Chương 2 DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI
2.2. Đấu tranh tại Hội nghị Pari từ tháng 1/1969 đến tháng 5/1972
Theo kế hoạch đã định, Hội nghị bốn bên sẽ diễn ra vào ngày 6/11/1968, nhưng do nhiều lý do trì hỗn nên đến ngày 25/1/1969, Hội nghị bốn bên mới được khai mạc trọng thể tại phòng lớn của Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber. Hội nghị bốn bên diễn ra trong sự chào đón của bạn bè quốc tế, đặc biệt là đồng bào Việt kiều tại Pari, các phóng viên báo chí truyền hình của nhiều nước trên thế giới đều có mặt.
Đúng 10 giờ 30 phút sáng ngày 25/1/1969, Hội nghị bốn bên khai mạc. Theo như thỏa thuận từ trước, đoàn Mặt trận phát biểu trước, tiếp sau là các đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hịa. Đồng chí Trần Bửu Kiếm đại diện cho Mặt trận phát biểu trước khẳng định Hội nghị Paris là Hội nghị bốn bên nhằm tìm một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề miền Nam Việt Nam và khẳng định tuyên bố 5 điểm của Mặt trận đòi Mĩ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mĩ ra khỏi miền Nam để nhân dân miền Nam tự giải quyết những công việc nội bộ của mình. Tiếp sau lời phát biểu của Mặt trận, đồng chí Xuân Thủy đại diện cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát biểu khẳng định lại lập trường 4 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời cũng cho rằng nếu Mĩ muốn tiến đến một nền hịa bình trong danh dự thì phải thừa nhận và thực hiện những địi hỏi của phía Việt Nam. Phát biểu cuối cùng thuộc về phía Việt Nam Cộng hịa, ơng Phạm Đăng Lâm khẳng định Chính quyền Sài Gịn là chính quyền hợp pháp và hợp hiến, yêu cầu chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược do các nhà lãnh đạo Hà Nội khởi xướng, không công nhận chế độ cộng sản miền Bắc và Mặt trận. Phiên họp kết thúc trong sự tranh cãi của các bên, khơng có vấn đề gì được giải quyết.
Ngày 31/1/1969 diễn ra một phiên họp đầy kịch tính. Đại diện của Chính quyền Sài Gịn đọc một bài phát biểu có nội dung gồm những luận điệu chống Việt cộng, xuyên tạc nguồn gốc chiến tranh và cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam. Đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Mặt trận tập trung nói rõ nguồn gốc cuộc chiến tranh ở Việt Nam, vạch mặt Mĩ là kẻ chà đạp lên Hiệp định Giơnevơ 1954, xâm lược và lập chế độ bù nhìn thối nát ở miền Nam Việt Nam, đồng thời lên án thái độ hiếu chiến của Chính quyền Sài Gịn. Cũng giống như phiên họp trước, phiên họp lần này kéo dài mãi đến 6 giờ chiều mới kết thúc.
Cứ như vậy đến tháng 5/1969, gần 5 tháng trôi qua kể từ ngày họp phiên đầu tiên, trải qua 15 phiên họp chính thức, Hội nghị vẫn dậm chân tại chỗ. Hai bên mâu thuẫn nhau về nguồn gốc chiến tranh, về quan điểm lập trường và giải pháp chính trị. Các cuộc họp ở trung tâm hội nghị nhiều khi trở nên nhàm chán và khơng cịn thu hút được sự quan tâm của báo chí.
Sau nhiều phiên họp trơi qua vẫn khơng giải quyết được vấn đề gì, để phá vỡ thế bế tắc của Hội nghị, ngày 8/5/1969, đoàn Mặt trận đưa ra “giải pháp toàn
bộ 10 điểm” để giải quyết vấn đề Việt Nam. Giải pháp bao gồm các mặt như:
quân sự, chính trị, quan hệ đối nội và đối ngoại của miền Nam Việt Nam trong tương lai, việc giải quyết hậu quả chiến tranh, việc kiểm soát quốc tế… Đây là lần đầu tiên Mặt trận thay mặt nhân dân cả hai miền đưa ra một giải pháp toàn bộ cho vấn đề Việt Nam, cũng là lần đầu tiên trên bàn Hội nghị có một đề nghị cụ thể và đầy đủ với những điểm rất mới mà mọi người đều phải chú ý. Giải pháp với thái độ xây dựng và những yêu cầu phải chăng đã đại diện cho những địi hỏi chính đáng và nguyện vọng xây dựng một miền Nam hịa bình, độc lập và trung lập, có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới kể cả Mĩ, là một địn tấn cơng ngoại giao sắc bén của Mặt trận. Trong Hồi ký của mình, Kítxinhgiơ (Kissinger) viết như sau: “Kế hoạch đó vừa hỗn láo trong lời nói và
đơn phương trong nội dung. Tuy vậy, riêng việc tồn tại một kế hoạch hịa bình của cộng sản, mặc dù bản thân nó là một sự bất ngờ đã gây ra ngay lập tức sự phản ứng trong quốc hội, trong các phương tiện truyền thông và trong dư luận
công chúng” [10;72]. Trong thế bị động, ngày 14/5/1969, Níchxơn đưa ra kế
hoạch “8 điểm” nhằm đối phó lại kế hoạch 10 điểm của Mặt trận. Đến đây, lần đầu tiên trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari có hai kế hoạch hịa bình làm cơ sở cho cuộc thương lượng để giải quyết vấn đề Việt Nam.
Trong khi cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị vẫn diễn ra, ở trong nước tình hình lúc này có nhiều chuyển biến quan trọng. Từ ngày 6 đến 8/6/1969, tại vùng
giải phóng ở Tây Ninh, Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình cùng các lực lượng yêu nước khác đã họp Hội nghị Quốc dân để kiểm điểm tình hình cuộc
kháng chiến chống Mĩ và nhất trí thành lập “Chính phủ Cách mạng Lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam”. Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng
Lâm thời đã đề ra chương trình hành động gồm 12 điểm về đối nội và đối ngoại, nêu cao tinh thần hòa hợp dân tộc và đề nghị thành lập một Chính phủ liên hiệp dân tộc rộng rãi. Uy tín của Chính phủ Cách mạng Lâm thời nhanh chóng được nâng cao, vừa mới thành lập đã được 23 nước công nhận và 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Chính phủ Cách mạng Lâm thời cử đồng chí Nguyễn Thị Bình làm trưởng đồn đàm phán tại Hội nghị Pari.
Đầu tháng 12/1969, cuộc họp bị gián đoạn do phía Mĩ rút Trưởng đồn mà khơng cử người thay thế, cố tình hạ thấp Hội nghị, trong khi đó lại đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường từ đó giành thắng lợi trên bàn Hội nghị. Để phản đối lại chủ trương này, hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời cũng không tham gia vào Hội nghị bốn bên trong phiên họp thứ 19. Cuối cùng, trước sự lên án mạnh mẽ của dư luận đầu tháng 8/1970, Tổng thống Níchxơn buộc phải cử Trưởng đồn thay thế. Sau nhiều tháng gián đoạn Hội nghị tiếp tục.
Trong phiên họp ngày 17/9/1970, Trưởng đồn Chính phủ Cách mạng Lâm thời mở đợt tấn công ngoại giao mới “8 điểm” với nội dung rất cụ thể gắn vấn đề Mĩ rút quân với trao tả tù binh, gắn vấn đề gạt bỏ tập đoàn hiếu chiến Sài
Gịn với việc thành lập Chính phủ liên hiệp. Đề nghị “8 điểm” là địn tấn cơng
ngoại giao lớn trong năm 1970 của Chính phủ Cách mạng Lâm thời, gây được vang dội trong chính giới Mĩ cũng như trong lịng nhân dân miền Nam. Để đối phó với đề nghị “8 điểm”, Níchxơn đã đưa ra “kế hoạch hịa bình 5 điểm” với nội dung chủ yếu xoay quanh việc ngừng bắn và họp Hội nghị Đông Dương, thương lượng một lịch rút quân, một giải pháp chính trị dựa trên hai nguyên tắc phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân miền Nam cũng như tương quan lực lượng trên chiến trường. Kế hoạch hịa bình của Níchxơn bị lên án mạnh mẽ ngay cả trong lòng nước Mĩ cũng như trên thế giới.
Khơng dừng lại ở đó, ngày 1/7/1971, đồn Chính phủ Cách mạng Lâm thời đưa ra “sáng kiến mới gồm 7 điểm” nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam. Sáng kiến 7 điểm gây bất ngờ cho Mĩ và Chính quyền Sài Gịn, được báo chí hoan nghênh và coi đó là một đột phá của của cuộc thương lượng đang bế tắc, có báo cịn đưa ra nhận xét như sau:“ đã thống thấy hương thơm của hịa bình” [6;75].
Đến cuối năm 1971 đầu năm 1972, cuộc đàm phán công khai ngày càng đi vào bế tắc, khơng có vấn đề gì được giải quyết thêm, mâu thuẫn các bên trở nên gay gắt hơn. Mĩ lại sử dụng chiêu bài cũ là rút Trưởng đoàn về nước. Phản ứng lại thái độ bất hợp tác của Mĩ cố tình hạ thấp Hội nghị, các Trưởng đồn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời phản đối không tham gia các phiên họp toàn thể. Đến tháng 9/1971, Mĩ cử Trưởng đoàn thay thế.
Song song với các phiên họp công khai, bước sang giai đoạn thứ hai, các cuộc đàm phán bí mật cũng diễn ra với mật độ ngày càng nhiều, căng thẳng và phức tạp. Vấn đề mấu chốt được bàn trong giai đoạn này là việc rút qn giữa các bên. Phía Việt Nam địi rút hết quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi miền Nam Việt Nam, cịn phía Mĩ địi qn miền Bắc cùng lúc với rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng mà Mĩ hướng đến chính là rút hết được qn mà vẫn giữ được chính quyền Sài Gịn, cịn Việt Nam thì địi thay đổi ngụy quyền bằng một Chính phủ liên hiệp. Đàm phán bí mật động đến những vấn đề dường như không thể nhân nhượng được, bên nào cũng giữ những lập trường của riêng mình làm cho cuộc đàm phán thường xuyên lâm vào bế tắc và nhiều lần còn đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Chiều ngày 23/7/1969, một cuộc gặp bí mật diễn ra giữa Kítxinhgiơ và Xuân Thủy. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. Mở đầu câu chuyện Kitsxinhgiơ hoan nghênh cuộc gặp gỡ giữa hai bên, khẳng định rằng Mĩ rất thành thật và muốn hịa bình thơng qua các việc làm như: ngừng tăng quân, ngừng ném bom, rút quân và tuyên bố chấp nhận kết quả tự do ở miền Nam, đồng thời cho rằng phía Việt Nam chưa có một đáp ứng nào có ý nghĩa. Kítxinhgiơ thơng báo rằng Tổng thống Hoa Kỳ sẵn sàng mở thêm một con đường tiếp xúc với Việt Nam bằng việc cử một phái viên cao cấp có thẩm quyền để làm cho cuộc đàm phán nhanh chóng đi đến kết quả. Đây là lần đầu tiên đại diện có thẩm quyền cao nhất của Tổng thống Níchxơn trình bày quan điểm của họ một cách rõ ràng. Điều quan trọng hơn cả là nó đã mở ra một diễn đàn mới song song với diễn đàn tại Hội trường Kléber, vạch ra con đường để đi đến giải pháp hịa bình cho vấn đề Việt Nam.
Cuối năm 1969, đầu năm 1970 cuộc họp chính thức có nhiều lúc bị gián đoạn. Trên diễn đàn bí mật đã 5 tháng trơi qua mà khơng có cuộc gặp riêng nào. Để phá vỡ sự căng thẳng này, ngày 14/1/1970, phía Mĩ đề nghị có một cuộc gặp riêng. Cuộc gặp diễn ra vào ngày 21/2/1970. Đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Kítxinhgiơ và Lê Đức Thọ, hai con người hoàn toàn khác nhau về lý tưởng chính trị nhưng đã gặp nhau để rồi cùng bàn bạc, tranh cãi quyết liệt trong suốt
ba năm để tìm một giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Bước vào cuộc họp, Kítxinhgiơ khẳng định Mĩ muốn đàm phán trên cơ sở thiện chí với thái độ nghiêm chỉnh. Vì vậy ơng cho rằng muốn đàm phán có kết quả thì có hai u cầu sau: phải nhất trí với nhau về những mục tiêu cần phải đạt được và khi đã có mục tiêu phải nhất trí với nhau một chương trình làm việc để đạt được mục tiêu đó. Đồng thời cũng đề ra hai cách làm việc thứ nhất: sẽ cùng thảo luận 10 điểm của Mặt trận và 8 điểm của Níchxơn (Nixon); thứ hai: cùng gạt chúng sang một bên để xác định những nguyên tắc chung… Sau giờ nghỉ giải lao, Xuân Thủy nhắc lại tình hình đàm phán, đồng thời phê phán việc Mĩ khơng cử trưởng đoàn thay thế làm cho cuộc họp bị gián đoạn và đẩy mạnh hoạt động quân sự ở miền Nam Việt Nam và Lào. Hai bên nhanh chóng đi đến đồng ý về cách làm việc là sẽ thảo luận 10 điểm và 8 điểm.
Từ cuối tháng 9/1970, giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ vẫn chưa diễn ra thêm bất cứ cuộc tiếp xúc nào. Đến ngày 31/5/1971, hai bên nối lại các cuộc tiếp xúc bí mật. Mở đầu cuộc họp Kítxinhgiơ thơng báo ơng đã đi thăm Sài Gịn, ơng khâm phục lịng dũng cảm và sự tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đi vào nội dung chính của cuộc họp, Kítxinhgiơ nói ơng đến đây mang theo sự cố gắng một lần cuối cùng nhằm phá vỡ sự bế tắc hiện nay và thông báo rằng đây là “đề nghị cuối cùng” của phía Hoa Kỳ, tất cả được tóm tắt trong chương trình 7 điểm, mong phía Việt Nam sẽ xem xét đề nghị với tinh thần xây dựng và cũng đưa ra những đề nghị có tinh thần xây dựng như vậy. Xuân Thủy hứa sẽ xem xét đề nghị 7 điểm này. Với đề nghị 7 điểm, đây là lần đầu tiên Mĩ nói sẽ ấn định một thời hạn rút quân và nêu vấn đề rút quân thành một điểm riêng.
Đáp trả lại 7 điểm của Mĩ, ngày 26/6/1971, trong một cuộc gặp riêng, đồng
chí Xuân Thủy cũng đưa ra “đề nghị 9 điểm” với nội dung chủ yếu liên quan
đến vấn đề quân sự và chính trị. Phía Việt Nam yêu cầu Mĩ rút toàn bộ quân trong năm 1971, việc thả quân nhân và dân thường bị bắt sẽ tiến hành song song với việc rút quân. Hoa Kỳ không được ủng hộ Thiệu, công việc của miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết và nhiều điểm khác nữa. Trong các cuộc gặp tiếp theo hai bên tiến hành thảo luận về 9 điểm mà Xuân Thủy đưa ra. Phía Mĩ cũng nhất trí với một số điểm trong đó, điều này làm cho khoảng cách giữa hai bên được thu hẹp dần.
Bước sang tháng 8/1971, hai bên có một cuộc gặp. Kítxinhgiơ mở đầu cuộc họp bằng việc đưa ra một cái khung 8 điểm và ơng nói đây là mọi cố gắng để phối hợp 7 điểm của Mĩ và 9 điểm của Việt Nam và cho rằng đó là cơ sở để cùng nhau thảo luận vấn đề. Trước khi bình luận về 8 điểm mà Mĩ đưa ra Xuân
Thủy phê phán việc Mĩ tăng cường chiến tranh và đồng ý rằng Mĩ đã có một cố gắng vì đã đưa ra ngày rút quân cụ thể; tuy nhiên so với ngày rút quân mà phía Việt Nam đưa ra thì nó vẫn cách nhau quá xa. Sau đó Xuân Thủy chỉ tập trung nói đến vấn đề thay Chính quyền Thiệu ở Sài Gịn. Kítxinhgiơ đưa ra đề nghị cần chia ra làm hai giai đoạn để giải quyết vấn đề: giai đoạn thứ nhất là ký thỏa thuận về nguyên tắc càng sớm càng tốt, giai đoạn hai là ký hiệp định trước ngày 1/11/1971. Kết thúc cuộc họp, Xuân Thủy đề nghị có một cuộc họp vào ngày 13/9/1971.
Sau khi cuộc họp ngày 13/9/1971 kết thúc, đã nhiều tháng trơi qua nhưng khơng có thêm cuộc gặp nào giữa hai bên. Đến ngày 2/5/1972, tại Pari bắt đầu cuộc gặp riêng giữa Kítxinhgiơ và Lê Đức Thọ, Xuân Thủy. Trong phiên họp này, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tiếp nhấn mạnh đến sự lục đục, chia rẽ trong nội bộ nước Mĩ, khiến cho Kítxinhgiơ tỏ ra bực bội. Khơng có vấn đề gì được giải quyết thêm. Buổi họp kết thúc, hai bên chia tay nhau mà không hẹn gặp lại cụ thể. Đây là cuộc gặp riêng cuối cùng trong giai đoạn thứ hai này.
Như vậy, giai đoạn này đấu tranh trên bàn đàm phán trở nên gay gắt hơn, nhiều khi còn gián đoạn các phiên họp. Các bên đều đưa ra những đề nghị, giải pháp nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề nhưng do lập trường hai bên vẫn còn cách xa nhau nên trong giai đoạn này chưa đạt được một thỏa hiệp rõ ràng và