Những hạn chế của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 6 pot (Trang 25 - 27)

Phần trước chúng ta đã trao đổi về việc giảm các chi phí giao dịch đối với doanh nghiệp. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về các hạn chế của doanh nghiệp. Những hạn chế đó xuất phát từ nhà quản lý, về quy mô hiệu quả tối thiểu, về

số lượng quan sát cũng như số lượng nhà cung cấp.

Hạn chế từ nhà quản lý

Để trực tiếp và điều phối hoạt động theo một quy trình đã biết trước ở doanh nghiệp, một nhà quản lý phải rất hiểu làm thế nào để ghép được các mảnh sản xuất rời rạc lại với nhau. Khi một doanh nghiệp ngày càng có nhiều hoạt động, nhà quản lý bắt đầu mất đi sự hiểu biết chi tiết như trước, thay vào đó là những quyết định quản lý tổng quát hơn nhưng lại để chữa những vấn đề nghiêm trọng. Khoảng cách

về thông tin giữa người quản lý và người lao động tăng lên, những người thực

hiện các quyết định sẽ ngày càng xa hơn. Một đặc điểm nữa là rào cản về hiểu biết

của nhà quản lý. Rào cản này là sự hạn chế về thông tin mà một nhà quản lý có thể

lĩnh hội được về các hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đưa thêm các chức năng mới vào, việc phối hợp và trao đổi thông tin trở nên khó khăn hơn. Doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải tình trạng phi kinh tế khi quá mở rộng sản xuất mà không kiểm soát được hoạt động. Chính vì thế, ở những công ty lớn, các doanh nghiệp sẽ gộp các chức năng lại với nhau để tránh tình trạng chồng chéo và quản lý hiệu quả hơn.

Hiệu suất quy mô tối thiểu

Hiệu suất quy mô tối thiểu là mức đầu ra tối thiểu mà tại đó lợi thế kinh tế theo quy mô được phát huy đầy đủ nhất.

Ví dụ: Giả sử hiệu suất quy mô tối thiểu trong sản xuất máy tính cá nhân đạt được khi đầu ra đạt mức 1 triệu chiếc/năm, như thể hiện ởđường chi phí bình quân dài hạn trong đồ thị 6.10a. Giả sử sản lượng này không phải là lượng mà doanh nghiệp cần sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận. Vì chip là phần quan trọng nhất trong máy tính cá nhân, vậy nhà sản xuất máy tính nên sản xuất bao nhiêu chip? Điều gì xảy ra nếu hiệu suất quy mô tối thiểu trong sản xuất chip không đạt được cho tới khi sản lượng chip phải đạt tới 5 triệu chip/năm. Một nhà sản xuất PC đòi hỏi chỉ cần sản xuất một chip cho một máy PC. Do đó chỉ cần 20% số lượng chip trên đểđạt hiệu suất quy mô tối thiểu. Như ở trong đồ thị 6.10b nếu chỉ có 1 triệu chip được sản xuất, chi phí cho một con chip sẽ cao hơn nếu sản xuất đúng một triệu chip cho 1 triệu máy tính. Đó chính là rào cản với hiệu suất quy mô tối thiểu. Ngược lại, nếu

doanh nghiệp mua chip của một doanh nghiệp chuyên sản xuất chip có hiệu suất quy mô tối thiểu lớn hơn rất nhiều sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất xuống. Như vậy, một nguyên tắc chung về cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp là: Nếu các yếu tố khác không đổi, một đoanh nghiệp có thể mua một đầu vào nếu giá thị trường của đầu vào đó thấp hơn nó tự sản xuất ra mặt hàng đầu vào đó.

Hình 6.10. Hiệu suất quy mô tối thiểu trong trường hợp chất lượng được kiểm soát dễ dàng

Nếu một đầu vào, kèm theo chất lượng của đầu vào này, có thể xác định dễ dàng

ở thời điểm mua, thì đầu vào đó dễđược mua trên thị trường hơn là tự sản xuất ra, khi các điều kiện khác không đổi.

Ngược lại, chất lượng của một đầu vào tất yếu chỉ được xác định khi chúng

được sản xuất. Doanh nghiệp thường sẽ không thể biết được đầu vào đó là tốt hay xấu trừ khi chúng đã thành sản phẩm và bán trên thị trường.

Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất máy tính không thể biết được Chip có tốt hay không trừ phi họ phải lắp vào máy tính, bán cho khách hàng và chờ thông tin phản hồi lại từ

họ. Đây chính là một trong những khó khăn doanh nghiệp vấp phải. Nếu hàng hóa đó là tốt và dễ nhận thấy doanh nghiệp sẽ yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp

doanh nghiệp không biết rõ, thì điều đó rất nguy hiểm. Doanh nghiệp có thể

khắc phục điều này nếu tự sản xuất hàng hóa vì như vậy có thể kiểm soát được chất lượng. Bù lại, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư hàng tỉđô la để phát triển, và sẽ

nâng giá lên, thậm chí vấp phải khó khăn về hiệu suất quy mô tối thiểu đã nói ở

trên. Tóm lại, đây chính là một trong những khó khăn đáng kể mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi lựa chọn các hàng hóa đầu vào.

Như vậy, ta đã khảo sát các khó khăn của doanh nghiệp trong việc mua và sử

dụng các yếu tố đầu vào. Đó là khó khăn về chất lượng đầu vào hay phụ thuộc (a)

(b)

vào khả năng dễ nhận thấy chất lượng của các sản phẩm đầu vào. Đó là khó khăn về quản lý, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn cũng như khoảng cách giữa nhà quản lý và người lao động khi mở rộng sản xuất. Thứ ba là khó khăn về quy mô sản xuất, đặc biệt là với hiệu suất quy mô tối thiểu để sản xuất đầu vào. Tất cả những điều đó đều là rào cản đối với doanh nghiệp. Những rào cản

đó nhìn chung thuộc về các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

Số lượng nhà cung cấp: Rào cản cuối cùng khá quan trọng là số lượng nhà cung

cấp. Nếu thị trường có nhiều nhà cung cấp đầu vào dồi dào thì sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định. Tuy nhiên, nếu gặp phải thị trường đầu vào thường xuyên không ổn định về số lượng các nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng không ổn định về lượng cung hàng hóa, đồng thời chi phí sẽ cao hơn so với bình thường. Do đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thị trường trước khi hoạt

động và mua các hàng hóa đầu vào để tránh vướng quá sâu vào rào cản này.

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô- Bài 6 pot (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)