Hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng tại GP Bank Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

Hoạt động xếp hạng tín dụng tại các NHTM

Trong xu hướng phát triển mang tính toàn cầu hóa của thời kỳ này lịch sử cũng chứng kiến sự phát triển, hợp nhất và thâu tóm lẫn nhau của nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực XHTN : Fitch hợp nhất với IBCA – một tập đoàn chuyên về lĩnh vực XHTN lớn nhất châu Âu – thành The Fitch IBCA Group năm 1997, rồi tiếp tục thâu tóm CRA tại Chicago cảu Duff & Phelps và công ty xếp hạng của Thomson Bank Watch cùng trong năm 2000. Điều này dẫn đến hậu quả là năm 2008 – 2009, khi thị trường chứng khoán đi xuống cùng với suy thoái kinh tế thế giới, nhiều tập đoàn này đã không những thua lỗ trong đầu tư tài chính do chưa có kinh nghiệm tổ chức, mặt khác còn vô cùng lận đận trong ngành ngành chủ chốt của mình do không được chú ý đầu tư, nên khả năng cạnh tranh bị hạn chế trong khi nhu cầu thị trường thì thu hẹp sau khủng hoảng.

Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng

Nhiều trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng nhân lực, hoặc không có điều kiện thời gian, chi phí để tổng hợp đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài … thì NHTM với tư cách là nhà phân tích chuyên nghiệp, có thể cung cấp dịch vụ tư vấn cho họ. Theo đó, ngân hàng có thể sát cánh cùng khách hàng của mình trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, lập dự án, phương án, và cùng thực hiện, chứ NHTM không chỉ thụ động chờ khách hàng có sẵn dự án rồi mang đến NHTM xin vay.

Kinh nghiệm quốc tế về xếp hạng tín dụng

Tại Mỹ, nhiều tập đoàn tài chính lớn sụp đổ như Lehman Brothers, Washington Mutual, Bear Stearm … Nhiều định chế phải cầu cứu đến khoản hỗ trợ hàng chục tỷ USD của chính phủ như tập đoàn bảo hiểm AIG, ngân hàng đầu tư hàng đầu Citi Group. Nếu sau này các nhà thẩm định vẫn còn giữ “lòng tham” thì khủng hoảng sẽ còn lớn hơn bây giờ, vì các sản phẩm tài chính sẽ ngày càng tinh vi hơn, ngày càng lôi kéo, ràng buộc nhiều người vào vòng xoáy của nó hơn, và tác động dây chuyền sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều.

XHTD tại trung tâm thông tin tín dụng CIC (Credit Information Center)

Từ đó ta có thể thấy rằng, lợi nhận luôn có sức hấp dẫn, đặc biệt là đối với người làm trong lĩnh vực tài chính – những người có cơ hội và khả năng nhìn nhận ra các cơ hội đầu tư. Lợi nhuận làm cho họ trở nên liều lĩnh, bất chấp rủi ro, từ đó đem đến kết cục bi thảm cho bản thân, và cho cả những người đầu tư khác đã tin tưởng vào XHTN.

Khái quát quá trình hình thành và tình hình hoạt động của GP Bank Hoàn Kiếm

Về công nghệ: GP.Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành cụng phần mềm Hệ thống Ngõn hàng lừi T24 (Core Banking) của hãng Temenos của Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Với mục tiêu xây dựng GP.Bank là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến, hiện nay GP.Bank đang triển khai nâng cấp phần mềm ngõn hàng lừi (core banking) T24 lờn phiờn bản R8 – phiờn bản mới nhất, T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh. Mặc dù 2008 lãi suất huy động vốn tăng nóng, các ngân hàng chạy đua lãi suất … nhưng lãi suất thực vẫn âm so với lạm phát, dẫn đến người gửi tiền không gửi vào ngân hàng, mà nhiều trường hợp có tiền đã dùng để đầu cơ vào các loại hàng hóa nóng có nguy cơ tăng giá cao trong lạm phát, như gạo, thực phẩm… càng làm cho vấn đề lạm phát năm 2008 gặp nhiều khó khăn; hoặc đầu tư vào các loại hàng hóa đặc biệt như vàng, ngoại tệ, vừa có khả năng sinh lời, và bảo toàn giá trị ổn định, vừa linh hoạt trong sử dụng đồng tiền hơn so với gửi ngân hàng.

(Nguồn : Phòng kế toán tài chính GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm) Là một ngân hàng mới, GP Bank đã có nhiều chính sách thu hút khách hàng, cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm tín dụng, nên mặc dù các năm 2008, 2009 đều là các năm khó khăn của nền kinh tế, nhưng doanh số cho vay của GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn đạt vượt kế hoạch đề ra, năm sau thực hiện cao hơn năm trước 30%, từ đó góp phần đáng kể vào việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng 2.1 : tình hình huy động vốn của GP Bank Hoàn Kiếm
Bảng 2.1 : tình hình huy động vốn của GP Bank Hoàn Kiếm

Đánh giá về hoạt động XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm

Đối với những Khách hàng hiện chưa có quan hệ, Đơn vị kinh doanh căn cứ vào thông tin tài chính 2 năm gần nhất và các thông tin có liên quan khác để chủ động đánh giá, xếp loại Khách hàng và có biện pháp tiếp thị cụ thể. Đối với Khách hàng đang giao dịch thường xuyên với GP.Bank, việc đánh giá, xếp loại Khách hàng được thực hiện định kỳ mỗi năm 2 lần trên cơ sở báo cáo tài chính 6 tháng và quyết toán năm, các Đơn vị kinh doanh thực hiện đánh giá, xếp loại Khách hàng, trong đó kỳ xếp hạng thứ nhất được thực hiện trước ngày 31/3 và kỳ xếp hạng thứ hai được thực hiện trước 30/9. Thông tin về sản phảm và dịch vụ của Khách hàng gồm vai trò của sản phẩm đối với xã hội, chất lượng, khả năng cạnh tranh, giai đoạn hiện tại trong chu kỳ sống, triển vọng của sản phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng của sản phẩm.

Thông tin về thị trường của doanh nghiệp gồm: nguồn cung cấp nguyên vật liệu hay sản phảm đầu vào cho doanh nghiệp (tính ổn định của nguồn nguyên liệu, phương án thay thế nguồn nguyên liệu), quy mô của thị trường, thị phần của doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp (cần thu thập để xác định được vị thế cạnh tranh hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường), áp lực cạnh tranh trên thị trường, địa điểm và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 2.6 : Bảng phân loại doanh nghiệp theo quy mô của GP Bank  Phân loại Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
Bảng 2.6 : Bảng phân loại doanh nghiệp theo quy mô của GP Bank Phân loại Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ

Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Định hướng hoạt động và công tác XHTD DN tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm

Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của toàn chi nhánh, và nhiệm vụ 2010 của GP Bank, chi nhánh tập trung phát triển theo hướng tăng trưởng hiệu quả, và phù hợp với kế hoạch tổng hợp của tổng thể GP Bank. Tập trung xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững với một số tổng công ty, tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính và tiềm năng kinh doanh. + Tín dụng tiêu dùng: Mua nhà, xe ô tô, sửa chữa nhà, tiện nghi sinh hoạt khác.

+ Qua các khách hàng hiện tại có quan hệ giao dịch tại GP Bank Hoàn.

Giải pháp hoàn thiện công tác XHTD tại GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm

Vì GP Bank Hoàn Kiếm chưa phải là một chi nhánh lớn, với số lượng khách hàng không nhiều, nên chưa cần thiết tổ chức một phòng ban riêng biệt chuyên trách về phân tích tổng hợp thông tin giống như ở một số ngân hàng lớn, cho nên mỗi CBTD cần phải tự mình là người phân tích. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng cần thường xuyên nghiên cứu để kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm tàng trong danh mục cho vay của ngân hàng để có biện pháp phòng tránh kịp thời, đồng thời đánh giá được rủi ro của các nhóm ngành kinh tế để từ đó đề ra chính sách khách hàng phù hợp, hướng đến các đối tượng có nhiều tiềm năng, và rủi ro thấp. Vì áp lực chỉ tiêu công việc phải thực hiện, nên mỗi CBTD phải cố gắng tìm kiếm các khoản cho vay – thậm chí cả những khách hàng không thực sự tốt, trong khi đó có thể có nhóm khách hàng tốt lại không được để ý tới, vì chính sách khách hàng không đề cập đến đối tượng này, nên CBTD cũng không thể thực hiện vượt quyền  vừa rủi ro, vừa giảm lợi nhuận.

Có như thế mới kích thích được hiệu quả làm việc của nhân viên, mới có tác dụng tốt trong việc phòng chống các sai phạm xuất phát từ đạo đức và các rủi ro tác nghiệp khác (VD: việc xác minh thông tin sổ tiết kiệm dùng làm tài sản đảm bảo như đã phân tích ở trên).

Kiến nghị với Nhà nước, Chính Phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Có lẽ hiện nay, ngân hàng đang phải tập trung cho nhiệm vụ trước mắt là tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ vào cuối năm 2010 theo yêu cầu của NHNN, cùng với đó là tăng hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch nên chưa có đủ vốn để nâng cấp T24. Tuy nhiên, về lâu dài thì GP Bank nên có tỷ trọng đầu tư thích đáng cho công nghệ, đặc biệt thời gian gần đây, khi số lượng Accounts hạch toán giao dịch trên hệ thống nhiều hơn thì T24 cũ lại càng hay gặp lỗi. Bản thân em là một sinh viên ngân hàng, em có thể nhận thấy rằng chương trình giáo dục mấy năm gần đây đã và đang được cải thiện đáng kể, cụ thể là các tiết học mang tính thảo luận, thuyết trình được đưa vào nhiều hơn, giáo viên chỉ có trách nhiệm hướng dẫn, buộc sinh viên phải tự tìm tòi nhiều hơn trước.

Có như thế mới phù hợp với yêu cầu của thực tế, mà việc làm này cũng không khó, vấn đề là các nhà giáo dục, và nhà ngân hàng cần ngồi lại với nhau để cùng đưa ra yêu cầu của mình, đưa ra chương trình mà mình đang dùng để “đào tạo lại”.