Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 6/1972 đến tháng 1/1973

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973) (Trang 31 - 36)

Chương 2 DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI

2.3. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 6/1972 đến tháng 1/1973

Sau chiến thắng Xuân - Hè 1972, cùng với xu thế hịa hỗn giữa các nước đang được thúc đẩy, Đảng nhận thấy rằng: khả năng kết thúc chiến tranh theo một giải pháp đảm bảo các yêu cầu của ta đang dần được mở ra, cho phép

“chuyển từ chiến lược chiến tranh sang chiến lược hịa bình” [15;361]. Cuối

tháng 6, đầu tháng 7/1972, Bộ Chính trị tổ chức các cuộc họp để đánh giá toàn bộ diễn biến, xu hướng biến động của tình hình và đi đến quyết định: Phát huy chiến thắng trên chiến trường, khai thác khó khăn trong nội bộ nước Mĩ, từ đó buộc Mĩ đi đến kết thúc chiến tranh. Giải pháp kết thúc chiến tranh phải đạt được 4 mục tiêu sau: Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; chấm dứt chiến tranh xâm lược rút hết quân; chấm dứt dính líu qn sự, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam; thừa nhận ở miền Nam có hai thực thể chính trị, hai quân đội, hai vùng kiểm soát..; bồi thường chiến tranh dưới hình thức hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại miền Bắc. Quyết

định này của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ quyết tâm nhanh chóng kết thúc chiến tranh của nhân dân Việt Nam.

Tại diễn đàn Pari, trong thời gian này Mĩ và Chính phủ Việt Nam cộng hịa tun bố hỗn khơng thời hạn các phiên họp chính thức. Tuy nhiên, Mĩ vẫn đề nghị hai bên duy trì các cuộc tiếp xúc riêng. Vì vậy, đấu tranh ngoại giao ở giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở diễn đàn bí mật với các cuộc tiếp xúc tiêu biểu sau:

Tại cuộc họp riêng, ngày 19/7/1972 giữa Kítxinhgiơ và Lê Đức Thọ, mở đầu cuộc tiếp xúc, Kítxinhgiơ nói ơng đến gặp đồn Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa lần này trong một “cố gắng cuối cùng” [10;227], cùng với đó là một đề

nghị gồm 5 điểm. Đề nghị này về cơ bản giống như tuyên bố ngày 8/5/1972 của Níchxơn, cộng thêm một số điểm về chính trị như đề nghị ngày 25/1/1972. Điều đáng chú ý nhất là có ngừng bắn tại chỗ, khơng địi miền Bắc rút qn khỏi miền Nam. Tuy nhiên, Lê Đức Thọ cho rằng đề nghị này khơng có gì mới mẻ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến Thiệu vẫn cịn hết sức mờ nhạt. Ngồi ra, hai bên còn trao đổi với nhau về việc ngừng bắn.

Khơng lâu sau đó, vào ngày 1/8/1972, hai bên có thêm một cuộc tiếp xúc mới. Trong cuộc tiếp xúc này, Kítxinhgiơ đưa ra một kế hoạch mới gồm 12 điểm, bên cạnh đó cịn khẳng định Mĩ sẽ giải quyết song song hai vấn đề quân sự và chính trị ở miền Nam. Đáp lại, phía Việt Nam cũng đưa ra giải pháp 10 điểm với nội dung: Đòi Mĩ rút qn trong vịng một tháng, lập chính phủ hịa hợp ba thành phần, Chính phủ Mĩ có nhiệm vụ đóng góp trong việc tái thiết hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Đồng thời, đưa ra bốn diễn đàn đàm phán. Mĩ chấp nhận bốn diễn đàn này.

Trong những ngày đầu tháng 8/1972, cuộc giành giật giữa hai bên trên chiến trường vẫn diễn ra gay go và quyết liệt. Trên thế giới, dư luận lên án mạnh mẽ hành động ném bom và phong tỏa miền Bắc Việt Nam của Mĩ. Trong bối cảnh như vậy, ngày 14/8/1972, hai bên diễn ra một cuộc tiếp xúc mới. Phía Mĩ trao cho Việt Nam ba văn kiện: Tuyên bố về chính sách của Mĩ; một đề nghị mới 10 điểm và văn bản về cách thương lượng. Thay mặt cho đoàn Việt Nam, Lê Đức Thọ tập trung nói rõ về vấn đề chính trị. Quan điểm của phía Việt Nam là phải thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc ba thành phần. Kết thúc cuộc tiếp xúc, giữa hai bên khơng có vấn đề gì giải quyết thêm. Nhìn chung, sau ba cuộc tiếp xúc riêng, những quan điểm khác biệt giữa hai bên chủ yếu tập trung vào vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam.

Bước sang tháng 9, hai bên có cuộc tiếp xúc vào ngày 15/9/1972, trong bối cảnh nước Mĩ đang tích cực chuẩn bị cho kỳ bầu cử Tổng thống. Trong cuộc

họp này, phía Mĩ tiếp tục đưa ra đề nghị 10 điểm. Đề nghị này chẳng những không tôn trọng quyền thống nhất của Việt Nam mà còn nhấn mạnh miền Nam Việt Nam là một quốc gia riêng biệt, ủng hộ Chính quyền Sài Gịn. Trước đề nghị này, Việt Nam phản đối và khẳng định lập trường sẵn sàng giải quyết vấn đề sớm nhưng nếu Mĩ vẫn cố kéo dài và tăng cường hoạt động quân sự thì Việt Nam cũng sẽ có những biện pháp kịp thời để đối phó. Hai bên hẹn gặp nhau vào ngày 26 và ngày 27/9. Tuy nhiên, cuộc tiếp xúc trong hai ngày này khơng mang lại kết quả khả quan vì phía Mĩ vẫn chưa muốn ký hiệp định để chấm dứt chiến tranh trước ngày bầu cử, đàm phán thực chất chỉ phục vụ cho mục đích tranh cử của Níchxơn.

Nhìn lại ba tháng đàm phán bí mật trong giai đoạn chuyển tiếp, rõ ràng cuộc đàm phán đã đi vào giai đoạn thực chất và quyết định, đạt được một số thỏa thuận như: Mĩ rút hết quân trong vòng ba tháng, thực hiện ngừng bắn tại chỗ, thành lập Ủy ban hòa giải để tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm mâu thuẫn đặc biệt là trong vấn đề chính trị ở miền Nam.

Trước tình hình trên, Bộ Chính trị họp liên tục để xem xét tình hình thế giới, tương quan lực lượng trên chiến trường cũng như dự kiến tình hình phát triển trong thời gian tới. Bộ Chính trị nhận thấy rằng: “Yêu cầu lớn nhất của ta

hiện nay là chấm dứt dính líu quân sự của Mĩ và ngừng bắn ở miền Nam… Đạt

được yêu cầu này là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng” [15;372]. Bên cạnh đó

cịn chỉ thị cho đồn đàm phán tranh thủ chấm dứt chiến tranh trước kỳ bầu cử Tổng thống. Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Tiểu ban Việt Nam gấp rút soạn

thảo bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt

Nam” [15;373]. Bản dự thảo bao gồm 10 chương, 23 điều khoản và lời nói đầu,

là tổng hợp phản ánh đề nghị 10 điểm ngày 26/9/1972 của Việt Nam và đề nghị

10 điểm của Mĩ ngày 27/9/1972. Ngồi ra, cịn có “thỏa thuận về nguyên tắc

thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam” [15;374].

Ngày 8/10/1972, trong phiên họp có tính chất bước ngoặt, Lê Đức Thọ trao cho Kítxinhgiơ hai bản dự thảo trên. Hành động này gây bất ngờ cho phía Mĩ. Tại bản dự thảo này, Việt Nam tạm gác vấn đề chính trị, việc xóa bỏ chính quyền Sài Gịn… Theo bản dự thảo này, vấn đề miền Nam Việt Nam sẽ được giải quyết theo hai bước: bước một, giải quyết dứt điểm một số nguyên tắc về các vấn đề quân sự, chính trị. Bước hai, hai bên miền Nam sẽ giải quyết các vấn đề nội bộ miền Nam.

Ngay ngày hơm sau 9/10/1972, phía Mĩ đưa ra một lịch làm việc cụ thể và một dự thảo do Mĩ soạn thảo. Bản dự thảo này nội dung về cơ bản giống dự thảo

của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm mâu thuẫn về vấn đề: việc miền Bắc rút quân, vấn đề tù chính trị, vấn đề viện trợ cho chính quyền Sài Gịn. Trong các phiên họp tiếp theo vào ngày 10, 11 và 12/10/1972, các bên tranh cãi nhau quyết liệt các vấn đề trên. Đến ngày 13/10/1972, hai bên đi đến thỏa thuận coi như bản dự thảo đã hoàn thành.

Ngày 17/10/1972, hai đoàn tiếp tục họp. Tuy nhiên, do lập trường hai bên khác nhau về một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề tù chính trị và việc thay thế vũ khí, nên đàm phán về cơ bản khơng có vấn đề gì mới.

Ngày 18/10/1972, Mĩ gửi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hịa một cơng hàm đề nghị hai bên có thêm một số cuộc tiếp xúc. Cơng hàm này đã lộ rõ ý đồ chính trị của Níchxơn muốn kéo dài đàm phán để vượt qua bầu cử, không chịu ký hiệp định như thỏa thuận. Để ngăn chặn ý đồ này của Mĩ, ngày 19/10, Việt Nam gửi công hàm trả lời rằng chấp nhận hai điều khoản về tù chính trị và thay thế vũ khí, gạt bỏ trở ngại cuối cùng giữa hai bên. Ngày 20/10, Mĩ gửi công hàm hoan nghênh thiện chí của Việt Nam và cho rằng văn bản cuối cùng của hiệp định coi như đã hồn tất. Cơng hàm còn nêu một số vấn đề như: vấn đề tù binh ở Lào, Campuchia và vấn đề ngừng bắn. Ngày 21/10, Việt Nam gửi công hàm phê phán Mĩ ln gây thêm khó khăn, phức tạp mới cho việc ký hiệp định, đồng thời khẳng định phía Việt Nam Dân chủ Cộng sẽ làm đúng những điều đã tuyên bố với Mĩ. Ngày 22/10, Mĩ gửi thông điệp ghi nhận công hàm này đã thỏa mãn tất cả những điều mà phía Mĩ nêu ra về vấn đề Lào và Campuchia, cũng như vấn đề tù chính trị. Tuy nhiên, đến ngày 23/10, Mĩ gửi cơng hàm nêu một số khó khăn mới xuất hiện và yêu cầu hoãn cuộc gặp giữa hai bên tại Pari. Đến đây thái độ lật lọng của Mĩ đã lộ rõ, Mĩ khơng muốn gạt bỏ Chính quyền Thiệu mà muốn duy trì, tiếp tục, ủng hộ chính quyền này sau khi Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam. Trước hành động này, Bộ Chính trị thấy cần phê phán thái độ lật lọng của Níchxơn và quyết định đưa ra cơng khai tình hình gặp riêng cũng như hiệp định thỏa thuận giữa hai bên. Ngày 26/10, Việt Nam Dân chủ Cộng cơng bố tình hình gặp riêng, tóm tắt q trình đàm phán từ tháng 10/1972, việc hoàn thành hiệp định ngày 20/10, thời gian biểu hai bên thỏa thuận cũng như một số công hàm mà Mĩ đã gửi cho Việt Nam. Đây là đợt đấu tranh cơng khai có tiếng vang rất rộng lớn, được dư luận thế giới, các tổ chức hịa bình, hữu nghị trên thế giới ủng hộ.

Về sau giữa hai bên có nhiều lần gửi cơng hàm cho nhau và một đợt tiếp xúc bí mật nữa giữa hai bên diễn ra bắt đầu từ ngày 20/11/1972. Ngay khi cuộc tiếp xúc bắt đầu, phía Mĩ yêu cầu sửa đổi hầu hết các chương trong hiệp định với nội dung: đòi miền Bắc rút qn, khơng cơng nhận Chính phủ Cách mạng

Lâm thời, giảm nhẹ trách nhiệm, miền Nam Việt Nam là một quốc gia riêng… Cuộc đàm phán từ ngày 20 đến 25/11 đi vào bế tắc bởi những đòi hỏi thiếu thiện chí của Mĩ.

Từ ngày 6 đến 13/12/1972, hai bên tiếp tục có những cuộc tiếp xúc riêng. Trước thái độ và lập trường kiên quyết của Việt Nam, Mĩ có những nhân nhượng và tính đến việc giảm bớt những yêu cầu vơ lý của mình. Các vấn đề từng bước được hai bên đưa ra thảo luận, tháo gỡ và đi đến thông nhất. Tuy nhiên, vấn đề về khu phi quân sự và cách ký Hiệp định là bất đồng. Hai bên tạm gác các phiên họp để xin chỉ thị từ phía Chính phủ mình.

Chỉ ít ngày sau đó, với mưu đồ dùng sức mạnh quân sự để chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh, bắt đầu từ ngày 18/12/1972, Mĩ sử dụng lực lượng không quân ném bom xuống Hà Nội và các thành phố lân cận. Mĩ hy vọng với hành động này có thể một lần nữa phơ trương sức mạnh quân sự của Mĩ, trấn an Chính quyền Sài Gịn và buộc Việt Nam phải có những nhân nhượng trên bàn đàm phán. Ngược lại với sự trơng đợi của Mĩ, cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vấp phải sự giáng trả quyết liệt và hiệu quả của quân và dân miền Bắc. Bị thất bại nặng nề, ngày 21/12, Chính quyền Mĩ gửi cơng hàm đề nghị hai bên gặp nhau, nếu điều này được chấp nhận thì sẽ ngừng ném bom miền Bắc từ ngày 30/12. Trên cơ sở

nhận định rằng đây là “bước đường cùng trong thế yếu của Mĩ” [15;392], Bộ

Chính trị chấp nhận đề nghị của Mĩ nhằm đi đến việc ký hiệp định.

Hai bên bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán từ ngày 8/1/1973. Hai bên đồng ý giải quyết nốt hai vấn đề còn tồn đọng là khu phi quân sự và cách ký các văn kiện. Ngày 13/1/1973, đánh dấu cuộc tiếp xúc cuối cùng giữa bốn bên. Ngày 23/1/1973, hai bên ký tắt hiệp định. Ngày 27/1/1973, tại Pari, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng, Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chính thức ký hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam.

Như vậy, trải qua gần 5 năm đàm phán với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1000 cuộc phỏng vấn, cuộc đàm phán Paris đã kết thúc thắng lợi. Hiệp định Pari là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao. Với việc ký hiệp định,

nhân dân Việt Nam đạt được mục tiêu “đánh cho Mĩ cút”, tạo điều kiện để

Chương 3

HIỆP ĐỊNH PARI VÀ THẮNG LỢI CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)