Đối với Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu nghiệp vụ ngân hàng thanh toán qua SEC (Trang 35 - 37)

C. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3. Đối với Ngân hàng thương mại

Thứ tám , Về phía ngân hàng, phải làm tốt thanh toán liên hàng nói riêng và sự hợp tác giữa các ngân hàng nói chung.

Thứ chín, ngân hàng chủ động đề nghị thanh toán bằng séc để tạo thói quen cho các khác hàng nhằm khuyến khích thói quen thanh toán về sau.

LỜI KẾT

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng và thanh toán quốc tế, hệ thống luật pháp quốc tế, vai trò và vị trí của các phương

tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà séc là một bộ phận trong đó, ngày càng được nâng cao và phát triển hơn. Song hiện nay, các quy chế pháp lý về cung ứng và sử dụng Séc ở Việt Nam đang đang hình thành và ngày một hoàn thiện. Tuy nhiên việc xây dựng khung pháp lý cho quy trình phát hành và sử dụng séc vẫn còn nhiều “bỏ lửng”. Cụ thể là việc thanh toán thông qua ngân hàng bằng séc chỉ được quy định trong một đề mục của luật công cụ chuyển nhượng và trong các văn bản dưới luật, chưa được nâng lên thành luật riêng điều chỉnh. Vì một số nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan mà trên thực tế thực trạng sử dụng séc tại Việt Nam không như mong đợi. Để nâng cao tính phổ biến của việc lưu hành séc trong tương lai sắp tời, chính phủ Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng và pháp luật Việt Nam cần có những chính sách , lối đi phù hợp nhằm cải thiện môi trường lưu thông tiền tệ, hạn chế rủi ro cho người sử dụng Séc, tránh trình trạng séc khống, đồng thời có những biện pháp tuyên truyền giới thiệu phương pháp này đến đông đảo dân chúng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu nghiệp vụ ngân hàng thanh toán qua SEC (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w