1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SGK THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “CHƯƠNG III. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII”, SGK LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

63 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 838,96 KB

Nội dung

KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SGK THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC “CHƯƠNG III. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII”, SGK LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÝ THỊ TÌNH

KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SGK THEO HƯỚNG

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC “CHƯƠNG III LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII”, SGK LỚP 10 THPT

(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÝ THỊ TÌNH

KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SGK THEO HƯỚNG

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC “CHƯƠNG III LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII”, SGK LỚP 10 THPT

(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Quốc Pháp

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Pháp – giảng viên khoa Sử - Địa, trường Đại học Tây Bắc đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, phòng Quản lí Khoa học, thư viện trường Đại học Tây Bắc cùng toàn thể các bạn sinh viên lớp K50 ĐHSP Lịch sử đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Đề tài được hoàn thành trong một thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót Những kết quả tìm được có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, vì vậy để đề tài được hoàn thiện hơn, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Trang 4

CTC:

Học sinh Giáo viên Trung học phổ thông Phương pháp dạy học lịch sử Chương trình chuẩn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

2.1 Tài liệu nước ngoài 2

2.2 Tài liệu trong nước 3

2.2.1 Tài liệu giáo dục học 3

2.2.2 Tài liệu lí luận PPDHLS 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài 5

4.1 Mục đích nghiên cứu 5

4.2 Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ 5

4.3 Đóng góp của đề tài 5

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Cơ sở phương pháp luận 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu lí luận 6

6 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1: KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học Lịch sử ở trường phổ thông 7

1.1.2 Đặc trưng của việc dạy – học lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho học sinh ở trường THPT tác động đến việc sử dụng kênh hình 10

1.1.3 Quan niệm tính tích cực học tập của học sinh 11

1.1.4 Sử dụng kênh hình với việc phát huy tính tích cực của học sinh trong bài học lịch sử 13

1.1.5 Các biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

Trang 6

1.2.1 Thực trạng dạy học lịch sử nói chung 18

1.2.2 Thực trạng việc sử dụng kênh hình nói riêng 20

CHƯƠNG 2: VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG “CHƯƠNG III LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII” SGK LỚP 10 THPT (CTC) 24

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung 24

2.1.1 Vị trí 24

2.1.2 Mục tiêu 24

2.1.3 Nội dung 26

2.2 Những yêu cầu đối với việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa khi dạy học lịch sử 28

2.3 Danh mục kênh hình trong SGK được sử dụng khi dạy học phần “Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII”, SGK Lịch sử lớp 10 THPT, (CTC) 29

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY HỌC “CHƯƠNG III LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII”, SGK LỊCH SỬ LỚP 10 THPT (CTC) 31

3.1 Sử dụng kênh hình kết hợp với tường thuật 31

3.2 Sử dụng kênh hình kết hợp với miêu tả 34

3.3 Giúp học sinh nắm vững nội dung cơ bản của bài học thông qua kênh hình kết hợp với các câu hỏi gợi mở 36

3.4 Sử dụng kênh hình với việc nêu các tình huống có vấn đề nhằm phát huy tính tích cực tư duy của học sinh 38

3.5 Sử dụng kênh hình trong kiểm tra bài cũ, tự học và làm bài tập thực hành nhằm phát triển năng lực của học sinh 41

3.6 Ứng dụng CNTT nhằm thiết kế, sử dụng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh 43

KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nhà văn Nga Tecưsiepsxki đã từng viết: “có thể không biết, không cảm thấy say mê học tập môn Toán, tiếng Hi lạp hoặc La tinh, Hóa học; có thể không biết hàng nghìn khoa học khác nhưng dù sao đã là người có giáo dục

mà không yêu thích Lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ” Vai trò của bộ môn Lịch sử từ lâu đã được khẳng định góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Lịch sử không đơn giản là quá khứ, mà còn là kết tinh những giá trị xã hội sâu sắc, có

ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống tư tưởng, chính trị, đạo đức và phát triển óc thẩm mỹ cho học sinh

Khác với nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử mang tính quá khứ, tính không lặp lại chúng ta không thể tri giác trực tiếp các sự kiện, hiện tượng lịch sử Vì thế bên cạnh kênh chữ thì kênh hình đóng vai trò to lớn, là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, góp phần khôi phục bức tranh quá khứ một cách sinh động, chân thực, chính xác đúng như nó tồn tại trong quá khứ Mặc dù PPDH nói chung, PPDHLS nói riêng đã được chú trọng đổi mới trên nhiều mặt.Nhưng thực tiễn việc dạy học lịch sử ở phổ thông hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, khiến dư luận xã hội và những người trong cuộc luôn phải “giật mình” bởi chất lượng bộ môn Lịch sử Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, như quan niệm của xã hội, tư tưởng của học sinh coi Lịch sử là “môn phụ” và “thi gì học đấy” Song chủ yếu vẫn là phương pháp tổ chức dạy học của thầy – trò Thấy rằng, việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa bước đầu đã được chú ý, nhưng phần lớn giáo viên dùng kênh hình trong sách giáo khoa để minh họa Điều đó, không chỉ làm mất đi vai trò ý nghĩa của kênh hình trong SGK mà còn gây ra sự nhàm chán trong giờ học hiệu quả bài học lịch sử bị giảm sút

Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải đổi mới PPDHLS một cách toàn diện

và hệ thống Mà cốt lõi là phải phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo trong tư duy và hoạt động học tập của học sinh Gần đây liên tục có những hội thảo về đổi mới PPDHLS, trong đó các nhà giáo dục lịch sử khá quan tâm đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan – với việc khai thác kênh hình trong SGK nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Lịch sử

Trang 8

Lịch sử “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” có nhiều biến động to lớn về nhiều mặt với những sự kiện, hiện tượng, biến cố quan trọng gắn liền với nhiều địa danh mà học sinh cần phải ghi nhớ và nắm vững Giai đoạn này có một

hệ thống kiến thức phong phú được phản ánh thông qua tranh ảnh và lượcđồ là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng Nếu giáo viên biết kết hợp việc khai thác kênh hình trong SGK để tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả thì sẽ góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học

Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học “chương III Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII”, SGK lớp 10 THPT (chương trình chuẩn), để làm khóa luận tốt

nghiệp, chuyên ngành lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tài liệu nước ngoài

N.G Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” NXB Giáo

dục HN, (1973) giúp chúng ta hiểu nhiều vấn đề quan trọng về lí luận dạy học Ông đặc biệt nhấn mạnh “tính cụ thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ”[6,25] Hơn nữa ông đã nêu lên yêu cầu học tập đối với học sinh “học tập lịch sử không chỉ nhờ vào quá khứ mà còn phải dựa vào tư duy logic và sự phán đoán”[6,22]

Từ đó, ông đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học lịch sử

Cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào”, NXB Giáo dục,

(1979) I.F.Kharlamop đã từng khẳng định vai trò của đồ dùng trực quan khi dạy lịch sử ở trường phổ thông: “Việc dạy học trực quan không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, tập cho các em nhìn thấy bản chất của sự kiện ẩn sau hình thức và biểu hiện bên ngoài Kích thích tính ham hiểu biết cho các em”[9,25]

I.A.Ilinna trong cuốn “Giáo dục học” tập 2, NXB giáo dục, Hà Nội,

1973 đã đưa ra một số biện pháp sư phạm như: phương pháp làm việc với SGK, phương pháp thực hành trong phòng thí nghiệm, phương pháp luyện tập, ôn tập… Đặc biệt chú trọng đến phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh

Trang 9

2.2 Tài liệu trong nước

2.2.1 Tài liệu giáo dục học

Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học”, NXB Giáo

dục, Hà Nội, 1978, đã nêu lên ý nghĩa, phân loại đồ dùng trực quan và việc sử dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Bùi Văn Huệ trong cuốn “Tâm lí học”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội,

2000 đã có phần nhấn mạnh đến việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm

PGS.TS Đặng Thành Hưng trong tác phẩm “Dạy học hiện đại lí luận –

biện pháp – kĩ thuật”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002 Đã nêu lên một

số kĩ thuật sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học trên lớp để phát huy tính tích cực của học sinh

2.2.2 Tài liệu lí luận PPDHLS

Cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 2, GS.TS Phan Ngọc

Liên (chủ biên) Đã nêu lên những lí luận cơ bản về kênh hình và vai trò của kênh hình trong DHLS

Cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1

GS.TS Nguyễn Thị Côi đã đề cập khá chi tiết về vai trò của các loại kênh hình, nó giúp học sinh “làm việc” với SGK trên cơ sở phát huy tính tích cực, thông minh sáng tạo chứ không phải là phần minh họa để các em “giải khuây” hay trang bị “nhồi nhét”, “chất đống” trong SGK Trong công trình này, cũng

đã đề cập đến cách khai thác kênh hình trong SGK ở trường phổ thông và tiến hành khai thác một số hình ảnh trong SGK thuộc phần Lịch sử Việt Nam

GS.TS Nguyễn Thị Côi trong bài viết “Tầm quan trọng của phương

pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học của việc sử dụng sơ đồ, tranh ảnh (một

bộ phần của kênh hình trong SGK)” Đã khẳng định việc khai thác kênh hình là

biện pháp hữu hiệu để tạo ra tình huống có vấn đề nhằm phát huy tính tích cực của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập mônLịch sử

GS.TS Phan Ngọc Liên, Đổi mới PPDHLS “lấy học sinh làm trung

tâm”, NXB Đại học Quốc gia HN,1996 Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy

học lịch sử ở trường phổ thông, tác giả đã đề cập đến việc tăng cường sử dụng

đồ dùng trực quan trong đó có kênh hình trong SGK làm cho bài học lịch sử được tái hiện cụ thể, chi tiết và sống động

GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, PGS.TS Nguyễn Thị

Côi (đồng chủ biên), Một số chuyên đề PPDHLS, NXB Đại học Quốc gia

Trang 10

HN, 2005 Các tác giả đã dành một chuyên đề về đổi mới PPDHLS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Trong cuốn “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB Đại học

sư phạm, 2011, Nguyễn Thị Côi (chủ biên) đã dành một chương khá chi tiết

về rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong đó có sử dụng công nghệ thông tin Sách nêu rõ các bước tiến hành, kĩ năng khai thác

từ các kênh hình có trong sách giáo khoa và kênh hình bên ngoài sách giáo khoa bằng công nghệ thông tin [5,86]

Từ 2004 – 2010, Tập thể giảng viên tổ PPDHLS, Đại học sư phạm Hà

Nội liên tục xuất bản cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy học lịch

sử THPT” (tập 1 – Lịch sử Thế giới; tập 2 – Lịch sử Việt Nam, lớp 10, 11, 12,

NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2009) Những bộ sách này đã cung cấp cho

GV nội dung và phương pháp sử dụng từng kênh hình trong mỗi bài học Khi

đề xuất phương pháp sử dụng kênh hình, các tác giả kết hợp nêu câu hỏi gợi

mở vấn đề, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và rút ra kết luận, nhằm phát huy tính tích cực, gây hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình học tập

Ngoài ra vấn đề khai thác kênh hình cũng được đề cập trên nhiều loại tài liệu khác, đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp của học sinh – sinh viên, trên internet…

Như vậy, việc khai thác kênh hình trong DHLS qua đó phát triển tư duy, tính chủ động, sáng tạo của người học đã được các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử cả trong và ngoài nước đặc biệt coi trọng Tuy nhiên, những tài liệu nêu trên chỉ mới đề cập một cách khái quát về lí luận nói chung mà chưa đi sâu vào khai thác các biện pháp kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở từng phần, từng chương, từng bài cụ thể Việc nghiên cứu, ứng dụng cụ thể vào đề tài: Khai thác kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy “chương III Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII”, SGK lớp 10 THPT (CTC) thì chưa có tác giả nào đề cập đến Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này làm hướng nghiên cứu của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là phương pháp khai thác kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Trang 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong điều kiện và năng lực có hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc đề xuất những phương pháp khai thác kênh hình phần “Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII”, SGK lớp 10 THPT (CTC) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy những bài nội khoá ở trên lớp, bài tập thực hành

Việc điều tra thực tiễn chỉ tiến hành trong phạm vi một số trường phổ thông ở các huyện trong tỉnh Sơn La, một số trường ở các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Điện Biên

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn việc khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Tôi đi đến đề xuất các biện pháp khai thác kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực nhằm nâng cao hiệu quả DHLS phần “Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII”, SGK lớp 10 THPT(CTC)

4.2 Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ

Nghiên cứu lí luận về vai trò, ý nghĩa kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông

Điều tra khảo sát thực tiễn… để rút ra những biện pháp sư phạm về khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Xây dựng giáo án thực nghiệm tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một

số trường phổ thông trên địa bàn

4.3 Đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học:

Cụ thể hóa lí luận dạy học lịch sử nhất là phương pháp khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông

Trang 12

ở trường phổ thông

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc khai thác đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình trong SGK nói riêng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Đề xuất những biện pháp sư phạm có tính nguyên tắc nhằm khai thác hiệu quả kênh hình góp phần nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử

Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng của phương pháp luận sử học Mác-xít và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục lịch sử, vấn đề lí luận phương pháp dạy học lịch sử

5.2 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Bên cạch các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… Đề tài còn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp điều tra và phương pháp

thực nghiệm

Phương pháp điều tra thực tế: Tiến hành khảo sát, điều tra tình hình khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong DHLS thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn… để nắm được thực tiễn của công tác khai thác kênh hình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường phổ thông hiện nay

Phương pháp thực nghiệm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm giảng dạy

để khẳng định tính khả thi của đề tài

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài kết cấu thành ba chương:

Chương 1 Khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh – Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2 Vị trí, mục tiêu, nội dung “Chương III Lịch sử Việt Nam

từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII”, SGK lớp 10 THPT (CTC)

Chương 3 Khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy “Chương III Lịch sử Việt Nam từ thế

kỉ XVI đến thế kỉ XVIII”, SGK lớp 10 THPT (CTC)

Trang 13

CHƯƠNG 1 KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA

THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học Lịch sử ở trường phổ thông

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:

“Vì hạnh phúc mười năm trồng cây

Vì hạnh phúc trăm năm trồng người”

Câu nói bất hủ của Chủ tịnh Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục trong sự tồn tại và phát triển của xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay

Theo Nghị quyết của Đại hội X (2006) khẳng định mục tiêu giáo dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo

vệ Tổ quốc”[7,15] Nhiều văn kiện chính trị cũng đã khẳng định mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo những con người có năng lực, phẩm chất, đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, đào tạo những con người “vừa hồng vừa chuyên’’ như lời Bác Hồ đã dạy Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục

là xây dựng nên những con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Để đạt mục tiêu trên đây mỗi môn học có vai trò vị trí nhất định Trong

đó môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành thế giới quan cho thế hệ trẻ Cũng như những môn khoa học khác môn Lịch sử có ba nhiệm vụ cơ bản: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển Cùng với các môn học khác, các hoạt động ở trường phổ thông, môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần tích cực cùng xã hội hoàn thành xứ mạng giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiệnnay

Về giáo dưỡng:

Môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử trên cơ sở cung cấp, phát triển nội dung kiến thức đã học ở THCS,

Trang 14

hợp thành nội dung giáo dục ở bậc THPT

Ở bậc THCS, môn lịch sử trang bị cho các em một số hiểu biết cơ bản, đơn giản, những kiến thức chủ yếu về quá trình phát triển lịch sử với những

sự kiện nổi bật từ nguồn gốc tới nay Ở cấp học này các em tiếp cận ban đầu với quan điểm duy vật lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử… vai trò, ý nghĩa của lao động đối với sự phát triển của con người

và xã hội

Ở bậc THPT học sinh nâng cao hiểu biết đã được học một cách hệ thống, sâu sắc hơn Là những kiến thức cơ bản bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất, niên đại, những hiểu biết về quan điểm

lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh Ở cấp học này học sinh được nâng cao và hoàn chỉnh hơn, những kiến thức về lịch sử xã hội loài người, từ thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại đến các thời kì cận đại và hiện đại Qua đó học sinh hiểu

rõ hơn quy luật phát triển của xã hội loài người, những tác động ảnh hưởng của lịch sử thế giới đối với lịch sử dân tộc, mối quan hệ giữa lịch sử nước ta với lịch sử thế giới

Về giáo dục:

Tất cả các môn học từ tự nhiên đến xã hội ở mức độ khác nhau đều góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cảm cho học sinh Ví dụ môn Địa lí dạy cho học sinh hiểu rõ đất nước mình để tăng thêm lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên Văn học giúp học sinh hiểu những giá trị để càng yêu quý con người, dân tộc và văn hóa Việt Nam Song bộ môn Lịch sử có những ưu thế riêng mà không môn nào có được

trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh

Những con người và việc làm quá khứ sẽ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ Những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đấu tranh và hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc đều nêu gương cho học sinh học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước Sự tàn ác dã man của bè lũ cướp nướcvà bán nước gây cho học sinh sự căm phẫn mạnh mẽ Cảnh sống lầm than và sự đấu tranh quật khởi của những người nghèo khổ, những số phận bị áp bức của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc sẽ khơi dậy ở học sinh sự đồng cảm, đồng tình sâu sắc

Lịch sử không chỉ giáo dục học sinh lòng yêu ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù, chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn bồi dưỡng cho học

Trang 15

sinh biết yêu quý trân trọng lao động và các giá trị lao động, yêu cái đẹp, có

óc thẩm mỹ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống

Như vậy tác dụng giáo dục của môn lịch sử ở trường THPT là giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức Môn Lịch sử còn góp phần quan trọng vào việc giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ Tác dụng giáo dục của lịch sử

là “dạy chữ nên người’’

Về phát triển:

Bộ môn Lịch sử rèn cho học sinh năng lực tư duy và thực hành trên cơ

sở hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường THCS Cụ thể là:

Thứ nhất: Bồi dưỡng học sinh tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết đánh giá, phân tích, liên hệ

Thứ hai: Bồi dưỡng kĩ năng học tập, thực hành bộ môn như sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồ dùng trực quan nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước, những hoạt động ngoại khóa của môn học

Thứ ba: Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay

Tóm lại, các mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THPT đã nêu trên có mối quan hệ mật với nhau Trước tiên là cung cấp những kiến thức cơ bản, có

hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người; trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành; thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đạt được mục tiêu dạy học một cách nhanh hơn hiệu quả hơn? Góp phần thực hiện các mục tiêu nêu trên có nhiều yếu tố chi phối, tác động: sự quan tâm của xã hội với môn Lịch sử, sự đầu tư trang thiết bị dạy học lịch sử Song yếu tố quyết định là vấn đề phương pháp dạy học của thầy - trò Thực tế, gần đây liên tục có những hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, trong đó các nhà giáo dục lịch sử khá quan tâm đến phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan bao gồm cả việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực học tập, năng lực tư duy, năng động, sáng tạo, độc lập của học sinh Thiết nghĩ việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là mang tính khả thi và cần thiết

Trang 16

1.1.2 Đặc trưng của việc dạy – học lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho học sinh ở trường THPT tác động đến việc sử dụng kênh hình Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng với những chức năng, nhiệm vụ cụ

thể để góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục quốc dân

Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với tư cách là một khoa học cũng mang

những đặc trưng riêng của nó

Thứ nhất, lịch sử là quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người Mỗi sự kiện hiện tượng LS chỉ xảy ra duy nhất, gắn với khoảng thời gian, không gian và nhân vật cụ thể Đây chính là tính quá khứ, điểm khác biệt lớn nhất giữa việc nhận thức lịch sử so với các sự kiện, hiện tượng của

tự nhiên

Thứ hai, quá trình nhận thức học tập của học sinh trong học tập LS là một quá trình mang “tính đặc thù” Chính “tính đặc thù” ấy HS gặp không ít khó khăn khi ghi nhớ lâu dài để hiểu và vận dụng kiến thức Quá trình nhận thức của con người đi từ “gần đến xa”: cái gì xảy ra gần chúng ta thì nhớ lâu, càng xa càng quên nhanh Thế nhưng, chương trình LS ở trường phổ thông từ bậc THCS đến THPT lại được xây dựng theo nguyên tắc “đồng tâm kết hợp với đường thẳng” Theo đó kiến thức LS mà HS học đều phải đi từ “xa đến gần”, tức là cái gì xảy ra trước học trước, cái gì xảy ra sau học sau Ứng dụng

đồ dùng trực quan trong học tập Lịch sử sẽ giúp học sinh dễ nhớ, nhớ lâu được bức tranh quá khứ một cách sinh động, chân thực

Thứ ba, kiến thức LS mang những đặc trưng riêng, nên việc dạy – học của GV và HS không giống bất kì môn học nào ở trường phổ thông GV dạy

LS và HS nhận thức LS không phải tìm ra cái mới, cái chưa biết mà tái hiện lại những kiến thức lịch sử đã được khoa học thừa nhận, khôi phục lại bức tranh quá khứ Quá trình nhận thức LS của học sinh còn gặp khó khăn, vì những kiến thức cơ bản của một số môn học có thể lặp lại trong suốt quá trình dạy học, nhưng LS gồm: những sự kiện, hiện tượng và khái niệm LS có liên quan, sau khi giảng dạy một lần không lặp lại nữa

Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh vào đổi mới PPDHLS ở trường THPT nói riêng là rất cần thiết Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh, vì “90% lượng thông tin từ bên ngoài vào não là thông qua mắt” [4,41]

Trang 17

Sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong SGK nói riêng vào hình thành kiến thức cho học sinh trong DHLS sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được HS tham gia học tập tích cực, chủ động; tạo cho học sinh động cơ và không khí học tập thoải mái Đây

là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học LS một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện HS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học

1.1.3 Quan niệm tính tích cực học tập của học sinh

Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng không phải là vấn đề mới trong giáo dục nước ta Nó được đặt ra vào những năm 80 của thế kỉ XX, trở thành một phương hướng của cuộc cải cách giáo dục

Vấn đề đặt ra là: Tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử là gì?

Nó được biểu hiện như thế nào?

Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức, song đó là quá trình nhận thức đặc thù “một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” Vì vậy, nói đến tính tích cực học tập, thực chất là nói đến tính tích cực của sự nhận thức Nó là một hiện tượng

sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập

Từ đó chúng ta có thể hiểu tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh thể hiện trong khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ

và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức

Tích cực suy nghĩ một cách độc lập tức là thấm nhuần quan điểm, dựa vào sức mình là chính trong học tập, là một biểu hiện cao của ý thức tự nguyện, tự giác học tập, cũng là phương pháp có hiệu lực chống lại lối học

Trang 18

vẹt Theo các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử, việc dạy học lấy giáo viên làm trung tâm là muốn nhấn mạnh đến vai trò chủ thể, độc quyền cung cấp tri thức, đánh giá học sinh của giáo viên, còn học sinh chỉ thụ động ghi chép, học thuộc lòng và lặp lại những điều đã nghe giảng, nhồi nhét kiến thức, không phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh Đây là cách học lấy động lực

từ bên ngoài (giáo viên) để phát triển học sinh, cách học này tồn tại phổ biến

ở các trường phổ thông cần phải thay đổi

Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng, dạy học lấy học sinh làm trung tâm là quá trình mà trong đó, học sinh với tư cách là chủ thể phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình nắm được quy luật, bản chất của nó và vận dụng các quy luật này để biến đổi, cải tạo thế giới khách quan…

Trong quá trình dạy học, chúng ta có thể nhận biết thái độ, tình cảm của học sinh trước một hiện tượng, một tri thức mới Những biểu hiện đó thường khác nhau hoặc thờ ơ, vô cảm, hoặc sôi nổi, nhiệt tình… Có thể nhận biết tính tích cực của học sinh ở những mặt sau:

Thứ nhất: học sinh tập chung chú ý theo dõi vấn đề đang học, khao khát,

tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ xung các câu trả lời của các bạn, tích cực phát biểu ý kiến của mình về vấn đề mà giáo viên và các bạn đưa ra

Thứ hai: là đào sâu suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi được giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa đủ rõ

Thứ ba: là chủ động vận dụng kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân để nhận thức những vấn đề mới

Thứ tư: là hào hứng, say mê tiếp thu bài giảng của thầy, cố gắng hoàn thành những bài tập được giao…

Ngoài những biểu hiện trên, trong quá trình dạy học, giáo viên còn có thể nhận biết tính tích cực của học sinh thông qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt khi theo dõi bài giảng

Như vậy, đứng trước yêu cầu bức thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng Xuất phát từ đặc điểm kiến thức lịch sử, đặc điểm của nhận thức lịch sử cùng với đó là bản chất của tính tích cực của học sinh như đã trình bày Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh sao cho phù hợp với đặc điểm kiến thức và đặc điểm nhận thức của bộ môn? Theo tôi nghĩ sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp tối ưu Đó sẽ là chìa khóa hữu hiệu để khám phá hiện thực lịch sử

Trang 19

1.1.4 Sử dụng kênh hình với việc phát huy tính tích cực của học sinh trong bài học lịch sử

1.1.4.1 Quan niệm về kênh hình trong sách giáo khoa

Kênh hình trong sách giáo khoa là những ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, sơ

đồ, đồ thị Theo quan điểm có tính chất “cổ điển” song có tính sư phạm của việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa (sách giáokhoa gồm hai phần: bài viết và cơ chế sư phạm) Theo quan điểm này kênh hình là một bộ phận của

“cơ chế sư phạm” Còn theo quan niệm phổ biến thì kênh hình là một bộ phận tương đương với phần bài viết (theo quan điểm sách giáo khoa gồm phần kênh chữ và kênh hình)

Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa:

Phân loại theo chức năng: chia làm 4 loại chính

+ Loại minh họa để cụ thể hóa nội dung sự kiện lịch sử quan trọng, loại này thường được ghi kèm những yêu cầu và hướng dẫn thực hiện

+ Loại cung cấp thông tin, thường không có giải thích, tuy nhiên có thể chú thích ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung sự kiện, mà không diễn tả thành văn

+ Loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh họa cho kênh chữ, loại này thường có kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng

+ Loại dùng để rèn luyện kĩ năng thực hành, kiểm tra kiến thức

Phân loại theo hình thức, gồm các loại như sau:

+ Sơ đồ, đồ thị: phản ánh tiến trình phát triển của một sự kiện, hiện tượng + Lược đồ lịch sử: thường là diễn tả không gian, diễn biến của một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó

+ Tranh ảnh lịch sử bao gồm:

Tranh, ảnh lịch sử phản ánh các hiện tượng lịch sử và hiện tượng xã hội

Tranh, ảnh lịch sử về chân dung các nhân vật lịch sử

Tranh, ảnh lịch sử về các di tích lịch sử và không gian lịch sử

+ Sơ đồ lịch sử

1.1.4.2 Vai trò, ý nghĩa của kênh hình trong dạy học lịch sử

Nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học hiện đại nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng hình ảnh và hình thành khái

Trang 20

niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật đồng thời phát triển tư duy, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm Đồ dùng trực quan gồm nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh, ảnh, sơ đồ, đồ thị, niên biểu… Trong các đồ dùng trực quan, kênh hình trong sách giáo khoa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu: tính khoa học, tính sư phạm và hấp dẫn… Và sách giáo khoa lịch sử hiện nay, trong điều kiện kinh tế, kĩ thuật, mĩ thuật… cho phép

đã dành cho kênh hình một tỉ lệ đáng kể

Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ sử dụng trong khi trình bày kiến thức mới mà cả khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khóa và thực hành Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử có chức năng chủ yếu nhằm đa dạng nguồn kiến thức, tạo hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sinh động, làm bài giảng lịch sử bớt khô khan và thêm hấp dẫn

Ví dụ, lược đồ trận Ngọc Hồi – Đống Đa không chỉ được sử dụng khi cung cấp kiến thức mới mà còn được dùng trong khi kiểm tra bài cũ, trong hoạt động tự học, có thể dùng làm các bài tập nhận thức…

Kênh hình là một phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức cho học sinh Do tính quá khứ của lịch sử quy định nên học sinh không thể tri giác, quan sát các sự kiện hiện tượng lịch sử đang học Do đó để tạo biểu tượng lịch sử chân thực, để dựng lại bức tranh quá khứ một cách sinh động thì ngoài lời giảng của giáo viên phải có phương tiện trực quan mà phổ biến nhất hiện nay vẫn là kênh hình trong sách giáo khoa Trong sách giáo khoa lịch sử bao giờ kênh hình cũng luôn phải gắn liền với nội dung bài viết, câu hỏi và bài tập nhằm tạo nên tổ hợp kiến thức phong phú Đồng thời kênh hình cũng

có tác dụng cụ thể hóa, minh họa cho kiến thức phần bài viết Nội dung bài viết là cơ sở để hiểu kênh hình Ngược lại kênh hình lại làm phong phú, sâu sắc thêm kiến thức bài viết Chúng ta không nên xem nhẹ kênh thông tin nào, thế nhưng trong suốt thời gian dài đã qua phần kênh hình chưa được coi trong khai thác

Ví dụ, lược đồ trận Ngọc Hồi – Đống Đa được sử dụng khi dạy học bài

23, mục 2 “Kháng chiến chống Thanh (1789)” GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ kết hợp với nội dung trong SGK đồng thời tiến hành miêu tả, tường thuật sẽ khắc sâu trong tâm trí học sinh những hình ảnh sống động về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vĩ đại cùng với tên tuổi người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ

Kênh hình trong sách giáo khoa còn có vai trò quan trọng trong việc giáo

Trang 21

dục thái độ, tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh Qua khai thác kênh hình trong sách giáo khoa còn có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, bồi dưỡng cho học sinh những quan điểm và cảm xúc thẩm mỹ Bằng sự quan sát có chủ định cùng với những hình ảnh rõ ràng, sinh động từ kênh hình cộng với lời nói truyền cảm của giáo viên sẽ tạo ra ở các em sự dung động thẩm mỹ, những cảm nhận có tính chất hội họa, nghệ thuật, biết đánh giá, yêu thích những bức tranh, ảnh đẹp, hiểu được tư tưởng đạo đức ẩn chứa trong các kênh hình

Bên cạnh đó kênh hình còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển học sinh Khi nhìn vào bất cứ kênh hình nào học sinh cũng muốn nhận xét, phán đoán, hình dung, tưởng tượng quá khứ lịch sử phản ánh trong đó rồi suy nghĩ tìm cách diễn đạt bằng lời sao cho phù hợp với kênh hình đó Như vậy qua kênh hình đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, phân tích, đánh giá và năng lực tư duy ngôn ngữ Qua sử dụng kênh hình học sinh cũng dần trở nên năng động, tự tin, linh hoạt trước tập thể và ngày càng làm chủ kiến thức của mình

Như vậy sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp hữu hiệu nằm trong tổng thể các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đối với đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu dạy học bộ môn

1.1.5 Các biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Trong dạy học lịch sử, yêu cầu phải tiến hành kết hợp tổng thể nhiều phương pháp Bên cạnh phát huy tối đa ưu thế của những phương pháp giảng dạy truyền thống, sau đây tôi xin đề xuất một số biện pháp khai thác kênh hình trong SGK theo hướng pháp huy tính tích cực của học sinh:

1.1.5.1 Tiến hành miêu tả, tường thuật thông qua sử dụng kênh hình

Miêu tả, tường thuật là phương pháp cụ thể trong nhóm phương pháp thông tin tái hiện hình ảnh lịch sử Là việc sử dụng lời văn giàu hình ảnh, ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm sẽ dẫn dắt học sinh “trở về” với quá khứ lịch

sử, tạo được biểu tượng rõ ràng cụ thể về một nhân vật, một biến cố, hiện tượng lịch sử để làm nổi bật những đặc điểm chính, dấu hiệu mang tính bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vậtLịch sử đó

Ví dụ khi dạy học bài 22 Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII, SGK lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) Để học sinh có những biểu tượng về

Trang 22

sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp thời kì này GV có thể tiến hành miêu tả hình 44 – Cặp chân đèn gốm hoa lam đầu thế kỉ XVII; hình 45 – Thương cảng Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII) Qua việc miêu tả sẽ làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của học sinh

Ví dụ khi dạy bài 23 Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII Để học sinh có biểu tượng sâu sắc, sinh động nhất về cuộc kháng chiến chống Thanh(1789) GV có thể tiến hành tường thuật trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa kết hợp với lược đồ Qua quan sát lược đồ trận đánh, bài tường thuật giàu hình ảnh, giọng nói truyền cảm của giáo viên sẽ tác động mạnh mẽ tới tình cảm của các em Đồng thời rèn khả năng thực hành với lược đồ, bản đồ; trí tưởng tượng, phát triển mặt ngôn ngữ của các em

1.1.5.2 Giúp học sinh khai thác nội dung bài học thông qua sử dụng kênh hình kết hợp với các câu hỏi gợi mở

Cùng với biện pháp miêu tả, tường thuật, lược thuật khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa, giáo viên cần phải đưa ra các câu hỏi gợi mở để kích thích suy nghĩ của các em và các câu hỏi đó phải hướng vào nội dung kênh hình chứa đựng Đó sẽ là biện pháp hữu hiệu trên con đường hình thành kiến thức của học sinh

Ví dụ ở bài 22 Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII, để làm rõ sự phát triển của thương nghiệp thời kì này, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác nội dung ẩn chứa trong bức tranh “thương cảng Hội An” thông qua hệ thống các câu hỏi gợi mở Trên cơ sở quan sát kênh hình và những câu hỏi gợi ý mà GV đua ra sẽ kích thích học sinh suy nghĩ, tưởng tượng để tìm hiểu nội dung chứa đựng trong đó

1.1.5.3 Sử dụng kênh hình kết hợp với việc nêu các tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề: GS.TS Nguyễn Thị Côi dẫn ý kiến của nhà giáo dục học Macmutop thì “đó là trở ngại về trí tuệ của con người, xã hội khi anh

ta chưa biết giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức, hành động quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới Tình huống có vấn

đề là quy luật của sự hoạt động sáng tạo có hiệu quả Giáo viên thông qua việc dẫn dắt học sinh sử dụng, khai thác kênh hình trong SGK kết hợp với việc nêu tình huống có vấn đề để kích thích sự sáng tạo, tích cực trong tư duy

để tìm ra những lời giải đáp đúng đắn

Trang 23

Ví dụ khi dạy bài 22 Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII, GV có thể nêu tình huống có vấn đề như sau: Như chúng ta đã biết, thông thường sự khủng hoảng, suy yếu về chính trị sẽ kéo theo sự suy sụp về kinh tế, bất ổn về

xã hội Một điều đặc biệt là, nền chính trị Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII lâm vào khủng hoảng trầm trọng nhưng nền kinh tế thời kì này lại phát triển mạnh

và có những biểu hiện mới Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó và những biểu hiện mới đó được thể hiện như thế nào? Để giải quyết được vấn

đề trên, học sinh phải chú ý lắng nghe bài giảng của GV, khai thác nội dung SGK kết hợp với quan sát kênh hình Qua việc giải quyết tình huống có vấn

đề không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học mà còn giúp các em hiểu được bản chất của lịch sử, qua đó giáo dục thái độ và phát triển các năng lực tư duy, hình thành năng lực học tập tự chủ, sáng tạo và

ý thức học tập tích cực luôn khao khát phát hiện và tìm kiếm cái mới

1.1.5.4 Sử dụng kênh hình trong tự học và làm bài tập thực hành nhằm phát triển năng lực của học sinh

Vấn đề tự học của học sinh là vấn đề quan trọng, vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học, nhằm phát huy năng độc lập tư duy của các em trên lớp cũng như ở nhà

Vì vậy, có thể quan niệm việc tự học của học sinh là việc các em độc lập hoàn thành nhiệm vụ được giao, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra của giáo viên Việc tự học như vậy bao gồm cả việc tập dượt nghiên cứu (tìm tòi, nghiên cứu từng phần) Nó gây hứng thú học tập cho học sinh và đóng góp phần nào với xã hội

Ví dụ khi học xong bài 23 Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII Giáo viên cần giao cho các em bài tập về nhà, yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ trận Ngọc Hồi – Đống Đa, kết hợp với nội dung SGK và nghe giảng ở trên lớp để trình bày lại diễn biến của trận đánh Nếu các em thực hiện tốt yêu cầu trên, không chỉ giúp các em có biểu tượng sâu sắc về trận đánh, củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, rèn cho các em khả năng làm việc với bản đồ, lược đồ, đồng thời hình thành thái

Trang 24

hiện đại, thực tiễn và phù hợp Ứng dụng CNTT nhằm thiết kế, sử dụng kênh hình sẽ giúp học sinh có điều kiện gần gũi hơn với thực tế thông qua kênh hình, tăng thêm nguồn thông tin, nắm vững hệ thống hóa kiến thức Hơn thế, với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật góp phần đổi mới PPDH và phát huy tốt sự hứng thú, tích cực, chủ động và sáng tạo của người học

Ví dụ, giáo viên thiết kế lược đồ “trận Ngọc Hồi – Đống Đa” dưới dạng lược đồ câm dưới sự hỗ trợ của CNTT, sau đó GV tiến hành trình chiếu trước lớp Tiếp đó GV yêu cầu học sinh lên bảng trình bày lại diễn biến trận đánh Nếu hoàn thành nhiệm vụ trên sẽ giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, khả năng diễn đạt…

GV cũng có thể thiết kế những sơ đồ (dạng sơ đồ tư duy), niên biểu, bảng biểu… trong củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá học sinh

Như vậy, một số biện pháp khai thác kênh hình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trên là những biện pháp hữu hiệu Nếu sử dụng một cách hợp lí, khoa học sẽ góp phần vào đổi mới PPDH Cần lưu ý rằng, việc đổi mới PPDHLS không có nghĩa là xóa bỏ tất cả những kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong trường phổ thông từ trước đến nay mà cần tiếp cận những mặt cơ bản, tích cực cùng với những phương pháp hiện đại để phát triển cao hơn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục hiện nay

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng dạy học lịch sử nói chung

Trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế, giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội, đặc biệt là năng lực hoạt động, tính năng động, sáng tạo, tính tích cực và có trách nhiệm cũng như năng lực công tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp… đó là những yêu cầu bức thiết Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi cần phải đổi mới nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á trong đó có Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới PPDH: Đó là cánh thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Tuy nhiên quá trình dạy – học lịch sử ở nước ta hiện nay vẫn còn đang tồn tại những bất cập và hạn chế lớn chưa thể khắc phục

Thực tế, lối dạy học truyền thụ tại các trường phổ thông vẫn hết sức phổ biến Giáo viên là người có vai trò chính trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh Khi giảng bài môn Sử cứ đều đều mà nói, không bộc lộ một chút

Trang 25

cảm xúc học sinh trở nên thụ động tiếp nhận những con số, ngày tháng, sự kiện chồng chất… khiến cho bài học trở nên nhàm chán, khô khan, học sinh

sợ học sử là điều khó tránh khỏi

Hơn thế cách thức giảng dạy “giáo điều”, “nhồi sọ” trở thành một “căn bệnh” trong các giờ dạy học lịch sử của các trường phổ thông Giáo viên gợi ý: cứ bám sát sách giáo khoa thôi Cũng có giáo viên cho rằng: hãy bắt học sinh học thuộc lòng Đừng để học sinh suy nghĩ hay vận dụng kiến thức vào thực tế làm gì vì phức tạp, mất thời gian Cứ bắt các em học thuộc lòng và khi trả bài thì nhanh hơn nhiều

Đặc biệt là lối “dạy chay – học chay” hiện nay, các giáo viên dạy học lịch sử đã có sử dụng các loại đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ học lịch sử Nhưng hầu hết giáo viên chưa khai thác có hiệu quả, đặc biệt các kênh hình trong sách giáo khoa chưa được đặt đúng vị trí của nó, các kênh hình chủ yếu vẫn để minh họa, mô phỏng… không kích thích được suy nghĩ độc lập, sáng tạo của học sinh

Chính vì thực trạng trên mà việc dạy – học lịch sử ở phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, luôn khiến dư luận xã hội và cả những người trong cuộc phải “giật mình” bởi hàng năm số thí sinh tham dự các kì thi có môn Lịch sử có điểm dưới trung bình rất lớn Theo thống kê từ điểm thi các trường đại học cho thấy “điểm thi môn Lịch sử ở hầu hết các trường thấp đáng lo ngại Hầu hết các trường tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn sử

từ trung bình trở lên chỉ chiếm từ 0.3 – 5%’’

Một hiện trạng rất đáng buồn nữa là trong những năm gần đây có hiện tượng “dân ta không biết sử ta”, hiện tượng nhầm lẫn lịch sử, xuyên tạc lịch

sử càng khiến mỗi ai đó khi bắt gặp xót xa, đau lòng hơn Rất nhiều học sinh

đã nhầm lẫn Hai Bà Trưng lãnh đạo khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Bà Trưng và

Bà Triệu Trong giờ học lịch sử học sinh đã xuyên tạc “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “… Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm kêu đói…” hoặc khi đọc lời biểu dụ của Quang Trung khi xuất quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh thì có em học sinh đọc như sau:

“Đánh cho để rụng tóc

Đánh cho để long răng…”

Thiết nghĩ vị trí của bộ môn Lịch sử chưa được đặt đúng chỗ của nó Đặc biệt là thái độ của học sinh đối với môn lịch sử là điều khiến các nhà giáo dục lịch sử phải suy ngẫm

Trang 26

Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều Thực sự Lịch sử chưa được đặt đúng vị trí của nó, chưa được quan tâm như nó đáng được quan tâm Từ thời cổ đại, vị trí của môn lịch sử đã được khẳng định: “Lịch sử là thầy giáo của cuộc đời, là ngọn đuốc soi đường đi đến tương lai” Có một thời có không

ít quan niệm cho rằng mọi khoa học đều bắt nguồn từ lịch sử Thế nhưng gần đây không ít quan niệm cho rằng lịch sử là “môn phụ” Cá biệt có quan niệm cho rằng môn Lịch sử không có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của xã hội Do

đó vai trò, vị trí của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trể bị phủ nhận hoặc hạ thấp

Việc biên soạn sách giáo khoa còn nhiều bất cập Hiện thực lịch sử thì vô cùng phong phú nhưng nội dung SGK thì chủ yếu là kênh chữ, kênh hình rất hạn chế làm cho môn học lịch sử rất khô khan Số lượng kênh hình trong SGK hiện nay đã nhiều lên đáng kể so với trước nhưng so với SGK lịch sử các nước khác vẫn là ít ỏi

Quan trọng nhất phải nói tới phương pháp dạy học chậm được đổi mới, nhiều giáo viên không chịu đổi mới phương pháp mà giữ khư khư phương pháp dạy học kiểu “thầy dạy – trò ghi”, “giáo điều”, “nhồi sọ”, “dạy chay – học chay” Điều đó làm cho chất lượng, hiệu quả bộ môn còn nhiều yếu kém Đặt ra yêu cầu: sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một trong biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử hiện nay

1.2.2 Thực trạng việc sử dụng kênh hình nói riêng

Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, với việc sử dụng đồ dùng trực quan – đặc biệt là sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa đã

và đang được chú trọng, ngày càng có hiệu quả

Tuy nhiên việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa của giáo viên chưa thực sự triệt để Việc chưa chú ý và chưa biết cách khai thác kênh hình một cách hệ thống, qua khai thác kênh hình nhưng không kích thích học sinh suy nghĩ, làm việc một cách năng động, sáng tạo và linh hoạt Đó chính là nguyên nhân nổi cộm làm cho học sinh không máy hứng thú với môn học này

từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bộ môn

Thực tế không phải học sinh không thích học Sử Hầu hết các em đều cho rằng việc giáo viên khai thác kênh hình làm cho bài học trở nên hấp dẫn

và dễ hiểu

Nguyên nhân của thực trạng sử dụng kênh hình hiện nay là:

Trang 27

Một là: giáo viên mới chỉ chú ý tới kênh chữ của SGK, coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất mà không thấy rằng kênh hình không chỉ

là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, cung cấp lượng thông tin đáng kể mà còn là phương tiện trực quan có giá trị làm bài học sinh động hơn

Hai là: không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong SGK Trong khi đó SGK mới số lượng kênh hình tăng lên đáng kể

Ba là: có những giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung kênh hình nhưng lại ngại sử dụng vì sợ mất thời gian hoặc sử dụng chỉ mang tính hình thức, minh họa cho bài giảng

Tóm lại, bên cạnh các phương pháp giảng dạy truyền thống, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học bộ môn lịch sử – đặc biệt việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa đã và đang được các giáo viên ở trường phổ thông quan tâm Nhưng thực tế việc khai thác còn nhiều hạn chế, bất cập không mang lại hiệu quả, hơn thế chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong lĩnh hội kiến thức Điều đó là nguyên nhân làm cho chất lượng bộ môn còn nhiều yếu kém Để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nhằm kích thích suy nghĩ, tính sáng tạo, khả năng độc lập của các em là một bước đi mang tính hiện đại, thực tiễn và phù hợp Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn đồng thời phát triển năng lực hoạt động học tập của học sinh

Để hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông cũng như việc áp dụng biện pháp khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của HS, bản thân tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, trao đổi với GV, dự giờ tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La là:

Trường THPT Chiềng Sinh,

Trường THPT Chu Văn Thịnh,

Trường THPT Tô Hiệu,

Và Trường THPT thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên thu được kết quả như sau:

Đối với GV: gồm 17 GV

Trang 28

STT Nội dung điều tra, khảo sát Số GV trả

lời Tỉ lệ

1

Theo thầy (cô) chất lượng dạy học Lịch sử ở

trường phổ thông hiện nay như thế nào?

2

Theo thầy (cô) việc khai thác kênh hình trong

SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học

sinh có tầm quan trọng như thế nào?

3

Các thầy (cô) có thường xuyên tiến hành các

biện pháp khai thác kênh hình trong SGK khi

Thông qua kết quả điều tra trên cho thấy đa số GV đã nhận thức được thực trạng của việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay Và việc cần thiết phải phát huy tính tích cực của HS trong học tập lịch sử - góp phần đổi mới PPDH lịch sử Tuy nhiên, khi đề cập tới vấn đề tại sao không tiến hành khai thác kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của

HS trong quá trình dạy học thì nhiều ý kiến được đưa ra như sau: thời gian trên lớp có hạn, thiếu tài liệu, sợ không đảm bảo kiến thức cơ bản cho HS,

do thói quen giảng dạy lâu nay

Như vậy, việc khai thác kênh hình trong SGK đã được tiến hành nhưng

Trang 29

việc khai thác như thế nào mang lại hiệu quả cao thì chưa được chú ý Phần lớn trong quá trình dạy GV vẫn thường áp dụng lối dạy dạy truyền thống đọc – chép, dạy chay – học chay

Từ những hạn chế đó mà khi điều tra từ phía HS (gồm 150 HS của 4 trường THPT) cho ta kết quả như sau:

trả lời Kết quả

1 Em có hứng thú với việc khai thác kênh hình

trong học tập lịch sử hay không?

2 Trong các tiết học phương pháp mà thầy (cô)

Qua kết quả điều tra cho thấy các em HS đã có hứng thú với môn học Lịch sử song phần lớn các em vẫn học một cách thụ động, khả năng tư duy, tính tích cực trong hoạt động học tập không được phát huy Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do phương pháp giảng dạy truyền thống, đặc biệt chú trọng tới kênh chữ mà chưa kết hợp khai thác kênh hình trong SGK một cách hiệu quả

Kết luận: Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, đồng thời xuất phát từ thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông nêu trên Tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp “khai thác kênh hình trong sách giáo khoa theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học nói chung và chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng, đặc biệt là trong phần “Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVIII” lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)

Trang 30

CHƯƠNG 2

VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG “CHƯƠNG III LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII” SGK LỚP 10 THPT (CTC) 2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung

2.1.1 Vị trí

Chương III “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” nằm trong phần

II “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX” Trước khi học chương này, học sinh đã được tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và thịnh đạt của quốc gia Đại Việt từ buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh - Tiền

Lê đến quá trình xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền dưới các triều đại Lý - Trần và Lê sơ Trên cơ sở đó, học sinh sẽ tiếp tục tìm hiểu một giai đoạn Lịch sử mới – Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII với nhiều biến đổi lớn lao Đây là phần kiến thức rất quan trọng, bởi nó chính là bối cảnh xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược Nó giúp học sinh nắm được những nết cơ bản về đặc điểm, tình hình xã hội Việt Nam, từ

đó có cái nhìn chân thực, đánh giá khách quan về việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp

Nó là cơ sở để các em hiểu được đặc điểm riêng của Việt Nam trong con đường vận động giải phóng sau này Những sự kiện về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trong giai đoạn này chính là cơ sở để học sinh nhận thức được bản chất của chế độ phong kiến, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng, suy vong để rồi từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến ở vào nửa cuối thế kỉ XIX Mặt khác, đây cũng là chương đầu cho học sinh thấy được sức mạnh của giai cấp nông dân mà biểu hiện cụ thể là phong trào nông dân khởi nghĩa

Từ thế kỉ XVI – XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động Đến đầu

Trang 31

thế kỉ XVI, những biểu hiện của sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị - xã hội Biểu hiện đó là sự cướp đoạt ruộng đất vào tay địa chủ, quan lại; vua quan thì ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân và phát triển sản xuất làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với Nhà nước phong kiến đã trở nên gay gắt Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ Giữa lúc nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái, thế lực phong kiến ngay trong triều diễn ra ngày càng quyết liệt Nhà nước phong kiến tập quyền Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập

Các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều (thế kỉ XVI) và chiến tranh Trịnh – Nguyễn (thế kỉ XVII – XVIII) đã dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước, kéo dài đến tận cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và cản trở sự phát triển của đất nước

Mặc dù tình hình chính trị có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, vẫn có bước phát triển mạnh trong các thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVIII Biểu hiện rõ nét và đặc biệt nhất là sự phát triển của kinh tế hàng hóa, ngoại thương

và sự hưng khởi của các đô thị

Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, quyết liệt ở thế kỉ XVIII là một biểu hiện của sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến Phong trào Tây Sơn là phong trào nông dân rộng lớn, quyết liệt nhất, là một phong trào tiêu biểu Qua phong trào giúp học sinh nắm được những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn và Nguyễn Huệ trong việc lật đổ chính quyền Lê – Trịnh, chúa Nguyễn thống nhất đất nước, nhất là đánh bại các thế lực xâm lược Xiêm – Thanh và xây dựng đất nước

Tình hình văn hóa nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII: Nho giáo suy thoái, Phật giáo tiếp tục phát triển, Thiên Chúa giáo được du nhập, sự phát triển của giáo dục, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

- Đồng thời qua học phần này phải giúp HS nắm được bản chất lịch sử,

là ở cuối mỗi triều đại phong kiến đều khủng hoảng sâu sắc dẫn tới hàng loạt các phong trào đấu tranh của nông dân bùng nổ Giúp các em nắm rõ các khái niệm Lịch sử: nông dân, khởi nghĩa nông dân, hơn thế giúp các em thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong Lịch sử

2.1.2.2 Về giáo dục

- Góp phần bồi dưỡng và giáo dục học sinh tinh thần dân tộc hào hùng với công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2009), Khai thác kênh hình trong dạy học phần Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1975, khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác kênh hình trong dạy học phần Lịch Sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
Năm: 2009
2. Nguyễn Văn Ánh (chủ biên) (2006), Tư liệu Lịch sử 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu Lịch sử 10
Tác giả: Nguyễn Văn Ánh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
3. PGS.TS Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
4. PGS.TS Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2009), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông, NXB Giáo dục.5.6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Côi (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục. 5. 6
Năm: 2009
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, NXB chính trị Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị Quốc gia
Năm: 2006
8. Bùi Văn Huệ (2002), Giáo trình tâm lí học, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2002
10. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1999), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập 1
Tác giả: Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: NXB Giáo dục HN
Năm: 1999
11. GS. TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, PGS.TS Nguyễn Thị Côi (đồng chủ biên) (2005), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử
Tác giả: GS. TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, PGS.TS Nguyễn Thị Côi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
12. GS.TS Phan Ngọc Liên (2005), Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
Tác giả: GS.TS Phan Ngọc Liên
Nhà XB: NXB Sư phạm Hà Nội
Năm: 2005
13. GS. TS Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, tập 2, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, tập 2
Tác giả: GS. TS Phan Ngọc Liên (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
14. PGS.TS Phạm Văn Lực (chủ biên ) (2009), Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới và phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới và phương pháp dạy học Lịch sử
Tác giả: PGS.TS Phạm Văn Lực (chủ biên )
Nhà XB: NXB Sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
15. Trịnh Tiến Thuận (chủ biên) (2007), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử 10, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử 10
Tác giả: Trịnh Tiến Thuận (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
16. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên Lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Lịch sử lớp 10
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
9. L.F Khalarmop (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, NXB Giáo dục Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w