1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 564,9 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI (3)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (3)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành (3)
      • 1.1.2. Quá trình phát triển (5)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức (9)
      • 1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (9)
      • 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban (11)
    • 1.3. Các thành tựu đã đạt được (14)
      • 1.3.1. Thành tựu trong kinh doanh (14)
      • 1.3.2. Các thành tựu khác (16)
    • 1.4. Đặc điềm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (18)
      • 1.4.1. Sản phẩm (18)
      • 1.4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Snack Kinh Đô tại Hà Nội (22)
      • 1.4.3. Tính chất cạnh tranh (23)
      • 1.4.4. Nguồn cung ứng (28)
      • 1.4.5. Nhân lực (30)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI (33)
    • 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm (33)
      • 2.1.1. Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ (33)
      • 2.1.2. Tình hình tiêu thụ theo kênh phân phối (39)
    • 2.2. Đánh giá giải pháp mà Công ty đã áp dụng cho sản phẩm Snack (42)
      • 2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường (42)
      • 2.2.2. Các chính sách marketing-mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội (43)
        • 2.2.2.1. Chính sách sản phẩm (43)
        • 2.2.2.2. Chính sách giá (44)
        • 2.2.2.3. Chính sách phân phối (46)
        • 2.2.2.4. Các hoạt động xúc tiến bán (48)
    • 2.3. Nhận xét (49)
      • 2.3.1. Các thành tựu (49)
      • 2.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân (50)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI (51)
    • 3.1. Định hướng phát triển của công ty (52)
      • 3.1.1. Phương hướng phát triển trong tương lai (52)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ Snack (52)
    • 3.2. Các giải pháp (53)
      • 3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường (53)
      • 3.2.2. Bảo trì, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm (54)
      • 3.2.3. Chính sách giá (55)
      • 3.2.4. Phát triển thương hiệu (56)
      • 3.2.5. Mở rộng hệ thống kênh phân phối (57)
      • 3.2.6. Salesman phụ trách (58)
      • 3.2.7. Tăng cường các chính sách xúc tiến hỗ trợ bán (59)
  • KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................58 (60)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (gọi tắt là Kinh Đô miền Bắc) được thành lập ngày 19/08/1999 theo quyết định số 139/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô (sau đây gọi tắt là Kinh Đô) có trụ sở chính tại 6/134 quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Chính thức đi vào hoạt động ngày 01/09/2001.

 Tên công ty: Công ty Cổ Phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.

 Tên giao dịch đối ngoại : North Kinhdo Food Joint-stock Company.

 Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc.

 Ý nghĩa của Logo Công ty:

- Tên “Kinh Đô” là mong muốn của Công ty có sự lớn mạnh vững vàng, nâng cao tầm vóc và uy tín của mình trên thương trường quốc tế.

- “Màu đỏ” tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ tâm huyết và lòng trung thành, tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của Công ty.

- “Hình Ellipse” đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm của Kinh Đô chiếm thị phần quan trọng và ổn định.

- “Vương miện” đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn hướng tới năm châu Với sức bật trong đầu tư, tạo nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ ngày càng vươn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.

Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

 Văn phòng đại diện: 200 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.

 Email : kido.co@kinhdofood.com

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000.

 Tầm nhìn: Những sản phẩm cơ bản tạo nên giá trị phong cách sống.

 Sứ mệnh: NKD phấn đấu đưa hình ảnh công ty trở thành một nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng đầu tại miền Bắc thông qua việc vươn lên và củng cố vị trí dẫn đầu thị trường cho các dòng sản phẩm chủ lực do công ty sản xuất là Firstpie, Solite, Bun, Crackers, Bakery, Chocolate đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường trong khu vực, nhằm khẳng định vị thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế, tạo ra sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định, góp phần gia tăng cho cổ đông.

 Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại Mua bán lương thực, thực phẩm, mua bán rượu bia các loại, mua bán thuốc lá điếu,

 Sản phẩm chính : Công ty hiện có 21 nhóm sản phẩm Bánh Bakery, bánh

Snack, bánh Cracker, Minirol & Layer Cake, bánh mỳ, bánh trung thu, sản phẩm kẹo đường Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm…

 Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối bao phủ trên 28 tỉnh thành phố phía

Bắc và trên 50 nhà phân phối kết hợp với hơn 20.000 cửa hàng bán lẻ cùng chuỗi siêu thị của công ty chiếm 30% thị phần miền Bắc

- Tổng diện tích nhà xưởng: 12ha.

- Tổng số lao động: 2000 người.

- Thu nhập bình quân: 2.500.000 đồng/ tháng.

- Vốn điều lệ: Tại ngày thành lập là 10.000.000.000 đồng, được chia thành 100.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần do Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, các cổ đông sáng lập khác là thể nhân góp Trong đó công ty Kinh Đô chiếm 60% vốn góp tại thời điểm thành lập.

- Trang thiết bị vật tư: Đối với doanh nghiệp sản xuất, mọi quyết định đầu tư vào năng lực sản xuất đều quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó trên thị trường Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và luôn nghiên cứu, lập kế hoạch chi tiết trước mỗi quyết định đầu tư Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa và hướng tới phát triển thị trường xuất khẩu, công nghệ và tất cả các dây chuyền sản xuất do Công ty đầu tư đều là loại hiện đại nhất.

- Tổng nguyên giá TSCĐ 31/12/2003 : 64.222.052.626 đồng

- Giá trị còn lại của TSCĐ 31/12/2003 : 58.714.004.651 đồng

 Ngày 28/01/2000: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc được thành lập.

 Ngày 01/09/2001: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc đi vào hoạt động.

 Ngày 15/12/2004: Niêm yết trên sàn chứng khoán.

- Nơi niêm yết: Trung tâm giao dịch chứng khoán HCM – HSTC

- Ngành công nghiệp: Thực phẩm/ Thức uống/ Bánh kẹo

- Tổng số cổ phần: 5.000.000 cổ phần.

- Thời gian hoạt động: Vô hạn, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động trước thời hạn theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của Công ty.

 Sự gia tăng và phát triển về nguồn vốn: Vốn điều lệ tại ngày thành lập là 10.000.000.000 đồng, được chia thành 100.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần do Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, các cổ đông sáng lập khác là thể nhân góp Nhưng sau đó số vốn điều lệ của công ty đã không ngừng gia tăng Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô vẫn nắm giữ lượng cổ phiếu áp đảo: 60% vốn điều lệ với tổng mệnh giá 6.000.000.000 VNĐ.

Bảng 1.1 : Thông tin chi tiết từng lần tăng vốn của Công ty cụ thể

Số lượng cổ phần phát hành thêm

Hình thức phát hành Giá bán

Cổ đông hiện hữu mua

Nhà đầu tư bên ngoài mua

13.000.000.000 30.000 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0% 23.700.000.000 107.000 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0% 28.440.000.000 47.400 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0% 35.715.000.000 72.750 Nhà đầu tư bên ngoài Đấu giá 0% 100%

50.000.000.000 142.850 Trả cổ tức bằng cổ phiếu Tỷ lệ

( Nguồn: Bản cáo bạch của NKD)

Bảng 1.2: Cơ cấu sở hữu cụ thể

Cổ đông sáng lập Tổng mệnh giá %Vốn điều lệ Loại cổ phần

CTy TNHH Xây dựng và

CB thực phẩm Kinh Đô 6.000.000.000 60,00% CP phổ thông

Vương Ngọc Xiềm 1.000.000.000 10,00% CP phổ thông

Vương Bửu Linh 1.000.000.000 10,00% CP phổ thông

Trần Vinh Nguyên 500.000.000 5,00% CP phổ thông

Trần Quốc Nguyên 500.000.000 5,00% CP phổ thông

Bùi Thanh Tùng 500.000.000 5,00% CP phổ thông

Trịnh Hiếu Từ 500.000.000 5,00% CP phổ thông

(Nguồn : Bản cáo bạch của công ty)

 Đến cuối tháng 09/2004: Vốn điều lệ của Kinh Đô miền Bắc là 50.000.000.000 đồng và được chia thành 5.000.000 cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần Cơ cấu sở hữu cụ thể như sau:

- Cổ đông bên ngoài doanh nghiệp:

+ Số lượng cổ đông: 168 người.

+ Sở hữu: 1.803.356 cổ phần, chiếm 36,07 % Vốn điều lệ.

- Cổ đông trong doanh nghiệp:

+ Số lượng cổ đông : 07 người.

+ Sở hữu: 3.196.644 cổ phần, chiếm 63,93 % Vốn điều lệ.

 Tháng 05/2004: Mua cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và hợp tác quốc tế

 Năm 2005: Diễn ra các hoạt động chính sau:

Ngày 19/12/2005: Công ty đã chính thức niêm yết bổ sung 2.000.000 cổ phần trên thị trường chứng khoán nâng mức vốn điều lệ tăng lên 70.000.000.000 đồng và đến hết ngày 31/12/2006 Công ty có mức vốn điều lệ là 83.999.970.000 đồng.

- Tham gia góp vốn 44.1 tỉ đồng (chiếm 49%) liên doanh xây dựng cao ốc tại Hà Nội.

- Góp vốn: 7,5 tỉ đồng (chiếm 15%) thành lập công ty Tribeco-miền bắc

- Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cracker: 30 tỉ đồng (100%).

- Đầu tư 04 cửa hàng Bakery mới: 2 tỉ đồng.

- Đầu tư dây chuyền Bun mới: 2,6 tỉ đồng.

- Đầu tư sửa chữa MMTB, nhà xưởng, văn phòng: 3 tỉ đồng.

- Phát triển thêm 11 sản phẩm mới và 2 nhóm bánh :

Hoàn thành lắp đặt và đưa vào sản xuất 1 chuyền bánh Layercake và Swissroll mới hiện tại đã đi vào sản xuất ổn định

+ Nhóm bánh công nghiệp : Đã phát triển thêm 2 loại nhân khoai môn và Sandwich lát

+ Nhóm bánh Bakery : Đã phát triển thêm được 09 loại sản phẩm phục vụ cho khách hàng thông qua hệ thống Bakery.

 Năm 2007: Kinh Đô miền bắc có những bước tiến:

- Ngày 25/05/2007: Công ty đã tiến hành lễ động thổ khởi công xây dựng nhà máy TriBeco Miền Bắc với tổng chi phí khoảng 100 tỷ đồng với diện tích 30.000m 2

Dự án này đã nâng tổng số nhà máy thuộc hệ thống Kinh Đô lên 8 nhà máy và 10 công ty thành viên.

- Ngày 31/05/2007, Công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ lại chưa phân phối và các Quỹ của Công ty nâng tổng Vốn Điều lệ từ 84 tỷ đồng lên 107,9 tỷ đồng.

- Ngày 18/12/2007 vừa qua, Công ty CP CBTP Kinh Đô Miền Bắc đã chính thức khai trương Bakery Kinh Đô thứ 7 tại địa chỉ 41 Lạc Long Quân Trong tháng 11, Kinh Đô Miền Bắc cũng đã đồng loạt khai trương 2 Kinh Đô Bakery tại địa chỉ 27 Hàng Lược và 183A Phố Lò Đúc Nâng tổng số cửa hàng toàn hệ thống Kinh Đô Bakery của công ty lên 9 cửa hàng.

- Tính đến 31/12/2007 là: 1.815 người tăng 21% so với năm 2006.

- Công ty thiết lập thêm 2 nhà phân phối, nâng tổng số nhà phân phối tại miền Bắc lên 51.

- Tính đến ngày 31/12/2008 : Tổng số cán bộ nhân viên của công ty là: 1.840 người tăng 1% so với 2007.

- Công ty đã nghiên cứu phát triển 49 sản phẩm mới trong đó tập trung chủ yếu vào các sản phẩm tiêu thụ hệ thống Bakery.

- Tháng 8/2008: Chính thức triển khai dự án SAP theo kế hoạch triển khai khai thác phần mền hàng đầu thế giới trong quản lý đưa vào ứng dụng

- Mở thêm 2 Bakery mới ở Long Biên và Cầu Giấy.

Cơ cấu tổ chức

1.2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Kinh Đô miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999.

Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ các hoạt động của Công ty.

Hệ thống tổ chức của công ty theo kiểu ma trận Hệ thống tổ chức kiểu ma trận cho phép làm việc trực tiếp giữa bộ phận đối tượng và chức năng; mỗi bộ phận đối tượng và phòng chức năng đều có quyền ra mệnh lệnh về các vấn đề có liên quan Hệ thống này đơn giản hóa cơ cấu tổ chức và rất thích nghi với điều kiện môi trường kinh doanh không ổn định như Công ty cổ phần Kinh Đô.

OM AD,HR,IT ACCOUNT

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức đúng theo mô hình công ty cổ phần, bao gồm:

 Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông uỷ quyền Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát.

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ đại hội Các thành viên Hội đồng Quản trị là cổ đông của Công ty, được Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm.

Hội đồng Quản trị đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty, có toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của các cổ đông và tương lai phát triển của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình.

Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và một số Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông thông qua.

Gồm 3 bộ phận: Sale, marketing, hệ thống Bakery

- Phòng Sale có nhiệm vụ: chuyên bán hàng, liên kết, giám sát và duy trì mối quan hệ với các nhà phân phối, tìm hiểu khả năng mở rộng thị trường.

- Phòng Marketing có nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, xây dựng và thực hiện chiến dịch tung sản phẩm mới ra thị trường, tiến hành các chương trình khuyến mại.

- Các Bakery như một kênh bán lẻ của Công ty, tại các địa điểm này có tất cả các sản phẩm hiện có của Kinh Đô với mục đích là giới thiệu hình ảnh, đại diện của công ty về trưng bày sản phẩm.

 Khối phục vụ hỗ trợ

Có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, sản xuất của công ty.Khối phục vụ hỗ trợ có 5 bộ phận: Phòng quản lý đơn hàng, phòng IT, phòng phát triển nguồn nhân lực, phòng hành chính nhân sự, phòng tài chính kế toán Khối phục vụ hỗ trợ có nhiệm vụ:

- Phòng quản lý đơn hàng có nhiệm vụ: Lập kế hoạch kinh doanh Tiếp nhận nhu cầu sản lượng từ khối kinh doanh Xem xét lượng hàng tồn kho, để ra kế hoạch sản xuất mới Đồng thời, có vai trò điều phối cho phòng cung ứng vật tư Ngoài ra phòng quản lý đơn hàng còn đảm bảo kho bãi, bảo quản hàng hóa.

- Phòng IT có nhiệm vụ: Hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin trong công ty, xây dựng website cho công ty.

- Phòng phát triển nguồn nhân lực có nhiệm vụ: Thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Thực hiên các chính sách đãi ngộ và chế độ thù lao thỏa đáng.

- Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ: Quản lý sự vụ, các thủ tục hành chính, có chức năng kiểm soát các hoạt động hành chính trong công ty.

Các thành tựu đã đạt được

1.3.1 Thành tựu trong kinh doanh

Doanh thu của công ty tăng đều đặn qua các năm Tỉ lệ tăng trưởng bình quân từ

Tỉ lệ tăng trưởng về doanh thu cao mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng do đặc thù của ngành là chế biến thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và những nỗ lực riêng nên công ty vẫn có được tỉ lệ tăng trưởng tốt Có được thành tích này là do công ty đã không ngừng cải tiến kĩ thuật, nhập thêm nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại Ứng dụng những quy trình sản xuất mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những sản phẩm mới ra đời có mẫu mã bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, sự gia tăng các điểm bán lẻ và hệ thống phân phối đã làm tăng doanh thu một cách đáng kể ( 22%).

Biểu đồ 1.1 : Doanh thu các năm và kế hoạch năm 2009, 2010

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Tỉ lệ lợi nhuận của Công ty tăng bình quân 30%/năm Tỉ lệ này duy trì từ năm

2002 đến năm 2007 Nguyên nhân chủ yếu là do việc hợp lí hóa trong công tác quản lý, tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm tăng cường đẩy mạnh thị trường xuất khẩu sang các nước đặc biệt là thị trường Lào và chú trọng mở rộng thị trường nội địa các tỉnh phía Bắc

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ lợi nhuận các năm và kế hoạch năm 2009, 2010

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Tuy doanh thu của năm 2008 đạt tiêu chuẩn để ra nhưng mức lợi nhuận củaCông ty chỉ đạt 1 tỷ đồng Năm 2008, là một năm khó khăn chung của toàn nền kinh tế.Những tháng đầu năm, Công ty phải đối mặt với tình hình lạm phát, nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng cao đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Những tháng tiếp theo công ty phải đối phó với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, sức mua tại thị trường nội địa giảm mạnh và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đầu tư tài chính của công ty Thị trường chứng khoán của Việt Nam tuột dốc nhanh chóng, thị giác các cổ phiếu của công ty đã đầu tư theo đó mà cũng bị giảm theo Vào thời điểm lập báo cáo công ty đã tiến hành trích quỹ dự phòng đầu tư tài chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty còn 978 triệu đồng.

Năm 2001: Kinh Đô nhận bằng khen: đã có thành tích tích cực tuyên truyền, vận động và ủng hộ xây nhà tình nghĩa và tình thương.

Năm 2003: Kinh Đô nhận bằng khen: hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế

Năm 2004: Kinh Đô nhận bằng khen: hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế 2003.Năm 2005: Kinh Đô nhận bằng khen: hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2004.Ngoài ra, Kinh Đô miền Bắc còn có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng Kinh Đô được lọt vào top ten các thương hiệu hàng đầu Việt Nam.

Bảng 1.3: Bảng xếp hạng thứ tự các thương hiệu

Thương hiệu Quốc gia Ngành hàng Chỉ số nổi tiếng

1 HONDA Japan PHƯƠNG TIỆN GIAO

4 KINH ĐÔ Viet Nam THỰC PHẨM 60,3

5 SONY Japan ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - ĐIỆN GIA

6 METRO Germany THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP 57,8

8 BẢO VIỆT Viet Nam BẢO HIỂM 57,1

9 AGRIBAN Viet Nam NGÂN HÀNG - CÁC DỊCH 56,9

10 VIETTEL Viet Nam VIỄN THÔNG 55,6

Đặc điềm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Nhóm bánh Snack là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô được áp dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản từ 1994 Bánh Snack Kinh Đô được đầu tư nghiên cứu với nhiều chủng loại hương vị mang tính cách tân phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam

Sản phẩm Snack được sản xuất theo quy trình nhập ngoại Nguồn nguyên liệu đầu vào được chọn lọc kĩ, quá trình sản xuất được tuân thủ theo đúng những tiêu chuẩn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Trong những năm gần đây công ty Kinh Đô luôn chú trọng và đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và quản lý chất lượng theo quá trình TQM Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất Khi lựa chọn sản phẩm của Kinh Đô người tiêu dùng có sự tin tưởng tuyệt đối về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hình 1.2: Quá trình sản xuất sản phẩn Snack

Bảng 1.4: Danh mục sản phẩm 2009

Tên sản phẩm Trọng lượng (gr) QC

Kitto Snack Sữa dừa 7 200 gói

Kitto Snack Rau quả 7 200 gói

Kitto Snack Cari gà 7 200 gói

Kitto Snack Cua rang me 12 100 gói

Kitto Snack Bò ngũ vị 45 40 gói

Kitto Snack Hành tỏi 50 40 gói

Snack Shachi ống hành 18 60 gói

Slide Potato Hot & Spicy 75 28 lon

Slide Potato Sour Cream & Onion 75 28 lon

160 14 lon Đặc thù của ngành hàng Snack là dòng sản phẩm ăn chơi Lứa tuổi phục vụ là từ

5 – 30 tuổi Snack Kinh Đô đa dạng về chủng loại, mùi vị hấp dẫn, có nhiều sự lựa chọn về khối lượng bao gói cho người tiêu dùng Chất lượng của Snack Kinh Đô luôn luôn được bảo đảm Trong nhiều năm liền Kinh Đô đã đạt được danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và các chứng chỉ về chất lượng, quản lí chất lượng Hầu hết các loại Snack của Kinh Đô đã được phân khúc giá cả hợp lí, phù hợp với mức tiêu dùng và thu nhập của người tiêu dùng Đặc biệt giá cả của các sản phấm rất phù hợp với đối tượng tiêu dùng mà Công ty đã lựa chọn là người tiêu dùng từ 5-30 tuổi

Mức giá được phân ở 4 mức độ cơ bản:

Hiện tại, Kinh Đô có tất cả 38 loại Snack với các mùi vị và trọng lượng bao gói khác nhau Các vị được yêu thích như: Hải sản, bò, gà cari được sản xuất và đóng gói với nhiều loại trọng lượng khác nhau thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn Trong đó chủ yếu và nổi bật vẫn là các sản phẩm như: Sachi và Kitto Sachi là sản phẩm phổ biến của Snack Kinh Đô Mới đây, Kinh Đô đã nghiên cứu và tung ra thị trường loại Snack Slide Đây là loại sản phẩm mới với công nghệ chế biến nhập ngoại Được làm từ khoai tây thơm ngon, phong cách bao gói sáng tạo, Slide đang là dòng sản phẩm hứa hẹn của Snack Kinh Đô Tuy nhiên giá của Slide còn cao so với mức tiêu dùng của nhóm khách hàng chính.

Mùi vị các sản phẩm Snack của Kinh Đô cũng rất phong phú, đa dạng, hương vị tự nhiên, hấp dẫn người tiêu dùng, đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên.

Tuy nhiên trong kinh doanh và nhất là trong ngành Snack – một mặt hàng dành cho giới trẻ thì những yếu tố như chất lượng cao, và mùi vị hấp dẫn thì vẫn chưa thể tạo ra sức hút lớn với khách hàng Bởi sự quyết định lựa chọn của người tiêu dùng còn phụ thuộc nhiều vào mẫu mã, bao bì, những yếu tố thể hiện ra bên ngoài của sản phẩm,cách trưng bày sản phẩm ở các kênh phân phối, điểm bán Theo đánh giá khách quan thì mẫu mã và bao gói của Snack Kinh Đô còn nhiều hạn chế Điều này ảnh hưởng lớn đến doanh số bán và độ phủ của sản phẩm trên thị trường.

Nhà phân phối Bakery Siêu thị

Người tiêu dùng cuối cùng

1.4.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm Snack Kinh Đô tại Hà Nội

Kinh Đô miền Bắc hiện đang củng cố thị trường trong nước và đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài

Tính đến cuối năm 2008, Công ty Kinh Đô miền Bắc đã có một hệ thống phân phối trải rộng khắp 28 tỉnh thành phía Bắc với trên 50 nhà phân phối, khoảng gần

20000 điểm bán lẻ và chuỗi bakery Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Kinh Đô rất rộng lớn và đầy tiềm năng

Chủ yếu các sản phẩm của Kinh Đô đều được phân phối qua 3 kênh chính: Hệ thông đại lí, hệ thống các siêu thị và hệ thông Bakery của Công ty Sản phẩm Snack cũng vậy nhưng chủ yếu sản phẩm này được phân phối qua kênh đại lí.

Hình 1.3: Hệ thống kênh phân phối của Kinh Đô miền Bắc

Hiện tại thì hệ thống đại lí đóng góp 85% doanh số tiêu thụ cho Công ty.

Riêng với sản phẩm Snack có tất cả 58 nhà phân phối được chia thành 5 khu vực để quản lí Việc phân chia các khu vực này được dựa trên tiêu thức lãnh thổ, địa lí.

Người Hà Nội xưa có thói quen và văn hóa ẩm thực rất tinh tế và cầu kì nhưng trong những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường phát triển nhanh thì đời sống của người dân được cải thiện, nhịp sống của người dân trở nên náo nhiệt và gấp gáp hơn. Những sản phẩm ăn nhanh lại có chỗ đứng trên thị trường và dần thay thế những món ăn xưa

Sản phẩm Snack ra đời và được xem như dòng sản phẩm ăn chơi dùng thay cho các bữa ăn phụ, mang tính chất nhanh và gọn Điều này lại rất phù hợp với lối sống thành thị như hiện nay

Tính đến năm 2009, Hà Nội có gần 6,5 triệu dân, chiếm 7.51% tổng số dân cả nước Với mức thu nhập trung bình cao (1700 USD/ năm/ người), mức tiêu dùng bình quân của thị trường Hà Nội là khá cao Vì vậy, Hà Nội được coi là thị trường tiềm năng trong các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô nói chung và ngành Snack nói riêng

Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ Hà Nội đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức. Trên thị trường này xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, điều này đòi hỏi Kinh Đô miện Bắc phải có những chính sách phù hợp để tồn tại và phát triển.

Tuy Snack là sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô và Kinh Đô cũng là công ty đầu tiên sản xuất Snack tại Việt Nam nhưng trên thị trường cũng xuất hiện nhiều đối thủ lớn cạnh tranh với Kinh Đô miền Bắc như: Pepsico Việt Nam (với sản phẩm POCA), Orion (với sản phẩm O’star), Liwayway (với sản phẩm Oishi) và các sản phẩm của Hải

Hà, Hải Châu, Tràng An

Theo kết quả tổng hợp từ tháng 6/ 2008 đến 6/ 2009, doanh số bán của Kinh Đô là thấp nhất, của Liwayway là cao nhất, trong một năm qua có nhiều biến động về kinh tế điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng Snack của Kinh Đô có xu hướng giảm doanh số bán mạnh nhất từ 16 tỉ đồng giảm xuống còn 3 tỉ đồng (giảm 13 tỉ đồng) Liwayway tuy dẫn đầu về doanh số bán nhưng cũng bị sụt giảm từ 78 tỉ đồng xuống còn 69 tỉ đồng (giảm 9 tỉ đồng) Trong khi đó Pepsico và Orion lại có xu hướng tăng Pepsico tăng từ 28 tỉ lên 40 tỉ đồng (tăng 12 tỉ) Orion tăng từ 20 tỉ lên 26 tỉ đồng(tăng 6 tỉ đồng) Điều này cho thấy, mặt hàng Snack của Poca và Orion đang được người tiêu dùng lựa chọn nhiều Sản phẩm của Pepsico và Orion lại chủ yếu ở phân khúc giá trung bình và cao, nguyên liệu chủ yếu được hai hãng đưa vào chế biến chủ yếu là khoai tây Có thể thấy, khẩu vị của người tiêu dùng đã thay đổi ít nhiều Các sản phẩm được chế biến từ khoai tây có sức hút với người tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm Snack truyền thống được là từ tinh bột.

Biểu đồ 1.3: Doanh thu của Kinh Đô và đối thủ cạnh tranh

THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm

thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội

2.1.1 Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ

Trong những năm đầu khi Snack mới được sản xuất tại Việt Nam, Công ty cổ phần Kinh Đô là đơn vị đi đầu trong sản xuất mặt hàng này và gặt hái được nhiều thành công Trước đó, người tiêu dùng chỉ biết đến sản phẩm Snack nhập từ Thái Lan Trước thực trạng đó, Kinh Đô nhận thấy thị trường trong nước đầy tiềm năng nên công ty đã quyết định nghiên cứu và ứng dụng sản xuất thành công sản phẩm Snack có mùi vị, độ giòn, thơm ngon không kém sản phẩm nhập ngoại Sau đó, công nghệ sản xuất được đưa ra ngoài Bắc để Kinh Đô miền Bắc tiếp tục duy trì và phát triển ngành hàng Snank.Nhưng bên cạnh mặt hàng Snack, Kinh Đô miền Bắc còn sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng khác có giá trị cao hơn, đóng góp lớn hơn cho tổng doanh thu.

Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ theo nhóm sản phẩm 2 năm 2007 – 2008

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị

Nhóm bánh mì công nghiệp 112584 20.49 153991 23.62

Số liệu từ bảng trên cho thấy nhóm sản phẩm được coi là mũi nhọn và chủ lực của Kinh Đô miền Bắc là nhóm bánh mì công nghiệp với tỉ trọng đóng góp vào doanh thu năm 2007 là 20.49% và tiếp tục dẫn đầu vào năm 2008 với 23.62% Đây là nhóm bánh được tiêu dùng thường xuyên hàng ngày, và bánh mì công nghiệp Kinh Đô đã có thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm chất lượng mùi vị phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Nhóm bánh Snack đem lại 34,789 tỉ đồng vào năm 2007 và 26,329 tỉ đồng vào năm 2008 (giảm 8,46 tỉ đồng) với tỉ trọng đóng góp vào doanh thu của Kinh Đô miềnBắc cũng giảm tương ứng là 6.33% và 4.04% Qua năm 2008 ta thấy Snack Kinh Đô

Snack nhiều hơn vì những ưu điểm mà mặt hàng này đem lại Nhưng năm 2008 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, tình trạng suy thoái kinh tế và lạm phát kéo dài khiến các doanh nghiệp mất dần khách hàng, thị trường tiêu dùng bị ngưng lại và hoạt động yếu nên tình trạng sụt giảm doanh thu là điều khó tránh khỏi của hầu hết các ngành hàng và hầu hết các công ty Tuy nhiên, xét trên tổng thể doanh thu của công ty và dựa vào biểu đồ dưới ta thấy ngành Snack đang đi xuống nhanh nhất Mức đóng góp vào doanh thu chung của công ty ở cả hai năm 2007 và 2008 đều ở mức thấp (dưới 10%).

Vì vậy, chưa thể coi Snack là mặt hàng chủ lực có đóng góp cao cho doanh thu chung của công ty.

Biểu đồ 2.1: Kết quả tiêu thụ theo nhóm sản phẩm 2 năm 2007 – 2008

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1)

Xét quá trình tiêu thụ mặt hàng Snack của Kinh Đô miền Bắc trong khoảng thời gian là 4 năm ta thấy được sự biến động về doanh số bán và doanh thu của ngành Snack Doanh số bán và doanh thu của ngành hàng tăng trưởng khá tốt trong 3 năm từ

(2005 – 2007) tỉ lệ tăng trưởng luôn ở mức trên 20% Nếu Snack của Kinh Đô vẫn tiếp tục giữ vững được tỉ lệ tăng trưởng này thì không những tỉ trọng đóng góp vào doanh thu chung của ngành Snack cho công ty tăng từ đó Snack được coi là mặt hàng chiến lược mà còn có khả năng dẫn đầu thị phần vượt lên các đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.2: Tăng trưởng sản lượng và doanh thu từ năm 2005 – 2008

Số lượng thùng Snack (5 thùng) được bán ra thị trường từ năm 2005 (59600) đến năm 2007 (92266) tăng 32666 thùng và doanh thu tăng 13,092 tỉ đồng nhưng đến năm 2008 thì tình hình tiêu thụ bị giảm sút nghiêm trọng Năm 2008 số lượng bán giảm

16849 thùng và theo đó doanh thu giảm 8,460 tỉ đồng Tỉ lệ tăng trưởng của năm 2008 so với năm 2007 đã sụt giảm nghiêm trọng (về số lượng là – 18.27%, về doanh số là –24.32%) Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nền kinh tế của năm 2008 có nhiều biến động dẫn đến giá nguyên liệu tăng cộng thêm tình trạng tiêu dùng của người dân bị giảm sút nên doanh thu của ngành Snack năm 2008 giảm mạnh và đáng báo động.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng sản lượng và doanh thu từ năm 2005 – 2008

Trên thị trường Hà Nôi có tất cả 10 nhà phân phối Snack, các nhà phân phối này chịu sự giám sát, quản lí và trợ giúp của các giám sát bán hàng Các giám sát bán hàng lại chịu sự quản lí trực tiếp của trưởng ngành hàng Trưởng ngành hàng dựa vào định hướng và kế hoạch của công ty để đưa ra kế hoạch tiêu thụ cho ngành hàng của mình. Sau khi đưa ra các kế hoạch thì giám sát bán hàng phải có nhiệm vụ thực thi các kế hoạch đã đề ra Mỗi năm, tùy theo doanh số và doanh thu của năm trước cộng với những dự báo hàng năm mà công ty đưa ra các kế hoạch về doanh thu khác nhau. Ngoài ra, để có được kết quả tốt nhất tránh tình trạng một số địa điểm thừa hàng mà một số địa điểm lại thiếu hàng thì trưởng ngành hàng còn đưa ra những mức doanh thu dự kiến khác nhau cho mỗi nhà phân phối Từ đó xác định chính xác nhất lượng hàng cần thiết tại mỗi nhà phân phối

Bảng 2.3: Báo cáo tiến độ doanh số

1 Trung tâm TM&DV Cửu

2 Cty CP ĐT&TM Thiên Minh

3 Cty Sơn Hải – Thanh Xuân

4 Cty TNHH TM Long Hải -

6 Cty Diêu Bình – Hà Nội

7 Cty TNHH Mỹ Ngọc – Hàng

8 Cty TNHH TM&DV Thắng

10 Cty TNHH Tập đoàn Phương

Từ bảng báo cáo tiến độ doanh số từ ngày 1/1/2009 đến ngày 23/10/2009 thấy tỉ lệ tăng trưởng của kế hoạch năm 2009/2008 luôn ở trên mức 100% Cho thấy mức kì vọng của công ty vào tình hình tiêu thụ của năm 2009 ( một năm sau năm khủng hoảng

2008) là rất lớn đặc biệt có những nhà phân phối tỉ lệ này tăng lên đến trên 1000%

Quận Đống Đa và quận Cầu Giấy là 2 nơi được công ty coi như thị trường trọng điểm với mức tỉ lệ tăng trưởng kế hoạch rất cao Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm thực hiện của năm 2009/2008 lại không được như mong đợi Chỉ có nhà phân phối là Trung tâm TM

& DV Cửu Long có doanh số bán năm 2009 cao hơn năm 2008 Còn lại các nhà phân hoạch của năm 2008 cũng rất thấp Sự sụt giảm về doanh thu ngành Snack của Kinh Đô năm 2008 đã là vết trượt dài để năm 2009 Kinh Đô miền Bắc tiếp tục giảm sút Đây là tình trạng đáng báo động cho ngành Snack của Kinh Đô Nếu không có những kế hoạch phù hợp và những chính sách kích cầu thích đáng thì rất có thể Kinh Đô miền Bắc sẽ phải rút khỏi ngành Snack – một ngành rất tiềm năng.

2.1.2 Tình hình tiêu thụ theo kênh phân phối

Hệ thống phân phối của Kinh Đô được chia làm hai kênh chính là GT (General trade: thị trường truyền thống) và MT (Modern trade: thị trường hiện đại) dựa theo cách bán hàng Theo kênh GT bán hàng là qua các trung gian như nhà phân phối và đại lí còn theo kênh MT bán hàng qua các Metro và các siêu thị.

Thông thường thì các thành phố lớn mới áp dụng cả hai kênh GT và MT vì tại các nơi này hệ thống siêu thị phát triển và phổ biến Còn ở các tỉnh lẻ thì hệ thống kênh

Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ Snack trên thị trường qua kênh MT

Các tỉnh miền Bắc Năm 2007 Năm 2008

Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng

Vì Hà Nội là thủ đô của cả nước Tại Hà Nội chuỗi siêu thị rất phát triển và văn hóa mua hàng trong siêu thị đã trở nên quen thuộc với người dân ở đây Ngoài ra, Hà Nội còn là nơi đông dân do vậy đã đóng góp cao nhất cho doanh thu chung của Kinh Đô tại các tỉnh miền Bắc Năm 2008 doanh số chung ngành Snack của Kinh Đô giảm so với năm 2007 Năm 2007 tổng cộng doanh thu của ngành Snack trên các tỉnh phía

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh thu theo thị trường lớn trên kênh MT

Quá trình phân tích doanh thu theo kênh và theo thị trường giúp cho Công ty phát hiện thị trường cần tập trung và cách thức bán hàng phù hợp Từ đó dự đoán và đưa ra những phương hướng giải quyết và chiến lược thị trường cụ thể

Đánh giá giải pháp mà Công ty đã áp dụng cho sản phẩm Snack

2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường

Công ty đã triển khai hoạt động nghiên cứu thị trường dười nhiều hình thức khác nhau, cụ thể là:

Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của Công ty và nhà phân phối, từ đó Công ty luôn nhận được những thông tin phản hồi để cải tiến sản phẩm và nghiên cứu sản phẩm.

Thông qua các công ty tư vấn chuyên nghiệp, Công ty tổ chức khảo sát nhu cầu thị trường, khảo sát thăm dò hiệu quả các chiến dịch quảng cáo của Công ty đối với người tiêu dùng, khảo sát cho mục đích thương hiệu của Công ty.

Các hoạt động nghiên cứu thị trường đã có những tác động rất tích cực đến chiến lược sản phẩm và chiến lược kinh doanh nói chung của Công ty, góp phần không nhỏ đến sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

Thông thường thì phòng Marketing là phòng đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu thị trường Qua các phương pháp nghiên cứu thị trường có thể áp dụng, những kết luận được phòng này rút ra và gửi cho cấp quản lí cao hơn để có những ý kiến cuối cùng. Sau đó ý kiến về một sản phẩm mới hay một sự thay đổi nào đó được đưa cho các phòng ban phù hợp thực hiện Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển của Công ty được tiến hành khá đa dạng, bao gồm:

- Nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, từ khâu sơ chế nguyên vật liệu, chế biến, định hình đến khâu đóng gói, bảo quản sản phẩm.

- Nghiên cứu biện pháp cải tiến các sản phẩm hiện có về chất lượng, kiểu dáng , bao bì.

- Nghiên cứu sản xuất sản phẩm trên dây chuyền Công ty mới đầu tư hoặc dự kiến đầu tư.

- Nghiên cứu việc sử dụng các nguyên vật liệu mới vào quá trình sản xuất sản phẩm.

- Nghiên cứu việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu nhằm đảm bảo yêu cầu của khách hàng nước ngoài đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.

Nhận thấy nhu cầu về loại Snack được chế biến từ khoai tây ngày một cao nên Công ty đã nghiên cứu thị trường Snack hiện tại và có được những kết luận hợp lí. Năm 2008, sản phẩm Slide được sản xuất và đưa vào tiêu thụ Có thể coi Slide là một bước đột phá mới về công nghệ chế biến Snack của Kinh Đô Tuy nhiên, xét chung dựa trên những kết quả mà ngành Snack của Kinh Đô đã đạt được ta thấy công tác nghiên cứu thị trường chưa được coi trọng Chỉ sau khi các hãng khác tung ra sản phẩm Snack khoai tây và sau khi thị trường đang nghiêng dần sang sản phẩm này thì Kinh Đô mới tiến hành nghiên cứu và sản xuất Slide Do vậy, để ngành Snack nói riêng và các sản phẩm của Kinh Đô nói chung hoàn thiện hơn nữa thì công tác nghiên cứu thị trường của Kinh Đô miền Bắc cần được quan tâm phát triển nhiều hơn

2.2.2 Các chính sách marketing-mix hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội 2.2.2.1 Chính sách sản phẩm

Không có nhiều sự khác biệt hóa sản phẩm trong ngành Snack Một sản phẩm mới được tung ra thị trường phải trải qua việc bán thử và nghiệm thu kết quả Tuy nhiên, khi đưa vào tiêu thụ chính thức thì có thể mùi vị của loại Snack đó không được người tiêu dùng chấp nhận Vì vậy, sự khác biệt về sản phẩm ở đây chủ yếu thể hiện trên bao gói sản phẩm Bao gói của Snack Kinh Đô rất sặc sỡ nhiều màu sắc và hình ảnh vui nhộn, kiểu thiết kế này rất bắt mắt và gây ấn tượng với lứa tuổi nhỏ Nhưng với lứa tuổi lớn hơn thì điều này lại không tạo được ấn tượng tốt Vì với lứa tuổi lớn hơn đó thì tâm lí của khách hàng lúc này là muốn khẳng định mình, muốn thể hiện mình. Trong khi những nhân vật, hình ảnh hoạt hình trên bao bì của Kinh Đô không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở lứa tuổi này Kinh Đô miền Bắc đã đưa ra rất nhiều loại sản phẩm mới với mùi vị khác nhau nhưng chỉ có một số dòng Snack bán chạy và có mặt ở Hà Nội như :Kito và Sachi Có thể nói tính đa dạng sản phẩm của Snack Kinh Đô tại thị trường Hà Nội là rất thấp, người tiêu dùng ít có sự lựa chọn những mùi vị hợp với sở thích của mình.

Sản xuất và đưa vào tiêu thụ sản phẩm Slide là một sự đổi mới đáng kể của Kinh Đô Bao gói của Slide tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm Thay vì bao gói với chất liệu nilon thông thường thì Slide được đựng trong hộp giấy cứng tròn Hình thức của Slide dễ gây ấn tượng với người mua Dùng sản phẩm Slide khách hàng sẽ thấy sự khác biệt vì cách thức dùng sản phẩm Slide không giống như các sản phẩm cơ bản khác.

Giá bán của sản phẩm là yếu tố được hầu hết người tiêu dùng quan tâm đầu tiên. Giá bán của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty

Giá của mặt hàng Snack được đánh giá dưới hai góc độ Giá bán của sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và giá mà các công ty giao bán cho các nhà phân phối và đại lí tiêu thụ từ đó có thể rút ra tỉ lệ chiết khấu mà các trung gian được hưởng khi bán sản phẩm cho các hãng khác nhau.

Orion chỉ sản xuất một loại sản phẩm O’Star với trọng lượng duy nhất là 24gr và được bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng là 4000đ Các sản phẩm của Pepsico có hai mức giá là 2500đ và 4000đ tương ứng với 2 loại Snack được chế biến với nguyên liệu khác nhau Nếu xét trên phân khúc giá cao thì chỉ có hai đối thủ cạnh tranh chính là Pepsico và Orion nhưng ở phân khúc giá thấp thì mặt hàng Oishi của Liwayway được đánh giá là không có đối thủ Các mức giá phổ biến mà khách hàng thường mua của Liwayway và Kinh Đô cũng như của các hãng khác là từ 500đ đến 2500đ Nếu so với thu nhập như hiện tại của người dân Hà Nội thì mức giá từ 2500đ đến 4000đ dễ dàng được chấp nhận Nhưng ở khu vực thị trường các tỉnh xa thì (nông thôn, miền núi) thì giá sản phẩm dưới 1500đ được chấp nhận nhiều hơn Tuy nhiên, Kinh Đô lại không xác định một phân khúc giá cụ thể như các đối thủ cạnh tranh khác. Sản phẩm Kinh Đô có mặt ở hầu hết các phân khúc giá thậm chí Slide lại ở một phân khúc giá quá cao Điều này hạn chế cho quá trình cạnh tranh chiếm thị phần của Kinh Đô Kinh Đô cần định ra một phân khúc giá hợp lí và hướng các quá trình sản xuất theo đó để có những sản phẩm phù hợp.

Giá giao của các công ty tại các điểm bán lẻ có sự khác nhau, cho thấy tỉ lệ chiết khấu khác nhau khi các điểm bán này bán sản phẩm cho các hãng khác nhau.

Bảng 2.5: Giá giao bán Snack tại các điểm bán lẻ

STT Giá bán lẻ Giá giao tại các cửa hàng bán lẻ

Kinh Đô Pepsico Liwayway Orion

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ chiết khấu cho các điểm trung gian của Liwayway là cao nhất, chiết khấu của Kinh Đô cho điểm trung gian là thấp nhất Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn sản phẩm của các điểm bán Bởi tỉ lệ chiết khấu là điều quan tâm đầu tiên của các đại lí Nhưng nếu có được chính sách chăm sóc các điểm bán tốt hơn thì dù tỉ lệ chiết khấu có thấp hơn một chút các đại lí cũng sẽ chấp nhận

Kinh Đô cũng đã tổ chức các chương trình hỗ trợ bán thông qua việc tăng chiết khâu sản phẩm cho các nhà phân phối Dùng chiết khấu là dùng chính sách giá cả để đánh vào tâm lí của nhà phân phối là một chính sách đem lại hiệu quả cao.

Vào thời gian từ 06/07 đến 25/7/2006 (20 ngày) Kinh Đô có tung ra chương trình tăng chiết khấu khi khách hàng mua các sản phẩm Snack 9gr, 18gr và Sachi 24gr, sẽ được chiết khấu theo % tỉ lệ như sau:

Bảng 2.6: Tỉ lệ chiết khấu của chương trình hỗ trợ bán tháng 7/2007

Tên sản phẩm Thị trường Mức mua Số thùng/ mức

Nhận xét

Sự đóng góp của Snack vào doanh số chung của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc tuy không cao nhưng đây vẫn được coi là 1 trong những mặt hàng chủ yếu của Công ty Trong hai năm 2007, 2008 vừa qua hầu hết các sản phẩm Snack của công ty có xu hướng giảm nhưng bên cạnh đó loại Snack 12 gr lại tăng nhẹ.

Bảng 2.7: Tỉ lệ tăng trưởng theo từng nhóm

Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ tăng trưởng theo từng nhóm

(Nguồn: Số liệu từ bảng 2.7)

Việc xác định thị trường các tỉnh thành phố lớn như : Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh làm thị trường trọng điểm là chiến lược kinh doanh đúng đắn Chiến lược này vừa thể hiện được chiều rộng và chiều sâu trong việc phát triển thị trường của sản phẩm Snack Kinh Đô Tiêu thụ mạnh ở các tỉnh thành phố lớn mang lại nhiều tiếng vang về uy tín và thương hiệu cho Kinh Đô nói chung và Snack Kinh Đô nói riêng.

Hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới trong năm 2008 của ngành Snack đã cho ra đời sản phẩm mới với chất lượng cao và phong cách sáng tạo mới lạ Đó là Snack Slide.

2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân

Xét trên tổng thể thì ngành Snack đang có những dấu hiệu rất rõ ràng chứng tỏ tình trạng đi xuống về số lượng bán và doanh thu Cú sụt giảm năm 2008 đang kéo theo sự sút giảm của năm 2009 Sự sụt giảm này có nhiều nguyên nhân.

Thị phần của ngành hàng ngày càng bị thu hẹp

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là các hoạt động xúc tiến bán của Công ty không được chú trọng quan tâm, việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn chậm, hoạt của người tiêu dùng Việc quảng bá thương hiệu còn bị coi nhẹ Các chương trinh khuyến mại bị ngưng trệ Hệ thống kênh phân phối hoạt động chưa hiệu quả Năm khủng hoảng vừa qua, mọi Công ty đều tìm cách thắt chặt chi tiêu, giảm thiểu chi phí và Kinh Đô miền Bắc cũng vậy Do vậy, Kinh Đô miền Bắc chỉ phát triển một số ngành hàng mang lại lợi nhuận cao như : BUN (bánh mì công nghiệp) hay Crackers

Chiết khấu và sự hỗ trợ cho các nhà phân phối và đại lí còn thấp so với đối thủ cạnh tranh Khi không đầu tư cho sản phẩm Snack nhiều thì lượng sản xuất ít và dẫn đến chi phí sản xuất cao Do vậy, chiết khấu cho các nhà phân phối thấp Sự quan tâm đến các nhà phân phối và đại lí còn chưa nhanh nhạy và kịp thời Đôi khi với chiết khấu thấp hơn một chút nhưng các giám sát bán hàng quan tâm, trợ giúp kịp thời cho các nhà phân phối hay các nhân viên bán hàng đến đúng và nhanh khi đại lí yêu cầu thì họ vẫn dễ dàng chấp nhận kinh doanh sản phẩm của Công ty Nhưng với Snack của Kinh Đô miền Bắc thì cả hai điều này đều thiếu và yếu Sự yếu thể hiện rất rõ khi hàng loạt các cửa hàng, đại lí trên Hà Nội đều xuất hiện sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh thì để tìm được sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc là rất khó khăn Sự thiếu thể hiện ở việc, không có 1 salesman riêng phụ trách ngành Snack như các ngành khác Điều này là cho công tác tiêu thụ Snack không được chuyên môn, và linh hoạt, việc nắm bắt và theo dõi tình hình tiêu thụ không được nhanh nhạy, kịp thời.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

Định hướng phát triển của công ty

3.1.1 Phương hướng phát triển trong tương lai

Kinh Đô luôn trân trọng và quan tâm đến mỗi khách hàng nội bộ và bên ngoài, bằng cách tạo lập một phong cách năng động, đi đầu, chuyên nghiệp, hiệu quả, với môi trường làm việc thân thiện và hữu hiệu nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng, cùng sự hoàn thiện liên tục những tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trong các sản phẩm, hệ thống và nguồn lực của Công ty.

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc luôn phấn đấu đưa hình ảnh công ty trở thành một nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm hàng đầu tại miền Bắc thông qua việc vươn lên và củng cố vị trí dẫn đầu thị trường cho các dòng sản phẩm chủ lực do công ty sản xuất là Firstpie, Solite, Bun, Crackers, Bakery, Chocolate đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường trong khu vực, nhằm khẳng định vị thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế, tạo ra sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định, góp phần gia tăng cho cổ đông Định hướng phát triển của Kinh Đô miền Bắc trong những năm tiếp theo luôn gắn liền với sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty.

3.1.2 Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ Snack

Ngành Snack vẫn là một trong những ngành hàng chính của Kinh Đô miền Bắc Đây không chỉ là ngành hàng đầu tiên của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc mà còn là ngành hàng đầu tiên của Công ty cổ phần Kinh Đô (tập đoàn Kinh Đô Group) Do vậy, duy trì và phát triển ngành hàng mang lại một ý nghĩa to lớn. Trong những năm vừa qua tình hình ngành hàng đang có chiều hướng đi xuống Sự sụt giảm mạnh về doanh số bán của ngành hàng và sự yếu thế trong cạnh tranh với đối thủ là dấu hiệu cảnh báo để Kinh Đô miền Bắc tìm các biện pháp khôi phục Trong những năm tiếp theo, định hướng của Kinh Đô cho mặt hàng Snack là tiếp tục nâng cao chóng thâm nhập các thị trường mới Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, Kinh Đô miền Bắc đang tích cực huy động thêm các nguồn lực, vạch ra các chiến lược để hỗ trợ cho quá trình vực dậy và phát triển ngành hàng.

Các giải pháp

3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên trong chuỗi hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu này tốt hay không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch sản xuất Tiến hành nghiên cứu chính xác nhu cầu thị trường doanh nghiệp mới có được những quyết định đúng đắn cho thị trường sản phẩm của mình

Tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, hoạt động nghiên cứu thị trường do phòng Marketing đảm nhận, trong khi sơ đồ hoạt động của Công ty là mô hình mà trận, như vậy phòng Marketing phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ từ nhiều ngành hàng khác nhau Áp lực công việc với nhân viên phòng Marketing khá nặng, do vậy hiệu quả công việc không cao Để công việc nghiên cứu thị trường có được kết quả chính xác Công ty cần tiền hành công tác nghiên cứu thị trường theo các bước sau:

 Xác định vấn đề cần nghiên cứu

 Lập kế hoạch nghiên cứu

 Thu thập dữ liệu liên quan

 Phân tích chuyển hóa dữ liệu thành thông tin

 Chuyển đổi thông tin thành tri thức áp dụng Để thực hiện quá trình nghiên cứu thị trường Công ty có thể thuê các tổ chức, chuyên gia trong lĩnh vực này, những công ty nghiên cứu thị trường có tên tuổi như : TNS, AC nielsen Việt Nam, đây là những công ty có uy tín và có trách nhiệm trong công tác nghiên cứu thị trường Tuy nhiên nếu tiến hành thuê ngoài như vậy thì công ty sẽ mất 1 khoản phí lớn cho công tác nghiên cứu thị trường trong khi các nhân viên lại không nắm rõ được thực tế như khi tự đi khảo sát Để hiệu quả hơn thì phòngMarketing cần lên kế hoạch cụ thể Những bước công việc nào phòng có thể đảm nhận,những công việc nào cần thuê các chuyên gia Việc xác định vấn đề cần nghiên cứu,lập kế hoạch nghiên cứu và lựa chọn kĩ thuật thì nhân viên phòng Marketing tự đảm nhận, các phần việc như: Phân tích chuyển hóa dữ liệu liên quan, chuyển thông tin thành tri thức áp dụng thì có thể thuê các chuyên gia giúp đỡ, còn việc thu thập dữ liệu thì có thể dựa vào kĩ thuật đã lựa chọn để đưa ra cách thức hiệu quả nhất

Có nhiều hình thức nghiên cứu thị trường, nhưng đối với ngành Snack trên địa bàn Hà Nội thì việc thu thập thông tin từ người tiêu dùng chủ yếu được tiến hành qua bảng hỏi, hình thức dùng thử đánh giá sản phẩm Muốn làm tốt việc này cần có được mẫu bảng hỏi chất lượng Bảng hỏi phải bám sát nội dung, chi tiết, cụ thể giúp cho quá trình xử lý thông tin được thuận lợi Có thể thuê những lao động phổ thông hoặc sinh viên trợ giúp trong việc thu thập dữ liệu qua bảng hỏi Ngoài ra, Công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu, dùng thử sản phẩm để có những ý kiến đánh giá trung thực Việc thu thập thông tin phản hồi của các nhà phân phối hay đại lí cũng rất quan trọng Phòng Marketing cần kết hợp với phòng kinh doanh để có được những thông tin chính xác và kịp thời Khi đã có thông tin rồi thì có thể nhờ các chuyên gia phân tích để đưa ra thông tin, tri thức ứng dụng Bước xử lý dữ liệu đòi hỏi người làm phải có kĩ năng và chuyên môn nhất định Các chuyên gia có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc xử lý dữ liệu nên Công ty nên thuê các chuyên gia ở làm công việc này để có được những kết luận chính xác.

Nghiên cứu thị trường giúp công ty có được những chiến lược dài hạn đúng đắn và thúc đẩy tiêu thụ làm tăng doanh thu và lợi nhuận.

3.2.2 Bảo trì, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Đối với doanh nghiệp sản xuất, mọi quyết định đầu tư vào năng lực sản xuất đều quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó trên thị trường Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và luôn nghiên cứu, lập kế hoạch chi tiết trước mỗi quyết định đầu tư Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa, hầu hết công nghệ và dây chuyền sản xuất do công ty đầu tư đều thuộc loại hiện đại.

Trong dây chuyền sản xuất Snack thì hệ thống máy đánh bột, máy trộn, định hình sản phẩm và lò nướng của Kinh Đô đều là hàng hiện đại, được các chuyên gia đánh giá cao Đặc điểm của hệ thống thiết bị máy móc thiết bị này là đồng bộ, khép kín, được ứng dụng những tiến bộ của công nghệ tin học, đó là việc cài đặt thông số kỹ thuật của từng loại sản phẩm bằng phần mềm và khả năng điều chỉnh bằng màn hình tinh thể lỏng

Tuy nhiên, tại khâu đóng gói sản phẩm, việc áp dụng máy móc chưa nhiều Điều này làm hạn chế năng suất của dây chuyền sản xuất chung Công ty nên nghiên cứu đầu tư hơn nữa cho khâu đóng gói sản phẩm Ngoài ra, với máy móc thiết bị tốt nhưng công ty cũng cần thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng và thay mới nếu cần thiết để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.

Giá cả là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu khi khách hàng lựa chọn sản phẩm, liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Định giá cho sản phẩm là một việc làm đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tham khảo và nghiên cứu rất nhiều Để có được chính sách giá cả hợp lí doanh nghiệp phải đặt ra các mục tiêu cụ thể Vì tùy từng mục tiêu khác nhau thì cách định giá cho sản phẩm là khác nhau Doanh nghiệp phải lựa chọn cho sản phẩm của mình một mức giá phù hợp nhất

Snack Kinh Đô đang rải rác ở tất cả các phân khúc giá, trong khi các đối thủ cạnh tranh lại xác định vần đề này rất rõ ràng Nhắc đến phân khúc giá cao là nhắc đến O’Star với giá duy nhất 4000đ Cạnh tranh tại phân khúc giá này còn có Snack khoai tây chiên của Poca Tại phân khúc giá thấp có sản phẩm Oishi rất nổi trội Giá cả của Oishi rất bình dân phù hợp với mọi loại thị trường Để có được những chiến lược cạnh tranh hiệu quả, Kinh Đô cần xác định phân khúc giá trọng tâm cho sản phẩm của mình. Nếu như sản phẩm của Kinh Đô ít có sự đổi mới về nguyên liệu hay sản phẩm được đổi mới ấy không phổ biến (sản phẩm Slide là sản phẩm mới với nhiều sự khác biệt nhưng giá lại quá cao) thì Kinh Đô nên chọn phân khúc giá thấp để tập trung Tại phân khúc giá thấp, đối thủ cạnh tranh ít hơn, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn Sản phẩm của Kinh Đô gần gũi với lứa tuổi nhỏ vì từ trước thiết kế bao bì đã nhắm đến đối tượng mua hàng ở lứa tuổi này Việc lựa chọn phân khúc giá thấp, trọng lượng bao gói vừa phải cộng thêm những yếu tố ấn tượng mà thiết kế bao gói đã đem lại cho những khách hàng nhỏ tuổi thì Kinh Đô sẽ dễ dàng hơn trong quá trình vực dậy ngành Snack.

Chiết khấu của Kinh Đô cho các nhà phân phối, đại lí còn thấp hơn các đối thủ cạnh tranh Nếu không có sự tăng về chiết khấu thì các đại lí rất dễ thay thế sản phẩm của Công ty bằng sản phẩm của các đối thủ khác Khi ứng dụng và đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, kết hợp với quản trị chi phí tốt thì giá thành sản phẩm sẽ giảm bớt. Phần giảm bớt đó sẽ dùng để làm tăng tỉ lệ chiết khấu cho các điểm trung gian.

Các sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc đều có một lợi thế là đó là việc thừa hưởng thương hiệu Kinh Đô từ tập đoàn Kinh Đô Group Một thương hiệu lớn đã có mặt trong top ten thương hiệu Việt Nam Tuy nhiên, tên tuổi của Snack Kinh Đô lại không phổ biến như các ngành hàng khác Để giúp cho sản phẩm của Snack của Công ty được biết đến nhiều hơn thì hoạt động quảng cáo là rất cần thiết Nhờ quảng cáo mà sản phẩm của Công ty được bán nhanh và nhiều hơn trên phạm vi rộng hơn Thông qua quảng cáo thương hiệu của sản phẩm được biết đến nhiều hơn Hiện nay, trên thị trường đối thủ cạnh tranh của Snack Kinh Đô đã tiến hành quảng bá thương hiệu rất mạnh và các hãng này chủ yếu quảng cáo trên truyền hình, poster và qua việc tài trợ các hoạt động văn hóa thể thao Có rất nhiều cách để người tiêu dùng biết đến Snack Kinh Đô như: Quảng cáo qua truyền hình, truyền thanh, báo, internet và poster Mỗi loại hình quảng cáo đều có những ưu nhược điểm riêng Tuy nhiên, để phù hợp với đối tượng tiêu dùng thì hoạt động quảng cáo trên truyền hình đem lại hiệu quả nhất nhưng lại là phương thức quảng cáo tốn kém nhất Công ty nên đầu tư quảng cáo trên truyền hình trong một thời gian để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình Tivi là vật dụng phổ biến, nhất là trên địa bàn Hà Nội Sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh sống động sẽ đem lại kết quả tốt nhất cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu Vì giá cho 1 lần quảng cáo trên truyền hình là rất tốn kém nên Công ty phải lựa chọn thời điểm quảng cáo thích hợp nhất Do Công ty xác định đối tượng tiêu dùng Snack là nhóm người từ 5 – 30 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dưới 15 nên thời điểm quảng cáo trước và sau khi phát các chương trình thiếu nhi là rất hợp lí

Ngoài ra, Công ty nên kết hợp với hình thức quảng cáo bằng poster Các điểm chờ xe bus là những nơi rất thuận tiện cho việc quảng cáo Tại Hà Nội, việc đi lại bằng xe bus ngày càng phổ biến và tiện dụng Khi đặt các quảng cáo tại đây thì đối tượng tác động của các quảng cáo này không chỉ là các em nhỏ mà còn tác động đến các bậc phụ huynh – một tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn sản phẩm của đối tượng tiêu dùng lứa tuổi nhỏ. Để củng cố và tạo dựng thương hiệu thì Công ty nên tổ chức các buổi dùng thử sản phẩm cho các học sinh tại các trường trên địa bàn Hà Nội Bằng cách này, sản phẩm sẽ được biết đến rộng rãi, hình ảnh và vị thế của công ty cũng được nâng cao.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay việc quảng cáo sản phẩm trên Internet đang trở nên vô cùng phổ biến Các công ty thành lập các trang Web để cung cấp thông tin về công ty và sản phẩm đến khách hàng Trước 6/2008, Kinh Đô miền Bắc tự thiết kế và sở hữu trang Web riêng Nhưng từ tháng 6/ 2008, theo chủ trương của Tập đoàn Kinh Đô, chỉ có một trang Web chính thức của Kinh Đô Các thông tin về tất cả các công ty con, các sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh đều có trong trang Web này Trang Web được thiết kế đẹp mắt song vẫn chưa hoàn thành, nhiều mục còn để trống Sản phẩm Snack hiện diện trên trang Web này vẫn chưa nhiều Cần nhanh chóng hoàn thiện trang Web chung của Công ty để quảng bá nhiều hơn về sản phẩm của Kinh Đô nói chung và Snack nói riêng.

3.2.5 Mở rộng hệ thống kênh phân phối

Vấn đề xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối là một vấn đề quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trượng như hiện nay thì phân phối trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu.Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp nào có hệ thống phân phối mạnh thì càng có khả năng cạnh tranh tốt.

Sự có mặt của sản phẩm Snack Kinh Đô trên thị trường Hà Nội ít hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh Cho thấy hệ thống phân phối của Kinh Đô còn yếu kém so với đối thủ cạnh tranh Các kênh phân phối chính của Kinh Đô là: Kênh truyền thống sản phẩm từ công ty xuống nhà phân phối, xuống các đại lý, xuống các cửa hàng bán lẻ và xuống người tiêu dùng cuối cùng Kênh Bakery của công ty và qua kênh siêu thị.Trong đó chủ yếu vẫn là hình thức phân phối theo kênh truyền thống Để đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng Snack thì hệ phân phối phải thật được mở rộng và hoạt động có hiệu quả Khâu trung gian từ nhà phân phối xuống các đại lí và từ các đại lí đến điểm bán lẻ bị kiểm soát còn lỏng lẻo, số lượng nhân viên phụ trách còn ít nên dẫn đến phạm vi chào hàng còn hẹp Điều tra sơ bộ các điểm bán Snack cho thấy, sản phẩm Snack củaKinh Đô không được chào bán rộng rãi như các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác.Nếu được chào bán rộng rãi thì các điểm bán này sẽ chấp nhận lấy thêm sản phẩm

Ngày đăng: 07/08/2023, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 : Thông tin chi tiết từng lần tăng vốn của Công ty cụ thể - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 1.1 Thông tin chi tiết từng lần tăng vốn của Công ty cụ thể (Trang 6)
Bảng 1.2: Cơ cấu sở hữu cụ thể - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 1.2 Cơ cấu sở hữu cụ thể (Trang 7)
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (Trang 11)
Bảng 1.3: Bảng xếp hạng thứ tự các thương hiệu - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 1.3 Bảng xếp hạng thứ tự các thương hiệu (Trang 17)
Hình 1.2: Quá trình sản xuất sản phẩn Snack - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Hình 1.2 Quá trình sản xuất sản phẩn Snack (Trang 18)
Bảng 1.4: Danh mục sản phẩm 2009 - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 1.4 Danh mục sản phẩm 2009 (Trang 20)
Hình 1.3: Hệ thống kênh phân phối của Kinh Đô miền Bắc - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Hình 1.3 Hệ thống kênh phân phối của Kinh Đô miền Bắc (Trang 22)
Bảng 1.5 : Thị phần của Kinh Đô và các đối thủ cạnh tranh - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 1.5 Thị phần của Kinh Đô và các đối thủ cạnh tranh (Trang 24)
Bảng 1.7: Phân khúc giá và trọng lượng sản phẩm - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 1.7 Phân khúc giá và trọng lượng sản phẩm (Trang 27)
Bảng 1.8: Danh sách nguyên liệu và nhà cung cấp - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 1.8 Danh sách nguyên liệu và nhà cung cấp (Trang 30)
Hình 1.4: Cơ cấu tổ chức của ngành hàng Snack - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức của ngành hàng Snack (Trang 31)
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ theo nhóm sản phẩm 2 năm 2007 – 2008 - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 2.1 Kết quả tiêu thụ theo nhóm sản phẩm 2 năm 2007 – 2008 (Trang 34)
Bảng 2.2: Tăng trưởng sản lượng và doanh thu từ năm 2005 – 2008 - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 2.2 Tăng trưởng sản lượng và doanh thu từ năm 2005 – 2008 (Trang 36)
Bảng 2.3: Báo cáo tiến độ doanh số - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 2.3 Báo cáo tiến độ doanh số (Trang 38)
Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ Snack trên thị trường qua kênh MT - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 2.4 Doanh thu tiêu thụ Snack trên thị trường qua kênh MT (Trang 40)
Bảng 2.5: Giá giao bán Snack tại các điểm bán lẻ - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 2.5 Giá giao bán Snack tại các điểm bán lẻ (Trang 45)
Bảng 2.6: Tỉ lệ chiết khấu của chương trình hỗ trợ bán tháng 7/2007 - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 2.6 Tỉ lệ chiết khấu của chương trình hỗ trợ bán tháng 7/2007 (Trang 46)
Bảng 2.7: Tỉ lệ tăng trưởng theo từng nhóm - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội
Bảng 2.7 Tỉ lệ tăng trưởng theo từng nhóm (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w