Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân.. + Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay k
Trang 1Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước
mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân Là một bộ phận của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Các tổ chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam,
Trang 2Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật gia
Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyên truyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý Các tổ chức xã hội
có những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước
2 Ðặc điểm của các tổ chức xã hội
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động mang tính chất đặc thù, phản ánh vị trí, vai trò của nó trong hệ thống chính trị Tuy vậy, các tổ chức xã hội cũng có những đặc điểm chung nhất định, đó là căn cứ để phân biệt các tổ chức xã hội với các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế Ðó là các đặc điểm sau:
1 Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì những mục đích nhất định Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính
+ Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không
Trang 3đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó
+ Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức đó quyết định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước
để chi phối hoạt động đó
2 Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu,
đặc điểm Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ
Ví dụ: Cùng chung một mục đích như Ðảng Cộng sản Việt Nam;
Cùng chung một giai cấp như Hội Nông dân Việt Nam;
Cùng chung một nghề nghiệp như Hội Luật Gia;
Cùng chung một giới tính như Hội Phụ nữ
3 Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danh
tổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước
Quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình,
Trang 4không có hiệu lực đối với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số trường hợp do qui định của pháp luật
4 Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải là chủ thể mặc nhiên
+ Các tổ chức xã hội khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước không được quyền nhân danh nhà nước nếu không được pháp luật quy định vì tổ chức xã hội không phải là một thành phần trong cơ cấu bộ máy nhà nước Nhà nước chỉ thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ chức xã hội Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhân danh nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước
+ Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội, cho phép các tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lý một số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết định do tổ chức xã hội đưa ra mới mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với những đối tượng
có liên quan
Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm tra
việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chế độ tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương
Trang 55 Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên
trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước
+ Phần lớn các tổ chức xã hội đều có điều lệ hoạt động như Ðảng Cộng sản Việt Nam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam điều lệ đó được các thành viên trong tổ chức soạn thảo, được nhà nước phê chuẩn, thừa nhận một cách chính thức Tuy nhiên, có một
số tổ chức xã hội không có điều lệ hoạt động riêng mà hoạt động theo quy định của nhà nước như Ban thanh tra nhân dân, tổ hòa giải Ngoài ra, có một số tổ chức vừa hoạt động theo điều lệ, vừa hoạt động theo quy định của pháp luật như tổ chức Công đoàn
+ Cho dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì những hoạt động nội bộ của các tổ chức xã hội vẫn mang tính chất tự quản Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức này cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để sắp xếp người lao động hay cách chức người lao động trong tổ chức xã hội đó
6 Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là nguyên tắc " quyền lực - phục tùng" như trong các cơ quan nhà nước
Trang 6+ Trong quá trình hoạt động, tổ chức xã hội tự xử lý và giải quyết các công việc nội bộ của tổ chức mình Nhà nước sẽ không can thiệp vào nếu hoạt động của các
tổ chức xã hội không trái pháp luật
+ Hoạt động của chúng trên nguyên tắc giáo dục thuyết phục và các biện pháp tác động xã hội, chứ không mang tính cưỡng chế nhà nước Các tổ chức xã hội có thể
áp dụng các biện pháp kỷ luật như cảnh cáo, khiển trách, cách chức, khai trừ ra khỏi tổ chức đối với những thành viên vi phạm điều lệ Các tổ chức xã hội không được quyền sử dụng quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với thành viên của tổ chức mình
7 Các tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chung là giáo dục ý thức pháp luật
cho các thành viên để họ sống và làm việc theo pháp luật Ðồng thời, hoạt động của các tổ chức xã hội còn nhằm đến mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của các thành viên trong tổ chức Khi có những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong tổ chức hay những người lao động khác thì các tổ chức xã hội có thể tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để phản đối những hành
vi vi phạm đó, đồng thời yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục lại những lợi ích mà các thành viên trong tổ chức hay người lao động đã
bị xâm hại
Ngoài ra, cũng có một số tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động nhằm thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa- xã hội của các thành viên hoặc để tăng gia sản xuất
Trang 7Các tổ chức xã hội cũng có thể làm kinh tế từ những hoạt động văn hóa thể thao, kinh doanh nhưng đây không phải là mục đích hoạt động chính của các tổ chức này
II CÁC LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI
Theo nguyên tắc hình thức tổ chức và hoạt động, các tổ chức xã hội được chia thành các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức tự quản, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức quần chúng
1 Các tổ chức chính trị xã hội
Ðây là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua Bao gồm các tổ chức như: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
a Ðảng Cộng sản Việt Nam
Là một tổ chức xã hội hoạt động có mục đích chính trị, có cương lĩnh, đường lối
và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, là nhân tố bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Trang 8Trước đây ở nước ta tồn tại ba đảng phái chính trị là đảng dân chủ, đảng xã hội và đảng lao động Việt Nam (nay là Ðảng Cộng sản Việt Nam) Kể từ khi thành lập, Ðảng dân chủ và Ðảng xã hội đã đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Tháng 10 năm
1988, Ðảng xã hội và Ðảng dân chủ tự giải tán Hiện nay, nước ta chỉ tồn tại một Ðảng chính trị là Ðảng Cộng sản Việt Nam mà vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với nhà nước và xã hội đã được ghi nhận tại điều 4- Hiến pháp 1992
Các đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng là kim chỉ nam cho hoạt động nhà nước và xã hội Nhiều chính sách của Ðảng thể chế hoá thành pháp luật Tuy lãnh đạo hệ thống chính trị, nhưng Ðảng không can thiệp trực tiếp vào công việc nhà nước, mà định ra phương hướng hoạt động và kiểm tra việc thực hiện đường lối của mình trong bộ máy nhà nước Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
b Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc
Thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức: Ðảng Cộng sản Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam Các tổ chức này có cơ
Trang 9cấu hoàn chỉnh và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị Hoạt động của chúng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định quản lý nhà nước
Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập nhằm phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị đối với nhân dân, tham gia xây dựng
và củng cố chính quyền nhân dân
c Công đoàn
¨ Khái niệm và các chức năng chính
Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
+ Có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động
+ Thực hiện chức năng động viên người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội
¨ Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu, công đoàn có tổ chức chặt chẽ và được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
Trang 10trung dân chủ Cơ quan lãnh đạo các cấp của công đoàn đều do bầu cử lập ra và cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là Ðại hội công đoàn cấp đó Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành công đoàn do đại hội bầu ra
Công đoàn Việt Nam tổ chức theo ngành nghề và địa phương gồm bốn cấp cơ bản:
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam;
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành nghề toàn quốc;
- Công đoàn ngành nghề địa phương, Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cấp tương đương;
- Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn
d Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Là tổ chức xã hội của thanh niên được hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên
Ðoàn thanh niên cũng là nơi đào tạo ra các viên chức, cán bộ có phẩm chất trong
bộ máy nhà nước, hoặc giữ những chức vụ trọng trách trong các tổ chức chính trị
xã hội, ví dụ như Ðảng, công đoàn
Trang 11Các tổ chức của Ðoàn thanh niên hình thành trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương
e Hội liên hiệp Phụ nữ
Là tổ chức xã hội rộng lớn của giới nữ nhằm động viên thu hút các tầng lớp phụ
nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia giải quyết các công việc của nhà nước Mặt khác, Hội phụ nữ còn là tổ chức đại diện cho tất cả các phụ nữ Việt nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, chống phân biệt đối xử, bảo vệ quyền bình đẳng nam nữ
g Hội liên hiệp nông dân Việt Nam
Là một tổ chức đại diện của giai cấp nông dân Việt Nam, được thành lập nhằm động viện, tổ chức nông dân lao động trong cả nước hăng hái tham gia sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước Mặt khác, hội còn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của giai cấp nông dân Việt Nam- một
bộ phân dân cư lớn nhất ở nước ta
Ngoài ra, nước ta còn có các cơ quan xã hội được hình thành theo sáng kiến của nhà nước và không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của nhà nước
Ví dụ: Uỷ ban đoàn kết á-Phi, Uớy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt nam
Trang 122 Các tổ chức xã hội nghề nghiệp
Là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được hình thành theo quy định của nhà nước Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức
Tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm: Ðoàn Luật sư, Trọng tài kinh tế,
a Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Trọng tài kinh tế: Là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, việc thành lập, giải thể công ty
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam: là một tổ chức xã hội nghề nghiệp bao gồm các thành viên thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động theo điều lệ của tổ chức được chính phủ chuẩn y, được quyền xét xử các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết giữa tổ chức kinh tế Việt Nam với phía nước ngoài bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; các tranh chấp trong lĩnh vực giao thông vận tải quốc tế như thuê tàu, vận chuyển hàng hóa quốc tế, cứu hộ tàu biển
Trang 13giữa một bên hay các bên đương sự là người nước ngoài hoặc tổ chức kinh doanh nước ngoài
b Ðoàn Luật sư:
Là hội nghề nghiệp của các luật sư được thành lập nhằm mục đích tập hợp, hướng dẫn, giám sát và bênh vực quyền lợi cho các luật sư, duy trì uy tín nghề nghiệp và nâng cao hiệu quả hành nghề của các luật sư thành viên Ðoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động bằng kinh phí do các luật sư đóng góp và bằng các nguồn thu hợp pháp khác
c Các tổ chức kinh tế tự nguyện: (theo tính chất sản xuất)
Là những tổ chức hình thành nhằm thu hút người lao động vào việc giải quyết các nhiệm vụ sản xuất Ðó là các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp
3 Các tổ chức tự quản
Là các tổ chức của nhân dân lao động được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, hoạt động theo quy định của nhà nước Các tổ chức này được thành lập theo nguyên tắc tự quản trong một phạm vi nhất định đối với các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý
Các tổ chức tự quản thường được thành lập theo chế độ bầu cử dân chủ, không có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ, giữa các tổ chức cùng loại không có mối quan hệ đoàn