Dưới góc độ quy định của pháp luật: Uỷ nhiệm chi, lệnh chi sau đây gọi chung là ủy nhiệm chi là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, nền kinh tế đang phát triển vượt bậc, con người tất bật, bận rộnvới công việc, cuộc sống hằng ngày hơn Việc thanh toán các khoản thu chi chonhững giao dịch của họ càng được rút ngắn thời gian và phương thức ngày cànggọn lẹ Nhưng thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương thưc tối ưu trong cácgiao dịch thương mại, dịch vụ nữa, bởi chi phí lưu thông cao, gây khó khăn choviệc kiểm soát hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế của NHNN (biểu hiện
rõ nhất là ở nạn tham nhũng và nạn rửa tiền); kém an toàn trong việc giữ tiền, dễmất cắp; khó thực hiện giao dịch với quy mô lớn, khoảng cách xa; chịu tác độngcủa sự biến động tỷ giá hối đoái… Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng
và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiềuhình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụngphổ biến ở nhiều nước trên thế giới
Hiện nay ở rất nhiều nươc trên thế giới, việc thanh toán không dùng tiền mặt
đã trở nên rất quen thuộc với mỗi người dân, trong khi đó ở Việt Nam, khối lượngthanh toán không dùng tiền mặt còn chiếm tỷ lệ rất hạn chế Thanh toán không sửdụng tiền mặt còn chưa được người dân chấp nhận rộng rãi Thời gian qua, Nhànước đã không ngừng đưa ra các biện pháp, các văn bản pháp luật nhằm phát huytốt phương thứcthanh toán không dùng tiền mặt Tuy nhiên tình trạng thanh toánkhông dùng tiền mặt ở nước ta còn nhiều hạn chế và gây nhiều phiền toái cho cộngđồng
Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về hai phương thức thanh toánkhông dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhóm em đã chọn đề tài
phương thức thanh toán ngân hàng bằng sử dụng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
Trang 2I Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
1 Khái niệm
a Dưới góc độ quy định của pháp luật:
Uỷ nhiệm chi, lệnh chi (sau đây gọi chung là ủy nhiệm chi) là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản thanh toán, yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của mình để trả hoặc chuyển tiền cho người thụ hưởng
b Dưới góc độ môn Nghiệp vụ ngân hàng thương mại:
Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng(NH) quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình
để trả cho người thụ hưởng
Ủy nhiệm chi không có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, ủy nhiệm chi phải do Khách hàng(KH) lập, ký và NH chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng Việc NH tự động trích tài khoản của KH là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản
2 Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Trường hợp người chi trả và người thụ hưởng mở tài khoản tại cùng 1 ngân hàng
Trang 3Chú thích:
(1) Bên bán giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua
(2)Bên mua lập ủy nhiệm chi theo mẫu thống nhất yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình trích tiền trên tài khoản thanh toán cho bên bán
(3)Ngân hàng bên mua sau khi nhận được ủy nhiệm chi sẽ tiến hành chuyển tiền thanh toán cho bên bán ngay trong ngày
(4)Khi nhận được tiền hay giấy báo từ phía bên mua ngân hàng bên bán ghi
CÓ lên tài khoản tiền gởi đồng thời báo CÓ cho người thụ hưởng
Trường hợp người chi trả và người thụ hưởng mở tài khoản tại 2 ngân hàng khác nhau
Trang 4Chú thích
(1)Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua
(2) Đơn vị mua lập 2 liên uỷ nhiệm chi nộp vào ngân hàng phục vụ m.nhtheo yêu cầu trích tài khoản chuyển tiền cho đơn vị bán
(3a) Ngân hàng bên mua gửi một liên giấy báo “Nợ” cho đơn vị mua saukhi hạch toán ghi “Nợ” cho đơn vị mua
(3b) Ngân hàng bên mua lập thủ tục thanh toán qua NHNN hoặc thanh toán
bù trừ, hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới ngân hàng bên bán
(4)Ngân hàng bên bán ghi “Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng và báo
“Có” cho người thụ hưởng
Xử lý vi phạm:
Tại ngân hàng người trả tiền, nếu xét lệnh chi không hợp lệ hoặc không được đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng trả lại ngay cho người nộp
Trang 53 Xử lý nghiệp vụ
a Lập ủy nhiệm chi :
Người trả tiền lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tàikhoản) để trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng :
Nếu lệnh chi dưới dạng chứng từ, người trả tiền phải lập theo đúng mẫu, đủ số liên do ngân hàng phục vụ người trả tiền quy định
Nếu lệnh chi dưới dạng chứng từ điện tử phải đáp ứng các chuẩn dữ liệu do ngân hàng phục vụ người trả tiền quy định và phải thực hiện đúng các quy định, tại quy chế lập, sử dụng kiểm soát, xử lý, bảo quản và lưu trữ chứng từ điện
tử của ngân hàng, tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
b Thủ tục thanh toán ủy nhiệm chi
Về thủ tục thanh toán ủy nhiệm chi được thực hiện ở cả hai ngân hàng : ngânhàng bên chi trả hay ngân hàng phục vụ người trả tiền, và ngân hàng bên thụ
hưởng hay ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
Nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ người người trả tiền :
Kiểm soát chứng từ : khi nhận được lệnh chi của người trả tiền, ngân hàng
phải kiểm soát chặt chẽ bảo đảm tính hợp pháp của nghiệp vụ và tính hợp lệ của chứng từ
Xử lý chứng từ :
o Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng cùng ngân hàng
Nếu lệnh chi được thực hiện dưới dạng chứng từ giấy thì thực hiện : 1 liên lệnh chi dùng làm chứng từ ghi nợ tài khoản người trả tiền và ghi có tài khoản người thụ hưởng ; 1 liên lệnh chi dùng làm giấy báo nợ gửi người trả tiền ; 1 liên lệnh chi dùng làm giấy báo có gửi gửi thụ hưởng
Nếu lệnh chi được lập dưới dạng chứng từ điện tử thì phải thực hiện :
in( chuyển hóa) lệnh chi của người trả tiền gửi, truyền dưới dạng chứng từ điện tử,
ra giấy để phục vụ cho các khâu kiểm soát, hạch toán, lưu trữ theo đúng quy định, sau đó dùng để báo nợ, báo có cho khách hàng Về mặt hạch toán kế toán, căn cứ lệnh chi của người trả tiền, ngân hàng ghi nợ tài khoản tiền gửi của người trả tiền
và ghi có tài khoản của người thụ hưởng Sau đó gửi giấy báo nợ cho người trả tiền ; giấy báo có cho người thụ hưởng
o Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng khác ngân hàng :
Nếu lệnh chi được lập dưới dạng chứng từ giấy thì thực hiện : 1 lệnh chi dùng làm chứng từ ghi nợ tài khoản người trả tiền ; 1 liên lệnh chi dùng làm giấy
Trang 6báo nợ gửi người trả tiền ; 1 liên lệnh chi dùng để làm căn cứ lập giấy chứng từ thanh toán với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng.
Nếu lệnh chi được lập dưới dạng chứng từ điện tử thì phải in( chuyển hóa) lệnh chi của người trả tiền gửi(truyền) đến dưới dạng chứng từ điện tử ra giấy theoquy định hiện hànhđể phục vụ cho các khâu kiểm soát, hạch toán, lưu trữ, sau đó dùng để báo nợ cho khách hàng Về mặt hạch toán kế toán, căn cứ lệnh chi của người trả tiền, ngân hàng ghi nợ tài khoản tiền gửi của người trả tiền và ghi có tài khoản thích hợp sau đó gửi giấy báo nợ chuyển tiền
Nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
Ngân hàng phục vụ người trả tiền căn cứ lệnh chi của khách hàng, lập chứng
từ thanh toán các ngân hàng phục vụ người thụ hưởng theo các trường hợp sau :
o Lập chứng từ thanh toán bù trừ với ngân hàng có tham gia thanh toán
bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố để ngân hàng này ghi có tài khoản của người thụhưởng, hoặc chuyển tiếp qua thanh toán điện tử với ngân hàng trong hệ thống để ghi có tài khoản người thụ hưởng
o Lập chứng từ thanh toán điện tử với ngân hàng cùng hệ thống, để ngân hàng này ghi có tài khoản của người thụ hưởng hoặc thanh toán bù trừ với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, để ghi có tài khoản người thụ hưởng
o Lập chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhà nước trên địa bàn để ghi
có tài khoản người thụ hưởng hoặc chuyển tiền đến ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố khác, để ghi có tài khoản của người thụ hưởng
Về phía ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, khi nhận được chứng từ thanh toán nói trên do ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển đến, sau khi kiểm soát, nếu đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng xử lý chứng từ
và hạch toán tùy theo hai trường hợp là giấy chứng từ thanh toán dưới dạng giấy hoặc dưới dạng điện tử
4 Đánh giá ưu và nhược điểm của việc thanh toán bằng ủy nhiệm chi :
a Ưu điểm
Lệnh chi có thể được dùng để thanh toán, chuyển khoản giữa hai khách hàng
mở tài khản bởi một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc hai khách hàng mở tài khoản tại hai tổ chức cung ứng dịch vụ khác nhau
Trang 7Trường hợp dùng lệnh chi để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, thì khi thực hiện lệnh chi, số tiền của lệnh chi được chuyển thẳng vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.
Trường hợp dùng trực tiếp lệnh chi để chuyển tiền đứng tên người thụ
hưởng thì truyển trả vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng Việc này vừa tiết kiệm thời gian và tiền bạc đồng thời cũng nhanh chóng, gọn lẹ cho việc thanh toán
Giảm chi phí in ấn, kiếm đếm, vận chuyển tiền bằng tiền mặt
Ngân hàng sẽ huy động thêm nhiều vốn đầu ư cho kinh tế
b Nhược điểm
Chủ tài khoản có thể sử dụng ủy nhiệm chi chuyển tiền bằng cách đề nghị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình phát hành séc chuyển tiền cầm taynhưng trường hợp này chỉ dùng để chuyển tiền giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cùng hệ thống
Người bán bị chiếm dụng vốn
Khả năng kiểm soát của ngân hàng là không cao
Quyền lợi của người bán bị ảnh hưởn do việc chi trả phụ thuộc hoàn toàn vào bên mua
Đòi hỏi hai bên phải mua bán mới có thể lập ủy nhiêm chi để trả tiền
5 So sánh thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi).
a. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng séc và
thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi).
Việc thanh toán bằng séc và thanh toán bằng ủy nhiệm chi có nhiều điểm tương đồng với nhau Cụ thể:
- Thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) cùng
là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng các phương tiện thanh toán (là séc và lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi)), cũng vì vậy mà ít nhất một bên thanhtoán phải mở và sử dụng tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) đều
là việc thanh toán bằng cách người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu, yêu cầu
tổ chức cung dịch vụ thanh toán trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng
Trang 8- Thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) đều
có thể được thể hiện dưới dạng chứng từ giấy hoặc dữ liệu điện tử
- Người thụ hưởng có thể nhận thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản
b Sự khác nhau giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi).
Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng giữa hai hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán này có những điểm khác nhau, có thể phân biệt chúng với nhau Có thể xem xét sự khác nhau đó ở một
1 Khái niệm
Thanh toán bằng séc là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là séc
Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) là hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán, sử dụng phương tiện thanh toán là
lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi)
2 Luật điềuchỉnh
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
- Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán
- Quyết định số 30/2006/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhànước ngày 11/7/2006 ban hành Quy chế cung ứng và
sử dụng séc
- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
- Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 ban hành Quy chế thanh toán qua trung gian thanh toán
- Quyết định số 1092/2002/
QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002 về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
3 Phương tiện
thanh toán
Séc – là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng
Lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi) – là lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy
Trang 9dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng (Khoản 4 Điều 3 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005).
định, mà người trả tiền lập, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình
mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng (khoản 3 Điều 9 Quychế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (ban hành theo Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN))
- Người thụ hưởng là người
sở hữu séc
- Người có liên quan là ngườitham gia vào quan hệ thanh toán séc bằng cách ký tên trên séc với tư cách là người
ký phát, người chuyển nhượng, người bảo chi hoặc người bảo lãnh…
- Người thu hộ là ngân hàng hay tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán khác được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộséc
- Trung tâm thanh toán bù trừ séc là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép để
tổ chức, chủ trì việc trao đổi,
- Bên trả tiền: người mua hàng hóa, dịch vụ, người chuyển tiền
- Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên chuyển tiền
- Ngân hàng, kho bạc nhà nước phục vụ bên thụ hưởng
Trang 10thanh toán bù trừ séc , quyết toán các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ việc thanh toán
bù trừ séc cho các thành viên
5 thanh toánThời hạn
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát (không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan)
- Trường hợp nếu quá thời hạn trên nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì phải có điều kiện: người bị
ký phát không nhận dược thông báo đình chỉ thanh toán với tờ séc và người ký phát còn đủ số tiền trên tài khoản
Do các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật
6 thanh toánNhận
Việc người thụ hưởng nhận thanh toán bằng tiền hay chuyển khoản do người ký phát quyết định (bằng cách
có ghi hoặc không ghi cụm
từ “trả vào tài khoản”)
Việc người thụ hưởng nhận thanh toán qua chuyển khoản chỉ xảy ra trong trường hợp người thụ hưởngkhông có tài khoản hoặc tài khoản không thích hợp
Khoản 2 Điều 4 Quy định thủ tục thanh toán qua các tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ban hành theo Quyết định số
1092/2002/NĐ – NHNN)
II Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
1 Khái niệm uỷ nhiệm thu:
Ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập theo mẫu uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu
do ngân hàng quy định, để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ một số tiền nhất định từbên chi trả Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán,
Trang 11giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán , trên cơ sở có thoả thuận hoặc hợp đồng về cácđiều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng
Nội dung ủy nhiệm thu gồm các yếu tố sau:Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng,thoả thuận) làm căn cứ để nhờ thu; số lượng chứng từ kèm theo Ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố chính sau: chữ nhờ thu, (hoặc ủy nhiệm thu), số chứng từ; tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của người nhờ thu và người trả tiền; tên, địa chỉ ngân hàng phục vụ người nhờ thu và ngân hàng phục vụ người trả tiền; số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng chứng từ kèm theo; nội dung giao dịch thanh toán phát sinh; số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số; ngày, tháng, năm lập chứng từ ủy nhiệm thu; chữ ký, dấu (nếu có) của chủtài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật
Ngân hàng được bổ sung thêm các yếu tố cho phù hợp với yêu cầu quản lý
và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải bảo đảm không trái quy định củapháp luật hiện hành
Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên trả tiền thanh toán
Ngày tháng năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờ thu nhận được thanh toán
2 Quy trình thanh toán:
Quy trình thanh toán uỷ nhiệm thu cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
G (1)
(3)(2) (4)
Quy trình như sau:
(1) Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho người chi trả trên cơ sở hợpđồng đã ký kết
(2) Bên thụ hưởng lập uỷ nhiệm thu gửi ngân hàng cung ứng dịch vụ thanhtoán phục vụ mình để đề nghị thu hộ số tiền theo giấy uỷ nhịêm thu
Ngân hàng cung ứng dịch vụ
thanh toán
Trang 12(3) Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm soát, ghi nợ và báo nợ chobên chi trả
(4) Ghi có và báo có cho bên thụ hưởng
Thanh toán uỷ nhiệm thu khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
o Trường hợp uỷ nhiệm thu không có uỷ quyền chuyển nợ
(1)
(3)
(5)
Quy trình như sau:
(1) Trên cơ sở hợp đồng đã ký kếy, bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụcho bên chi trả
(2) Bên thụ hưởng gửi uỷ nhiệm thu tới ngân hàng phục vụ mình để đề nghịthu hộ số tiền theo giấy uỷ nhiệm thu
(3) Ngân hàng phục vụ bên người thụ hường làm thủ tục để chuyển giấy uỷnhiệm thu sang ngân hàng phục vụ bên chi trả
(4) Ngân hàng phục vụ bên chi trả ghi Nợ và báo Nợ cho bên chi trả
(5) Đồng thời gửi lệnh chuyển Có sang ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng(6) Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi Có và báo Có cho bên thụ hưởng
o Trường hợp uỷ nhiệm thu có uỷ quyền chuyển nợ:
(1)
(3)
(5)
Ngân hàng bên chi
trả
Ngân hàng bên thụ hưởng
Ngân hàng bên chi
trả
Ngân hàng bên thụ hưởng
Trang 13Quy trình như sau:
(1) Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụcho bên chi trả
(2) Bên thụ hưởng gửi uỷ nhiệm thu tới ngân hàng phục vụ mình để đề nghịthu hộ số tiền theo giấy uỷ nhiệm thu
(3) Căn cứ vào Uỷ nhiệm thu có uỷ quyền chuyển Nợ Ngân hàng phục vụbên thụ hưởng lập và gửi Lệnh chuyển Nợ cho Ngân hàng phục vụ bên chi trả
(4) Ngân hàng phục vụ bên chi trả ghi Nợ và báo Nợ cho bên chi trả
(5) Đồng thời gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ cho ngân hàng phục
a Thanh toán Uỷ nhiệm thu cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánNhận giấy ủy nhiệm thu, kế toán thực hiện kiểm soát tính chất hợp pháp hợp
lệ của chứng từ, kiểm tra số dư tài khoản của người mua (người chi trả)
+ Nếu tài khoản của người chi trả có đủ tiền để thanh toán: Kế toán tríchngay tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng
Nợ: tài khoản thanh toán của người chi trả
Có: tài khoản thanh toán của người thụ hưởng
+ Nếu tài khoản của người chi trả không đủ tiền để thanh toán: Kế toán báo cho người chi trả biết; đồng thời ghi Nhập sổ theo dõi “Uỷ nhiệm thu quá hạn” Khi tài khoản thanh toán của người chi trả có đủ tiền để thanh toán Uỷ nhiệm thu, kế toán ghi Xuất sổ theo dõi “Uỷ nhiệm thu quá hạn” để thanh toán và tính phạt chậm trả người chi trả để chuyển cho người thụ hưởng cùng
số tiền của nhờ thu.
Số tiền phạt
chậm trả
= Số tiền ủy nhiệm thu
Trang 14Trong đó:
(1) Số tiền ghi trên giấy ủy nhiệm thu
(2) Tính theo ngày kể từ sau ngày ghi nhập sổ theo dõi “Uỷ nhiệm thu quá hạn” đến ngày xuất sổ để thanh toán
(3) Theo lãi suất nợ quá hạn cho vay ngắn hạn tính theo ngày (lãi suất tháng chia 30 ngày)
Hạch toán:
Nợ: Tài khoản trung gian thanh toán người
chi trả
Có: Tài khoản trung gian thanh toán người
thụ hưởng
b Thanh toán Uỷ nhiệm thu khác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- Trường hợp Uỷ nhiệm thu không có uỷ quyền chuyển Nợ
Tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người bán:
- Giai đoạn nhận thu hộ:
Nhận giấy ủy nhiệm thu, kế toán thực hiện kiểm soát tính chất hợp pháp hợp
lệ của chứng từ, nếu đủ điều kiện ghi Nhập “Sổ theo dõi Uỷ nhiệm thu gửi đi chờthanh toán”
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người bán thực hiện thu phídịch vụ thu hộ
- Giai đoạn thanh toán cho người bán:
Khi nhận được lệnh chuyển Có thanh toán ủy nhiệm thu từ tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán phục vụ người mua gửi đến, kế toán kiểm soát Lệnh, ghi Xuất
sổ theo dõi “Uỷ nhiệm thu gửi đi chờ thanh toán” và vào sổ kế toán:
o Nợ tài khoản thanh toán vốn giữa các ngân hàng thích hợp
o Có tài khoản trung gian thanh toán của người bán
Tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người mua:
Nhận giấy ủy nhiệm thu từ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ
người bán chuyển đến, sau khi hoàn thành thủ tục kiểm soát chứng từ, kiểm tra số