1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC

69 17,1K 51

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 429,5 KB

Nội dung

Chương I: SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ TRẺ EM 5 tiết (3, 2) A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các đặc điểm cơ bản của các giai đoạn phát triển cơ thể trẻ em. - Trình bày được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát triển ở trẻ em. - Phân tích được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất ở trẻ em. 2. Kỹ năng Hình thành ở sinh viên kỹ năng phân tích các đặc điểm của từng giai đoạn phát triển lứa tuổi trẻ em. 3. Thái độ Sinh viên thấy được ý nghĩa quan trọng của việc hiểu biết các đặc điểm giải phẫu sinh lý trẻ em trong công tác giáo dục và dạy học. Từ đó có thái độ học tập tốt. B. Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, hướng dẫn tự học C. Tài liệu tham khảo 1. Bộ y tế . Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX, NXB Y học, 2003. 2. Lê Thanh Vân. Giáo trình sinh lý học trẻ em, NXBĐHSP, 2006. 3. Trần Trọng Thuỷ, Trần Duy. Giải phẫu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em, NXBGD-1998. 4. Trịnh Bích Ngọc-Trần Hồng Tâm. Giải phẫu sinh lý trẻ em, NXBGD-1997. 5. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan. Giáo trình sinh lí học trẻ em, NXBGD, 2001. 6. Tạ Thúy Lan,. Giáo trình sinh lý học trẻ em , NXBĐHSP, 2008. 7. Bùi Văn Huệ. TLH tiểu học, trường ĐHSP Hà Nội-1996. D. Nội dung bài giảng I. Ý NGHĨA CỦA MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM 1. Định nghĩa về giải phẫu học và sinh lý học - Giải phẫu học là khoa học về cấu tạo và các quy luật phát triển của cơ thể sống lành mạnh. Nó nghiên cứu những quy luật đó trong mối liên hệ với các chức năng và môi trường xung quanh của cơ thể. - Sinh lý học là khoa học về chức năng nghĩa là hoạt động của các cơ quan, các hệ cơ quan và cơ thể nói chung. Nó nghiên cứu các quy luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơ thể. 2. Ý nghĩa Giải phẫu sinh lý trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục, dạy học nhằm trang bị cho các nhà giáo dục có những hiểu biết khoa học về các đặc điểm giải phẫu sinh lý của trẻ qua các thời kỳ lứa tuổi khác nhau. Trên cơ sở đó tổ chức hợp lý các hoạt động vui chơi, học tập, lao động nhằm hoàn thiện sự phát triển thể lực và tinh thần, tâm lý cho trẻ. II. SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ EM 1. Khái niệm sự tăng trưởng và phát triển cơ thể trẻ em - Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về chiều dài, về dung tích và khối lượng của thân thể trẻ em, có liên quan đến sự gia tăng về số lượng của các phân tử hữu cơ tạo nên chúng, nghĩa là sự thay đổi về số lượng. - Chín muồi được dùng để chỉ sự tăng trưởng đã đạt đến một độ nhất định. - Phát triển được hiểu là những sự thay đổi về chất lượng trong cơ thể trẻ em, thể hiện ở sự phức tạp hoá tổ chức của cơ thể. + Sự phát triển thể hiện ở 3 yếu tố: • Sự tăng trưởng của cơ thể. • Sự phân hoá của các cơ quan và các mô. • Sự tạo hình dáng đặc trưng cho cơ thể. + Đặc trưng của sự phát triển: Sự biến đổi về chất, là sự xuất hiện những dấu hiệu và thụôc tính được hình thành trong quá trình tăng trưởng. + Quá trình phát triển diễn ra từ từ, liên tục nhưng có thể có bước nhảy vọt. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi và phát trển là mối quan hệ biện chứng có tính nhân quả. 2. Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em 2.1. Đặc điểm của sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em - Sự tăng trưởng của các cơ quan khác nhau diễn ra không đồng đều và không đồng thời. Mỗi cơ quan, bộ phận tăng trưởng với tốc độ riêng, khi nhanh, khi chậm, khi yếu…Vì vậy, tỉ lệ cơ thể bị thay đổi. - Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể cũng không đồng đều: có những cơ quan thời gian đầu tăng trưởng nhanh sau chậm lại hoặc ngược lại.

Trang 1

TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BỘ MÔN SINH HỌC

………

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM

DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC Chương I: SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ TRẺ EM

5 tiết (3, 2)

A Mục tiêu

1 Kiến thức

- Nêu được các đặc điểm cơ bản của các giai đoạn phát triển cơ thể trẻ em.

- Trình bày được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát triển ở trẻ em

- Phân tích được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất ở trẻ em

2 Kỹ năng

Hình thành ở sinh viên kỹ năng phân tích các đặc điểm của từng giai đoạn phát triển lứatuổi trẻ em

3 Thái độ

Sinh viên thấy được ý nghĩa quan trọng của việc hiểu biết các đặc điểm giải phẫu sinh

lý trẻ em trong công tác giáo dục và dạy học Từ đó có thái độ học tập tốt

B Phương pháp

Thuyết trình, vấn đáp, hướng dẫn tự học

C Tài liệu tham khảo

1 Bộ y tế Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỷ XX,

NXB Y học, 2003

2 Lê Thanh Vân Giáo trình sinh lý học trẻ em, NXBĐHSP, 2006.

3 Trần Trọng Thuỷ, Trần Duy Giải phẫu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em,

NXBGD-1998

Trang 2

4 Trịnh Bích Ngọc-Trần Hồng Tâm Giải phẫu sinh lý trẻ em, NXBGD-1997.

5 Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan Giáo trình sinh lí học trẻ em, NXBGD, 2001

6 Tạ Thúy Lan, Giáo trình sinh lý học trẻ em , NXBĐHSP, 2008.

7 Bùi Văn Huệ TLH tiểu học, trường ĐHSP Hà Nội-1996.

D Nội dung bài giảng

I Ý NGHĨA CỦA MÔN GIẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM

1 Định nghĩa về giải phẫu học và sinh lý học

- Giải phẫu học là khoa học về cấu tạo và các quy luật phát triển của cơ thể sống lànhmạnh Nó nghiên cứu những quy luật đó trong mối liên hệ với các chức năng và môi trườngxung quanh của cơ thể

- Sinh lý học là khoa học về chức năng nghĩa là hoạt động của các cơ quan, các hệ cơquan và cơ thể nói chung Nó nghiên cứu các quy luật làm cơ sở cho các quá trình sống của cơthể

2 Ý nghĩa

Giải phẫu sinh lý trẻ em có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục, dạy học nhằmtrang bị cho các nhà giáo dục có những hiểu biết khoa học về các đặc điểm giải phẫu sinh lýcủa trẻ qua các thời kỳ lứa tuổi khác nhau Trên cơ sở đó tổ chức hợp lý các hoạt động vuichơi, học tập, lao động nhằm hoàn thiện sự phát triển thể lực và tinh thần, tâm lý cho trẻ

II SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ THỂ CỦA TRẺ EM

1 Khái niệm sự tăng trưởng và phát triển cơ thể trẻ em

- Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về chiều dài, về dung tích và khối lượng của thân

thể trẻ em, có liên quan đến sự gia tăng về số lượng của các phân tử hữu cơ tạo nên chúng,nghĩa là sự thay đổi về số lượng

- Chín muồi được dùng để chỉ sự tăng trưởng đã đạt đến một độ nhất định.

- Phát triển được hiểu là những sự thay đổi về chất lượng trong cơ thể trẻ em, thể hiện ở

sự phức tạp hoá tổ chức của cơ thể

+ Sự phát triển thể hiện ở 3 yếu tố:

• Sự tăng trưởng của cơ thể

• Sự phân hoá của các cơ quan và các mô

• Sự tạo hình dáng đặc trưng cho cơ thể

Trang 3

+ Đặc trưng của sự phát triển: Sự biến đổi về chất, là sự xuất hiện những dấu hiệu vàthụôc tính được hình thành trong quá trình tăng trưởng.

+ Quá trình phát triển diễn ra từ từ, liên tục nhưng có thể có bước nhảy vọt

- Mối quan hệ giữa tăng trưởng, chín muồi và phát trển là mối quan hệ biện chứng có tínhnhân quả

2 Sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em

2.1 Đặc điểm của sự tăng trưởng của cơ thể trẻ em

- Sự tăng trưởng của các cơ quan khác nhau diễn ra không đồng đều và không đồng thời.Mỗi cơ quan, bộ phận tăng trưởng với tốc độ riêng, khi nhanh, khi chậm, khi yếu…Vì vậy, tỉ lệ

cơ thể bị thay đổi

- Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể cũng không đồng đều: có những cơ quan thời gian đầutăng trưởng nhanh sau chậm lại hoặc ngược lại

2.2 Các chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của cơ thể

2.2.1 Chiều cao

- Chiều cao là một trong những chỉ số phát triển thể chất và sức khoẻ quan trọng nhất

- Sự tăng lên về chiều cao cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào quá trình tăng trưởng, vào khốilượng của toàn thân và một số cơ quan khác

- Có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức:

X = 75cm +5cm (N-1)

X: Chiều cao của trẻ trên 1 tuổi (cm)

N: Số tuổi (năm)

2.2.2 Cân nặng

- Cân nặng của một người nói lên mức độ và tỉ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao

- Cân nặng của một người gồm 2 phần:

+ Phần cố định, chiếm 1/3 tổng số cân nặng gồm xương, da, các tạng và thần kinh.+ Phần thay đổi, chiếm 2/3 tổng số cân nặng gồm 3/4 là trọng lượng của cơ thể và 1/4 là

mỡ và nuớc

- Có thể tính gần đúng cân nặng bình thường của trẻ trên 1 tuổi theo công thức:

Trang 4

X: Cân nặng của trẻ trên 1 tuổi (kg)

9kg: Cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi

N: Số tuổi của trẻ (năm)

Chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam từ 6 tháng tuổi đến 36 tháng

- Vòng đầu của trẻ phụ thuộc vào sự phát triển của khối lượng não bộ, do đó nó là một chỉ

số nói lên sự phát triển về khối lượng của não bộ

- Trẻ mới sinh vòng đầu lớn hơn vòng ngực 1 – 2 cm Vòng đầu tăng nhanh trong nămđầu, những năm sau tăng chậm, VD: trẻ sơ sinh vòng đầu là 32 – 24 cm, 1 tuổi là 46 cm, 2 tuổi

2 – 6 tuổi vòng ngực lớn hơn vòng đầu 2cm

3 Các giai đoạn phát triển của cơ thể trẻ em

3.1 Giai đoạn bào thai

- Giới hạn của giai đoạn này kể từ lúc thụ thai đến khi trẻ ra đời (khoảng 9 tháng 10ngày) Đây là thời kỳ mà tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể đứa trẻ được hình thành Sựphát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ

- Có thể chia làm 2 giai đoạn nhỏ:

+ Giai đoạn phát triển phôi thai: giới hạn trong 3 tháng đầu của giai đoạn bào thai

Trang 5

+ Giai đoạn phát triển sau phôi thai: 6 tháng cuối của giai đoạn bào thai, là giai đoạnthai nhi lớn nhanh về cân nặng lẫn chiều cao.

- Đặc điểm chung:

+ Hình thành thai nhi và thai nhi phát triển nhanh

+ Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể mẹ

3.2 Giai đoạn sơ sinh

- Giới hạn từ lúc đứa trẻ được sinh ra cho đến hết 4 tuần lễ đầu

- Đặc điểm sinh lý chủ yếu của giai đoạn này là:

+ Sự thích nghi dần với môi trường sống ngoài cơ thể mẹ; trẻ bắt đầu thở bằng phổi; trẻ

bú mẹ nên bộ máy tiêu hoá bắt đầu làm việc; hệ thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ ngủ suốtngày

+ Do thay đổi môi trừơng sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý; bong da, vàng da,sụt cân và rụng rốn

3.3 Giai đoạn bú mẹ

- Là giai đoạn tiếp theo sơ sinh cho đến hết năm đầu tiên

- Đặc điểm:

+ Cơ thể trẻ lớn rất nhanh do đó nhu cầu dinh dưỡng rất cao

+ Hệ vận động phát triển nhanh về cấu tạo và chức năng làm cho trẻ lần lượt lẫy, trườn,

bò, ngồi và bắt đầu tập đi

+ Hệ thần kinh phát triển nhanh, trẻ bắt đầu biết nói và có nhiều phản xạ

3.4 Giai đoạn răng sữa

- Giới hạn từ 1-6 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:

+ Lứa tuổi nhà trẻ (1-3 tuổi)

 Cơ thể trẻ vẫn phát triển mạnh về cân nặng và chiều cao nhưng chậm hơn so vớitrước

 Hệ tiêu hoá dần hoàn thiện: răng sữa mọc đủ lúc 2 tuổi (20 răng)

 Chức năng hệ thần kinh cũng hoàn thiện dần: trẻ biết nói và hiểu lời nói, có sự phốihợp các hoạt động nên có những hoạt động phức tạp; chạy nhảy, leo trèo, chơi đồ chơi, có khả

Trang 6

+ Lứa tuổi mẫu giáo ( 3-6 tuổi)

 Hệ cơ xương được hoàn thiện, chân phát triển nhanh chóng, cơ thể dài ra, mất vẻ bụbẫm Trẻ bắt đầu rụng răng sữa

 Hệ TKTW phát triển mạnh và được hoàn thiện: ngôn ngữ phát triển mạnh, trẻ nhậnbiết được màu sắc nên có thể tập vẽ, tập đếm và tập viết Tạo điều kiện cho trẻ đi học vào cuốigiai đoạn này

 Trẻ thích tò mò, ham tìm hiểu môi trường xung quanh, thích kết bạn cùng tuổi…

3.5 Giai đoạn tuổi học sinh nhỏ (7-11 tuổi)

- Đặc điểm:

+ Cấu tạo và chức năng của các cơ quan đã hoàn chỉnh

+ Tế bào vỏ não đã hoàn toàn biệt hoá, các đường dẫn truyền đã hoàn thiện, chức năngcủa bán cầu đại não phát triển mạnh và phức tạp

+ Hệ thống cơ phát triển mạnh

+ Răng vĩnh viễn thay thế cho răng sữa

3.6 Giai đoạn dậy thì

- Giới hạn tuổi dậy thì khác nhau tuỳ theo giới, môi trường, hoàn cảnh KTXH

+ Nữ: khoảng12,15 tuổi

+ Nam: khoảng 13,16 tuổi

- Đặc điểm:

+ Cơ thể tăng trưởng và phát triển nhanh, các cơ bắp phát triển nhanh: vai rộng, ngực

nở, mông to…chiều cao tăng 5- 8 cm/ năm, cân nặng tăng 4 -8 kg/ năm

+ Trẻ có nhiều biến đổi tâm, sinh lý

- Cần có quan điểm “động” khi nghiên cứu trẻ em

4 Mối liên hệ lẫn nhau giữa sự phát triển thể chất và sự phát triển tâm lý trẻ em

Trang 7

Sự phát triển cơ thể và sự phát triển tâm lý trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ qua lại vớinhau Sự phát triển cơ thể là tiền đề cho sự phát triển tâm lý Sự phát triển tâm lý có ảnh hưởngnhất định đến sự phát triển cơ thể của trẻ.

III SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRẺ EM

1 Các chỉ số về phát triển thể chất

Chiều cao

Cân nặng

2 Hiện tượng tăng tốc

Vào cuối TK XIX đầu thế kỷ XX, ở nhiều nước trên thế giới có hiện tượng tăng chiều

cao của trẻ em Năm 1935, Cốckhơ gọi hiện tượng đó là sự tăng tốc (accellerare) Ban đầu

hiện tượng tăng tốc đựơc xem như sự gia tăng phát triển thể lực ở trẻ em và lứa tuổi thanh

niên Hiện nay, tăng tốc được định nghĩa là “hiện tượng tăng kích thước cơ thể và trưởng thành sinh dục sớm” Phạm vi tăng tốc mở rộng đến việc tăng kích thước cơ thể và hiện tượng

mãn kinh muộn ở người trưởng thành

2.1 Sự tăng tốc về sinh học

a Về chiều cao và cân nặng:

Chiều cao và trọng lượng cơ thể trẻ em thuộc mọi lứa tuổi tăng nhiều so với trước

b Về chức năng các cơ quan:

- Sự cốt hoá của xương

- Về mặt sinh dục:

+ Thời điểm trưởng thành sinh dục trẻ em ngày nay xuất hiện sớm hơn, VD: 1887 –

1930 xuất hiện lúc 14 tuổi; 1959 trở lại đây là từ 12 – 14 tuổi, hiện nay là 11 – 13 tuổi,…

+ Thời gian sinh đẻ kéo dài hơn trước (3 năm)

+ Thời kỳ mãn kinh xuất hiện muộn hơn Trước kia xuất hiện lúc 45 tuổi, hiện nay là 48tuổi và trên 50

Trang 8

2.3 Nguyên nhân hiện tượng tăng tốc

- Điều kiện sống, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ, trẻ em, kếthôn khác chủng tộc,…

- Phương tiện thông tin, truyền thông, điều kiện sinh hoạt văn hoá, trình độ văn hoá,PPGD, DH, hình thức GD,…

3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em

3.1 Nhóm các yếu tố bên trong

* Các yếu tố nội tiết: vai trò của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận…

- Tuyến yên

+ Là phần phụ phía dưới của não, nặng khoảng 0,5 gam Gồm 3 thùy:

Thùy trước tiết hoocmon sinh trưởng, hoocmon kích thích tuyến giáp, tuyến trênthận…

Thùy giữa phát triển yếu

Thùy sau tiết hoocmon phát động sự co của dạ con và sự tiết sữa

+ Ưu năng: thúc đẩy quá trình sinh trưởng, khổng lồ nhưng sức khỏe và trí tuệ kém pháttriển

+ Nhược năng: hạn chế quá trình sinh trưởng, bé nhỏ nhưng cơ thể cân đối, trí tuệ pháttriển bình thường

- Tuyến giáp

+ Nằm trước sụn giáp, hoạt động mạnh lúc 5 – 7 tuổi

Tiết ra 2 loại hoocmon chủ yếu:

Tiroxin tácd động lên các tế bào tạo ra nhiệt, điều hòa và làm tăng quá trình phát triểnthể chất, trí tuệ

Cnxitonin làm tăng quá trình tạo xương

+ Ưu năng: gây bệnh Badơđô người gầy, mắt lồi, đường huyết tăng, tim đập nhanh, dễxúc cảm

+ Nhược năng: tim đập chậm, thân nhiệt hạ thấp, cơ thể phát triển chậm

- Tuyến cận giáp

+ Nằm cạnh tuyết giáp, nặng khoảng 0,15g

+ Ưu năng: tăng canxi huyết hoạt động của tim bị biến loạn, người đờ đẫn, kém linhhoạt

+ Nhược: giảm canxi huyết, gây co giật kéo dài, ngạt thở

- Tuyến tụy

Trang 9

+ Tiết cc loại hoocmon:

Insulin lm giảm đường huyết

Glucagon lm tăng đường huyết

+ Ưu năng: giảm đường huyết, giảm huyết p v mồ hơi, thn nhiệt giảm, dẫn đến hơn m + Nhược năng: gy bệnh đi tho đường

* Vai trò của hệ thần kinh

* Yếu tố di truyền, sự hôn phối khác chủng tộc

* Các tật bẩm sinh

3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài

- Vai trò của dinh dưỡng: nuôi trẻ tốt thì trẻ sẽ phát triển nhanh và ngược lại

- Các yếu tố bệnh tật mắc phải làm trẻ chậm lớn, chậm phát triển

- Vai trò của giáo dục, luyện tập làm cho trẻ phát triển cân đối, hài hoà hoặc có thế giúptrẻ phục hồi các chức nặng bị tổn thương

- Anh hưởng của khí hậu và môi trường sống (không khí, ăn uống, vận động…)

Câu hỏi thảo luận

1 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng tốc trong sự phát triển cơ thể của trẻ em?

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ em? Từ đó đưa ra những biện pháplợi ích đối với sự phát triển cơ thể trẻ em?

Câu hỏi ôn tập

Trang 10

1 Trình bày ý nghĩa môn Giải phẫu sinh lý trẻ em?

2 Phân biệt các khái niệm tăng trưởng, chín muồi và phát triển? Chúng có mối quan hệvới nhau như thế nào?

3 Nêu đặc điểm của các giai đoạn phát triển cơ thể trẻ em? Tại sao lại phân chia quá trìnhphát triển cơ thể trẻ em ra thành các giai đoạn khác nhau?

4 Anh (chị) hiểu như thế nào về hiện tượng tăng tốc? Từ đó rút ra bài học gì trong việcnuôi và dạy trẻ em?

5 Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ em? Biện pháp lợi ích đốivới sự phát triển cơ thể trẻ em?

Trang 11

Chương II: HỆ THẦN KINH

9 tiết (5, 4)

A Mục tiêu

1 Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

- Trình bày được sự phát triển của hệ thần kinh trẻ em

- Phân biệt được các loại phản xạ Phân tích sự hình thành phản xạ có ĐK ở trẻ em

- Trình bày được các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao

- Phân biệt được HTTH 1 và HTTH 2 Phân tích sự hình thành HTTH 2 ở trẻ em

- Nêu đặc điểm các loại hình TK trẻ em

2 Kỹ năng

- Hình thành ở sinh viên những kỹ năng cơ bản về việc hình thành các phản xạ có điềukiện và HTTH 2 cho trẻ, cũng như các kỹ năng chăm sóc bảo vệ giấc ngủ và hệ thần kinh củatrẻ

- Vận dụng kiến thức vào giảng dạy môn TNXH và khoa học ở tiểu học

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, hướng dẫn tự học

C Tài liệu tham khảo

1 Trần Trọng Thủy, Trần Duy, Giải phẫu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Nxb Giáodục, 1998

2 Trịnh Bích Ngọc, Trần Hồng Tâm, Giải phẫu sinh lý trẻ em, Nxb Giáo dục, 1997

3 Bùi Văn Huệ, Tâm lý học tiểu học, trường ĐHSP Hà Nội, 1996

4 Lê Thanh Vân, Giáo trình sinh lí học trẻ em, Nxb ĐHSP, 2006

5 Tạ Thúy Lan (cb) Giải phẫu sinh lý, Nxb ĐHSP, 2008

Trang 12

6 Bí ẩn của não bộ - Hiểu biết và chăm sóc (2009), Anne Debroise, NXB Trẻ.

D Nội dung bài giảng

I SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THẦN KINH

1 Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

- Cấu tạo: hệ thần kinh có 2 bộ phận:

+ Hệ thần kinh trung ương: não và tuỷ sống

+ Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh và các hạch thần kinh

- Chức năng:

+ Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, các hệ cơ quan

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể

+ Đảm bảo sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường

1.1 Nơron (tế bào thần kinh)

- Đơn vị giải phẫu của hệ thần kinh là tế bào thần kinh (nơron) Não người có khoảng 14-16 tỉnơron, khối lượng trung bình là 1,4kg Số lượng các nơron được cố định, không có khả năngsinh sản và trẻ hóa Số lượng nơron không tăng lên, không có khả năng sinh sản và trẻ hoá Từ

70 tuổi trở đi, mỗi năm não người mất đi 1,4% tổng số các nơron

Trang 13

- Một tế bào thần kinh gồm có: thân bào, nhiều nhánh ngắn, một hoặc hai nhánh dài.+ Thân bào có nhiệm vụ nuôi cả đơn vị thần kinh, sơ bộ phân tích các xung động thầnkinh từ bên ngoài truyền vào và giữ lại vết do các xung động thần kinh để lại.

+ Các nhánh ngắn nhận các xung động thần kinh từ các tế bào khác và dẫn vào thân tếbào thần kinh

+ Các nhánh dài truyền các xung động thần kinh sang các tế bào thần kinh khác Nhiềunhánh dài họp lại thành các bó dây thần kinh và được bao bọc bởi một lớp vỏ Có 3 loại dâythần kinh:

 Dây thần kinh hướng tâm: dẫn truyền các xung động thần kinh từ các bộ phận nhậncảm (tai, mắt, da, lưỡi) vào trung ương thần kinh còn gọi là dây thần kinh cảm giác

 Dây thần kinh ly tâm: dẫn truyền các xung động thần kinh từ các trung khu thầnkinh đến các bộ phận hoạt động của cơ thể (các cơ) còn gọi là các dây thần kinh vận động

 Dây thần kinh pha: liên hệ giữa các phần khác nhau của hệ thần kinh và giữa các hệthần kinh với các cơ quan thụ cảm

- Nơi tiếp xúc của hai tế bào thần kinh gọi là xináp (khớp thần kinh) Nhờ xináp mà cácluồng thần kinh từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác chỉ được truyền theo mộtchiều

1.2 Cấu tạo từng phần và chức năng của hệ thần kinh trung ương

- Dọc tủy sống có 2 rãnh lớn và các rãnh nhỏ là nơi xuất phát của các rễ thần kinh

- Từ tủy sống có 31 đôi thần kinh đi ra Mỗi dây thần kinh tủy được tạo nên bởi rễ trước(các sợi hướng tâm) và rễ sau (các sợi li tâm)

- Giữa tủy sống là ống tủy chứa dịch não tủy có chức năng trao đổi chất

Trang 14

- Bao quanh ống tủy là chất xám có hình bướm chia thành sừng trước chứa nơ ron li tâm,sừng sau chứa nơron hướng tâm và sừng bên chứa nơro trung gian.

- Bao quanh chất xám là chất trắng tập hợp lại thành các bó dây thần kinh dẫn truyềnxung động thần kinh

b Chức năng

Tủy sống có 3 chức năng: phản xạ, dinh dưỡng và chức năng dẫn truyền xung động thầnkinh

1.2.2 Hành tủy

a Cấu tạo: nằm phía trên tủy sống dài khoảng 28 cm, có các rãnh như tủy sống, là nơi

xuất phát của 8 trong 12 đôi dây thần kinh não (V – XII) Chất xám tập trung lại tạo thànhnhân xám, chất trắng xen kẽ nhân xám và tạo thành đường dẫn truyền

Chất xám của hành tuỷ là các đôi dây TK sọ não, có 12 đôi dây TK sọ não được đánhtheo số Lamã và nối liền não bộ với các phần của cơ thể VD: Đôi thứ VII là TK mặt điềukhiển hoạt động của cơ mặt, đôi thứ VIII là TK thính giác, đôi thứ V là TK cảm giác,…

- Trong hành tuỷ có các trung khu TK như: trung khu hô hấp, tuần hoàn, vận mạch Cáctrung khu này điều hành hoạt động dinh dưỡng

- Giống như tuỷ sống, hành tuỷ được 3 lớp màng bao bọc

b Chức năng: Chức năng cơ bản của hành tuỷ là thực hiện các phản xạ thực thể và dinh

dưỡng, dẫn truyền hưng phấn thần kinh

1.2.3 Tiểu não

a Cấu tạo:

Nằm phía sau hành tủy Tiểu não ở người là phát triển và hoàn thiện nhất Tiểu nãođược hình thành từ thành củ não thất IV và một phần của nó liên hệ mật thiết với nhân của đôidây TK tiền đình

Tiểu não có cấu tạo hoàn toàn khác với tuỷ sống và hành tuỷ thể hiện qua việc phân bốchất xám và chất trắng:

+ Chất xám nằm phía ngoài bao bọc các bán cầu tiểu não Chất xám của tiểu não là tậphợp các nơron được sắp xếp theo từng lớp

+ Chất trắng của tiểu não là các đường dẫn TK

b Chức năng:

- Chức năng quan trọng nhất của tiểu não là điều hoà trương lực cơ

Trang 15

- Khi bị rối loạn chức năng của tiểu não sẽ xuất hiện chứng mất trương lực và nhược cơ,

sẽ làm cho cơ thể bị mệt mỏi vì trương lực cơ phân bố không hợp lý

- Tiểu não còn tham gia thực hiện chức năng dinh dưỡng

+ Phần ở phía bụng hay còn gọi là các đôi chân của não Một lớp chất xám có chứa sắc

tố melanin là liềm đen chia chân não thành 2 phần: bệ chân và nắp

- Vòm não giữa do 4 củ não sinh tư tạo thành Hai củ trên là các trung tâm của phản xạthị giác nguyên phát; hai củ dưới là các trung khu thính giác nguyên phát

- Nóc não giữa gồm rất nhiều đường dẫn TK đi lên và đi xuống có liên quan với vùngcảm giác vận động và hệ thống vận động đơn giản Trong nóc não có nhân của các đôi dây TK

số III, IV, nhân đỏ và một số nhân nhỏ của tổ chức lưới

- Các chân của não là các bó sợi TK xuất phát, từ vỏ não truyền các xung ly tâm đếnnhân của các đôi dây TK sọ não, đến cầu não cũng như đến các nhân vận động của tuỷ sống

- Củ não sinh tư tham gia các phản xạ định hướng về âm thanh và nhận biết sự có mặtcủa ánh sáng khi nhắm mắt

1.2.5 Não trung gian

a Cấu tạo: nằm trên não giữa, sát với bán cầu đại não, gồm có đồi thị, vùng trên đồi,

dưới đồi, sau đồi và trước đồi

b.Chức năng:

+ Đồi thị: nhận cảm, tham gia cảm xúc, cảm giác đau

Trang 16

+ Dưới đồi: điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết; tham gia quá trình chuyển hóadinh dưỡng, điều nhiệt; điều hòa hoạt động của các hệ tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa, sinh dục;điều hòa xúc cảm và trạng thái thức, ngủ; điều khiển bản năng.

1.2.6 Bán cầu đại não

- Gồm hai nửa bán cầu phải và trái nối với nhau bởi thể trai Bề mặt mỗi bán cầu đại não

có rãnh (sylvius, rôlăngđô và thẳng góc) chia bán cầu đại não thành 4 thùy (trán, đỉnh, chẩm vàthái dương) Diện tích bề mặt của cả hai bán cầu bằng 1700 -2000 cm2

- Bên trong bán cầu đại não gồm chất trắng và chất xám Chất trắng có 3 loại sợi: sợi liênhợp đảm bảo sự liên hệ giữa các phần khác nhau của một bán cầu, sợi liên bán cầu liên hệ giữacác phần tương ứng của hai bán cầu, sợi liên lạc đảm bảo liên hệ giữa hai bán cầu với nhữngphần khác nhau của hệ thần kinh Chất xám gồm các nhân xám nằm trong nhân bán cầu

- Vỏ não chứa 14 – 17 tỉ nơron Các nơron sắp xếp thành 6 lớp:

Trang 17

b Chức năng: điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của toàn bộ cơ thể Chức năng

ngôn ngữ, tư duy và hoạt động trí tuệ

2 Sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ em

2.1 Sự thay đổi về cấu tạo hệ thần kinh theo lứa tuổi

a Tuỷ sống: Phát triển sớm hơn các bộ phận khác của hệ TK.

- Phôi được 3 tuần, ống TK được hình thành

- Trẻ sơ sinh, tuỷ sống nặng 2 – 6g, 5 tuổi: 18g, 14 – 15 tuổi: 24 – 30g; tuỷ sống chỉ cóđến đốt sống thắt lưng thứ 3, dài 14 – 16cm, bằng 1/3 tuỷ sống người lớn Đến 10 tuổi tuỷ sốngdài gấp 2 lần lúc mới sinh Chiều dài của tuỷ sống phát triển nhanh và thay đổi nhanh hơnchiều rộng VD: trẻ sơ sinh, tuỷ sống dài xấp xỉ 30% thân thể, sau 5 năm xấp xỉ 27% chiều dàithân thể

- Ở trẻ em sừng trước của tuỷ sống (đảm nhận chức năng vận động) phát triển hơn sừngsau (đảm nhận chức năng cảm giác)

- Các phản xạ của tuỷ sống được hình thành từ rất sớm

b Sự phát triển của não:

- Não được hình thành từ khi thai được 4 tuần, thai 6 tháng đã có đầy đủ các phần củanão

- Các phần khác nhau của não được hình thành và phát triển không đều trong thời kỳphát triển của thai

+ Nhân xám của hành tuỷ hình thành từ khi thai chưa đầy 3 tháng

+ Não trung gian, BCĐN hình thành khi thai 3 tuần

+ Đến tháng thứ 5, vỏ BCĐN xuất hiện những nếp nhăn đầu tiên

- Sau khi sinh, não trẻ em phát triển có một số đặc điểm nổi bật sau:

+ Khối lượng não tăng nhanh trong 9 năm đấu Trẻ sơ sinh, não nặng 370 – 390g Đếntháng thứ 6 tăng gấp đôi, đến 3 tuổi tăng gấp 3, đến 9 tuổi não nặng 1300g Ở lứa tuổi dậy thìkhối lượng não hầu như không thay đổi

Trang 18

Trọng lượng của não bộ theo tuổi của Gunđobim (đơn vị là g)

Sự tăng khối lượng của não không đều nói lên rằng thời kỳ tuổi thơ đóng vai trò quantrọng trong việc phát triển hoạt động TK

+ Số lượng nước trong hộp sọ giảm xuống

+ Ở trẻ sơ sinh, hình thái não về cơ bản giống người lớn nhưng cấu tạo và chức năngchưa phát triển hoàn chỉnh Não trẻ em có 100 tỉ nơro Vỏ não có 6 lớp nhưng TB TK vỏ nãochưa biệt hoá Đến 8 tuổi mới biệt hoá hoàn toàn như người lớn Sau 2 năm đầu, diện tích vỏnão tăng gấp 2,5 lần, chiều dày vỏ não cũng tăng thêm

+ Tiểu não phát triển muộn hơn, ở trẻ sơ sinh tiểu não phát triển còn kém Các rãnhchưa sâu, khối lượng còn nhỏ Khi 1 – 2 tuổi, tiểu não có khối lượng và trọng lượng giống nhưngười lớn, đáp ứng được chức năng làm chính xác các phản ứng vận động của trẻ, đặc biệt sựthăng bằng cho cơ thể

+ Não trung gian phát triển hoàn chỉnh ở 13 – 15 tuổi khi nhân của não trung gian pháttriển hoàn chỉnh vào thời kỷ trưởng thành sinh dục

- Sự hoàn thiện và phân hoá chức năng cấu trúc của nơron diễn ra không đồng đều ở cácphần khác nhau của vỏ não

2.2 Sự myêlin hóa các sợi thần kinh (các đường dẫn truyền của não bộ và tuỷ sống)

- Sự myêlin hóa là quá trình hình thành (trong não, tuỷ sống) những màng myêlin bọcquanh các sợi TK của các đường dẫn truyền

- Sự myêlin hóa các sợi thần kinh giúp cho việc dẫn truyền xung thần kinh được riêngbiệt trong các dây thần kinh nên hưng phấn đi đến vỏ não được chuẩn xác hơn và có định khulàm cho hoạt động của đứa trẻ được hoàn thiện hơn

- Trong qúa trình phát triển bào thai khi mới hình được hình thành sợi TK chưa có màngmyêlin, vào những tháng cuối của thai nhi quá trình myêlin hoá diễn ra rất mạnh

- Sự myêlin hoá diễn ra sớm nhất ở nhóm nơron vận động Ở những trẻ bị bệnh mãntính, suy yếu vận động thì sự myêlin hoá các sợi TK vận động bị chậm lại

- Sự myêlin hoá các sợi TK ở sừng trước của tuỷ sống tăng nhanh khi trẻ chập chữngtập đi

- Sự myêlin hoá các sợi TK ở trung khu ngôn ngữ về cơ bản kết thúc khi tiếng nói xuấthiện (1,5 – 2 tuổi)

- Sự myêlin hoá ở vỏ não, đặc biệt ở vùng trán được bắt đầu muộn sau 2 tháng, diễn rachậm chạp tuỳ theo mức độ phức tạp dần của hoạt động TK cấp cao

- Tốc độ dẫn truyễn hưng phấn tăng dần theo mức độ myêlin hoá các sợi TK (2 – 3 tuổi

Trang 19

giống như người lớn) Tốc độ phân tích hưng phấn cũng tăng theo tuổi và đến 10, 12 tuổi thìgiống như người lớn.

II SỰ HÌNH THÀNH PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Ở TRẺ EM

1.1 Phản xạ không điều kiện

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia

Nó tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của loài

- Phản xạ không điều kiện đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể với môi trường,nghĩa là trong bất kỳ thời gian nào cứ có tác động kích thích là có phản xạ không điều kiệntương ứng xảy ra

- Phản xạ không điều kiện là hoạt động của phần dưới hệ thần kinh

- Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý của bản năng ở động vật và ở người: bản năngdinh dưỡng, bản năng tự vệ, bản năng sinh dục…

1.2 Phản xạ có điều kiện

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo của cơ thể đối với tác động của ngoại giới, nóđược hình thành cùng với sự thành lập của đường dây liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não

- Cơ sở giải phẫu của phản xạ có điều kiện nằm trong vỏ não

- Phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích ứng với sự biến đổi của môi trường

Trang 20

2 3 Sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

Bẩm sinh, di truyền, đặc trưng cho loài Tự tạo trong đời sống cá thể, đặc trưng

cho cá thể

Liên quan đến một trường thụ cảm nhất định Không có vùng thụ cảm riêng biệt

Không cần sự tham gia của vỏ não Vỏ não phải hoạt động bình thường

3 Sự hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em

3.1 Sự hình thành phản xạ có điều kiện

a Thí nghiệm của I.Páplốp

Như vậy, trong việc thành lập phản xạ có điều kiện, “Đèn” là kích thích có điều kiện, báo hiệu trước sự xuất hiện của thức ăn nên gọi là “Tín hiệu” Còn “Thức ăn” củng cổ cho tác dụng cho tín hiệu nên gọi là “Tác nhân củng cố không điều kiện”.

Tính chất phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào tác nhân củng cố không điều kiện vì mộtloại tín hiệu có thể tạo ra được nhiều loại phản xạ có ĐK khác nhau, VD: kích thích ánh sángbáo hiệu sự xuất hiện kích thích điện tác động vào chân chó, tạo ra phản xạ có ĐK tự vệ - vậnđộng

b Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện

Theo Páplốp phản xạ có ĐK được hình thành trên cơ sở xuất hiện các đường liên hệ TKtạm thời giữa 2 nhóm tế bào TK thuộc các trung khu khác nhau trên vỏ não Đường liên hệ TKtạm thời là đường nối 2 điểm cùng hưng phấn dưới tác động của kích thích không ĐK và kíchthích có ĐK xảy ra cùng một lúc Đường liên hệ TK tạm thời giữa 2 trung khu hưng phấn cùngmột lúc trên vỏ não sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động theo một hướng nhất địnhnhư một khối thống nhất

Ngoài vỏ não, nhiều tổ chức dưới vỏ (tổ chức lưới, hồi hải mã, nhân hạnh nhân và cáctrung khu dưới vỏ khác) cũng tham gia vào quá trình hình thành phản xạ có ĐK

* Sơ đồ hình thành phản xạ có điều kiện theo Páplốp:

Thức ăn + Miệng Nước bọt

Đèn + Thức ăn Thức ăn

Trang 21

3.2 Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện

- Trước hết phải có phản xạ không điều kiện làm cơ sở

- Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc cùng với kích thích không điều kiện

- Cường độ kích thích không được quá mạnh

- Vỏ não phải khoẻ và hoạt động tương đối tự do

- Tuổi của não bộ phải thích hợp với tính chất của phản xạ có điều kiện Não bộ còn nonquá chưa thành lập được phản xạ có điều kiện Nếu não bộ già quá cũng khó thành lập phản xạ

có điều kiện

3.3 Sự hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em

- Trẻ sơ sinh có khả năng thiết lập phản xạ có ĐK từ rất sớm Chính thức ăn là tác nhân

có vai trò to lớn nhất, Vì vậy, sau khi sinh từ 20 – 30 phút, mẹ nên cho trẻ bú để hình thànhphản xạ có ĐK ngay

- Những phản xạ có điều kiện đầu tiên được thành lập vào ngày thứ 5, thứ 6 sau khi sinhtrên cơ sở phản xạ không điều kiện ăn uống: ví dụ tiết nước bọt khi nhìn thấy bầu sữa mẹ

- 15 ngày sau khi sinh trẻ có thể thành lập phản xạ có điều kiện về tư thế của thân

- Phản xạ có điều kiện với sự tham gia của tất cả các cơ quan phân tích chỉ có thể thànhlập ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên

- Khi trẻ 3 – 5 tuổi, phản xạ định hướng đóng vai trò quan trọng

- Ở trẻ 5- 6 tuổi, cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên Trẻ 6tuổi có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong thời gian 15 – 20 phút

- Đến 7 tuổi trẻ xuất hiện khả năng duy trì chương trình hành động và dự kiến được kếtquả của hành động Những năm tiếp theo hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ tiếp tục đượcphát triển và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng

III CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO

1 Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế

Trung tâm thị giác Trung tâm tiêu hóa

Thức ăn – LưỡiÁnh đèn – Mắt Tuyến nước bọt

Trang 22

- Hưng phấn là một quá trình thần kinh giúp hệ thần kinh thực hiện hoặc tăng độ mạnhcủa một phản xạ hay nhiều phản xạ.

- Ức chế là một quá trình thần kinh giúp cho hệ thần kinh kìm hãm hoặc làm mất đi mộtphản xạ hay một số phản xạ

- Hưng phấn và ứu chế là 2 mặt thống nhất của hoạt động TK, có tác động qua lại vàchuyển hóa cho nhau

- Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có thể diễn ra một cách nhanh chóng, độtngột, cũng có thể xảy ra một cách dần dầnqua một số giai đoạn hay pha:

 Pha san bằng: bắt đầu khi quá trình hưng phấn chuyển sang ức chế Đặc điểm là cáckích thích có cường độ khác nhau đều cho ta phản ứng giống nhau

 Pha trái ngược: tiếp theo của quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế Đặc điểm

là các kích thích có cường độ mạnh gần như hay hoàn toàn không gây ra phản ứng, còn cáckích thích có cường độ yếu hoặc trung bình lại cho ta phản ứng rõ rệt

 Pha cực kỳ trái ngược: đặc điểm là các kích thích dương tính sẽ tạo ra ức chế, cònkích thích âm tính lại cho phản ứng dương tính

 Pha ức chế hoàn toàn: đặc điểm là não không phản ứng với bất kỳ một kích thíchnào

Quy luật này có ý nghĩa bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh ở vỏ não và đối vớitoàn bộ cơ thể

2 Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ

- Cường độ của phản xạ có điều kiện tỷ lệ thuận với cường độ kích thích

- Quy luật này có tính tương đối không phải đều đúng trong mọi trường hợp, nếu kíchthích quá yếu hoặc quá mạnh thì kích thích càng tăng phản xạ sẽ càng giảm vì xuất hiện ức chếvượt giới hạn

3 Quy luật lan toả và tập trung

- Tại một điểm trên vỏ não đang hưng phấn hoặc ức chế thì hưng phấn và ức chế lan toả

ra xung quanh

- Tiếp theo sự lan toả của hưng phấn và ức chế là quá trình tập trung của hưng phấn và ứcchế, tức là hưng phấn và ức chế trở lại điểm ban đầu

Trang 23

- Sự lan toả và tập trung của hưng phấn và ức chế không chỉ theo chiều nằm ngang của vỏnão mà còn theo đường: vỏ não – dưới vỏ – vỏ não.

4 Quy luật cảm ứng qua lại

- Cảm ứng là khả năng xảy ra quá trình đối lập ở xung quanh mình (đồng thời), hoặc tiếpsau mình (nối tiếp) của các quá trình thần kinh cơ bản

- Có 2 loại cảm ứng: cảm ứng dương tính (ức chế gây nên hưng phấn) và cảm ứng âmtính (hưng phấn gây nên ức chế)

- Hiện tượng cảm ứng xảy ra do tác động của nhiều yếu tố, nhưng trước hết nó phụ thuộcvào trạng thái hoạt động của trung khu bị kích thích Nếu trạng thái hoạt động của trung khu bịkích thích mạnh, tập trung thì kích thích sẽ gây ra hiện tượng cảm ứng Còn nếu yếu hoặcmạnh quá mức sẽ gây ra hiện tượng lan toả Chính nhờ sự phát triển của hiện tượng cảm ứng

mà đảm bảo mối quan hệ chính xác nhất giữa cơ thể và môi trường

5 Quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não

- Hoạt động tổng hợp của vỏ não đã hợp nhất những kích thích hay những phản ứng riêng

lẻ thành một tổ hợp hoàn chỉnh, hay thành những hệ thống gọi là tính hệ thống trong hoạt độngcủa vỏ não

- Định hình động lực – biểu hiện quan trọng nhất của tính hệ thống trong hoạt động của

vỏ não là một hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định vàtheo khoảng cách thời gian nhất định Khi hệ thống này bền vững chỉ cần phản xạ này xảy ra làtoàn bộ những phản xạ tiếp theo sẽ xảy ra theo kiểu “dây chuyền”

- Động hình là cơ sở của những hành động tự động hóa

1.2 Phân loại: có 2 loại

- Tín hiệu thứ nhất: là những tín hiệu cụ thể, những sự vật hiện tượng cụ thể Ví dụ ánhsáng, màu sắc, âm thanh, nhiệt độ…

Trang 24

- Tín hiệu thứ hai: Là tín hiệu ngôn ngữ, phản ánh khái quát, gián tiếp các sự vật hiệntượng cụ thể gồm tiếng nói và chữ viết.

tư duy bằng tay)

3 Bản chất và đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai

- Ngôn ngữ là một kích thích có điều kiện đặc biệt chỉ có ở người

- Ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu

- Hệ thống tín hiệu thứ hai có đặc điểm nổi bật là khả năng trừu tượng hoá và khái quáthoá các sự vật hiện tượng

- Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của tư duy trừu tượng, tình cảm và các hoạtđộng tâm lí cấp cao khác ở người

4 Mối liên hệ giữa hai hệ thống tín hiệu

- Hai hệ thống tín hiệu có mối liên quan biện chứng chặt chẽ với nhau

- Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở cho hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống tín hiệu thứhai ra đời trên cơ sở hệ thống tín hiệu thứ nhất Nhờ có tín hiệu thứ nhất mà tiếng nói, chữ viếtngày càng phát triển Mặt khác hệ thống tín hiệu thứ hai làm cho con người hiểu rõ hơn hệthống tín hiệu thứ nhất

5 Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai ở trẻ em

- Vào tháng thứ 6, ở trẻ đã xuất hiện những phản xạ có ĐK với kích thích ngôn ngữnhưng kích thích này thường phải tác động phối hợp với những kích thích khác như hoàn cảnhxung quanh, nét mặt, nụ cười, giọng nói,…

Trang 25

- Khoảng tháng 7, 8, ở trẻ bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ giao tiếp trực tiếp dựa trên nhữngmối liên hệ giữa tên đối tượng và bản thân đối tượng rõ ràng.

- Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra ngắn, chậm chạp cho đến 1,5 tuổi Trong giaiđoạn này trẻ lĩnh hội được khoảng 30, 40 từ nhưng ít sử dụng

- Sau 1,5 tuổi cường độ phát triển từ ngữ tăng nhanh và sự bắt chước phát âm các từ ngheđược ở đa số trẻ em được hoàn thiện nhanh

- Đến 3 tuổi vốn từ của trẻ tăng lên từ 1000 -1500 từ Số lượng từ trong các chuỗi từ đượctăng lên Sự phát âm các từ của trẻ trở nên chính xác

- Khoảng 4 tuổi ngôn ngữ ở trẻ phong phú hơn bởi có nhiều các từ mới và số lượng cáckhái niệm được lĩnh hội cũng tăng lên, trẻ nói đúng ngữ pháp

- Từ 5-7 tuổi thì sự thành lập ngôn ngữ về cơ bản được kết thúc

V CÁC LOẠI THẦN KINH

1 Cơ sở khoa học của sự phân chia các loại thần kinh

1.1 Kiểu thần kinh chung cả người và động vật

Dựa vào thuộc tính của 2 quá trình hưng phấn và ức chế: sự mạnh-yếu; sự cân bằng haykhông cân bằng; sự linh hoạt hay không linh hoạt hay tính ỳ mà có các loại thần kinh cơ bảnsau:

+ Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt: Hưng phấn và ức chế đều mạnh, cânbằng và chuyển hoá cho nhau một cách linh hoạt

+ Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt: Cường độ hưng phấn và ức chếmạnh bằng nhau nhưng sự chuyển hoá giữa chúng không linh hoạt

+ Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng: Hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưngkhông cân bằng, hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt so với ức chế

+ Kiểu thần kinh yếu: Hưng phấn và ức chế đều yếu, ức chế thường chiếm ưu thế sovới hưng phấn

1.2 Kiểu thần kinh riêng ở con người

- Dựa vào hoạt động của hai hệ thống tín hiệu, dựa vào mức độ chiếm ưu thế của hệ thốngtín hiệu, chia hoạt động thần kinh của người làm 3 loại:

+ Kiểu “nghệ sĩ” hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế

Trang 26

+ Kiểu “trí thức” hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế.

+ Kiểu “trung gian” hai hệ thống tín hiệu tương đương nhau

+ Các phản xạ có điều kiện được hình thành bền vững

+ Trẻ em thuộc kiểu này có thể tạo được các ức chế phân biệt tinh vi Ngôn ngữ pháttriển tốt

1.3.2 Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế

Đặc điểm:

+ Hưng phấn mạnh, ức chế yếu Các phản xạ có điều kiện được hình thành dễ bị dập tắt,

ức chế phân biệt không bền vững

+ Trẻ thuộc kiểu này dễ bị xúc động, nóng nảy, hay cáu gắt, thường nói nhanh và héttrong khi nói

1.3.3 Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng, chậm.

Trang 27

2.1 Hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ dưới 3 tuổi

- 15 ngày sau khi sinh trẻ có thể thành lập phản xạ có điều kiện về tư thế của thân

- Ở tháng thứ 3, 4 đôi khi sớm hơn trẻ có thể thànhn lập được sự phân biệt Ở tháng thứ 5

có một số loại ức chế có điều kiện được hình thành

- Sự hình thành các phản xạ có điều kiện với sự tham gia của tất cả các cơ quan phân tích

có thể thực hiện ở trẻ 2 tháng tuổi trở lên

- Giai đoạn trước 3 tuổi là giai đoạn tối ưu cho sự hình thành ngôn ngữ của trẻ

2.2 Hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ từ 3-5 tuổi

- Đặc trưng ở lứa tuổi này là phản xạ định hướng

- Hệ thống tín hiệu thứ hai ngày càng có vai trò ưu thế ở trẻ 4-5 tuổi, phản xạ có điều kiệnkích thích ngôn ngữ và kích thích tự vệ được hình thành dễ dàng hơn so với củng cố bằng thúcăn

2.3 Hoạt động thần kinh cấp cao từ 5-7 tuổi

- Ở trẻ 5-6 tuổi cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên, đặc biệt ởtrẻ 6 tuổi ức chế trong ổn định hơn

- Trẻ 5-6 tuổi tư duy bằng từ ngày càng tăng Ngôn ngữ bên trong xuất hiện

- Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu sử dụng những khái niệm trừu tượng trẻ bắt đầu học, viết và đọcđược

- 7 tuổi xuất hiện khả năng duy trì chương trình hành động gồm một vài động tác và khảnăng dự kiến trước kết quả của hành động

VI GIẤC NGỦ

1 Bản chất sinh lý của giấc ngủ

- Cơ sở sinh lý của giấc ngủ là hiện tựơng khuyếch tán của một quá trình ức chế lantruyền trong toàn bộ vỏ não và các phần dưới vỏ não

- Giấc ngủ còn là kết quả của một phản xạ có điều kiện với tác nhân kích thích là thờigian và chế độ sống của động vật và người

2 Giấc ngủ của trẻ

- Trẻ sơ sinh ngủ 20h/ngày; trẻ 6 tháng tuổi ngủ 15h; 1 tuổi ngủ 13h; 7 tuổi ngủ 11h;

14-15 tuổi ngủ 9h; 17-19 tuổi ngủ 8h

Trang 28

- Cần đảm bảo chế độ ngủ hàng ngày của trẻ, ngủ đúng giờ, đảm bảo cho giấc ngủ của trẻhoàn toàn không bị đứt đoạn.

* Biện pháp:

- Xây dựng phản xạ có điều kiện của giấc ngủ

- Tạo môi trường yên tĩnh

- Không khí phòng ngủ thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông

- Giường chiếu sạch sẽ

- Tư thế nằm phải thoải mái

- Tránh những kích thích không cần thiết căng thẳng thần kinh, tránh ồn ào

VII VỆ SINH, BẢO VỆ HỆ THẦN KINH

Tổ chức sinh hoạt hàng ngày cho trẻ một cách hợp lý và khoa học trên cơ sở hiểu biết vàtính đến các đặc điểm lứa tuổi và hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ nhằm phát triển một cáchhài hoà, toàn diện trí lực và thể lực của trẻ

Câu hỏi thảo luận

1 Trình bày một số cách thức trong quá trình hình thành phản xạ có ĐK ở trẻ em

2 Các biện pháp chăm sóc bảo vệ giấc ngủ và hệ TK ở trẻ em

3 Từ cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện hãy giải thích cácđiều kiện thành lập phản

xạ có điều kiện Từ đó nêu các biện pháp hình thành thói quen cho học sinh

Câu hỏi ôn tập

1 Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

2.Trình bày những đặc điểm cơ bản trong sự phát triển hệ TK ở trẻ em

3 Phản xạ là gì? Có mấy loại phản xạ? Nêu những đặc điểm cơ bản xác định tính chấtcủa từng loại phản xạ

4 Nêu cơ chế và điều kiện hình thành phản xạ có ĐK theo quan niệm của Páplốp

5 Nêu những đặc điểm trong hoạt động phản xạ có ĐK ở trẻ em

6 Trình bày các quy luật hoạt động TK cấp cao Anh (chị) rút ra bài học lợi ích gì trong

GD tiểu học?

7 HTTH 1 và HTTH 2 là gì? Trình bày sự hình thành HTTH 2 ở trẻ em

8 Dựa vào những tiêu chuẩn nào của các quá trình hoạt động TK để phân chia các loạiTK? Phân tích đặc điểm của các loại TK ở trẻ em? Biện pháp giáo dục phù hợp với từng kiểu

Trang 29

thần kinh của học sinh.

9 Trình bày các biện pháp chăm sóc giấc ngủ và bảo vệ hệ TK của trẻ em

CHƯƠNG III CÁC GIÁC QUAN

7 tiết (3, 4)

Trang 30

A Mục tiêu.

1 Kiến thức

- Nêu được cấu tạo và hoạt động của các cơ quan phân tích

- Phân tích các đặc điểm của các cơ quan phân tích của trẻ em

Thuyết trình, vấn đáp, xêmina, hướng dẫn tự học

C, Tài liệu tham khảo.

1 Giải phẫu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em, Trần Trọng Thủy, Trần Duy, Nxb Giáodục, 1998

2.Giải phẫu sinh lý trẻ em, Trịnh Bích Ngọc, Trần Hồng Tâm, Nxb Giáo dục, 1997

3 Giải phẫu sinh lý, Tạ Thúy Lan (cb), Nxb ĐHSP

4 Sinh lý học thần kinh (tập 1), (2002), Tạ Thúy Lan NXBĐHSP.

D Nội dung bài giảng

I CƠ QUAN NHẬN CẢM VÀ CƠ QUAN PHÂN TÍCH

1 Cơ quan nhận cảm (cơ quan thụ cảm)

- Cơ quan nhận cảm là bộ phận tiếp nhận và chuyển hóa các tác động của kích thích lên

cơ thể

- Mỗi loại cơ quan nhận cảm có khả năng tiếp nhận một chủng loại kích thích nhất định

2 Cơ quan phân tích

- Khi có một vật kích thích tác động vào cơ quan nhận cảm, nó gây ra một luồng xungđộng thần kinh Luồng xung động thần kinh đó được dẫn truyền theo các dây thần kinh hướng

Trang 31

tâm đến các trung khu tương ứng trên vỏ não Tại đây diễn ra quá trình phân tích đặc biệt mà tacảm nhận được vật kích thích một cách chính xác: hình dạng, màu sắc, tính chất bề mặt tiếpxúc

- Mỗi cơ quan phân tích đều có 3 bộ phận:

+ Bộ phận ngoại biên (cơ quan nhận cảm) có chức năng tiếp nhận các dạng kích thíchkhác nhau để biến thành các xung thần kinh

+ Bộ phận dẫn truyền: các đường dây thần kinh hướng tâm truyền xung động thần kinh

từ bộ máy nhận cảm về hệ thần kinh trung ương

+ Bộ phận trung ương: là phần vỏ não tương ứng của mỗi cơ quan phân tích

II ĐẶC ĐIỂM CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CỦA TRẺ

A Cơ quan phân tích thị giác

1 Cấu tạo của cơ quan thị giác

- Bộ phận nhận cảm: cơ quan thụ cảm thị giác (cầu mắt)

- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh thị giác

- Bộ phận trung ương: vùng thị giác trên vỏ não

Mắt có cấu tạo rất phức tạp Mắt được xương sọ bảo vệ Mắt có hình cầu, cầu mắt nằmtrong hố mắt và được cấu tạo từ 3 lớp màng

+ Màng cứng (củng mạc): ở ngoài cùng, dày Phía trứơc của màng cứng trở nên trongsuốt, lồi ra và tạo thành giác mạc (lòng trắng)

+ Phía trong màng cứng có một lớp màng gọi là màng mạch, có nhiều mạch máu và sắctố

 Phần trước của màng mạch tạo thành mống mắt (lòng đen)

 Giữa lòng đen có một lỗ nhỏ gọi là đồng tử (con ngươi) để cho ánh sáng đi vào trongcầu mắt

 Phía sau mống mắt có một thể trong suốt giống như một thấu kính lồi 2 mặt đượcgọi là thể thuỷ tinh

 Khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt được gọi là phòng trước của mắt

 Khoảng trống giữa thể thuỷ tinh và mống mắt được gọi là phòng sau của mắt

Trang 32

 Trong lòng mắt chứa đầy một chất như keo, trong suốt gọi là thể pha lê.

+ Màng trong cùng của mắt là màng võng (võng mạc) có cấu tạo phức tạp gồm những

tế bào thần kinh: tế bào hình que và tế bào nón là các tế bào thụ cảm ánh sáng Màng võng làkhởi điểm của dây thần kinh thị giác và gồm các cơ quan thu nhận kích thích ánh sáng

+ Phía sau màng võng có hai cấu tạo đặc biệt:

 Chỗ vào dây thần kinh thị giác là một điểm màu nhạt, có đường kính khoảng1,8mm, không có tế bào cảm quang gọi là điểm mù

 Cách điểm mù khoảng 4mm về phía trung tâm của mắt có một vùng nhìn rõ nhấtđược gọi là điểm vàng, có rất nhiều tế bào hình nón Tại phần trung tâm điểm vàng có mộtđiểm lõm xuống gọi là hốc trung tâm (hố giữa) chứa toàn tế bào hình nón

Các phần phụ của mắt:

- Lông mày: để cản mồ hôi từ trên trán xuống mắt

- Mi mắt và lông mi: để che chở và bảo vệ mắt

- Tuyến lệ để tiết nước mắt làm ướt màng giác, rửa sạch bụi, diệt vi khuẩn khi vào mắt

- Cơ vận động mắt giúp cho mắt cử động

2 Chức năng của cơ quan phân tích thị giác

2.1 Sự điều tiết của mắt

- Muốn nhìn rõ một vật thì các tia sáng xuất phát từ vật đó cần phải tụ lại trên màng võng

Sự thay đổi khúc xạ của mắt để nhận rõ ảnh của các vật ở những khoảng cách khác nhau gọi là

sự điều tiết của mắt Mắt có thể điều tiết bằng cách thay đổi độ cong của thủy tinh thể (vật ởgần thì thủy tinh thể lồi ra, khi vật ở xa thì dẹt lại)

- Khả năng điều tiết của mắt có giới hạn Giới hạn của khả năng điều tiết được xác địnhqua khả năng nhìn rõ nét các vật ở gần và ở xa nhất

+ Điểm gần nhất là khoảng cách nhỏ nhất khi mắt còn có khả năng điều tiết cực đại đểnhìn vật rõ nét

+ Điểm xa nhất là khoảng cách cực đại khi hình ảnh của vật trên võng mạc còn rõ néttrong trường hợp các cơ điều tiết không hoạt động

Khả năng này của mắt thay đổi theo lứa tuổi: cận điểm của trẻ 10 tuổi là 7cm; 20 tuổi là20cm; 30 tuổi là 17 cm; 60 tuổi là 1m; 70 tuổi là 4m; đến 75 tuổi hầu như mắt mất khả năngđiều tiết

Trang 33

- Nếu mắt luôn phải điều tiết thì sẽ mệt mỏi và tình trạng này kéo dài dẫn đến cận thị hoặcviễn thị.

- Mức độ biến đổi khúc xạ của mắt khi chuyển từ trạng thái bình thường của cơ mi sangtrạng thái co hết mức gọi là lực điều tiết Đơn vị để đo lực điều tiết là điôp (độ) Độ khúc xạcủa thấu kinh với khoảng cách tiêu cự là 1m thì gọi là 1 đơn vị điôp Khoảng cách tiêu cự càngnhỏ thì độ khúc xạ càng lớn

- Lực điều tiết của mắt thay đổi tùy thuộc vào trạng thái chức năng của cơ thể Khi cơ thểmệt mỏi lực điều tiết sẽ giảm xuống

2.2 Sự thu nhận hình ảnh

- Mắt là một hệ thống quang học có khả năng hội tụ và khúc xạ ánh sáng Nó khúc xạ cáctia sáng đi qua nó và lại hội tụ các tia đó vào một điểm

- Khi ta nhìn một vật, các tia sáng từ vật đến mắt qua môi trường chiết quang sẽ khúc xạ

và hội tụ trên võng mạc tạo nên trên võng mạc một ảnh của vật nhỏ hơn và ngược chiều vớivật Sau đó nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não, kết hợp với các giác quan khác và sự tích lũykinh nghiệm sống mà ta nhận được một hình ảnh vật xuôi chiều, có khoảng cách và chuyểnđộng

2.3 Cơ chế thu nhận ánh sáng và màu sắc

a Cơ chế cảm thụ kích thích ánh sáng:

+ Ở trên màng võng có các tế bào que và tế bào nón Ở người có 130 triệu tế bào que và

7 triệu tế bào nón Các tế bào này phân bố không đều trên võng mạc, tế bào que thường ở xungquanh võng mạc; tế bào nón ở trung tâm, điểm vàng; tại điểm mù không có tế bào que và tếbào nón

+ Tế bào que và tế bào nón đều là các tế bào nhận cảm ánh sáng Khi các tế bào nàyhưng phấn thì gây ra cảm giác thị giác Tế bào nón phụ trách việc nhìn ban ngày và màu sắc; tếbào que phụ trách việc nhìn ban đêm

+ Trong tế bào que có chứa chất nhạy sáng rôđôpxin (gồm các sắc tố rêtinen và chấtprôtêin gọi là ôpxin) Khi có ánh sáng tác động lên tế bào que thì xảy ra phản ứng: Rôđôpxin -

> ôpxin + rêtinen Khi rêtinen tách khỏi ôpxin xuất hiện hưng phấn gây cảm giác thị giác

+ Trong bóng tối, rôđôpxin được tổng hợp từ ôpxin và rêtinen Rêtinen được tổng hợp

từ vitamin A qua nhiều giai đoạn

Trang 34

Sơ đồ phản ứng quang hoá dưới tác động của ánh sáng

b Cơ chế nhìn màu

+ Mắt người có thể nhìn được bảy màu trong quang phổ mặt trời và các màu trung giangiữa chúng

+ Yếu tố thu nhận màu sắc ở võng mạc là tế bào nón

+ Theo Hemhôn, trên võng mạc có ba loại tế bào nón có khả năng thu nhận màu sắckhác nhau Trong tế bào nón có chứa một chất hóa học đặc biệt, chất này sẽ tan ra dưới ảnhhưởng của màu sắc khác nhau

 Loại 1 có chất tan ra dưới ảnh hưởng của màu đỏ

 Loại 2 có chất tan ra dưới ảnh hưởng của màu xanh lá cây

 Loại 3 có chất tan ra dưới ảnh hưởng của màu xanhda trời

Khi các chất này tan ra sẽ tác động lên đầu mút của dây thần kinh thị giác và gây hưngphấn Hưng phấn được truyền về vỏ não và gây cảm giác về màu tương ứng

+ Nếu trong mắt người thiếu một loại TB nón nào đó sẽ bị mù một màu nào đó Trongcác vạch mù màu thì mù màu đỏ (bệnh Đanton) là phổ biến nhất – không phân biệt được màu

đỏ và xanh lá cây

c Khả năng khúc xạ bình thường và không bình thường của mắt

- Khả năng khúc xạ: Là tính chất quang học của mắt khi không có những thay đổi điều

tiết Mắt người không thể đồng thời nhìn rõ nét 2 vật thể ở cách xa như nhau trong cùng mộtthời điểm

- Khi các cơ điều tiết không hoạt động thì tiêu cự của hệ thống quang học của mắt đốivới các tia sáng từ xa sẽ trùng với lớp bên ngoài của võng mạc Mắt như vậy gọi là bìnhthường

- Cận thị: Là hiện tượng các tia sáng sau khi khúc xạ tụ tập lại tại tụ điểm nằm phía

Rodopxin

Vitamin ATrong bóng tối

Retinen + OpxinNgoài ánh sáng

Ngày đăng: 06/06/2014, 20:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ phản ứng quang hoá dưới tác động của ánh sáng - ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC
Sơ đồ ph ản ứng quang hoá dưới tác động của ánh sáng (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w