Chương 2 DIỄN BIẾN ĐẤU TRANH TRÊN BÀN HỘI NGHỊ PARI
3.2. Giá trị của Hiệp định Pari
Thắng lợi của Hiệp định Pari là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng đối với nhân dân Việt Nam, cụ thể:
Một là, thắng lợi của Hiệp định Pari cùng với cuộc chiến đấu anh dũng đã
đem lại cho nhân dân Việt Nam các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, buộc Mĩ phải ký Hiệp định công nhận các quyền đó những quyền mà trước đây Mĩ đã từ chối ký trong Hiệp định Giơnevơ 1954 và trước đó Mĩ cũng chưa từng ký với bất kỳ nước nào.
Hai là, Hiệp định Pari năm 1973 phản ánh được mức cao nhất thắng lợi và
xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi cũng như phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc cũng như các nước xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thế giới mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Ba là, thắng lợi của Hội nghị Pari đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của
nền ngoại giao Việt Nam theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cuộc đàm phán tại Pari là cuộc đối đầu giữa hai nền ngoại giao đối lập. Một bên là nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với những nhà ngoại giao lão luyện, với một bên là nền ngoại giao non trẻ của một nhà nước cách mạng mới được thành lập. Vì vậy, thắng lợi của ta có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Ngoài nhũng ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Việt Nam, Hiệp định Pari cịn có ý nghĩa to lớn đối với thế giới, mà trực tiếp nhất là nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia.
Một là, là ba nước anh em cùng sát cánh chiến đấu chống lại sự xâm lược
của đế quốc Mĩ, sự thắng lợi của Hiệp định Pari đã tạo điều kiện cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân Lào và Campuchia. Giải pháp về Lào gần như đồng thời với Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973. Đối với Campuchia, Hiệp định mở đường cho thắng lợi của nhân dân Campuchia vào tháng 4/1975. Từ đây ba nước Đơng Dương vĩnh viễn thốt khỏi sự can thiệp và xâm lược của đế quốc và tự do lựa chọn con đường tiến lên cho đất nước mình.
Hai là, thắng lợi ở Việt Nam góp phần mở ra cục diện mới ở Đông Nam Á.
Sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ rút quân khỏi khu vực, khối SEATO có tác dụng kém dần và đi đến sụp đổ, xu thế hịa bình và trung lập tích cực phát triển, mở ra khả năng thiết lập một khu vực hịa bình, hữu nghị, ổn định và xóa bỏ ngăn cách, đối lập giữa Đông Dương và cộng đồng các nước Đông Nam Á cũng như các nước khác trong khu vực Châu Á.
Ba là, đối với nhân loại u chuộng hịa bình, cơng lý và tiến bộ trên toàn
thế giới, cũng như nhân dân các nước đang đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc, Hiệp định Pari là một niềm cổ vũ lớn lao. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta và thắng lợi của Hiệp định Pari một lần nữa khẳng định chân lý: một dân tộc quyết hy sinh vì độc lập thì dân tộc đó nhất định sẽ giành được tự do và độc lập, nó cịn là minh chứng hùng hồn cho chân lý đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo, củng cố niềm tin của nhân dân u chuộng hịa bình và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh của mình. Hiệp định Pari
đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì độc lập, tự do, hịa bình và cơng lý.
Cuộc đàm phán ở Pari tuy có lúc gặp phải những khó khăn, phức tạp nhưng cuối cùng thắng lợi đã thuộc về nhân dân Việt Nam anh dũng. Thắng lợi của Hiệp định đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho nền ngoại giao khơng chỉ ở giai đoạn đó mà cịn có giá trị cho những năm tháng tiếp theo của ngoại giao Việt Nam, cụ thể:
Một là, thắng lợi của Hiệp định Pari là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt, bản lĩnh và quyết đoán của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng ta đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo sát sao từ chiến lược buộc Mĩ đi vào đàm phán đến những bước tiến công ngoại giao kịp thời trong quá trình đàm phán. Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng phối hợp nhịp nhàng giữa ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, giữa trong nước và thế giới làm cho sức mạnh của dân tộc được tăng lên gấp bội. Đảng cũng dẫn dắt mặt trận ngoại giao ở Pari đập tan mọi mưu đồ xảo quyệt của đối phương, liên tiếp chủ động tiến công, giữ vững mục tiêu, kiên định lập trường, nguyên tắc, linh hoạt trong sách lược. Chính Kítxinhgiơ đã thừa nhận rằng: quá trình đàm phán Pari đã làm “nền ngoại
giao của chúng ta cũng bị tổn thương và cần có thời gian để lấy lại thăng
bằng”, “Hoa Kỳ không thể giữ vững được lập trường ngoại giao của mình”,
trong khi đó “Bắc Việt Nam khơng hề thay đổi các mục tiêu ngoại giao mà chỉ
thay đổi không đáng kể lập trường ngoại giao của họ” [5;173].
Hai là, kiên quyết nắm vững quan điểm độc lập, tự chủ là con dường duy
nhất đúng đắn trong xử lý các vấn đề đối ngoại. Hội nghị Pari đã minh chứng hùng hồn rằng chỉ có giữ vững độc lập, tự chủ trong quan điểm chiến lược, sách lược ta mới có thể chủ động tiến công, chủ động tạo thời cơ giành thắng lợi quyết định. Việt Nam bước vào đàm phán với Mĩ trong tình hình thế giới đang căng thẳng và phức tạp. Chiến tranh lạnh đang diễn ra gay gắt, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đang căng thẳng. Trong lúc đó các nước anh em, bạn bè cũng tiến hành góp ý, Việt Nam trân trọng, tham khảo nhưng cũng tự quyết định phương sách giành thắng lợi của mình. Giữ vững độc lập tự chủ trong suốt quá trình đàm phán đã giúp Việt Nam vượt qua được những phức tạp của quan hệ quốc tế. Độc lập tự chủ chính là cẩm nang giúp ta xử lý thành công quan hệ với các nước lớn, tranh thủ được sự ủng hộ ngày càng sâu rộng của bạn bè thế giới.
Ba là, thắng lợi của Hiệp định Pari còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba
mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Do đặc điểm của cuộc chiến tranh và đặc điểm của thời đại để chống Mĩ và thắng Mĩ, quân và dân ta phải chiến đấu
trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Trong đấu tranh, thơng qua các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, ngoại giao đã được nâng lên thành một mặt trận có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để giành thắng lợi cuối cùng. Để phát huy tốt vai trò của ngoại giao, ngay từ đầu cuộc chiến tranh chúng ta đã tính đến phương phức “vừa đánh vừa đàm”. Cuộc đàm phán ở Pari vận dụng phương thức “vừa đánh vừa đàm” ở tầm cao và có hiệu quả. Sự phối hợp này đã đưa đến thành cơng rõ rệt góp phần giành thắng lợi từng bước, làm thay đổi dần so sánh lực lượng, buộc địch phải xuống thang từng bước. Sự phối hợp nhịp nhàng ấy đã làm cho sức mạnh tổng hợp của ta tăng lên gấp bội.
Bốn là, muốn ngoại giao có hiệu quả, đàm phán thắng lợi ta phải có thực
lực, nội bộ phải ổn định và có đường lối đối nội đúng đắn. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 hoạt động ngoại giao của ta nhiều lúc rơi vào lúng túng và bị động. Nhận thức được điều này, Đảng kịp thời có những chỉ đạo đúng đắn. Từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa II về đường lối cho cách mạng miền Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa III về ngoại giao, cùng với những thắng lợi về quân sự cũng như chính trị đã làm cho nội bộ ta ổn định, thực lực ngày càng mạnh lên. Việt Nam bắt đầu đi vào đàm phán với Mĩ trước tiên là đàm phán hai bên sau đó là bốn bên và giành thắng lợi cuối cùng. Ngược lại, thất bại của Mĩ cũng xuất phát từ một phần đó là do nội bộ của nước Mĩ không ổn định, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Chính điều này đã làm cho nước Mĩ suy yếu.
Năm là, giành thế chủ động trong đàm phán, kiên trì mục tiêu đấu tranh.
Nước Mĩ có một nền ngoại giao lâu năm, bộ máy ngoại giao lớn, quan hệ quốc tế rộng và có kinh nghiệm xử lý các vấn đề quốc tế. Bởi vậy, trong quá trình đàm phán với Mĩ giữ được thế chủ động, kiên trì mục tiêu đề ra là mối quan tâm lớn của Đảng ta. Để tranh thủ thế chủ động trong đàm phán, đoàn Việt Nam vận dụng tư tưởng đánh lâu dài, không chịu khuất phục trước bất kỳ sức ép nào, kiên trì đấu tranh, biết xốy vào thế yếu của đối phương để buộc Mĩ nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Trong q trình đàm phán, ta kiên quyết đấu tranh giữ vững mục tiêu như ở giai đoạn đàm phán song phương mục tiêu duy nhất của ta là đòi Mĩ chấm dứt ném bom miền Bắc. Ở giai đoạn sau là buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
Sáu là, trong quá trình đàm phán ở Pari, Việt Nam đã xây dựng được hệ
thống tổ chức có hiệu quả. Đó là bộ máy gắn chặt lãnh đạo tối cao ở Hà Nội với Bộ chỉ huy ở chiến trường miền Nam với đoàn đàm phán của ta ở Pari để đề ra
những quyết sách thích hợp và thực hiện có hiệu quả. Huy động đến mức tối cao cán bộ ngoại giao ở hai miền và một số cán bộ ở các ngành khác như: báo chí, cán bộ quân sự, chính trị. Bồi dưỡng cho cán bộ phẩm chất của chiến sĩ trên mất trận ngoại giao, tiến hành luân chuyển cán bộ giữa Hà Nội và Pari. Tất cả những việc làm trên đã xây dựng được một hệ thống cán bộ có năng lực và phẩm chất khơng chỉ trong q trình đàm phán mà cịn có tác dụng to lớn cho thời kỳ sau khi Hiệp định được ký kết.
Một bài học vơ cùng q báu khác đó là tranh thủ dư luận thế giới, tập hợp lực lượng quốc tế và tác động vào nội bộ đối phương để giành thắng lợi. Thành cơng lớn của ta trong q trình đàm phán là quán triệt phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, gắn cuộc đàm phán với phong trào ủng hộ của nhân dân thế giới. Cuộc đấu tranh ở bàn đàm phán trước hết là cuộc đấu tranh để tranh thủ dư luận. Chúng ta phát huy chính nghĩa dân tộc đồng thời xoáy vào chỗ yếu của đối phương là tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận, gây khó khăn cho Mĩ ngay trong nội bộ nước Mĩ và cả trên trường quốc tế. Vì dư luận rất quan tâm đến vấn đề Việt Nam và diễn biến của cuộc đàm phán tại Pari nên trong suốt quá trình đàm phán, ta đã tiến hành gần 500 cuộc họp báo, các cuộc họp báo là cơ hội tốt để ta tranh thủ dư luận thế giới. Bên cạnh đó để nêu cao thiện chí, tranh thủ dư luận, hai đồn đàm phán của ta cịn đưa ra các Nghị quyết hịa bình, mỗi Nghị quyết hịa bình đều chứa đựng khát vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Đồng thời ta cũng trình bày những giải pháp để kết thúc chiến tranh. Các đề nghị của ta có sức tấn cơng lớn và được dư luận thế giới ủng hộ nhiệt tình. Tất cả những hoạt động của ta đã góp phần tạo nên một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
3.3. Hiệp định Pari và cuộc đấu tranh giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước
Thắng lợi to lớn và toàn diện trong năm 1972 và Hiệp định Pari được ký kết đã tạo ra bước ngoặt cho cách mạng miền Nam, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang một giai đoạn mới.
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, hậu phương miền Bắc phải đối mặt với vơ vàn khó khăng trên các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và đời sống của nhân dân. Đứng trước tình hình đó, Trung ương Đảng đã kịp thời ra chỉ thị về những việc cần làm ngay đó là, phải khẩn trương ổn định đời sống nhân dân, ổn định sản xuất, phục hồi giao thông... Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã bền bỉ khắc phục khó khăn, thiếu thốn,
ra sức phục hồi, đẩy mạnh sản xuất và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thơng, các cơng trình văn hóa, y tế, giáo dục. Nền kinh tế được phục hồi cùng với sự chi viện (tuy không lớn như giai đoạn trước) của các nước xã hội chủ nghĩa, đã đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, Lào và Campuchia.
Chỉ trong vòng hai năm (1973 - 1974), miền bắc đã đưa vào miền Nam gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, một khối lượng vật chất lớn gồm vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng... Riêng trong 2 tháng đầu năm 1975, do yêu cầu khẩn trương của cuộc Tổng tiến công chiến lược, miền Bắc đã đưa vào miền Nam 57.000 bộ độ. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cùng với nguồn dự trữ và huy động tại chỗ, đảm bảo yêu cầu xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng miền Nam. Khối lượng vật chất chi viện từ miền Bắc vào miền Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước được vận chuyển bằng nhiều phượng tiện và con đường khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là thông qua tuyến đường Trường Sơn. Sau Hiệp định Pari, ta có những điều kiện thuận lợi mới, đồng thời do yêu cầu ngày càng cao của công tác vận chuyển, ta quyết định nâng cấp và mở rộng tuyến đường Trường Sơn. Đây khơng chỉ là con đường vận tải mà nó cịn là con đường của tình nghĩa, của niềm tin chiến thắng và là sợi chỉ đỏ kết nối hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam. Đồng thời cũng là con đường của tình đồn kết chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về phía Mĩ, tại Điều 6 của Hiệp định Pari quy định, Mĩ phải phá hủy các căn cứ quân sự trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, tuy nhiên, Mĩ lại chuyển tồn bộ cơ sở này cho Chính quyền Sài Gịn. Đồng thời, di chuyển tồn bộ máy bay chiến đấu từ miền Nam Việt Nam sang các căn cứ quân sự ở Thái Lan, nhằm sẵn sàng chi viện cho quân đội Sài Gòn và can thiệp vào miền Nam Việt Nam khi cần thiết. Bên cạnh đó, vì muốn giữ danh dự, uy tín cũng như quyền lợi ở Việt Nam nên sau khi rút quân, Mĩ vẫn giữ lại một số cố vấn quân sự đội lốt dân sự. Tổng số cố vấn quân sự và dân sự của Mĩ ở miền Nam tính đến giữa năm 1973 có khoảng 24.000 người. Với lực lượng đơng đảo này, Mĩ vẫn tiếp tục can thiệp sâu vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, quyết định những chủ trương lớn về quân sự, chính trị và kinh tế, bố trí nhân sự cao cấp trong chính quyền và qn đội Sài Gịn.
Được Mĩ tăng viện và khuyến khích, Chính quyền Sài Gịn ngay từ đầu đã ngang nhiên vi phạm các điều khoản của Hiệp định, đẩy mạnh các hoạt động
quân sự, mở rộng vùng chiếm đóng. Dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của đội