1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những quy định khác nhau của pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT về xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính

75 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Quy Định Khác Nhau Của Pháp Luật Cạnh Tranh Và Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Về Xử Lý Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hành Chính
Tác giả Bùi Trọng Tài
Người hướng dẫn T.S Trần Văn Hải
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học quản lý
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 596,5 KB
File đính kèm Khóa luận tốt nghiệp đại học.rar (220 KB)

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu (7)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (7)
    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (8)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
    • 4.1 Đối tượng nghiên cứu (8)
    • 4.2 Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 5. Vấn đề nghiên cứu (8)
  • 6. Giải thuyết nghiên cứu (9)
  • 7. Ý nghĩa của khóa luận (9)
  • 8. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 9. Kết cấu khóa luận (10)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH (11)
    • 1.1. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (11)
      • 1.1.1. Khái niệm Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (11)
      • 1.1.2. Xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (14)
        • 1.1.2.2. Xâm phạm quyền đối với Nhãn hiệu, Chỉ dẫn địa lý và Tên thương mại (15)
    • 1.2. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính- (24)
      • 1.2.2. Xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Sở hữu trí tuệ (28)
      • 1.2.3. Xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Cạnh tranh (35)
      • 1.2.4. Những chống chéo trong quy định các hành vi xâm phạm theo hai cơ chế pháp luật (36)
  • CHƯƠNG 2: NHỮNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH (40)
    • 2.1. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật SHTT (0)
      • 2.1.1. Thanh tra (0)
      • 2.1.2. Công an (0)
      • 2.1.3. Quản lý thị trường (0)
      • 2.1.4. Hải quan (0)
      • 2.1.5. Ủy ban nhân dân các cấp (0)
    • 2.2. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Cạnh tranh (44)
    • 2.1 Cục Quản lý cạnh tranh (0)
    • 2.2 Bộ Trưởng bộ Công thương (0)
    • 2.3 Tòa Hành Chính- Tòa án Nhân dân (0)
    • 2.3. Khuyến nghị về những biện pháp khắc phục tình trạng chồng chéo về mặt thẩm quyền và nâng cao hiệu quả xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính của các cơ quan nhà nước theo hai cơ chế pháp luật (0)
      • 2.3.1. Tình trạng chồng chéo về mặt thẩm quyền của các cơ quan nhà nước (0)
      • 2.3.2. Biện pháp khắc phục chồng chéo về thẩm quyền và nâng cao hiệu quả xứ lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính (0)

Nội dung

Sở hữu trí tuệ đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển, xâm phạm quyền SHTT cũng diễn ra hết sức phức tạp, đòi hỏi có một hành lang pháp lý nghiêm ngặt và chặt chẽ để bảo vệ Quyền SHTT. Hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam đã và đang dần được hoàn thiện là hành lang quan trọng để bảo vệ quyền SHTT. Rất nhiều các biện pháp mạnh đã được áp dụng để xử lý vi phạm trong lĩnh vực SHTT bao gồm các biện pháp hành chính, hình sự và dân sự. Trong đó, biện pháp hành chính được xem là nhạy bén và có nhiều đặc điểm phù hợp để áp dụng trong điều kiện thực tiễn hiện nay của nước ta(Điều này được chứng minh trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm Thị Thanh Tâm QL49A). Tuy vậy, việc xử lý xâm phạm quyền SHTT đối với SHCN bằng biện pháp hành chính không chỉ được quy định trong pháp luật SHTT mà còn được quy định trong pháp luật Cạnh tranh. Điều này thể hiện sự thống nhất và tương hỗ rất chặt chẽ của Pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền SHTT. Vậy, sự khác nhau trong các quy định giữa hai Pháp luật nói trên ở đâu trong việc phân chia các đối tượng khác nhau của quyền SHCN để bảo vệ và xử lý xâm phạm, các CQNN nào có thẩm quyền xử lý xâm phạm trong từng cơ chế pháp luật đó. Xuất phát từ việc tìm hiểu hai cơ chế pháp luật nói trên và nhận thức được những khác biệt trong quy định của hai cơ chế pháp luật này, nên tác giả đã quyết định chọn đề tài: Những quy định khác nhau của pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT về xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính làm đề tài nghiên cứu trong Khóa luận tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý của mình.

Lịch sử nghiên cứu

Ở Việt Nam, việc tìm hiểu các biện pháp xử lý xâm phạm quyền SHTT đối với SHCN đã được rất nhiều các tác giả đề cập tới ở rất nhiều các khía cạnh khác nhau, như các thảo luận về các biện pháp hình sự, dân sự, hành chính. Ở các nghiên cứu về biện pháp hành chính, có rất nhiều tác giả đã phân tích và bình luận về tính ưu việt của biện pháp này, chẳng hạn:

- Tác giả Đỗ Đô Thành với bài bình luận khoa học " Một số quy định mang tính ưu việt trong luật SHTT 2005 về việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính" đăng trên tạp chí IP Law and

Practice số 4 tháng 08 năm 2006 của Investconsult Group.

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai: Xử lý một số vi phạm quyền SHTT dưới góc độ Luật cạnh tranh;

- Dưới góc độ một khóa luận tốt nghiệp, tác giả Phan Thị Thanh Tâm của K49A - Khoa Khoa học quản lý- Trường ĐH KHXH&NV cũng đã có những đánh giá rất chính xác những khía cạnh tích cực của các biện pháp hành chính thông qua đề tài " "Nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHCN bằng biện pháp hành chính ở Việt Nam”

Tuy nhiên, việc so sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa Pháp luật SHTT vàPháp luật cạnh tranh về việc áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý xâm phạm quyền SHCN thì đây là lần đầu tiên tác giả đề cập đến vấn đề này.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng đến việc làm sáng tỏ những quy định khác nhau giữaPháp luật cạnh tranh và Pháp luật SHTT về việc xử lý xâm phạm đối với các đối tượng khác nhau của quyền SHCN trong lĩnh vực SHTT.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ thế nào là xâm phạm quyền SHCN và quy định của Pháp luật SHTT và Pháp luật CT về xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính;

- Làm rõ cơ chế pháp luật khác nhau được áp dụng cho việc xử lý các đối tượng của quyền SHCN;

- Làm rõ Các cơ quan Nhà nước khác nhau có thẩm quyền trong việc xử lỹ xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính theo Pháp luậtCạnh tranh và Pháp luật SHTT.

Vấn đề nghiên cứu

a) Hai cơ chế pháp luật khác nhau là Pháp luật Cạnh tranh và Pháp luật SHTT đã được áp dụng như thế nào cho việc xử lý xâm phạm quyền SHCN ? b) Pháp Luật SHTT và Pháp luật cạnh tranh quy định khác nhau như thế nào về Các CQNN có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính ?

Giải thuyết nghiên cứu

a) Hai cơ chế pháp luật khác nhau là Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật SHTT đã được áp dụng khác nhau như sau trong việc xử lý xâm phạm quyền đối với các đối tượng khác nhau của quyền Sở hữu công nghiệp:

- Pháp luật Cạnh tranh được lựa chọn để xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh và quyền chống CTKLM Cụ thể là việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh để xử lý các hành vi xâm phạm này.

- Pháp luật SHTT được lựa chọn để xử lý hành vi xâm phạm về các đối tượng còn lại của Quyền SHTT(Sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, Nhãn hiệu, CDĐL, tên thương mại) Cụ thể là việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN để xử lý các hành vi xâm phạm này. b) Pháp luật SHTT và Pháp luật cạnh tranh quy định khác nhau như sau về Các CQNN có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính:

- Theo Pháp luật cạnh tranh, các CQNN gồm: Cục quản lý cạnh tranh,

Bộ Trưởng bộ Công Thương và Tòa Hành chính tòa án Nhân dân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh.

- Theo Pháp luật SHTT, các CQNN gồm: Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng còn lại của quyền SHCN(Sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, Nhãn hiệu, CDĐL, tên thương mại).

Ý nghĩa của khóa luận

Với việc lựa chọn và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của đề tài này, tác giả khóa luận mong muốn có những đóng góp có ý nghĩa sau đây: Ý nghĩa lý luận: Đóng góp vào hoạt động nghiên cứu Pháp luật SHTT một cách nhìn toàn diện trong việc nhận định các Cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN Điều này tùy thuộc vào các đối tượng khác nhau của Quyền SHCN sẽ được xử lý theo các cơ chế pháp luật khác nhau và bởi những cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra một khuyến nghị nhỏ dành cho các Doanh nghiệp trong việc lựa chọn cơ chế pháp luật và khiếu nại đúng các CQNN khi có những xâm phạm về các đối tượng SHCN sảy ra với Doanh nghiệp mình và Doanh nghiệp khác.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu và tiến hành thành công khóa luận này, tác giả đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chủ yếu là nghiên cứu các văn bản Quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Cạnh tranh và SHTT.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu thông tin

- Phương pháp phân tích tình huống thực tiễn.

Kết cấu khóa luận

Khóa luận được chia làm ba phần chính: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận; ngoài ra còn có Danh mục chữ viết tắt và Danh mục tài liệu tham khảo.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1.1.1 Khái niệm Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Trước khi tìm hiểu thế nào là Xâm phạm quyền SHCN, chúng ta cần làm sáng tỏ các khái niệm liên quan, bao gồm: Quyền SHCN, Xâm phạm quyền, Xâm phạm quyền SHTT.

Khái niệm Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, CDĐL, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống CTKLM.

Quyền SHCN là một bộ phận quan trọng của quyền SHTT, được xác lập dựa trên nhiều cơ sở(căn cứ) khác nhau, bao gồm: dựa trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của CQNN có thẩm quyền đối với các đối tượng sáng chế,KDCN, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, CDĐL; dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp đối với tên thương mại; trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó và quyền chốngCTKLM được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Quyền SHCN sau khi được xác lập, thì tùy vào từng đối tượng và tùy vào khả năng khai thác quyền, sẽ mang lại những giá trị kinh tế rất lớn cho chủ thể quyền SHTT Vì vậy đây là một "điểm nóng" về xâm phạm quyền SHTT.

Khái niệm Xâm phạm quyền: Đứng trước Pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng và được pháp luật tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ tất cả các quyền về cả nhân thân và tài sản Theo thời gian và trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, bằng những hành vi hợp pháp khác nhau, các tổ chức và cá nhân lại được Nhà nước xác lập thêm những quyền (và nghĩa vụ) mới Bất cứ hành vi của tổ chức, cá nhân nào tác động trái phép(gồm trái Pháp luật và trái với ý chí của chủ thể có quyền) vào một, một số hay toàn bộ các quyền của tổ chức, cá nhân khác đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền Như vậy theo nghĩa rộng nhất, xâm phạm quyền tức là tác động trái phép vào quyền của chủ thể quyền.

Hành vi tác động trái phép rất rộng, có thể bao gồm: tước đoạt quyền; ngăn chặn, cản trở, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt việc sử dụng quyền; khai thác, sử dụng trái phép quyền v v

Ví dụ, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân "Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật " [ 12; Điều 50], nếu bất cứ chủ thể nào cản trở việc tự do lựa chọn nghề nghiệp, hoặc dụ dỗ, lừa gạt trong giao kết hợp đồng đều bị coi là xâm phạm quyền.

Trong lĩnh vực SHTT, xâm phạm quyền SHTT là hành vi của tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền đối với quyền tác giả và quyền liên quan, quyềnSHCN và quyền đối với giống cây trồng và quyền tự bảo vệ các quyền đó của chủ thể quyền SHTT, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến các giá trị vật chất và tinh thần của chủ thể quyền và xã hội.

Nghị định Số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý Nhà nước về SHTT cũng xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT là hành vi xâm phạm đến các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT (1)

Theo đó, hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể diễn ra trên 4 phương diện:

- Xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan;

- Xâm phạm quyền đối với giống cây trồng;

- Xâm phạm quyền tự bảo vệ (các quyền trên) của chủ thể quyền.

Cũng cần lưu ý thêm rằng tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm "không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản

2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ"[6; Điều 5.3]

Từ việc tìm hiểu các khái niệm liên quan trên, có thể xác định nội hàm của Khái niệm xâm phạm quyền SHCN như sau:

Xâm phạm quyền SHCN là hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng của quyền SHCN và quyền tự bảo vệ quyền SHCN, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt đến lợi ích của chủ thể quyền và xã hội.

Tất cả các đối tượng của quyền SHCN đều có thể trở thành đối tượng của hành vi xâm phạm quyền SHCN Ngoài ra, ở đây người viết mong muốn mở rộng Khái niệm xâm phạm quyền SHCN bằng việc đưa thêm hành vi xâm phạm quyền tự bảo vệ quyền SHCN của chủ thể quyền cụ thể ra sao, xin theo dõi ở phần tiếp theo.

1 Theo tinh thần của Điều 5.1 Nghị định 105/2006/NĐ-CP

1.1.2 Xâm phạm quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

1.1.2.1 Xâm phạm quyền đối với Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Quyền SHCN đối với Sáng chế, KDCN và Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của CQNN có thẩm quyền, nhằm ghi nhận quyền độc quyền khai thác, sử dụng các đối tượng đó trong thời gian bảo hộ của chủ sở hữu các đối tượng Trừ một số trường hợp ngoại lệ do Pháp luật quy định như việc bắt buộc chuyển giao quyền đối với Sáng chế(li-xăng cưỡng bức), quyền của người sử dụng trước Sáng chế, kểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí theo quy định về quyền tạm thời, còn lại, bất cứ hành vi nào sử dụng sáng chế, KDCN, Thiết kế bố trí mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền đều bị xem là hành vi xâm phạm quyền đối với các đối tượng đó.

Luật SHTT cũng xác định rất rõ các hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với Sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí

"Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí:

1 Sử dụng sáng chế được bảo hộ, KDCN được bảo hộ hoặc KDCN không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2 Sử dụng sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật này (Luật SHTT)”

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính-

1.2.1 Khái quát chung về Biện pháp hành chính và Cơ sở phân chia việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính theo hai cơ chế Pháp luật

1.2.1.1 Khái quát chung về Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính, hay đầy đủ là biện pháp xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước, được quy định trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 44/2002/PL- UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 2 tháng 4 năm 2008 Theo đó, "Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính"[19; Điều 1.2].

Các cá nhân, cơ quan tổ chức trong quy định trên không phân biệt là khu vực Nhà nước hay ngoài Nhà nước.

Tùy vào từng lĩnh vực quản lý Nhà nước cụ thể, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính (7)

Về nguyên tắc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính:

" 1 Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2 Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

7 Theo tinh thần quy định tại Điều 2 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002

3 Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

4 Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

5 Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

6 Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình"[19; Điều 3]

Về Hình thức xử phạt:

- Hình phạt chính: a) Cảnh cáo b) Phạt tiền

- Hình phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; đ) Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ.

Trong các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, đểm (đ) đă được sửa đổi bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2008 Theo pháp lệnh năm

2002 điểm này được quy định là "Các biện pháp khác do Chính phủ quy định"[19; Điều 12.3.đ]

Như vậy, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể Chính phủ sẽ quy định chi tiết các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt.

Trong lĩnh vực SHCN, hành vi vi phạm hành chính về SHCN là " hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về bảo hộ và quản lý Nhà nước về SHCN, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và pháp luật quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính"[16; xem lại trang]

Theo định nghĩa nêu trên và cũng theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, thì hành vi vi phạm hành chính về SHCN ở đây xuất phát từ hai chủ thể:

- Thứ nhất đó là hành vi của các cơ quan quản lý Nhà nước về Sở hữu trí tuệ hoặc người có thẩm quyền trong CQNN khi không thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về quản lý, xác lập, bảo hộ và thực thi quyền SHCN;

- Thứ hai là hành vi xâm phạm quyền SHCN của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước đối với chủ thể quyền"

Tuy nhiên, trong bài viết này theo hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào các nhóm hành vi xâm phạm quyền SHCN của các tổ chức cá nhân đối với chủ thể quyền SHTT, còn hành vi vi phạm hành chính của các

CQNN hoặc người có thẩm quyền trong CQNN không phải là đối tượng xem xét của đề tài này.

1.2.1.2 Cơ sở phân chia việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN theo hai cơ chế Pháp luật.

Xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp Hành chính được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.

Theo đó có sự phân chia giữa hai cơ chế Pháp luật Sở hữu trí tuệ và Cạnh tranh về xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng như sau:

Theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính bao gồm: a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này(Luật SHTT) hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc CDĐL trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, CDĐL được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2 Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó.

NHỮNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Cạnh tranh

2.2.1 Thanh tra Khoa học và Công nghệ

Những quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra) được quy định cụ thể trong Nghị định Số 87/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh Tra Khoa học và Công nghệ, theo đó " Thanh tra Khoa học và Công nghệ là cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ" (15) Đối tượng thanh tra của Thanh tra KH&CN là các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN; Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (16)

Về tổ chức, Thanh tra KH&CN bao gồm:

- Thanh tra Bộ KH&CN(sau đây gọi là Thanh tra Bộ)

- Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thanh tra Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân(sau đây gọi là Thanh tra Tổng cục)

- Thanh tra Sở KH&CN(Sau đây gọi là Thanh tra Sở)

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra được quy định tại nghị định 87/2006/NĐ-CP Theo đó, Thanh tra Bộ, Chánh thanh tra bộ, có thẩm quyền "Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính" (17) ; Thanh tra Tổng cục và Thanh Tra Sở có thẩm

15 Theo Điều 1 - Nghị định 87/2006/NĐ-CP

16 Theo Điều 2 - Nghị định 87/2006/NĐ-CP

17 Theo Các điều 6.4 và Điều 7.6 Nghị Định 87/2006/NĐ-CP quyền " Xử phạt hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính" (18)

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về SHCN, "cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông, trừ hành vi xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa"[ 7;Điều 17.1]

Trong đó, cụ thể như sau:

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN gồm:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa của khung hình phạt;

- Có thể áp dụng toàn bộ các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP;

- Có thể áp dụng toàn bộ các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP.

Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền SHCN, gồm:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

- Có thể áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a, c và e khoản 4 Điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP;

- Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, đ, e và g khoản 5 Điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP.

Thanh tra viên chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thi hành công vụ có quyền áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này gồm:

18 Theo Các điều 9.9 và Điều 12.3 Nghị Định 87/2006/NĐ-CP

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;

- Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và c khoản 5 Điều 3 Nghị định 106/2006/NĐ-CP.

Từ những trình bày trên, có thể rút ra hai đặc điểm:

Thứ nhất, Thanh tra Tổng cục không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về SHCN mà chỉ có thẩm quyền "kiến nghị xử phạt"

Thứ hai, theo mức độ phân quyền, Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền lớn nhất trong việc xử phạt vi phạm hành chính về SHCN, tiếp đến là Chánh thanh tra Sở và sau đó mới đến các Thanh tra viên Lưu ý rằng, Chánh thanh tra và các Thanh tra viên cấp Sở cũng có thẩm quyền "kiến nghị xử phạt" đối với các vụ việc không thuộc hoặc vượt quá thẩm quyền của mình.

Lực lượng Quản lý thị trường được tổ chức thống nhất từ trung ương xuống các địa phương cấp tỉnh,bao gồm: Cục quản lý thị trường, các Chi cục quản lý thị trường, các Đội quản lý thị trường.

- Cục quản lý thị trường: là cơ quan thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ Trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thương mại theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 4 Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Thủ Tướng Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trường như sau:

1 Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường, các chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp để Bộ Thương mại trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền;

2 Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường Đề xuất với Bộ trưởng các chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật các chính sách, chế độ trong lĩnh vực quản lý thị trường; (19)

Như vậy, Cục quản lý thị trường cũng được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

- Các Chi cục quản lý thị trường: là tổ chức trực thuộc Sở Thương mại có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, buôn bán hàng giả; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về xử phạt vi phạm hành chính, Chi cục quản lý thị trường không trực tiếp tiến hành xử phạt mà thông qua các Đội quản lý thị trường trực thuộc Do vậy, chức năng, nhiệm vụ của Chi cục quan lý thị trường là:

- Chỉ đạo các đội quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường; phát hiện hàng nhập lậu, hàng cấm; chống sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác

Ngày đăng: 17/08/2023, 08:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình phạt chính: - Những quy định khác nhau của pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT về xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính
Hình ph ạt chính: (Trang 29)
Hình phạt chính: - Những quy định khác nhau của pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT về xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính
Hình ph ạt chính: (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w