1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện yên mỹ năm 2010 và định hướng tới năm 2020

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện Quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Mỹ năm 2010 và định hướng tới năm 2020
Tác giả Hoàng Ngọc Tuyền
Người hướng dẫn PGS,TS Nguyễn Văn Duệ
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 60,26 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (2)
    • 1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ (4)
      • 1.1.1. Quản lý và các dạng quản lý (4)
      • 1.1.2. Các chức năng quản lý (5)
        • 1.1.2.1. Các chức năng quản lý phân theo quá trình quản lý (5)
        • 1.1.2.2. Các chức năng phân theo hoạt động của tổ chức (6)
        • 1.1.2.3. Tính thống nhất của các hoạt động quản lý – ma trận các chức năng quản lý (7)
      • 1.1.3. Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề (8)
        • 1.1.3.1 Quản lý là một khoa học (8)
        • 1.1.3.2. Quản lý là một nghệ thuật (8)
        • 1.1.3.3. Quản lý còn là một nghề (nghề quản lý) (9)
    • 1.2. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH (9)
    • 1.3. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (11)
      • 1.3.1. Khái niệm chung (11)
      • 1.3.2. Khái niệm về cơ cấu ngành của một nền kinh tế (12)
      • 1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (13)
  • CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN YÊN MỸ (2)
    • 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA HUYỆN YÊN MỸ (16)
      • 2.1.1. Lịch sử phát triển của huyện Yên Mỹ (16)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế xã hội của huyện Yên Mỹ (16)
        • 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu (17)
        • 2.1.1.3. Tài nguyên đất (17)
        • 2.1.1.4. Dân số và nguồn lực (18)
        • 2.1.1.5. Sự phát triển của huyện (18)
      • 2.1.2. Tổ chức hoạt động của các phòng ban và chức năng (19)
        • 2.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức (19)
        • 2.1.2.2. Chức năng nhiêm vụ của từng phòng ban (19)
      • 2.2.1 Quá trình hoạt động của huyện (32)
      • 2.2.2. Các kết quả hoạt động theo quy hoạch kinh tế - xã hội của huyện (32)
        • 2.2.2.1. Kết quả năm 2007 đạt được (32)
        • 2.2.2.2. Kết quả năm 2008 đạt được (33)
        • 2.2.2.3. Kết quả năm 2009 đạt được (34)
        • 2.2.2.4. Các mặt kinh tế-xã hội của huyện (35)
      • 2.2.3. Các hạn chế và thách thức trong cấu trúc quy hoạch của huyện theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua (39)
        • 2.2.3.1. Vốn đầu tư vào huyện còn gặp khó khăn (39)
        • 2.2.3.2. Khó khăn trong quản lý (41)
        • 2.2.3.3. Thị trường còn hạn chế (42)
        • 2.2.3.4. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế (43)
        • 2.2.3.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chậm (44)
        • 2.2.3.6. Quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn (45)
      • 2.2.4. Những nguyên nhân tạo ra sự hạn chế phát triển của huyện (46)
        • 2.2.4.1. Phân công chưa hợp lý (46)
        • 2.2.4.2. Điều kiện hoạt động chưa đầy đủ (46)
        • 2.2.4.3. Việc đào tạo chưa đầy đủ (46)
        • 2.2.4.4. Tài chính-Ngân sách (46)
        • 2.2.4.5. Xây dựng cơ bản (47)
  • CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỂ QUẢN LÝ TRONG (2)
    • 3.1. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIỮA CÁC NGÀNH (48)
    • 3.2. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ (51)
    • 3.3. TÌM KIẾM VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG (53)
    • 3.4. ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT (53)
    • 3.5. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ (54)
    • 3.6. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH (54)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ

1.1.1 Quản lý và các dạng quản lý

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường”.

Quản lý có phạm vi vô cùng rộng lớn, được chia làm ba dạng chính sau:

Quản lý giới vô sinh: nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ, máy móc thiết bị, sản phẩm v.v.

Quản lý giới sinh vật: vật nuôi cây trồng.

Quản lý xã hội loài người: Đảng, đoàn thể, nhà nước, doanh nghiệp gia đình v.v.

Tất cả các dạng quản lý đều mang những đặc điểm chung sau đây: Để quản lý được phải tồn tại một hệ quản lý bao gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến mục tiêu Chủ thể có thể là một người , một bộ máy quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý. Đây có thể là những yếu tố thuộc giới vô sinh, giới sinh vật hoặc con người.

Phải có một hoặc một tập hợp mục đích theo cách tốt nhất trong hoàn cảnh môi trường biến động và nguồn lực hạn chế là lý do tồn tại của quản lý. Đó cũng là căn cứ quan trọng nhất để chủ thể tiến hành các tác động quản lý.

Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều.Quản lý là một quá trình thông tin Chủ thể quản lý phải liên tục thu thập dữ liệu về môi trường và hệ thống, tiến hành chọn lọc thông tin, bảo quản thông tin, truyền tin và ra các quyết định - một dạng thông tin đặc biệt nhằm tác động lên các đối tượng quản lý Còn đối tượng quản lý phải tiếp nhận các tác động quản lý của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi Đứng trước những thay đổi của đối tượng quản lý cũng như môi trường cả quy mô và độ phức tạp, chủ thể quản lý không chịu bó tay mà vẫn có thể tiếp tục quản lý có hiệu quả thông qua việc điều chỉnh, đổi mới cơ cấu, phương pháp công cụ và hoạt động của mình.

1.1.2 Các chức năng quản lý Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau Những công việc quản lý gọi là các chức năng quản lý Như vậy, các chức năng quản lý là những loại công việc quản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quá trình chuyên môn hóa hoạt động quản lý Phân tích chức năng quản lý nhằm trả lời câu hỏi : các nhà quản lý phải thực hiện những công việc gì trong quản lý

Có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia các chức năng quản lý Vào những năm 19330, Gulick và Urwich đã nêu 7 chức năng quản lý trong từ viết tắt POSDCORB: P: Planning- lập kế hoạch, O: Organizing- tổ chức, S: Staffing- quản lý nhân lực, D: Directing- chỉ huy, CO: Coordinating- phối hợp, R: Reviewing- kiểm tra, B: Budgeting- tài chính Henri Fayol nêu 5 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, và kiểm tra.

Hiện nay, các chức năng quản lý thường được xem xét theo 2 cách tiếp cận : theo quá trình quản lý và theo hoạt động của tổ chức.

1.1.2.1 Các chức năng quản lý phân theo quá trình quản lý

Mọi quá trình quản lý đều được tiến hành theo những chức năng cơ bản:

- Kiểm tra Đây cũng là chức năng chung nhất đối với mọi nhà quản lý, không phân biệt cấp bậc, ngành nghề, quy mô lớn nhỏ của tổ chức và môi trường xã hội, dù ở Mỹ hay Việt Nam Dĩ nhiên phổ biến nhất không có nghĩa là đồng nhất Ở những xã hội khác nhau, những lĩnh vực khác nhau, những tổ chức khác nhau, những cấp bậc khác nhau, có sự khác nhau về mức độ của tầm quan trọng, sự quan tâm cũng như phương thức thực hiện các chức năng chung này.

1.1.2.2 Các chức năng phân theo hoạt động của tổ chức

Theo cách tiếp cận này, tập hợp các hoạt động của tổ chức được phân chia thành những lĩnh vực khác nhau mang tính độc lập tương đối và gắn liền với chúng là các chức năng quản lý cơ bản sau đây:

- Quản lý lĩnh vực marketing

- Quản lý lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ( R&D)

- Quản lý nguồn nhân lực

- Quản lý các dịch vụ hỗ trợ cho tổ chức: thông tin, pháp lý, đối ngoại…

Những chức năng quản lý theo hoạt động của tổ chức còn được gọi là các lĩnh vực quản lý Tùy vào lĩnh vực quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động,trong các tổ chức có thể còn tồn tại những chức năng khác nữa

Phân loại chức năng theo hoạt động của tổ chức thường là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức Và như vậy lĩnh vực quản lý được hiểu như các hoạt động quản lý được sắp xếp trong những bộ phận nào đó của cơ cấu tổ chức Ở các bộ phận này có các nhà quản lý và liên quan đến việc ra các quyết định quản lý.

1.1.2.3 Tính thống nhất của các hoạt động quản lý – ma trận các chức năng quản lý

Tính thống nhất của các hoạt động quản lý được thể hiện qua ma trận sau:

Quản lý nguồn nhân lực

Quản lý các dịch vụ hỗ trợ

Nếu xét theo chiều dọc của ma trận, trong bất cứ lĩnh vực quản lý nào nhà quản lý cũng sẽ phải thực hiện các quản lý Ví dụ, trong bộ phận marketing các nhà quản lý sẽ phải lập kế hoạch cho các hoạt động marketing, phân chia nguồn lực cho các hoạt động chỉ đạo thúc đẩy các thành viên của bộ phận marketing thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả và tiến hành giám sát, điều chỉnh để đảm bảo các kế hoạch.

Nếu xét theo chiều ngang của ma trận, có thể thấy các kế hoạch marketing, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính, nguồn nhân lực… không thể tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống kế hoạch của tổ chức Việc nghiên cứu các chức năng quản lý theo hai cách tiếp cận tạo lên sự logic.

1.1.3 Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề

1.1.3.1 Quản lý là một khoa học

Tính khoa học của quản lý xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ quản lý trong quá trình hoạt động của tổ chức bao gồm những quy luật kinh tế, công nghệ, xẫ hội… Những quy luật này nếu được các nhà quản lý nhận thức và vận dụng trong quá trình quản lýtổ chức sẽ giúp họ đạt được kết quả mong muốn, ngược lại sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường

Tính khoa học của quản lý tổ chức đòi hỏi các nhà quản lý trước hết phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức. Đó không chỉ là những quy luật kinh tế mà còn là hàng loạt những quy luật khác nhau như quy luật tâm lý – xã hội, quy luật công nghệ, đặc biệt là những quy luật quản lý v.v Nằm quy luật thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý Tính khoa học của quản lý phải biết vận dụng các phương pháp đo lường định lượng hiện đại, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật như các phương pháp dự đoán, phương pháp tâm lý xã hội học, các công cụ xử lý lưu trữ, truyền thông: máy vi tính, máy fax, điện thoại, mạng internet v.v…

1.1.3.2 Quản lý là một nghệ thuật

KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH

Quy hoạch là bố trí sắp xếp kế hoạch dài hạn Tức là quy hoạch có tính định hướng liên quan tới kế hoạch và thời gian thực hiện

Theo sách giáo khoa “Kinh tế học về bất động sản” của trường đại học California do Dennis J McKenzie và Richard M Betts biên soạn, quy hoạch được định nghĩa như sau: “Quy hoạch là hoạch định trước những việc cần làm và đặt ra trước những mục tiêu cần đạt tới”.

Quy hoạch lệ thuộc hoàn toàn vào định hướng cơ cấu kinh tế ở cấp quốc gia, vùng, địa phương Định hướng cơ cấu kinh tế như thế nào thì quy hoạch như thế nấy, công việc này thể hiện trọn vẹn tầm nhìn của các vị lãnh đạo nhà nước, các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế kết hợp với các vị lãnh đạo địa phương.

Hoạch định trước đất nước sẽ phát triển tầm cỡ nào trong tổng thể nền kinh tế thế giới và khu vực; đặt vật kiến trúc trên đất ở đâu (nhà máy lọc dầu, cảng biển, sân bay, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu, ) sẽ cho hiệu quả cao nhất và không lãng phí.

Ví dụ, Trung Quốc vừa khánh thành tuyến đường sắt trên không nối từ lục địa phận tỉnh Thanh Hải lên tỉnh Tây Tạng Tuyến đường này không chỉ giúp khai thác tiềm lực của vùng Tây Tạng hoang sơ mà còn có ý nghĩa rất quyết định về chính trị và quân sự Tầm nhìn đó phải là công việc của bậc

“thầy”; còn chuyển tải tầm nhìn thành những phần việc cụ thể để thực hiện là phần việc của người “thợ” Người thợ ở đây phải được hiểu là nhà chuyên môn, các kiến trúc sư, kỹ sư, v v liên quan đến công tác quy hoạch. Ở các nước phát triển và đang phát triển, tầm nhìn trong quy hoạch là vấn đề then chốt, nếu những nước phát triển sau không chú trọng nguyên tắc này sẽ phải trả một giá rất đắt, như: nền kinh tế bị gãy khúc vì không liên kết được từ chiều dọc, chiều ngang Cả nước không có những đặc khu kinh tế tập trung, kinh tế trọng điểm để giành lợi thế cạnh tranh ở cấp khu vực, thế giới. Kết cấu hạ tầng sẽ không phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế Ví dụ: nền kinh tế định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể xây dựng trên một kết cấu hạ tầng tạm bợ thiếu sự liên hoàn về giao thông để nối kết giữa các tỉnh, thành và các nước trong khu vực.

Và, thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều nước kém phát triển cho thấy, nếu trong quy hoạch không có những người đủ tầm để “hoạch định trước, đặt ra trước mục tiêu cần đạt tới”, hoặc do những người “thợ” làm thay công việc của “thầy”, hoặc “thầy” làm thay công việc của “thợ”, hay “thầy không ra thầy, thợ không ra thợ” thì sẽ dẫn đến những quyết định đầu tư manh mún, rời rạc, chấp vá (tỉnh, thành nào cũng có khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, đài truyền hình, ), gây lãng phí rất lớn về cơ hội, tài nguyên, quỹ đất, tiền bạc, công sức của toàn xã hội Đây cũng chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho những nước nghèo lại càng nghèo thêm!

Vậy có thể nói, quy hoạch chính là tầm nhìn, nhưng tầm nhìn của ai? Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, quy hoạch đang phân cấp về đến các quận, huyện, phường, xã… Điều này nói lên chúng ta chưa quan tâm đến quy hoạch một cách đúng mức, đúng tầm Đã đến lúc cần nhìn nhận vấn đề quy hoạch một cách nghiêm túc trước khi còn có thể, để tránh lập lại “vết xe đổ” của một số nước trong khu vực.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN YÊN MỸ

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỂ QUẢN LÝ TRONG

GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIỮA CÁC NGÀNH

Với sự phát triển nhanh như hiện tại thì nhu cầu vốn đầu tư cũng như nhu cầu đầu tư của các năm tới sẽ rất cao

Theo như đó thì quá trình tăng trưởng kinh tế trên dịa bàn huyện dự kiến là

Bảng 4 : Tốc độ tăng trưởng Đơn vị tính : %

Bảng 5: Nhu cầu vốn đầu tư Đơn vị 2002-

2015 1.Tổng nhu cầu đầu tư Tỷ đồng 670 1504,7 1650 3826

A, Từ tài liệu nền kinh tế Tỷ đồng 295 752,4 908 1961

B, Từ tín dụng Tỷ đồng 60 135 165 356

C, thu hút từ bên ngoài Tỷ đồng 305 612 577 1507

Theo những tính toán sơ bộ thì để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân thì cần phải có số vốn đầu tư cho cả thời kỳ 2001-2010 khoảng 2176 tỷ;trong đó giai đoạn 2002-2005 khoảng 295 tỷ đồng và giai đoạn 2006-2010 khoảng 752,4 tỷ đồng; giai đoạn 2011-2015 cần 1650 tỷ đồng.

- Thời kỳ 2002-2005 nền kinh tế của huyện tự đảm bảo được 45% tổng nhu cầu đầu tư

- Thời kỳ 2006-2010 dự báo nền kinh tế của huyện tự đảm bảo được 50% tổng nhu cầu đầu tư

- Thời kỳ 2011-2015 dự báo nền kinh tế của huyện tự đảm bảo được 55% tổng nhu cầu đầu tư

Như vậy nguồn vốn thiếu hụt thời kỳ 2002-2015,chủ yếu là dựa vào nguồn vốn bên ngoài Trong đó dựa vào nguồn vốn TW là quyết định:

- Vốn ngân sách TW ( bao gồm cả vốn ODA, TW phân cho huyện ), đảm bảo 60% vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phần dân đóng góp chủ yếu là huy động từ công ích

- Vốn của tổ chức từ thiện quốc tế về các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, do các ngành TW giới thiệu

- Vốn vay tín dụng xoâ đói giảm nghèo

Ngoài ra để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài thì phải phát triển mạnh mẽ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cùng toàn tỉnh đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi công nghiệp huyện phải có được vai trò là động lực thúc đẩy quá trình phát triển Trong tương lai mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã có nhiều bước tiến mới, GDP ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2009 đạt 947,8 tỷ đồng.Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phải hướng tới hình thành một số khu công nghiệp tập trung, tạo động lực nội sinh cho sự phát triển kinh tế xã hội Vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng một số cơ sở sản xuất công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu chế biến, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp tập trung,phải đưa công nghiệp về nông thôn là nội dung cốt lõi của sự dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội trong nông thôn từ nay đến năm 2020.

Phải biết phát huy các thế mạnh của địa phương và gần nguồn tiêu thụ sản phẩm quan trọng là thành phố Hà Nội, mục tiêu phát triển công nghiệp của huyện được xác định là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt may và sản xuất hàng tiêu thụ để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Hướng quy hoạch phân bố sản xuất công nghiệp của địa bàn:

- Ngành chế biến lương thực thực phẩm: bố trí ở các đơn vị; thị trấn Yên Mỹ, Nghĩa Hiệp, Yên Phú, Hoàn Long, Yên Hòa, Viết Cường, Tân Lập

- Ngành thuộc da,giày dép: bố trí ở các xã; Liêu Xá, thị trấn Yên Mỹ

- Ngành mộc dân dụng:Thanh long, thị trấn Yên Mỹ, Tân Việt, Ngọc long

- Ngành tre đan: Trung hòa, Nghĩa Hiệp

- Ngành may mặc: Tân việt, Thường kiệt, Yên phú, Nghĩa hiệp, thị trấn Yên Mỹ

- Cơ khí: thị trấn Yên Mỹ, Trung hưng, Liêu xá, Yên Phú

- Sản xuất vật liệu xây dựng: Đồng than, Trung hưng, Thường kiệt, Minh châu, Yên phú

Do phát triển mạnh các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện, các cơ sở công nghiệp đang hình thành ở nhiều địa phương của huyện, ddoif hỏi lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh ở nhiều nơi Các dịch vụ thương mại, dịch vụ cung cấp điện nước, bưu chính viễn thông và vận tải cần được triển khai trên địa bàn rộng.

GDP của ngành dịch vụ năm 2009 đạt 846,2 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 đạt 3579,3 tỷ đồng Để đáp ứng được các nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ , đòi hỏi cần phất triển theo các lĩnh vực sau:

Củng cố và phát triển thương nghiệp, đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ mặt hàng thiết yêu đối với sản xuất và đời sống, trước hết tập trung ở khu thị trấn và các khu cụm công nghiệp để phát triển các nhành tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ, phấn đấu trở thành nơi phát triển nhành nghề, nơi giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa với các trung tâm thương nghiệp khác Ngành thương nghiệp phải gắn hiệu quả kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, tăng cường công tác thị trường hướng dẫn các thành phần kinh tế trong thương nghiệp dịch vụ phát triển đúng hướng, đúng chính sách pháp luật, chống buôn lậu, trốn thuế Hướng đến phát triển nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhưng đảm bảo sự quản lý của nhà nước.

Phát triển du lịch và các cơ sở nghỉ ngơi, trong tương lai cùng với sự phát triển của đất nước nói chung của Yên Mỹ nói riêng đòi hỏi ngành du lịch phải có hình thức phát triển phù hợp với khả năng của mọi đối tượng trong huyện.

Ngoài ra còn phải phát triển kết cấu hạ tầng hướng phát triển hướng phát triển giao thông trong những năm tới là: sắp xếp và quản lý tốt kinh doanh vận tải, nâng cao chất lượng phương tiện theo nghị định 36 CP của chính phủ, lập lại trật tự an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất về tai nạn giao thông Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư giao thông.

NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ

Cùng huy động nguồn vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch, đòi hỏi cần có con người giữ vai trò chủ thể trong thực hiện quy hoạch đó là con người trong thời đại phát triển mới, con người có tri thức ngang tầm với trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của thời đại Để có được như vậy, cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thực hiện đồng bộ giáo dục đào tạo, và chăm sóc sức khỏe cho dân cư theo các chương trình giáo dục và y tế nhằm nâng cao đồng đều nền dân trí cho tất cả mọi người để tự họ lựa chọn cách sản xuất và lối sống phù hợp theo hướng đổi mới và hòa nhập

Nâng cao tỷ lệ tiếp nhận và hệ giáo dục mầm non đồng thời với việc cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nuôi dạy các cháu ở lứa tuổi mầm non theo những hình thức xã hội hóa giáo dục.

Mở rộng nâng cao đào tạo nghề cà trình độ nghề nghiệp cho người lao động tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên.

Tăng quy mô đào tạo trong huyện và gửi đi đào tạo ở các trường chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu trong các ngành giáo dục, y tế, ký thuật nông-lâm nghiệp và chế biến nông-lâm sản.

Tất cả các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được xây dựng với cơ sở vật chất và trang thiết bọ dạy học đầy đủ. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho 100% giáo viên các cấp.

Có những chính sách hợp lý nhằm nâng cao đời sống cho đội ngũ giáo viên nhằm động viên yên tâm với việc dạy học.

Lựa chọn trong số những thanh niên từ 18-25 tuổi đã trải qua nghĩa vụ quân sự hoặ đã công tác tại các cơ quan huyện, các ban ngành của xã để cư đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp với nhu cầu đổi mới. Đào tạo qua hướng dẫn chỉ đạo thực tế cho thanh niên và các chủ hộ gia đình về quy trình chăm sóc bảo quản sản phẩm sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh nông nghiệp, hướng kinh nghiệm thực tế các mô hình sản xuất giỏi trong huyện, trong tỉnh.

Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chủ chốt ở địa phương có kiến thức để tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho nhân dân giữ gìn những gì là truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, xóa bỏ cac tập tục lạc hậu, từng bức hòa nhập nền văn hóa mới, tư duy và cách sống mới của tỉnh và cả nước. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các ban ngành ở huyện và cán bộ lãnh đạo để tiếp cận được cách quản lý theo cơ chế thị trường năng động, có trách nhiệm cao.

TÌM KIẾM VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

Trong nền kinh tế thị trường, tìm kiếm và mở rộng thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để thúc đẩy sản xuất Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của huyện trước hết cần có các biện pháp kích cầu tiêu dùng của dân cư Trên cơ sở xây dựng đường giao thồn, xây dựng mạng lưới điện và phát thanh truyền hình mở rộng tầm nhìn và cách tư duy suy nghĩ của dân cư làm sao để họ mở rộng tầm nhìn, tăng thêm nhu cầu của cuộc sống.

Cần hết sức quan tâm đến tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện tài nguyên, thiên nhiên của huyện Đối với thị trường huyện thì cần quan tâm tới các khu công nghiệp và thị trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong huyện, cần có tổ chức các cơ sở bao tiêu sản phẩm, phát triển các dịch vụ tư vấn về thị trường tiêu thụ sản phẩm v.v.

Trong bối cảnh nền kinh tế mở, bên cạnh việc mở rộng thị trường là việc thực hiện các điều kiện của hội nhập, trong đó vấn đề cạnh tranh đòi hỏi trước hết phải nâng cao chất lượng sản phẩm mới có sức cạnh tranh và mở rộng thị trường.

ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT

Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết cần có cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ. Đối với nông nghiệp: Cung cấp giống mới và hướng dẫn ứng dụng giống mới có năng suất cao cho các hộ gia đình Tăng cường áp dụng công nghệ sinh học trong việc tạo ra các giống mới để vừa nâng cao giá trị sản xuất trên một ha gieo trồng, vừa quay vòng đất nhanh.

Phổ biến kịp thời các mô hình sản xuất mới, các kết quả sản xuất cho dân và tổ chức tham quan những điển hình tiên tiến. Đối với công nghiệp: Mạnh dạn nhập công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm đáp ứng khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, đặc biệt chú ý đối với các nhành giày da, may mặc và chế biến lương thực, thực phẩm Chú ý áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa khu vực nông thôn. Đối với lĩnh vực dịch vụ: Từng bước hiện đại hóa các lĩnh vực như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tin học v.v.

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ

Kiệm toàn cán bộ các ban ngành huyện đủ sức là tham mưu cho lãnh đạo huyện quản lý nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và đủ sức hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội huyện.

Chỉ đạo phát triển kinh tế theo hướng chương trình và dự án, trước hết là tập trung vào phát triển hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái.

Khuyên khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích động viên các mô hình sản xuất mới.

Thực hiện quá trình cải cách hành chính, tăng cường công tác cơ sở,nắm bắt và giải quyết kịp thời các ý kiến đề xuất của dân theo thẩm quyền được giao.

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Thường xuyên kiểm tra tình hình các vùng quy hoach theo chủ chương đường nối của huyện cũng như nhấn mạnh các trọng điêmr quy hoạch của vùng, luôn phải phát triển các vùng đã quy hoạch theo hướng hiện đại cập nhật thông tin liên tục để phù hợp với các vấn đề về phát triển kinh tế xã hội cũng như giác độ phát triển các nhành của huyện đến năm 2020 Tuy nhiên trong quá trình quy hoach sẽ có nhiều những thay đổi so với những dự báo đã đặt ra cũng như những phương hướng của huyện vì vậy mà phải có những chiến lược cụ thể cho các năm tiếp theo sau khi có những báo cáo tổng kết cuổi mỗi năm, cần cung cấp những cơ sở khoa học cho các luận cứ quy hoạch tổng thể để có thể xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm Vì vậy mà trong tiến trình thực hiện cải cách thường xuyên phải rà xét, bổ sung điều chỉnh quy hoạch.

Phải luôn giới thiệu định hướng quy hoạch cho các xã, các thôn và tổ chức lấy ý kiến bổ sung cho quy hoạch Phổ biến rộng rãi các nội dung quy hoạch đến đông đảo nhân dân nhằm hướng cho các hộ gia đình sản xuất theo các nội dung của quy hoạch.

KIẾN NGHỊ Đối với một huyện mới thành lập và đang trên đà phát triển kinh tế với nền kinh tế mở hiện nay còn nhiều trở ngại và khó khăn.

Cần phải phát triển mạnh các ngành công nghiệp để tạo bước nhảy vọt, xây dựng những tiền để thúc đẩy phát triển nhanh, góp phần quyết định thực hiện các nhiệm vụ chiến lựợc của huyện, cần phải xây dựng huỵện trở thành một trong những trung tâm kinh tế mạnh của tỉnh.

Phải coi trọng nông nghiệp và kinh tế nông thôn, củng cố quan hệ sản xuất ở khu vực nông thôn theo hướng quy mô lớn, cần áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại trong nông nghiệp Xác định kinh tế hộ gia đình là lực lượng đẩy nhanh mức sống dân cư trong huyện, tạo cơ hội chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành nông nghiệp từ 4,5%- 5,5%.

Phải phát triển kinh tế của huyện theo hướng có tầm nhìn xa, hướng tới nền kinh tế văn minh, hiện đại Phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường trong sạch, coi trọng môi trường

Củng cố kinh tế nhà nước để có khả năng đảm đương những nhiệm vụ then chốt, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, tthực hiện làm đầu tàu lôi kéo các thành phần kinh tế tư nhân phát triển.

Phát triển kinh tế hợp với bảo vệ môi trường Phải xây dựng nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng ổn định và bền vững Phát triển kinh tế theo hướng kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.

Phải ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hơn như: Đường nông thôn, đường điện, thủy lợi, bệnh viện, trường học, nhằm trước hết để nâng cao trình độ dân trí vá sức khỏe cho người dân Tạo việc làm tăng thu nhập.

Với những điều kiện cụ thể của từng huyện và tiềm năng cũng như quy hoạch cụ thể, để có thể phát triển hợp lý các ngành nghề của huyện nói cung trong cả nước và huyện Yên Mỹ nói riêng Quá trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đã đề cập tương đối nhiều vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội cũng như giác độ phát triển kinh tế của huyện đến năm 2010. Chính vì vậy em chọn đề tài “ Quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Mỹ đến năm 2020” Tuy nhiên trong quá trình viết chuyên đề và nghiên cứu thực tiễn vẫn gặp phải nhiều khó khăn do trình độ còn hạn hẹp.

Em xin chân thành cảm ơn thầy : PGS,TS Nguyễn Văn Duệ đã hướng dẫn em suốt trong quá trình làm chuyên đề.

Cháu xin chân thành cảm ơn các bác, cô, chú tập thể phòng tài chính huyện Yên Mỹ đã tận tình giúp đỡ cháu hoàn thành chuyên đề và trong quá trình thực tập tại phòng.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

1 Giáo trình khoa học quản lý I- khoa Khoa học quản lý trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuât.

2 Giáo trình kinh tế phát triển- Trường Đại học kinh tế quốc dân

3 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh hưng yên đến năm

2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên

4 Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng yên – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên

5 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm

2007 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008

6 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm

2008 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2009

7 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm

2009 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010

8 Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Hưng Yên thời kỳ

2000 – 2010 sở địa chính tỉnh Hưng yên

9 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm thời kỳ 2005- 2010

10 Nghị định 272/2004/NĐ-CP ngày 19/9/2004 của chính phủ và quyết định số 59/2005/QĐ-UB ngày 04/08/2005 của UBND tỉnh Hưng Yên.

11 Website: Tailieu.vn – Mục “ Luận văn cuối khóa”

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 4

1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ 4

1.1.1 Quản lý và các dạng quản lý 4

1.1.2 Các chức năng quản lý 5

1.1.2.1 Các chức năng quản lý phân theo quá trình quản lý 5

1.1.2.2 Các chức năng phân theo hoạt động của tổ chức 6

1.1.2.3 Tính thống nhất của các hoạt động quản lý – ma trận các chức năng quản lý 7

1.1.3 Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề 8

1.1.3.1 Quản lý là một khoa học 8

1.1.3.2 Quản lý là một nghệ thuật 8

1.1.3.3 Quản lý còn là một nghề (nghề quản lý) 9

1.2 KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH 9

1.3 KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 11

1.3.2 Khái niệm về cơ cấu ngành của một nền kinh tế 12

1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 13

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN YÊN MỸ 16

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA HUYỆN YÊN MỸ 16

2.1.1 Lịch sử phát triển của huyện Yên Mỹ 16

2.1.1.1 Vị trí địa lý kinh tế xã hội của huyện Yên Mỹ 16

2.1.1.4 Dân số và nguồn lực 18

2.1.1.5 Sự phát triển của huyện 18

2.1.2 Tổ chức hoạt động của các phòng ban và chức năng 19

2.1.2.1 Về cơ cấu tổ chức 19

2.1.2.2 Chức năng nhiêm vụ của từng phòng ban 19

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND HUYỆN YÊN MỸ

2.2.1 Quá trình hoạt động của huyện 32

2.2.2 Các kết quả hoạt động theo quy hoạch kinh tế - xã hội của huyện thu được trong những năm qua 32

2.2.2.1 Kết quả năm 2007 đạt được 32

2.2.2.2 Kết quả năm 2008 đạt được 33

2.2.2.3 Kết quả năm 2009 đạt được 34

2.2.2.4 Các mặt kinh tế-xã hội của huyện 35

2.2.3 Các hạn chế và thách thức trong cấu trúc quy hoạch của huyện theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua 39

2.2.3.1 Vốn đầu tư vào huyện còn gặp khó khăn 39

2.2.3.2 Khó khăn trong quản lý 41

2.2.3.3 Thị trường còn hạn chế 42

2.2.3.4 Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế 43

2.2.3.5 Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chậm 44

2.2.3.6 Quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn 45

2.2.4 Những nguyên nhân tạo ra sự hạn chế phát triển của huyện 46

2.2.4.1 Phân công chưa hợp lý 46

2.2.4.2 Điều kiện hoạt động chưa đầy đủ 46

2.2.4.3 Việc đào tạo chưa đầy đủ 46

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỂ QUẢN LÝ TRONG

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN YÊN MỸ 48

3.1 GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIỮA CÁC NGÀNH 48

3.2 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ 51

3.3 TÌM KIẾM VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 53

3.4 ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 53

3.5 ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ 54

3.6 TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH 54

KẾT LUẬN 57TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Ngày đăng: 11/08/2023, 12:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5: Nhu cầu vốn đầu tư - Hoàn thiện quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện yên mỹ năm 2010 và định hướng tới năm 2020
Bảng 5 Nhu cầu vốn đầu tư (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w