LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinhtế của đất nước. Về kinh tế, DNVVN góp phần quan trọng tạo động lực tăng tưởng cho nền kinh tế. Với sự có mặt của các doanh nghiệp này, môi trường kinh doanh ngày càng được phát triển theo hướng khuyến khích hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn, tạo ra sức ép cạnh tranh đối với tất cả các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, DNVVN là động lực phát triển tinh thần kinh doanh, sự sáng tạo của các cá nhân cũng như tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động. Cũng như nhiều quốc gia khác, tầm quan trọng của khu vực DNVVN ở Việt Nam ngày càng được chútrọng nhiều hơn. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 500 nghìn DNVVN, chiếm97.5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Hàng năm, các DNVVN đóng gópkhoảng 40% GDP và thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước. Để thúc đẩy DNVVN phát triển đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải trong đó có khó khăn về vốn sản xuất, kinh doanh và đổi mới công nghệ. Thực tế cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNVVN còn rất hạn chế vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau cả từ phía các NHTM lẫn các doanh nghiệp. Vì vậy, để hỗ trợ vốn cho các DNVVN có điều kiện phát triển thì cần sự quan tâm đúng mực từ phía NHTM. Dịch vụ ngân hàng cho vayDNVVN tại Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi khi mà nhu cầu vay vốn và số lượng các DNVVN ngày một gia tăng khiến đối tượng khách hàng này trở thành một phân khúc thị trường quan trọng và không thể bỏ qua. Tuy đông về số lượng nhưng các DNVVN vẫn còn rất yếu kém về thực lực tài chính, quy mô vốn nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp.Trên thực tế, hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các khách hàng DNVVNcòn nhiều hạn chế. Một cuộc điều tra gần đây của Tổng cục phát triển doanhnghiệp, Bộ kế hoạch và đầu tư cho thấy, chỉ có trên 32% sốDNVVN có khả năngtiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, trong khi đó có hơn 35% số doanh nghiệp khó tiếp cận và trên 32% số doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Tỷ lệ hồ sơ vay vốn DNVVN được ngân hàng chấp nhận cho vaychỉ vào khoảng 30 – 40%. Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong cả nước; đặc biệt sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các DNVVN luôn trong tình trạng thiếu vốn. Giai đoạn phong tỏa đã có ảnh hưởng nhất định đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 50% số doanh nghiệp nhỏ và hơn 40% doanh nghiệp vừa phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cho thấy có tới 90% các doanh nghiệp nhỏ thiếu tài sản đảm bảo nên khi rơi vào khó khăn lại càng khó tiếp cận nguồn vốn. Phát triển dịch vụ cho vay đối với DNVVN có vai trò thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với ngân hàng thương mại, cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM. Cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất. Nâng cao hiệu quả cho vay các DNVVN là một tất yếu trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nó góp phần nâng cao khả năng kinh doanh của ngân hàng, mở rộng thị phần, tăng nhanh tốc độ hoạt động của ngân hàng nhằm đem lại cho ngân hàng lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. VietinBank là ngân hàng có đối tượng khách hàng phong phú, quy mô vốn lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhận thức được tiềm năng và sự phát triển của dịch vụ cho vay đối với DNVVN, VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long nhận thấy việc cung cấp vốn cho cho đối tượng khách hàng này là thị trường có tiềm năng lớn. Song trong giai đoạn hiện nay nhất là trong quá trình tốc độ lạm phát tăng nhanh thì hoạt động cho vay DNVVN vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Do vậy, việc phát triểndịch vụ cho vay, đặc biệt là dich vụ cho vay DNVVN của VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long hết sức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: ‘‘Phát triển dịch vụ cho vay khách hàng DNVVN tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ cho vay khách hàng DNVVNtại ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, đề tài đề xuất một số giải pháp giúp chi nhánh phát triển dịch vụ cho vay khách hàng DNVVN cho giai đoạn tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Tổng quan, nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ cho vay của các NHTM đối với khách hàng DNVVN như: tổng quan về cho vay DNVVN ; khái niệm, nội hàm và tiêu chí đánh giá phát triển cho vay DNVVN , các yếu tố ảnh hưởng tới cho vay DNVVN ... Thứ hai: Phân tích được thực trạng phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng DNVVN trong thời gian qua và đánh giákết quả,hạn chếvà nguyên nhân của hạn chế trong phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng DNVVN; phân tích được các yếu tố tác động tới phát triển dịch vụ cho vay, chỉ ra những khác biệt trong phát triển dịch vụ cho vay trong bối cảnh nền kinh tế trong đại dịch Covid 19. Thứ ba: Đề xuất được các giải pháp phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng DNVVN tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -Chi nhánh Nam Thăng Long. 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp như: thống kê, tổng hợp và so sánh…nhằm làm rõ một số cơ sở lý luận và thực trạng về phát triển dịch vụ cho vay DNVVN, tiến hành thu thập tài liệu từ các nguồn như báo, đề tài nghiên cứu có tính tương đồng; qua phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân loại để tìm ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân để đưa ra được những giải pháp phù hợp, kết luận cho đề tài. Đồng thời phân tích số liệu trong dịch vụ cho vay khách hàng DNVVN qua từng năm, đánh giá biến động trong diễn biến của tình hình kinh tế xã hội. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu - Thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn:Số liệu về các vấn đề kinh tế, xã hội trên cả nước nói chung được công bố trên các nghiên cứu, báo cáo, tạp chí, Internet để trích dẫn, phân tích.Trên cơ sở nguồn số liệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long về dịch vu cho vay nói chung và cho vay DNVVN nói riêng từ 2017 – 2021, tác giả phân tích, so sánh. - Phương pháp xử lý số liệu: Luận văn sử dụng các phương pháp và kỹ thuật thống kê: phân tích và đánh giá, sử dụng bảng dữ liệu, các biểu mẫu trong nghiên cứu để xử lý, phân tích và đánh giá các dữ liệu thu được. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng DNVVN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi không gian: Phát triển dịch vụ cho vay khách hàng DNVVN tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long, +Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay Khách hàng DNVVN tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021, giải pháp đến năm 2030. + Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ sự phát triển dịch vụ cho vay khách hàng DNVVN tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long 5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan Trên thế giới, việc nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng các nghiệp vụ ngân hàng trong đó có hoạt động dịch vụ cho vay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể kế đến công trình “A reliable and valid measurement scale for the perceived service quality of banks, International” của Bahia, K., Jacques Nantel(2000); hay “An Empirical Study of Service Quality Perspectives in Public and private Banks” Spathis, Petridou, Glaveli (2002),“The Importance of Service Quality in Bank Selection for Mortgage Loans” của Lymperopoulos C. Chaniotakis I. E., & Soureli M(2006)… Các công trình đã tập trung nghiên cứu về quan điểm, thang đo, tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ của ngân hàng; nêu lên tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đối với việc lựa chọn các ngân hàng của các khách hàng. Đặc biệt nghiên cứu về cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kể đến công trình “Bank Financing for SMEs around the World: Drivers, Obstacles, Business Models, and Lending Practices” của tác giả Horsten Beck, Asli Demirgüç-Kunt, Maria Soledad Martinez Peria (2017), công trình đã có những phân tích, đánh giá về những động lực, trở ngại, mô hình kinh doanh và thực tiễn cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp thế giới. Đây là một tài liệu hữu ích được Ngân hàng thế giới nghiên cứu chính sách đáng để các ngân hàng ở các quốc gia tham khảo để có áp dụng vào thực tiễn ngân hàng mình. Dịch vụ cho vay khách hàng DNVVN là một trong những nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng thương mại cổ phẩn, là hoạt động mang lại nguồn doanh thu lớn hàng năm cho các ngân hàng. Chính vì vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây, hoạt động này cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng nói chung và dịch vụ cho vay đối với DNVVN nói riêng cũng như nghiên cứu về năng lực của các DNVVN, có thể khái quát lại như sau: (1) Nhóm đề tài về quản lý hoạt động cho vay của NHTM Các đề tài thuộc nhóm này tập trung nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với từng loại khách hàng khác nhau: doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân… hoặc theo mục đích cho vay dưới dạng các luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp. Điển hình có công trình Luận văn thạc sỹ “Quản lý cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Mỹ Đình” của tác giả Từ Diệu Hương (2016), luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với DNVVN bao gồm quan niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung quản lý và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với cho vay DNVVN. Luận văn cũng đã đánh giá thực trạng quản lý cho vay DNVVN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Mỹ Đình theo chu trình quản lý từ kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm soát cho vay DNVVN tại Chi nhánh, qua đó tác giả đã kiến nghĩ các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay DNVVN tại Chi nhánh trong các khâu của quản lý hoạt động cho vay. Hay luận văn thạc sỹ “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam” đã làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của NHTM về khái niệm, đặc điểm cho vay của NHTM, khái niệm, đặc điểm, hình thức và vai trò hoạt động của khách hàng cá nhân. Đặc biệt đề tài đã làm rõ lý luận về quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trên các nội dung: khái niệm, chức năng, nội dung và các nhân ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân; tổ chức thực hiện hoạt động cho vay khách hàng cá nhân; giám sát và điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, luận văn đã đưa ra 05 giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhận tại NHTMCP chi nhánh Hà Nam. Như vậy, các tác giả trên chủ yếu đã quan tâm nghiên vấn đề cho vay dưới góc độ quản lý của Chính phủ, ngân hàng nhà nước, của nhà quản trị ngân hàng… đối với việc cho vay của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. (2) Nhóm đề tài về giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay của NHTM Trong nhóm này, các đề tài rất đa dạng, bởi lẽ dịch vụ cho vay của NHTM có rất nhiều đối tượng khách hàng và loại hình cho vay (cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). Thông thường các đề tài nghiên cứu thực trạng dịch vụ cho vay tại một ngân hàng cụ thể từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay. Có thể kể đến rất nhiều đề tài thuộc nhóm này dưới dạng các luận án, luận văn và khóa luận tốt nghiệp. Điển hình là luận án tiến sĩ “Nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Cửa Lò” củaĐào Văn Khoa (2014), Trường Đại học Nha Trang.Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Cửa Lò cả về định tính và định lượng, từ đó tác giả đã rút ra những vấn đề còn tồn tại, phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Tuy nhiên, tác giả tập trung nghiên cứu quá sâu vào việc sử dụng nguồn vốn tín dụng đúng mục đích tại doanh nghiệp nên chủ yếu các biện pháp đưa ra cũng đứng trên góc độ doanh nghiệp. Luận văn thạc sỹ “Quản lý chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hán tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm” của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (2016) hay Luận văn thạc sỹ “Quản lý chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nam” của Lương Xuân Huy (2019)… đã nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng cho vay của NHTM đối với loại hình cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn. Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu đi sâu một khía cạnh của hoạt động cho vay để nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tại NHTM như thẩm định năng lực tài chính của khách hành vay vốn. Điển hình là Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính DNVVN trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”của Nguyễn Thế Anh (2018) đưa ra phân tích cụ thể tại MB, góp phần giảm thiểu rủi rõ trong hoạt động cho vay và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của phân khúc doanh nghiệp này tại MB. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu cần kể đến những đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ cho vay của ngân hàng. Các công trình này thường ở dạng các bài báo, tạp chí, điển hình như “Hỗ trợ DNVVN Việt Nam tiếp cận vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh” của NCS. Lê Thiết Lĩnh -Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ DNVVN trong giai đoạn Covid 19; Báo cáo Đánh giá tác động của Covid-19 đến nền Kinh tế và các khuyến nghị chính sách” - Đại học Kinh tế quốc dân (2020), “Đại dịch COVID-19, hệ lụy và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” của Nguyễn Bích Lâm (2020), “Giải pháp tiếp cận vốn cho DNVVN giai đoạn “hậu” dịch Covid-19” của Đinh Thị Hải Phong, Bùi Thị Hà Linh - Học viện Tài chính; Nguyễn Thu Thủy - Đại học Thương Mại (2020), “Tác động của Covid 19 đối với doanh nghiệp tại Việt Nam” WorldBank… đề cập giải pháp, khuyến nghị chính sách cho vay DNVVN tại các NH. Tóm lại cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ cho vay đối với DNVVN dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Các công trình nêu đó đã nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàngDNVVN, chỉ ra cơ sở lý luận của hoạt động cho vay, phân tích năng lực của các doanh nghiệp, phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng DNVVN tại đơn vị ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề phát triển dịch vụ cho vay DNVVN tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long. Thêm vào đó, mặc dù các nghiên cứu có giá trị và ý nghĩa thiết thực thực trong vấn đề chất lượng cho vay của các NHTM nhưng do điều kiện kinh tế luôn thay đổi, đặt các nghiên cứu trên trong bối cảnh hiện tại sẽ không tránh khỏi một số hạn chế. Sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu trên, luận văn đã kế thừa được những nội dung quan trọng sau: - Về mặt lý luận, tổng hợp, hệ thống hóa về mặt lý thuyết các vấn đề về cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng hiện nay. - Về mặt thực tiễn, đánh giá thực trạng và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại. Vận dụng và kế thừa các kết quả đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này để phân tích cụ thể về phát triển dịch vụ cho vay DNVVN tại NHTMCPCông thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long, đặc biệt trong giai đoạn trước và sau Covid 19, thực hiện với những số liệu mới được thu thập về phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa và thực trạng ứng dụng các giải pháp mới tại ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, để đưa ra đề xuất những giải pháp mới để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ cho vay khách hàng DNVVN. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng DNVVN tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -Chi nhánh Nam Thăng Long. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng DNVVN tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVNlà doanh nghiệp có quy mô được giới hạn bởi các tiêu thức lao động, vốn hoặc giá trị tài sản hoặc doanh thu theo quy định của mỗi quốc gia Việc sử dụng các tiêu thức để nhận diện các DNVVN ở các quốc gia cũng có một số điểm khác biệt, thể hiện ở số lượng các tiêu thức và việc lượng hóa các tiêu thức ở mỗi nước, do đó khái niệm DNVVN là mang tính tương đối thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vào đặc điểm phát triển của mỗi ngành nghề.
Theo quan niệm của Ngân hàng thế giới thìDNVVNlà những doanh nghiệp có vốn, số lao động và doanh thu nhỏ, căn cứ vào đó để có thể chia DNVVN thành ba loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nhiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Bảng 1 1: Tiêu chí phân loại DNVVN theo Ngân hàng thế giới
Quy mô công ty Nhân viên Tài sản Doanh thu
Doanh nghiệp siêu nhỏ >10 người >10.000 USD > 10.000 USD
Nguồn: Tổng hợp từ Word Bank, African Development Bank, Asian
Development Bank, UNDP Ở các nước khác nhau thì việc đo lường xác định DNVVN cũng khác nhau do điều kiện và trình độ phát triển ở các nước là khác nhau Tuy nhiên việc xác định doanh nghiệp ở các nước đều sử dụng tiêu thức có định lượng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước trong thời kỳ phát triển, chính vì vậy khái niệm DNVVN thường được ít thay đổi và được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 1 2: Tiêu chí xác định DNVVN ở một nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
Nguồn: Tổng hợp từ United States Small Business Administration, 2011,"Size Standards". Industry Canada, August 2013,"Key Small Business Statistics" OECD, 2006,“The SME Financing Gap”, Vol.I New Zealand Economic Development Administration, 2011,
“SMEs in New Zealand: Structure and Dynamics” OECD, 2015, “Financing SMEs and
Entrepreneurs 2015 An OECD Scoreboard: An OECD Scoreboard”
Trước khi tìm hiểu khái niệm DNVVN, ta cần tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp nói chung Theo khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2015 ngày 26/11/2014
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.Ở Việt Nam,hiện nay chưa thấy điều luật nào định nghĩa về DNVVN rõ ràng cụ thể.Quy định hiện hành không còn đưa ra định nghĩa về DNVVN, chỉ còn cách xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa Theo quy định tại điều 3, Nghị định 59/2009/NĐ-CP thì DNVVN được định nghĩa như sau: “DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được chia thành
3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, và vừa dựa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm”[3] Ngày 26/8/2021, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 80/2021/
NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó Điều 5 quy định các tiêu chí xác định DNVVN như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ [5]
Nói chung, DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có quy mô giới hạn theo các tiêu thức như số lượng lao động, vốn, tai sản và doanh thu theo từng năm.
1.1.2 Đặc điểm Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những đặc điểm thuộc thế mạnh của doanh nghiệp DNVVN
Thứ nhất, DNVVNcó vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu quả.
So vốn đăng ký ban đầu của doanh nghiệp DNVVNkhông quá 10 tỷ đồng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn nên khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng vốn để đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Thứ hai,DNVVN tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước Các DNVVN hoạt động hầu hết trên các lĩnh vực nền kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông – lâm – ngư nghiệp…và hoạt động dưới nhiều hình thức: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiện hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể.
Thứ ba, DNVVN có khả năng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm: xuất phát từ quy mô nhỏ vốn đầu tư không lớn nên doanh nghiệp có thể mạnh dạn tham gia vào những nghành mới, lợi nhuận ban dầu thấp hoặc những ngành sản xuất ra những sản phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu cá biệt.
Khái quát về dịch vụ cho vay của ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.Ngân hàng thương mại và các hoạt động của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm và đặc trưng ngân hàng thương mại
Ngân hàng là tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế Tùy thuộc vào hình thức sở hữu, tính chất hoạt động cũng như sự phát triển hệ thống tài chính mà ngân hàng được chia làm nhiều loại Trong các loại hình thì NHTM thường chiếm tỉ lệ lớn nhất, dẫn đầu về quy mô tài sản, lợi nhuận, thị phần và số lượng các NH Dù có sự khác nhau về loại hình nhưng cả NHNN và NHTM đều có chung mục tiêu, cùng hướng tới việc đảm bảo hiệu quả việc cung cấp tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các dịch vụ đa dạng, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Hệ thống NHTM đã phát triển đa dạng về quy mô tổ chức, nhiều ngành dịch vụ, hệ thống lớn mạnh không ngừng, tham gia vào mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và dần trở thành tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Theo điều 05 Nghị định số 59/2009 NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM: “NHTMlà ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật” [3]
“Theo Luật của các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu: NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn tín dụng và cho vay phát triển kinh tế, tiêu dùng xã hội” [30]
Tóm lại, thông qua một số khái niệm về NHTM, ta có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán với mục đích để thu lợi nhuận. 1.2.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại a) Huy động nguồn vốn
Hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Huy động vốn là NHTM tiếp nhận tiền nhàn rỗi từ cá nhân và các tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi, thanh toán, tín dụng,… nhằm bổ sung nguồn vốn cho quá trình kinh doanh của NHTM. Trên thực tế, trong tổng nguồn vốn của NHTM thì vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ vai trò không thể thiếu tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kết cấu cơ bản của nguồn vốn NHTM bao gồm: vốn huy động, vốn đi vay, vốn tự có, vốn khác Mỗi loại hình huy động có tính chất và vai trò khác nhau, tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo tính hiệu quả trong huy động vốn
Thông qua tính chất của nghiệp vụ này, ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách đa dạng các loại hình tiền gửi như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, nguồn tiền gửi thanh toán…v.v Nguồn vốn huy động bằng tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn huy động bằng cách phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng thời mở rộng thêm nguồn vốn mới, đa dạng hóa các hình thức huy động của ngân hàng.
Trong trường hợp ngân hàng tạm thời thiếu vốn, ngân hàng có thể vay vốn từ
NHNN hay các tổ chức tín dụng khác, hoặc từ thị trường tài chính trong và ngoài nước Trên thực tế, hoạt động này có thể xảy ra thường xuyên do nguồn huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng biến động liên tục.
Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
Sở đồ 1.1: Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại b) Sử dụng vốn
Sau khi đã huy động vốn, nhiệm vụ tiếp theo của NHTM là sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất Nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM tập trung vào các hình thức sau:
- Nghiệp vụ ngân quỹ: bao gồm hoạt động quản lý khoản thu, chi và điều chuyển tiền mặt NHTM luôn phải cân nhắc để lại quỹ tiền mặt nhất định để sẵn sàng đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tài chính của khách hàng, mặt khác, khả năng sinh lời của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nếu lượng tiền mặt trong quỹ quá cao Nghiệp vụ ngân quỹ là một bộ phận cần thiết và bắt buộc đối với mọi ngân hàng.
- Nghiệp vụ cấp tín dụng: Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM Các khoản cấp tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản có của NHTM và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho NH Số vốn còn lại sau khi để dành dự trữ được các NHTM dùng để cấp tín dụng cho các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện
Các hình thức huy động vốn
Các hình thức huy động vốn
Tài khoản tiền gửi Tài khoản tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm
Phát hành giấy tờ có giá
Phát hành giấy tờ có giá
Chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi
Giấy tờ có giá khác
Giấy tờ có giá khác
Vay NHNN hoặc tổ chức tín dụng khácVay NHNN hoặc tổ chức tín dụng khác nhất định Về cơ bản, nguồn vốn huy động được ngân hàng sử dụng để cho vay theo hai hình thức ngắn hạn và trung – dài hạn Nhưng trên thực tế, để thỏa mãn được hơn nữa mọi nhu cầu khách hàng, nghiệp vụ cấp tín dụng đa dạng hơn bao gồm: cho vay trực tiếp, cho vay thuê mua, cho vay thấu chi, cho vay chiết khấu, cho vay tiêu dùng…
- “Nghiệp vụ đầu tư là nghiệp vụ sinh lời của NHTM, ở nghiệp vụ này NHTM đầu tư vào chứng khoán và góp vốn mua cổ phần của các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế” Ngoài ra, NHTM còn đầu tư thông qua việc hùn vốn bằng cách góp vốn kinh doanh để thành lập doanh nghiệp mới và sẽ được hưởng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đó Nghiệp vụ này giúp ngân hàng phân tán rủi ro, vì thế các ngân hàng có xu hướng sử dụng nguồn vốn của mình và các nguồn vốn ổn định để đầu tư.
Các hình thức cho vay của ngân hàng:
Sở đồ 1 2: Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại c) Nghiệp vụ trung gian
Ngoài những nghiệp vụ chính trên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng, các NHTM còn tiến hành nghiệp vụ trung gian bao gồm nhiều loại dịch
Các hình thức cho vay
Các hình thức cho vay
Mục đích sử dụng vốn
Mục đích sử dụng vốn
Sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh doanh Vay tiêu dùng Vay tiêu dùng Mua bán bất động sản Mua bán bất động sản
Kinh doanh xuất nhập khẩu Kinh doanh xuất nhập khẩu
Thời hạn tín dụng Cho vay ngắn hạnCho vay ngắn hạn
Cho vay dài hạn Cho vay dài hạn
Mức độ tín nhiệm của khách hàng
Mức độ tín nhiệm của khách hàng
Cho vay có tài sản đảm bảo Cho vay có tài sản đảm bảo Cho vay không có tài sản đảm bảo Cho vay không có tài sản đảm bảo
Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển
2.1.1.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam VietinBank là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất thị trường hiện nay với tổng tài sản tính đến 31/12/2017 đạt 1.095 nghìn tỷ đồng, trong số các NHTMCP, tổng tài sản của VietinBank chỉ đứng sau BIDV (trên 1.2 triệu tỷ đồng) Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Với nền tảng tài chính vững mạnh, uy tín và thương hiệu tốt, mối quan hệ chặt chẽ và nhiều khách hàng truyền thống, VietinBank luôn là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE.
VietinBank có mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp, có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có 02 văn phòng đại diện ở Thành phố HồChí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 01 Trung tâm Tài trợ thương mại, 05 Trung tâmQuản lý tiền mặt, 03 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ Thông tin, Trường Đào tạo & Phát triển Nguồn nhân lực VietinBank) và 958 phòng giao dịch Bên cạnh đó, VietinBank có 02 chi nhánh tại CHLB Đức, 01 văn phòng đại diện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào (với 01 Trụ sở chính, 01 chi nhánh Champasak, 01 phòng giao dịch Viêng Chăn) Ngoài ra, VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.VietinBank là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Nam Thăng Long
Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Nam Thăng Long là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hạch toán độc lập, có con dấu riêng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan hoạt động tài chính, tiền tệ, ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Công thương Nam Thăng Long có:
Tên giao dịch tiếng Anh là: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND
TRADE, NAM THANG LONG BRANCH.
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long có địa chỉ tại 421 Hoàng Quốc Việt, là loại hình ngân hàng thương mại cổ phần.
Trên cơ sở chấp thuận của Thống đốc NHNN tại công văn số: 158/NHNN- CNH ngày 23/02/2001, chủ tịch HĐQT NHCTVN ra quyết định số 018/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 27/02/2001 thành lập chi nhánh NHCT Quận Cầu Giấy (nay là NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long) Ngày 20/03/2001 một thành viên mới trong gia đình NHCTVN đã ra đời trên cơ sở nâng cấp từ một phòng giao dịch thuộc Chi nhánh Ba Đình Ban đầu Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long chỉ có 1 phòng giao dịch nhưng đến nay đã có 10 phòng giao dịch trực thuộc trong đó có 07 phòng giao dịch hỗn hợp và 3 phòng giao dịch bán lẻ Vietinbank chi nhánh NamThăng Long đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trên nền kinh tế thị trường.
BAN GIÁM ĐỐCBAN GIÁM ĐỐC
Phòng Dịch vụ Khách hàngPhòng Dịch vụ Khách hàngPhòng KHDNLớnPhòng KHDNLớnPhòng KHDN Vừa và NhỏPhòng KHDN Vừa và NhỏPhòng Bán lẻPhòng Bán lẻCác Phòng Giao dịchCác Phòng Giao dịchPhòng Tổng HợpPhòng Tổng HợpPhòng Tổ chức Hành chínhPhòng Tổ chức Hành chínhPhòng Hỗ trợ Tín dụngPhòng Hỗ trợ Tín dụng
(Các Phòng thuộc khối kinh doanh)(Các Phòng thuộc khối kinh doanh)(Các Phòng thuộc khối hỗ trợ)(Các Phòng thuộc khối hỗ trợ)
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động
Hiện nay, ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Nam Thăng Long thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Huy động tiết kiệm tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Huy động kỳ phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng và chi trả kiều hối
- Thanh toán séc du lịch
- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế như : VISA – MASTER….
- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhân trong và ngoài nước.
Tổ chức bộ máy của Ngân hàng TMCP Công thương Nam Thăng Long gồm có ban ban giám đốc và phòng, tổ sau :
Nguồn: VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long
Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh hơn 90 người Trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên đều được đào tạo tại trường lớp chuyên môn đúng ngành nghề
Cơ cấu của ngân hàng bao gồm:
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc có trách nhiệm quản lí, giám sát các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đúng qui trình, thủ tục theo qui định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Phòng dịch vụ khách hàng: có chức năng thực hiện thu chi tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và séc du lịch đảm bảo an toàn kho quỹ; quản lý, bảo quản kho tiền, ấn chỉ quan trọng, các loại tiền ngoại bảng, các GTCG do phòng nghiệp vụ gửi theo đúng quy định của Vietinbank và thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Chi nhánh; lập và tổ chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của Chi nhánh; thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi hoặc giải ngân cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ dân cư và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Phòng KHDNL: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp lớn.
Phòng KHDNVVN: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các DNVVN, để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho DNVVN.
Các phòng giao dịch (PGD): có nhiệm vụ thu tiền gửi tiết kiệm của cá nhân,dân cư tại khu vực đặt PGD nhằm mục đích giúp ngân hàng phục vụ khách hàng một cách thuận tiện và quảng bá hình ảnh ngân hàng tới khách hàng
Phòng bán lẻ: có nhiệm vụ xem xét hồ sơ, đi thẩm định và quyết định cho các khách hàng là tổ chức cá nhân, hộ gia đình, tập thể, hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ…được hoặc không được vay vốn.
Phòng tổ chức hành chính (TCHC): tham mưu cho Giám đốc những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức - nhận sự; thực hiện công tác quản lý công chức, viên chức; công tác bảo vệ chính trị nội bộ tại Chi nhánh theo phân cấp ủy quyền; thực hiện nhiệm vụ quản trị, hậu cần phục vụ cho công tác của Chi nhánh; quản lý, bảo quản và theo dõi hồ sơ của công chức, viên chức tại Chi nhánh; lưu trữ tài liệu, báo cáo của Chi nhánh.
Phòng hỗ trợ tín dụng: có nhiệm vụ thẩm định món vay cùng phòng quan hệ khách hàng rồi từ đó xác định, phân tích nguyên nhân, đánh giá và xử lí các nguồn rủi ro có khả năng xảy ra.
Nhiệm vụ cụ thể của phòng quan hệ khách hàng DNVVN
1 Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các DNVVN.
2 Tiếp thị hỗ trợ khách hàng.
Thực trạng phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long
2.2.1 Thực trạng về quy mô dịch vụ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏtại VietinBank Nam Thăng Long
*Về doanh số cho vay DNVVN
Bảng 2 4: Doanh số cho vay giai đoạn 2017-2021 của Ngân hàng TMCP
Công thương - Chi nhánh Nam Thăng Long Đơn vị tính: Tỷ đồng,%
Tổng doanh số cho vay KHDN 2.407 3.155 6.032 8.072 8.548
Doanh số cho vay DNVVN 242,4 413,5 615 762 913,7
Gia tăng Doanh số cho vay
Tỷ trọng doanh số cho vay
DNVVN / Tổng doanh số cho vay
Nguồn: Báo cáo chi tiết cho vay thu nợ Ngân hàng TMCP Công thương
- Chi nhánh Nam Thăng Long
Doanh số cho vay là tổng tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng theo hợp đồng tín dụng trong 1 năm Doanh số cho vay phản ánh quy mô hoạt động cho vay đối với DNVVN của chi nhánh trong một khoảng thời gian
Phân tích bảng 2.5: Doanh số cho vay tăng theo từng năm, doanh số cho vay năm 2021 tăng 3.7 lần so với năm 2017 Nguyên nhân: do những năm qua Vietinbank Nam Thăng Long đã chú trọng hơn cho vay các DNVVN khiến số lượng doanh nghiệp mà chi nhánh có quan hệ tín dụng đã tăng mạnh, nhu cầu vốn mà các doanh nghiệp cần cũng tăng lên.
Tuy nhiên, doanh số cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay khu vực doanh nghiệp, khoảng trên dưới 10% Doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng dành cho khách hàng DNVVN là khá thấp trong khi đó các doanh nghiệp này đang rất cần nguồn vốn để thực thi kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài và mở rộng qui mô sản xuất Để thực hiện chỉ tiêu giữ vững danh hiệu NHTM dẫn đầu Việt Nam về tài trợ cho DNVVN góp phần ổn định kinh tế trong nước, Chi nhánh cần có những biện pháp thiết thực hơn để mở rộng cho vay đối với DNVVN.
* Về dư nợ cho vay
Bảng 2 5: Tình hình tăng trưởng dư nợ qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Tổng dư nợ cho vay 2.768 3.576 7.166 11.218 12.855
Tổng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay DNVVN 265 367 589 775 1065
Gia tăng dư nợ cho vay
Tỷ trọng Dư nợ cho vay
DNVVN trong tổng dư nợ cho vay KHDN
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Vietinbank Nam Thăng Long)
Giai đoạn 2017-2021, cũng như doanh số cho vay thì dư nợ cho vay nói chung của chi nhánh cũng tăng theo từng năm và có sự tăng trưởng rõ rệt, dư nợ cho vay đã tăng từ 265 tỷ năm 2017 lên 1065 tỷ năm 2021 Như vậy sau 4 năm, dư nợ cho vay nhóm khách hàng này đã tăng 4 lần, sự tăng nay khẳng định hiệu quả thực thi chính sách của Chi nhánh trong việc chú trọng phát triển cho vay đối tượng cho vay khách hàng DNVVN.
Năm 2020, 2021 là những năm bùng dịch đại dịch covid-19, mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, song tác động của đại dịch đến toàn nền kinh tế không thể phủ nhận, do đó dư nợ cho vay doanh nghiệp của Vietinbank Nam Thăng Long ở mức thấp
Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệpVietinbank Nam Thăng Long có sự tăng giảm nhẹ qua các năm trong giai đoạn năm2017-2020) Điều này cho thấy, những chính sách về dịch vụ cho vay với đối tượngDNVVN có hiệu quả không ổn định qua các năm Số liệu này cũng cho thấy các doanh nghiệp lớn vẫn là khách hàng truyền thống của Chi nhánh, trong khi số lượngDNVVN vay vốn tại Chi nhánh chưa nhiều, nhu cầu vay vốn tuy gia tăng nhưng tỷ trọng dư nợ DNVVN so với tổng dư nợ Chi nhánh chưa cao Do vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần có những chính sách mở cho vay đối với DNVVN nhưng vẫn đảm bảo lựa chọn các doanh nghiệp có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Để phân tích dư nợ cho vay của ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Nam Thăng Long, tác giả đưa ra so sánh với 2 ngân hàng khác cùng cơ cấu đối tượng khách hàng là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Thăng Long và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) CN Thăng Long.
VTB Nam Thăng Long VCB CN Thăng Long 2 BIDV CN Thăng Long
Biểu đồ 2 2: Quy mô dư nợ cho vay của VTB CN Nam Thăng Long, BIDV
Nguồn: Báo cáo tổng hợp sử dụng vốn của NHNN Hà Nội
Thăng Long, VCB CN Thăng Long giai đoạn năm 2017 -2021
Từ biểu đồ trên cho thấy, dư nợ của ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Nam Thăng Long các năm qua đều đứng thứ hai sau BIDV Thăng Long. Điều này cho thấy, Vietinbank Nam Thăng Long trong thời gian tới để giữ vững thành tích, vươn lên đứng đầu thì Chi nhánh cần có nhiều giải pháp hơn nữa để thu hút đối tượng khách hàng DNVVN, cạnh tranh mạnh với các chi nhánh khác trên địa bàn.
- Về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng
Số lượng DNVVN có quan hệ khá tốt với ngân hàng Năm 2021 số lượng DNVVN đã tăng 3,8 lần so với năm 2017, Tỷ trọng số lượng khách hàng DNVVN trên tổng số khách hàng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng cũng tăng lên qua các năm từ 77.8% (năm 2017) đến 84.2% (năm 2021) (Xem bảng 2.6)
Với xu hướng tăng này chứng tỏ trong giai đoạn vừa qua VietinBank Nam
Thăng Long đã chú trọng trong việc mở rộng quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp DNVVN Trong tình trạng nền kinh tế chưa có chuyển biến tốt do đại dịch Covid – 19 thì các doanh nghiệp vẫn thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế nhu cầu vay vốn thì việc ngân hàng mở rộng được quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp là một điều đáng mừng và cho thấy những nỗ lực của ngân hàng.
Bảng 2 6: Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng
Gia tăng số lượng khách hàng
Tỷ trọng DNVVN /tổng số DN 77.8% 79.9% 80.8% 81.9% 84.2%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
Tuy nhiên việc phát triển cho vay các khách hàng DNVVN chưa được phát triển mạnh mẽ tại Chi nhánh, số lượng doanh nghiệp lớn vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao tại chi nhánh, Đây là điểm ngân hàng cần chú ý để phát triển cạnh tranh với các ngân hàng, chi nhánh trên cùng địa bàn.
Xét về thị phần: Sau 20 năm hoạt động trên địa bàn, Vietinbank Nam ThăngLong đã khẳng định được vị thế và uy tín trong hệ thống các NHTM trên địa HàNội, được các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố lựa chọn là đối tác tin cậy đồng hành cùng doanh nghiệp chia sẻ cơ hội phát triển Hiện nay, thị phần củaVietinbank Nam Thăng Long trên địa bàn liên tục tăng, năm 2017, thị phần tín dụngDNVVN là 19,05%; năm 2018 tăng 2,48% lên 21,53%; năm 2019 tăng nhẹ lên22,16%, năm 2020 lên 22,45% và 2021 tăng lên 23,09% (xem biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2 3: Thị phần cho vay DNVVN của Vietinbank Nam Thăng Long trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021
Nguồn: Vietinbank Nam Thăng Long 2.2.2 Thực trạng về cơ cấu cho vay DNVVN tại VietinBank Nam Thăng Long
* Cơ cấu theo chủ thể vay vốn
Bảng 2 7: Dư nợ cho vay theo loại hình từng loại hình DNVVN Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Cty CP vốn nhà nước 26 24 30 15,4 47 56,7 63 34,0 82 30,1
DN có vốn đầu tư
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay DNVVN tăng qua các năm. Nhìn chung từ năm 2017 đến năm 2021 dư nợ cho vay đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp đều tăng Trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp cổ phần, TNHH, DNTN tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ cho vay Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chiếm tỷ trọng khá cao, tăng đều qua các năm Ban Giám Đốc đã chỉ đạo quyết liệt các phòng/ban trong việc giao chỉ tiêu kế hoạch dư nợ, kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới đi đôi với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên cùng với việc tăng cường các mối quan hệ, áp dụng linh hoạt các chính sách khách hàng nên đến nay bước đầu Chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan so với những năm trước đây.
- Cơ cấu cho vay DNVVN theo tài sản đảm bảo
Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo
Biểu đồ 2 4: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo tài sản đảm bảo
Từ biểu đồ ta thấy, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trong vay khách hàngDNVVN của ngân hàng trong thời gian qua là tương đối cao và có xu hướng tăng lên qua các năm từ 78% năm 2017 lên 89% năm 2021 Trong các chính sách cho vay của VietinBank Nam Thăng Long thì hầu hết bắt buộc các khoản vay phải có tài sản đảm bảo Ngân hàng luôn thận trọng các khoản vay đối với các khách hàng DNVVN đặc biệt là khi họ có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn Trong trường hợp các khách hàng uy tín có chất lượng tín dụng tốt ngân hàng mới nới lỏng điều kiện có tài sản đảm bảo Đây là cách ngân hàng đề phòng rủi ro cho các khoản vay nhưng cũng là điều bất lợi khiến cho các DNVVN khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Tỷ trọng cho vay có tài sản tăng qua các năm chi thấy cơ cấu phát triển cho vay có tài sản đảm bảo có tính bền vững và hạn chế tối đa rủi ro cho chi nhánh.
- Cơ cấu cho vay DNVVN theo kỳ hạn Đơn vị: %
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 ngắn hạn Trung hạn dài hạn
Biểu đồ 2 5: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn
Từ biểu đồ ta thấy, dư nợ cho vay DNVVN chủ yếu là cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ từ 8,3% - 19,2% và có sự tăng trưởng ổn định qua các năm.
Năm 2021 tổng dư nợ ngắn hạn DNVVN là 798 tỷ tăng 520 tỷ so với năm
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ cho vay đối với khách hàng
2.3.1 Phân tích các yếu tố vĩ mô
Trong báo cáo nhiệm kỳ 2015-2020 của Thành ủy Hà Nội Kinh tế Hà Nội liên tục tăng trưởng và đạt mức khá trong suốt giai đoạn 2016-2020 Bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,39%, đạt mục tiêu đề ra, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,93%) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng; khu vực nông nghiệp giảm 2,09%, tăng trưởng khu vực bình quân 7,12%/năm Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có mức tăng doanh thu 12,1%/năm, năm 2019 Hà Nội đón hơn 7 triệu khách quốc tế, Hà Nội được đánh giá thuộc top 10 điểm đến hàng đầu của thế giới Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 9,05/năm, cao hơn 1,7 lần giai đoạn 2011-2015.
Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, Xây dựng Dịch vụ
Biểu đồ 2 6: Cơ cấu ngành kinh tế của thủ đô Hà Nội năm 2021
Hà Nội cũng luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (năm 2019 đạt gần 300.000 tỷ đồng), với 16.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn và có 2 trên tổng số 5 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước Nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất [31]
Nhờ các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố Hà Nội được cải thiện rõ nét Nhiều năm liền chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được tăng hạng
Hà Nội trong những năm vừa qua ngày càng khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp 12,8% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Hà Nội Bình Dương Đồng Nai
Bà rịa Vũng Tàu Hải Phòng Quảng Ninh Bắc Ninh Thanh Hóa Nghệ An Các tỉnh, thành còn lại
Biểu đồ 2 7: Tỷ lệ đóng góp của 63 tỉnh, thành vào GDP cả nước năm 2021
Sang năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế có những biến động mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp Năm 2021 là năm Hà Nội chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch covid
19, tổngsảnphẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hà Nội tăng 1,28% so với cùng kỳ năm 2020; riêng quý III thựchiệnnhiều đợt giãn cách xã hội nên giảm
7,02% Các doanh nghiệp lao đao, đình trệ, gượng sức để hoạt động trong môi trường “3 tại chỗ”; Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạm đóng cửa, dừng hoạt động trong thời gian dài, đặc biệt là những DNVVN bởi năng lực tài chính ít nên khả năng trụ vững trong khó khăn là thấp Trước bối cảnh trên, nhiều lĩnh vực đã ảnh hưởng nghiêm trọng như: giải ngân đầu tư công; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; du lịch; vận tải hành khách và xe buýt; vật liệu xây dựng; dịch vụ…Khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chịu tác động nhiều nhất từ đại dịch Một số ngành vẫn duy trì tăng trưởng như: tài chính, ngân hàng, thông tin và truyền thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và y tế Đặc biệt là y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng mạnh do thành phố đẩy mạnh khám, chữa bệnh, hỗ trợ kiểm soát, phòng chống dịch covid và tập trung nguồn lực tiêm vaccine covid19
Tuy nhiên, nhờ những giải pháp quyết liệt vừa phòng, chống dịch vừa quyết tâm hồi phục kinh tế xã hội, triển khai các phương án, kịch bản cụ thể, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Nhờ đó, dịch bệnh đã được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang từng bước duy trì trở lại.
Như vậy, môi trường kinh tế của thành phố trong những năm gần đây có nhiều biến động, có những thời điểm kinh tế bị sụt giảm, hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch covid 19 Tuy nhiên với những dấu hiệu khởi sắc mới đầu năng 2022, kinh tế thủ đô đang dần được phục hổi, thủ đô vẫn là địa phương đi đầu về kinh tế, tiềm năng phát triển vẫn rất dồi dào và cũng là cơ hội để ngân hàng huy động vốn và đầu tư cho vay Chính sách sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh cũng đã được điều chỉnh theo hướng đã dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với các ngành nghề thế mạnh của địa phương như giáo dục, y tế, công nghệ thông tin…đồng thời Chi nhánh cũng đưa ra các gói vay với nhiều chính sách ưu đãi, giảm lãi suất cho vay nhằm kích thích nhu cầu vay vốn của các DNVVN.
Chính phủ, Đảng và Nhà nước cũng đã đưa ra các quyết định để hỗ trợ các doanh nghiệp như giảm lãi suất cho vay vốn, đưa ra các gói cho vay với nhiều chính ưu đãi, gia hạn thời gian nộp thuế,…
- Môi trường chính sách, pháp lý
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã không ngừng triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện khung pháp lý nhằm đổi mới, tạo động lực cho DN phát triển Việc triển khai một số luật quan trọng này nhằm tạo sự thay đổi tích cực môi trường đầu tư kinh doanh, tác động tích cực tới cộng đồng doanh nghiệp Hằng năm, Chính phủ đã ban hành kịp thời các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn mà các DNNVV đặt ra Việc triển khai thực hiện các nghị quyết này đã làm đơn giản hóa và giảm bớt điều kiện kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, trợ giúp phát triển DNNVV Nhiều chính sách được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới đã hướng đến mục tiêu mở rộng các quyền và nghĩa vụ của các đối tượng kinh tế tư nhân liên quan đến đất đai, tạo môi trường thuận lợi để DN, nhà đầu tư mở rộng quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh Đặc biệt, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) được Quốc hội thông qua vào 12/6/2017, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định về Chương trình và Chính sách hỗ trợ DNVVN Đây được xem là những văn bản pháp lý cần thiết dành riêng cho cộng đồng DNVVN tại Việt Nam
Tuy nhiên, các nội dung chính sách liên quan tới DNVVN chỉ dừng ở mức đưa ra quy định, chứ chưa có hướng dẫn triển khai Bên cạnh đó, các chính sách này đã ra đời được một thời gian dài, nhưng triển khai các quy định này trong thực tế vẫn chưa diễn ra Theo trưởng ban cố vấn Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa(SMEs) tại Hà Nội, trong 80 chính sách dành cho SMEs mới chỉ 1% đi vào thực tế.Thông tin trên được bà Đinh Thị Ngân, Trưởng ban cố vấn SMEs Hà Nội cho biết tại một hội thảo sáng 12/6/2020 Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ bổ sung qua các năm đến 2.000 tỷ, nhưng đến nay mới có hơn 100 tỷ đồng được duyệt và 52 tỷ được giải ngân cho hơn chục dự án” Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: "Họ không cần các chính sách giảm thuế hay gói hỗ trợ nào khác Cần phải giúp họ vượt qua trở ngại về vốn, bằng cách này hay cách khác" Nhưvậy, thực tế cho thấy, những chính sách hỗ trợ cho DNVVN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế,chúng cần phải được sửa đổi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên thực tế [33]
Nhiều chính sách, cơ chế quản lý của Chính Phủ còn đang dần tiếp tục hoàn thiện gây ra sự rụt rè trong việc sử dụng nguồn vốn của các DNVVN nói chung như yêu cầu từ phía ngân hàng là phải có tài sản thế chấp thuộc về người sáng lập mới có thể vay vốn, trong khi vốn điều lệ của các doanh nghiệp này thường nhỏ hoặc các chính sách trong việc triển khai Basel II đang cản trở các DNVVN tiếp cận nguồn vốn khi đòi hỏi các chỉ số tài chính phải theo tiêu chuẩn như lợi nhuận theo báo cáo thuế phải lớn hơn 0, trong khi đó đa phần các DNVVN tại Việt Nam có xu hướng khai thuế có lợi nhuận âm để giảm tối đa số thuế phải đóng Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn chưa thực sự khoa học và đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường Các văn bản được ban hành chồng chéo, và liên tục thay đổi khiến cho các DNVVN không nắm bắt được, dẫn đến khó khăn trong việc làm hồ sơ vay của các doanh nghiệp này Thêm vào đó, thủ tục và điều kiện cho vay do NHNN quy định chung cho toàn hệ thống ngân hàng nhiều khi quá rườm rà, phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay của các DNVVN nói chung Ví dụ như trong quy chế cho vay, thì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản phải được công chứng nhưng thủ tục công chứng còn rườm rà, mất nhiều thời gian gây khó khăn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng hay như về xử lý tài sản đảm bảo: theo quy định thì người vay không trả được nợ thì ngân hàng có quyền phát mãi, bán đấu giá tài sản Nhưng trong trường hợp phát sinh khiếu kiện thì thủ tục tiến hành xét xử phiền hà, gây khó khăn cho ngân hàng tổn thất về thời gian và chi phí Nếu ngân hàng có thắng kiện thì việc thi hành án gặp khó khăn đôi khi kéo dài vài năm gây nhiều tổn thất cho ngân hàng.
Ngoài ra, bản chất hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam có độ tin cậy thấp, đối với SMEs lại càng thấp hơn, trong khi đó ngân hàng cũng muốn bán được nhiều gói vay song phải bảo đảm thu hồi được vốn Nhà nước chưa có những qui định cụ thể về chế độ kế toán tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính đối với các DNVVN, chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các mẫu biểu, các loại báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác
Hệ thống pháp lý còn nhiều hạn chế đã có tác động tiêu cực tới hoạt động phát triển cho vay DNVVN của Chi nhánh Các chính sách lãi suất, sản phẩm, điều kiện cho vay DNVVN,… của Chi nhánh phải tuân thủ theo đúng quy định pháp lý.
- Môi trường chính trị, văn hóa-xã hội
Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố Trong lịch sử, Hà nội từ sớm đã là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm quyền lực và là đầu não của đất nước, tiếp theo là một trung tâm phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao lưu quốc tế, trong đó trung tâm văn hóa là nét đặc trưng và tiêu biểu
Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho
Hà Nội có lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước
MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH NĂM THĂNG LONG
Dự báo xu hướng ảnh hưởng đến cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long
Năm 2021, dịch covid-19 bùng phát lần thứ 4 trên quy mô rộng đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Bắt đầu từ quý IV/2021, trong chiến dịch chuyển từ
“zezo Covid-19” sang “sống chung với Covid-19” khi các tỉnh, thành phố triển khai từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, nền kinh tế dần được mở cửa và kỳ vọng sẽ có sự phục hồi Cùng với đó, các ngành đầu tư công như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, bán lẻ, logistics…được kỳ vọng phục hồi rất nhanh và hưởng lợi lớn
Trong bản tin Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 12/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện Kết quả trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất, nhập khẩu của nền kinh tế cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin vào mắt xích Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Cộng đồng thế giới đánh giá Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế và cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn tới Với những điểm sáng về sản xuất, đầu tư và thương mại quốc tế trong cuối năm 2021, phản ánh nền kinh tế đang từng bước phục hồi.
Các tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế thế giới cũng nhận định, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế Việt Nam có triển vọng tích cực phục hồi, điều này sẽ mang lại niềm tin, động lực cho cộng đồng doanh nghiệp, tác động tích cực đến tình hình phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới [6]
Sau hơn hai tháng thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, tình hình kinh tế - xã hội dần được khôi phục, từng bước tạo nên sự khởi sắc rõ nét của “bức tranh về doanh nghiệp” trong những tháng cuối năm 2021 Tháng 11/2021 là tháng có số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao nhất kể từ tháng 4/2021 (khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nước ta) Bước sang tháng 12/2021, tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường trong tháng vẫn cho thấy sự phục hồi tích cực (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020) Bước sang năm 2022, kinh Việt Nam dự báo sang giai đoạn phục hồi sau đại dịch Các doanh nghiệp đang dần dần trở lại sản xuất, kinh doanh Quá trình này cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nguồn tín dụng từ phía các ngân hàng Thêm vào đó, trong điều kiện hậu dịch bệnh nguồn cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và căng thẳng địa chính trị đẩy chi phí tăng cao, khiến doanh nghiệp muốn duy trì sản xuất cũng sẽ phải cần nhiều vốn hơn Trong khi đó vốn ngân hàng là phương án khả thi và dồi dào nhất Nhiều ngân hàng trong thời gian tới rất sẵn sàng cho vay với những dự án có hiệu quả Thống kê gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán dễ bị kiểm soát bởi các quy định về an toàn vốn Còn vốn cho vay sản xuất kinh doanh hay xuất khẩu, nông nghiệp vẫn chiếm gần 80% Nhiều ngành nghề đang cần vốn để tăng tốc phục hồi sau dịch, trong đó có du lịch, vận tải kho bãi, hay xuất khẩu, nông nghiệp… đang và sẽ là những nhóm được ngân hàng ưu tiên tín dụng Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, với khoảng 11 lĩnh vực ngành nghề hỗ trợ, được nhiều ưu đãi thì với quy mô 40.000 tỷ đồng thì gói này ước tính chỉ hỗ trợ được khoảng 10% tổng dư nợ tín dụng Do đó, các ngân hàng phải cân đối, rà soát kỹ để kịp tiến độ
Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng giữ vai trò là huyết mạch của nền kinh tế Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn về vốn để hồi phục lại sản xuất kinh doanh Năm 2021 là năm của những “cuộc đua” về tăng vốn giữa các ngân hàng Đây cũng là nhu cầu thường trực của các ngân hàng khi vốn chủ sở hữu đa phần còn mỏng hoặc cần gia cố thêm để nâng cao khẩu vị an toàn vốn Từ đầu năm đến nay, 19 ngân hàng liên tục đẩy mạnh tăng vốn bằng nhiều hình thức vàđã nhận được sự chấp thuận chính thức về tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bao gồm các ngân hàng có vốn Nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV; các ngân hàng thuộc khối tư nhân gồm SHB, VP Bank, TP Bank, OCB Tính đến thời điểm 30/06/2021, VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ với 48.058 tỷ đồng, tiếp sau là BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VP Bank
Trong khi đó, chậm nhất đến ngày 1/1/2023, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư 41/2016/TT- NHNN Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 Không chỉ để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn, việc tăng vốn cũng góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, gia tăng nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được siết chặt lại theo lộ trình tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của Ngân hàng nhà nước.Theo đó, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro Như vậy, xu hướng sắp tới đặt ra yêu cầu các ngân hàng cần có những giải pháp kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đề ra, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân.
Từ xu hướng thị trường vốn như trên, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn của các DNVVN và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VietinBank Nam Thăng Long cần xem xét gia tăng các chính sách ưu đãi đối với tin dụng cho DNVVN trong các lĩnh vực mà nhà nước có nhiều ưu đãi; những doanh nghiệp hoạt động lâu năm.
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1 Định hướng chung của Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Nam Thăng Long
Trong những năm qua, ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Nam Thăng Long luôn hoạt động theo đúng chỉ đạo, định hướng của Ngân hàng Nhà nước, VietinBank Với tầm nhìn hoạt động: “Phát triển VietinBank trở thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, được xếp hạng cao trên thế giới”, phương châm hoạt động là: “Phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững”, mục tiêu chiến lược của VietinBank: Hoàn thiện mô hình tổ chức theo chiều dọc, mở rộng mạng lưới hoạt động; Nâng cao chất lượng dịch vụ; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, áp dụng chuẩn mực Basel II; Tăng cường quản trị doanh nghiệp, quản trị hiệu quả họat động tiệm cận với thông lệ quốc tế; Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ thông tin; Tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, cán bộ công nhân viên và khách hàng. Định hướng hoạt động cụ thể của VietinBank:
+ Về mô hình hoạt động: Tiếp tục chuyển đổi mô hình hoạt động theo các khối (độc lập giữa các khối kinh doanh, khối quản lý và hỗ trợ) VietinBank tiếp tục công tác chuyển đổi mô hình theo chiều sâu, từng bước nâng cao khả năng vận hành của từng khối theo chuẩn quốc tế.
Duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và phát triển bền vững; tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu; tăng trưởng bứt phá về hiệu quả thông qua quản trị tốt chất lượng tăng trưởng; tích cực chuyển dịch cơ cấu thu nhập; cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ và thu ngoài lãi; cải thiện cơ cấu thu nhập; quản trị tốt chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí; đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản; tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng năng lực tài chính, tăng vốn tự có.
Vietinbank định hướng tiếp tục thực hiện có kết quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, không ngừng chuẩn hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
Mục tiêu trung - dài hạn của VietinBank là trở thành ngân hàng có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất Hệ thống Ngân hàng Việt Nam VietinBank xác định những trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tiếp theo là: Tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập; tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí. Định hướng dài hạn của VietinBank là giai đoạn 2021 - 2030, VietinBank nhất quán quan điểm phát triển “VietinBank là Ngân hàng lớn mạnh của Quốc gia, đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, phát huy lợi thế tiềm năng của ngân hàng, khai thác tối đa nguồn lực nội tại, gắn tăng trưởng của ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập Nâng cao chất lượng tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng hàng đầu khu vực, hướng tới phát triển bền vững”.
Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Nam Thăng Long cũng không nằm ngoài định hướng hoạt động của VietinBank, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Nam Thăng Long chỉ cụ thể hóa hơn định hướng theo tình hình cụ thể và địa bàn hoạt động của Chi nhánh, cụ thể:
Về mô hình hoạt động: Thực hiện đúng theo định hướng chỉ đạo của VietinBank, bố trí các phòng ban hoạt động theo khối: Khối KHDN gồm có Phó giám đốc phụ trách KHDN và phòng KHDN, Phòng giao dịch hỗn hợp; Khối bán lẻ gồm có Phó giám đốc phụ trách bán lẻ, Phòng bán lẻ và các Phòng giao dịch bán lẻ; Khối hỗ trợ gồm phó giám đốc hỗ trợ, phòng kế toán, tiền tệ kho quỹ Tuy nhiên các khối hoạt động phải có sự kết nối, hỗ trợ nhau để Chi nhánh hoạt động ổn định, đi đúng với định hướng của VietinBank.
Giải pháp phát triển dịch vụ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long
3.3.1 Đẩy mạnh công tác marketing về phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Qua thực trạng hoạt động truyền thông, marketing về sản phẩm cho vay củaVietinbank Nam Thăng Long chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Tại
Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường và xử lý thông tin thị trường Đó là những hạn chế lớn để chi nhánh có thể tìm hiểu những nhu cầu, những thông tin phản hồi từ phía khách hàng và có thể tiếp cận khách hàng để tiếp thị cho họ về những sản phẩm dịch vụ đối với DNVVN mà ngân hàng cung cấp Do vậy, Chi nhánh cần thành lập bộ phận chuyên về marketing để hỗ trợ và giải đáp kịp thời vướng mắc của khách hàng, tăng số lượng DNVVN mới tham gia vay vốn; tổ chức các chương trình khuyến mại, ưu đãi cho khách hàng DNVVN vay vốn mới tại chi nhánh như giảm lãi suất, giảm phụ phí, tăng cường các ưu đãi dịch vụ kèm theo, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Quảng bá sản phẩm cho vay DNVVN qua các trang web có lượng người truy cập lớn, thiết kế những quảng cáo thu hút, lôi cuốn tại các tòa nhà, cao ốc, văn phòng nơi có nhiều khách hàng tiềm năng Với tệp khách hàng truyền thống, ngân hàng cần có lời hỏi thăm, gửi thiệp chúc mừng nhân các ngày lễ lớn, thường xuyên hỏi thăm khách hàng để nắm bắt được tâm tư, tình cảm từ đó xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, có thêm những khách hàng mới từ lời giới thiệu của khách hàng cũ.
Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng DNVVN một cách cụ thể, chi tiết hơn, đồng thời lắng nghe những ý kiến, góp ý, vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm để ngân hàng có hướng hoàn thiện.
Kết hợp với các hiệp hội như: Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, Ban quản lý dự án các khu công nghiệp để mở rộng khách hàng, cũng như tạo điều kiện cho DNVVN dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng Đây cũng là bên thứ ba cung cấp thông tin về tình hình, năng lực của doanh nghiệp cho ngân hàng, đảm bảo tính chính xác của thông tin để ngân hàng có thể ra quyết định đúng đắn.
- Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Có thể thấy, hiện nay lĩnh vực cho vay DNVVN của Vietinbank Nam Thăng Long tương đối đã đa dạng, song chủ yếu vẫn tập trung vào các công nghiệp chế biến, dệt may, xây dựng, thương mại dịch vụ và y tế, cứu trợ xã hội Ngành vận tải kho bãi vốn là thế mạnh của địa phương, đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước, có hệ thống mạng lưới giao thông rất phát triển,nhu cầu đi lại, thông thương của người dân rất lớn song cũng chưa được chú ý đến nhiều Ngoài ra, với chủ trương của Đảng là tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư ở một số lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới và ngành chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm đồ uống, sữa, các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao… Do đó, trong thời gian tới Chi nhánh có thể mở rộng đối tượng khách hàng sang các lĩnh vực trên, và đây cũng là một trong những biện pháp góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương. Đối với nhóm khách hàng DNVVN mục tiêu, ngân hàng phải có những hoạt động tiếp thị cụ thể, cử những nhân viên đến doanh nghiệp để giới thiệu trực tiếp các sản phẩm để họ hiểu hơn những ưu đãi của sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.
Xây dựng và hoàn thiện trang web của chi nhánh để làm phương tiện marketing hiệu quả cho thương hiệu cũng như sản phẩm của ngân hàng theo hướng giao diện hấp dẫn, lôi cuốn, thông tin đầy đủ, rõ ràng và được cập nhật liên tục, có hotline tư vấn nhiệt tình, liên tục để giúp khách hàng có thêm thông tin, hướng dẫn về dịch vụ.
Hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để chủ động cung cấp thông tin, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu quảng bá sản phẩm dịch vụ, hình ảnh thương hiệu của Vietinbank, những đóng góp vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của chi nhánh đối với địa phương như các dự án hỗ trợ người nghèo, tài trợ an sinh xã hội, từ thiện, gương người tốt việc tốt
Làm tốt công tác nghiên cứu khách hàng mục tiêu tại các phòng giao dịch trực thuộc nhằm tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để trở thành khách hàng chiến lược Mục tiêu của biện pháp này hướng đến để đảm bảo những chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, xác định đúng đắn các đối tượng khách hàng cần hướng đến Để thực hiện biện pháp này, Chi nhánh cần yêu cầu mỗi PGD xây dựng chiến lược khách hàng DNVVN riêng biệt phù hợp với đặc điểm khách hàng mục tiêu của mình Xây dựng một chiến lược khách hàng tốt, trong đó định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, duy trì nền khách hàng truyền thống và tích cực phát triển khách hàng mới theo cả số lượng và chất lượng, mở rộng khách hàng ở nhiềulĩnh vực, ngành nghề khác nhau và phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương.
3.3.2 Tăng cường và hoàn thiện hệ thống thông tin trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, việc thu thập thông tin hỗ trợ cho việc thẩm định chưa được hoàn thiện, do đó giải pháp này giúp cho việc thu thập thông tin và kiểm chứng thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với việc ra quyết định cho vay khách hàng DNVVN của chi nhánh đưa ra quyết định đúng đắn, tránh rủi ro cho chi nhánh Để thực hiện mục tiêu này, ngân hàng cần thực hiện các nội dung sau:
Một là, về thông tin khách hàng cung cấp và phương pháp thu thập thông tin
- Đối với những thông tin do khách hàng lập và cung cấp cần thiết phải được đối chiếu với chứng từ gốc, sổ sách kế toán hoặc các báo cáo đã được kiểm toán vởi các công ty kiểm toán độc lập.
- Cán bộ tín dụng phải trực tiếp đến nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để quan sát và tìm hiểu về hệ thống cơ sở vật chất, tổ chức, tính hữu hiệu trong lao động và hiện trạng lao động của đội ngũ công nhân viên, phong cách làm việc của họ tại doanh nghiệp để có được những thông tin cần thiết hỗ trợ cho công tác thẩm định và kiểm chứng được thông tin khách hàng cung cấp.
- Thông tin mà cán bộ thu thập cần được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và có tính tin cậy: khách hàng cung cấp, thông tin nội bộ trong nội ngân hàng thương mại, thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC so sánh, điều chỉnh để có những thông tin chính xác, đầy đủ phục vụ cho công tác thẩm định dự án/phương án kinh doanh.
Hai là, xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin nội bộ
Chi nhánh cần xây dựng một hệ thống thông tin nội bộ trong ngân hàng bằng việc xây dựng một cơ sở dữ liệu dựa trên sự cập nhật thông tin về các phương án kinh doanh/sự án của các phòng sau khi hoàn tất thẩm định các dự án, phương án này Muốn làm được việc này thì các thông tin thu thập được cần được lưu trữ thành cách tệp dữ liệu, hình ảnh/văn bản gửi vào kho dữ liệu quản lý chung và thường xuyên tiến hành cập nhật thông tin để làm cơ sở thống kê phân tích cho những dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau một cách chính xác nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần thường xuyên phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin với nhau nhằm tăng cường khả năng đánh giá xu hướng vận động phát triển và dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo cho các kết luận thẩm định cho vay chính xác, đúng đắn Dựa vào kho thông tin này, ngân hàng sẽ có thông tin nhanh về khách hàng và các quy định tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể giảm thiểu thời gian, chi phí đánh giá thông tin thị trường, đảm bảo chất lượng cho vay DNVVN của chi nhánh.
3.3.3.Hoàn thiện danh mục dịch vụ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay khối DNVVN đang là khối khách hàng trọng tâm mà các ngân hàng TMCP hướng tới Đồng thời cũng là nhằm đáp ứng nhu cầu của chính sách của Việt Nam hiện nay đang nỗ lực tạo điều kiện hỗ trợ cho DNVVN giải quyết những khó khăn và phục hồi trong đại dịch Covid-19 Vì thế các ngân hàng đang tích cực tung ra những chương trình, sản phẩm cho vay ưu đãi đối với nhóm khách hàng này cùng với các sản phẩm dịch vụ đa dạng Biện pháp này cũng nhằm khắc phục hạn chế hiện nay của Ngân hàng Vietinbank là các gói cho vay còn chưa có nhiều khác biệt nên chưa tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác Để thực hiện biện pháp này, ngân hàng cần:
(1) Đa dạng hóa phương thức cho vay
Kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng Nhà nước với chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát, điều tiết việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Đây là vai trò quan trọng của NHNN, trong thời gian tới, kiến nghị với NHNN một số vấn đề sau:
- NHNN tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý thuộc phạm vi cho hoạt động tài chính ngân hàng, có các chính sách kinh tế đúng đắn nhằm phát triển hoạt động của ngành ngân hàng Các chính sách của NHNN tránh chồng chéo không thống nhất, hạn chế tới mức thấp nhất sự bất đồng giữa các chính sách giúp các NHTM đưa ra kế hoạch kinh doanh lâu dài và có hiệu quả.
- NHNN phải có chính sách chặt chẽ trong việc cho thành lập Ngân hàng, thành lập Chi nhánh, Phòng giao dịch của các ngân hàng, tránh để xảy ra việc thành lập quá nhiều gây cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.
- NHNN cần ban hành chính sách tiền tệ một cách ổn định và mang tính lâu dài, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp chủ động trong việc phát triển chiến lược kinh doanh của mình.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng: Việc thanh tra, giám sát việc tuân thủ luật các TCTD là rất cần thiết, đặc biệt là phải tăng cường thanh tra các ngân hàng thương mại cổ phần Ngoài ra còn cần thanh tra giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro Thanh tra NHNN có khả năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của TCTD, tính phức tạp của hoạt động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp phải; tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết các lĩnh vực có rủi ro cao nhất, làm lành mạnh hóa hoạt động của TCTD, góp phần ổn định hệ thống các TCTD.
- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê theo ngành kinh tế: Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam được phân ngành từ năm 1993, đến năm 2007 thay đổi về cơ bản phù hợp với sự vận động, phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, sát với tiêu chuẩn quốc tế là chuẩn mực quan trọng trong các công tác thống kê, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội Gần đây nhất là Thông tư 31/2013/TT- NHNN đã tham chiếu phân ngành kinh tế thành 21 ngành Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động ngân hàng, các TCTD đang gặp một số vướng mắc dẫn đến những bất cập trong thực trạng phân bổ và quản lý rủi ro tín dụng của các TCTD Việc phân bổ vốn theo ngành kinh tế, danh mục cho vay theo ngành trong các báo cáo hoạt động cho vay của các ngân hàng rất khác nhau Điều này không những ảnh hưởng đến công tác thống kê của NHNN mà còn khiến cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư rất khó khăn để so sánh hiệu quả hoạt động, danh mục đầu tư vốn của các NHTM NHNN cần có những nghiên cứu cụ thể xuất phát từ cơ sở dữ liệu hiện có của CIC để đưa ra quy định cụ thể rõ ràng hơn, thuyết phục các TCTD sử dụng đồng bộ hệ thống phân tích ngành kinh tế đối với hoạt động ngân hàng Từ đó có thể mã hóa đồng nhất về phân tích ngành để sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
- Củng cố và vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàngNhà nước: Việc nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại CIC của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin chính xác về khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị các hoạt động của Ngân hàng Bản thân CIC phải có một hệ thống dữ liệu và công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình thống kê và phân tích, dự báo của NHNN Việt Nam Hiện tại trung tâm CIC trực thuộc NHNN chủ yếu mới cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân quan hệ vay vốn với các TCTD, còn các quan hệ thanh toán khác trong nền kinh tế CIC chưa thể thu thập và đánh giá được, chưa thỏa mãn thông tin đầy đủ và chính xác cho các NHTM NHNN cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin chéo để thu thập được hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ của NHTM.
- NHNN và Bộ Tài chính cần đẩy mạnh sụ phối hợp chặt chẽ, nhất quán giữa các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ trong việc vận hàng thị trường trái phiếu với chính sách điều hành tín dụng, lãi suất Phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực xã hội thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp.
- Phát triển mô hình Qũy bảo lãnh tín dụng dành cho DNVVN để hỗ trợ cho doanh nghiệp này trong vấn đề đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng.
3.4.2 Kiến nghị đối với hội sở Ngân hàng Công thương Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng chính sách cho vay phù hợp, có sự ưu đãi cho các
DNVVN là loại hình doanh nghiệp đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm sâu sắc và cũng là khối doanh nghiệp có số lượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế nước ta Vì vậy, áp dụng chính sách tín dung ưu đãi nhằm thu hút nhóm khách hàng tiềm năng này là một giải pháp cấp thiết.
- Chính sách khách hàng: Ngân hàng cần đưa ra các biện pháp chủ động như thực hiện các chiến dịch quảng bá, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của mình đến mọi người Qua đó tìm kiếm các khách hàng mới, những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển hoặc đang có dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi có thể cạnh tranh phát triển hoạt động cho vay DNVVN.
- Chính sách ưu đãi về lãi suất: Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt với từng đối tượng khách hàng tạo cơ chế cho vay khác nhau giưa các đối tượng, có sự ưu dãi riêng cho các DNVVN có uy tín tốt, đã quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh Đặc biệt trong tình trạng Covid -19 đang diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chủa các doanh nghiệp thì ngân hàng cần đưa ra các chính sách giảm lãi suất, cung cấp các gói vay để hỗ trợ các DNVVN thoát khỏi cuộc khủng hoảng
Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với các DNVVN Quy trình tín dụng đang áp dụng tại chi nhánh tuy có nhiều sửa đổi, bổ sung trong những năm gần đây để phục vụ nhu cầu khách hàng tuy nhiên vẫn được coi là khá chặt chẽ. Khách hàng phải hoàn tất rất nhiều thủ tục giấy tờ, thông qua nhiều bước nhiều phòng ban gây tốn kém thời gian và ảnh hưởng tiêu cực đén hoạt động cho vay Vì vậy, cần xây dựng lại một quy trình gọn nhẹ hơn phù hợp với khách hàng để đảm bảo thúc đẩy khách hàng tìm đến ngân hàng mình.
Thứ ba, Vietinbank cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân tích, đánh giá về những xu hướng biến đổi của thị trường và các thành phần kinh tế, đặc biệt là các DNVVN để cung cấp cho các chi nhánh.
Thứ tư, tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát tại các đơn vị thành viên, xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra định kỳ hoặc bất thường nhằm phát hiện kịp thời các sai sót.