1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BCTT: Pháp luật xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại việt nam

42 806 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 84,07 KB

Nội dung

Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại – Những vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam. Hiểu rõ hơn về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại, từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động của hê thống Ngân hàng thương mại, tác động tốt vào sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… ………1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH……… ……….4

1.1 Tài sản hình thành trong tương lai……… ………… 4

1.1.1 Khái niệm tài sản và tài sản hình thành trong tương lai ……… …….4

1.1.2 Đặc điểm của tài sản hình thành trong tương lai……….6

1.1.3 Phân loại tài sản hình thành trong tương lai………6

1.2 Tài sản bảo đảm ………8

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản bảo đảm……… 8

1.2.2 Vai trò của tài sản bảo đảm……… 8

1.2.3 Phân loại tài sản bảo đảm………10

1.2.4 Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai ……… …….12

1.3 Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại ……… 15

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm ……… …15

1.3.2 Trường hợp tiến hành xử lý tài sản đảm bảo ……….16

1.3.3 Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm……….17

1.4 Các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai……… 18

1.4.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai……….…………18

Trang 2

1.4.2 Các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm ……… …19 1.4.3 Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai……….… 21 1.4.4 Thanh toán thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay……… 23CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ……… ……… …….242.1 Một vài nét cơ bản về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 242.2 Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ……….….24 2.2.1 Khái quát về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam……… 24 2.2.2 Những khó khăn gặp phải trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.…28CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC

ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ……… 323.1 Một số kiến nghị và giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại……….323.2 Một số kiến nghị về phía ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Na 34KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao sovới khu vực Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là hếtsức lớn Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính cònyếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay ngân hàng

Từ đó khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay sẽ còn tiếp tục làmột kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế Các ngân hàng thương mại thựchiện huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân … và sửdụng nguồn vốn này để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh tế, gópphần kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sảnxuất

Để đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự…về giaodịch bảo đảm ngày càng được hoàn thiện, các hình thức bảo đảm và các tài sản đượcđưa vào giao dịch bảo đảm ngày càng đa dạng phong phú trong đó có cả tài sản hìnhthành trong tương lai Tài sản hình thành trong tương lai đã và đang ghi nhận trong cácquy định pháp luật rằng đây là một loại tài sản có thể được dung để đảm bảo nghĩa vụcủa bên đi vay theo hợp đồng tín dụng Mặc dù thế nhưng quy định của pháp luật ViệtNam vẫn chưa rõ ràng và thống nhất, việc áp dụng quy định của các cơ quan có thẩmquyền vẫn chưa đồng bộ đã tạo nên những bất cập và vướng mắt cho người tham giagiao dịch

Xuất phát từ thực tiễn này, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại – Những vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng Công thương Việt Nam”,

để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàngthương mại, từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho vay, nâng cao hiệuquả hoạt động của hê thống Ngân hàng thương mại, tác động tốt vào sự phát triển nềnkinh tế đất nước

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chế định tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai là một lĩnh vực khámới mẻ cả trong khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng Trên thực tế đã có một số bàiviết nghiên cứu, bình luận, nhận xét về vấn đề này, tuy nhiên những bài viết đó chỉphân tích một số khía cạnh nhất định chứ chưa có một công trình nghiên cứu hoàn

Trang 4

chỉnh nào Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi có tham khảo một số bài viết nghiêncứu đó và từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân mình.

3 Mục tiêu của đề tài

Hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật hiện hành về xử lý tài sản bảo đảm làtài sản hình thành trong tương lai tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Hiểu rõ được thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảođảm tại các ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng

Từ đó đưa ra một số kiến nghị và biện pháp giúp nâng cao hiệu quả của việc ápdụng những quy định của pháp luật hiện hành về việc xử lý tài sản bảo đảm tại ngânhàng thương mại

Trau dồi cho bản thân thêm nhiều kiến thức trong lĩnh vực hoạt động về xử lý tàisản bảo đảm tại ngân hàng

4 Đối tượng- phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động xử

lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai và thực tiễn áp dụng những quyđịnh của pháp luật hiện hành về hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại các Ngân hàngthương mại tại Việt Nam nói chung và VietinBank nói riêng

Phạm vi không gian: Phần lí luận tập trung về quy định của pháp luật hiện hành tại

Việt Nam, dữ liệu thu thập tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

(VietinBank).

Phạm vi thời gian: dữ liệu thu thập phục vụ cho báo cáo từ năm 2014 - 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện báo cáo, tác giả sử dụng các phương pháp như: Phươngpháp tìm kiếm, tổng hợp, thu thập thông tin thông qua việc thu thập từ các báo cáo củangân hàng, quan sát, so sánh, đối chiếu để phân tích dữ liệu, phân tích nhận định ýkiến

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Tạo hành lang pháp lý linh động và thống nhất đối với việc đưa một loại tài sản mớinhưng tiềm ẩn không ít rủi ro tham gia vào giao dịch bảo đảm đó là tài sản hình thànhtrong tương lai Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài mang lại nhữnglợi ích nhất định cho khách hàng vay tiền và các ngân hàng Người đi vay cũng như

Trang 5

ngân hàng sẽ hiểu rõ hơn về việc dùng tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo,giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro khi nhận đảm bảo bằng loại tài sản đặc thù này.

7 Kết cấu của báo cáo

Đề tài được trình bày thành ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận

Trong đó, phần nội dung được kết cấu gồm ba phần.

Chương 1: Lí luận chung về xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản hình thành trongtương lai của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành

Chương 2: Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về việc xử lý tài sảnbảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Chương 3: Kiến nghị và biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng những quyđịnh của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1.1 Tài sản hình thành trong tương lai

1.1.1 Khái niệm tài sản và tài sản hình thành trong tương lai

1.1.1.1 Tài sản

Khái niệm tài sản lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995,

theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định “Tài sản bao gồm vật có thực,

tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản” Tiếp đó, Điều 163 Bộ luật

Dân sự 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành) quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ

có giá và các quyền tài sản”

1.1.1.2 Tài sản hình thành trong tương lai

Do có những hạn chế nhất định nên đến năm 2005, chế định này đã được ghi

nhận lại tại Bộ luật Dân sự 2005: “Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là

vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai.Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết”1

Nghị định CP về giao dịch bảo đảm (Nghị định

163/2006/NĐ-CP) cũng có quy định chi tiết hơn về tài sản hình thành trong tương lai như sau: “Tài

sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”2

Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định số 163/2006/NĐ-CP (Nghị định 11/2012/NĐ-CP) đã quy định rõ ràng hơn:

“Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

1 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2005

2 Khoản 2, Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

Trang 7

a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;

b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất”.

Thời điểm xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự

2005 cụ thể như sau:

“1.Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài

sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2 Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền

sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

3 Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán.”

Như vậy, đối với tài sản pháp luật bắt buộc đăng ký quyền sở hữu, chỉ được xáclập quyền sở hữu khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu, cho dù tài sản đãhình thành xong

Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã quy định rõ ràng hơn về khái niệm tài sản hình

thành trong tương lai so với nghị định 163/2006/NĐ-CP cụ thể là đã quy định: "tài sản

hình thành trong tương lai gồm có tài sản hình thành từ vốn vay”, điều này rất phù hợp

với thực tiễn tại các ngân hàng hiện nay Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc

đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm Có thể hiểu là

tài sản đó đang trong quá trình hình thành, chưa hoàn thiện tại thời điểm giao kết giao

dịch bảo đảm Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu,

nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật Nghĩa là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm

nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết (được quy định tại Bộluật dân sự 2005) có bao gồm cả trường hợp tài sản đã được hình thành tại thời điểmgiao kết giao dịch bảo đảm, là đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng vì lý do nào

đó mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Nghị định 11/2012/NĐ-CP cũng

Trang 8

đã quy định rõ “Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng

đất” Về vấn đề này thì pháp luật cũng không nói rõ là tại sao?

1.1.2 Đặc điểm tài sản hình thành trong tương lai

“Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm” 3

Qua khái niệm trên ta có thể hiểu được tài sản hình thành trong tương lai có một sốđặc điểm như sau:

Là tài sản (tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản).

“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” 4 Vật trong Bộ luật

dân sự 2005 không còn quy định đó là vật có thực hay vật chưa có thực tức có thể hiểu

vật chưa có thực ở đây chính là tài sản hình thành trong tương lai Chính vì vậy tài sản

hình thành trong tương lai được xem là một loại tài sản trong các giao dịch dân sự

Thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì đối với những tài sản có đăng ký quyền

sở hữu thì tài sản thuộc quyền sở hữu khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu Tài sản hình thành trong tương lai có thuộc quyền sở hữu của bên nhận đảm bảo khôngcòn tùy thuộc vào những điều kiện khách quan và chủ quan Chính vì điều này mà tàisản hình thành trong tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tài sản thông thường khi thamgia vào các giao dịch dân sự

Bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

Khác với các loại tài sản khác, tài sản hình thành trong tương lai có thể là vật chưa

có thực Chính vì đặc điểm cơ bản của loại tài sản này mà nó mang tính rủi ro cao hơncác loại tài sản thông thường, cũng có những tài sản đã hình thành nhưng chưa thuộcquyền sở hữu của chủ sở hữu

1.1.3 Phân loại tài sản hình thành trong tương lai

3 Khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

4 Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005

Trang 9

Căn cứ vào mức độ hình thành của tài sản hình thành trong tương lai:

Tài sản hình thành trong tương lai đã hoàn thành nhưng chưa có giấy chứngnhận quyền sở hữu Ví dụ: nhà chung cư đã xây xong, bên bán đã giao nhà, bên mua

đã trả hết tiền nhưng giấy chứng nhận quyền sở hữu mang tên bên mua vẫn chưa đượccấp…

Tài sản hình thành trong tương lai đang trong quá trình hoàn thành và chưa cógiấy chứng nhận quyền sở hữu Ví dụ: nhà chung cư đang trong quá trình thi công xâydựng…

Căn cứ vào đặc tính di dời của tài sản hình thành trong tương lai:

Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản Ví dụ: nhà chung cư, nhàhình thành trong tương lai…

Tài sản hình thành trong tương lai là động sản Ví dụ: máy móc, thiết bị, hànghóa…đang trong quá trình sản xuất hoặc đặt hàng, xe máy chưa cấp giấy chứng nhậnquyền sở hữu

Căn cứ vào tính chất vật lý của tài sản hình thành trong tương lai:

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản hữu hình Ví dụ: nhà cửa, máy móc,thiết bị hình thành trong tương lai

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản vô hình Ví dụ: quyền đòi nợ hìnhthành trong tương lai

Các dạng tài sản hình thành trong tương lai phổ biến và được sử dụng để đảm bảo thựchiện nghĩa vụ dân sự hiện nay là:

Căn hộ chung cư, nhà liền kề, biệt thự xây thô thuộc các dự án xây dựng nhà ở đểbán đang trong quá trình thi công

Tàu thuyền sẽ được đóng, các máy móc, dây chuyền thiết bị sẽ được chế tạo theohợp đồng đặt hàng đã được ký

Căn hộ chung cư đã xây dựng xong, có biên bản bàn giao nhà nhưng người muachưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, hoặc xe máy đã mua nhưng chưa đượccấp giấy đăng kí

Máy móc, dây chuyền, thiết bị sản xuất đã được đặt mua theo phương thức hàngcập cảng, đã có hợp đồng mua bán, vận đơn và hàng đã cập cảng nhưng bên mua chưa

Trang 10

thanh toán đủ tiền cho bên bán Sau khi bên mua thanh toán đủ thì bên bán sẽ bàn giaohàng….5

1.2 Tài sản bảo đảm

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản bảo đảm

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì: “Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có

hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.” 6

Mặt khác, “Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có

nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch” 7

Như vậy, căn cứ vào khái niệm được nêu ra ở trên, ta có thể biết được tài sản bảođảm có đặc điểm như sau:

Bản chất của tài sản bảo đảm là do các bên thỏa thuận

Tài sản bảo đảm là hoàn toàn không bắt buộc, và phụ thuộc vào sự thỏa thuậngiữa các bên Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bên thỏa thuận để bảo đảm quyềnlợi của mình không bị xâm phạm khi một bên vi phạm hợp đồng tín dụng

Tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba.

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch

Tuy nhiên, tài sản này phải là tài sản hợp pháp, và đủ điều kiện được phép giao dịchtheo quy định của pháp luật

1.2.2 Vai trò của tài sản bảo đảm

Căn cứ vào các quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì bảo đảm tiền vay chính là “những biện pháp được các tổ chức tín dụng áp dụng cho các hoạt động tín

dụng của mình với mục đích làm tăng khả năng thu hồi khoản tiền đã cho vay”.

5 Nguyễn Tiến Mạnh HC 29A Đại học Luật TP.HCM, “Tài sản hình thành trong tương lai” (Link tham khảo:

http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/05/23/361/ )

6 Điểm 1 khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006 về giao dịch bảo đảm

7 Theo Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

Trang 11

Với định nghĩa trên, ta thấy bảo đảm tiền vay có ba vai trò chính và quan trọngnhất, đó là:

Thứ nhất, tài sản bảo đảm là công cụ để các tổ chức tín dụng thu hồi khoản nợ của khách hàng đối với mình.

Trước khi cho vay một khoản tiền, các tổ chức tín dụng thường yêu cầu kháchhàng của mình phải đảm nảo cho khoản tiền vay bằng tài sản để lường trước sự rủi rotrong hoạt động kinh doanh của khách hàng Thông qua hợp đồng tín dụng, hai bênthỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của của mình đối với tài sản bảo đảm đó Trường hợpkhách hàng vay không có khả năng trả nợ, ngân hàng có toàn quyền quyết định việc xử

lý tài sản bảo đảm đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và sử dụng tài sản đó để khấutrừ vào khoản nợ của khách hàng Để hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, đảmbảo lợi ích của các bên, tổ chức tín dụng dùng tài sản bảo đảm bảo đảm tiền vay đểđảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ

Thứ hai, tài sản bảo đảm tiền vay là công cụ nhằm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Rủi ro trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là điều không thể tránhkhỏi Các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay tiền với mục đích gián tiếp đầu tưkhoản tiền đó, thông qua các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, dự án đầu tư…của khách hàng và thu lợi nhuận từ khoản đầu tư đó Tuy nhiên, các dự án kinh doanh,sản xuất hay đầu tư của khách hàng không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ và có lợinhuận Vì vậy, ngân hàng cần áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để đảm bảo rằngtrong trường hợp khách hàng của mình không thể trả khoản nợ đã vay, ngân hàng vẫn

có thể thu hồi khoản tiền đã cho vay (một phần hoặc tất cả khoản vay) Ngoài ra, tàisản bảo đảm còn là biện pháp đề phòng và ngăn ngừa các người đi vay có chủ ý lừađảo/gian lận Tài sản bảo đảm là công cụ giúp ngân hàng giảm rủi ro trong hoạt độngcho vay tài chính của mình

Thứ ba, tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay bảo vệ quyền lợi và hạn chế tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia hoạt động tín dụng.

Trong hợp đồng tín dụng được kí kết giữa khách hàng và các tổ chức tín dụng,các bên có quyền thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với tài sảnbảo đảm Trong trường hợp khách hàng không trả nợ được khoản tiền đã vay, tổ chứctín dụng có toàn quyền đối với tài sản bảo đảm theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng

và quyền lợi của tổ chức tín dụng sẽ không bị xâm phạm Tranh chấp giữa khách hàng

Trang 12

vay và tổ chức tín dụng cũng sẽ được hạn chế bởi các bên chỉ bị xử lý tài sản bảo đảmtheo thỏa thuận đã nêu trước đó trong hợp đồng tín dụng.8

1.2.3 Phân loại tài sản bảo đảm

1.2.3.1 Tài sản bảo đảm dùng để cầm cố

Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ 9

Dựa vào căn cứ trên, trong khoa học Luật dân sự cầm cố được hiểu chung nhất làviệc dùng tài sản thuộc sở hữu giao cho bên có quyền để bảo đảm cho nghĩa vụ củachính mình chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu Quan hệ cầm cố tài sản của tổchức tín dụng đối với khách hàng được điều chỉnh đồng thời bởi qui định của pháp luật

về dân sự, kinh tế và ngân hàng

Về bản chất, cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng cũng giống như cầm cố để bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Trong quan hệ vay vốn ngân hàng, cầm cố tài sản làviệc khách hàng vay (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữucủa mình cho tổ chức tín dụng (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả

nợ Hay nói cách khác, cầm cố trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng là việcngười đi vay dùng động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản tiền vay tạingân hàng Nó là một hợp đồng phụ gắn liền với nghĩa vụ chính ( nghĩa vụ trả nợ tronghợp đồng tín dụng ngân hàng).10

Các tài sản đem cầm cố có thể là: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhiênliệu, vật liệu, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trịkhác; trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thươngphiếu, các giấy tờ trị giá được bằng tiền; ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoảngửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ, thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ; quyền tàisản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền đượcnhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứpháp lý khác và các tài sản khác theo quy định của pháp luật

1.2.3.2 Tài sản được dùng để thế chấp

8 “Vai trò của đảm bảo tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng”, Dân kinh tế (link tham khảo:

http://www.dankinhte.vn/vai-tro-cua-bao-dam-tien-vay-trong-hoat-dong-tin-dung-ngan-hang/ )

9 Điều 329 Bộ luật Dân sự 2005

10 Lê Thị Thu Thủy (2004), “Tài sản cầm cố trong vay vốn ngân hàng” (link tham khảo:

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?

option=com_content&view=article&catid=98:ctc20044&id=427:tscctvvnh&Itemid=107 )

Trang 13

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp 11

Tài sản thế chấp là tài sản có thực và cũng có thể là tài sản hình thành trongtương lai, là tài sản được người đi vay dùng để bảo đảm cho khoản vay của mình tạingân hàng bằng cách trao cho ngân hàng giấy tờ sở hữu các tài sản đó trong thời giancam kết và xác nhận cho ngân hàng quyền phát mại tài sản khi khách hàng không trảđược nợ Đảm bảo bằng thế chấp rất phổ biến, đặc biệt đối với doanh nghiệp và ngườitiêu dùng

Các tài sản dùng làm tài sản thế chấp có thể là: Nhà ở, công trình xây dựng gắnliền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sảnkhác gắn liền với đất; giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định đượcthế chấp, tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm kýkết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp như hoa lợi, lợi tức,tài sản hình thành từ vốn vay, …

Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó vẫn thuộc tài sảnthế chấp Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ chỉthuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận

Hoa lợi, lợi tức là quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấpnếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản thế chấpđược bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp

1.2.3.3 Tài sản hình thành trong tương lai

Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày

29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm thì: “Tài sản hình thành trong tương

lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm”.

Theo Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo thì:

“Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

Tài sản được hình thành từ vốn vay;

11 Theo Điều 342 Bộ luật dân sự 2005

Trang 14

Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng kí quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng kí theo quy định của pháp luật”

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản tại thời điểm giao kết chưa hìnhthành hoặc đã hình thành nhưng chưa thuộc sở hữu của bên thế chấp/cầm cố Đây thựcchất là dạng biến đổi của thế chấp/cầm cố tài sản mà tài sản bảo đảm khoản vay đượchình thành sau giải ngân Hình thức này được áp dụng đối với các loại hình tín dụngsau:

Vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh…

Vay để thực hiện lô hàng xuất/nhập, tài sản bảo đảm chính là lô hàng xuất/nhập.Tài sản hình thành trong tương lai dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định đượcquyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng, giá trị, số lượng và được phép giao dịch

1.2.3.4 Tài sản bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa

vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thoả thuận

về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiên nghĩa vụ của mình 12

Bên thứ ba có thể là một tổ chức, một cá nhân hoặc một số tổ chức/cá nhân cóđầy đủ năng lực pháp lý và tài chính đồng thời có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàngtrong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình

Như vậy, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bãolãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thựchiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thựchiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ

1.2.4 Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai tại các ngân hàng thương mại

Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 320 Bộ luật Dân sự 2005 cũng ghi nhậncác quy định cho phép dùng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự

12 Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2005

Trang 15

Biện pháp bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành trong tương lai có độ rủi ro caohơn so với các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản thông thường khác Lý do củanhược điểm này là do tài sản chưa có thực tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm mà

sẽ được hình thành trong tương lai Việc xác định giá trị của tài sản hình thành trongtương lai rất khó khăn bởi không thể chắc chắn tài sản trong tương lai sẽ có giá trị nhưlúc giao kết hợp đồng đã nhận định Sự khác nhau về hoàn cảnh kinh tế và xã hội sẽdẫn đến giá trị của tài sản hình thành trong tương lai có thể tăng lên hoặc giảm đi.Chính vì nhược điểm trên mà ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất chặt chẽ trong việccho vay với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm nào là do thỏa thuận giữa các bên tham giagiao kết hợp đồng bảo đảm Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm phù hợpnhất với mình và đồng thời vẫn bảo đảm được quyền và lợi ích của đối tác còn lại

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì tài sản rất phongphú và đa dạng, nhưng không phải tất cả các loại tài sản đều có thể được sử dụng làmtài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Để trở thành tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thìtài sản phải thoả mãn một số điều kiện sau:

Thứ nhất: Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm 13

“Điều 320 Bộ luật Dân sự 2005: Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1 Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm vàđược phép giao dịch

2 Vật dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thànhtrong tương lai Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữucủa bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm đượcgiao kết.”

Điều kiện này được đặt ra khi bên bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thì tài sản bảo đảm lúc này

sẽ bị đưa ra phát mại để thực hiện nghĩa vụ chính trong hợp đồng tín dụng Do đó, tàisản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm

Tài sản thuộc sở hữu của nhiều người đem ra làm tài sản bảo đảm phải đượccam kết bằng văn bản của các đồng sở hữu và tài sản đó không có tranh chấp

Tài sản thuộc sở hữu tập thể, tài sản của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có nghị quyết bằng văn bản của Hội đồng quản

13 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2005

Trang 16

trị hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên đồng ý và ủy quyền cho ngườiđại diện vay vốn và ký hợp đồng bảo đảm Tài sản của hộ gia đình phải có cam kếtđồng ý của các đồng sở hữu trong gia đình14.

Tuy nhiên, có một ngoại lệ nằm ngoài quy định này Đối với doanh nghiệp Nhànước khi cầm cố tài sản của nhà nước giao cho doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng thìtài sản đó chỉ phải thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đó và làtài sản được dùng để bảo đảm tiền vay.15

Thứ hai: Tài sản bảo đảm tiền vay phải được phép giao dịch 16

Tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định củapháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm Tài sản bị hạn chế giao dịch, lưuthông với những điều kiện nhất định thì vẫn được coi là tài sản được phép giao dịch,nhưng khi xử lý tài sản bảo đảm thì phải tuân thủ đầy đủ điều kiện đó

Nếu tài sản bảo đảm thuộc loại tài sản bị pháp luật cấm giao dịch, bên nhận bảođảm sẽ không được đảm bảo về mặt pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm và sẽ gặp nhiềutổn thất Do đó, tài sản bảo đảm phải là tài sản được phép giao dịch

Thứ ba: Tài sản không có tranh chấp

Bên bảo đảm phải chứng minh và cam kết bằng văn bản về tình trạng không cótranh chấp quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản tại thời điểm ký kết hợp đồng bảođảm tiền vay

Thứ tư: Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm 17

Các quan hệ bảo đảm tiền vay là sự thỏa thuận của các bên và được ghi nhậntrong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm Chính vì vậy pháp luật hiện naykhông đưa ra giới hạn cụ thể cho giá trị tài sản bảo đảm được các bên thỏa thuận Điều

5 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản đểbảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luậtDân sự thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơntổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

14 Lê Thị Thu Thủy (2004), “Tài sản cầm cố trong vay vốn ngân hàng”, Tạp chí khoa học pháp lí số 04

15 Khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

16 Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP

17 Điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

Trang 17

Những tài sản bảo đảm thoả mãn các điều kiện trên thì sẽ được dùng để bảo đảmtiền vay tại các tổ chức tín dụng Riêng đối với giá trị quyền sử dụng đất thì pháp luậtkhông cho phép sử dụng để làm tài sản bảo đảm.18

1.3 Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm

Trong các văn bản pháp luật đã ban hành cho tới thời điểm này, chưa có mộtvăn bản nào đưa ra định nghĩa cụ thể và chính xác về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.Tuy nhiên ta có thể hiểu, xử lý tài sản bảo đảm chính là việc ngân hàng và các tổ chứctín dụng thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng đểthu hồi nợ

Như vậy, xử lý tài sản bảo đảm là một giai đoạn trong toàn bộ quá trình bảođảm tiền vay bằng tài sản Trong giai đoạn này, ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽthực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm để thu hồi khoản nợ mà mình đã chovay có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo những cam kết đãthỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong quan hệ tín dụng thực chất là một bộ phậncủa bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bởi: quan hệ bảo đảm tiền vay được thiết lậptrên cơ sở thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm về việc áp dụng các biệnpháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Mục đích thực hiện các biện pháp bảo đảmđều nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền Do

đó, xử lý tài sản bảo đảm có những đặc điểm như sau:

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nhằm mục đích thu hồi khoản nợ của tổ chức tín dụng đã cho khách hàng vay khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Việc xử lý tài sản bảo đảm không phải là mục đích mà ngân hàng và các tổ chứctín dụng hướng tới khi họ cho khách hàng vay tiền Chỉ khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa

vụ với bên nhận bảo đảm thì xử lý tài sản bảo đảm mới được xét đến nhằm mục đíchthu hồi nợ

Chủ thể của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đa dạng và được trao quyền mạnh mẽ hơn chủ thể trong việc xử lý tài sản bảo đảm thông thường.

Hoạt động cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì việc xử lý tài sảnbảo đảm đòi hỏi phải nhanh chóng bởi nó là nguồn cung ứng vốn năng động cho nềnkinh tế Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là chủ thể được trao quyền tương đối lớn so

18 Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịc bảo đảm

Trang 18

với các chủ thể có chức năng xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự, kinh tếkhác

Thực tế hiện nay, lượng khách hàng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng là rấtlớn và không ngừng tăng lên Việc vi phạm hợp đồng tín dụng có khả năng xảy ra cao

Vì vậy, nếu ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng áp dụng hoàn toàn việc xử lý tàisản bảo đảm theo con đường thông thường, thông qua cơ quan nhà nước có thẩmquyền thì việc huy động và quay vòng vốn của các tổ chức tín dụng sẽ bị chậm trễ, dẫnđến nghẽn tắc trong hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng

Việc trao cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyền hạn cụ thể, đặc biệt vàlớn hơn so với các chủ thể có chức năng xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự,kinh tế khác là hoàn toàn hợp lý Tất nhiên, những trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

mà pháp luật có quy định cụ thể riêng biệt thì các tổ chức tín dụng vẫn phải tuân theoquy định của pháp luật, không được tự ý xử lý tài sản bảo đảm theo ý chí riêng của mộtbên

Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ.

Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản trong giao dịch dân sự được phát sinh khi đếnhạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ vi phạm cam kết hoặc khi khách hàng vay

vi phạm các cam kết khác về việc sử dụng vốn với tổ chức tín dụng thì việc xử lý tàisản không cần phải đợi đến thời điểm khoản nợ đến hạn trả nợ Trước thời hạn đó, nếucác bên không có thoả thuận thì bên có quyền không được xử lý tài sản bảo đảm

Tóm lại, với các đặc điểm của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đã đặt ra yêucầu về việc xây dựng cơ chế điều chỉnh, cơ chế hỗ trợ xử lý tài sản bảo đảm trong lĩnhvực tín dụng ngân hàng vừa đảm bảo nguyên tắc cơ bản chung của giao dịch bảo đảm,vừa phù hợp với đặc điểm riêng của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3.2 Trường hợp tiến hành xử lý tài sản bảo đảm

Căn cứ vào Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì trong quátrình cho vay, ngân hàng được phép xử lý tài sản bảo đảm trong những điều kiện sau:

Thứ nhất, đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng mà bên

bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bênnhận bảo đảm.19

19 Khoản 1 Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

Trang 19

Thứ hai, bên bảo đảm vi phạm hợp đồng tín dụng và bị tổ chức tín dụng thu hồi

vốn trước hạn song họ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ vay trước hạn thì sẽ bị xử

lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.20

Thứ ba, pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ khác khi đã đến hạn21

Một tài sản có thể cùng một lúc bảo đảm cho nhiều khoản nợ vay nhưng giá trịcủa tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị của tổng giá trị khoản vay Khi một trong sốnhững khoản vay có cùng tài sản bảo đảm đến hạn mà bên bảo đảm không thực hiệnnghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến thành bán tài sản bảo đảm để thuhồi nợ

Thứ tư, khách hành vay là doanh nghiệp bị tòa án tuyên bố phá sản, bị giải thể

theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi đó dù nghĩa vụ trả nợ tuychưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng không trả được nợ thì ngânhàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ22

Ngoài ra còn có các điều kiện khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quyđịnh như đối với doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đối, cố phần hóa; tài sảnbảo đảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp trước khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi,

cổ phần hóa được tiếp tục dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đó của cácdoanh nghiệp mới sau khi sáp nhập, hợp nhất, chuyển đối, cổ phần hóa Trường hợpdoanh nghiệp mới sau khi không thực hiện được biện pháp này, thì tổ chức tín dụng cóquyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ trước khi thực hiện nghĩa vụ chia,tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hóa

1.3.3 Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Căn cứ tại Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các nguyên tắc xử lý tài sảnbảo đảm như sau:

Một là, trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ

thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoảthuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật

Thoả thuận về việc xử lý tài sản được thiết lập tại thời điểm ký kết hợp đồngbảo đảm tiền vay Đây là cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Điều đó cónghĩa là tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay các bên vẫn có thể thoả thuận khác

20 Khoản 2 Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

21 Khoản 3 Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

22 Điều 57 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

Trang 20

với thoả thuận ban đầu hoặc bổ sung mới, hoặc thậm chí có thể thay thế tài sản bảođảm nếu các bên có thoả thuận.

Hai là, trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bêncùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sảnđược bán đấu giá theo quy định của pháp luật

Ba là, việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan,

công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giaodịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định

Nguyên tắc này vừa đảm bảo không mất vốn và thu nợ tối đa của tổ chức tíndụng, vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên bảo đảm có tài sản bị đưa ra xử lýthông qua phương thức bán công khai, có sự tham gia của bên thứ ba hoặc giao chobên thứ ba xử lý tài sản

Bốn là, người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là

bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các

bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.

Năm là, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh

doanh tài sản của bên nhận bảo đảm

Tóm lại, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của ngân hàng và các tổ chức tíndụng cần phải tuân thủ các nguyên tắc trên Điều này đóng vai trò quan trọng trongviệc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm tiềnvay

1.4 Các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

1.4.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Nhìn chung trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, các tổ chức tín dụng đượctrao khá nhiều quyền Các tổ chức tín dụng là bên nhận tài sản bảo đảm cho vay vốn, làmột bên trong hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng và cũng là bên nắm quyền chủđộng trong mọi khoản vay của khách hàng vay đối với mình, bởi vậy, các quy định củapháp luật phần nào thể hiện việc trao nhiều quyền xử lý tài sản vào tay các tổ chức tíndụng

Trang 21

Căn cứ Điều 63, 64 Nghị định 163/2006/NĐ-CP và khoản 17, 18 Điều 1 Nghịđịnh 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 163/2006 quy địnhcác quyền của các tổ chức tín dụng như sau:

Tổ chức tín dụng (bên nhận bảo đảm) có quyền yêu cầu bên giữ tài sản phải giao tài sản bảo đảm khi nhận được thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay23.Nếu bên giữ tài sản bảo đảm cố tình không thực hiện thì tổ chức tín dụng có quyền yêucầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộcbên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm.24

Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác,

sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản Việc cho phép hoặc uỷ quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu được phải được lập thành văn bản. 25

Trong quá trình tiến hành xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mà các bên không xử lýđược theo các phương thức đã thoả thuận thì tổ chức tín dụng có quyền thực hiện cácphương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay Theo đó, tổ chức tín dụng có quyền chủđộng bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thaythế nghĩa vụ bảo đảm, chuyển giao quyền thu hồi nợ hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba xử

lý tài sản bảo đảm

Qua các quy định về quyền của tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản bảođảm tiền vay, ta thấy tổ chức tín dụng được trao khá nhiều quyền, do đó đã có điềukiện thuận lợi hơn để nhanh chóng thu hồi nợ vay, bảo đảm nguyên tắc xử lý tài sảnbảo đảm nhanh chóng

1.4.2 Các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm

1.4.2.1 Bán tài sản bảo đảm

Được quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 163/2006-NĐ-CP và khoản 17Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP Theo đó, bán tài sản bảo đảm là biện pháp thôngdụng thường được ngân hàng và các tổ chức tín dụng sử dụng

Bán tài sản bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm, hoặc bên bảo đảm hoặc các bênphối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba bán tàisản bảo đảm cho người mua Bên thứ ba này phải là tổ chức có tư cách pháp nhân và

23 Khoản 1 Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

24 Khoản 5 Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

25 Khoản 1 Điều 64 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

Ngày đăng: 31/05/2015, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w