MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của đề tài ....................................................... 3 4. Giới hạn đề tài, cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu ............................ 3 5. Bố cục ............................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: SỰ XUẤT HIỆN HAI KHỐI QUÂN SỰ ĐỐI ĐẦU NATO - VÁCXAVA ....................................................................................................... 5 1.1. Bối cảnh quốc tế dẫn đến sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu ........... 5 1.1.1. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.............................. 5 1.1.2. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ........................................................................................ 7 1.1.2.1. Mục tiêu và chiến lược của Mỹ ............................................................ 7 1.1.2.2. Mục tiêu và chiến lược của Liên Xô .................................................... 8 1.2. Sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu ................................................... 11 1.2.1. Sự ra đời của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ................. 11 1.2.2. Sự ra đời của khối Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ (VÁCXAVA) .................................................................................................... 15 1.2.3. Tác động của việc hình thành hai khối quân sự trong mâu thuẫn Xô - Mỹ .................................................................................................................... 17 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG GIỮA HAI CỰC XÔ - MỸ VÀ XUNG ĐỘT QUÂN SỰ TRONG CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG GIỮA HAI KHỐI ĐÔNG - TÂY (1947 - 1970) ............................................ 20 2.1. Chiến lược quốc phòng của Mỹ và Liên Xô ........................................... 20 2.1.1. Chiến lược quốc phòng của Mỹ ............................................................ 20 2.1.2. Chiến lược quốc phòng của Liên Xô ..................................................... 22 2.2. Lực lượng quân sự giữa hai khối đối đầu .............................................. 24 2.3. Các khối quân sự và căn cứ quân sự ra đời ........................................... 28 2.3.1. Mỹ thành lập liên minh quân sự ........................................................... 29 2.3.1.1. Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật (9/1951) ............................................... 29 2.3.1.2. Liên minh quân sự Thái Bình Dương giữa Mỹ - Australia - New Zealand (ANZUS) ........................................................................................... 31 2.3.1.3. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO - Southeast Asia Treaty Organization).................................................................................................... 32 2.3.1.4. Sự ra đời của Khối quân sự CENTO.................................................. 34 2.3.2. Liên Xô đưa quân thiết lập căn cứ quân sự ......................................... 36 2.3.2.1. Liên Xô tập trung quân ở Đông Đức .................................................. 36 2.3.2.2. Liên Xô thiết lập căn cứ ở Mông Cổ................................................... 38 2.3.2.3. Rải quân ở biên giới Xô - Trung ........................................................ 39 2.4. Những xung đột quân sự ở các khu vực trong cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây (1947 - 1970) ......................................................... 41 2.4.1. Mỹ - Xô can thiệp chiến tranh ở châu Á ............................................... 41 2.4.2. Xô - Mỹ trong các cuộc khủng hoảng chính trị ở Hungary và Tiệp Khắc .... 47 2.4.3. Can thiệp của Xô - Mỹ ở Trung Đông ....................................................... 51 2.4.4. Đối đầu Xô - Mỹ tại Cuba ........................................................................ 56 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGÔ KIM OANH
SỰ XUẤT HIỆN HAI KHỐI QUÂN SỰ ĐỐI ĐẦU NATO - VÁCXAVA VÀ CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG
GIỮA HAI KHỐI ĐÔNG - TÂY (1947 - 1970)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGÔ KIM OANH
SỰ XUẤT HIỆN HAI KHỐI QUÂN SỰ ĐỐI ĐẦU NATO - VÁCXAVA VÀ CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG
GIỮA HAI KHỐI ĐÔNG - TÂY (1947 - 1970)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Ths Đặng Thị Hồng Liên
SƠN LA, NĂM 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của
cô giáo Đặng Thị Hồng Liên
Em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự tạo điều kiện giúp đỡ của thư viện Trường
ĐH Tây Bắc, thư viện Sơn La và sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của các bạn sinh viên lớp K50 ĐH sư phạm Lịch Sử
Sơn La, tháng 5 năm 2003
Tác giả
Ngô Kim Oanh
Trang 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của đề tài 3
4 Giới hạn đề tài, cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục 3
CHƯƠNG 1: SỰ XUẤT HIỆN HAI KHỐI QUÂN SỰ ĐỐI ĐẦU NATO - VÁCXAVA 5
1.1 Bối cảnh quốc tế dẫn đến sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu 5
1.1.1 Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai 5
1.1.2 Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 7
1.1.2.1 Mục tiêu và chiến lược của Mỹ 7
1.1.2.2 Mục tiêu và chiến lược của Liên Xô 8
1.2 Sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu 11
1.2.1 Sự ra đời của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) 11
1.2.2 Sự ra đời của khối Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ (VÁCXAVA) 15
1.2.3 Tác động của việc hình thành hai khối quân sự trong mâu thuẫn Xô - Mỹ 17
Tiểu kết chương 1 19
CHƯƠNG 2: CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG GIỮA HAI CỰC XÔ - MỸ VÀ XUNG ĐỘT QUÂN SỰ TRONG CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG GIỮA HAI KHỐI ĐÔNG - TÂY (1947 - 1970) 20
2.1 Chiến lược quốc phòng của Mỹ và Liên Xô 20
2.1.1 Chiến lược quốc phòng của Mỹ 20
2.1.2 Chiến lược quốc phòng của Liên Xô 22
2.2 Lực lượng quân sự giữa hai khối đối đầu 24
2.3 Các khối quân sự và căn cứ quân sự ra đời 28
Trang 52.3.1 Mỹ thành lập liên minh quân sự 29
2.3.1.1 Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật (9/1951) 29
2.3.1.2 Liên minh quân sự Thái Bình Dương giữa Mỹ - Australia - New Zealand (ANZUS) 31
2.3.1.3 Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO - Southeast Asia Treaty Organization) 32
2.3.1.4 Sự ra đời của Khối quân sự CENTO 34
2.3.2 Liên Xô đưa quân thiết lập căn cứ quân sự 36
2.3.2.1 Liên Xô tập trung quân ở Đông Đức 36
2.3.2.2 Liên Xô thiết lập căn cứ ở Mông Cổ 38
2.3.2.3 Rải quân ở biên giới Xô - Trung 39
2.4 Những xung đột quân sự ở các khu vực trong cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây (1947 - 1970) 41
2.4.1 Mỹ - Xô can thiệp chiến tranh ở châu Á 41
2.4.2 Xô - Mỹ trong các cuộc khủng hoảng chính trị ở Hungary và Tiệp Khắc 47
2.4.3 Can thiệp của Xô - Mỹ ở Trung Đông 51
2.4.4 Đối đầu Xô - Mỹ tại Cuba 56
Tiểu kết chương 2 60
KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), trên tất cả các bình diện từ thời gian đến quy mô, cường độ cuộc chiến và nhất là sự tàn phá hủy diệt đều vượt trội so với cuộc chiến tranh (1914 - 1918) Như một nghịch lí của lịch sử, con người càng tiến dài hơn trên con đường văn minh, tiến bộ thì sự chém giết lẫn nhau càng tàn bạo hơn từ các phương tiện kỹ thuật tân kỳ đến sự lùi lại hành
hạ thân xác và chà đạp nhân phẩm con người theo kiểu dã man trung cổ Nhưng
sự tàn bạo phi nhân tính ấy đã bị trừng phạt, các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã bị đánh bại hoàn toàn
Một trật tự thế giới mới được xác lập bằng những thỏa thuận của Hội nghị tam cường Xô - Mỹ - Anh tại Ianta, thể hiện sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới chủ yếu là giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, những lực lượng chủ lực đánh bại chủ nghĩa phát xít quốc tế Với bản chất chế độ chính trị - xã hội khác nhau, hai nước đã nhanh chóng từ liên minh chống phát xít trở thành đối địch nhau, mỗi nước tập hợp chung quanh mình các nước đồng minh lập thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Làm cho tình hình thế giới lại lâm vào tình trạng căng thẳng, phức tạp chủ yếu giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô Điều này đã trở thành nhân tố chi phối chủ yếu, trong quan hệ quốc tế thời kỳ này, sự mâu thuẫn giữa hai siêu cường Xô - Mỹ càng trở nên quyết liệt với việc thành lập hai khối quân sự NATO – VÁCXAVA Đây là hai khối quân
sự lớn nhất toàn cầu, đối địch nhau, đều chạy đua vũ trang, trang bị những vũ khí hiện đại để tăng cường sức mạnh của khối mình Sự kình địch và chạy đua
vũ trang của hai khối quân sự đối địch này, là cuộc đối đầu chính của cuộc
“Chiến tranh lạnh”
Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách trình tự và hệ thống: Sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu NATO - VÁCXAVA và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây (1947
- 1970) vẫn chưa được làm rõ Với mong muốn đóng góp sức lực nhỏ bé của mình để nhìn nhận một lần nữa về một cuộc chiến do Mỹ phát động và Liên Xô theo đuổi, mà cả hai đều tránh đụng đầu trực tiếp nhưng lại lâm vào các cuộc
chiến tranh cục bộ thay thế Tạo ra một cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa hai siêu
cường Xô - Mỹ đồng thời là đại diện cho hai khối Đông - Tây, một cuộc chiến tranh khác lạ đưa đến những cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt nhưng không ai thắng ai, chỉ dùng lại ở thế cân bằng, tạo nên một sự khác biệt so với các cuộc chiến tranh trong lịch sử loài người
Trang 7Xuất phát từ những mong muốn trên tôi mạnh dạn lựa chon đề tài “Sự xuất
hiện hai khối quân sự đối đầu NATO - VÁCXAVA và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây (1947 - 1970)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về “Chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô
cũng như sự ra đời của hai khối quân sự NATO - VÁCXAVA và cuộc chạy đua
vũ trang giữa hai khối Đông - Tây, đặc biệt trong giai đoạn 1947 - 1970 đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học, giáo viên, sinh viên Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, cụ thể như sau:
Trong cuốn sách “Đặc biệt tin cậy – Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ” của Đôbưnhin A, xuất bản năm 2001 Cuốn sách này viết khá
kỹ về chính sách ngoại giao của Mỹ và Liên Xô, qua đó đánh dấu cục diện hai phe, hai cực Xô - Mỹ và sự đối đầu căng thẳng trong quan hệ quốc tế
Cuốn sách “Nước Mỹ nửa thế kỷ - chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh” của Thomasr M C Comick, xuất bản năm 2004, đã chỉ ra
âm mưu và kế hoạch của Mỹ trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm mục
đích thống trị thế giới, dùng sức mạnh quân sự để thống trị các nước khác
Năm 2008, NXB Giáo dục đã cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000)” của Trần Nam Tiến Đã làm sáng tỏ bức tranh
tổng thể về quan hệ quốc tế của một giai đoạn lịch sử đầy những bước quanh co, phức tạp Một phần nội dung chủ yếu của cuốn sách thể hiện sự chạy đua giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Liên Xô và Mỹ
Nhà xuất bản Giáo dục và nhà xuất bản Đại học sư phạm đã xuất bản các
loại giáo trình “Lịch sử thế giới hiện đại” trong đó có bài trình bày khái quát về
sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây
Ngoài ra, còn một số công trình khác như: “42 đời tổng thống Mỹ”(William
AD Egre Gorio, NXB Chính trị quốc gia, năm 1988); “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” (Vũ Dương Ninh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002)
Nhìn chung, các công trình trên mới chỉ đề cập đến một cách chung nhất về
cuộc “Chiến tranh lạnh” sau chiến tranh thế giới thứ hai trên bình diện rộng,
nhưng chưa có công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về việc thành lập hai khối quân sự lớn nhất toàn cầu, đối địch nhau, chạy đua vũ trang để trang bị
Trang 8những vũ khí hiện đại nhằm tăng cường sức mạnh cho khối mình, thể hiện cuộc
đối đầu chính trong “Chiến tranh lạnh” vẫn chưa được làm rõ
Vì vậy, trên cơ sở các công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan đã
giúp tôi đi vào nghiên cứu làm rõ: Sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu
NATO - VÁCXAVA và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây (1947 - 1970)
3 Mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu về sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu NATO - VÁCXAVA và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây giúp người đọc hiểu rõ hơn về
cuộc đối đầu chính trong “Chiến tranh lạnh” đã diễn ra hơn nửa thế kỷ và đến
nay đã chấm dứt được hơn hai mươi năm Nhưng dư âm và hệ quả của nó vẫn còn kéo dài Bên cạnh việc đề cao những nỗ lực của Liên Xô nhằm mục tiêu duy trì hòa bình và đạt thế cân bằng chiến lược với Mỹ, là bài học cảnh tỉnh cho những tư tưởng muốn vươn lên bá chủ thế giới như Mỹ trong giai đoạn hiện nay Cũng như, những tổ chức muốn chạy đua vũ trang để tiến hành những hoạt động quân sự có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và hòa bình thế giới
4 Giới hạn đề tài, cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu
Sự hình thành hai khối quân sự lớn nhất toàn cầu NATO và VÁCXAVA do
Mỹ và Liên Xô đứng đầu, tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém và đầy nguy hiểm giữa hai siêu cường đánh dấu cụ diện đối đầu Đông - Tây, cuốn hút từng quốc gia, từng khu vực chịu ảnh hưởng sâu xắc của cuộc đối đầu này Vì thế phạm vi của đề tài tôi chỉ muốn làm rõ sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu NATO - VÁCXAVA và cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây trong giai đoạn 1947 - 1970
Cơ sở tài liệu là nguồn tài liệu chính thống: giáo trình và tư liệu từ mạng Internet, từ tạp chí nghiên cứu lịch sử, các sách báo của thư viện tỉnh Sơn La, thư viện Trường ĐH Tây Bắc
Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng tỏ vấn đề, đề tài thực hiện bằng hai phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng một số phương pháp khác như: Thu thập nguồn tài liệu, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích
5 Bố cục
Trang 9Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu NATO - VÁCXAVA Chương 2: Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô - Mỹ và xung đột quân
sự trong cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối Đông - Tây (1947 – 1970)
CHƯƠNG 1: SỰ XUẤT HIỆN HAI KHỐI QUÂN SỰ ĐỐI ĐẦU
Trang 10NATO - VÁCXAVA 1.1 Bối cảnh quốc tế dẫn đến sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu
1.1.1 Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đầu năm 1945 trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đang truy quét phát xít
ra khỏi biên giới đất nước và chuẩn bị tác chiến trên lãnh thổ các nước Đông Âu
đang chịu sự chiếm đóng của Đức quốc xã Trong khi đó, quân đội đồng minh
Mỹ - Anh cũng giành thắng lợi trong nỗ lực mở mặt trận thứ hai, ở Tây Âu và mặt trận Thái Bình Dương Như vậy, chiến tranh thế giới thư hai, không còn bao lâu nữa sẽ kết thúc bằng thắng lợi của phe Đồng minh và thất bại chắc chắn của phe phát xít Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu cho các nước Đồng minh phải nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh và phân chia thành quả chiến tranh
Trong bối cảnh đó, Hội nghị tam cường Liên Xô, Mỹ và Anh giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh gặp nhau tại thành phố Ianta (bán đảo Crimea, nay thuộc Ukraine) để đưa ra các biện pháp quan trọng nhằm đánh bại nhanh chóng các nước phát xít, kết thúc chiến tranh Đồng thời thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên trái đất Hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô - Xtalin, Tổng thống Mỹ - F.Rudơven và Thủ tướng Anh - Sơcsin, cùng các phụ tá thân cận của họ Do liên quan đến lợi ích của mỗi quốc gia mà Hội nghị Ianta đã diễn
ra trong bầu không khí gay go, quyết liệt Tuy nhiên, vì lợi ích chung có liên quan trực tiếp đến nền hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau chiến tranh nên cuối cùng các bên tham gia Hội nghị cũng đã đạt được sự đồng thuận về vấn
đề phối hợp hành động để chống Trục phát xít giai đoạn kết thúc chiến tranh Ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức và xây dựng những bảo đảm thật sự để nước Đức không còn khả năng gây chiến tranh một lần nữa, chấp nhận những điều kiện để đáp ứng việc Liên
Xô tham gia chiến tranh chống Nhật (Bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ, trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga - Nhật 1904 ) Ngoài ra, ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là
sự nhất chí giữa năm cường quốc - Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc, để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh Cuối cùng, cũng tại Hội nghị này, các nước lớn đã đạt được thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, đặt cơ sở cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc
Trang 11Ở châu Âu, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng miền Đông Đức, Đông Béclin
và các nước Đông Âu do Hồng quân Liên Xô giải phóng; còn quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béclin, Italia và một số nước Tây Âu khác Như vậy, vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, còn vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ
Ở châu Á - Thái Bình Dương, các cường quốc tham gia Hội nghị cũng thống nhất, để quân đội Mỹ được quyền chiếm đóng Nhật Bản, quân đội Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên và quân đội Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á ) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây
Những quyết định của Hội nghị cấp cao Ianta về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh đã đặt những tiền đề cơ sở, có tính chất nền tảng cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh - thường được
gọi là “Trật tự thế giới hai cực Ianta”
Sau khi phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu, nhiều mâu thuẫn mới và nhiều vấn đề quốc tế mới lại nổi lên
Sự đoàn kết trong chiến tranh nay đã trở thành sự nghi kị lẫn nhau Có thể thấy
rõ điều này ngay sau khi F.Rudơven qua đời (ngày 12/4/1945), người lên thay là phó Tổng thống Truman, trong một cuộc họp tại Nhà Trắng (ngày 23/4/1945) đã
tuyên bố: “Tôi chủ trương phải có sự cứng rắn trong chính sách của mình đối với nước Nga”[14,145] Đường lối cứng rắn này nhanh chóng nhận được sự
hưởng ứng từ Thủ tướng Anh Churchill Ngày 6/5/1945, Churchill đề nghị Truman nhanh chóng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa Liên Xô - Anh - Mỹ để giải quyết tiếp những vấn đề đặt ra khi Đức đầu hàng Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng ba cường quốc thỏa thuận tiến hành Hội nghị thượng đỉnh Tam cường tại Potsdam (Đức) trong nửa sau tháng 7/1945 Hội nghị diễn ra
từ ngày 17/7 đến ngày 25/7 và từ ngày 28/7 đến ngày 2/8/1945, bị gián đoạn do kết quả bầu cử Quốc hội Anh Bất chấp những nghi kị các nhà lãnh đạo ba đại cường quốc vẫn thông qua những quyết định quan trọng Hội nghị tập trung vào giải quyết vấn đề Đức trên cơ sở những thỏa thuận của Hội nghị Ianta, đề ra những nguyên tắc cơ bản đối với Đức: phi quân sự hóa, phi quốc xã hóa và dân chủ hóa, trừng phạt tội phạm chiến tranh, kiểm soát và giới hạn khả năng ngành công nghiệp nặng sao cho nước Đức không thể phục hồi nền công nghiệp quân
sự Hội nghị xác định rõ tiền bồi thường của Đức sẽ được “trích từ những vùng
bị chiếm đóng” bằng cách tịch thu các thiết bị công nghiệp Riêng Liên Xô sẽ
nhận thêm từ các vùng chiếm đóng của phương Tây 15% thiết bị công nghiệp cơ bản còn sử dụng được và hoàn chỉnh (chủ yếu công nghiệp luyện kim, hóa chất,
Trang 12cơ khí) và thêm 10% thiết bị công nghiệp vốn không cần cho nền kinh tế thời bình của Đức Về số phận của những nước Đồng minh hay chư hầu của Đức quốc xã trong chiến tranh: các bộ trưởng ngoại giao của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc được giao trách nhiệm soạn thảo các Hòa ước sẽ kí với các nước (Italia, Bulgaria, Phần Lan, Hungari, Romania)
Ngoài ra, Hội nghị còn đi đến thỏa thuận những nguyên tắc trong việc giải
quyết vấn đề Nhật Bản sau chiến tranh và ra bản “Tuyên cáo Pôtxđam kêu gọi Nhật Bản đầu hàng” Trong đó, nêu rõ chủ quyền của Nhật trở lại đất Nhật
chính thống chủ yếu ở trong bốn đảo: Hônsư, Hốccaiđô, Kiusiu, Sicôcư Trừng trị tội phạm chiến tranh, Nhật Bản chỉ được phát triển công nghiệp hòa bình, thủ tiêu lực lượng vũ trang và giải tán quân đội Nhật Bản Hội nghị Pôtxđam còn giải quyết được nhiều việc quan trọng khác, như thành lập Hội đồng ngoại trưởng các cường quốc (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) để giải quyết vấn đề dự thảo Hòa ước với các nước phát xít bại trận
Như vậy, những nghị quyết của Hội nghị Potsdam vừa tiếp tục khẳng định, vừa cụ thể hóa, vừa bổ sung cho những quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Ianta về việc phối hợp hành động kết thúc chiến tranh ở mặt trận Thái Bình Dương và thiết lập trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc Có thể nói, hai Hội nghị thượng đỉnh Ianta và Potsdam đã xác lập địa vị ưu thế của hai đại cường Liên Xô và Mỹ trong quan hệ quốc tế thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai và đã góp phần tạo ra cục diện lưỡng cực kéo dài trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh
1.1.2 Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
1.1.2.1 Mục tiêu và chiến lược của Mỹ
Nước Mỹ tham gia chiến tranh trong điều kiện an toàn và thuận lợi nên đã làm giàu và phát triển mạnh mẽ về các mặt Trong thời kì đầu, Mỹ lại đứng trung lập đóng vai trò lái súng bán vũ khí cho các nước tham chiến, cho nên tư bản Mỹ đã thu được 114 tỉ đô la lợi nhuận Mỹ đã làm giầu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới Vì thế sau chiến tranh Mỹ trở thành nước giầu mạnh nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản chủ nghĩa Về quân sự, lục quân, hải quân và không quân cũng vượt lên hàng đầu, bỏ xa các nước khác Thời gian đầu sau chiến tranh, Mỹ lại nắm độc quyền về bom nguyên tử Về tài
chính, Mỹ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới “gần 25 tỉ đô la năm
1949, chiếm gần 3/4 khối lượng vàng của thế giới tư bản”[15,285] Sau chiến
tranh, Mỹ là chủ nợ duy nhất trên thế giới, ngay cả Anh và Pháp trước đó đã từng là chủ nợ nay cũng phải đi vay Mỹ Về kinh tế, sản lượng công nghiệp Mỹ
Trang 13chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4 năm 1948) Sản lượng nông nghiệp cũng gấp hai lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949)
Có thể nói, Mỹ vượt trội hơn tất cả các nước trở thành đế quốc đầu sỏ thế giới, lớn mạnh về quân sự, kinh tế cũng như uy tín về chính trị Từ đây tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ ngày càng bộc lộ, giới thống trị Mỹ đề ra chiến lược toàn cầu, âm mưu thống trị toàn thế giới Bởi giới thống trị Mỹ cho rằng: sau
chiến tranh sẽ là “thời đại của Mỹ” Thời đại Mỹ có thể dùng sức mạnh để buộc các dân tộc phải phục tùng Mỹ đã đề ra ba mục tiêu cho“ chiến lược toàn cầu”:
“Một là: Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
Hai là: Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình dân chủ thế giới
Ba là: Nô dịch các nước tư bản đồng minh, tập hợp các lực lượng phản động quốc tế đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ” [13,290]
Để đạt được ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mỹ là chính sách
chiến tranh, chính sách thực lực, âm mưu dựa vào “thế mạnh” để khuất phục
các dân tộc khác Mỹ ráo riết chạy đua vũ trang, phát triển lực lượng hạt nhân lập các khối quân sự chiến lược và kí kết với nhiều nước những Hiệp ước quân sự tay đôi, cho phép Mỹ đóng quân và xây dựng các căn cứ quân sự tr ên lãnh thổ các nước đó Vì vậy, Mỹ và liên minh các nước phương Tây phát
động “Chiến tranh lạnh”
“Chiến tranh lạnh” là từ do Baruch, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực
của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện đầu tiên trên báo Mỹ ngày 26/7/1947
Theo phía Mỹ “Chiến tranh lạnh” là “chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng luôn ở tình trạng chiến tranh nhằm “ngăn chặn” rồi “tiêu diệt” Liên Xô , mục đích “ngăn chặn” nhằm chống chủ nghĩa cộng sản, chống Liên
Xô và cách mạng thế giới Vì lúc này, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi
ở khắp các lục địa của châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, một số nước đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn vì chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
1.1.2.2 Mục tiêu và chiến lược của Liên Xô
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã gây cho đất nước Xô Viết những
Trang 14tổn thất nặng nề về người và của Hầu như toàn bộ miền Tây của đất nước bị tàn phá, Xtalingrát chỉ còn là những đống đổ nát Các thành phố như: Pôntava, Kháccốp, Cremênchuc, Xêvaxtôpôn, Dapôrôgie, Xmôlenxcơ, Nôvôrôxixcơ gần như bị san bằng Những công trình lớn như: nhà máy thủy điện Đơnhep, các nhà máy luyện kim Adốp và Dapôrôgie, nhà máy sản xuất nông nghiệp Rôxtốp
phải ngừng hoạt động Theo những số liệu chính thức: “trong chiến tranh hơn
27 triệu người dân Xô Viết đã hi sinh trên chiến trường, 1.710 thành phố, hơn
70 nghìn làng mạc, 31.853 cơ sở công nghiệp , 65 nghìn cây số đường sắt, 98 nghìn nông trại tập thể , 1.876 nông trường quốc doanh bị tàn phá nặng nề”[7,141] Nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng, bắt tay vào công
cuộc khôi phục và phát triển đất nước với cả nhiệt tình và sự hi sinh cao cả cùng với tinh thần tự lực tự cường đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1945 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng Công nghiệp được phục hồi vào năm 1947 Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh, hơn 6.200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đạt mức trước chiến tranh Đặc biệt trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ Với tư thế là người chiến thắng vĩ đại sau chiến tranh, uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao hơn bao giờ hết Là một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh (một trong hai cực của trật tự Ianta) là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới Trước tình hình trên, các nước phương Tây (do Mỹ cầm đầu) đã thực hiện chính sách thù địch với Liên Xô, bao vây kinh tế, phát động chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm
tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Để đối phó lại âm mưu của Mỹ, Đảng và nhà nước Xô Viết đã thực hiện chính sách nhằm mục tiêu và phương hướng cơ bản là:
“Đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình và an ninh thế giới, mở rộng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa
Góp phần củng cố và thúc đẩy sự tiến bộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phát triển quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các nước mới giải phóng
Duy trì và phát triển quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa, trên cơ sở chung sống hòa bình, hợp tác thiết thực cùng có lợi
Đoàn kết quốc tế với các Đảng Cộng sản và các đảng dân chủ cách mạng, với phong trào công nhân quốc tế và phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc” [13,260]
Trang 15Những mục tiêu phương hướng trên được thực hiện thông qua những hành động thực tiễn, những biện pháp cụ thể Với các Hiệp ước đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, Liên Xô đã giúp đỡ tích cực về vật chất cũng như tinh thần cho các nước xã hội chủ nghĩa
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đấu tranh không mệt mỏi cho nền hòa bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống lại âm mưu gây chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động Liên Xô cũng
đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc Với tư cách là một trong những nước sáng lập tổ chức Liên Hợp Quốc, Liên xô đã đề ra nhiều sáng kiến nhằm củng cố hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc và phát triển sự hợp tác quốc tế Như thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, địa vị quốc tế của Liên Xô được
đề cao hơn bao giờ hết Là nước chủ nghĩa xã hội lớn nhất, hùng mạnh nhất, Liên Xô lúc này trở thành chỗ dựa cho nền hòa bình cũng như phong trào cách mạng thế giới
Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử quan
hệ quốc tế Bóng dáng Trật hai cực đã bắt đầu xuất hiện kể từ khi Học thuyết
Truman công bố ngày 12/3/1947 tại Quốc hội Hoa Kỳ “Thế là một ván bài Go (một lối chơi cờ của Nhật) đã bắt đầu diễn ra trên quy mô hành tinh, mỗi siêu cường quốc đặt ra các quân cờ của mình tăng cường các vùng do nó chi phối,
đe dọa những vùng mà phía bên kia tỏ ra yếu kém, với những thời kì đặc biệt căng thẳng khiến cho cả hai bên phải áp dụng những biện pháp để không đi được quá xa”[10,264] Mối quan hệ đồng minh trong cuộc chiến tranh chống
phát xít đã nhanh chóng tan rã để thay thế bằng quan hệ xuất phát trên những lợi ích hoàn toàn khác nhau, luôn đấu tranh không khoan nhượng Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước Liên Xô và Mỹ chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe: phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa Thế giới lại lâm vào tình trạng
“Chiến tranh lạnh” giữa hai siêu cường và trở thành nhân tố chi phối chủ yếu
trong quan hệ quốc tế thời kì này Sự mâu thuẫn giữa hai siêu cường càng trở nên quyết liệt với việc hình thành hai khối quân sự NATO và VÁCXAVA do
Mỹ và Liên Xô đứng đầu, tiến hành chạy đua vũ trang, trang bị vũ khí hiện đại
để tăng cường sức mạnh của khối mình Sự kình địch và chạy đua vũ trang của
hai khối quân sự này là cuộc đối đầu chính của “Chiến tranh lạnh”, đã làm cho
tình hình thế giới ngày càng căng thẳng Cuốn hút nhiều quốc gia, từng khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đối đầu này
Trang 16Quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc
và kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau Vì thế, về đại cục, hòa bình thế giới được duy trì trong suốt thời kì chiến tranh lạnh và cả sau đó để không diễn ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ III
1.2 Sự xuất hiện hai khối quân sự đối đầu
1.2.1 Sự ra đời của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới chuyển biến mau lẹ, ngày càng có lợi cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bất lợi cho Mỹ và đồng minh của Mỹ Đầu năm 1947 ở các nước Đông Âu, khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền lần lượt vào tay nhân dân lao động Ở Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp, phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo dấy lên mạnh mẽ Ở Pháp, Italia, Bỉ, Đảng Cộng sản tham gia chính phủ thực hiện những cải cách về kinh tế, xã hội tiến bộ Ở châu Á, Quân giải phóng Trung Quốc đã giáng cho quân đội Tưởng Giới Thạch những đòn chí mạng Trong bối cảnh như thế, Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược toàn cầu chống lại phong trào cách mạng thế giới Tổng thống Truman khẳng định rõ tham vọng bá chủ của Mỹ:
“Dù muốn hay không muốn, chúng ta phải công nhận thắng lợi mà chúng ta đạt được đã đặt lên nhân dân Mỹ gánh nặng là tiếp tục trách nhiệm lãnh đạo thế giới” [14,245]
Trong lúc những mâu thuẫn giữa hai khối Đông - Tây bắt đầu nổi lên, Chính phủ các nước Tây Âu đã lựa chọn con đường theo Mỹ, chấp nhận kế
hoặch Macsan (kể cả Tây Đức) để đạt được mục tiêu theo cách gọi là “phòng vệ” Không những vậy, Mỹ còn thực hiện chính sách ngăn chặn (Contaimet Policy) nhằm “ngăn chặn” sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản rồi tiến tới tiêu diệt nó Chính sách “ ngăn chặn” được đề ra trên những kết luận của Kenân
(Georges Kennan) một chuyên gia về Liên Xô của Mỹ cho rằng: Sau chiến tranh Liên Xô sẽ bị suy yếu, kiệt quệ cả về vật chất và tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh mẽ thì trong một thời gian từ 10 đến 15 năm - Liên
Xô sẽ tự bị tiêu diệt và sẽ ngăn được chủ nghĩa cộng sản bành trướng trên thế
giới Kennân chủ trương “ngăn chặn lâu dài” ngăn chặn một cách duy trì
nhưng phải cứng rắn và cảnh giác với những khuynh hướng xâm lược của người Nga, điều đó là một nhân tố chủ yếu của bất kì chính sách nào của Mỹ đối với Nga
Vì vậy, Kennân cho rằng đối với Liên điều cốt lõi là: “Phải có một chính sách dài hạn nhưng kiên quyết ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô” [11,234] nhằm làm
cho Liên Xô suy yếu, bị tan dã
Trang 17Nhưng để thực hiện chính sách “ ngăn chặn” thì Mỹ cần tiến thêm một bước
nữa, đó là tiến hành thành lập các khối quân sự xâm lược, nhằm tập hợp các lực lượng phản cách mạng đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ để bao vây Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và các nước có cao trào giải phóng dân tộc
Bước đầu tiên trên con đường xây dựng các khối quân sự xâm lược là
“Hiệp định phòng thủ Tây bán cầu” kí kết giữa Mỹ và các nước chư hầu Mỹ ở
hội nghị Riô đơ Gianêrơ (Riodeianeiro) tháng 9 năm 1947 Tiếp theo Hiệp định trên, theo đề xuất của thủ tướng Anh - Attlec và sự hưởng ứng nhiệt tình của Pháp, một số nước Tây Âu xúc tiến kế hoạch xây dựng một khối liên kết chính trị, quân sự để chống lại ảnh hưởng của Cộng sản ở châu Âu Từ ngày 4 đến ngày 12/3/1948, năm nước (Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua) họp Hội nghị thương lượng trên cơ sở dự thảo Hiệp ước của Bộ ngoại giao Anh Ngày 17/3/1948, sau khi được các Chính phủ chấp thuận, năm nước trên đã kí Hiệp ước Brussels Nội dung chủ yếu của Hiệp ước là thiết lập mối liên kết về chính trị và quân sự giữa năm nước thành viên, nhằm chống lại một cuộc xâm lược từ bên ngoài (Hiệp ước có giá trị trong vòng 50 năm kể từ ngày ký ) Hiệp ước bao
gồm 10 điều khoản, đặc biệt trong điều 4 của Hiệp ước nêu rõ: “Nếu như nước
kí kết hiệp ước là đối tượng bị tấn công ở khu vực châu Âu, các thành viên khác của hiệp ước sẽ hành động theo quy định của điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc để hỗ trợ mặt quân sự” [14,72] Từ Hiệp ước Brussels, dẫn tới việc hình
thành một tổ chức gọi là Liên hiệp Tây Âu (WEU - Western European Union)
Đây được xem là một trong những bước “dậm nhảy” cho việc hình thành một
liên minh quân sự sau này là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Mỹ hưởng ứng với việc hình thành liên minh quân sự phương Tây nhưng không thỏa mãn vì liên minh này không có tác dụng lớn về mặt quân sự và Anh lại chiếm địa vị lãnh đạo trong khối này Hơn nữa, Mỹ gặp khó khăn khi tham gia vào khối liên hiệp Tây Âu, vì trong luật pháp của liên bang có quy định chính quyền Mỹ không được thiết lập liên minh quân sự với Tây Âu trong thời bình Cho nên, Mỹ cố nắm lấy khối này và dựa vào khối này làm nòng cốt cho
việc xây dựng “Khối Bắc Đại Tây Dương - NATO” rộng lớn hơn, trong đó Mỹ
sẽ giữ vai trò lãnh đạo
Để xúc tiến việc thành lập, Mỹ đã tiến hành những cuộc vận động trong quốc hội Mỹ và thương lượng giữa Mỹ với khối Liên hiệp Tây Âu
Ngày 11/6/1948, Thượng nghị viện Mỹ Vandenbeng trong cuộc họp thứ
80, phiên họp thứ hai đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết thượng viện số 239 hay
còn gọi là “Nghị quyết Vandenbeng” Theo Nghị quyết này, Vandenbeng giới
Trang 18thiệu một “phương pháp” thương lượng đảm bảo “An ninh cá thể quốc gia cũng như an ninh tập thể theo Hiến chương Liên Hợp Quốc”[6,73] Nghị quyết đã tạo
điều kiện pháp lí cho Mỹ tiến hành tham gia một liên minh quân sự nước ngoài trong thời bình Đây có thể nói là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử đối ngoại của Mỹ
Ngày 25 và 26/10/1948, ngoại trưởng năm nước khối Liên hiệp Tây Âu
đã nghiên cứu và hoàn toàn tán thành một Hiệp ước, thành lập một liên minh phòng thủ Đại Tây Dương Không lâu sau đó, vào ngày 29 -10 -1948, Canađa cũng tuyên bố tán thành một Hiệp ước như vậy Đến cuối tháng 11 năm 1948, năm nước WEU (Liên hiệp Tây Âu) gửi đến Washington bản dự thảo sơ bộ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Ngày 10/12/1948, cuộc đàm phán bắt đầu diễn
ra tại Washington với nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng hoàn chỉnh nội dung khung Hiệp ước
Sau một quá trình căng thẳng, cuối cùng vào ngày 15/3/1949 các nước WEU và Canađa đã đồng ý nhất trí với nội dung của bản soạn thảo sơ bộ đồng thời mời: NaUy, Đan Mach, Iceland, Bồ Đào Nha và Italy tham gia Hiệp ước
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được công bố thành lập vào ngày 18/3/1949, trong đó các phần cam kết về quân sự là nội dung chủ yếu tổ chức NATO Hiệp ước, bao gồm 14 điều khoản Đặc biệt trong điều 4 và 5 nêu
rõ: “Một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước thành viên ở châu Âu hay Bắc Mỹ sẽ bị coi như tấn công tất cả các nước thành viên, do vậy
họ thỏa thuận rằng nếu một cuộc tấn công như vậy diễn ra, mỗi nước thành viên
sẽ chiếu theo quyền tự vệ riêng, hay tập thể được điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc thừa nhận Ngay lập tức hỗ trợ với tư cách riêng hoặc có phối hợp với các thành viên khác, cho một nước hay những nước bị tấn công bằng một hành động
mà mình gọi là cần thiết, kể cả bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang để phục hồi và duy trì an ninh vùng Bắc Đại Tây Dương” [6,74] Như vậy, mỗi nước
thành viên có quyền hành động đơn phương hay phối hợp với nhau
Để Hiệp ước có hiệu lực phải có sự phê chuẩn của các quốc gia thành viên
và các văn kiện phê chuẩn sẽ trao cho Mỹ lưu trữ Hiệp ước không có giới hạn thời gian, nhưng có quy định rằng có thể xem xét lại sau 10 năm (điều 12) Sau
20 năm mỗi nước thành viên có quyền chấm dứt sự tham gia với điều kiện thông báo trước một năm
Hiệp ước được kí kết vào ngày 4/4/1949 nhưng để Hiệp ước bắt đầu có giá trị thực sự thì cần có sự phê chuẩn của các nước tham gia Vì vậy, mà trong Quốc hội Mỹ cũng trải qua 12 ngày căng thẳng tranh cãi đến từng điều khoản
Trang 19của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Cuối cùng, vào ngày 21/8/1949, Thượng viện thông qua Hiệp ước với 82 phiếu thuận /13 phiếu trống Bốn ngày sau 25/8/1949 các quốc gia tham gia phê chuẩn Hiệp ước bắt đầu có giá trị thật sự Như vậy, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO (North Atlantic Treaty Orgnisation) đã ra đời
Về mục đích của Hiệp ước NATO, trên các văn bản giấy tờ kí kết về hình thức là bảo vệ hòa bình cho Mỹ - Tây Âu nhưng thực chất Mỹ muốn thao túng các nước tư bản phương Tây để chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, nhằm đạt được mục tiêu cho chiến lược toàn cầu cũng như âm mưu
bá chủ thế giới của Mỹ
Về hệ thống tổ chức, cơ quan cao nhất của NATO là Hội đồng tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gồm đại diện thường trực Chính phủ của tất cả các nước thành viên, các vị Bộ trưởng của các nước đó (Bộ ngoại giao, Quốc phòng hoặc Tài chính) và một Tổng thư kí đứng đầu bộ phận thường trực của Hội đồng Trực thuộc Hội đồng có Ủy ban quân sự do Tổng tham mưu trưởng ba nước Mỹ, Anh, Pháp đảm nhiệm và Ủy ban kế hoạch (về hàng hải, về giao thông đường bộ, về dầu khí) Ngoài ra, trực thuộc Ủy ban Quân sự có Bộ tư lệnh tối cao quân đội đồng minh của NATO (do Đại tướng Mỹ Eisenhoner là Tổng tư lệnh đầu tiên) và các tư lệnh khác tại Bắc Đại Tây Dương - Địa Trung Hải Các Bộ tư lệnh này sẽ tập hợp quân đội các thành viên trong khối NATO để trở thành một lực lượng vũ trang liên kết Các cơ quan chủ yếu của NATO đặt ở thủ ở Pari (Pháp), riêng nhóm thường vụ của Uỷ ban Quân sự đặt tại Washington (Mỹ)
Với sự tham gia của hầu hết các cường quốc tư bản hàng đầu, NATO trở thành liên minh quân sự và chính trị quan trọng nhất và hùng mạnh nhất của phương Tây Đã xác lập trên thực tế vai trò lãnh đạo của Mỹ về chính trị và quân sự ở Tây Âu Tháng 10 năm 1949, Quốc hội Mỹ thông qua chương trình viện trợ quân sự gồm 1.314 triệu USD, trong đó viện trợ cho các nước thuộc châu Mỹ và Canađa dưới hình thức cho vay, viện trợ cho Hy Lap và Thổ Nhĩ Kỳ
theo tinh thần của “Học thuyết Truman”, viện trợ cho các nước thành viên
NATO ở châu Âu một tỉ USD [11,234]
Như vậy, sau “Chủ nghĩa Truman”và “Kế hoạch Macsan” việc thành lập
tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là một bước tiến mới và cũng là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện những âm mưu thống trị thế giới của Mỹ Thực chất, khối NATO là một công cụ của chính sách bành trướng xâm lược của Mỹ Vì thế ngay sau khi mới thành lập, khối NATO đã chứa chất những mâu thuẫn nội bộ gay gắt: Anh và Mỹ tranh giành nhau quyền lãnh đạo
Trang 20và ảnh hưởng trong khối NATO, sau khi vươn lên Pháp và Tây Đức cũng đấu tranh gay gắt đòi Mỹ chia sẻ quyền lãnh đạo
1.2.2 Sự ra đời của khối Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ (VÁCXAVA)
Nếu như Mỹ tìm cách lôi kéo các nước Đồng minh về phía mình bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và quân sự vừa để thao túng, vừa để tạo ra khối các nước đối lập với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Thì Liên Xô cũng bí mật kí một loạt Hiệp ước song phương hữu nghị, hợp tác, liên minh và tương trợ
có giá trị trong 20 năm
Tính đến cuối năm 1948, Liên Xô đã lần lượt kí các Hiệp ước song phương với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu: Nam Tư (ngày 11/4/1945), Ba Lan (ngày 21/2/1945), Romania (ngày 4/2/1948), Hunggari (ngày 18/2/1948), Bungari (ngày 18/3/1948) Cùng thời gian này, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu cũng đã tiến
hành kí kết những Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau: “Nam Tư -
Ba Lan (ngày 18/3/1946), Nam Tư - Tiệp Khắc (ngày 9/5/1946), Nam Tư - Bungari (ngày 8/8/1947), Ba Lan - Bungari (ngày 29/3/1948), Tiệp Khắc - Bungari (ngày 23/4/1948), Bungari - Hunggari (ngày 16/7/1948).” [6,167]
Các Hiệp ước được kí kết giũa Liên Xô và các nước Đông Âu, giữa các nước Đông Âu với nhau đã liên kết các nước này thành một khối quân sự Nếu một trong những nước tham gia kí kết lâm vào tình trạng chiến tranh, bị nước ngoài xâm lược, các nước trong liên minh được xem như là những mắt xích có liên đới và có trách nhiệm tương trợ Các Hiệp ước này bảo đảm an ninh cho từng nước, nhưng Liên Xô do lực lượng quân sự mạnh nhất, có quân đội đóng trên lãnh thổ các nước đó (trừ Nam Tư và Albania), nên Liên Xô có ảnh hưởng lớn và giữ vai trò quyết định trong việc phòng vệ và trong chính sách đối ngoại của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, mới được thành lập ở Đông Âu Đặc biệt, sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, ngày 14/2/1950 hai chính phủ Liên Xô và Trung Quốc
đã kí kết “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô - Trung”, xác định về mặt
pháp lí khối Liên minh giữa Liên Xô và Trung Quốc nhằm chống lại mọi âm mưu tấn công xâm lược của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài Ngoài ra, Liên Xô còn cho Trung Quốc vay tiền, giúp đỡ chuyên gia và kĩ thuật để Trung Quốc có thể khôi phục và phát triển kinh tế
Kể từ năm 1949, tình hình thế giới ngày càng trở nên căng thẳng với việc
Mỹ và các đồng minh của Mỹ đẩy mạnh chính sách “Chiến tranh lạnh” ráo riết
Trang 21chạy đua vũ trang và thành lập liên minh quân sự nhằm chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Tháng 4 năm 1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời với sự tham gia của 12 nước tư bản phương Tây làm cho tình hình thế giới căng thẳng, bởi đây là liên minh quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của Mỹ và các đồng minh Tiếp đó là việc tái
vũ trang Cộng hòa Liên bang Đức và kết nạp nước này vào NATO, đe dọa nghiêm trọng đến nền an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu Vì theo, Liên Xô việc Tây Đức được kết nạp vào NATO với tư cách là một thành viên độc lập làm tiêu tan mọi khả năng thống nhất nước Đức bằng con đường dân chủ và hòa bình, đây là âm mưu của các nước phương Tây nhằm biến Tây Đức thành một tiền đồn thù địch chống hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
ở châu Âu
Trước tình hình đó, các nước: Liên Xô, Anbani, Balan, Bungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Hunggari, Rumani và Tiệp Khắc họp tại Vácxava ngày 14/5/1955 Tám nước tham gia hội nghị đã kí kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ (gọi tắt là Hiệp ước VÁCXAVA) Mang tính chất là một liên minh phòng thủ
về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
Theo Hiệp ước, các thành viên trong tổ chức, cam kết không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuyên bố sẵn sàng tham gia mọi hoạt động quốc tế nhằm tìm kiếm các biện pháp tích cực để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, cắt giảm vũ khí, cấm phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt Trong trường hợp một hay nhiều nước tham gia
Hiệp ước bị nước khác tấn công thì các nước cam kết có nhiệm vụ giúp đỡ “Bằng mọi phương tiện được xem là cần thiết, kể cả bằng lực lượng vũ trang” [3,100]
Đặc biệt, trong điều 5 của Hiệp ước quy định việc thành lập Bộ chỉ huy quân đội các thành viên Hiệp ước Các bên thỏa thuận không tham gia bất kì liên minh hay liên hiệp nào hoặc ký bất kì thỏa ước nào có nội dung đi ngược lại mục đích của Hiệp ước VÁCXAVA Hiệp ước VÁCXAVA cho phép bất kì nước nào cũng có thể gia nhập, nếu họ sẵn sàng bảo vệ hòa bình và an ninh chung
Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/6/1955 và có giá trị trong vòng 20 năm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được mời tham dự với tư cách là quan sát viên đã tuyên bố hoàn toàn đồng tình và ủng hộ Hiệp ước VÁCXAVA, đồng thời nhấn mạnh trong các trường hợp có chiến tranh xâm lược ở châu Âu, nhân dân Trung Quốc sẽ cùng nhân dân anh em đấu tranh cho thắng lợi cuối cùng Như vậy, tổ chức Hiệp ước VÁCXAVA mang tính chất là một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu
Trang 22Về cơ cấu tổ chức Hiệp ước VÁCXAVA gồm: Uỷ ban tư vấn chính trị, để trao đổi ý kiến về các vấn đề mà các thành viên cùng quan tâm Bộ chỉ huy liên hiệp lực lượng vũ trang được tách ra theo sự thỏa thuận của các nước thành viên, sau này lập thành Ủy ban các Bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên
Sau khi ra đời với những hoạt động của mình, tổ chức Hiệp ước VÁCXAVA
đã có những ảnh hưởng tích cực và to lớn đối với sự phát triển tình hình ở châu
Âu và thế giới Như một đối trọng với NATO, tổ chức Hiệp ước VÁCXAVA đã
có những ảnh hưởng tích cực và to lớn đối vơi sự phát triển tình hình ở châu Âu
và thế giới Sự lớn mạnh của Liên Xô và các thành viên đã đưa tới sự hình thành thế chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa Với mục đích cao cả là giữ gìn hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước VÁCXAVA đã nhiều lần bày tỏ ý đồ sẵn sàng giải thể trong điều kiện khối NATO cũng đồng tình làm như thế
1.2.3 Tác động của việc hình thành hai khối quân sự trong mâu thuẫn
Xô - Mỹ
Cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải chỉ bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thư hai, mà nó nảy sinh ngay từ sau cách mạng tháng Mười (1917) với sự ra đời của nước Nga Xô viết Lúc bấy giờ, các nước tư bản phương Tây đã tập trung lực lượng và tìm mọi
cách “bóp chết” nước Nga Xô viết: 14 nước tư bản đã đưa quân can thiệp chống
nước Nga trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XX, đặc biệt trong cuộc xâm lược Liên Xô của nước Đức trong những năm 1941 - 1945 Mặc dù vậy, nhà nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên vẫn đứng vững, tồn tại và ngày càng hùng mạnh Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước Mỹ, Anh, Pháp đều là nạn nhân của cuộc xâm lược phát xít và họ đã liên minh với nhau để chống chủ nghĩa phát xít, nhưng mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước tư bản này vẫn luôn luôn tồn tại Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt thì mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước Mỹ, Anh, Pháp lại nổi lên Các nước này từ quan hệ đồng minh chuyển sang quan hệ đối đầu, đây là một trong
những nguồn gốc của cuộc “Chiến tranh lạnh” Hơn nữa, từ hội nghị Ianta
(2/1945), Liên Xô, Mỹ, Anh thỏa thuận với nhau phân chia phạm vi ảnh hưởng
đối các khu vực trên phạm vi thế giới Cũng vì thế, “Chiến tranh lạnh” là kết
quả tất yếu của cuộc chiến tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô
và Mỹ, mà thường được gọi là hai cực trong trật tự thế giới mới được xác định
từ hội nghi Ianta
Trang 23Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới chuyển biến mau lẻ ngày càng có lợi cho Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bất lợi cho
Mỹ và các đồng minh của Mỹ, bởi sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới Tình hình trên
đã dẫn tới một vấn đề trong chiến lược của Mỹ và các nước đồng minh, không thể không tính đến sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản
Trong bối cảnh như thế, Mỹ không thể không có những phản ứng lại Tháng 3 -1947 Tổng thống Mỹ Truman đã đọc diễn văn tại Quốc hội Mỹ, chính
thức đưa ra học thuyết của mình Theo Truman thì các nước Đông Âu “vừa bị cộng sản thôn tính” và những đe dọa tương tự đang diễn ra nhiều nước khác ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả Đức nữa Vì vậy, Mỹ phải đứng ra “đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo thế giới tư do” phải giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng”, của nước Nga, giúp
đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự Tổng thống Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Như vậy, học thuyết
Truman đã mở đầu cho cuộc “Chiến tranh lạnh” và cuộc chiến tranh này đã diễn
ra theo tư tưởng và mục tiêu của Mỹ, tiến tới lãnh đạo thế giới tự do chống lại
sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chăn chủ nghĩa xã hội không cho lan ra các khu vực khác
Sự hình thành hai khối quân sự lớn nhất toàn cầu NATO và VÁCXAVA do
Mỹ và Liên Xô đứng đầu, đối địch nhau, chạy đua vũ trang của hai khối quân
quyết liệt Đây cũng chính là cuộc đối đầu chính của “chiến tranh lạnh”, trong
nửa cuối thế kỉ XX đã làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng Đánh dấu cục diện của hai phe, sự đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế và cuốn hút từng quốc gia, từng khu vực chịu ảnh hưởng sâu xắc của cuộc đối đầu này Trong suốt thời gian tồn tại và hoạt động của mình hai tổ chức này đã ráo riết chạy đua vũ trang và tiến hành những hoạt động quân sự, có ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình thế giới
Khối quân sự NATO được thành lập, dưới sự cầm đầu của Mỹ, được che
đậy dưới danh từ lừa bịp như “phòng thủ để bảo vệ hòa bình và an ninh chung”,
“bảo vệ tự do” Khối quân sự NATO đã trở thành một trung tâm gây chiến, xâm
lược của đế quốc Mỹ chuyên câu kết với các thế lực phản động của các nước tư bản để tiến hành những hành động phản cách mạng ở châu Âu và thế giới Đối với phe tư bản mà nói, khối NATO là một tổ chức quân sự, chính trị qua đó đế quốc Mỹ khống chế các nước ký kết về quân sự (để Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự, đóng quân và buộc các nước hội viên phải cung cấp nhân, tài, lực)
Trang 24Điều này tác động lớn đối từng quốc gia tham gia khối NATO nói riêng và cục diện thế giới cũng trở nên căng thăng bởi các khối quân sự do Mỹ đứng đầu hình thành thế bao vây, cô lập Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Ngược lại, khối VÁCXAVA do Liên Xô đứng đầu được thành lập nhằm duy trì hòa bình, an ninh châu Âu, củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác và sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa anh em Là một tổ chức mang tính chất liên minh phòng thủ về quân sự, chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu Khối VÁCXAVA trở thành đối trọng với khối NATO và góp phần không nhỏ vào việc ổn định an ninh, chính trị trên thế giới Với vai trò của mình khối VÁCXAVA đã góp phần kiềm chế những hoạt động quân sự của khối NATO, giảm bớt nguy cơ chiến tranh, buộc khối NATO phải tôn trọng một số quyền lợi chủ quyền của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
Tiểu kết chương 1
Mỹ và Liên Xô giành vị trí sau chiến tranh thế giới thứ hai, chi phối các vấn đề quân sự của châu Âu bằng tổ chức liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Hiệp ước VÁCXAVA Mỹ quảng bá dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản trong khi Liên Xô cổ vũ chủ nghĩa cộng sản và một nền kinh tế kế hoạch tập trung và cả hai đều tránh đụng đầu trực tiếp nhưng lại lâm vào các cuộc chiến
tranh cụ bộ thay thế Điều này tạo ra một cuộc “Chiến tranh lạnh” chủ yếu giữa
hai siêu cường Xô - Mỹ đồng thời là đại diện cho hai khối Đông - Tây, một cuộc chiến tranh khác lạ không chỉ vì cái tên mà còn về hình thái, về diễn biến, về cách đánh giá, nhận định những sự kiện những thành bại, và đặc biệt là hệ quả đối với cục diện thế giới Một cuộc chiến tranh do hai siêu cường đứng đầu và chi phối mâu thuẫn hết sức gay gắt, những cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt nhưng không ai thắng ai, chỉ dùng lại ở thế cân bằng, tạo nên một sự khác biệt
so các cuộc chiến tranh trong lịch sử loài người
Trang 25CHƯƠNG 1: CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG GIỮA HAI CỰC XÔ - MỸ
VÀ XUNG ĐỘT QUÂN SỰ TRONG CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG
GIỮA HAI KHỐI ĐÔNG - TÂY (1947 - 1970) 2.1 Chiến lược quốc phòng của Mỹ và Liên Xô
2.1.1 Chiến lược quốc phòng của Mỹ
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tập trung phần lớn vào công nghiệp quân sự với sự tập trung sản xuất và tư bản Mỹ là rất cao: 10 tập đoàn tài chính lớn (Morgan, Rockfeller ), khống chế toàn bộ nền kinh tế, tài chính Mỹ chủ yếu là kinh doanh công nghiệp quân sự, sản xuất vũ khí và có liên hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng Mỹ - là cơ quan đặt mua hàng quân sự Nhờ kinh doanh công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí, mà những khoản lợi nhuận kếch xù chảy vào những két sắt của các nghiệp đoàn công nghiệp quân sự của Mỹ Chỉ năm 1969 số lượng các hợp đồng bán vũ khí chiếm khoản tiền là 120 tỉ USD Khoảng một nửa số tiền đó rơi vào vòng luân chuyển của các công ty quân sự
Mỹ với thị trường bên ngoài [2,21] Do đó, ở Mỹ đã hình thành nên cái mà người
ta gọi là tổ hợp quân sự công nghiệp - tức là một liên minh chặt chẽ giữa giới công nghiệp và giới quân sự, giữa bọn trùm tư bản lũng đoạn với Lầu năm góc (Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ - biểu tượng của quân đội Hoa Kỳ) và chính phủ
Mỹ nói chung Đứng đầu các tập đoàn này có thể nắm giữ cả các chức vụ cao nhất trong chính quyền, kể cả chức Tổng thống Điều đó đã quyết định đến chính sách phản động hiếu chiến và xâm lược của Chính phủ Mỹ Không chỉ chống đối công nhân và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở Mỹ, tấn công vào đời sống của người lao động Giới thống trị Mỹ còn đề ra chiến lược toàn cầu, âm mưu thống trị toàn thế giới và chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản
Vì vậy, Mỹ tập trung mọi nỗ lực chống Liên Xô và khối VÁCXAVA, đầu tư phát triển lực lượng quốc phòng, bố trí các đơn vị cho các hệ thống vũ khí đều dựa trên cơ sở đánh giá mối đe dọa từ Liên Xô Mỹ và phương Tây nỗ lực hiện đại hóa quân đội, hoạnh định các chính sách tác chiến và tăng ngân sách cho công nghiệp quân sự
Ngành công nghiệp và các cơ sở nghiên cứu của chính phủ Mỹ, phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì ưu thế về số lượng vũ khí Dành các khoản ngân sách đầu tư cho công nghiệp quốc phòng và phát triển công nghệ Mỹ để dần dần xóa bỏ khoảng cách công nghệ so với Liên Xô
Chiến lược quốc phòng của Mỹ còn được dựa trên sự bố trí lực lượng của
Tổ chức Hiệp ước VÁCXAVA, chủ yếu ở các nước xã hội chủ nghĩa như Đông
Trang 26Đức, Mông Cổ Điều này, đã giúp Mỹ đánh giá khá chính xác những nơi có khả năng xảy ra xung đột Trên cơ sở đó, Mỹ và NATO triển khai lực lượng và các căn cứ quan trọng ở châu Âu cũng như nhiều nơi khác ở trên khắp hành tinh này nhằm đối phó với những hành động thù địch của Liên Xô và khối VÁCXAVA
Mỹ coi Liên Xô là mối đe dọa bởi Liên Xô có lực lượng quân sự hùng mạnh,
được trang bị các loại vũ khí hạt nhân nhằm phá hủy “thế giới tự do” của Mỹ
Chính vì thế đế quốc Mỹ đã thành lập các khối liên minh chính trị - quân sự, buộc
các nước “viên trợ”, “giúp đỡ”, “để bảo đảm an ninh” về vũ khí và cố vấn, gây
ra các cuộc xung đột khu vực và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đe dọa gây chiến, can thiệp vào các công việc nội bộ của các nước đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, sử dụng các hình thức và phương pháp xâm nhập đa dạng nhất
Ngoài ra, chiến lược xoay trục an ninh sang châu Á - Thái Bình Dương
Mỹ đã đặt nhiệm vụ then chốt hàng đầu là ngăn chặn phong trào chống đế quốc đang lan rộng ở tất cả các khu vực của lục địa châu Á (việc tuyên bố độc lập của
Ấn Độ vào tháng 8 năm 1947 và thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949) đã giáng đòn chí mạng vào các kế hoặch của những tên thực dân mới phương Tây Những hy vọng của chúng nhằm bảo tồn các đơn vị
cũ ở châu Á ngày càng trở nên không tưởng do nhân dân đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Sự bành trướng sau chiến tranh của Mỹ ở các nước châu Á, được tiến hành khác nhau có tính đến đặc điểm tình hình ở nước này hay nước kia, nhưng hầu như khắp mọi nơi đều dựa theo sườn sơ đồ đã soạn thảo Ở những thời kỳ đầu chiến thuật của Mỹ đặc trưng là mua chuộc các lãnh tụ dân tộc, đi đôi với những lời kêu gọi trao cho các dân tộc châu Á độc lập giả tạo, trên thực tế mưu đồ của Mỹ lấn áp các đơn vị của những nước thực dân cũ Anh, Pháp và Hà Lan để đặt ách thống trị thực dân kiểu mới ở đây Mặt
khác, bộ máy tuyên truyền phương Tây cũng ăn ý hò hét về “ Sự đe dọa đang đến gần từ phía các chế độ cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản” [2,24] Trên
các làn sóng của không trung, trên các tờ báo tư sản, đế quốc Mỹ cũng kêu gọi
ủng hộ “thế giới tự do” chống lại làn sóng chủ nghĩa xã hội Mỹ chủ trương
cùng các nước đế quốc và một số nước châu Á đã thỏa thuận thành lập tổ chức hiệp ước ở Đông Nam Á - SEATO, được quảng bá như liên minh nhằm bảo
đảm “phòng ngự tập thể” của khu vực Tham gia SEATO có Anh và Pháp vẫn
còn ôm mộng lấy lại các vị trí đã mất ở châu Á, cũng như đế quốc Mỹ nuôi hy vọng áp đặt thuộc địa kiểu mới ở đây và chống lại làn sóng cộng sản đang dâng lên mạnh mẽ
Trang 27Giới chính quyền Mỹ còn đề ra chiến lược thực hiện quân sự hóa trên quy
mô lớn Cụ thể là triển khai sản xuất bom kinh khí, tăng chi tiêu quân sự năm
1952 lên bốn lần, từ 14 triệu USD lên đến 53 triệu USD [13,207] phát triển các lực lượng thông thường, bao gồm 4 sư đoàn thường trực ở Trung Âu, tăng gấp đôi lực lượng không quân, lên đến 95 nhóm với các căn cứ chiến lược ở Marốc, Libi
và Tây Ban Nha, chuyển đổi NATO từ một liên minh chính trị sang liên minh quân sự Xây dựng lại quân đội Đức và cho gia nhập vào NATO, cuối cùng thay thế hỗ trợ kinh tế kĩ thuật bằng quân sự kết hợp cả hai dạng trợ cấp này trong trương trình Đạo luật an ninh chung năm 1951
Thực chất, chiến lược “quân sự hóa” đã được Hội đồng an ninh quốc gia
Hoa Kỳ chấp nhận vào đầu năm 1950 và tổng thống Truman đã xem xét và ủng
hộ trên nguyên tắc tài liệu NSC - 68 (là một trong những tài liệu chính sách quân
sự quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ) NSC - 68 là một lời mở đầu lịch sử trong đó miêu tả sự suy giảm quyền lực tối thượng của Anh, hai lần đe dọa thế giới của Đức, sự tan dã của đế chế châu Âu và cuộc chạy đua trong Chiến tranh lạnh để phân ngôi bá chủ giữa Mỹ và Liên Xô NSC - 68 không chỉ kêu gọi dành các khoản tiền chi tiêu lớn cho quốc phòng, mà còn yêu cầu một sự gia tăng đáng kể về thuế để tài trợ cho các khoản chi tiêu quân sự, cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội và các ngành dịch vụ không liên quan đến nhu cầu quân sự Không ai biết chính xác NSC - 68 đã dự toán bao nhiêu tiền cho chính sách
“quân sự hóa”, nhưng các nhân viên quân sự ước tính số tiền có thể lên tới từ 37
đến 50 triệu USD mỗi năm
Như vậy, thông qua chính sách “quân sự hóa” Mỹ muốn khẳng định địa vị
của mình như là một người bảo vệ về quân sự cho thế giới tư bản nhưng thực chất là một “trò lừa đảo” về quân sự trong ma trận của sự phụ thuộc lẫn nhau, Mỹ muốn bắt buộc các nước kí kết liên minh chấp nhận luật chơi của Mỹ
2.1.2 Chiến lược quốc phòng của Liên Xô
Trong thời gian đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là nước nắm giữ độc quyền về vũ khí nguyên tử, để cân bằng thế chiến lược với Mỹ Ngày 20/8/
1945, Joseph Stalin, Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô kí quyết
định thành lập một “Uỷ ban Đặc biệt”, với nhiệm vụ:
“1 Phát triển việc nghiên cứu khoa học về năng lượng nguyên tử từ chất uranium
2 Tìm kiếm và khai thác các nguồn quặng uranium ở bên ngoài Liên Xô (đặc biệt ở Bulgaria và Tiệp Khắc)
Trang 283 Tổ chức chế biến uranium và sản xuất các thiết bị đặc biệt, nguyên liệu phục vụ cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử
4 Xây dựng các cơ sở năng lượng nguyên tử và phát triển việc sản xuất bom nguyên tử”[14,134]
Nhờ nỗ lực cố gắng, khắc phục hậu quả sau chiến tranh Đồng thời, Đảng
và nhà nước Liên Xô cũng quan tâm đặc biệt đến công nghiệp quốc phòng Trước hết nhằm chế tạo bom nguyên tử, để phá thế độc quyền của Mỹ các viện
và trung tâm nghiên cứu cũng được khôi phục nhanh và sớm hoạt động trở lại Nhiều cơ sở mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước Năm 1950, ở Liên Xô có 2.848 cơ sở nghiên cứu, tăng hơn 1.000 cơ sở so với năm 1940 Các viện nghiên cứu, các ngành khoa học mới như: điện tử, điều khiển, được thành lập thêm trong hệ thống các viện hàn lâm khoa học của Liên
Xô [7,168] Các nhà khoa học Liên Xô đã đầu tư nhiều công sức cho việc nghiên cứu ngành vật lí hạt nhân Năm 1948 lò phản ứng sản xuất plutôn đã được xây dựng ở vùng Chialibin Tới mùa thu năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom A, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của khoa học quân sự Liên Xô,
sự kiện này đã phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ thử nghiệm thành công năm 1945 Vào tháng 8 năm 1953 nghĩa là chỉ sau Mỹ không đầy một năm Liên Xô chế tạo thành công bom H, ưu thế về vũ khí hạt nhân của Mỹ bị thu hẹp dần Tháng 10 năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo (Sputnik I) đầu tiên của loài người Sự kiện này cho thấy, lãnh thổ của Mỹ không còn bất khả xâm phạm nữa, vì tên lửa đủ sức mang vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất tất nhiên cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ châu Âu sang Bắc Mỹ Có thể nói, những tiến bộ kĩ thuật hạt nhân của Liên Xô trong những năm 1950 đã làm thay đổi cán cân lực lượng hạt nhân của Liên Xô so với Mỹ Nếu Mỹ thông qua chiến lược quốc phòng, muốn trở thành bá chủ thế giới dưới chiêu bài chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản thông qua việc tuyên truyền chạy đua vũ trang, lập các liên minh quân sự, gây căng thẳng trong tình hình thế giới Chính phủ Liên Xô nhằm mục tiêu duy nhất là phát triển ảnh hưởng để duy trì hòa bình và đạt thế cân bằng chiến lược với Mỹ Nhờ vậy, nhân loại tiến bộ đã được chứng kiến một sự kiện quan trọng: Độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ bị phá vỡ sớm hơn nhiều so với sự tính toán của phương Tây Liên Xô lập tức kêu gọi thủ tiêu vũ khí hạt nhân, Mỹ không đáp lại lời kêu gọi
ấy Tháng 12/1949, Uỷ ban hỗn hợp chung của Nghị viện về năng lượng hạt
nhân của Mỹ tuyên bố rằng: “Mỹ cần phải sản xuất nhiều hơn và nhanh hơn”
Hành động này của Mỹ đã khởi đầu cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân tốn kém và
Trang 29kéo dài Đồng thời, Mỹ thực hiện kế hoạch chiến lược tấn công chủ nghĩa cộng sản: hoạt động lật đổ, chi tiêu cho các tổ chức phản động lưu vong, can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, kí hòa ước với Nhật, mở rộng NATO, đặc biệt là việc hủy bỏ Hiệp ước buôn bán với Liên Xô vào tháng 9/1951 Đáp lại chính sách thù địch đó, Chính phủ Liên Xô củng cố liên minh với các nước xã hội chủ nghĩa Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc tháng 2/1950 không chỉ giúp Trung Quốc phát triển đất nước mà còn củng cố vị thế của chủ nghĩa xã hội ở Viễn Đông Liên Xô chủ trương khu vực hóa cuộc chiến tranh Triều Tiên Cuộc thương lượng kéo dài hai năm đã kết thúc bằng Hiệp định đình chiến ngày 27/7/1953
Liên Xô thường xuyên thể hiện những nỗ lực về châu Á nhằm mở rộng hợp tác toàn diện để đảm bảo an ninh ở lục địa này Phát biểu ở Hội nghị quốc tế các Đảng cộng sản và công nhân vào năm 1969, L I Brê - giơ - nép đã đề xuất tư
tưởng bảo đảm an ninh châu Á bởi những nỗ lực tập thể: “Theo ý niệm của chúng tôi, an ninh tập thể ở châu Á phải dựa tên các cơ sở như không dùng vũ lực trong các quan hệ giữa những quốc gia, tôn trọng chủ quyền và không xâm phạm các đường biên giới, không can thiệp vào các công việc nội bộ, phát triển rộng rãi hợp tác kinh tế và hợp tác khác trên cơ sở bình đẳng hoàn toàn và cùng
có lợi Chúng tôi ủng hộ một nền an ninh tập thể như vậy ở châu Á và sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia với mục đích thực hiện tư tưởng đó vào cuộc sống” [12,154] Đề nghị của Liên Xô đã gặp được sự hưởng ứng rộng rãi và
thiện cảm từ phía các nước tham dự Hội nghị Trên cơ sở đề nghị của Liên Xô, các nước châu Á đề xuất một loạt đề nghị mang tính chất khu vực như mong muốn một nền hòa bình và ổn định ở châu Á (khu vực đông dân cư nhất của thế giới), để chống lại âm mưu của các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, giúp cho bầu không khí chính trị thế giới ôn hòa hơn, trên cơ sở đó kí kết một loạt các Hiệp định trên cơ sở nhiều bên và hai bên, kìm hãm mở rộng vũ trang, trong đó
có vũ khí giết người hàng loạt
2.2 Lực lượng quân sự giữa hai khối đối đầu
Mỹ là một nước có tiềm lực quân sự hàng đầu thế giới Ngay trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, những khoản chi tiêu quân sự Mỹ đã tăng lên rất
nhanh: “ Năm 1939, quân đội thường trực của Mỹ chỉ có 335.000 người, với chi phí quân sự 120 triệu USD Đến năm 1945, chi phí quân sự của Mỹ đã lên tới 9
tỉ USD”[1,254] Mỹ có lực lượng hải quân, không quân hàng đầu thế giới, có
hàng nghìn căn cứ quân sự rải rác khắp toàn cầu Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ độc quyền bom nguyên tử Thực lực kinh tế và quân sự
Trang 30của Mỹ mạnh, nhiều nước tư bản ở Âu - Á đều phải dựa vào viện trợ và sự bảo hộ của Mỹ để khôi phục kinh tế và duy trì an ninh đất nước Chi tiêu quân sự hàng năm của Mỹ bằng 40% chi phí quân sự toàn cầu, nhiều hơn tổng ngân sách quân sự của 20 nước lớn Vì vậy, nên lực lượng quân sự chiến lược của Mỹ lớn nhất thế giới, xây dụng nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài
Phía Liên Xô có ưu thế trên bộ: lục quân, xe tăng, pháo binh… của Liên Xô đều chiếm ưu thế hơn các nước phương Tây, các thành viên trong khối đều liền nhau về lãnh thổ và liên kết với nhau bằng các Hiệp ước tay đôi về quốc phòng Một trong những hậu quả phát sinh từ cuộc đối đầu Liên Xô - Mỹ nói riêng
và đối đầu Đông - Tây nói chung là cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém và đầy nguy hiểm giữa hai siêu cường Trên thực tế, cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh khiến cho cả Liên Xô và Mỹ hao tổn nhiều về tài chính, ít có điều kiện phát triển nhanh về kinh tế cũng như nâng cao mức sống của nhân dân Mặt khác, chạy đua vũ trang làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng, nhân dân thế giới luôn luôn lo sợ trước nguy cơ chiến tranh
Nếu như trong thời gian đầu (từ năm 1945 đến khoảng năm 1955), ưu thế nghiêng hẳn về phía Mỹ: Là nước nắm giữ độc quyền về vũ khí nguyên tử đến năm 1949, tháng 11 năm 1952 Mỹ cho nổ thử nghiệm thành công bom H (bom nhiệt hạch) Không những thế, Mỹ còn làm chủ một số lượng không nhỏ các phương tiện mang vũ khí hạt nhân đến mục tiêu (bệ phóng, tầu ngầm, phi cơ oanh kích tầm xa) Trong giai đoạn này, lập trường của Mỹ là cố duy trì sự độc quyền về vũ khí hạt nhân, dùng ưu thế vũ khí nguyên tử để đe dọa các nước khác, hỗ trợ chính sách bá quyền của mình Chính phủ Eiesenhower đề ra chiến
lược “trả đũa ồ ạt”: Trong trường hợp xảy ra xung đột, Mỹ sẽ tìm cách tiêu diệt
mọi mối đe dọa đặc biệt Liên Xô sẽ bị nghiền nát bởi những trận oanh kích dồn dập được thực hiện bằng hàng trăm quả bom hạt nhân Đối với Mỹ chạy đua vũ
trang là một phần quan trọng trong chính sách “ngăn chặn” của Mỹ nhằm chống
Liên Xô trong thời kì Chiến tranh lạnh Trong Nghị quyết NSC – 162/2 của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ công bố ngày 30/10/1953, chính quyền Truman cho rằng, nguy cơ của mối đe dọa bằng vũ khí hạt nhân của Liên Xô đối với Mỹ và các nước đồng minh phương Tây của Mỹ đang gia tăng Nghị quyết nêu lên, chỉ
có Mỹ mới đủ khả năng để đối phó với sự đe dọa hạt nhân của Liên Xô Vì vậy,
Mỹ phải lãnh trách nhiệm đối phó với mối hiểm họa hạt nhân từ Liên Xô để bảo
vệ an ninh của Mỹ cũng như đồng minh của Mỹ [14,133] Vào khoảng tháng 9 năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom A phá thế độc quyền về bom
Trang 31nguyên tử của Mỹ, năm 1953 Liên Xô lại chế tạo thành công bom H chỉ sau Mỹ không đầy một năm, khiến cho ưu thế vũ khí hạt nhân của Mỹ giảm dần
Để đối phó lại với những tiến bộ vượt bậc của Liên Xô, Mỹ tăng cường cải tiến tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và triển khai kế hoạch đặt tên lửa tầm trung (IRBM) ở một vài nước Tây Âu (Anh, Italy) và Thổ Nhĩ Kỳ Để đối phó lại mối đe dọa hạt nhân của Mỹ, Liên Xô bắt đầu xây dụng các bệ phóng tên lửa, chuẩn bị sản xuất ICBM thế hệ hai [14,134] Kết quả, đến cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã có kho vũ khí hạt nhân đủ sức tiêu diệt đối phương Đáng chú ý là các loại vũ khí hạt nhân thế hệ mới của cả Mỹ và Liên Xô lúc này mạnh gấp nhiều lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật năm 1945
Dưới đây là bảng so sánh phương tiên phóng hạt nhân của Liên Xô và Mỹ (vào những năm 70 của thế kỷ XX) [12,123]
Phương tiện phóng
Kho vũ khí khổng lồ của hai siêu cường vẫn còn là mối đe dọa khủng khiếp của nhau và là mối đe dọa của toàn thế giới Liên Xô và Mỹ đã đạt được cái lô -
gíc của “thế cân bằng bởi nỗi khiếp sợ” đẩy hai bên vào cuộc chạy đua không
có đích đến Đầu thập niên 70, kho vũ khí hạt nhân của hai nước đạt đến những con số đáng kinh hoàng: Mỹ có 1.054 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM – Intercontinental Ballistic Missile), 656 tên lửa đại đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM – Submarine Launched Ballistic Missiles), 437 máy bay oanh tạc tầm xa; Liên Xô cũng có một lực lượng không kém với các con số tương ứng: 1.575,
720 và 140
Mỹ - Liên Xô đứng đầu hai khối quân sự NATO - VÁCXAVA đều ra sức chạy đua vũ trang, trang bị vũ khí hết sức hiện đại để tăng cường sức mạnh của
Trang 32khối mình Mỹ tiếp tục thành lập các khối quân sự, liên minh quân sự ở các khu vực khác nhau nhằm hỗ trợ cho khối NATO và bao vây Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa: Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật (tháng 9/1951), khối ANZUS (tháng 9/1951), khối SEATO (tháng 9/1954), khối CENTO (năm 1959) Mỹ đã thiết lập trên 2.000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mỹ, đóng rải rác khắp mọi nơi Năm 1968 - 1969, Mỹ có 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong tổng số 3.477.000 quân thường trực của Mỹ, trong đó có 60 vạn quân ở Đông Dương, 32 vạn ở châu Âu, 28 vạn ở Nhật Bản và một số đảo khác [13,319] Phía Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân ra đóng ở các nước Đông Âu (tập trung ở Đông Đức), ở Mông cổ và biên giới Xô - Trung
Từ cuối thập niên 60, đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, cuộc chạy đua
vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ chuyển sang trạng thái hòa hoãn, hợp tác giải trừ quân bị Động thái này có dấu hiệu từ năm 1969 khi cả hai siêu cường đều phải đối phó với rất nhiều khó khăn (Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam, nền kinh tế có dấu hiệu sa sút do phải chi tiêu quá nhiều cho cuộc chạy đua vũ trang; Liên Xô cũng
có nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa hai miền của nước Đức, tác động của cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc) Mặt khác, do chính sách chạy đua vũ trang của đế quốc Mỹ và các nước đồng minh, nhân loại đang đứng trước một nguy cơ bùng nổ chiến tranh cực kì nguy hiểm, trong đó
vũ khí hạt nhân đang trở thành một hiểm họa hủy diệt loài người Bởi vũ khí hạt nhân không chỉ có Mỹ và Liên Xô quan tâm mà một số nước khác như Trung Quốc cũng muốn nhanh chóng sản xuất ngay được vũ khí hạt nhân Chính vì thế, việc đấu tranh nhằm hạn chế, ngăn chặn chạy đua vũ trang hạt nhân chiến lược đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn nhân loại Do so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi căn bản, dưới áp lực đấu tranh của Liên
Xô cùng các lực lượng cách mạng và hòa bình trên thế giới, Mỹ buộc phải kí kết với Liên Xô một số Hiệp định và thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược từ những năm 70 của thế kỷ XX Điều này, đã hình thành một thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa Liên Xô và Mỹ trên phạm vi thế giới, cũng như hình thành thế cân bằng vũ khí hạt nhân chiến lược về chất lượng cũng như số lượng Những thành tựu này góp phần làm hòa hoãn tình hình thế giới và có tác dụng củng cố hòa bình, an ninh của tất cả các dân tộc Dưới đây là bảng so sánh lực lượng hai khối quân sự đối đầu nhau trong cuộc chạy đua vũ trang
Trang 33BẢNG SO SÁNH LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ GIỮA HAI KHỐI
(vào những năm 70) [9,319]
2 Vũ khí hạt nhân chiến lược
Tên lửa chiến lược ICBM (Loại đặt trên
bệ phóng mặt đất)
Thông qua bảng so sánh lực lượng quân sự giữa hai khối NATO và VÁCXAVA vào những năm 70 Các nhà quân sự đã ước tính chỉ cần phóng ra 1/2 số kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hoặc Liên Xô cũng đủ để hủy diệt toàn bộ sự sống con người và nền văn minh của toàn nhân loại
2.3 Các khối quân sự và căn cứ quân sự ra đời
Để nhằm hỗ trợ cho khối NATO và bao vây Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ đã tiếp tục thành lập các khối quân sự, liên minh quân sự ở các khu vực khác nhau như: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (9/1951), khối ANZUS (9/1951), Khối SEATO (9/1954), Khối CENTO (1959) Ngoài ra, Mỹ còn thiết lập trên 2.000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân đóng rải rác khắp mọi nơi trên trái đất Thông qua các liên minh quân sự Mỹ muốn khống chế các nước khác theo mục tiêu và lợi ích “bá chủ toàn cầu” của Mỹ Phía Liên Xô cũng đưa
Trang 34hàng chục vạn quân ra đóng ở các nước Đông Âu (tập trung ở Đông Đức), ở Mông cổ và biên giới Xô - Trung
2.3.1 Mỹ thành lập liên minh quân sự
2.3.1.1 Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật (9/1951)
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945) về vấn đề châu Á, Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, sau khi đại diện nước này ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2/9/1945 tại Tokyo Mỹ với tư cách là Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh chiếm đóng Nhật (Supreme Commander for the Allied Powers – SCAP), trong đó tướng Mac Arthur là người giữ quyền lực cao nhất, quy định mọi chính sách chiếm đóng ở Nhật
Tướng Mac Arthur bắt đầu tiến hành chương trình cải tổ chính trị ở “đất nước Mặt Trời mọc”, chủ trương vẫn để vị hoàng đế Nhật tại vị nhưng buộc ông
ta phải từ bỏ sự thần thánh hóa ngai vàng Hoàng đế Nhật buộc phải tuyên bố điều này trong bài tuyên huấn vào ngày Tất niên năm 1946 Điều này gây tranh cãi vì Liên Xô, Trung Quốc, Australia và một số nước đồng minh khác cho rằng cần phải xem Hoàng đế Nhật như là tội phạm chiến tranh cần phải loại trừ Ngoài ra, Mỹ cũng tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, đập tan ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt, loại bỏ các tư tưởng hiếu chiến, phản động ra khỏi chương trình giảng dạy và SGK, thay vào đó bằng các nội dung khoa học, mang tính dân chủ… Điều này, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt nước Nhật Biến nước này từ một nước quân phiệt hiếu chiến trở thành một cường quốc kinh tế cũng như nhân tố quan trọng duy trì ổn định, tăng trưởng trong khu vực Đông bắc Á và châu Á - Thái Bình Dương
Trong chính sách đối với Nhật Bản, Mỹ còn muốn ký một Hòa ước nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính đối với quá trình phục hồi nước Nhật, qua đó hình thành một đối trọng với cộng sản và một căn cứ chiến lược của Mỹ ở Viễn Đông Bất chấp sự phản đối của Liên Xô và dư luận nhân dân thế giới, Mỹ đã tự thảo ra bản Hòa ước ký kết với Nhật tại Xan Phranxitco vào ngày 8/9/1951 Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên là ba nước có những cống hiến quan trọng trong việc chiến thắng đế quốc Nhật nhưng không được mời tam dự Hội nghị
Ấn Độ, Miến Điện, Nam Tư từ chối không tham dự Hội nghị Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc phản đối không ký Hòa ước này Theo Hòa ước, các nước ký kết sẽ chấm dứt tình trạng chiến tranh với Nhật Bản và công nhận chủ quyền của nước này Nhật Bản thừa nhận quyền độc lập của Triều Tiên, từ bỏ mọi quyền hạn của mình đối với Đài Loan, quần đảo Pexcađo, quần đảo Curin và miền Nam đảo