LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Để đưa ra quyết định mua hoặc bán một loại chứng khoán, một ngoại tệ hay bất cứ một loại hàng hóa nào, các nhà đầu tư thường tiến hành phân tích theo cách riêng của mình Tuy nhiên , trong vô số những cách đó, người ta gom lại thành 2 cách chính là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, trong khi PTKT tập trung vào việc nghiên cứu hành động thị trường thì PTCB lại chú trọng vào nghiên cứu các ảnh hưởng kinh tế của cung và cầu làm cho giá dịch chuyển cao hơn, thấp hơn hoặc không đổi Vậy tại sao lại là phân tích kỹ thuật mà không là phân tích cơ bản? phân tích kỹ thuật có ưu điểm gì vượt trội?
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và mục đích của phân tích kỹ thuật
Hiện nay theo các tài liệu tham khảo có rất nhiều khái niệm khác nhau về PTKT tuy nhiên trong đề tài này xin đưa ra 2 khái niệm được đánh giá là đầy đủ và khái quát nhất :
Khái niệm 1 : PTKT là một công cụ quan sát, ghi nhận về thị giá chứng khoán, qua đó tính toán và dự báo về thị giá tương lai xuất phát từ biến động thị giá trong quá khứ PTKT không đề cập đến việc tại sao thị giá lại như vậy và cũng không nghiên cứu các yếu tố quyết định đến biến động của thị giá, thị giá được coi như những dữ liệu cho trước.
Khái niệm 2 : PTKT là khoa học ghi chép dưới dạng đồ thị các giao dịch cổ phiêú hoặc một nhóm các cổ phiếu trong quá khứ và từ đó vẽ ra được bức tranh về xu thế của thị giá chứng khoán trong tương lai.
Mục tiêu của PTKT Không giống như phương pháp PTCB xem xét tất cả các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến giá cả của một thị trường để xác định giá trị nội tại của thị trường đó thì mục tiêu của PTKT là nghiên cứu hành động thị trường chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị, nhằm mục đích dự báo các xu hướng giá trong tương lai Thuật ngữ “ hành động thị trường ” bao gồm 3 nguồn thông tin cơ bản có sẵn cho nhà phân tích đó là : giá, khối lượng và các giao dịch tiềm năng. Đặc điểm Có thể rút ra một số đặc điểm của PTKT như sau :
PTKT không tập trung vào nghiên cứu các thông tin cơ bản về nền kinh tế, về nghành và doanh nghiệp mà chọn các số liệu quá khứ về khối lượng và giá chứng khoán của doanh nghiệp làm đối tượng nghiên cứu.
PTKT sử dụng các biểu đồ, các dạng thức, các đường chỉ báo làm những công cụ phân tích để dự đoạn giá chứng khoán trong tương lai/
PTKT cho phép đưa ra những kết quả và những dự báo về sự biến động giá chứng khoán cả trong ngắn hạn (vài ngày), trung hạn (vài tuần) và dài hạn (vài năm) mà phương pháp PTCB không làm được
Cơ sở của PTKT hiện đại ngày nay là lý thuyết DOW (charles Dow), được phát triển vào những năm 1900.
Với các chương trình phần mềm và các công cụ hỗ trợ, công chúng và các nhà đầu tư có thể tiếp cận PTKT dễ dàng hơn PTCB.
1.1.2 Sự cần thiết của PTKT
Xuất phát từ mục tiêu cơ bản là tìm kiếm lợi nhuận, trước hết bạn cần phải tìm ra một chứng khoán của một công ty có các hệ số tài chính tốt, cổ phiếu của công ty đó có tính thanh khoản cao…tất cả những nghiên cứu đó có thể thực hiện thông qua phương pháp PTCB, tuy nhiên nếu chỉ như vậy thôi thì chưa đủ, khả năng thành công của bạn là chưa cao, điều quan trọng là bạn cần phải chọn mua vào những thời điểm mà cơ hội tăng giá là lớn nhất, giá chính là kết quả cuối cùng trong trận chiến giữa cung và cầu, bằng việc sử dụng các biểu đồ, đồ thị thống kê các số liệu giao dich trong quá khứ, từ đó đưa ra các nhận định, dự báo về xu hướng biến động giá chứng khoán trong tương lai, phương pháp PTKT sẽ chỉ ra cho các nhà đầu tư, thời điểm nào nên mua vào, thời điểm nào nên bán ra sao cho đạt được lợi nhuận lớn nhất, điều này không thể thực hiện đối với PTCB được cho là khá chậm trễ so với sự thay đổi của thị trường.
1.1.3 Các giả định cơ bản của PTKT
Có 3 giả định mà PTKT lấy làm cơ sở :
Thứ nhất “ Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường ” – chỉ cần bất kỳ một thông tin gì mới được đưa ra là nó được phản ánh ngay trong vào gía, cũng vì cả các kiến thức của tất cả những người tham gia vào thị trường, bao gồm những nhà giao dịch, các nhà đầu tư, các nhà quản trị danh mục, các nhà phân tích của người bán, người mua, các nhà thiết lập chiến lược thị trường, các nhà PTCB… PTKT là sử dụng tất cả các thông tin có trong giá để lý giải về các biểu hiện của thị trường nhằm hình thành nên dự đoán trong tương lai, PTKT cho thấy giá vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
Thứ hai “ Giá chuyển dịch theo xu hướng” – khái niệm xu hướng là hết sức cần thiết đối với phương pháp PTKT Ngoại trừ một số dao động nhỏ, giá chứng khoán và thị trường nói chung biểu hiện biến động theo những xu thế, trong một khoảng thời gian xác định.
Thứ ba “ Quá khứ tự nó sẽ lặp lại ” – đây là vấn đề mấu chốt để hiểu về tương lai là dựa vào việc nghiên cứu quá khứ, hoặc tương lai chỉ lả sự lặp lại của quá khứ.
1.1.4 Cơ sở của PTKT – Lý thuyết DOW
Lý thuyết DOW là lý thuyết lâu đời nhất và cũng là phương pháp được biết đến nhiều nhất về việc xác định các xu hướng chính trên TTCK Mục đích của lý thuyết DOW là xác định những thay đổi trong sự dịch chuyển chính hay còn gọi là sự dịch chuyển cơ bản của thị trường, một khi xu hướng đã được xác lập, thì xu hướng này được giả định sẽ tồn tại cho đến khi có sự đảo ngược xu hướng xảy ra.
Nội dung cơ bản của Lý thuyết Dow được thể hiện khi xem xét 3 biến động cơ bản của thị trường, theo trình tự như sau:
Xu thế cấp một (xu thế dài hạn của giá chứng khoán): Đó là xu thế chung về sự đi lên hay đi xuống kéo dài từ vài tháng đến vài năm Trong thị trường tăng giá, đỉnh của mỗi đợt tăng giá sau lại cao hơn đỉnh trước đó, đồng thời đáy của mỗi đợt giảm giá sau cũng cao hơn đáy trước đó Ngược lại, trong thị trường giảm giá, mỗi đợt giảm giá lại đạt tới mức thấp hơn đợt giá lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa mức giá trở về mức tăng giá đợt trước thì xu thế cấp một là xu thế giảm giá.
Xu thế cấp hai (xu thế trung hạn): là xu thế ngắn hạn làm đảo ngược quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một Chúng là các đợt giảm giá trung gian xảy ra trên thị trường tăng giá hoặc các đợt tăng giá trung gian xảy ra trên thị trường giảm giá Xu thế này thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, sự dịch chuyển nhìn chung thoái lui từ 33 đến 66% mức thay đổi giá từ điểm kết thúc của phản ứng xu thế cấp hai có trước.
Xu thế cấp ba: Đó là các biến động nhỏ, thường chỉ kéo dài trong vài ngày Thường trong các đợt trung gian, ở xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có những biến động nhỏ, đó là các dao động hằng ngày của giá chứng khoán Đối với Lý thuyết Dow thì xu thế cấp ba không có vai trò quan trọng Nó chỉ quan trọng trong việc hình thành nên một phần của những dịch chuyển chính cũng như sự dịch chuyển của xu thế cấp 2.
Ngoài ra, lý thuyết Dow còn đưa ra các nguyên lý sau:
ĐỊNH DẠNG ĐỒ THỊ
Cơ sở của PTKT là đồ thị Đối với PTKT, đồ thị có thể nói lên tất cả, và là công cụ chủ yếu của PTKT Các loại đồ thị quan trọng nhất thường được sử dụng là đồ thị đường (Line chart), đồ thị cột(Bar chart), đồ thị ký hiệu(Point & Figure Chart), đồ thị dạng giá đỡ(Candlestick Chart)…
1.2.1.1 Đồ thị dạng đường Đồ thị đường là loại đơn giản nhất và thường được sử dụng nhiều nhất Là một đường biểu hiện các mức gía đóng cửa được nối liên tục với nhau Ưu điểm của loại đồ thị này do sự đơn giản của nó Qua đồ thị, chúng ta có thể biết được giá đóng cửa mỗi loại chứng khoán, theo từng ngày xác định Nhiều nhà đầu tư chỉ quan tâm tới giá đóng cửa, bởi họ cho rằng đây là mức giá có ý nghĩa nhất trong ngày Do chỉ tập trung vào giá đóng cửa, mọi biến động giá khác trong ngày có thể bị bỏ qua.
1.2.1.2 Đồ thị cột (Bar Chart): Đồ thị cột sử dụng để biểu diễn khoảng giá giao dịch hằng ngày, thể hiện bằng cột thẳng đứng cho mỗi giai đoạn Đồ thị này thường sử dụng cho các chứng khoán có giá được khớp theo phương thức khớp lệnh liên tục, ở đây, nó thể hiện giá mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa
Quy tắc chung là nếu giá đóng cửa gần với đỉnh của khoảng giá giao dịch trong ngày là dấu hiệu về sức mua lớn và giá có thể sẽ tăng trong ngày giao dịch tiếp theo; xu thế sẽ là ngược lại nếu giá đóng cửa gần với đáy của khoảng giá giao dịch trong ngày.
Hình 3 : đồ thị dạng cột
1.2.1.3 Đồ thị khối lượng (Volume Chart):
Khi dự báo xu thế giá, ngoài đồ thị về giá thì chúng ta cũng rất quan tâm tới đồ thị về khối lượng Khối lượng giao dịch có thể là một tín hiệu tốt giúp ta xem xét mức độ mạnh yếu của một dấu hiệu Khối lượng giao dịch thường được đặt phía dưới đồ thị về giá Chúng ta thường xem khối lượng theo số tuyệt đối, tức là số cổ phiếu đã được giao dịch trong ngày
1 2.1.4 Đồ thị ký hiệu (Point & Figure Chart): Đồ thị ký hiệu hoàn toàn khác với các loại đồ thị trên vì loại đồ thị này chỉ phản ánh diễn biến giá và không có khung thời gian cố định Đồ thị này thường được xây dựng trên ô giấy kẻ vuông theo từng cột thẳng đứng chứa các ký hiệu X và O, trong đó X và O thể hiện một giá trị nhất định, thường vào khoảng 1% thị giá hoặc chỉ số Các mức giá lên được thể hiện bằng ký hiệu X, xuống là O Sở dĩ loại đồ thị này quan trọng vì nó có thể đưa ra các dự đoán về mức giá mục tiêu rất chính xác, các dấu hiệu Mua-Bán, cũng như cho thấy các mức cận trên, cận dưới và khoảng giá giao dịch một cách rõ ràng hơn.
Hình 4 : đồ thị dạng ký hiệu
1.2.1.5 Đồ thị dạng giá đỡ (Candlestick Chart):
Dạng đồ thị này bắt nguồn từ Nhật Bản, cách đây hơn 300 năm, và trở nên khá phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây Để có thể vẽ được đồ thị dạng này, chúng ta cần phải có đủ giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa
Nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là là loại đồ thị dễ đọc, đặc biệt là mối quan hệ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa Cây nến màu trắng khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, và màu đen khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa Toàn bộ vùng màu trắng và đen đó thể hiện mức giá từ giá mở cửa cho tới khi đóng cửa và được gọi là vùng thân.
Hình 5 : Đồ thị dạng ống
1.2.2 Một số định dạng đồ thị
PTKT được xây dựng trên những giả định về xu thế giá chứng khoán Đường xu thế là một công cụ quan trọng trong việc nhận ra cũng như xác nhận một xu thế. Đường xu thế là một đường thẳng bằng cách nối các mức giá cao nhất hoặc thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định Từ đó, các nhà PTKT có thể đưa ra dự báo về xu thế giá trong tương lai.
Xu thế lên (Uptrend Line): Xu thế lên được hình thành bằng cách nối hai hay nhiều điểm thấp nhất, trong đó đáy sau phải cao hơn đáy trước Sự tăng giá kết hợp với tăng cầu là một tín hiệu rất tốt và chỉ ra quyết tâm mạnh mẽ của người mua Nếu giá vẫn còn nằm trên đường xu thế thì xu thế lên vẫn được xem xét một cách có cơ sở và chắc chắn Sự giảm giá khiến cho giá rơi xuống dưới đường xu thế lên chỉ ra rằng lượng dư mua đã giảm đi và trở nên yếu ớt, chỉ ra rằng sắp xảy ra sự thay đổi trong xu thế này.
Xu thế xuống (Downtrend Line): Đường xu thế xuống là một đường dốc xuống dưới, được hình thành bằng cách nối hai hay nhiều đỉnh cao nhất, trong đó đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước Ngược với xu thế lên, xu thế xuống được xem như là ngưỡng kháng cự, chỉ ra hiện tượng dư cung càng ngày càng gia tăng trong khi giá vẫn đang di xuống Việc giá giảm và lượng dư cung ngày càng cao là một tín hiệu xấu Nếu giá vẫn ở dưới đường xu thế thì vẫn có cơ sở cho rằng xu thế của giá đang đi xuống Khi giá tăng vượt lên trên đường xu thế thì ta có thể nghĩ đến sự đổi chiều xu thế.
Tuy nhiên, một vấn đề ở đây là việc chúng ta phải vẽ được đường xu thế. Phải có được ít nhất 2 điểm để vẽ nên đường xu thế, và nếu có càng nhiều điểm thì độ chính xác càng cao Chúng ta thường gặp khó khăn khi cố gắng tìm càng nhiều chung là lấy 2 điểm để vẽ nên đường xu thế và các điểm sau đó phải phù hợp với đường xu thế.
1.2.2.2 Ngưỡng kháng cự và ngưỡng chống đỡ (Support & Resistance Lever)
Ngưỡng chống đỡ (Support Lever) là mức giá mà tại đó xu thế giảm giá của chứng khoán dừng lại vì cầu lớn hơn cung, và mức cầu này có thể kéo giá lên Các nhà PTKT xác định cận dưới là mức giá thấp nhất mà giá chứng khoán đã đạt tới trong quá khứ Các nhà đầu tư cho rằng khi giá rơi xuống cận dưới và trở nên rẻ hơn, những người mua càng trở nên sẵn sàng mua vào trong khi người bán dần dần không muốn bán ra Trước khi giá rơi xuống cận dưới, người ta tin rằng khi đó mức cầu sẽ dần vượt cung và ngăn cản không cho giá rơi xuống dưới cận dưới này.
Ngưỡng chống đỡ không có nghĩa là mức giá xuống đến đó và không thể xuống được nữa Khi giá tiến gần tới cận dưới, người ta kỳ vọng rằng giá sẽ tăng trở lại Nhưng nếu giá phá vỡ cận dưới đó, thì đây là một tín hiệu rất xấu cho giá chứng khoán, và một cận dưới mới thấp hơn có thể được thiết lập.
Ngưỡng kháng cự (Resistance Lever): Là mức giá mà tại đó xu thế tăng giá dừng lại vì mức cung cao hơn cầu, và có thể đẩy giá xuống Cận trên có xu hướng hình thành sau khi cổ phiếu đã trải qua một đợt giảm giá từ mức giá cao hơn Các nhà PTKT cho rằng sự giảm giá trước đó khiến cho một số nhà đầu tư đã mua cổ phiếu tại mức giá cao hơn trước đó tìm kiếm cơ hội bán ra Vì vậy, đây là lượng cung luôn ngấp nghé thị trường Khi giá cổ phiếu phục hồi đạt tới mức giá mục tiêu của nhà đầu tư, lượng cung này sẽ được đẩy ra thị trường và giá cổ phiếu đảo chiều kèm theo khối lượng giao dịch lớn Cũng có thể nhận ra cận trên của cổ phiếu đang trong xu thế tăng giá, đó chính là mức giá mà tại đó phần lớn người đầu tư đều cho đây là thời điểm thích hợp bán ra để thu lời.
Một số các dường chỉ báo
trường, chính là việc giúp các nhà đầu tư xác định thời điểm tham gia thị trường, nếu như các hình mẫu thường giúp xác định các xu thế dài hạn và thường thì không có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ngắn và trung hạn thì các đường chỉ báo lại đưa ra những tín hiệu cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vì vậy các đường chỉ báo thực sự rất hữu ích cho mọi nhà đầu tư bất kể họ là nhà đầu tư ngắn hạn hay dài hạn tuy nhiên trên thế giới có rất nhiều các công cụ chỉ báo khác nhau, công việc của các nhà đầu tư là phải tìm cho mình một số trong hàng nghìn các công cụ chỉ báo đó, trong phạm vi đề tài này xin đưa ra 05 công cụ chỉ báo được coi là thông dụng và dễ nhận biết nhất.
1.3.1 Đường trung bình động (Moving Average - MA)
Trung bình di động MA là một trong những chỉ số kỹ thuật đa năng nhất và được sử dụng nhiều nhất MA là một phương sách cần thiết để bám sát xu hướng Mục đích của nó là để xác định hoặc chỉ ra tín hiệu rằng một xu hướng mới đã bắt đầu hay một xu hướng cũ đã kết thúc hoặc đảo chiều, tuy nhiên, nó không dự đoán hành động thị trường giống như cách mà phân tích đồ thị chuẩn thực hiện MA là người theo sau chứ không phải là một người dẫn dắt Nó không bao giờ tiên đoán mà chỉ đơn thuần là phản ứng trở lại MA là một phương sách làm san bằng các biến động, bằng việc tính toán mức trung bình dữ liệu giá, một đường giá bằng phẳng hơn được tạo ra, giúp quan sát dễ dàng hơn xu hướng giá cơ bản có khá nhiều loại MA nhưng MA được sử dụng nhiều nhất là MA giản đơn (simple
Moving Average) nó chính là trung bình của giá chứng khoán trong số ngày danh nghĩa Nó có thể sử dụng giá đóng cửa, mở cửa, hay giá trung bình, nhưng thông thường nó được tính bằng giá đóng cửa Chỉ việc cộng giá chứng khoán trong một số ngày, sau đó chia cho số ngày mà ta tính toán.
Trung bình động giản đơn(SMA) = N
P123 Trong đó P : giá đóng cửa của loại chứng khoán
N : là số đơn vị thời gian trong thời kỳ tính SMA
Xu hướng trung bình động rất ngắn hạn 5 – 13 ngày ngắn hạn 14 – 25 ngày cận trung hạn 26 – 49 ngày
Tuy nhiên về bản chất đường MA cũng trở nên chậm trễ hơn so với thị trường Một đường MA ngắn hạn hơn sẽ bám sát thị trường hơn là một đường MA dài hạn Những đường MA ngắn hạn hơn sẽ nhạy cảm hơn với hành động giá Tùy vào từng loại thị trường mà chúng ta sử dụng MA ngắn hạn hay MA dài hạn. Ý nghĩa thực tế của đường SMA
Việc xây dựng đường Trung bình trượt không có ý định giúp bạn có thể mua chính xác vào lúc thấp nhất hay bán chính xác vào lúc cao nhất mà nó chỉ giúp bạn theo cùng xu hướng với giá thị trường của loại chứng khoán đấy bằng cách mua ngay sau khi giá xuống thấp nhất và bán ngay sau khi giá đạt tới mức cao nhất theo nguyên tắc
khi đường giá cắt đường MA từ dưới lên, giá sẽ có xu hướng tăng đó là tín hiệu mua vào, và điểm cắt là điểm mua vào để dự đoán tăng thêm phần tin cậy thì tín hiệu đi kèm là xu thế giá trước thời điểm cắt tăng.
khi đường giá cắt đường MA từ trên xuống và tín hiệu đi kèm là xu thế giá trước thời điểm cắt đi xuống thì đây là tín hiệu bán ra, điểm cắt là điểm bán ra.
Khi một đường MA ngắn hạn cắt một đường MA dài hạn hơn cho thấy giá trong ngắn hạn có xu hướng tăng so với giá dài hạn.
1.3.2 MACD (Moving Average Convergence Divergence)
Khắc phục nhược điểm độ trễ thời gian của MA, nên MACD chuyển những độ trễ này thành một dao động bằng cách lấy đường bình quân động dài hơn trừ đi đường MA ngắn hơn Kết quả tạo thành một đường dao động trên hoặc dưới 0, mà không có một giới hạn cụ thể nào Thông thường Chỉ số biến động chênh lệch hội tụ ngày cao hơn mức giá bình quân 26 ngày, đây là dấu hiệu thị trường tăng giá do những kì vọng hiện tại tích cực hơn so với trong quá khứ,và ngược lại khi MACD ở dưới mức 0 có nghĩa là mức trung bình động 12 ngày thấp hơn trung bình động 26 ngày, điều này hàm ý thị trường có xu hướng giảm Ngoài ra người ta còn sử dụng thêm một đường trung bình động MA 9 ngày bên cạnh đường MACD đóng vai trò là đường tín hiệu(EXP), chức năng của đường EXP là dự báo độ hội tụ của 2 đường trung bình động 12 và 26 ngày(dấu hiệu thường thấy là đường MACD hướng sát với đường zero), đường này sẽ cho biết những dấu hiệu mua và bán khi chúng gặp nhau và càng có dấu hiệu rõ nét khi chúng cắt qua đường Zero Ý nghĩa phân tích của MACD:
Tín hiệu mua vào được xác định khi đường MACD cắt đường zero và đi lên hoặc MACD cắt đường EXP từ dưới lên,tín hiệu đi kèm là MACD cùng chiều với đường giá.
Tín hiệu bán ra được xác định khi đường MACD cắt đường zero hoặc đường EXP theo hướng từ trên xuống.
Hội tụ hay phân kỳ: Nếu MACD di chuyển cùng hướng lên xuống với đường giá nghĩa là nó hỗ trợ xu thế hiện tại của giá Nếu xu thế đường MACD ngược với xu thế đường giá thì nhiều khả năng xu thế hiện tại của giá sẽ đảo chiều trong tương lai.
Dải Bollinger ( bollinger Band) được John Bollinger phát triển Dải Bollinger bao gồm 3 đường thành phần Upper Band, Middle band, và Lower Band. Trong đó đường ở giữa ( Middle Band) thực chất là trung bình động 20 ngày Hai đường còn lại, một đường ở trên (upper band) và một đường ở dưới ( lower band) được xác định như sau :
Upper band = Middle band + D* Std.dev
Lower band = Middle band - D* Std.dev
Trong đó : D là hệ số nhân và thường bằng 2
Std.dev là độ lệch tiêu chuẩn
Dải bollinger có các đặc điểm sau :
Giá có xu hướng biến động mạnh sau mỗi lần dải bollinger co hẹp,và khi khoảng cách giữa 2 đường UB và LB thu hẹp thì có nhiều khả năng giá chứng khoán sẽ ít biến động trong thời gian tới.
ngược lại khi khoảng cách giữa 2 đường UB và LB nới rộng thì nhiều khả năng giá chứng khoán sẽ biến động mạnh trong thời gian tới.
khi đường giá vượt ra khỏi đường LB hoặc UB thì nhiều khả năng xu thế hiện tại của thị trường vẫn được tiếp diễn trong thời gian tới.
khi xuất hiện các điểm cực đại ( hoặc cực tiểu) vượt trên đường
UB (hoặc dưới đường LB) và tiếp theo xuất hiện các điểm cực đại (hoặc cực tiểu) nằm giữa 2 đường UB và LB thì nhiều khả năng đường giá sẽ biến động ngược với xu thế hiện tại xu thế giá Ý nghĩa của dải Bollinger :
Tín hiệu mua : Đường giá chạm vào đường Lower, khối lượng giao dịch tại thời điểm đó lớn, giá sẽ có xu hướng tăng
Tín hiệu bán : Đường giá chạm đường Upper, khối lượng tại thời điểm cắt tăng vọt, giá sẽ có xu hướng giảm.
1.3.4 Chỉ số sức mạnh tương đối( Relative strength Index - RSI)
RS = tổng của giá đóng cửa lên trong N ngày/ tổng giá đóng cửa xuống trong
Khoảng thời gian của RSI được tính thường là 14 ngày,ngoài ra RSI 9 ngày,hoặc 25 ngày cũng có thể được tính tuỳ vào kinh nghiệm của mỗi nhà đầu tư. Xuất phát từ công thức có thể thấy RSI dao động từ 0 - 100, RSI thường đạt các mức đỉnh ở trên 70/80 và đạt các mức đáy ở dưới 30/20 Và như vậy ý nghĩa của đường RSI là dùng để đo tỉ lệ các biến động đi lên và các biến động đi xuống của giá chứng khoán và phổ thông hoá các tính toán nhằm làm cho chỉ số thể hiện trong khoảng 0 - 100.RSI là công cụ so sánh một các tương đối với chính các giá quá khứ của nó,nó không dùng để so sánh với các công cụ khác tín hiệu mua bán được xác định theo nguyên tắc sau:
khi đường RSI đạt mức 80/70 được coi là mức đỉnh điểm,và giá của giá chứng khoán sẽ giảm ngay sau khi đạt mức này, đó là tín hiệu bán ra.
VẬN DỤNG MỘT SỐ ĐỊNH DẠNG ĐỒ THỊ VÀ ĐƯỜNG CHỈ BÁO NHẰM DỰ BÁO XU THẾ GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN NAY
LÝ THUYẾT DOW
2.1.1 Đồ thị VN index – Ba xu thế của thị trường
Hình 16 : Đồ thị VN index – 3 xu thế thị trường (nguồn www.fpts.com.vn) Đồ thị VN index thể hiện rất rõ ba xu thế của thị trường, xu thế tăng giá cấp
1 được hình thành trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2006 đến giữa tháng 3 năm 2007, trong thời gian này VN index đã tăng từ 600 điểm lên mốc đỉnh mới là
1150 điểm, và đúng như lý thuyết DOW trong thời gian này có những đợt điều chỉnh giảm, đi ngược lại với xu thế cấp 1, (giai đoạn cuối 12/2006 Vn index đang đạt đỉnh 800 điểm và bị rơi xuống đáy 750 điểm) tuy nhiên sau mỗi đợt điều chỉnh giảm này, đáy sau vẫn cao hơn đáy trước, củng cố thêm xu hướng đi lên của VN index, những đợt giảm giá nhẹ trong ngắn hạn, chỉ là tín hiệu khẳng định thêm sự chắc, chắn của xu hướng tăng giá trong thời gian này Xu hướng tăng giá có dấu hiệu chấm dứt vào thời điểm tháng 04 năm 2007 khi đường VN index đã đi xuống vượt qua đường xu thế chính, khối lượng giao dịch lớn, đây chính là dấu hiệu đảo chiều xu thế, và thực tế VN index đã sụt giảm từ 1150 điểm xuống mức 900 điểm trong vòng 1 tháng tiếp theo đó
Khối lượng tăng vọt, VN index cắt đường xu thế Đường xu thế được điều chỉnh lại
Trong khoảng thời gian từ 11/2007 đến nay VN in dex vẫn đang trong thời gian điều chỉnh giảm sâu, và ta cũng vẽ đường một đường xu thế giảm cấp 1, trong khoảng thời gian này VN index đã mất tới 600 điểm, và theo lý thuyết, vẫn có những đợt tăng giá nhẹ ( xu thế cấp 2) tuy nhiên sau mỗi đợt tăng giá nhẹ VN index vẫn đảm bảo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, củng cố thêm xu thế cấp 1 giảm giá.
Tuy nhiên trong 2 tháng gần đây, khi mà tâm lý nhà đầu tư đã trở nên hoảng loạn, bán tháo cổ phiếu hàng loạt, các biện pháp hỗ trợ thị trường của chính phủ chưa tỏ ra mấy hiệu quả, chỉ số VN index sụt giảm quá nhanh, đường xu thế giảm ban đầu trở nên quá phẳng, một yêu cầu đặt ra là phải điều chỉnh lại độ dốc của đường xu thế cho phù hợp với tốc độ giảm của VN index, tuy nhiên việc vẽ lại đường xu thế mới không có nghĩa là đường xu thế cũ bị bỏ qua, đường xu thế cũ vẫn phải được theo dõi để nhận biết xu thế đảo chiều của VN index, tại thời điểm hiện tại, sau hàng loạt các biện pháp hỗ trợ thị trường của chính phủ VN index đã tăng điểm, khối lượng giao dịch tăng mạnh, đường VN index đã vượt ra khỏi đường xu thế mới, đó chính là tín hiệu đảo chiều trong ngắn hạn, ta cần tiếp tục theo dõi, chỉ đến khi nào VN index tiếp tục phá vỡ đường xu thế cũ, lúc đấy đảo chiều thực sự mới có thể xảy ra.
ĐỊNH DẠNG ĐỒ THỊ
Hình 17 : đồ thị SSC – Đỉnh đầu vai
Nhìn trên đồ thị ta thấy trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến 05/07 giá cổ phiếu SSC đã hình thành nên hai xu hướng chính là xu hướng tăng giá từ tháng 01 đến giữa tháng 02/07 và xu hướng giảm giá từ tháng 03 đến 05/07, chúng ta sẽ xem xét định dạng Đỉnh – đầu – vai được hình thành như thế nào để đánh dấu sự đảo chiều từ xu hướng tăng giá sang xu hướng giảm giá của cổ phiếu SSC.
Sau một thời gian tăng giá, giá cổ phiếu SSC đã đạt đỉnh tại mức giá 75,000, khối lượng giao dịch tăng mạnh (gấp đôi ngày thường) ta gọi đỉnh này là vai trái( mũi tên số 1), tuy nhiên sau đó giá cổ phiếu này nhanh chóng giảm xuống đáy ở mức giá 69,000 sự hồi phục tiếp theo của cổ phiếu này đã đưa giá đạt đỉnh mới tại mức giá 80,000, khối lượng tăng so với mấy ngày trước đó, tiếp đó giá lại giảm và đạt mức gần với đáy của vai trái, ta gọi giai đoạn này là giai đoạn hình thành Đầu (vị trí mũi tên số 2) Lần tăng giá thứ 3 đã đưa giá đạt đỉnh mới, tuy nhiên đỉnh này thấp hơn đỉnh trước và gần bằng vai trái, khối lượng giao dịch giảm đáng kể, đây chính là vai phải (vị trí mũi tên số 3), định dạng này được hoàn thành vào cuối tháng 03/2007 khi đường giá cắt đường viền cổ, xác nhận sự đảo chiều của xu thế, và thực tế giá cổ phiếu này đã giảm trong suốt 2 tháng tiếp theo.
2.2.1.2 Định dạng Đáy đầu vai – GIL
Hình 18 : đồ thị GIL – định dạng đáy đầu vai Đồ thị GIL là một trong số ít các đồ thị thể hiện khá rõ định dạng đáy đầu vai trong ngắn hạn, chúng ta sẽ xem xét định dạng này đã được hình thành như thế nào. Trong xu thế giảm giá từ tháng 2 đến giữa tháng 4/2007 giá cổ phiếu GIL đã giảm từ đỉnh 65,000 xuống còn 42,000 và đã hình thành vai trái (vị trí mũi tên số 1), khối lượng giao dịch lúc này tăng nhẹ, sau đó giá cổ phiếu này hồi phục đôi chút nhưng nhanh chóng rơi xuống và hình thành nên đáy ( vị trí mũi tên số 2) đáy này đảm bảo thấp hơn đáy trước, sự hồi phục tiếp theo cũng chỉ làm giá GIL tăng được chút ít và không đủ để bứt lên khiến nó một lần nữa lại rơi xuống đáy, tuy nhiên đáy mới này cao hơn đáy trước và ta gọi nó là vai phải (vị trí mũi tên số 3), sự hồi phục tiếp theo của giá GIL đã phá vỡ đường viền cổ, khối lượng giao dịch tăng vọt (gấp 3 đến 4 lần ngày bình thường) đến đây định dạng Đáy – đầu – vai trong ngắn hạn đã được hoàn thành báo hiệu xu thế đảo chiều sắp diễn ra, và thực tế giá cổ phiếu GIL đã tăng suốt trong tháng 6/2007.
2.2.2.1.Định dạng Hình bình hành – NKD
Hình 19 : Đồ thị NKD – định dạng hình bình hành Đồ thị NKD thể hiện khá rõ định dạng hình bình hành, theo lý thuyết định dạng này được hình thành khi ta nối các đỉnh với nhau, và các đáy với nhau, từ đó tạo thành hai đường song song nhau (hình bình hành), giá sẽ giao động trong khoảng hẹp tạo bởi hai đường song song này, nếu giá vượt ra khỏi hình bình hành hoặc là đường phía trên, giá sẽ có xu hướng tăng, hoặc là đường phía dưới, giá sẽ có xu hướng giảm.
Nhìn trên đồ thị ta có thể nhận thấy, trong giai đoạn tăng giá mạnh từ tháng 4 đến tháng 9/ 2007, giá cổ phiếu NKD đã dần hình thành định dạng Hình bình hành, xu hướng chính tăng giá được xác định rõ rệt, những đợt điều chỉnh giảm đi ngược xu thế tăng giá vẫn đảm bảo đáy sau cao hơn đáy trước, chỉ đến khi đường giá rớt xuống dưới hình bình hành vào thời điểm tháng 10/2007, kèm theo khối lượng giao dịch tăng vọt , báo hiệu sự đảo chiều sắp xảy ra và thực tế giá NKD đã liên tục giảm trong suốt 5 tháng tiếp theo
Tiếp đó ta lại xác định được định dạng hình bình hành đi xuống, và đây sẽ là định dạng dẫn dắt giá cổ phiếu NKD trong thời gian tới, cho đến thời điểm này ta vẫn chưa nhận thấy dấu hiệu đảo chiều có thể xảy ra, vì đường giá vẫn đang dao động trong khoảng hẹp của hình bình hành.
2.2.2.2 Định dạng cờ hiệu – KDC
Hình 20 : đồ thị KDC – cờ hiệu Định dạng liên tục chính là sự tạm dừng trong ngắn hạn của giá cổ phiếu trước khi tiếp tục xu thế hiện tại, và định dạng rất dễ bắt gặp trong PTKT chính là định dạng cờ hiệu Xu thế tăng giá của cổ phiếu KDC đã được xác định từ tháng11/2006, trong xu thế giá lên này, có một giai đoạn mà giá hầu như dao động trong một khoảng hẹp ( từ tháng 05 đến 08/2007 ) khối lượng giao dịch giảm trong suốt thời gian này, và trước giai đoạn này, được đánh dấu bằng sự tăng giá với khối lượng giao dịch cao, hình mẫu được hoàn thành vào khoảng đầu tháng 08/2007 khi đường giá đă bứt khỏi khoảng hẹp tạo bởi hai đường song song, khối lượng giao dịch tăng mạnh, báo hiệu sự tiếp tục xu hướng chính của giá cổ phiếu này Và thực tế giá cổ phiếu KDC đã đạt đỉnh mới sau đó khoảng 2 tuần.
ĐƯỜNG CHỈ BÁO
2.3.1 Đường bình quân động (Moving Average):
2.3.1.1 Đường MA 25 Ngày – VN index
Hình 21 : đồ thị VN index – MA 25 ngày
Tuy là công cụ được sử dụng phổ biến nhất nhưng MA lại là công cụ có độ trễ khá lớn, nhìn trên đồ thị MA 25 ngày của VN index ta có thể thấy được điều đó, tại các vị trí số 1 , 2 và 3 khi đường VN index cắt đường MA 25 ngày theo hướng từ trên xuống, báo hiệu chỉ số VN index sẽ sụt giảm trong thời gian tới, nhưng thực tế thì VN index đã bắt đầu giảm điểm từ trước đó vài ngày.
Tại thời điểm hiện nay, sau một thời gian dài điều chỉnh giảm, đường VN index vẫn đang nằm phía dưới đường MA 25 ngày, chưa có dấu hiệu đường VN index sẽ cắt đường MA, tuy nhiên khối lượng giao dịch thì đã tăng mạnh, và đường
VN index đang có xu hướng tiến sát đến đường MA, cần theo dõi tiếp diễn biến của đường VN index, nếu đường này cắt đường MA trong vài ngày tới thì tín hiệu chỉ ra rằng chỉ số VN index sẽ tăng điểm trong các phiên giao dịch tiếp theo.
2.3.1.2 Đồ thị HAP – Hai đường MA cắt nhau
Hình22 : đồ thị HAP – hai đường MA cắt nhau
Một phương pháp phân tích sử dụng kết hợp hai đường MA là phương pháp cắt hai lần, trong đó sử dụng kết hợp một đường MA ngắn hạn và một đường MA dài hạn hơn, ở đây ta sử dụng MA 25 ngày và MA 50 ngày, nguyên tắc là khi đường MA ngắn hạn cắt đường MA dài hạn từ trên xuống thì tín hiệu nên bán ra vì xu hướng giá giảm, và ngược lại khi đường MA ngắn hạn cắt đường MA dài hạn theo hướng từ dưới lên, đó là tín hiệu mua vào giá có xu hướng tăng Nhìn trên đồ thị vào thời điểm đầu tháng 4 năm 2007, khi đường giá cắt đường MA 25 ngày theo hướng từ trên xuống báo hiệu xu hướng giá giảm và đến cuối tháng 4 năm 2007 khi đường MA 25 ngày tiếp tục cắt MA 50 ngày theo hướng từ trên xuống củng cố xu hướng giảm gía của HAP, và thực tế giá cổ phiếu này đã giảm trong suốt tháng 4 và đạt đáy mới tại mức 60.000 đ vào đầu tháng 5 năm 2007 Sử dụng phương pháp cắt
2 lần sẽ củng cố thêm sự chính xác của tín hiệu tuy nhiên lại làm tăng thêm độ trễ về thời gian so với việc chỉ sử dụng một đường MA, nhìn trên đồ thị, giá đã bắt đầu
Tín hiệu bán nếu nhà đầu tư hành động theo chỉ báo thì đã bị mất đi một phần lợi nhuận, nhược điểm này có thể được khắc phục nếu như nhà đầu tư thường xuyên sử dụng công cụ này và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân Một điều chú ý là khi đường MA và đường giá quấn vào nhau (giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2007) thì dự đoạn bằng công cụ này không phát huy hiệu quả
Tại thời điểm hiện nay, khoảng cách giữa đường giá và cả hai đường MA là khá xa, chưa có tín hiệu chỉ ra rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trong thời gian tới nên có thể đưa ra nhận định, giá cổ phiếu HAP vẫn hiếp tục diễn biến theo xu hướng cũ.
Phương pháp cắt hai lần được minh họa thêm bằng đồ thị VN index, và ở thời điểm hiện tại, tín hiệu chỉ ra VN index sẽ tăng điểm trở lại vẫn chưa xuất hiện khi 2 đường MA vẫn còn cách xa nhau và đường giá vẫn chưa cắt đường MA 25 ngày, xu hướng hiện tại được dự đoán là vẫn đang tiếp tục.
Hình 23 : đồ thị VN index – hai đường MA cắt nhau.
2.3.2 Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence )
2.3.2.1 MACD cắt đường tín hiệu và xu hướng giá giảm.
Hình 24 : Đồ thị PNC - MACD Đồ thị MACD cuả cổ phiếu PNC thể hiện khá rõ xu hướng giá giảm mỗi khi đường MACD cắt đường EXP theo hướng từ trên xuống Nhìn trên đồ thị vào thời điểm đầu tháng Ba năm 2007, lúc này đường MACD đã tăng quá nhanh, khoảng cách với đường zero là khá lớn, điều này báo hiệu cổ phiếu này đang được mua quá nhiều, trong thời gian tới sẽ có sự điều chỉnh trở lại mức hợp lý, khi đường MACD cắt đường EXP từ trên xuống, khối lượng giao dịch tăng vọt chính là tín hiệu nên bán ra cổ phiếu này và thực tế giá đã bắt đầu giảm từ trước đó vài ngày, nhìn trên đồ thị ta cũng có thể thấy được nhược điểm độ trễ của đường MACD thường thi khi giá bắt đầu giảm thì đường MACD mới bắt đầu đi xuống và cắt đường EXP Nếu muốn khắc phục nhược điểm này của MACD các nhà đầu tư phải thực sự có kinh nghiệm quan sát đồ thị,và sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ khác để phát hiện ra sự
Khối lượng lớn Ở thời điểm hiện tại, sau hơn 5 tháng đi xuống, MACD đã đạt đáy vào thời điểm cuối tháng Ba năm 2008, báo hiệu tình trạng bán quá nhiều và xu hướng giảm giá có thể sẽ kết thúc, đường MACD đang có xu hướng đi lên, tuy nhiên đường MACD vẫn đang quấn lấy đường EXP và chưa có dấu hiệu cắt đường này, chỉ khi nào đường MACD tiếp tục đi lên và cắt đường zero ta mới có thể nhận định giá cổ phiếu PNC sẽ hồi phục trở lại.
2.3.2.2 Đồ thị HAP - MACD và hiện tượng Phân kỳ.
Hình 25: đồ thị HAP – phân kỳ MACD
Ta có thể quan sát rất rõ hiện tượng phân kỳ xảy ra của cổ phiếu HAP, vào giai đoạn tháng 3 năm 2006 khi đường MACD diễn biến ngược chiều với đường giá chứng khoán, cụ thể là đường MACD đã đạt đáy mới trong khi đường giá chứng khoán lại đạt đỉnh mới, báo hiệu xu hướng đảo chiều sắp diễn ra, và thực tế giá cổ phiếu HAP đã giảm trong suốt tháng 4 năm 2007.
2.3.3.1 Đồ thị VNM – Bollinger Band – đáy kép
Hình 26 : đồ thị VNM – dải bollinger Đồ thị của VNM thể hiện rõ các tính chất và đặc điểm của dải băng Bollinger, trong suốt các giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007 và từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008, đường giá cổ phiếu VNM liên tục chạm đường Lower và có xu hướng đi lên theo đúng nguyên tắc, tuy nhiên mỗi khi đường giá đi lên thì đều không vượt qua được đường Midle cho nên không thể hướng tới mục đích giá là đường upper Một đặc điểm nữa của dải băng Bollinger là khi đường giá vượt ra khỏi dải băng thì xu thế hiện tại có thể vẫn được tiếp tục trong một thời gian ngắn (giai đoạn tháng 10 năm 2007) khi giá cổ phiếu VNM đã vượt ra khỏi đường Upper và đã duy trì xu thế tăng giá trong 1 tuần tiếp theo, sau đó thì bắt đầu giảm
Theo như lý thuyết về dải Bollinger thì tín hiệu Mua khi đường giá hình trước nằm trên đường giới hạn trên và đỉnh sau nằm dưới giới hạn trên Tại thời điểm hiện nay, sau một thời gian giảm giá, đường giá VNM đã chạm giới hạn dưới hình thành nên đáy thứ nhất và sau đó giá có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên sự tăng nhẹ này không đủ vượt qua đường Midle nên giá nhanh chóng bị bật trở lại hình thành nên đáy thứ 2, giá lại tiếp tục tăng trở lại, đến đây thì mô hình đáy kép đã đường hoàn chỉnh, tín hiệu mua vào được xác nhận, thực tế thì đường giá đã tăng và vượt qua đường Midle, vì vậy ta có thể đưa ra nhận định mục tiêu giá tiếp theo của cổ phiếu VNM sẽ là đường Upper ( giá sẽ tăng) khi mà khối lượng giao dịch đã tăng vọt, củng cố sự chính xác của tín hiệu.
Hình 27 : đồ thị VN index – Bollinger band
Quan sát đồ thị đường Bollinger của VN index, ta cũng nhận ra thời gian sắp tới VN index có thể sẽ tăng điểm khi đường VN index đã chạm vào đường Midle và khối lượng giao dịch trong mấy ngày qua đã tăng vọt, tuy nhiên để nhận định thêm chính xác ta cần phải theo dõi tiếp vài ngày nữa, khi đường VN index thực sự cắt đường Midle theo hướng từ dưới lên, nó sẽ củng cố nhận định VN index sẽ tăng điểm trong thời gian tới.
2.3.4 Chỉ số sức mạnh tương đối RSI
Hình 28 : đồ thị SSI – RSI
Nhìn trên đồ thị ta thấy vai trò của khối lượng giao dịch là vô cùng quan trọng, nếu chỉ quan tâm đến các tín hiệu của đường chỉ báo mà bỏ qua không theo dõi sự thay đổi của khối lượng giao dịch thì rất dễ mắc phải sai lầm chẳng hạn như vào thời điểm giữa tháng 09 năm 2007 khi đường RSI đã vượt qua khỏi ngưỡng 70 báo hiệu giá cổ phiếu SSI sẽ giảm trong thời gian tới, tuy nhiên khối lượng giao dich lúc này là chưa có gì đột biến, tín hiệu bán vẫn liên tục được đưa ra trong suốt
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PTKT VÀO TTCK VIỆT NAM 45 1 Những khó khăn thuộc về phía thị trường
3.1.1 Những khó khăn thuộc về phía thị trường.
3.1.1.1 Thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng quá lớn từ tâm lý nhà đầu tư.
Một thực tế vẫn đang tồn tại là việc đầu tư trên TTCK Việt Nam vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp, đa số là không sử dụng bất cứ một công cụ phân tích nào cả,những quyết định mua bán thường là theo xu hướng của đám đông, vì vậy có những thời điểm thị trường tăng trưởng quá nhanh (cuối 2006) TTCK tăng trưởng quá nhanh, làm cho rất nhiều dự đoán không theo kịp, kể cả các dự đoán từ PTKT Thị trường đã tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 550 điểm (tháng 11/2006) tới hơn 1150 điểm vào đầu tháng 3/2007 Có rất nhiều công ty mà từ cuối năm 2006 đến cuối 2007 liên tục tăng, thậm chí gấp 10 lần (như BMC) Nhiều lần các tín hiệu mà PTKT đưa ra làBán, trong khi đó thị trường vẫn tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt Hoặc cho đến thời điểm hiện tại khi thị trường đang trải qua giai đoạn điều chỉnh giảm sâu, giá các chứng khoán đang ở dưới giá trị thực, các tín hiệu mua liên tiếp được đưa ra,kèm theo là tình hình kinh doanh hết sức khá quan của các công ty niêm yết và sự can thiệp mạnh mẽ để hộ trợ thị trường của chính phủ, tuy nhiên các nhà đầu tư giường như vẫn còn e sợ thị trường sẽ lại tiếp tục giảm nên vẫn để tiền đóng băng.Các tín hiệu phân tích hầu như không giúp ích gì được vì niềm tin với thị trường
Vào thời điểm hiện tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM đã được phép khớp lệnh theo phương thức liên tục, tuy nhiên việc vẫn còn tồn tại 2 phiên khớp lệnh định kỳ cũng gây ra không ít khó khăn cho các nhà đầu tư khi muốn thực hiện đầu tư theo các chỉ báo của PTKT, chẳng hạn trong thời gian vừa qua thị trường đang trong thời gian điểu chỉnh giảm, hầu như phiên giao dịch nào cũng kết thúc với giá bán sàn của rất nhiều cổ phiếu, vì vậy khi có tín hiệu chỉ ra rằng nên bán cổ phiếu đó thì khả năng bán được cũng rất khó khăn, hay trong thị trường giá lên cũng vậy, Việc giá liên tục tăng trần, cũng khiến nhà đầu tư khó lòng mua thành công vì biên độ Hiện nay, SGDCK TpHCM quy định biên độ 5% so với giá tham chiếu. Điều đó khiến cho nhà đầu tư khó có thể giao dịch thành công khi phát hiện ra tín hiệu của thị trường.
Hiện nay, SGDCK TpHCM vẫn áp dụng 2 phiên khớp lệnh định kỳ, trong ngày, mặc dù đã có một phiên khớp lệnh liên tục song như thế không phản ánh chính xác diễn biến thị trường trong ngày Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật thường lại dựa vào kỹ thuật khớp lệnh liên tục Kỹ thuật này cho phép ta có đầy đủ giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất, từ đó dễ dàng hơn trong ứng dụng PTKT.
Ví dụ như khi ta sử dụng phần mềm Metastock, mặc định thì dạng đồ thị được thể hiện là dạng Bar (đồ thị dạng cột) Tuy nhiên, đồ thị này đòi hỏi chúng ta phải có giá đóng cửa, cao nhất và thấp nhất; trong khi khớp lệnh định kỳ thì không có điều đó.
3.1.1.4 Hạn chế do những nhân tố mới
Thị trường chứng khoán luôn sôi động và luôn liên tục thay đổi, các điều kiện giao dịch, về ký thuật, về hàng hóa mới điều đó dẫn đến những mẫu hình quá khứ sẽ bắt đầu sai lệch Nếu nhà đầu tư không tự nhận ra điều này họ sẽ dễ thất bại. Ngay cả các tài liệu về PTKT mới hiện nay trên thế giới đang có những điều chỉnh đáng kể so với PTKT truyền thống, vì sự xuất hiện của nhiều thuật ngữ như
“option” hay “Future”, các kỹ thuật giao dịch mới của các quỹ đầu tư đang tạo các dạng nhiễu và lực lượng thị trường mới.
3.1.2 Những hạn chế của phương pháp PTKT và vấn đề về phần mềm hỗ trợ
3.1.2.1 Vấn đề về phần mềm hỗ trợ
PTKT đòi hỏi số lượng lớn các dữ liệu, đồ thị, tính toán và vẽ các đường chỉ báo Những việc này nếu tự làm bằng tay thì quả là một việc vô cùng khó khăn Do vậy, một phần mềm hỗ trợ là điều hết sức cần thiết để giúp ta PTKT Hiện nay, phần lớn chúng ta sử dụng phần mềm Metastock để giúp ta trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm này còn quá phức tạp, không khó để có được phần mềm này, tuy nhiên cách cài đặt và sử dụng nó thì không phải nhà đầu tư nào cũng thành thạo, bên cạnh đó nguồn dự liệu cho phần mềm này mặc dù đã có nhiều nguồn cung cấp hơn so với năm 2007 tuy nhiên việc chọn lọc nguồn dữ liệu nào chính xác và đầy đủ thì vẫn còn là một khó khăn với các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư có trình độ tin học không cao thì ngay cả việc đưa dữ liệu vào máy tính cũng đã là một rào cản đối với họ đến với phần mềm hỗ trợ PTKT này.
3.1.2.2 Những hạn chế của PTKT
Thứ nhất Dự đoán trong PTKT có thể đối lập với PTCB
Xuất phát từ những cách nhìn nhận thị trường khác nhau nên cũng dễ lý giải là có những thời điểm PTKT và PTCB lại đưa ra những nhận định trái ngược nhau.Thường thì vào những giai đoạn đầu của một số biến động quan trọng của thị trường những nhà PTCB không giải thích và không ủng hộ những gì mà thị trường chịu ảnh hưởng từ những biến động ấy Những thời điểm thị trường lên giá mạnh và giảm giá trầm trọng được ghi nhận trong lịch sử thường do sự không nhận thức được hoặc nhận thức được quá ít những thay đổi của thị trường và cho đến khi những biến động ấy được nhận thức rộng rãi thì bản thân nó đã chuyển hướng và vận động theo xu hướng khác rồi.
Thứ hai có sự đối lập giữa phân tích và chọn thời điểm
Trong PTKT, các đường chỉ báo có thể chỉ ra cho nhà đầu tư đâu là thời gian thích hợp để mua hay bán chứng khoán, tuy nhiên sẽ không có gì là chính xác 100%, nếu theo dõi đồ thị PTKT nhà đầu tư có thể nhận thấy một hiện tượng đó chính là độ trễ, tức là những gì mà đồ thị đã chỉ ra có thể sẽ không đúng nay vào thời điểm hiện tại mà sẽ xảy ra sau đó một khoảng thời gian, dài hay ngắn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là số lượng nhà đầu tư sử dụng công cụ đó và có cùng đưa ra một nhận định hay không, nếu số lượng các nhà đầu tư sử dụng PTKT càng lớn thì độ trễ sẽ càng nhỏ và ngược lại
Thứ ba Các đường chỉ báo trong PTKT có thể mâu thuẫn với nhau
Trong quá trình phân tích xu thế biến động giá của các loại chứng khoán, luôn có những trường hợp các đường chỉ báo đưa ra những thông tin trái ngược nhau Trong những trường hợp đó, có những nhà đầu tư nói rằng họ chỉ cần một nửa số đường chỉ báo mà họ thường sử dụng đưa ra những tín hiệu giống nhau là họ có thể tin tưởng đưa ra quyết định, nhưng cũng có những nhà đầu tư thường chỉ sử dụng một đường chỉ báo mà họ cho là đúng đắn nhất và hành động theo tín hiệu mà đường chỉ báo đó đưa ra bất chấp có sự mâu thuẫn giữa đường chỉ báo đó với các đường chỉ báo khác.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
3.2.1 Giải pháp cho những khó khăn của thị trường
3.2.1.1 Thay đổi phương thức giao dịch, nới lỏng biên độ giá
Phương thức khớp lệnh liên tục được thực tế chứng minh là có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức khớp lệnh liên tục, vì vậy một kiến nghị đối với các nhà quản lý thị trường là nên chuyển đổi phương thức khớp lệnh của SGDCK TPHCM sang phương thức khớp lệnh liên tục, điều đó sẽ giúp cho phương pháp PTKT sẽ chính xác hơn trên TTCK Việt Nam
Mặt khác, khi thị trường đã dần trở nên hiệu quả hơn, trình độ của các nhà đầu tư cũng đã được nâng cao, thì các nhà quản lý cũng nên đề cập đến việc nới lỏng biên độ giá, và trong tương lai xa là tiến tới bỏ biên độ giao dịch khi TTCK Việt Nam đã thực sự vững mạnh và chuyên nghiệp Điều đó sẽ tránh được tình trạng tăng giá trần hoặc giảm sàn, giúp cho các nhà đầu tư tăng khả năng thực hiện mua – bán thành công theo các tín hiệu của các công cụ PTKT.
3.2.1.2 Phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư
Như đã đề cập, một trong những khó khăn của PTKT là do có quá ít các nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích này, điều đó sẽ làm giảm tính chính xác của các dự báo PTKT Điều cần thiết được đặt ra là phải có một cơ quan chuyên trách trong việc phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư về các phương pháp phân tích nói chung và phương pháp phân tích ký thuật nói riêng ở Việt Nam,trách nhiệm này nên thuộc về UBCKNN, cơ quan này có thể tăng cường kiến thức cho nhà đầu tư bằng nhiều cách, từ những khóa đào tạo về kiến thức đến việc tăng cường thông tin cho nhà đầu tư Trong các khóa đào tạo của mình, UBCKNN cần cập nhật những ứng dụng mới nhất của PTKT PTKT có một đặc tính là nó do người dùng tạo nên, do vậy có thể sẽ thay đổi theo thời gian UBCKNN cũng nên có một nghiên cứu về tính ứng dụng của công cụ này, để giúp nó phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.
3.2.2 Nhóm giải pháp đối với các công ty chứng khoán
3.2.2.1 Cung cấp nội dung về PTKT trong các báo cáo phân tích
Hiện nay mới chỉ có một vài công ty chứng khoán đã bắt đầu chú trọng tới mảng PTKT vì cho rằng các nhà đầu tư Việt Nam vẫn còn xa lạ và không mấy quan tâm đến PTKT, điều này sẽ làm hạn chế quá trình tiếp xúc và làm quen của các nhà đầu tư với phương pháp rất hiệu quả và nhanh chóng này Một cách có thể được xem xét là việc các CTCK có thể sử dụng những chuyên gia trong lĩnh vực PTKT, đưa ra các báo cáo PTKT riêng biệt vì PTKT là các nhận định mang tính tâm lý và chủ quan của các nhà phân tích,nên khi đứng trước một đồ thị sẽ có rất nhiều các dự báo được đưa ra, và câu trả lời ai đúng ai sai chỉ được khẳng định bằng diễn biến thực tế của thị trường sau đó, vì vậy nếu có nhiều các báo cáo độc lập với nhau của các công ty chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn
3.2.2.2 Phồ biến kiến thức về ứng dụng PTKT cho nhà đầu tư
Có nhiều cách để các công ty chứng khoán có thể giúp khách hàng của mình trong việc nâng cao kiến thức :
Cung cấp các đồ thị cho ứng dụng PTKT Hiện nay, trên một số Website của các CTCK như www.vcbs.com.vn, www.bsc.com.vn, www.vnds.com.vn … đã cung cấp các đồ thị có thể ứng dụng cho PTKT.
Bên cạnh đó các công ty chứng khoán có thể cung cấp cho các khách hàng của mình các tài liệu về PTKT, hiện tại ở Việt Nam các tài liệu về PTKT đa số được viết bằng tiếng Anh, vì vậy việc tiếp cận với các tài liệu này của các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, các công ty chứng khoán có thể cung cấp những tài liệu đã được dịch sang tiếng việt trên website của công ty mình cho các khách hàng, đó cũng là một cách giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận dần dần với phương pháp còn khá mới mẻ ở Việt Nam này.
3.2.3 Nhóm giải pháp đối với nhà đầu tư
3.2.3.1 Tự nâng cao kiến thức của chính mình
Khi làm một nghành nghề gì trước hết điều kiện tiên quyết là phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, hoạt động đầu tư chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó, nếu muốn thành công, các nhà đầu tư phải có kiến thức vềTTCK, không thể coi đầu tư chứng khoán như một cuộc chơi mang tính “đỏ đen”, mỗi nhà đầu tư nên tự chọn cho mình một phương pháp phân tích, hoặc là PTCB để tìm ra giá trị nội tại của cổ phiếu, hoặc là phân tích kỹ thuật để biết được xu hướng biến động giá, tín hiệu mua bán, hoặc đồng thời áp dụng hợp lý cả hai phương pháp phân tích.
Có nhiều cách để các nhà đầu tư có thể nâng cao kiến thức của mình, khi mà thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, các tài liệu về PTKT có thể được tìm thấy khá dễ dàng trên mạng Internet, báo chí, truyền hình… tham gia những khóa học về phân tích đầu tư chứng khoán do các trung tâm đào tạo tổ chức, hội thảo, trao đổi với các chuyên gia, bạn bè cũng là một con đường giúp các nhà đầu tư tự nâng cao kiến thức của mình trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
3.2.3.2 Thường xuyên sử dụng PTKT nhằm nâng cao kinh nghiệm, hạn chế nhược điểm “độ trễ”
Các nhận định của phương pháp phân tích kỹ thuật đều mang nặng tính chủ quan và tâm lý của nhà phân tích, vì vậy để có thể đưa ra các nhận định đúng đắn , không có cách nào khác là các nhà đầu tư phải thường xuyên sử dụng phương pháp phân tích này, sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm, chẳng hạn như nếu nhà đầu tư sử dụng công cụ chỉ báo MA, thì như ta biết, đường MA luôn có một độ trễ so với sự biến động giá của thị trường, và nếu như là một nhà đầu tư có kinh nghiệm sử dụng công cụ này thì có thể hành động sớm hơn và sẽ thu được lợi nhuận cao hơn TTCK không phải là nơi giành cho những người thiếu kinh nghiệm và kiến thức vì vậy việc nâng cao kiến thức và kinh nghiệm là điều vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà các nhà đầu tư có tổ chức từ nước ngoài có năng lực và kinh nghiệm dày dạn đang ồ ạt đổ vốn vào thị trường,nếu chúng ta không có sự chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ thua ngay trên “sân nhà”.