1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề tài phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử

11 3,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Kết quả đó phần nào phản ánh chất lượng dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay, sự quan tâm của gia đình về việc học của con em đối với bộ môn chưa được đúng mức như những bộ mô

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG

TRƯỜNG THCS THANH LONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI : PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ

Giáo viên: VY NGỌC THANH

Thanh long tháng 5 năm 2008

Trang 3

PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ THCS

I/ Lí do chọn đề tài :

Qua 5 năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, bộ sách giáo khoa lịch sử mới khẳng định nhiều ưu điểm hơn so với sách giáo khoa cũ Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ và thu được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên một thực tế mà chúng ta đều biết về việc kết quả thi tuyển sinh vào các trường đại học của môn lịch sử quá thấp Kết quả đó phần nào phản ánh chất lượng dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay, sự quan tâm của gia đình

về việc học của con em đối với bộ môn chưa được đúng mức như những bộ môn

tự nhiên, sự hứng thú học tập bộ môn này của học sinh, chưa đầu tư học lịch sử Thực trạng trên đặt ra nhiệm vụ cho các thầy cô giáo dạy lịch sử ở các trường phổ thông là phải tạo ra hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh Có rất nhiều biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng giờ học lịch sử mà giáo viên đã thực hiện Chúng ta bàn thêm một phương pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho HS bậc THCS Đó là phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử

II/ Đặt vấn đề :

Chúng ta biết rằng đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh THCS là hiếu động, ưa khám phá, các em thường ghi nhớ rất lâu những gì ấn tượng sâu đậm Vì vậy những câu hỏi giáo viên kể xen vào các bài học lịch sử sẽ tạo hứng thú học tập cho các em, nó góp phần phát huy trí tưởng tượng, giáo dục tâm tư tình cảm cho học sinh Ngoài ra nó còn có tác dụng mở rộng kiến thức cho học sinh mà sách giáo khoa không có điều kiện trình bày Những câu chuyện lịch sử sinh động có liên quan đến một nhân vật, một địa danh hay một sự kiện sẽ có tác dụng giúp học sinh

Trang 4

ghi nhớ tốt những sự kiện lịch sử, những nhân vật, mốc thời gian… Từ đó học sinh thấy thích thú học tập hơn đối với bộ môn lịch sử

Vì vậy việc kể chuyện trong giờ học lịch sử có ý nghĩa rất lớn đối với một tiết dạy lịch sử

II/ Giải quyết vấn đề :

Cách thức sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử Sử dụng như thế nào cho đạt hiệu quả giáo dục cao nhất ?

1, Khi trình bày diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, hay

một chiến dịch… :

Khi học các bài có nội dung liên quan đến diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến hay chiến dịch giáo viên ngoài sử dụng lược đồ, hay sa bàn… trong quá trình tường thuật sự kiện, giáo viên kết hợp kể những câu chuyện liên quan đến

sự kiện đang trình bày điều này tác dụng giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn diễn biến đó

Ví dụ : -Trong bài “Khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân” ( 542- 602 ) tiết 2 Giáo viên kể việc Lí Bí buộc phải rút quân vào hồ Điển Triệt, sau đó tiếp tục rút lui vào động Khuất Lão, trước khi mất ông đã căn dặn các tướng lĩnh của mình và trao binh quyền cho Triệu Quang Phục như thế nào ? ( LS 6 ) Từ đó học sinh sẽ nhận thức được rằng dù phải đau đớn trút hơi thở cuối cùng, nhưng nguời anh hùng đó vẫn một lòng mong muốn nghĩa quân tiếp tục chiến đấu và chiến thắng, khi giao binh quyền cho một người có chí khí

- Trong bài “Chiến thắng Bạch Đằng năm 981” Giáo viên kể về mưu giỏi, mà đánh cũng giỏi của Ngô Quyền Đó là lợi dụng việc thuỷ triều lên xuống, Ông

đã tính toán và cho đóng cọc bịt sắt xuống cửa sông Bạch Đằng, lên kế hoạch cho quân mai phục và nhử địch vào trận thuỷ, đúng như kế hoạch đánh thắng giặc sau một ngày (LS 6 ) Học sinh sẽ thấy được tài trí của người Việt từ đó giấy lên niềm tự hào Dân tộc, phát huy được tính sáng tạo trong cuộc sống

Trang 5

- Trong bài “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077” (LS 7 ) Khi trình bày sự kiện nhà Lí chủ động tấn công địch để phòng vệ tháng

10-1075, bằng việc tấn công thành Ung Châu, giáo viên kể chuyện Lí Thường Kiệt

có sáng kiến cho quân sỹ dùng chó làm nghi binh để rút lui an toàn Khi quân

ta rút khỏi thành Ông cho quân xích chó lại dưới chân các cọc cờ, phía trước con chó đặt những chiếc trống, khi người bỏ đi chó nhảy chồm lên chân trước đập vào mặt trống gây tiếng động, còn cọc cờ rung rinh, giặc ở xa cứ tưởng quân ta đông không giám vào thành Học sinh sẽ thú vị khi nghe câu chuyện này, đồng thời thấy được sự thông minh của Lí Thường Kiệt

- Trong bài “ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII” tiết 2 (LS 7) Giáo viên miêu tả việc rút chạy của quân giặc trong lần xâm lược thứ 2 trên lược đồ, đồng thời kể câu chuyện Hà Đặc huấn đạo Phù Ninh cho lấy tre đan thành hình người, gần tối cho quân đem ra gần đường đâm thâu qua hình nộm treo lên cây, quân giặc thấy như vậy hoảng loạn, sợ hãi và không giám đánh nhau với quân của Hà Đặc mà bỏ chạy…từ đó học sinh sẽ ấn tượng

về cách đánh giặc của người dân miền núi, góp phần trong những chiến công của dân tộc

- Khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873” tiết 2 ( LS 8 ) giáo viên kể chuyện về tinh thần chiến đấu kiên quyết của nhân dân ta, bất chấp sự ngăn cản của triều đình bằng câu chuyện Trương Định phúc đáp thư của vua Tự Đức:

“ …Triều đình hoà nghị thì cứ việc hòa nghị, còn việc Định thì Định cứ làm, Định thà chịu tội với triều đình chứ nhất định không chịu ngồi nhìn giang sơn chìm đắm…” và Ông cùng nhân dân đã chống lệnh của triều đình để đánh Pháp Học sinh sẽ thấy được tinh thần kiên quyết đánh giặc của nhân dân ta cho

dù trái lệnh Vua

- Dạy bài “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954” tiết 2 (LS 9) Khi trình bày về chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên kể những câu chuyện về tấm gương hi sinh của các anh hùng dân tộc như anh Tô Vĩnh Diện

Trang 6

lấy thân mình chèn pháo, anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội tiếp tục tiến lên học sinh khâm phục tinh thần giám hi sinh và có suy nghĩ của mình đối với sự hi sinh đó

2, Khi trình bày các sự kiện lịch sử có liên quan đến các chân dung nhân vật lịch

sử :

Khi trình bày các sự kiện liên quan đến nhân vật lịch sử nào, giáo viên cần sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến nhân vật đó, có thể là kể về thói quen, tài năng, cống hiến, hay một câu chuyện vui về nhân vật đó Điều này có tác dụng làm cho HS nhớ lâu về nhân vật ấy

Ví dụ : -Bài “ Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng năm 40” (LS 6 ) Giáo viên kể về việc Trưng Trắc đã gan dạ cùng em gái là Trưng Nhị trả thù nhà nợ nước, đánh dẹp quân Hán như thế nào

- Khi dạy các bài liên quan đến các danh nhân văn hoá hay anh hùng dân tộc như : Lí Công Uẩn, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Quang Trung… Từ đó khắc hoạ được cho học sinh một hình ảnh về nhân vật nào đó có công với nước trong các cuộc kháng chiến, hay có công xây dựng đất nước trong thời bình

- Bài “ Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX” tiết 2 ( LS 8 ) Giáo viên cần khắc hoạ hình ảnh ông vua trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi, khác hẳn với các ông vua khác với trước đó và sau này Học sinh hiểu rằng không phải vị vua nào cũng hèn nhát trước sức mạnh xâm lược của kẻ thù, sợ Pháp Các em sẽ có ấn tượng tốt về vị vua này

- Đặc biệt là phần lịch sử Việt nam ( LS 9 ) nhân vật Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh xuyên suốt chương trình nhiều bài học, nhiều sự kiện, nên giáo viên cần sưu tầm thêm nhiều mẩu chuyện về cuộc đời , hoạt động, nhân cách… của vị lãnh tụ kính yêu này, nó có tác dụng giáo dục rất lớn, đặc biệt là trong hoàn

Trang 7

cảnh toàn đảng toàn dân đang phát động việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

3, Đối với những sự kiện lớn mang tính bước ngoặt :

Giáo viên sử dụng những câu chuyện liên quan đến những sự kiện nàốác thể kết hợp với các bài giảng trên lớp hoặc là các buổi ngọai khoá

Ví dụ : - Khi dạy bài : “ Quang Trung xây dựng đất nước” ( LS 7 ) Giáo viên cần nói qua những chính sách mà Quang Trung thực hiện về kinh tế, chính trị , Văn hoá giáo dục, quân sự… Đặc biệt là những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế công, thương nghiệp của Ông như “khoan thư”, chính sách mở cửa giao thương buôn bán với bên ngoài kể cả với phương Tây Đây chính là điểm khác biệt mà các triều đại trước đó và triều Nguyễn sau này hạn chế thực hiện, do xuất phát từ suy nghĩ lo sợ các nước phương Tây lợi dụng để dòm ngó xâm lược Vậy chúng ta có thể cho học sinh dự đoán nếu triều Quang Trung không sụp đổ, thì nền kinh tế của nước ta sẽ phát triển theo xu thế nào ? Phải chăng nó tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, nếu vậy nước ta sẽ trở thành một nước giàu mạnh và thoát khỏi nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây ? Đó chính là bước ngoặt nếu không có điều đáng tiếc

- Chẳng hạn khi dạy bài : “ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” ( LS 9 ) Giáo viên

kể về việc các đại biểu của hai tổ chức cộng sản đến dự hội nghị đầy khó khăn, việc gặp gỡ các đại biểu ở sân vận động Hương Cảng, việc Nguyễn Ái Quốc được quốc tế cộng sản giao phó chủ trì hội nghị như thế nào, và khi Người đến trong sự bí mật kể cả người gác cổng cũng không cho vào? khung cảnh hội nghị thành lập đảng tại một ngôi chùa nhỏ ven bờ biển Hồng Công Lúc đầu chỉ hai tổ chức tham gia do Đông dương cộng sản liên đoàn chưa đến kịp vì khó khăn về đi lại, sự truy lùng gắt gao của gián điệp Đến 24-2-1930 Đông dương cộng sản liên đoàn mới chính thức gia nhập tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam

Trang 8

Học sinh nhận thức được sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử của giai cấp lãnh đạo

- Trong bài : “Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” ( LS 9 ) Giáo viên kể sự kiện Hồ Chí Minh viết tuyên ngôn độc lập tại một căn nhà nhỏ ở phố Hàng Ngang Hà Nội Hay sự kiện vua Bảo Đại thoái vị ở Ngọ Môn, trao ấn tín và bảo kiếm cho đại diện của chính phủ Lâm thời, Lễ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Từ đó học sinh khắc sâu được ý nghĩa bước ngoặt của các sự kiện đó đối với lịch sử dân tộc, học sinh có thể nhớ lâu và chính xác các sự kiện đó

4, Đối với các sự kiện sách giáo khoa chỉ nêu hoặc trình bày vắn tắt :

Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện vừa có tác dụng làm rõ sự kiện, vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vì sách giáo khoa nêu quá sơ lược

Ví dụ : - Câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước đặt nền móng cho chế độ phong kiến Việt Nam ( LS 7 )

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh của họ Hồ đầu thế kỉ XV ( LS 7 )

- Cách mạng tư sản Nê đéc lan chống thực dân Tây Ban Nha thế kỉ XVI ( LS 8 )

- Cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc 1840-1842 ( LS 8 )

- Sự kiện đội quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ ( LS 8 )

- Phong trào chống sưu thuế ở Trung kì do ảnh hưởng của phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng ( LS 8 )

- Sự kiện sau hai ngày đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đánh thắng 2 trận Phay Khắt và Nà ngần cuối năm 1944 ( LS 9 )

- Việc Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để tấn công Miền Bắc tháng 8- 1964 (LS 9 ) … và những sự kiện sách nêu sơ lược khác

5, Đối với các bài học về kinh tế, văn hoá, chính trị

Trang 9

Giáo viên cần đưa ra các câu chuyện sinh động tăng thêm sự hấp dẫn cho bài dạy.

Ví dụ :- Bài : “ Văn hoá cổ đại” ( LS 6 ) Giáo viên kể về quá trình xây dựng Kim tự tháp ở Ai cập, bí ẩn về những lăng mộ của các Pha ra ông, các căn hầm bí mật với những cái chết bí ẩn của một số nhà khoa học đã vào những căn hầm hay lăng mộ

đó, việc giải mã được những chữ cái tượng hình trong các lăng mộ của một nhà khoa học Pháp, tượng nhân sư…

- Bài : “ Nước Chăm Pa thế kỉ II đến thế kỉ X” ( LS 6 ) Giáo viên cần khắc hoạ được sự độc đáo của Tháp Chăm về nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc,

và các vật liệu xây dựng tháp về sự độc đáo cảu văn hoá Chăm…

- Bài : “Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên” ( LS 8 ) Giáo viên kể về việc phương thức sản xuất mới hình thành và phát triển ở các nước Tây Âu trong các thế kỉ XV đến XVII, đó là các công ty thương mại lớn dần được thay thế cho các thương hội thời trung đại, câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí của

Ma gien lăng, của Cô lôm bô…để tìm ra những vùng đất mới Từ đó học sinh thấy được sự xuất hiện phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa nó kéo theo nhiều việc tất yếu

- Đặc biệt khi trình bày các bài : “Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học

và nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX” ( LS 8 ) hay : “Cách mạng khoa học kĩ thuật

từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay” ( LS 9 ) Giáo viên nhất thiết phải đưa ra những câu chuyện liên quan đến các phát minh, hay những câu chuyện

về các nhà khoa học, những thành tựu ngoài sức tưởng tượng hiện nay của nhân loại (Tài liệu “Những mẩu chuyện lịch sử văn minh thế giới” nhà xuất bản giáo dục)

Trên đây là một số những sự kiện không được trình bày trong sách giáo khoa Nhưng nhất thiết giáo viên phải sưu tầm được những câu chuyện liên quan đến bài dạy để kể cho học sinh, có thể là vào giờ ngoại khoá

Trang 10

6, Vậy sử dụng hình thức kể chuyện như thế nào để có ý nghĩa và có hiệu quả giáo dục cao nhất ?

+ Phải lựa chọn câu chuyện phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học

+ Có thể cắt giảm những chi tiết không liên quan, chi tiết rườm rà không cần thiết + Không nên lạm dụng quá việc kể chuyện làm loãng không khí học tập, hoặc lãng phí thời gian tiết học

+ Giáo viên phải tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu tham khảo lịch sử, các câu chuyện lịch sử…và luyện ngôn ngữ kể chuyện sao cho thật hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và thực sự hỗ trợ cho tiết dạy

+ Giáo viên có thể kết hợp kể chuyện với việc cho học sinh xem tranh ảnh, quan sát lược đồ, sa bàn…

+Trong quá trình kể chuyện giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ thực tế với nội dung, hay tình tiết nào đó của chuyện cho học sinh dễ hiểu

+ Giáo viên nhất thiết phải kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp khác đảm bảo nhịp nhàng cho tiết học

III/ Kết luận :

Trên cơ sở bàn về phương pháp kể chuyện trong giờ dạy – học lịch sử ở bậc THCS Chắc chắn sẽ làm cho học sinh yêu thích bộ môn này hơn, nhận thức đúng việc học tập môn lịch sử đúng mức Từ đó hình thành cho học sinh một thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện, nhân vật…thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể,

để từ đó khắc sâu hơn nữa nội dung đó, hay một vấn đề lịch sử nào đó mà mục tiêu bài học đặt ra cho thầy và trò cần đạt được, đối với bộ môn được cho là không mấy hấp dẫn với người học này

Ngày đăng: 06/06/2014, 14:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w