1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nghiệp vụ ngân hàng thanh toán qua SEC

37 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

ỦY NHIỆM CHI UNC là lệnh chi của chủ tài khoản, được lập theo mẫu in sẵn để yêu cầu Ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình ở tài khoản, trả UNC ra đời khá lâu, với cách sử dụng thuận tiện đơn

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 4

A CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1 Thanh toán qua ngân hàng dưới góc nhìn pháp lý 4

2 Thanh toán qua ngân hàng dưới góc nhìn kinh tế 4

B SỰ CẦN THIẾT CỦA THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5

1 Vai trò của thanh toán qua ngân hàng 5

2 Ý nghĩa của thanh toán qua ngân hàng 6

C ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN TẮC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 7

D CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG 7

II THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG SỬ DỤNG SÉC 8

A SÉC 8

4 Một số nội dung bắt buộc của Séc 11

5 Vai trò của Séc 13

6 Phân loại Séc 14

7 Các loại Séc đặc biệt 15

8 Các Luật liên quan 16

9 Lưu thông chuyển giao Séc 16

B QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN SÉC 18

D ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THANH TOÁN BẰNG SÉC 24

1 Ưu điểm 24

2 Nhược điểm 24

iii THỰC TIỄN ÁP DỤNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG SỬ DỤNG SÉC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI 25

A THỰC TRẠNG 25

C MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 30

1 Đối với Chính Phủ 30

2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 34

3 Đối với Ngân hàng thương mại 35

LỜI KẾT 35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

1 Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại_Trường ĐH Kinh tế TP HCM Chủ biên: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN 37

Trang 2

Lời mở đầu

Xuất phát từ sơ đồ tổng quát của một chu kỳ sản xuất T-H-H’-T’1, ta có thể

thấy rằng thanh toán là khâu mở đầu của một chu kỳ sản xuất Cụ thể, nhà sản xuất

thực hiện các việc như nhập thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, lao động phục vụ

cho quá trình sản xuất kinh doanh Đồng thời thanh toán cũng là khâu cuối cùng

của chu kỳ sản xuất, giai đoạn thu hồi vốn để tái sản xuất tiếp theo Chính vì vậy,

khi thanh toán được tổ chức và thực hiện tốt đương nhiên có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển và ngược lại Do đó, thanh toán tiền tệ là việc cần thiết khách quan và đóng vai trò quan trọng với quá trình

sản xuất của nền kinh tế hàng hóa Hay nói cách khác, nền kinh tế hàng hóa gắn vớithanh toán và chu chuyển tiền tệ; kinh tế hàng hóa càng phát triển thì việc thanhtoán, luân chuyển tiền tệ càng mở rộng để có thể phục vụ đắc lực cho lưu thônghàng hóa Từ những lý do đó, với những mục đích tiết kiệm thời gian công sức,đảm bảo việc xoay vòng vốn trở nên nhanh chóng và tin cậy; thanh toán qua ngânhàng đã trở thành một cách thức thanh toán ngày càng phổ biến trong nền kinh tếhiện đại

Sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển kèm theo sự xuất hiện của tiền tệ vàquan hệ mua bán thanh toán giữa người mua và người bán Trước đây, khi nềnkinh tế chưa phát triển, khối lượng hàng hóa sản xuất còn ít và phạm vi tiêu dùnghàng hóa còn bị bó hẹp trong một khu vực nhất định của địa phương; việc thanhtoán trực tiếp bằng tiền mặt tỏ ra hiệu quả, linh hoạt để quá trình mua bán diễn ranhanh chóng, thuận tiện Nhưng khi sản xuất phát triển hơn, khối lượng sản xuấtnhiều hơn và phạm vi tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng; việc thanh toán bằngtiền mặt bộc lộ nhiều hạn chế như: chi phí, phát hành, bảo quản, độ an toàn trongquá trình vận chuyển, Điều này không chỉ gây ra sự bất lợi trong quan hệ mua bántiêu thụ sản phẩm, việc tổ chức lưu thông hay điều hành quản lý lưu thông tiền tệ

mà còn làm lãng phí nguồn vốn lớn, không được tập trung tận dụng cho phát triểnkinh tế Thêm vào đó, việc chỉ thanh toán bằng tiền mặt có thể tạo ra những kẽ hở-khó kiểm soát, tăng nguy cơ gây tình trạng tham ô, hối lộ, chiếm đoạt tài sản xã hội,cho các mục đích tẩu tán tài sản hay trốn thuế,…

Trước thực trạng đó, đòi hỏi phải triển khai và mở rộng một hình thức thanhtoán mới khắc phục những nhược điểm, hạn chế đồng thời phù hợp với sự phát

triển của nền kinh tế Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trong bối cảnh đó đã

1 T H H’ T’ LÀ GÌ?, XEM TÀI LIỆU NÀO, CÓ CẦN ĐÍNH KÈM PHỤ LỤC KHÔNG???

Trang 3

phát huy tốt lợi thế về sự nhanh chóng, tiện lợi an toàn và “rất kinh tế”: giúp giảmcác chi phí vận chuyển, in ấn, phát hành, bảo quản…và giúp Ngân hàng nhànước thực hiện tốt chức năng quản lý của mình Đây là phương thức thanh toánkhông có sự xuất hiện trực tiếp của tiền mặt mà thanh toán bằng cách trích chuyểntiền từ tài khoản của người chi trả và tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngânhàng hoặc bằng cách thanh toán bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian củangân hàng.

Việc xuất hiện của hình thức thanh toán hiện đại không chỉ phù hợp với sựphát triển của nền kinh tế thị trường mà còn giúp hoàn thiện chức năng là phươngtiện thanh toán của tiền tệ Qua quá trình thực hiện chức năng trung gian thanhtoán của mình, Ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều công cụ tài chính tiệndụng, hiện đại làm phương tiện thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càngcao của các chủ thể kinh tế Bài tiểu luận của nhóm sẽ trình bày về một trong những

công cụ thanh toán hiện đại thông qua ngân hàng đó là sử dụng Séc Cụ thể tiểu

luận sẽ tập trung khai thác đề tài trên các khía cạnh: khái niệm, đặc điểm, phân loại,thực trạng áp dụng và đề xuất hướng hoàn thiện phương thức thanh toán qua ngânhàng sử dụng Sec trong tương lai Vì những lý do hạn chế trong kiến thức và phạm

vi tìm hiểu, tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, nhóm học tập mongnhận được ý kiến đóng góp của cô và các bạn để hoàn thiện hơn đề tài

Trang 4

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN

HÀNG

A CƠ SỞ LÝ LUẬN

Thanh toán trong nền kinh tế diễn ra dưới 2 hình thức là thanh toán bằng tiềnmặt và thanh toán không dùng tiền mặt Nền kinh tế càng phát triển thì thanhtoàn và chu chuyển hàng hóa càng được mở rộng, từ đó tác động tích cực trở lạiđối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Lưu thông hàng hóa trao đổi,dịch vụ được mở rộng khi khối lượng chu chuyển tiền tệ cũng tăng lên tươngứng Tức là thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt đều tăng lên Thực

tế cho thấy,thanh toán bằng chuyển khoản đang tăng cả về số lượng tuyệt đối và

số lượng tương đối (tỷ trọng) Còn thanh toán bằng tiền mặt thì tăng về số tuyệtđối nhưng lại giảm về số tương đối (tỷ trọng giảm)

Đó là xu hướng phát triển các chu chuyển tiền tệ trong một nền kinh tế pháttriển và cũng chính là sự vận dụng các hình thức chu chuyển tiền tệ một cáchhợp lý và đúng đắn nhất

Như vậy, thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (haycòn được gọi là thanh toán qua ngân hàng) là hai loại hình thanh toán có vị trí,vai trò riêng đối với từng thời kỳ của nền kinh tế Tuy nhiên thanh toán quangân hàng là cách thức mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất, phù hợp với sự pháttriển của lưu thông hàng hóa hiện nay Câu hỏi lớn đặt ra là với chế định vềpháp lý và kinh tế hiện hành; sự quản lý và tham gia của Nhà nước, ngân hàng

và khách hàng đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt này như thếnào?

1 Thanh toán qua ngân hàng dưới góc nhìn pháp lýTheo quy định tại điều 1 “Thể lệ thanh toán qua ngân hàng” ban hành theo

quyết định 101/NH-QĐ ngày 30/07/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:Các tổ chức kinh tế, đơn vị dự toán và tư nhân có tài khoản tiền gửi tại Ngânhàng hoặc Kho bạc Nhà nước (gọi tắt là chủ tài khoản) thực hiện chi trả cho nhau

về tiền hàng, dịch vụ qua tài khoản của mình phải theo những quy định trongthể lệ này

2 Thanh toán qua ngân hàng dưới góc nhìn kinh tế

Thanh toán qua ngân hàng là quan hệ thanh toán được thực hiện và đượctiến hành bằng cách trích chuyển từ tài khoản đơn vị này sang tài khoản đơn vị

Trang 5

khác hoặc bù trừ lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia thanh toán, thông qua vai tròtrung gian của ngân hàng Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng

Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản.Chủ tài khoản là các tổ chức kinh tế, các cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.Thông thường tham gia thanh toán gồm có 4 bên:

- Bên mua hàng (nhận dịch vụ công ứng)

- Ngân hàng phục vụ bên mua, tức Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản giaodịch

- Bên bán tức là bên cung ứng hàng hóa hay dịch vụ

- Ngân hàng phục vụ bên bán tức là Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản

B. SỰ CẦN THIẾT CỦA THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Vai trò của thanh toán qua ngân hàng

Thanh toán qua ngân hàng (không dùng tiền mặt) ra đời đã khắc phục nhữngnhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt và phát huy được vai trò to lớn đối vớisản xuất, lưu thông hàng hóa; tiết kiệm chi phí lưu thông; góp phần tăng nguồnvốn cho Ngân hàng và quản lý vĩ mô đối với hoạt động thanh toán trong nềnkinh tế

Trước hết nó trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hóatrong nền kinh tế, thông qua đó mà các mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giảiquyết, nhờ vậy mà quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa được tiến hànhbình thường

Nhờ tổ chức tốt công tác thanh toán, ngân hàng tập trung ngày càng nhiềucác khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng thêm nhiều nguồn vốn tíndụng để đầu tư vào các quá trình tái sản xuất mở rộng Cũng chính nhờ đó màcho phép rút bớt một lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm nhiều chi phí xãhội (chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền, ) tạo điều kiện để làm tốt công tácquản lý tiền tệ

Ngân hàng với tư cách là một đơn vị kinh tế tài chính tổng hợp, là bộ máythần kinh của nền kinh tế, thông qua việc tổ chức thanh toán; đã hạn chế nhữngthiệt hại, khắc phục và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong sảnxuất kinh doanh của các đơn vị

Trang 6

2. Ý nghĩa của thanh toán qua ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua ngân hàng thể hiện là mộtphương pháp sử dụng tiền tệ hợp lý và là công cụ quan trọng để thực hiện côngtác quản lý Có thể thấy rõ ý nghĩa của nghiệp vụ này đối với 3 nhóm đối tượng

Mặt khác, cá nhân hay các tổ chức không phải đem theo một số lượngtiền mặt để thanh toán cho các giao dịch phát sinh, và không phải bậntâm đến những rủi ro bất ngờ như trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn

Khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng còn được hưởng những lợi íchkhác như được trả lãi, được cung cấp dịch vụ ngân hàng với nhiều ưuđãi

Đối với ngân hàng

Tài khoản tiền gởi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng là nguồnhuy động vốn quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động củangân hàng thương mại Mặt khác nguồn vốn này ngân hàng trả lãi rấtthấp hoặc không trả lãi, do đó khi dùng vốn cho vay mức lợi nhuận thuđược tương đối cao Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có cách thức riêng để

sử dụng nguồn vốn huy động tiền gởi thanh toán, làm thế nào để vừađảm bảo tính thanh khoản mà vẫn thu được lợi nhận cao Nhờ có ngồnvốn quan trọng nên các ngân hàng có điều kiện để mở rộng cung ứngcác dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để tăng lợi nhuận, điều màbất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn trong quá trình kinh doanh

Đối với nền kinh tế

Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm khối lượng tiền mặt tronglưu thông, từ đó giảm một khoản chi phí rất lớn cho việc in ấn, bảoquản, vận chuyển, kiểm đếm Mặt khác, thanh toán không dùng tiềnmặt góp phần tăng cường hiệu lực quản lý của ngân hàng, Các nghiệp

vụ thanh toán không dùng tiền mặt đều được lưu lại trên sổ sách kếtoán tại ngân hàng, nên thông qua đó ngân hàng có thể kiểm soát hoạt

Trang 7

động của các đơn vị thuộc nhiều ngành kinh tế khác một cách dễ dàng.Thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần chống thất thu thuế cóhiệu quả.

C. ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN TẮC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG2

Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng

Tài khoản phải có số dư để đảm bảo thanh toán

Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại ngân hàng (Giấy tờ thanh toán, phương thức nộp,lĩnh tiền, dấu, chữ ký )

Chủ tài khoản phải tự theo dõi số dư tiền gửi tại ngân hàng

Ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát các thủ tục và hoạt động của khách hàng

D. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán có nhiều ưuđiểm Nó được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới Ở Việt Nam thanh toánkhông dùng tiền mặt được áp dụng 5 hình thức: Thanh toán bằng séc, thanhtoán bằng ủy nhiệm chi (UNC)-chuyển tiền, thanh toán bằng ủy nhiệm thu(UNT), thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán bằng thẻ thanh toán (TTT)

SÉC

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu doNgân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toántrích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đểtrả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầmséc

ỦY NHIỆM

CHI

UNC là lệnh chi của chủ tài khoản, được lập theo mẫu in sẵn

để yêu cầu Ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình ở tài khoản, trả

UNC ra đời khá lâu, với cách sử dụng thuận tiện đơn giản,được dùng để thanh toán hoặc chuyển tiền một cách rộng rãi

và phổ biến trong cả nước không phân biệt cùng hệ thống haykhác hệ thống ngân hàng

Trang 8

hoàn thành việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị muatheo thoả thuận sau hợp đồng.

THƯ TÍN

DỤNG

Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầucủa người mua hàng (người xin mở thư tín dụng), cam kết trảtiền cho người bán một số tiền trong một thời gian nhất định,với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ nhữngđiều kiện quy định trong bức thư đó

Khi áp dụng phương thức này, các bên tham gia đều phải dựavào: “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”(Unifrom customs and practice for documentary credit) dophòng Thương mại quốc tế Pais ban hành, mang ký hiệu ấnphẩm CPU 500

Theo thể thức này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bênmua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở thư tíndụng thanh toán tiền hàng

II THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG SỬ DỤNG SÉC

A SÉC

1 Lịch sử hình thành

Séc bắt đầu được sử dụng phổ biến trên thế giới từ thế kỉ thứ 18, khi mà hệthống ngân hàng phát triển mạnh dưới dạng tờ Lệnh chi tiền Năm1912, cùngvới hối phiếu,séc cũng được đem ra thảo luận tại hội nghị quốc tế tại Haag,nhưng do Thế chiến thế giới thứ nhất xảy ra làm gián đoạn sự phê chuẩn luật sécquốc tế Mãi tới năm 1931, Hội nghị quốc tế về séc tại Geneve đã được 30 nướcthông qua luật thống nhất về séc quốc tế (Uniform Law on Cheque – ULC 1931).Séc là một trong những phương tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nước pháttriển, dựa trên Công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành LuậtSéc, hoặc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng

Trang 9

séc được nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phương và cùng tổchức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài

hệ thống và khác địa phương do Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội Ngânhàng quản lý, nhờ vậy, phương tiện thanh toán bằng séc được sử dụng phổ biến

ở nhiều nước phát triển Có thể nói rằng công ước Gơnevơ 1931 ra đời được coi

là quy ước chung mang tính quốc tế, điều chỉnh các hành vi và các đối tượng cơbản có liên quan đến việc sử dụng séc Đồng thời nó cũng tạo ra những nền tảng

cơ bản về mặt pháp lý để các quốc gia căn cứ vào khi xây dựng luật séc quốc gia.Phương tiện thanh toán bằng séc đã xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20,khi có sự xuất hiện của người Pháp ở Việt Nam Tuy nhiên vào thời điểm đó, chỉ

có những người có địa vị trong xã hội và một số tầng lớp thượng lưu mới được

mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng séc Những người dân bình thường chưatiếp cận với loại phương tiện thanh toán này Sau này, với sự phát triển ngàycàng nhanh của thương mại quốc tế, nhất là sau thời kỳ mở kinh tế của nước ta

từ những năm 1990 và cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, các phươngtiện thanh toán không dùng tiền mặt đã ngày càng mở rộng và hiện nay séc cũng

đã được sử dụng khá phổ biến Tuy nhiên, đối tượng sử dụng séc chủ yếu vẫn lànhững pháp nhân, những cá nhân vẫn còn sử dụng hầu hết là thanh toán bằngtiền mặt

Các nước phát triển thế giới đã có luật séc riêng để điều chỉnh các hoạt động

có liên quan đến thanh toán bằng séc, mặc dù vậy ở Việt Nam hiện nay séc chỉmới được điều chỉnh bởi nghị định của Chính Phủ

2 Khái niệm

Dưới khía cạnh pháp luật: Theo K4Đ4 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt

Nam (Luật CCCN): “Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh chongười bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánđược phép của Ngân hàng nhà nướcViệt Nam (NHNNVN) trích một số tiềnnhất định từ tài khoản của mình để thanhtoán cho người thụ hưởng.”

Trang 10

Dưới khía cạnh kinh tế: Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ

tài khoản(người ký phát), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình

để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho

người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản

3 Đặc điểm

Về tính chất

Tính bắt buộc phải trả tiền: đối tượng chịu tác động của séc là ngân

hàng phải thực thi mệnh lệnh chuyển tài khoản cho người thụ hưởnghợp pháp

Tính thời hạn: tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu

thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại Thời hạnhiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc Thời hạn dó tuỳ thuộc vàophạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định

chuyển nhượng nhiều lần trong thời hạn.( sec đích danh hok thể chuyển nhượng)

Tính trừu tượng: không cần nêu nguyên nhân ký phát séc; khi chuyển

nhượng, thanh toán, những người liên quan chỉ việc quan tâm xem séc

có tuân thủ theo quy định của pháp luật hay không; séc có thể phát hành dưới dạng séc khống tức không có số dư tài khoản tại ngân hàng.

Về hình thức

Hình thức của séc là do tổ chức mở tài khoản cho khách hàng quyết định Các tổ chức cung ứng séc bao gồm Ngân hàng nhà nước, ngân

Trang 11

hàng thương mại, các tổ chức tài chính được cấp phép làm dịch vụthanh toán séc, trung tâm thanh toán bù trừ

 Séc gồm 2 phần:

- Thân Séc: giao cho người thụ hưởng séc

- Cuống Séc: lưu lại để quyết toán với ngân hàng trả tiền Các quy địnhtrên không áp dụng với séc du lịch

4 Một số nội dung bắt buộc của Séc

Tiêu đề Séc: Một chứng từ muốn được coi là séc thì phải có tiêu đề SÉC

ghi trên chứng từ đó và phải cùng ngôn ngữ với nội dung tờ séc Trướcđây, các tờ séc bằng tiếng Việt dùng danh từ “chi phiếu”, ngày nayngười ta dùng từ “séc”, lấy nguồn gốc từ tiếng Anh là “cheque” haytiếng Anh của người Mỹ là “check”

Lệnh rút tiền vô điều kiện: Séc được coi là một lệnh trả tiền vô điều

kiện một số tiền nhất định, nghĩa là những người liên quan khi thựchiện quyền và nghĩa vụ của mình không được đặt ra bất kỳ điều kiệnnào Như khi ngân hàng nhận được séc sẽ phải chấp nhận vô điều kiệnlệnh này, trả cho người thụ hưởng số tiền ghi trên séc trừ trường hợptài khoản phát hành séc không còn tiền hoặc tờ séc không đầy đủ tínhchất pháp lý

Số tiền xác định: Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, ghi bằng số và bằng

chữ, có ký hiệu tiền tệ 3

3Theo Điều 9 Uniform Law on Cheque (ULC) 1931, nếu số tiền thanh toán vừa được ghi bằng chữ và bằng số, nhưng lại

không khớp nhau, thì số tiền ghi bằng chữ sẽ là số tiền thanh toán Nếu số tiền thanh toán chỉ được ghi bằng chữ hoặc

bằng số nhiều lần, nhưng lại không khớp nhau, thì số tiền nhỏ hơn sẽ là số tiền thanh toán Tuy nhiên, Điều 8 Luật Công

cụ chuyển nhượng lại quy định số tiền thanh toán phải được ghi bằng chữ và bằng số Và khoản 6 Điều 58 quy định: số

Trang 12

Người trả tiền: Người trả tiền theo lệnh của tờ séc phải là ngân hàng

giữ tài khoản phát hành séc của khách hàng Nếu chỉ định người trảtiền khác, tờ séc không có giá trị

Nơi trả tiền: Thường là Ngân hàng nơi người phát hành Séc mở tài

khoản,hoặc chi nhánh, hoặc ngân hàng đại lý (nơi khách hàng có yêucầu)

- Nếu không ghi địa chỉ người trả tiền thì có thể suy diễn TheoLuật Các công cụ chuyển nhượng 2005, đó là địa chỉ thường trúhoặc địa điểm kinh doanh của người ký phát (Ngân hàng)

- Dựa vào địa chỉ này, người thụ hưởng có thể tự cầm séc đến đểthanh toán hoặc để ngân hàng thu hộ gửi séc

Thời hạn trả tiền: (Khác B/E và kỳ phiếu) là trả ngay, thanh toán

trực tiếp như tiền tệ.

Ngày tháng và nơi phát hành séc: Séc có thời hạn hiệu lực lưu hành

nên đây là một yếu tố để xác định thời hạn xuất trình và thanh toán của

tờ séc cũng như là căn cứ để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ragiữa các bên liên quan đến séc4

Chữ ký của người ký phát: Chữ ký phải được thực hiện bằng tay của

chính người ký phát đúng với mẫu chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng.Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của người đại diện kèm theo dấu của

tổ chức đó5

Trường hợp ngoại lệ: Theo ULC 1931, một chứng từ nếu thiếu bất kỳ một

trong những nội dung trên đều không được xem là một tờ séc, ngoại trừnhững trường hợp:

tiền ghi bằng số phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc, nếu không khớp thì séc không có giá trị thanh toán.

4 Séc phát hành và thanh toán trong cùng một quốc gia: Phải xuất trình trong vòng 8 ngày kể từ ngày phát hành

Séc phát hành và thanh toán trong cùng châu lục: 20 ngày

Séc phát hành và thanh toán khác châu lục: 70 ngày

Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005: 30 ngày kể từ ngày ký phát và không quá 6 tháng.

5Ngoài các yếu tố bắt buộc trên, theo Khoản 1 Điều 58 Luật Công cụ chuyển nhượng quy định thêm séc phải có tên của

người thụ hưởng được người ký phát chỉ định, hay yêu cầu thanh toán theo lệnh của người thụ hưởng hayyêu cầu thanh toán cho người cầm séc Các yếu tố trên đây phải được ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối, không tẩy xóa và phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng mực đỏ Vì séc là công cụ thanh toán vô điều kiện, trả tiền ngay khi xuất trình, nên những yếu tố không được cấu thành vào tờ séc như: điều kiện trả tiền (phân biệt với nội dung trả tiền); điều khoản quy định: chấp nhận séc, tiền lãi, kỳ hạn trả tiền, miễn trừ bảo đảm trả tiền…nếu có quy định trên séc cũng xem như không có giá trị.

Trang 13

 Nếu không ghi cụ thể, thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát đượcxem là địa điểm phát hành séc Vì nếu có tranh chấp xảy ra khi áp dụngluật pháp người ký phát phải hiểu rõ hơn luật của chính nước họ.

 Nếu không ghi cụ thể thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người trả tiền đượcxem lànơi thanh toán Nếu có nhiều địa chỉ cùng ghi bên cạnh tênngười trả tiền, thì địa chỉ ghi đầu tiên ngay bên cạnh sẽ là nơi trả tiền

 Nếu không ghi bất kỳ địa chỉ nào của người trả tiền thì nơi thanh toán

sẽ là trụ sở chính của người trả tiền

5 Vai trò của Séc

Đối với khách hàng

- Việc sử dụng séc rất an toàn bởi vì nếu sử dụng tiền mặt trực tiếptrong thanh toán sẽ gặp nhiều rủi ro: bị mất, cháy, bị rách…trongkhi đó sử dụng phương thức thanh toán bằng séc, khách hàng cóthể yên tâm vì số tiền của mình được bảo quản trong ngân hàng,giảm thiểu chi phí bảo quản, vận chuyển

- Giúp khách hàng chứng minh năng lực tài chính: việc sử dụng sécbuộc người dung phải ký gửi một khoản tiền tại ngân hàng chongân hàng bảo quản Do đó khi giao kết hợp đồng các bên có thểnhờ ngân hàng chứng minh tình hình tài chính của mình, tránh rủi

ro bị lừa đảo

- Tính kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng séc: sử dụng séc tốn it chi

phí hơn sử dụng thanh toán bằng tiền mặt nên doanh nghiệp, ngườibán hàng có thể đạt được mục đích giảm chi phí trong quá trìnhhoạt động kinh doanh, từ đó đạt được mục tiêu tối đa hoá lợinhuận

- Sự thuận tiện, linh hoạt: séc được xem là công cụ thanh toán linhhoạt thể hiện ở chỗ khách hàng có thể thanh toán với số tiền lớn, cóthể sử dụng các loại séc khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu

Đối với ngân hàng

- Việc cung cấp dịch vụ thanh toán sẽ giúp ngân hàng mở rộng cáchoạt động của mình nói chung và đa dạng hoá các dịch vụ của ngânhàng nói riêng Nó vừa tạo thu nhập cho ngân hàng vừa giúp ngânhàng thành trung tâm thanh toán – là cầu nối giữa các khách hàng

Trang 14

- Thông qua tiền gửi thanh toán mà khách hàng mở tại ngân hàng và

số dư để duy trì trên tài khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán.Ngân hàng có thể tận dụng một lượng lớn vốn nhàn rỗi tạm thờicho hoạt động cho vay và đầu tư mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

- Ngoài ra ngân hàng có thể nắm rõ hơn tình hình tài chính của kháchhàng thông qua biến động số dư tài khoản, là cơ sở đánh giá mức độtin cậy đối với khách hàng khi cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụngcho ngân hàng

6 Phân loại Séc

Căn cứ vào tính chất lưu thông

được hưởng lợi từ tờ séc, do đó chỉ có người này mới lĩnh đượctiền Loại séc này không chuyển nhượng được

người hưởng lợi, chỉ ghi câu “Trả cho người cầm séc”=“pay tobearer” Với loại séc này, ai nắm giữ séc sẽ là người hưởng lợi Dovậy loại séc này có thể chuyển nhượng dễ dàng bằng cách traotay

lệnh của người hưởng lợi ghi trên tờ séc đó Séc có ghi “pay to theorther” (trả theo lệnh) loại séc này có thể chuyển nhượng được bằngthủ tục ký hậu

Căn cứ vào cách thanh toán séc

mặt và người ký phát phải chịu rủi ro khi bị mất séc hoặc bị đánhcắp Người cầm séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền

thanh toán bằng chuyển khoản, không lãnh bằng tiền mặt cũngkhông chuyển nhượng được

Căn cứ vào người phát hành séc:

hàng phát hành Chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc tổ chức miễnkhông phải là ngân hàng Ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng

Trang 15

chỉ sau khi séc được xuất trình tại ngân hàng và phải được sự đồng

ý của người ký phát

lệnhcho ngân hàng đại lý nắm giữ tài khoản của mình trích một

số tiền nhất định từ tài khoản đó trả cho người thụ hưởng có têntrên séc Ngân hàng phát hành séc này theo yêu cầu của người nhậpkhẩu, chủ đầu tư…

7 Các loại Séc đặc biệt

Séc xác nhận hay Séc bảo chi (Certified check): Là loại séc được ngân

hàng xác nhận việc trả tiền Mục đích của việc xác nhận nhằm đảm bảokhả năng thanh toán của tờ séc, ngăn chặn việc phát hành séc quá số

dư trên tài khoản

Séc du lịch (Traveller’s Cheque): là loại séc đặc biệt do ngân hàng phát

hành,đây là lệnh của ngân hàng yêu cầu bất cứ chi nhánh hay địa lýnào của Ngân hàng trả tiền cho người cầm séc Ngân hàng phát hànhséc đồng thời là ngân hàng trả tiền Người hưởng lợi là khách du lịch

có tiền tại ngân hàng phát hành séc Trên séc du lịch phải có chữ ký củangười hưởng lợi khi lĩnh tiền tại ngân hàng được chỉ định, ngườihưởng lợi phải ký tại chổ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng ngân hàngmới trả tiền Thời hạn hiệu lực của séc du lịch do ngân hàng phát hành

và người hưởng lợi thoã thuận quy định

Séc gạch chéo (crossed cheque): Là loại séc mà trên mặt trước của nó

có hai gạch chéo song song chạy từ góc này sang góc kia của tờ séc.Vớihai ghạch chéo này, người ký phát đã chỉ thị cho ngân hàng thụ lệnhchỉ thanh toán cho người thụ hưởng bằng chuyển khoản, không thanhtoán bằng tiền mặt

Séc gạch chéo có hai loại:

- Séc gạch chéo thường (hình bên trái): Là loại giữa hai gạch chéo trên

tờ séc không ghi tên ngân hàng cụ thể Do vậy, loại này ngân hàngnào cũng có thể thực hiện việc thanh toán

• Không ghi chữ gì cả hoặc ghi và công ty (& CO)

• Hoặc ghi không có giá trị chuyển nhượng (not negotiable)

• Hoặc ghi chi trả vào tai khoản của người hưởng lợi

Trang 16

- Séc gạch chéo đặc biệt (hình bên phải ): Là loại giữa hai gạch chéo trên

tờ séc có chỉ định cụ thể tên của ngân hàng nhận thanh toán tiền chongười hưởng lợi

• Ghi tên một ngân hàng nào đó

• Hoặc ghi “Không có giá trị chuyển nhượng trừ ngân hàng A”(Not

negotiable /Bank A)

8 Các Luật liên quan

 Luật các công cụ chuyển nhượng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam Số 49/2005/QH11 ngày 29/11/20056

 Luật thống nhất về Séc thuộc Công ước Geneva 1931 (Uniform Law forCheque)

9 Lưu thông chuyển giao Séc

Là việc lưu thông séc từ địa điểm phát hành séc đến địa điểm trả tiềnnhưng không làm thay đổi quyền sở hữu séc của người thụ hưởng séc

6 Điều 1 “Phạm vi điều chỉnh”: Luật này điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp

nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được

tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường.

Trang 17

Lưu thông chuyển nhượng Séc

Là việc chuyển giao séc từ người thu hưởng này sang người thụhưởng khác có làm thay đổi quyền hưởng lợi séc giữa những người thụ hưởng.việcchuyển nhượng séc phải được tiến hành nhanh gọn và tức thời Thủ tục chuyểnnhượng hữu hiệu đó là ký hậu séc 7

Những yêu cầu về hình thức ký hậu

- Ký hậu vào mặt sau của tờ séc, không ký vào mặt trước nhằmtránh nhầm với ký bảo lãnh thanh toán séc

- Có thể ký hậu vào một tiếp phiếu, tiếp phiếu phải được gắn với séc

và thể hiện là một bộ phận cấu thành nội dung của tờ séc

- Người ký hậu chuyển nhượng séc phải ký bằng tay hay gọi là kýgốc tức là ký trực tiếp vào tờ séc

Những yêu cầu về nội dung ký hậu

- Người ký hậu là người thụ hưởng hiện hành ghi trên séc

- Ký hậu có hiệu lực khi người thụ hưởng kế tiếp tiếp nhận séc

- Người ký hậu chuyển nhượng séc cho người thụ hưởng kế tiếp là

để trả nợ, tuy nhiên nghĩa vụ trả nợ vẫn chưa được coi là đã hoànthành nếu như người thụ hưởng kế tiếp chưa nhận được tiền từngân hàng trả tiền

- Người thụ hưởng hiện hành có thể ký hậu chuyển nhượng séccho người ký phát séc nếu như anh ta cần chuyển nhượng quyềnhưởng lợi cho người ký phát séc hoặc có thể ký hậu chuyển nhượngcho bất cứ người nào đã ký trên tờ séc

7 endorsement

Trang 18

B QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN SÉC

1 Sơ đồ lưu thông Séc và thủ tục thanh toán Séc trong nước

Sơ đồ lưu thông séc

Thủ tục: Thanh toán trong nước – Thanh toán bằng Séc

Ngày đăng: 09/06/2014, 01:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w