TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT & TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SD VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH SD Việt Nam
Công ty TNHH SD Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập theo giấy phép đầu tư số 22/ GP-KCN-HN do Ban quản lý các khu
CN và chế xuất Hà Nội cấp ngày 15/1/2001 và các giấy phép đầu tư sửa đổi. Hoạt động dưới hình thức Công ty Mẹ - Công ty Con (Công ty Mẹ là Công ty Sumiden Shoj _ một Công ty thành lập ở Nhật Bản) Công ty thành lập để sản xuất và xuất khẩu bộ dây dẫn điện và dây nguồn trong vòng 47 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư Giấy phép đầu tư của công ty sau đó được sửa đổi lần lượt vào ngày 12/07/2001 giấy phép đầu tư số 22/GPĐC1-KCN-
HN để thay đổi vốn đầu tư và vốn pháp định; ngày 06/06/2003 giấy phép đầu tư số 22/GPĐC2-KNC-HN để thay đổi chủ đầu tư, vốn đầu tư và vốn pháp định; ngày 15/06/2005 giấy phép đầu tư số 22/GPĐC3-KCN-HN để thêm nhà đầu tư (Onamba Trading Co.,Ltd), thay đổi vốn đầu tư và vốn pháp định. Ngày 3 tháng 6 năm 2008, Công ty nhận Giấy Chứng nhận Đầu tư số
012023000113 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất Hà Nội cấp để thay thế cho các Giấy phép đầu tư trên và thay đổi hình thức doanh nghiệp của Công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
Hiện tại, tổng vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty theo quy định trong giấy phép đầu tư lần lượt là 4000000 USD và 1500000 USD.
Vốn pháp định được duyệt của công ty đã được góp đủ bởi công tySumiden Shoji, một công ty được thành lập tại Nhật Bản.
Ban đầu, Công ty được đầu tư bởi công ty TNHH Kawamura Electric Wire Industries và công ty TNHH Sumitomo Electric Indutries Cả hai công ty được thành lập tại Nhật Bản Khi đó Công ty có tên là công ty TNHH Dây cáp VINA KDC Ngày 15/1/2003, Kawamura và SEI đã ký một hợp đồng bán toàn bộ quyền sở hữu công ty cho Sumiden Shoji, một công ty thành lập tại Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 01/02/2003 Theo hợp đồng này, các khoản đầu tư sẽ chuyển từ Kawamura và SEI sang Sumiden Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư đã được Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chấp thuận ngày 06/06/2003 Và đổi tên thành Công ty TNHH SD Việt Nam Tại ngày 31/12/2001, vốn đầu tư và vốn pháp định của Công ty tương ứng là 1650000 USD và 500000 USD Tại ngày 06/06/2003, sau khi Công ty được bán thì vốn đầu tư và vốn pháp định của Công ty như được quy định trong Giấy phép đầu tư lần lượt là 1000000 USD và 500000 USD. Địa chỉ của công ty TNHH SD Việt Nam: Lô H-2A, Khu Công Nghiệp Thăng Long, Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trong thời gian từ khi thành lập đến nay Công ty gặp nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn Công ty đã cố gắng vượt qua những khó khăn gặp phải và tận dụng những thuận lợi để phát triển Công ty.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH SD Việt Nam
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH SD Việt Nam
Công ty TNHH SD Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài của Nhật Bản Quy mô của Công ty cỡ vừa
Công ty sản xuất dây dẫn điện dùng trong sản xuất công nghiệp
-Nhận gia công và sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng.
1.2.1.3 Nhiệm vụ của công ty.
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự chủ và tuân thủ pháp luật trong nước và quốc tế hiện hành.
-Tuân thủ pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý tình hình xuất-nhập khẩu.
-Quản lý sản phẩm nguồn vốn, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. +Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất và kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm xây dựng và củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn.
+Quan tâm chăm lo đến đời sống của công nhân cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
Công ty hoạt động chủ yếu trong ngành sản xuất dây dẫn điện Đây là mặt hàng đang được rất nhiều công ty trong nước cũng như các công ty nước ngoài đầu tư vào phát triển Sản phẩm sản xuất ra của Công ty cũng bị cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường.
Công ty hoạt động chủ yếu trong ngành sản xuất dây dẫn điện dùng trong sản xuất máy giặt, tủ lạnh, xe ô tô, xe máy, xe đạp điện, xe nâng hàng đầu nối tự động…
Công nghệ sản xuất của Nhật Bản Công ty áp dụng hệ thống quản lýISO 9001/2000 và ISO 140001/2004 thân thiện với môi trường cho lĩnh vực sản xuất hệ thống dây dẫn điện gia dụng và công nghiệp Bên cạnh đó một số công đoạn yêu cầu lắp ráp bằng tay.
1.2.2.4 Đặc điểm thị trường đầu vào và đầu ra
* Thị trường là nơi gặp gỡ và diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hoá giữa người bán và người mua
Mỗi một doanh nghiệp hay công ty khi bắt đầu có quyết định thành lập đều phải tìm hiểu rõ về thị trường mà mình định tham gia để tìm kiếm, lựa chọn cho mình những điều kiện đầu tư phù hợp. Điều đó lại đặc biệt quan trọng đối với một công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn đầu tư của nước ngoài như Công ty TNHH SD Việt Nam Công ty đã quan tâm tìm hiểu và đưa ra quyết định về lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu và khách hàng.
* Nhà cung cấp nguyên liệu
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cơ bản như: vật tư, nguyên liệu, lao động, vốn, thông tin, công nghệ…Số lượng và chất lượng các nguồn cung ứng các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh tối ưu Do đó, nhà cung ứng là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty nói riêng
Nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty: chủ yếu là ở nước ngoài và một số công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam
Nhập khẩu: từ các công ty Sumiden tomita Shoji Co.,Itd; Onamba; Wonderful Cable Thailand; và một số nhà cung cấp khác…
Nội địa: OJI Việt Nam; Nitto Denko Việt Nam; Nissein Electric Việt Nam;
Vì chủ yếu nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty là nhập khẩu từ nước ngoài nên gặp nhiều khó khăn trong đàm phán về giá cả và cả khó khăn về khâu vận chuyển.
Khách hàng là một nhân tố tác động rất lớn đến doanh nghiệp Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh.
Khách hàng hiện tại của công ty chủ yếu cũng là các công ty nước ngoài và một số công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam
Xuất khẩu: Sumiden Tomita Shoji Co., Itd; Daikin; Bessho Densen; Zoojirushi;
Nội địa: Panasonics Việt Nam; Toa Việt Nam; Nectonkin…
1.2.2.5 Khó khăn và thuận lợi
Trong thời gian từ khi được thành lập đến nay Công ty gặp nhiều khó khăn Khi mới thành lập (còn là công ty TNHH Dây cáp Vina KDC), sản phẩm sản xuất ra không được tiêu thụ nhiều trên thị trường do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường do đó Công ty đã phải thay đổi mặt hàng kinh doanh.
Nước ta vừa trải qua giai đoạn có tỷ lệ lạm phát cao Để kìm chế lạm phát chính phủ thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng cao trong thời gian qua, đã gây khó khăn rất lớn cho Công ty trong việc vay vốn để đầu tư sản xuất.
Khủng hoảng kinh tế làm cho tất cả các công ty đền có xu hướng thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của Công ty.
Các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty chủ yếu là các công ty nước ngoài nên chi phí giá thành nguyên vật liệu đầu vào khá cao gây không ít khó khăn cho công ty Làm cho sản phẩm hoàn thành của công ty cũng phải có giá thành cao.
Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao và thời gian lâu gây khó khăn khi có đơn hàng mà nguyên vật liệu chậm về kho.
Công ty đang cố gắng tìm nhà cung cấp trong nước nhưng những nguồn hàng trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công ty (Số đáp ứng được yêu cầu là rất ít, chủ yếu là các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, còn các sản phẩm của Việt Nam thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty).
Có một số công đoạn lắp ráp bằng tay nên cần nhiều công nhân đặc biệt là công nhân nữ vì công nhân nữ phù hợp với loại công việc này Nguồn nhân lực cũng là yếu tố tác động rất lớn đến sản xuất kinh doanh của công ty đều này dẫn đến thừa hoặc thiếu nhân lực trong từng giai đoạn làm ăn của Công ty.
Việt Nam đang có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI do đó đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài và đầu tư ở nước ta Luật đầu tư nước ngoài đã nhiều lần được sửa đổi cho phù hợp hơn cùng với các chủ trương chính sách … đều hướng tới xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, hiệu quả, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà ĐTNN yên tâm đầu tư và làm ăn lâu dài tại Việt Nam: là những điều kiện thuận lợi để các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Như:
Chính sách đầu tư đã góp phần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
Hình 1.2: Hệ thống tổ chức của Công ty TNHH SD Việt Nam năm 2008
Hàng năm Công ty không có thay đổi về cơ cấu tổ chức mà chỉ thay đổi các thành viên trong bộ máy tổ chức.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức
1.3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của ban giám đốc a) Tổng giám đốc
Chịu trách nhiệm và có đầy đủ thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty cùng với sự trợ giúp của các trưởng nhà máy. Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty.
Nhiệm vụ của Tổng giám đốc là thi hành các nghị quyết khác nhau của Hội đồng quản trị và tổ chức chỉ huy quản lý công việc hàng ngày của công ty Tổng giám đốc quyết định những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và các điều sau đây:
Cơ cấu tổ chức: Nhân sự, chế độ tiền lương, tiền công và tiền thưởng của công ty.
Chỉ thị, bãi miễn những nhân viên chủ chốt của công ty.
Lập báo cáo tài chính định kỳ hàng năm của công ty.
Lập phương châm hoạt động ngắn và dài hạn. Đưa ra mục tiêu hoạt động hàng năm của công ty. b) Tổng trưởng phòng
Chỉ huy công việc quản lý hàng ngày của công ty Khi TGĐ vắng mặt, Tổng trưởng phòng là người điều hành công việc hàng ngày của công ty.
Ký các quy định quyết định, công văn, các giấy tờ về tài chính theo thẩm quyền quy định trong công ty. c) Quản lý nhà máy
Hỗ trợ giúp đỡ TGĐ các công việc hàng ngày của công ty Quản lý điều hành các công việc hàng ngày theo sự phân công của TGĐ.
Ký các quy định, quyết định, công văn, các giấy tờ về tài chính theo thẩm quyền quy định trong công ty.
Lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh và phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của công ty.
Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty. a) Bộ phận ISO
Quản lý hệ thống tiêu chuẩn ISO. b) Bộ phận kế hoạch
Bảo đảm chính xác, khách quan trong mọi quyết định cũng như các đề xuất với Ban giám đốc công ty.
Tự chủ và chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan tìm mọi biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cở sở tôn trọng lợi ích của công ty.
Các nhiệm vụ cụ thể khác khi được Tổng giám đốc hoặc Ban giám đốc giao hoặc uỷ quyền bằng văn bản.
1.3.2.3 Phòng hành chính nhân sự
Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về các quyết định của mình. a) Nhân sự
Tổng hợp bảng chấm công và bảng đánh giá nhân sự của từng CBCNV phục vụ cho việc tính lương, thưởng, phép.
Thanh toán lương, thưởng cho toàn bộ CBCNV công ty.
Lập báo cáo về nhân sự, lương, bảo hiểm.
Tuyển bổ sung CBCNV mới theo kế hoạch tuyển dụng của BGĐ và các phòng ban, bộ phận trong công ty. b) Hành chính
Soạn thảo công văn, quyết định nội quy của công ty
Quản lý con dấu (Có trách nhiệm gìn giữ và sử dụng đúng mục đích)
Theo dõi các khoản chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí đi lại, sinh nhật, phụ cấp…Phiên dịch và biên dịch tài liệu Làm hộ chiếu, visa, đặt vé… c) Y tế
Chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV, quản lý cấp phát thuốc
Lập kế hoạch kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho CBCNV công ty Kiểm tra thực đơn và tính toán số liệu xuất ăn hàng ngày.
Thực hiện tất cả các giao dịch ở ngân hàng và bằng tiền mặt.
Kiểm tra các hoạt động kinh doanh hợp pháp, hợp lý trong nội bộ công ty theo yêu cầu của pháp luật liên quan đến trách nhiệm tài chính của công ty. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh hợp pháp, hợp lý trong nội bộ công ty theo quy định tài chính của mỗi bộ phận, cá nhân trong công ty.
Kiểm soát phát hành hoá đơn.
Lập báo cáo tài chính.
Ban hành và hướng dẫn các quy định nội bộ và quy định từ bên ngoài cho các bộ phận có liên quan đến trách nhiệm pháp lý về tài chính.
Quản lý các việc liên quan đến thuế (cơ quan chức năng, tổ chức và cá nhân liên quan)
Phân tích giá thành và lập kế hoạch kinh doanh của công ty.
Tư vấn pháp lý tài chính cho TGĐ.
Kiểm tra hợp đồng trước khi ký kết.
Lập và theo dõi các kế hoạch sản xuất của công ty.
Lập và thực hiện kế hoạch giao hàng.
Lập các báo cáo tổng hợp và thực tế tình hình sản xuất và bán hàng. Cải tiến hệ thống sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất loại bỏ các lãng phí trong sản xuất (con người, thiết bị, phương pháp).
Tăng hiệu quả sử dụng diện tích nhà xưởng (giảm tồn kho tại các công đoạn).Thống kê và báo cáo theo yêu cầu.
Mở rộng nội địa hoá vật tư. a) Bộ phận bán hàng Đảm nhiệm toàn bộ các công việc liên quan đến đóng gói, bảo quản thành phẩm và giao hàng.
Lập và thực hiện các kế hoạch giao hàng (khách hàng trong và ngoài nước). Làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, NVL, máy móc…
Cung cấp chứng từ cần thiết cho các bộ phận liên quan. b) Bộ phận quản lý vật tư Đặt, nhập, kiểm tra, cấp vật tư phục vụ sản xuất…
Chuẩn bị các yếu tố cần thiết và thục hiện kiểm tra sản xuất theo đúng quy trình ban hành a) Bộ phận quản lý sản xuất
+ Tổ lắp ráp b) Bộ phận quản lý chất lượng Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm và công đoạn sản xuất trong công ty.
Kiểm tra các công đoạn sản xuất, các sản phẩm sản xuất ra… c) Bộ phận kỹ thuật
Thành lập duy trì và phát triển cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất lắp ráp.
Tiếp nhận và xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất cho từng sản phẩm cụ thể.
Quản lý, kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới… các hệ thống: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hệ thống điện, cấp thoát nước.
+ Tổ kỹ thuật sản xuất
Thành lập duy trì và phát triển cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất lắp ráp.
Tiếp nhận và xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất cho từng sản phẩm cụ thể.
Thực hiện việc mua hàng trong nước và nước ngoài (bao gồm: vật tư, phụ tùng, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy).
Quản lý và duy trì hoạt động của hệ thống thông tin trong toàn công ty.
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SD VIỆT NAM
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH SD Việt Nam
Hình thức tổ chức công tác kế toán trong Công ty là hình thức kế toán tập trung, phòng kế toán có 4 người trong đó có 1 kế toán tổng hợp và 3 trợ lý kế toán.
Toàn công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm ở văn phòng công ty Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Phòng kế toán lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.
Phòng kế toán có các trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Theo dõi quản lý tài chính của công ty, tổ chức toàn bộ công tác kế toán, thống kê của công ty.
- Tư vấn về pháp lý cho Tổng Giám Đốc Công ty, cùng Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành các quy định của Nhà nước về kế toán thống kê và tuân thủ luật trong kinh doanh đặc biệt là các nghĩa vụ tài chính đối với nàh nước.
- Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán
- Tổ chức triển khai các biện pháp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, thanh quyết toán
- Tổ chức triển khai các công tác hạch toán kế toán chung cho toàn Công ty theo đúng yêu cầu cảu luật kế toán, thống kê và yêu cầu Quản trị doanh nghiệp
- Kiểm tra các khoản chi phí và thanh toán của tất cả các bộ phận trong công ty
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước Hội đồng quản trị và Giám đốcCông ty về các đề xuất, quyết định của phòng kế toán
KẾ TOÁN TỔNG HỢP ( TRẦN THỊ HẬU)
TRỢ LÝ KẾ TOÁN (GỒM 3 NGƯỜI)
LÊ HỒNG ANH TRẦN THỊ NHUNG HOÀNG THỊ
- Tự chủ và chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan tìm mọi biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở tôn trọng lợi ích của Công ty.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tổng hợp và các trợ lý kế toán
* Quyền hạn trách, nhiệm của kế toán tổng hợp:
- Lập phiếu thu, chi và theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt Lập sổ quỹ tiền mặt và kiểm kê quỹ tiền mặt cuối tháng, đối chiếu lượng tồn tiền mặt với thủ quỹ
- Theo dõi số lượng và chủng loại TSCĐ mua trong kỳ Căn cứ vào các chứng từ mua bán, lập sổ theo dõi và phân loại TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ
- Tiến hành tính lương cho toàn bộ công nhân viên và ban giám đốc công ty sau khi nhận được bảng chấm công từ phòng hành chính nhân sự
- Quản lý và kiểm tra các khoản phải thu, phải trả trong kỳ, kiểm soát các khoản nợ quá hạn, theo dõi các khoản trả trước cho nhà cung cấp và các khoản chi phí trích trước
- Theo dõi và quản lý toàn bộ các khoản thu chi bằng tiền mặt, chuyển khoản trong kỳ (thanh toán nước ngoài, thanh toán trong nước, thanh toán lương, các khoản tạm ứng…)
- Kiểm soát giá mua các thiết bị, vật dụng phục vụ nhu cầu sản xuất
- Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng nguyên phụ liệu hàng tháng
- Lập báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý, báo cáo quyết toán thuế nhà thầu
- Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN cuối năm
- Kiểm soát toàn bộ các công văn, báo cáo từ phòng kế toán gửi tới các phòng ban, các cơ quan chức năng
- Kiểm tra toàn bộ các chứng từ liên quan đến việc lập BCTC trong kỳ và nhập số liệu vào phần mềm kế toán Accpac
- Lập báo cáo tài chính tháng và năm ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
- Trợ giúp việc kiểm toán BCTC cuối năm
- Cập nhật các quy định mới về chế độ kế toán, tài chính
- Đào tạo, hướng dẫn và phân công công việc cho nhân viên phòng kế toán
* Quyền hạn, trách nhiệm từng trợ lý kế toán:
- Hàng ngày, kiểm soát tình hình xuất, nhập, tồn kho NVL, thành phẩm, công cụ, dụng cụ Theo dõi phiếu nhập, xuất kho và cập nhật dữ liệu vào máy tính.
- Cuối tháng lập báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn kho NVL, thành phẩm, công cụ, dụng cụ (Đối chiếu số liệu với bộ phận kho, bộ phận bảo dưỡng và đối chiếu kết quả kiểm kê cuối tháng với bộ phận nguyên vật liệu)
- Từ bản định mức sản phẩm của bộ phận sản xuất => tiến hành tính giá thành NVL cho các sản phẩm sản xuất trong tháng.
- Hàng ngày thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản, lập phiếu thu, chi tiền ngân hàng.
- Lập sổ quỹ ngân hàng cuối tháng, đối chiếu sổ quỹ với ngân hàng.
- Thu, chi tiền mặt hàng ngày và kiểm kê quỹ tiền mặt cuối tháng (với vị trí thủ quỹ).
- Theo dõi công nợ phải thu, phải trả các nhà cung cấp nước ngoài.
- Lập hóa đơn GTGT cho giá trị hàng bán ra trong tháng
- Lập báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp cho người Việt Nam và người nước ngoài, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế GTGT hàng tháng.
- Chịu trách nhiệm nộp các báo cáo thuế đúng hạn
* Quyền hạn, trách nhiệm chung của các trợ lý kế toán:
- Lập các báo cáo tháng và năm gửi tới các cơ quan hữu quan: HIZA, cục thống kê.
- Khi phát sinh TSCĐ mới, từ sổ TSCĐ => tiến hành lập, in, dán thẻ cho các TSCĐ mới
- Chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của công việc được giao
- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên phòng kế toán khi có yêu cầu
- Một số công việc khác khi được phân công
Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty TNHH SD Việt Nam
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/ QĐ- BTC. Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Tùy thuộc vào loại chứng từ kế toán, Công ty sử dụng 3 loại đồng tiền để hạch toán: VNĐ, USD, JPY Nhưng đồng tiền dùng để lập các báo cáo tài chính là đồng USD.
Năm tài chính: Năm tài chính của Công ty từ ngày 1 tháng 1 đến ngày
Kỳ kế toán: tháng, từ 1 đến 30, 31 hàng tháng.
Phương pháp tính thuế GTGT: là theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Để hoàn thiện cho việc theo dõi nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế Khi tài sản được bán hay không thể sử dụng được nữa, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi, lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua của tài sản, thuế nhập khẩu, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã được đưa vào sử dụng như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu, được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm phát sinh chi phí Trong trường hợp có thể chứng minh rõ ràng là các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế tương lai ước tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, thì các chi phí này được vốn hóa làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.
Giá trị hao mòn được trích lập theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính như sau:
Năm Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 25
Thiết bị và đồ dùng văn phòng 5 - 7
Thời gian sử dụng và phương pháp khấu hao được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng phương pháp khấu hao và kỳ khấu hao là nhất quán với lợi ích kinh tế ước tính thu được từ tài sản cố định hữu hình.
Phương pháp kế toán ngoại tệ: Các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác USD phát sinh trong năm được quy đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái tương ứng tại ngày giao dịch Các khoản mục tài sản và công nợ có gốc bằng các đơn vị tiền tệ khác với USD được quy đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái của ngày kết thúc niên độ kế toán
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chưa thực hiện đều được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng trong Công ty được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán:
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán là các chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp, gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho
Tổ chức lập chứng từ kế toán:
Khi có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều tổ chức lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tấy xóa, không viết tắt Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với những chứng từ lập nhiều liên được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung viết lồng bằng giấy than Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
Tổ chức ký chứng từ kế toán:
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ Chỉ ký tên khi đã ghi đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết trên chứng từ kế toán Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải đăng ký bằng bút bi hoặc bút nước, không ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định.
Chữ ký của Tổng giám đốc, kế toán tổng hợp và dấu đóng trên chứng từ phải hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán tổng hợp.
Công ty mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, Tổng Giám Đốc Sổ đăng ký mẫu chữ ký được đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vvij quản lý để tiện kiểm tra khi cần Mỗi người phải ký ba chữ mẫu trong sổ đăng ký.
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán:
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải được tập trung vào bộ phận kế toán Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán
- Kế toán viên, kế toán tổng hợp kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Tổng Giám Đốc Công ty ký duyệt
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
- Lưu giữ, bảo quản chứng từ kế toán
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SD VIỆT NAM
Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của Công ty TNHH SD Việt Nam với 4 người được sắp xếp trong công việc phù hợp với nội dung kế toán đã được đặt ra và khối công tác kế toán phát sinh trong quá trình hoạt động.
Có thể nói rằng sự phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng lao động trong phòng kế toán là hết sức khoa học hợp lí và vừa đủ thể hiện ở chỗ đã có sự phân công công việc từng công việc cho từng nhân viên kế toán đảm nhiệm do đó không xảy ra tình trạng không có việc làm hay dư lao động.Mặt khác cùng với sự hiểu biết và kinh nghiệm thu được sau nhiều năm làm kế toán, kế toán tổng hợp đã cùng với các nhân viên trong phòng kế toán phí giảm bớt hoạt động nhân viên kế toán.
Về công tác tổ chức kế toán
Công ty dùng hình thức chứng từ ghi sổ công tác kế toán nhìn chung là được thực hiện tốt phản ánh và cung cấp kịp thời tình hình tài sản nguồn vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính từ đó giúp lãnh đạo công ty quyết định đúng đắn kịp thời các phương án kinh doanh.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán có phần mềm kế toán phù hợp với điều kiện của Công ty Máy tính giúp giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép tính toán của nhân viên mà vẫn cung cấp thông tin chính xác kịp thời đáp ứng yêu cầu của quản lí.
3.2.1 Về cách thức và phương pháp hạch toán
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH SD Việt Nam đã giúp em hiểu ra nhiều điều và em thấy rằng công tác hoạch toán kế toán nói chung có những ưu điểm nhất định Công ty đã năng động trong việc tạo ra các công việc thực hiện Sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín với thị trường qua đó thấy được sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lí và sự đóng góp nhiệt tình của bộ máy kế toán Công ty.
Công ty có đội ngũ kế toán được đào tạo cơ bản có nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong lao động nhiệt tình và có trách nhiệm, bộ máy được sắp xếp phù hợp với yêu cầu trình độ của từng người, hệ thống sổ sách của công ty khá dành mạch và tỉ mỉ ghi chép, được thực hiện đúng quy định Do vậy công tác kế toán được thực hiện tương đối tốt, khoa học tiến hành đều đặn hàng tháng với cách tập hợp bám sát thực tế quá trình hoạt động của Công ty.