Đối với ngân hàng Nhà nước và cấp trên

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại" docx (Trang 32 - 33)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2.Đối với ngân hàng Nhà nước và cấp trên

- Thứ nhất: cần sửa đổi ban hành mới pháp luật hợp đồng kinh tế trong đó quan trọng nhất là chế tài thật nghiêm khắc trong việc thực thi nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp

- Thứ hai: Đưa việc thực thi luật thương mại, pháp lệnh hối phiếu vào đời sống kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển tín dụng Ngân hàng trên cơ sở tín dụng thương mại được điều chỉnh bằng hệ thống thương mại chi tiết và nghiêm khắc đảm bảo khả năng và trách nhiệm thanh toán của những người có nghĩa vụ đưa quan hệ thương mại, kinh tế tiến gần các thông lệ và quy định mang tính quốc tế

- Thứ ba: Tăng cường hiệu lực thực thi pháp lệnh kế toán thống kê, giải phóng công nợ dây dưa tồn đọng chấm dứt việc chiếm dụng vốn lẫn nhau làm mất khả năng thanh toán của các khoản nợ, tiến dần tới việc xoá bỏ thói quen, tâm lý thích dùng tiền mặt gây rất nhiều phiền phức và khó khăn cho Ngân hàng trong việc kiểm soát sự vận động của vốn vay hạn chế khả năng sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng. Khắc phục việc lập báo cáo tài chính rất muộn so với thời điểm báo cáo gây khó khăn trong việc đánh giá chính xác tình hình thực tế doanh nghiệp.

- Thứ tư: Quan trọng hơn cả là việc giám sát quá trình thực thi các pháp luật của cơ quan kiểm soát, toà án. Phải xử lý thật nặng và thật nghiêm các vi phạm nghĩa vụ thanh toán thậm trí coi việc tuyên bố phá sản một doanh nghiệp vi phạm trách nhiệm thanh toán là một việc bình thường trong nền kinh tế có

như vậy mới duy trì được tính nghiêm minh trong việc thực thi các pháp lệnh kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại" docx (Trang 32 - 33)