suất … nhưng lãi suất thực vẫn âm so với lạm phát, dẫn đến người gửi tiền không gửi vào ngân hàng, mà nhiều trường hợp có tiền đã dùng để đầu cơ vào các loại hàng hóa nóng có nguy cơ tăng giá cao trong lạm phát, như gạo, thực phẩm… càng làm cho vấn đề lạm phát năm 2008 gặp nhiều khó khăn; hoặc đầu tư vào các loại hàng hóa đặc biệt như vàng, ngoại tệ, vừa có khả năng sinh lời, và bảo toàn giá trị ổn định, vừa linh hoạt trong sử dụng đồng tiền hơn so với gửi ngân hàng Sang năm 2009 thì độ trễ của thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát phát huy tác dụng, cộng với nhu cần tín dụng tăng cao do gói kích cầu của chính phủ dành cho các doanh nghiệp, làm cho thanh khoản của ngân hàng cũng vẫn gặp khó khăn.

Hơn nữa lượng vốn huy động chủ yếu trong 2 năm qua chủ yếu là kỳ hạn dưới 12 tháng Năm 2009 vốn ngắn hạn chiến trên 76% tổng vốn huy động, trong khi năm 2008 vốn ngắn hạn chỉ chiếm 60% Điều đó thể hiện một sự dịch chuyển đáng kể về cơ cấu vốn mặc dù ngân hàng có lúc đã tăng lãi suất lên rất cao, cũng thể hiện tâm lý bất ổn định, lo ngại biến động của tình hình kinh tế và chính sách trong tương lai, nên người tiết kiệm chủ yếu chỉ gửi ngắn hạn để dễ xử lý, thích ứng với thay đổi

Tuy nhiên, với vị trí là một ngân hàng mới, một chi nhánh mới, nên việc thực hiện chỉ tiêu huy động vốn như trên cũng là rất tốt Năm 2009 thực hiện huy động tăng được 26.7% so với năm 2008.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Bảng 2.2 : tình hình hoạt động tín dụng của GP bank Hoàn Kiếm

Dư nợ tín dụng kế hoạch

Dư nợ tín dụng thực hiện

Tỷ trọng dư tín dụng bán lẻ / tổng dư nợ

(Nguồn : Phòng kế toán tài chính GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm)

Là một ngân hàng mới, GP Bank đã có nhiều chính sách thu hút khách hàng, cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm tín dụng, nên mặc dù các năm

2008, 2009 đều là các năm khó khăn của nền kinh tế, nhưng doanh số cho vay của GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn đạt vượt kế hoạch đề ra, năm sau thực hiện cao hơn năm trước 30%, từ đó góp phần đáng kể vào việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Góp một phần đáng kể vào doanh số cho vay này phải kể đến các khoản tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, theo chính sách của gói hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ trong năm 2009 Đây chính là lý do làm cho tín dụng ngắn hạn của GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm tăng đột biến đến 58,9% so với năm 2008 Trong khi đó, tín dụng trung và dài hạn lại giảm với mức giảm cũng khá mạnh : -25% Nguyên nhân của việc suy giảm này có thể nói đến là do tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới còn đang trong giai đoạn khó khăn, chưa tìm thấy đáy của suy thoái Chính vì thế, các doanh nghiệp rất e dè trong các quyết định đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất, vì tâm lý lo sợ suy thoái sẽ kéo dài dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, trong khi đó áp lực trả lãi và gốc cho ngân hàng là không thể trì hoãn.

Mặt khác, ngân hàng cũng lo ngại rủi ro thanh khoản, người gửi tiền chủ yếu chỉ ở kỳ hạn ngắn, nên ngân hàng cũng chỉ có thể sử dụng vốn trong ngắn hạn mà thôi.

Việc tổng cho vay trong 2 năm đều vượt kế hoạch cũng là điều dễ hiểu, vì có 1 lý do phổ biến không chỉ ở ngân hàng, mà có ở các doanh nghiệp nói chung vào thời điểm năm 2009 Đó là tâm lý thận trọng, dẫn đến việc lập kế hoạch đặt ra mục tiêu thấp.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI GP BANK HOÀN KIẾM

Định hướng hoạt động và công tác XHTD DN tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm 68 1 Mục tiêu hoạt động của chi nhánh năm 2010

3.1.1 Mục tiêu hoạt động của chi nhánh năm 2010.

Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của toàn chi nhánh, và nhiệm vụ 2010 của GP Bank, chi nhánh tập trung phát triển theo hướng tăng trưởng hiệu quả, và phù hợp với kế hoạch tổng hợp của tổng thể GP Bank Cụ thể nhiệm vụ được giao như sau:

Bảng 3.1 : Mục tiêu hoạt động của GP Bank Hoàn Kiếm năm 2010

STT Khoản mục Đến 31/12/2010 Đơn vị

1 Dư nợ cho vay 900 Tỷ đồng

2 Nợ quá hạn tối đa 1,5 %

3 Vốn huy động 2186 Tỷ đồng

4 Số lượng tài khoản giao dịch

5 Khách hàng tín dụng cá nhân

6 Khách hàng tín dụng doanh nghiệp

7 Phòng giao dịch mới 1 PGD

8 Lợi nhuận trước thuế 10,5 Tỷ đồng

9 Thu dịch vụ (gồm cả

10 Các đơn vị kinh doanh có lãi

Các biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch: Đối tượng khách hàng tín dụng ưu tiên:

Tập trung xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững với một số tổng công ty, tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính và tiềm năng kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển khách hàng doanh nghiệp quy mô vừa và khách hàng cá nhân trong các lĩnh vực sau :

+ Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Doanh nghiệp sản xuât hàng nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất.

+ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

+ Tín dụng tiêu dùng: Mua nhà, xe ô tô, sửa chữa nhà, tiện nghi sinh hoạt khác.

Kênh phát triển khách hàng:

+ Năng động tìm kiếm khách hàng thay vì đợi khách hàng đến.

+ Qua các đối tác phường, tổ dân phố.

+ Qua các khách hàng hiện tại có quan hệ giao dịch tại GP Bank Hoàn Kiếm : Khách hàng của khách hàng, bên mua, bên bán của khách hàng đang gửi và vay vốn tại GP Bank Hoàn Kiếm đều có thể là khách hàng tiềm năng).

+ Các đối tác khác : Siêu thị, chủ đầu tư các dự án bất động sản, các nhà phân phối lớn.

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn

 Thực hiện XHTD trên tinh thần trách nhiệm cao, cẩn trọng tối đa, đảm bảo kết quả chính xác, tin cậy để làm cơ sở cho quyết định cho vay, và trích lập dự phòng RRTD.

 Nâng cấp phần mềm lõi ngân hàng để có thể quản lý tốt hơn các dữ liệu về khách hàng, và kết quả XHTD; tập hợp lại và có sự phân tích hệ thống Từ đó giúp cho việc quản trị tín dụng được tốt hơn, đề ra chính sách khách hàng phù hợp với định hướng phát triển, và tình hình thực tế của nền kinh tế, và của ngành ngân hàng Việt Nam.

 Trên cơ sở tiếng nói chung của các ngân hàng trên toàn hệ thống, GP Bank sẵn sàng chia sẻ thông tin cho hệ thống thông tin XHTD (hiện CIC là cơ quan quản lý), để từ đó, các ngân hàng đều có thêm cơ sở thông tin để tham khảo, đem lại cái nhìn toàn diện để nâng cao chất lượng tín dụng của bản thân mỗi ngân hàng, từ đó xây dựng một hệ thống tài chínhViệt Nam khỏe mạnh.

Giải pháp hoàn thiện công tác XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Việc cần làm đầu tiên phải là nâng cao chất lượng của những CBTD – người trực tiếp thực hiện việc XHTD Trong đó, về phía ngân hàng, cần tuyển dụng những người thực sự có năng lực và trình độ tốt, tránh tình trạng nhận người vào làm do quan hệ, rồi không làm được việc, thậm chí là “tiềm năng” gây rủi ro cho ngân hàng.

 Tuyển dụng : Trong các yếu tố thiếu hụt của nguồn lao động trẻ, thì thiếu kinh nghiệm là điều không thể tránh khỏi Vấn đề là phải tuyển dụng được đội ngũ nhân viên có kiến thức cơ bản chắc, có thói quen tra cứu, tổng hợp thông tin, từ đó sẽ tiếp cận công việc được nhanh hơn Xây dựng chính sách tuyển dụng là vô cùng quan trọng Bản thân công tác tuyển dụng chuyên nghiệp, các điều kiện đặt ra rõ ràng, cũng là yếu tố thu hút những người trẻ có năng lực thực sự quan tâm đến cơ hội việc làm tại ngân hàng.

 Đào tạo : Bên cạnh đó, ngân hàng cần thường xuyên hơn nữa mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn Các khóa đào tạo này cần phải quan tâm đến hiệu quả thực sự, tránh tình trạng hình thức, hời hợt, làm cho có Ngân hàng nên phối hợp với các trường đại học trong và ngoài nước, thuê các chuyên gia tài chính – ngân hàng đến để giảng dạy cho cán bộ Đối với những trường hợp nhân viên có tiềm năng, ngân hàng có thể tạo điều kiện cho họ đi học các khóa trung – dài hạn ở trong nước hoặc nước ngoài, để chuẩn bị nguồn lực đội ngũ lãnh đạo cốt cán cho ngân hàng trong các bước phát triển lâu dài.

 Tổ chức làm việc nhóm: Trong công tác tổ chức làm việc, cần có sự kèm cặp giữa các nhân viên cũ, và nhân viên mới để phối hợp làm việc, học hỏi lẫn nhau, gia tăng tinh thần đoàn kết hỗ trợ trong công việc Người mới học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, bổ sung những thiếu xót tất yếu do chưa được tiếp cận với công việc.

 Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hết khả năng, chế độ thưởng phạt, thăng tiến, và kỷ luật xứng đáng Ngân hàng nên xây dựng một chế độ cụ thể cho nhân viên, về lương thưởng, về chế độ thăng tiến … để từ đó nhân viên có mục tiêu để phấn đấu Đối với bất kỳ ai cũng vậy, làm việc có mục tiêu bao giờ cũng đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với cách làm đối phó, an phận thủ thường, làm cho xong việc Ngược lại, cũng phải tăng cường giảm sát, xử lý nghiêm theo đúng chế độ đối với những người làm sai, đặc biệt là các vi phạm về đạo đức nghề nghiệp.

 Chính sách đãi ngộ, giữ chân nhân tài Nguồn lực ngành tài chính ở Việt Nam hiện đang còn rất thiếu, đặc biệt là lao động chất lượng cao Vì thế, các ngân hàng cần chú trọng ưu đãi đối với các nhân viên tư chất tốt để giữ họ làm việc lâu dài với ngân hàng Muốn nhân viên trung thành với ngân hàng, thì trước hết ngân hàng cần phải quan tâm đến nhân viên, cả về điều kiện vật chất, và tinh thần không chỉ của bản thân nhân viên, ma còn quan tâm đến cả gia đình họ… làm cho nhân viên cảm thấy ngân hàng như là một gia đình, và quyền lợi được thỏa đáng – từ đó có lòng trung thành hết mực đối với ngân hàng Đây chính là cách làm việc của các công ty ở Nhật Bản trước đây.

3.2.2 Nâng cao hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin cho hoạt động XHTD.

 Gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp, vừa để tạo niềm tin cho khách hàng, vừa để giám sát khoản vay Thực hiện cam kết bảo mật thông tin Từ đó mới kích thích cho khách hàng có thể chia sẻ nhiều thông tin, đặc biệt là các thông tin quan trọng – tin mật.

 Thực hiện chia sẻ thông tin cho CIC, cùng với các tổ chức tín dụng khác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung Từ đó có cơ sở để tiếp cận hệ thống thông tin đa chiều, toàn diện, và tiết kiệm chi phí

 CBTD cần nhanh nhạy trong nắm bắt, và xử lý thông tin Đặc biệt là chủ động tìm kiếm nguồn thông tin Bên cạnh đó, việc chắt lọc thông tin thông qua tiếp xúc khách hàng, điều tra tại cơ sở đặc biệt phụ thuộc vào khả năng tư duy và quan sát của CBTD Chính vì thế, CBTD không nên là người nói nhiều, mà nên là người biết cách lắng nghe

Bởi vì đặc điểm công việc, nên CBTD thường biết nhiều thông tin – biết nhiều nên muốn nói nhiều – từ đó lại có thể bị khách hàng nắm bắt, và lợi dụng Cho nên CBTD cần phải biết cách giao tiếp khôn ngoan, và lắng nghe nhiều để hiểu cái bản chất được che giấu bên trong của khách hàng CBTD phải luôn luôn đặt ra câu hỏi: “Bình thường người này như thế nào” Cần phải chú ý đến các câu nói, các cử chỉ đặc biệt của khách hàng Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp xúc, cần phải tạo nên các

“khoảng lặng” để thăm dò bản chất thực tế của người CBTD đang tiếp cận – đây cũng là một nghệ thuật.

Vai trò khai thác thông tin của CBTD là vô cùng quan trọng.

 Bên cạnh việc khai thác thông tin, CBTD còn cần phải biết cách tổng hợp, phân tích thông tin, cả về tình hình vĩ mô, ngành, và tình hình doanh nghiệp Vì GP Bank Hoàn Kiếm chưa phải là một chi nhánh lớn, với số lượng khách hàng không nhiều, nên chưa cần thiết tổ chức một phòng ban riêng biệt chuyên trách về phân tích tổng hợp thông tin giống như ở một số ngân hàng lớn, cho nên mỗi CBTD cần phải tự mình là người phân tích.

 Thông tin tổng hợp được của mỗi CBTD cần phải được lưu trữ lại vào hệ thống chung của ngân hàng, để tiện cho việc truy cập, giám sát sau này.

 Báo cáo tài chính và các thông tin phi tài chính khác của khách hàng cần được cập nhật thường xuyên, nhằm mục đích nắm bắt được tình hình hoạt động và phát triển của khách hàng qua thời gian Không nên bỏ bẵng đi quá lâu, sẽ gây rủi ro cao Việc cập nhật thông tin cần được thực hiện với cả khách hàng đang có dư nợ, và khách hàng cũ, và khách hàng tiềm năng, để bổ sung vào hệ thống lưu trữ, chuẩn bị cho những lúc cần dùng tới thì có sẵn để làm việc.

3.2.3 Cải tiến về nội dung của XHTD DN.

Như phân tích ở trên, trong quy trình XHTD của GP Bank có nhiều điểm cần nghiên cứu, hoàn thiện Cụ thể như sau:

3.2.3.1 Hệ thống ngành kinh tế

Hệ thống các ngành kinh tế cần được bổ sung, và chi tiết hóa hơn nữa để việc đánh giá doanh nghiệp được chính xác Mặc dù hiện tại, số lượng khách hàng của GP Bank nói chung và chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng là không nhiều, và chỉ tập trung ở một vài lĩnh vực, tuy nhiên công việc xây dựng hoàn thiện này là để chuẩn bị cho các bước phát triển lâu dài về sau Nếu không quan tâm đến phát triển hệ thống này, thì ngân hàng không thể phát triển thêm các khách hàng mới khi có cơ hội đến, hoặc đến khi đó, sẽ làm ẩu và mang lại hậu quả rủi ro cao cho chi nhánh và ngân hàng.

3.2.3.2 Vấn đề xác định quy mô

Các chỉ tiêu đánh giá quy mô cũng cần được bổ sung, và nên được tính điểm trung bình có trọng số, tránh xác định quy mô chỉ dựa vào 1 trong

Kiến nghị với Nhà nước, Chính Phủ và các Bộ, Ngành liên quan

 Xây dựng CIC trở thành trung tâm thông tin tín dụng thực sự hữu ích cho các ngân hàng.

 Cải thiện hệ thống chính sách và pháp luật, yêu cầu minh bạch thông tin cao đối với mọi thành phần kinh tế Và có chế độ xử lý thích đáng đối với các trường hợp vi phạm.

 Việc công bố thông tin của các bộ ngành và cơ quan chính phủ cần được quản lý chặt chẽ Cụ thể, nên có 1 người duy nhất chịu trách nhiệm công bố thông tin – thường là người đứng đầu cơ quan (như chủ tịch Ben Bernankie của FED chẳng hạn) và chỉ những thông tin từ người này mới có giá trị Tránh tình trạng “thông tin bên lề” quá nhiều như hiện nay ở Việt Nam, làm rò rỉ tin cho một số đối tượng biết trước để trục lợi, cũng là cái cớ để nhiều kẻ tung tin đồn nhảm gây thiệt hại cho xã hội Việc minh bạch thông tin thiết nghĩ phải được thực hiện trước hết từ các cơ quan nhà nước !

 NHNN cần phải có phương pháp điều tiết chính sách tiền tệ, và ngành ngân hàng phù hợp, tránh tình trạng chính sách thay đổi hoặc ban hành đột ngột, làm cho ngân hàng và doanh nghiệp không kịp trở tay, gây rủi ro lớn.

 NHNN cần phối hợp với các trường đại học khối kinh tế có đào tạo ngành tài chính – ngân hàng, cùng với các NHTM để xây dựng chương trình đào tạo sinh viên cho ngành môt cách khoa học, hiệu quả, va thực tế Bản thân em là một sinh viên ngân hàng, em có thể nhận thấy rằng chương trình giáo dục mấy năm gần đây đã và đang được cải thiện đáng kể, cụ thể là các tiết học mang tính thảo luận, thuyết trình được đưa vào nhiều hơn, giáo viên chỉ có trách nhiệm hướng dẫn, buộc sinh viên phải tự tìm tòi nhiều hơn trước Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa thực sự như mong đợi của các NHTM Hầu hết sinh viên mới ra trường các ngân hàng hoặc cơ quan tuyển dụng khác đều phải đào tạo lại rồi mới có thể làm việc.

Như vậy chúng ta thử hỏi, tại sao không đưa luôn chương trình “đào tạo lại” này của các cơ quan, ngân hàng vào làm chương trình chính thức để dạy sinh viên đại học? Có như thế mới phù hợp với yêu cầu của thực tế, mà việc làm này cũng không khó, vấn đề là các nhà giáo dục, và nhà ngân hàng cần ngồi lại với nhau để cùng đưa ra yêu cầu của mình, đưa ra chương trình mà mình đang dùng để “đào tạo lại” Từ đó xây dựng 1 chương trình chung thống nhất, và hiệu quả nhất cho sinh viên.

Bên cạnh đó, các ngân hàng nên phối hợp với nhà trường để tạo điều kiện cho sinh viên tập làm việc thực tế - điều này hầu như chưa có Hiện tại sinh viên hầu hết chỉ học 1 buổi trong ngày, vậy hoàn toàn có thể bố trí 2 – 3 buổi/tuần làm việc thực tế tại ngân hàng cho SV có thể tiếp cận công việc và yêu cầu của thực tế.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục cần yêu cầu, và hướng SV tự tìm tòi,nghiên cứu thông tin nhiều hơn Việc thảo luận ở lớp hiện tại cũng đòi hỏi điều này, tuy nhiên số SV thực tế làm không nhiều, đa phần chỉ góp mặt ăn điểm Do đó, muốn thực hiện tốt, cần hạn chế số lượng SV trong một lớp học – để người nào cũng phải nói, phải có chính kiến, phải làm việc thực sự – và muốn thế, cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đại học.

Ngày đăng: 17/08/2023, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 : tình hình huy động vốn của GP Bank Hoàn Kiếm - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.1 tình hình huy động vốn của GP Bank Hoàn Kiếm (Trang 34)
Bảng 2.2 : tình hình hoạt động tín dụng của GP bank Hoàn Kiếm - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.2 tình hình hoạt động tín dụng của GP bank Hoàn Kiếm (Trang 35)
Bảng 2.3 : Nợ xấu và công tác trích lập dự phòng của GP bank Hoàn Kiếm - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.3 Nợ xấu và công tác trích lập dự phòng của GP bank Hoàn Kiếm (Trang 36)
Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của GP Bank Hoàn Kiếm - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của GP Bank Hoàn Kiếm (Trang 37)
Bảng 2.6 : Bảng phân loại doanh nghiệp theo quy mô của GP Bank  Phân loại Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.6 Bảng phân loại doanh nghiệp theo quy mô của GP Bank Phân loại Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ (Trang 43)
Bảng 2.8 : các chỉ tiêu phi tài chính dùng chấm điểm XHTD tại GP Bank - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.8 các chỉ tiêu phi tài chính dùng chấm điểm XHTD tại GP Bank (Trang 48)
Bảng 2.9 : các chỉ tiêu uy tín với GP Bank - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.9 các chỉ tiêu uy tín với GP Bank (Trang 53)
Bảng 2.10 : các chỉ tiêu điểm thưởng/phạt trong XHTD tại GP Bank - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.10 các chỉ tiêu điểm thưởng/phạt trong XHTD tại GP Bank (Trang 54)
Bảng 2.11 : tổng hợp các chỉ tiêu XHTD tại GP Bank - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.11 tổng hợp các chỉ tiêu XHTD tại GP Bank (Trang 54)
Bảng 2.12 : thang điểm XHTD tại GP Bank - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 2.12 thang điểm XHTD tại GP Bank (Trang 56)
Bảng 3.1 : Mục tiêu hoạt động của GP Bank Hoàn Kiếm năm 2010 - Giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại gp bank hoàn kiếm
Bảng 3.1 Mục tiêu hoạt động của GP Bank Hoàn Kiếm năm 2010 (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w