MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................. 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 3 5. Bố cục đề tài ................................................................................................... 4 Chương 1. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HỘI NGHỊ PARI ................................ 5 1.1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ đứng trước nguy cơ phá sản ........ 5 1.2. Chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam ................................................................................................................. 10 1.3. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari .................................................................................................................. 13 Chương 2. DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI ....... 18 2.1. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 5/1968 đến tháng 11/1968 ..................... 18 2.2. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 1/1969 đến tháng 5/1972 ...................... 22 2.3. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 6/1972 đến tháng 1/1973 ...................... 27 Chương 3. HIỆP ĐỊNH PARI VÀ THẮNG LỢI CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM ................................................................................................................ 32 3.1. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ......... 32 3.2. Giá trị của Hiệp định Pari .......................................................................... 33 3.3. Hiệp định Pari và cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước .................................................................................................... 37 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 42 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm lâu dài và gian khổ. Một nét đặc thù trong sự nghiệp đấu tranh ấy, mặt trận ngoại giao luôn đồng hành cùng mặt trận quân sự. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân ta là một điển hình về nét đặc thù ấy. Cuộc đàm phán Pari về vấn đề Việt Nam bắt đầu từ ngày 13/5/1968, kéo dài đến ngày 27/1/1973, tổng cộng trải qua 4 năm, 8 tháng, 16 ngày, là cuộc đàm phán lâu nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong thế kỷ XX. Hiệp định Pari, là thắng lợi ngoại giao to lớn, đó là thắng lợi rực rỡ của tình đoàn kết dân tộc thống nhất từ Bắc chí Nam, của tình đoàn kết quân dân “rắn như thép, vững như đồng”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, cũng là thắng lợi của tình đoàn kết ba nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia, trong mấy chục năm kề vai sát cánh đấu tranh chống kẻ thù chung. Cuộc đàm phán Pari và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ, cứu nước và cũng là thành công lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của dân tộc ta thời đại Hồ Chí Minh, để lại những bài học thực tiễn vô giá về đấu tranh ngoại giao. Ngày nay, nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp lớn lao đó, ngoại giao vẫn luôn đóng vai trò to lớn và những bài học của Hội nghị Pari vẫn còn nguyên những giá trị trong hoàn cảnh mới. Từ sau năm 1975, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hội nghị Pari và Hiệp định Pari. Độ lùi thời gian càng dài, càng làm sáng tỏ những bước đi tài tình, sáng tạo của Đảng, Chính phủ ta, trực tiếp là của 2 phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) trên bàn đàm phán. Với mong muốn tìm hiểu quá trình đấu tranh gay go, căng thẳng và
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ KIM LIÊN CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ KIM LIÊN CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Bùi Mạnh Thắng SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo Bùi Mạnh Thắng đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sử - Địa, Trường ĐH Tây Bắc, các bạn sinh viên trong tập thể Lớp K50 ĐHSP Lịch sử đã động viên giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Trần Thị Kim Liên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục đề tài 4 Chương 1. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HỘI NGHỊ PARI 5 1.1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ đứng trước nguy cơ phá sản 5 1.2. Chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam 10 1.3. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari 13 Chương 2. DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI 18 2.1. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 5/1968 đến tháng 11/1968 18 2.2. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 1/1969 đến tháng 5/1972 22 2.3. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 6/1972 đến tháng 1/1973 27 Chương 3. HIỆP ĐỊNH PARI VÀ THẮNG LỢI CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM 32 3.1. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam 32 3.2. Giá trị của Hiệp định Pari 33 3.3. Hiệp định Pari và cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 37 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm lâu dài và gian khổ. Một nét đặc thù trong sự nghiệp đấu tranh ấy, mặt trận ngoại giao luôn đồng hành cùng mặt trận quân sự. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân ta là một điển hình về nét đặc thù ấy. Cuộc đàm phán Pari về vấn đề Việt Nam bắt đầu từ ngày 13/5/1968, kéo dài đến ngày 27/1/1973, tổng cộng trải qua 4 năm, 8 tháng, 16 ngày, là cuộc đàm phán lâu nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong thế kỷ XX. Hiệp định Pari, là thắng lợi ngoại giao to lớn, đó là thắng lợi rực rỡ của tình đoàn kết dân tộc thống nhất từ Bắc chí Nam, của tình đoàn kết quân dân “rắn như thép, vững như đồng”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, cũng là thắng lợi của tình đoàn kết ba nước anh em Việt Nam - Lào - Campuchia, trong mấy chục năm kề vai sát cánh đấu tranh chống kẻ thù chung. Cuộc đàm phán Pari và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ chống Mĩ, cứu nước và cũng là thành công lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của dân tộc ta thời đại Hồ Chí Minh, để lại những bài học thực tiễn vô giá về đấu tranh ngoại giao. Ngày nay, nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp lớn lao đó, ngoại giao vẫn luôn đóng vai trò to lớn và những bài học của Hội nghị Pari vẫn còn nguyên những giá trị trong hoàn cảnh mới. Từ sau năm 1975, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hội nghị Pari và Hiệp định Pari. Độ lùi thời gian càng dài, càng làm sáng tỏ những bước đi tài tình, sáng tạo của Đảng, Chính phủ ta, trực tiếp là của 2 phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) trên bàn đàm phán. Với mong muốn tìm hiểu quá trình đấu tranh gay go, căng thẳng và quyết liệt giữa hai đoàn Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hội nghị Pari, tôi quyết định chọn đề tài “Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari (1968 - 1973)” làm khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, qua quá trình thực hiện đề tài hy vọng rèn luyện cho mình những phương pháp và kỹ năng nghiên cứu một vấn đề lịch sử cụ thể, phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy sau này. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Cho tới nay, ở mỗi góc độ, khía cạnh khác nhau đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có thể kể đến một số công trình quan trọng sau: Trong tác phẩm “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ và Kissinger Paris” của tác giả Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ, xuất bản năm 1996, đã kể lại chi tiết các cuộc thương lượng bí mật ở Pari giữa đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, theo trình tự thời gian từ cuộc gặp đầu tiên đến cuộc gặp cuối cùng. Không lâu sau đó, vào năm 2000, hai tác giả tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hội nghị Paris” đề cập đến việc Mĩ thông qua những cá nhân, tổ chức, quốc gia làm đại diện trung gian để tìm hướng giải quyết vấn đề Việt Nam trước khi Hội nghị Pari diễn ra. Năm 2001, công trình tập thể “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Chính phủ cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam” do đồng chí Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị Pari làm chủ biên cùng tập thể tác giả, đã tập hợp những câu chuyện hồi ức của các thành viên trong đoàn Mặt trận khi ở Pari cũng như việc ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945 - 1954)”, xuất bản năm 2001, của tác giả Nguyễn Phúc Luân, đã giành một thời lượng khá lớn để giới thiệu cho bạn đọc về bối cảnh đã tới Hội nghị Pari cũng như diễn biến của quá trình đàm phán. Năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam”. Đây là một trong những công trình công phu đề cập khá đầy đủ về quá trình đàm phán, phương pháp đàm phán cũng như vai trò và ý nghĩa của Hội nghi Pari. Hai năm sau đó vào năm 2009, tác phẩm “Cuộc đàm phán lịch sử” của Ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao, đã tổng kết về cuộc đấu tranh tại Hội nghị Pari, vai trò và sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt những năm tháng đàm phán. Gần đây năm 2010, cuốn sách“Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của Việt Nam - tác động của những nhân tố quốc tế” của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh, đã tập trung giới thiệu về mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng 3 chiến chống Mĩ cứu nước, cũng như tác động của phong trào đối với cuộc kháng chiến của Nhân dân Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày khá đầy đủ về Hội nghị Pari cũng như Hiệp định Pari. Nhằm tổng hợp về bối cảnh dẫn đến bàn đàm phán, nội dung của các giai đoạn cũng như ý nghĩa, bài học mà Hội nghị Pari đã để lại, nên tôi lựa chọn đề tài này. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về quá trình đàm phán tại Hội nghị Pari giữa bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Việt Nam từ 5/1968 đến 1/1973. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát quá trình đưa Việt Nam và Hoa Kỳ đến bàn đàm phán tại Hội nghị Pari. Làm rõ quá trình đấu tranh lâu dài căng thẳng, phức tạp giữa các bên trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari. Từ những bài học kinh nghiệm rút ra, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa ý nghĩa của Hiệp định Pari với quá trình đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Quá trình đàm phán tại Hội nghị Pari từ 5/1968 đến 1/1973. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Cơ sở tài liệu của đề tài là nguồn tài liệu chính thống bao gồm: các sách giáo trình, các sách chuyên khảo về Hội nghị Pari cũng như Hiệp định Pari, các tác phẩm hồi ức, hồi ký của các nhân vật lịch sử đã tham gia vào sự kiện. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng, nhà nước trong nghiên cứu lịch sử. 4 Phương pháp nghiên cứu: đề tài này được thực hiện bằng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp logic, để phục dựng lại con đường dẫn tới Hội nghị Pari và quá trình đấu tranh trên bàn ngoại giao giữa Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa từ 5/1968 đến 1/1973. Ngoài ra, để làm sáng tỏ giá trị, ý nghĩa lịch sử của quá trình đấu tranh tại Hội nghị Pari, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá… 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, đề tài bố cục gồm ba chương: Chương 1. Con đường dẫn tới Hội nghị Pari Chương 2. Diễn biến cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Pari Chương 3. Hiệp định Pari và thắng lợi lịch sử của ngoại giao Việt Nam 5 Chương 1 CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HỘI NGHỊ PARI 1.1 . Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ đứng trước nguy cơ phá sản Với việc tiến hành chiến tranh hạn chế dưới hình thức một cuộc chiến tranh đặc biệt, chính quyền Mĩ tin tưởng sẽ giành được thắng lợi và nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng đế quốc Mĩ đã nhầm. Những thất bại liên tiếp trên chiến trường đã làm cho nỗi thất vọng của Nhà Trắng và Lầu Năm góc ngày càng tăng lên. Đến năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ tiến hành đã phát triển đến đỉnh cao và đứng trước nguy cơ thất bại. Để cứu vãn tình thế, Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh vào miền Nam, chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, là một trong ba hình thức chiến tranh được đề ra phù hợp với chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt” bao gồm “chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh tổng lực”. Chiến lược chiến tranh cục bộ mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam được bắt đầu từ năm 1965. Trong chiến lược chiến tranh này Mĩ sử dụng quân viễn chinh Mĩ, quân của một số nước thân Mĩ ở khu vực Châu Á như: Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philippin, Tân Tây Lan và một lực lượng ngụy quân Sài Gòn, trong đó quân viễn chinh Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị. Để tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Chính phủ Mĩ tăng cường trang bị vũ khí và quân đội, đặc biệt là lính Mĩ cho miền Nam Việt Nam. Tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam, Mĩ nhằm thực hiện âm mưu: 1. Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta vào thế phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ lực lượng hoặc rút về biên giới làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần. 2. Mở rộng và củng cố hậu phương, lập đội quân bình định nông thôn, kết hợp hoạt động càn quét với hoạt động chính trị và lừa bịp nhằm giành lại dân trước hết là vùng giải phóng. 3. Đồng thời với việc gây chiến tranh ở miền Nam, Mĩ còn tiến hành tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc hòng làm kiệt quệ tiềm lực của hậu 6 phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm lung lay ý chí quyết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Qua đó Mĩ sẽ củng cố lại địa vị ở Việt Nam nói riêng cũng như ở Đông Dương và Đông Nam Á, giữ vai trò làm chủ thế giới tự do, đồng thời khẳng định sức mạnh, răn đe phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Ỷ vào ưu thế quân sự với số quân đông, vũ khí hiện đại nên khi vào miền Nam, Mĩ liên tiếp mở những cuộc hành quân “tìm diệt”. Đứng trước tình hình này, Trung ương Đảng đã kịp thời có sự chuẩn bị để đối phó với chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Ngay sau khi Mĩ dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc ngày 5/8/1964, Đảng ta đã đưa ra nhận định: Mĩ sẽ đưa quân đổ bộ vào miền Nam làm cho cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go và quyết liệt hơn. Xuất phát từ nhận định đó, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 11 vạch rõ phương hướng nhiệm vụ chiến lược chủ động chuẩn bị trước mọi mặt, sẵn sàng đối phó với chiến tranh mở rộng. Tiếp sau Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 11, để sẵn sàng bước vào cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mĩ, ngày 27/12/1965, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 12 khai mạc. Hội nghị nhận định tính chất và mục tiêu của “chiến tranh cục bộ” không có gì thay đổi nhưng chiến tranh sẽ ác liệt hơn vì từ chỗ hoàn toàn dựa vào ngụy quân nay có sự tham gia của quân viễn chinh Mĩ và quân các nước thân Mĩ. Hội nghị đề ra nhiệm vụ chung cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ trong bất kỳ hoàn cảnh nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 12 và ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do’’ cộng với kinh nghiệm và truyền thống của nghìn năm đánh giặc ngoại xâm, thêm vào đó là sự chi viện rất lớn của miền Bắc, nhân dân miền Nam đã anh dũng đứng lên chống lại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Ngay sau khi đưa quân đến miền Nam Việt Nam, Mĩ đã gặp phải những thất bại to lớn, mở đầu là thất bại ở Núi Thành (Quảng Nam) vào tháng 5/1965. Trong trận này, Mĩ thiệt hại 140 quân, mất toàn bộ vũ khí và quân dụng. Từ trận Núi Thành đã xuất hiện khẩu hiệu “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”, là bài học kinh nghiệm đánh Mĩ đầu tiên của nhân dân miền Nam. Sau thất bại ở Núi Thành, Mĩ điên cuồng mở cuộc tấn công vào Vạn Tường (18/8/1965). Trong trận này, quân Mĩ hoàn toàn lựa chọn chiến trường tác chiến phù hợp với sở trường của mình để xuất quân. Tuy có ưu thế về vũ khí và lực lượng nhưng quân Mĩ đã nhanh chóng thất bại ở Vạn Tường: thiệt hại 900 quân, [...]... vào bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Việt Nam 17 Chương 2 DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI 2.1 Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 5/1968 đến tháng 11/1968 Sau gần một tháng thỏa thuận về địa điểm, cuối cùng hai bên cũng đã nhất trí tổ chức Hội nghị tại Trung tâm hội nghị quốc tế tại đại lộ Kléber - Pari Ngày 13/5/1968, Hội nghị khai mạc Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán. .. vào giai đoạn thứ hai tấn công địch trên bàn ngoại giao tại hội nghị Pari 2.2 Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 1/1969 đến tháng 5/1972 Theo kế hoạch đã định, Hội nghị bốn bên sẽ diễn ra vào ngày 6/11/1968, nhưng do nhiều lý do trì hoãn nên đến ngày 25/1/1969, Hội nghị bốn bên mới được khai mạc trọng thể tại phòng lớn của Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber Hội nghị bốn bên diễn ra trong sự chào đón... tiên trên con đường xuống thang” [4;222] 12 Như vậy, những bước đi trên mặt trận ngoại giao đã góp phần tích cực buộc Mĩ xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và chịu ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Pari để đi đến tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam 1.3 Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước Hội nghị Pari Hội nghị Pari về chiến tranh. .. giao Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò tích cực và chủ động” [4;217] Để giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, phương châm... các phương tiện truyền thông và trong dư luận công chúng” [10;72] Trong thế bị động, ngày 14/5/1969, Níchxơn đưa ra kế hoạch “8 điểm” nhằm đối phó lại kế hoạch 10 điểm của Mặt trận Đến đây, lần đầu tiên trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari có hai kế hoạch hòa bình làm cơ sở cho cuộc thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam Trong khi cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị vẫn diễn ra, ở trong nước tình hình... (khóa III) tháng 1/1967 đã chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ đắc lực vào sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước Hội nghị khẳng định ngoại giao là một mặt trận tiến công, mặt trận này phải thể hiện tính tích cực, chủ động Hội nghị chỉ rõ: Đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị là nhân tố chủ yếu quyết định giành thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên. .. dứt ném bom, hai bên còn bàn về tên gọi của Hội nghị bốn bên Cũng giống như địa điểm diễn ra Hội nghị, tên gọi của Hội nghị bốn bên cũng gây ra một sự tranh cãi lớn Phía Việt Nam cho rằng có bốn bên tham gia nên gọi là Hội nghị bốn bên, nhưng Hariman cho rằng nên gọi là Hội nghị hai bên một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và một bên là Hoa Kỳ Kết thúc cuộc gặp, tên gọi của Hội nghị không giải quyết được,... tiếp theo, giai đoạn đàm phán quyết định buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari 2.3 Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 6/1972 đến tháng 1/1973 Sau chiến thắng Xuân - Hè 1972, cùng với xu thế hòa hoãn giữa các nước đang được thúc đẩy, Đảng nhận thấy rằng: khả năng kết thúc chiến tranh theo một giải pháp đảm bảo các yêu cầu của ta đang dần được mở ra, cho phép “chuyển từ chiến lược chiến tranh sang chiến lược... Việt kiều tại Pari, các phóng viên báo chí truyền hình của nhiều nước trên thế giới đều có mặt Đúng 10 giờ 30 phút sáng ngày 25/1/1969, Hội nghị bốn bên khai mạc Theo như thỏa thuận từ trước, đoàn Mặt trận phát biểu trước, tiếp sau là các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa Đồng chí Trần Bửu Kiếm đại diện cho Mặt trận phát biểu trước khẳng định Hội nghị Paris là Hội nghị bốn... sức ép của dư luận thế giới cũng như dư luận trong nước đến ngày 8/11/1968, Thiệu buộc phải cử một phái đoàn đi Pari dự Hội nghị Tưởng rằng sau khi Thiệu nhận lời tham gia, Hội nghị sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch nhưng vấn đề thứ hai lại nảy sinh đó là vấn đề về hình dáng của chiếc bàn ngồi họp Mỗi bên đều đưa ra hàng chục mẫu bàn khác nhau Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng đây là Hội nghị bốn bên