Thẩm quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Cạnh tranh và Sở hữu trí tuệ

MỤC LỤC

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.[14; Điều 129.1]. - Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm theo quy định của Pháp luật SHTT(5). 5 Xem thêm Điều 128 Luật SHTT về nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm. Nếu như theo Luật Cạnh tranh hành vi "tiếp cận, thu thập thông tin thuộc BMKD bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp BMKD" là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Điều này ám chỉ rằng, chỉ có các hành vi xâm phạm đối với "chủ sở hữu BMKD" mới bị coi là vi phạm, thì theo Pháp luật SHTT, hành vi đó lại là "tiếp cận, thu thập thông tin thuộc BMKD bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp BMKD đó". Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong Pháp luật Cạnh tranh, hành vi xâm phạm BMKD được coi là hành CTKLM, còn trong Pháp luật SHTT hành vi xâm phạm BMKD lại được coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN. Chính điều này cũng dẫn đến sự "chồng chéo" giữa hai cơ chế Pháp luật và kéo theo việc xử lý và lựa chọn các cơ chế Pháp luật khác nhau để xử lý hành vi này. Điều này sẽ được trình bày cụ thể tại phần xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp Hành chính theo hai cơ chế Pháp luật dưới đây. Xâm phạm quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền. Như đã trình bày tại phần khái niệm Xâm phạm quyền SHCN, tác giả muốn mở rộng khái niệm xâm phạm quyền SHCN bằng việc đưa thêm hành vi xâm phạm quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền với những lập luận như sau:. Theo quy định của Pháp luật SHTT, chủ thể quyền SHTT có quyền tự bảo vệ, bao gồm việc áp dụng các biện pháp sau đây:. “ a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;. b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;. c) Yêu cầu CQNN có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này(Luật SHTT) và các quy định khác của pháp luật có liên quan;. d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính- hai cơ chế pháp luật khác nhau

Trong các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, đểm (đ) đă được sửa đổi bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2008. Như vậy, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể Chính phủ sẽ quy định chi tiết các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt. Trong lĩnh vực SHCN, hành vi vi phạm hành chính về SHCN là " hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về bảo hộ và quản lý Nhà nước về SHCN, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và pháp luật quy định phải bị xử phạt vi phạm hành chính"[16; xem lại trang]. Theo định nghĩa nêu trên và cũng theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, thì hành vi vi phạm hành chính về SHCN ở đây xuất phát từ hai chủ thể:. - Thứ nhất đó là hành vi của các cơ quan quản lý Nhà nước về Sở hữu trí tuệ hoặc người có thẩm quyền trong CQNN khi không thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về quản lý, xác lập, bảo hộ và thực thi quyền SHCN;. - Thứ hai là hành vi xâm phạm quyền SHCN của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước đối với chủ thể quyền". Tuy nhiên, trong bài viết này theo hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào các nhóm hành vi xâm phạm quyền SHCN của các tổ chức cá nhân đối với chủ thể quyền SHTT, còn hành vi vi phạm hành chính của các. CQNN hoặc người có thẩm quyền trong CQNN không phải là đối tượng xem xét của đề tài này. Cơ sở phân chia việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN theo hai cơ chế Pháp luật. Xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp Hành chính được quy định cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. Theo đó có sự phân chia giữa hai cơ chế Pháp luật Sở hữu trí tuệ và Cạnh tranh về xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng như sau:. Theo Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính bao gồm:. a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;. b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;. c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này(Luật SHTT) hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;. d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc CDĐL trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, CDĐL được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Theo các quy định tại khoản 2 và 3 nói trên, có thể rút ra hai nhận định sau:. - Hành vi CTKLM về Sở hữu trí tuệ được xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật cạnh tranh. - Chính phủ được trao quyền quy định các hành vi xâm phạm quyền SHCN bị xử phạt vi phạm hành chính. Thực hiện thẩm quyền của mình, Chính phủ đã quy định trong Nghị định 106/2006/NĐ-CP như sau: "Cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh"[7; Điều 16]. Từ đó, có thể rút ra kết luận về sự phân chia các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo hai cơ chế Pháp luật như sau:. Pháp luật Cạnh tranh được lựa chọn để xử lư hành vi:. - Xâm phạm bí mật kinh doanh. - Cạnh tranh không lành mạnh về SHTT. Pháp luật Sở hữu trí tuệ được lựa chọn xử lý các hành vi:. - Xâm phạm quyền đối với Sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí;. - Xâm phạm quyền đối với Nhãn hiệu, Tên thương mại, CDĐL;. Xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Sở hữu trí tuệ. Như đã trình bày, Pháp luật Sở hữu trí tuệ được lựa chọn để xử lý các. hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với Sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, Nhãn hiệu, Tên thương mại và CDĐL. Việc quy định về về hình thức, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định chi tiết trong Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về Sở hữu Công nghiệp, cụ thể như sau:. Xử phạt Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Hình phạt chính:. Hình phạt chínhđược áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm sau đây nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu:. a) Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí;. b) Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế;. c) Khai thác công dụng (dùng trong hoạt động kinh doanh) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế. d) Bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với KDCN;. đ) Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền đối với Sáng chế, KDCN và sản phẩm có chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền;. e) Bán, cho thuê, tàng trữ để bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng các bản sao thiết kế bố trí xâm phạm quyền, sản phẩm, hàng hóa chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm, hàng hóa chứa các đối tượng đó. GTHH vi phạm đã phát hiện được (đv: đồng). a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trên;. b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm trên. Biện pháp khắc phục hậu quả:. a) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo CDĐL, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo CDĐL với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với các hành vi vi phạm nói trên. b) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm nói trên. c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng quá cảnh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo CDĐL, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu,. giả mạo CDĐL sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với vi phạm nói trên. Xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh được lựa chọn để xử lý các hành vi:. - Xâm phạm Bí mật kinh doanh. - Cạnh tranh không lành mạnh về SHTT. Tuy nhiên, theo nội hàm khái niệm Xâm phạm quyền Sở hữu Công nghiệp hành vi CTKLM không được xếp vào nhóm quyền bị xâm phạm quyền SHCN, do vậy ở đây sẽ không xem xét hành vi xâm phạm quyền chống CTKLM. Xử phạt vi phạm hành chính đối với BMKD được quy định tại Nghị định 120/NĐ- CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó hành vi xâm phạm BMKD bị xử phạt như sau:. a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;. b) Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh;. c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;. d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích. kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. a) Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;. b) Tiết lộ, cung cấp bí mật kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.

Hình phạt chính:
Hình phạt chính:

Cơ sở pháp luật về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính

Trong đó, khoản 2 điều 118 Luật cạnh tranh ghi nhận rằng "Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này(14), cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan”. Là cơ quan cấp trên trực tiếp của Cục quản lý cạnh tranh, do vậy Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền xử lý khiếu nại đối với quyết định của Cơ quan quản lý cạnh tranh "Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại"[13;Đều 107.2].

Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật SHTT

Hải quan Việt Nam là cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu(22). Hệ thống tổ chức của Hải quan bao gồm:. - Tổng Cục Hải quan trước đây là cơ quan thuộc Chính phủ được chuyển vào Bộ Tài chính theo Quyết định số 113 /QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ;. - Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;. - Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương. Theo quy định của Pháp luật Sở hữu trí tuệ, Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hàng hóa xâm phạm quyền SHTT khi hàng hóa đó đang làm thủ tục thông quan hoặc do Cơ quan hải quan kiểm tra, kiểm soát và phát hiện. Cụ thể, khoản 4 điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: "việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan". Trên cơ sở đó, Nghị Định 106/2006/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về SHCN đối với hải quan như sau: "Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Chi Cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính”[7; Điều 18. Theo đó, các chức danh nêu trên có thẩm quyền cụ thể như sau:. a) Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan có quyền:. b) Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:. - Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;. - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;. - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, gồm:. + Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;. + Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại;. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong lĩnh vực xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ"cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ của hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp”[7; Điều 17.4];. Như vậy theo quy định trên đây, Cơ quan Công an có hai nhóm thẩm quyền chính trong việc xử lý xâm phạm quyền SHCN, gồm:. - Thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin và cung cấp cho các cơ quan khác có thẩm quyền xử lý vi phạm gồm các cơ quan: Thanh tra;. Quản lý thị trường và Hải quan. Thực hiện thẩm quyền này, Cơ quan Công an đã hoàn thành chức năng phối hợp với các cơ quan khác trong việc xử lý các hành vi phạm, và cũng thể hiện tính chất liên ngành- lĩnh vực trong xử lý xâm phạm quyền SHCN. - Thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm về SHCN, bao gồm cả các hành vi vi phạm pháp luật của Các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý và thực thi quyền SHCN và hành vi xâm phạm quyền của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước. Tuy nhiên, nếu chỉ quy định một cách chung chung như điều 17.4 nêu trờn sẽ là chưa đủ để phõn định rừ rằng, những vụ việc nào, thụng tin nào Cơ quan Công án cần cung cấp cho các cơ quan khác; vụ việc nào Cơ quan công an cú thẩm quyền xử lý. Điều này nếu khụng được phõn định rừ ràng sẽ gõy ra tình trạng chồng chéo về thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền SHCN. Điều này sẽ được trình bày chi tiết hơn tại mục 2.4.1 dưới đây. Cụ thể về thẩm quyền của Cơ quan công an, Khoản 8 Điều 18 Nghị định 106/NĐ-CP của Chính phủ quy định: "Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thuộc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp theo quy tại khoản 5, khoản 7 Điều 31 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính". Theo đó, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ và Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thuộc Công an tỉnh có thẩm quyền 23:. a) Phạt cảnh cáo;. b) Phạt tiền, nhưng khác nhau ở chỗ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra chỉ có thẩm quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng trong khi Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra có quyền phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình;. c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;. d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;. đ) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: a- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; b-Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c-. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này(Nghị định 106/NĐ-CP) gồm:. a) Áp dụng hěnh phạt chính: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa của khung hình phạt quy định ở Nghị định 106/2006/NĐ-CP;.

Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính theo Pháp luật Cạnh tranh

Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này(Luật cạnh tranh) không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này(Khoản 1 quy định về các hành vi hạn chế cạnh tranh), cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể về quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh như sau: "khi xem xét, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Thương mại có các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này, quyền hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết lại theo thủ tục quy định tại Luật này trong trường hợp chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ"[13;Điều 113].

Khuyến nghị về những biện pháp khắc phục tình trạng chồng chéo về mặt thẩm quyền và nâng cao hiệu quả xử lý xâm phạm quyền

Thứ nhất, đối với việc xử lý xâm phạm BMKD, Luật Sở hữu trí tuệ quy định khác Luật cạnh tranh ở chỗ đã quy định thêm hành vi "vi phạm nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm" vào trong nội hàm của các hành vi xâm phạm BMKD(31), nhưng lại để việc xử lý hành vi này theo cơ chế của Luật SHTT, trong khi vẫn quy định hành vi xâm phạm BMKD xử lý theo cơ chế pháp luật Cạnh tranh. Như vậy, khi xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm sẽ khụng phõn định rừ được xử lý theo cơ chế phỏp luật nào, dẫn đến không biết Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý: các cơ quan theo Pháp luật SHTT hay các cơ quan theo Pháp luật Cạnh tranh?. Một lý do khách quan khác xuất phát từ thực tiễn cuộc sống cũng gây ra sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan đó là: Mặc dù có sự phân định một cách tương đối về các hành vi xâm phạm quyền SHCN được xử lý theo. cơ chế pháp luật, nhưng trên thực tế không có hoặc có rất ít các vụ xâm phạm Quyền SHCN thuần túy, mà hầu hết các vụ xâm phạm quyền đều nhằm mục đích cạnh tranh; Do vậy, việc phân định thầm quyền trên thực tế là hết sức khó khăn, chồng chéo là tất yếu. Biện pháp khắc phục chồng chéo về thẩm quyền và nâng cao hiệu quả xứ lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính. Bằng việc chỉ ra những yếu điểm trong phân định thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền SHCN của Các Cơ quan, người viết đưa ra một số biện pháp khắc phục tình trạng chồng chéo đối với từng trường hợp như sau:. a) Các biện pháp khắc phục chồng chéo giữa các cơ quan trong từng cơ chế pháp luật. Đối với trường hợp khụng phõn định rừ phạm vi xử lý của Thanh tra và Quản lý thị trường, cần định nghĩa đầy đủ và phõn định rừ ràng thế nào là. Phân định thẩm quyền về kinh doanh và lưu thông hàng hóa giữa Thanh tra Khoa học Công nghệ và Quản lý thị trường. a) Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện hành vi kinh doanh hoặc lưu thông đó vi phạm;. b) Hành vi vi phạm thuộc về các cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra của Thanh tra Khoa học và Công nghệ (32);. 32Xin xem thêm về đối tượng thanh tra tại nghị định 87/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh Tra Khoa học và Công nghệ. c) Hành vi vi phạm sảy ra nhằm mục đích kinh doanh nhưng chưa lưu thông trên thị trường, hoặc đã và đang lưu thông trên thị trường nhưng bị thanh tra phát hiện;. Đối với Quản lý thị trường, các hành vi kinh doanh và lưu thông sau sẽ được lực lượng này xử lý:. a) Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát hiện được hành vi kinh doanh hoặc lưu thông đó vi phạm;. b) Hành vi vi phạm thuộc các cơ quan tổ chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, quản lý của Cơ quan quản lý thị trường tương ứng. c) Hành vi nhằm mục đích kinh doanh, thương mại đang lưu thông trên thị trường;. Đối với trường hợp chồng chéo về thẩm quyền của Cơ quan Công an với cỏc Cơ quan khỏc, cần nờu rừ cỏc trường hợp nào, Cụng an cú trỏch nhiệm thông báo, cung cấp thông tin cho các Cơ quan có thẩm quyền, trường hợp nào Công an tự xử lý. Chẳng hạn có thể quy:. Phân định thẩm quyền của Cơ quan công an với các cơ quan Hải quan, Thanh tra và Quản lý thị trường. Lực lượng công an trong quá trình phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ của hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan tương ứng nếu hành vi đó thuộc về thẩm quyền của các cơ quan:. a) Thông báo cho Thanh tra Khoa học và công nghệ, nếu hành vi đó rơi vào các trường hợp sản xuất, khai thác, quảng cáo, và các hành vi kinh doanh và lưu thông theo quy định tại điều 20.1 (Điều 20.1 giả định nêu trên);. b) Thông báo cho Quản lý thị trường nếu các hành vi đó rơi vào các trường hợp kinh doanh thương mại và lưu thông trên thị trường theo quy định tại điều 20.2 (Điều 20.1 giả định nêu trên);. c) Thông báo cho Hải quan nếu các hành vi đó rơi vào các trường hợp xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Lực lượng công an có thẩm quyền tự xử lư các hành vi xâm phạm quyền SHCN trong các trường hợp:. a) Thuộc thẩm quyền về của lực lượng Công an trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;. b) Không thuộc thẩm quyền của các Cơ quan Hải quan, Thanh tra và quản lư thị trường và các cơ quan có thẩm quyền khác. Đối với trường hợp chồng chéo về thẩm quyền của Chủ tịch uỷ ban Nhõn dõn cấp tỉnh và cấp huyện, cũng cần định rừ, trong cỏc trường hợp liờn địa phương thì các địa phương phối hợp ra sao; trường hợp Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp Huyện phát hiện hành vi xâm phạm nhưng vượt quá thẩm quyền xử lý thì chuyển lên cho Thanh tra Sở hay Chủ tịch uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh. Chẳng hạn, có thể quy định như sau:. Phân định thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân Cấp tỉnh và Cấp huyện trong xử lý xâm phạm quyền SHCN. Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền SHCN vượt quá thẩm quyền của mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:. a) Thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương tương ứng (Thanh tra Cấp Bộ; Quản lý thị trường Cấp Bộ; Tổng cục Hải quan) nếu hành vi đó thuộc thẩm quyền của các cơ quan này;. b) Đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tương đương cùng xử lý trong trường hợp hành vi sảy ra thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng sảy ra từ hai địa phương(cấp tỉnh) trở lên đến không quá 5 địa phương;. c) Trường hợp hành vi sảy ra tại trên 5 địa phương trở lên Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng chính phủ chỉ đạo biện pháp xử lý. Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền SHCN vượt quá thẩm quyền của mình, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện có trách nhiệm:. a) Thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền cấp Tỉnh tương ứng (Thanh tra Cấp Sở; Quản lý thị trường Cấp Sở; Cục Hải quan) nếu hành vi đó thuộc thẩm quyền của các cơ quan này;. b) Đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý trong trường hợp hành vi sảy ra thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng sảy ra từ hai địa phương cấp huyện trở lên. b) Biện pháp khắc phục chồng chéo giữa các cơ quan trong hai cơ chế pháp luật. Điều đó sẽ dẫn đến việc quy định lại Điều 16 Nghị định 106/2006/NĐ-CP từ "Cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh" thành "Cá nhân, tổ chức có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm bí mật kinh doanh về sở hữu công nghiệp thì bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này".

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Với những đề xuất nêu trên, tác giả hi vọng góp một phần nào đó vào việc phân định thẩm quyền của các cơ quan, từ đó khắc phục được t́nh trạng chồng chéo, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính. - Đã phát hiện sự chồng chéo trong thẩm quyền của các cơ quan theo hai cơ chế pháp luật Cạnh tranh và SHTT đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm thuộc nhóm hành vi xâm phạm BMKD và không phân định rő các đối tượng Nhãn hiệu, CDĐL, và tên thương mại của Pháp luật SHTT với chỉ dẫn gây nhầm lẫn của Pháp luật cạnh tranh; và đề xuất việc sửa đổi điều 16 Nghị định 106/2006/NĐ-CP và điều 40 của Luật cạnh tranh(36) để khắc phục những chồng chéo trên.