Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bìn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973) (Trang 36 - 37)

Chương 2 DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI

3.1. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bìn hở Việt Nam

Cuộc đàm phán Pari kéo dài gần 5 năm, cuối cùng các bên đã ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam. Toàn bộ văn kiện của

Hiệp định gồm có một hiệp định chính thức, bốn nghị định thư và tám “hiểu

biết” (Understanding), một công hàm của Tổng thống Mĩ gửi Thủ tướng Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hàn gắn vết thương chiến tranh, cụ thể như sau:

Một là, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt

Nam. Hiệp định gồm 9 chương, 23 điều, trong đó gồm 4 loại điều khoản chính

sau: Các điều khoản chính trị tổng quát quy định: “Hoa Kỳ và các nước công

nhận và cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam”

(Điều 1); “Mĩ cam kết tôn trọng các quyền tự quyết của nhân dân miền Nam

Việt Nam” (Điều 9); “Mĩ sẽ khơng tiếp tục dính líu qn sự, khơng can thiệp

vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam” (Điều 4).

Các điều khoản về quân sự quy định việc ngừng bắn tại chỗ ở Việt Nam, Mĩ rút hết quân, phá bỏ căn cứ quân sự ở miền Nam trong vòng 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền Bắc, nhận tháo gỡ mìn do Mĩ rải ở các cảng và cửa sơng ngịi miền Bắc; quy định việc trao trả người bị bắt trong chiến tranh.

Các điều khoản về nội bộ miền Nam quy định các nguyên tắc về thực hiện hòa hợp dân tộc, tự do dân chủ; tổ chức tổng tuyển cử tự do dân chủ, thành lập Hội đồng quốc gia về hịa giải, hịa hợp dân tộc để đơn đốc việc thi hành Hiệp định và tổ chức tổng tuyển cử.

Ngồi ba điều khoản chính trên, Hiệp định còn các điều khoản về thống nhất Việt Nam, quan hệ giữa hai miền của Việt Nam (Điều 15), về Lào và Campuchia (Điều 20), về Hội nghị quốc tế (Điều 20), về các Ban liên hợp quân sự và Uỷ ban quốc tế là hai cơ cấu giám sát thi hành Hiệp định, điều khoản về việc Mĩ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng (Điều 21).

Hai là, bốn Nghị định thư có nội dung chủ yếu sau:

1. Nghị định thư về ngừng bắn và các Ban liên hợp quân sự. 2. Nghị định thư về Uỷ ban giám sát và kiểm soát quốc tế. 3. Nghị định thư về trao trả người bị bắt.

4. Nghị định thư về tháo gỡ và làm mất hiệu lực của mìn.

Ba là, tám hiểu biết. Đó là những thỏa thuận hai bên cam kết thực hiện

nhưng vì lý do tế nhị về ngoại giao nên hai bên cam kết tôn trọng mà không ghi vào Hiệp định hay Nghị định thư. Nội dung của tám “hiểu biết”:

1. Tàu sân bay Mĩ đậu xa bờ biển Việt Nam.

2. Mĩ chấm dứt hành động trinh sát đối với lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng.

3. Nhân viên dân sự Mĩ làm việc trong các lực lượng vũ trang Sài Gòn sẽ rút trong vòng 12 tháng.

4. Trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với việc trao trả nhân viên dân sự Việt Nam bị giam giữ.

5. Hiểu biết về Lào và Campuchia: ghi lại những vấn đề liên quan đã nêu trong thông điệp của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi Tổng thống Mĩ ngày 21/10/1972.

6. Về mối quan hệ giữa Uỷ ban quốc tế và Hội nghị quốc tế. 7. Định nghĩa từ “của các bên” trong điều 8a, 8b của Hiệp định.

8. Định nghĩa từ “nhất trí” trong các điều 12a, 12b, 18f của Hiệp định.

Trong tám “hiểu biết” này, chỉ có năm “hiểu biết” đầu là có ý nghĩa. Ba

“hiểu biết” sau chỉ mang tính kĩ thuật.

Hiệp định nêu rõ Mĩ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, Mĩ chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai của mình thơng qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ…

Ngày 28/1/1973, Hiệp định bắt đầu có hiệu lực.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN TẠI HỘI NGHỊ PARI (1968 - 1973) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)