1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quy chế pháp lý của chính phủ

8 597 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 32,16 KB

Nội dung

Vì : sự tác động của QH với CP • Chính phủ được thành lập trên cơ sở của QH : - QH quyết định cơ cấu tổ chức của CP thông qua việc quy định số lượng và tên gọi của các Bộ, cơ quan nga

Trang 1

CHÍNH PHỦ

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ :

Điều 109 HP 1992 : “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam ’’

1) Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH Vì : ( sự tác động của QH với CP )

Chính phủ được thành lập trên cơ sở của QH :

- QH quyết định cơ cấu tổ chức của CP thông qua việc quy định số lượng và tên gọi của

các Bộ, cơ quan ngang Bộ

-QH quyết định số lượng Phó thủ tướng

-Thủ tướng CP do QH bầu ra trong số các đại biểu QH

-QH phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP theo đề nghị của Thủ tướng CP Trừ Thủ tướng ra, các thành viên khác của CP không nhất thiết phải là đại biểu QH ( đã giải thích rõ ở phần quy trình chọn các chức danh khác của Thủ tướng ở bài Quốc hội )

Chính phủ phải chấp hành HP, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH :

-Chính phủ nước ta không có quyền phủ quyết các dự luật của QH ( trong khi đó Tổng thống Hoa Kỳ - người đứng đầu Chính phủ có quyền phủ quyết dự luật của Nghị viện Hoa Kỳ)

-Chính phủ trực tiếp hoặc chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành các văn bản QPPL ( nghị quyết, nghị định…) để cụ thể hóa, chi tiết hóa và hướng dẫn việc thi hành HP, luật, nghị quyết của QH Các văn bản này không được trái với HP, luật, nghị quyết của QH

-Chính phủ phân công, chỉ đạo các Bộ, ngành tiến hành những biện pháp cụ thể để những quy định của HP, luật, nghị quyết của QH được triển khai,, được thực hiện trên thực tế

Chính phủ chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước QH:

- Chính phủ phải báo cáo công tác trước QH, trong thời gian QH không họp thì báo cáo công tác với UBTVQH

-Đại biểu QH có quyền chất vấn Thủ tướng CP, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP

-Thông qua hoạt động giám sát, QH có quyền :

 Bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng CP; phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP

 Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của CP do QH bầu hoặc phê chuẩn

 Bãi bỏ các văn bản pháp luật của CP, của Thủ tướng CP… nếu các văn bản đó trái với HP, luật, nghị quyết của QH

Tóm lại :

Sở dĩ QH phải lập ra Chính phủ là vì để cho CP thi hành các đường lối chủ trương của QH (QH 1 năm họp 2 kỳ - Vai trò của QH là phải đi thu thập tâm tư, nguyện vọng, ý chí của cử tri để ra kỳ họp biến nó thành chủ trương, đường lối

Ngoài ra trong hành động thì chính phủ cũng có những tác động ngược lại đối với QH :

- Thủ tướng CP có quyền tham dự kỳ họp của QH, có quyền đề nghị QH họp kín, họp bất thường, Thủ tướng CP và tập thể CP là nơi xây dựng rất nhiều dự án và đề án luật rồi trình cho QH thông qua

• CP là nơi khơi nguồn hầu hết các dự án Luật tại QH

Trang 2

2) Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN ( hành chính = quản lý ) :

- CP là cơ quan đứng đầu hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính NN từ TW đến địa phương

- Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước thự hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực ( KT,VH-XH, AN-QP…) trong phạm vi

cả nước Ban hành các VBPL nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa, hướng dẫn việc thi hành HP, luật, nghị quyết của QH; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; có tính bắt buộc thực hiện chung đối với các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong phạm vi cả nước

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở TW cũng như ở địa phương : các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc CP, UBND cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Để CP thật sự là cơ quan hành chính cao nhất thì HP đã trao cho CP năm mọi nguồn nhân lực, vật lực ( Tài nguyên thiên nhiên, tiền bạc…)

• Để thống nhất quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả

“ Ai nắm hành pháp ’’ => sẽ có thực quyền

Điểm khác biệt cơ bản trong mối quan hệ pháp lý giữa QH

và Hội đồng Bộ trưởng theo HP 1980 với mối quan hệ pháp

lý giữa QH và CP theo HP 1980 :

Trang 3

QH <-> Hội đồng Bộ trưởng theo HP 1980 ( Điều

104) QH <-> Chính Phủ theo HP 1992 ( Điều 109 ) Suy nghĩ, tư duy( làm luật )gì ?

• QH mới là cơ quan hành chính cao nhất !

- Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan chấp hành của

QH đồng thời là cơ quan hành chính cao nhất

của QH

• Thời kỳ tập quyền XHCN cao độ, suy tôn

QH ( mặc dù QH không quản lý được)

QH sáng lập ra HĐBT nhưng lại không

cho HĐBT độc lập, quản lý -> sợ HĐBT

lấn át mình QH đã ôm đồm, can thiệp,

làm thay việc của HĐBT

• Không hề có tách bạch gì với hành pháp

và lập pháp

- Tư duy : “ Vì người mà đặc việc trói chân

HĐBT ’’ -> Tập quyền cao độ

Suy nghĩ, tư duy gì ?

• Lập ra CP là cơ quan chấp hành của QH, hành chính cao nhất của đất nước

- CP là cơ quan quản lý cao nhất ( độc lập, QH không can thiệp, không làm thay)

• Phân công rành mạch hành pháp và tư pháp

- Tư duy : “ Vì việc mà đặt người ’’ -> QH thực

quyền

• HP 1992 đã biết dùng cơ chế đóng yên cương cho CP để thay thế cơ chế trói chân HĐBT

• “ QH cốt ở thực quyền chứ không cốt ở chỗ tập quyền ’’

II.TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ :

1) Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ :

a) Cơ cấu tổ chức của Chính phủ :

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm:

- Các Bộ là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Đối với ngành , lĩnh vực nhất định trong phạm vi cả nước

- Các cơ quan ngang Bộ

Nghị quyết số 2011/QH13 ( 2011) quyết định CP nhiệm kỳ QH khóa XIII hiện nay của nước ta có 18 Bộ và 4 Cơ quan ngang Bộ

Các Bộ : (18 Bộ )

+ Bộ quốc phòng

+ Bộ công an

+ Bộ ngoại giao

+ Bộ công thương

+ Bộ y tế…

- Các cơ quan Ngang bộ : (4 cơ quan)

+ Quản lý 1 ngàng, 1 lĩnh vục quy mô tương đối lớn, ổn định lâu dài

+ Cơ quan cấu thành CP, người đứng đầu là 1 thành viên CP ( 3 bước)

Trang 4

1) Văn phòng Chính phủ - Chủ nhiệm ( là nơi gần gũi nhất với Thủ tướng ) : người

đứng đầu là Thủ trưởng CQ ngang Bộ, có địa vi pháp lý như Bộ trưởng ( siêu bộ trưởng)

2) Ngân hàng Nhà nước VN – Thống đốc NHNN VN : có hàm Bộ trưởng

3) Ủy ban dân tộc – Chủ nhiệm

4) Thanh tra Chính phủ - Tổng thanh tra CP

Ngoài các Bộ và cơ quan ngang Bộ nói trên, trong cơ cấu tổ chức chung của CP còn có

các cơ quan thuộc CP :

+ Các cơ quan này quản lý 1 ngành, 1 lĩnh vực quản lý hạn hẹp, không xứng bằng Bộ + Không là cơ quan cấu thành CP, không là thành viên của CP.

+ Số lượng trước 2001 là rất đông, có tổng cộng 26 cơ quan nhưng tới Nghị quyết 2001

chúng ta đã cải cách triệt để 26 cơ quan này theo hướng nhập các cơ quan này vào các Bộ tương ứng -> còn 12 cơ quan

+ Đến năm 2006 CP của TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nhập

8 cơ quan : Đài tiếng nói VN, Tổng cục thống kê, Ban quản lý lăng Chủ tịch

HCM…

b) Thành viên của Chính phủ : (27 người)

Chính phủ gồm có :

- Thủ tướng Chính phủ : Tổng tư lênh, là người đứng đầu CP, lãnh đạo và điều hành

- Các Phó TT : là người giúp việc cho TT được TT phân công, chịu trách nhiệm trước TT -> Kỳ sửa HP này bỏ chức danh PTT thường trực

- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ : quản lý 1 ngành ( tư lệnh )

( Điều 110 HP 1992)

Thủ tướng CP : Là người đứng đầu CP, lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi

hoạt động của CP Thủ tướng do QH bầu ra trong số các đại biểu QH theo đề nghị của Chủ tịch nước

Phó thủ tướng : Là người giúp việc cho Thủ tướng, được Thủ tướng phân công chỉ đạo, quản

lý một số lĩnh vực Phó thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và QH về nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ : Là người đứng đầu 1 Bộ, cơ quan ngang

Bộ Tham gia thực hiện các nhiệm vụ chung của tập thẻ CP và phụ trách quản lý ngành, lĩnh vực nhất định Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước QH về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách

Theo điều 110 của HP hiện hành thì ngoài Thủ tướng buộc phải là ĐBQH thì các thành viên khác của CP không nhất thiết là đại biểu QH

- Thủ tướng phải là ĐBQH bởi vì :

 Để đảm bảo tính chấp hành của CP trước QH (là ĐBQH thì TT đương nhiên được tham dự kỳ họp của QH -> lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đường lối chủ trương của QH -> Về triển khai cho CP thi hành

 TT là ĐBQH thể hiện 1 sự tín nhiệm nhất định nào đó của nhân dân đối với người đứng đầu cơ quan hành pháp nhất là ở nước ta dân không bầu Thủ tướng – người đứng đầu Hành pháp

- Các thành viên khác của CP không nhất thiết là ĐBQH vì :

 Để tạo ra 1 cơ sở XH rộng rãi cho TT -> nhằm tìm kiếm 1 ê kíp làm việc

 Mở đường cho QH giám sát CP được khách quan, tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi

 Bước đầu thể hiện được tư duy phân công rành mạch, bất khả tín nhiệm

2) Hình thức hoạt động của Chính phủ :

Trang 5

Điều 6 Luật tổ chức CP : “ Hiệu quả hoạt động của CP được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể CP, của Thủ tướng CP và từng thành viên của CP ’’

a)Hoạt động của tập thể CP trong các phiên họp CP :

Phiên họp CP là hình thức hoạt động tập thể của CP

CP họp mỗi tháng 1 lần, đây là các phiên họp thường lệ Ngoài ra, CP có thể hopj bất thường theo đề nghị của : - Thủ tướng

- Ít nhất 1/3 tổng số thành viên của CP

( - Kỳ họp : Quy mô lớn, kéo dài từ 1 tuần -> 1 tháng ví dụ như QH, HĐND

- Phiên họp : Quy mô nhỏ, thường xuyên ; 1, 2 ngày như của UBTVQH,CP )

Trong các phiên họp, CP có thể mời :

- Chủ tịch nước ( có thể tự mình tham dự, không cần được mời, để giám sát và điều phối công việc )

-Chủ tịch Hội đồng dân tộc

-Chánh án TANDTC

-Viện trưởng VKSNDTC

-Chủ tịch UBTW MTTQVN

-Thủ trưởng CQ thuộc CP

-Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Tại các phiên họp, CP thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số những vấn đề sau đây :

( xem Điều 19 Luật tổ chức CP, Điều 112 Hiến pháp 1992)

Các quyết định của CP phải được quá ½ tổng số thành viên của CP biểu quyết tán thành Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Thủ tướng

CP ( đề cao vai trò của người đứng đầu)

Chính phủ ban hành 2 loại văn bản sau đây : Nghị quyết và Nghị định

- Nghị định : Cần hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.

- Nghị quyết : Giải quyết những công việc còn lại của tập thể

• Là sản phẩm của tập thể nên Thủ tướng khi kí phải ghi TM.CP ( trường hợp là PTT kí thì ghi TM.CP

KTTT ( Kí thay TT)

PTT

b) Hoạt động của Thủ tướng chính phủ :

Hoạt động của tập thể CP (tại các phiên họp CP)

Hình thức hoạt động

Hoạt động của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ

Chỉ có quyền phát biểu ý kiến, không có quyền biểu quyết

Phải được mời

Trang 6

( Điều 114 HP, Điều 20 Luật tổ chức CP quy định cho Thủ tướng nhiệm vụ và quyền hạn

riêng )

Lãnh đạo hoạt động của CP, các thành viên của CP, Thủ trưởng cơ quan thuộc CP, Chủ tịch UBND các cấp

Triệu tập và chủ tọa phiên họp của CP

Đề nghị QH thành lập, sát nhập hoặc bãi bỏ các Bộ, các CQ ngang Bộ ( đề án do tập thể CP thông qua)

- Về nhân sự :

 Lựa chọn PTT, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang Bộ, đề nghị QH phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trong thời gian QH không họp, Thủ tướng trình CTN quyết định tạm thời đình chỉ công tác của Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang Bộ

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh sau : + Các thứ trưởng và chức vụ tương đương : các chức phó của các cơ quan ngang bộ

 Phê chuẩn kết quả bầu cử UBND cấp tỉnh của HĐND cấp tỉnh.Phê chuẩn việc bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

 Điều động, miễn nhiệm, cách chức : Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh Tuy nhiện không có quyền bổ nhiệm

- Về văn bản :

TT có quyền ban hành 2 loại văn bản sau đây : Quyết định và Chỉ thị

• Do cá nhân TT trực tiếp ký, để truyền đạt ý kiến của mình đối với hệ thống hành chính

 Đình chỉ thi hành ( tạm thời; còn bãi bỏ là vĩnh viễn) VB trái với HP, luật và các

VB của CQNN cấp trên của các chủ thể sau : + Bộ trưởng

+ Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ + UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW + Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW

 Đình chỉ thi hành những nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh,thành phố trực thuộc TW đề nghị UBTVQH bãi bõ những Nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh :

+ UBND tỉnh : Trực tiếp nằm trong hệ thống hành chính, chỉ đạo của Thủ tướng + HĐND tỉnh : Không nằm trong hệ thống quản lý vì là Cơ quan dân cử

• Theo nguyên tắc tập trung dân chủ : cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng TW -> Thủ tướng > HĐND tỉnh

• Được đề nghị UBTVQH bãi bõ

Chỉ thị : Dùng để truyền đạt ý kiến của mình với những đối tượng nằm trong hệ

thống quản lý

Quyết định : Giải quyết những vấn đề về nhân sự và văn bản (bổ nhiệm, cách

chức)

Trang 7

SO SÁNH ĐIẠ VỊ PHÁP LÝ CỦA CHỦ TỊCH HĐBT HP 1980

VÀ THỦ TƯỚNG HP 1992 ?HP 1992 ?

Chủ tịch HĐBT theo HP 1980 Thủ tướng CP theo HP 1992

- Chỉ có những nhiệm vu, quyền hạn chung với

tập thể HĐBT ( gồm 47 người: 1CT,9 PCT,28

BT, 8 CNUB, 1 TGDNH) Không có nhiệm vụ

và quyền hạn riêng đối với CTHĐBT.

- Tư duy : làm chủ tập thể -> không đề cao cá

nhân đứng đầu

 Lu mờ, hình thức -> khó quản lý

- Không được chọn các thành viên quản lý -> do

QH bầu.

- Không được điều động, miễn nhiệm, cách chức

Chủ tịch, PCT UBND cấp tỉnh

 Chủ tịch HĐBT không có tiếng nói, địa vị riêng.

 Không quy kết trách nhiệm cá nhân được.

-Đã có phân định rạch ròi giữa CP vs Thủ tướng : CP gồm 27 người và 1 Thủ tướng ( Điều 112 HP , Điều 19 Luật tổ chức CP, Điều

114 HP, Điều 20 Luật tổ chức CP)

- Thủ tướng đã có những nhiệm vụ, quyền hạn riêng

 + Là sự kết hợp hài hòa ( 50/50 )

+ Có sự kiềm chế đối trọng , chống lại tình trạng lạm quyền của Thủ tướng.

+ Tăng cường vai trò, tiếng nói, quyền hạn của Thủ tướng.

( đc các quyền……)

Là 1 thiết chế có quyền lực thực

sự -> dễ quản lý -> dễ quy kết trách nhiệm

- Chứng tỏ tư duy : CP mạnh là CP ít người ->

CP ít người là CP mạnh

 Trò chơi tập thể không nên áp dụng quá liều.

c) Hoạt động của các thành viên khác thuộc CP :

- Phó thủ tướng :

Trang 8

 Là người giúp việc cho Thủ tướng, được Thủ tướng phân công chỉ đạo, quản lý một số lĩnh vực nhất định.

 Là thành viên của CP, được quyền tham dự các phiên họp của CP, tham gia quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể CP.

-Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ :

 Với tư cách là thành viên của CP:

+ Tham dự các phiên họp của CP

+ Xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh và các dự án khác theo yêu cầu của CP

+ Trình bày trước QH, UBTVQH báo cáo công tác Bộ theo yêu cầu của QH, UBTVQH

+ Trả lời chất vấn trước QH

+ Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng ủy nhiệm

 Với tư cách là người đứng đầu Bộ : Bộ trưởng lãnh đạo, quyết định, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và QH về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có quyền ban hành : Quyết định, Chỉ thị, Thông tư.

Ngày đăng: 09/06/2014, 01:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức hoạt động - quy chế pháp lý của chính phủ
Hình th ức hoạt động (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w