1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán tscđ hữu hình nhằm tăng cường quản lý tại công ty ôtô toyota việt nam

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 248,72 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH (2)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò củaTSCĐ hữu hình (3)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ hữu hình (3)
      • 1.1.2. Vai trò của TSCĐ hữu hình (4)
    • 1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ (4)
      • 1.2.1. Phân loại TSCĐ (4)
      • 1.2.2. Đánh giá TSCĐ (5)
    • 1.3. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình (10)
      • 1.3.1. Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình (10)
      • 1.3.2. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình (10)
    • 1.4. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình (11)
      • 1.4.1. Tài khoản (TK) sử dụng (11)
      • 1.4.2. Phương pháp hạch toán (11)
    • 1.5. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình (15)
    • 1.6. Kế toán khấu hao TSCĐ (17)
      • 1.6.1. TK sử dụng (17)
      • 1.6.2. Phương pháp hạch toán (17)
    • 1.7. Kế toán sửa chữa TSCĐ hữu hình: một số nghiệp vụ chủ yếu (18)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY ÔTÔ TOYOTA VIỆT NAM (2)
    • 2.1 Giới thiệu chung về công ty ôtô Toyota Việt Nam (20)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TMV (20)
      • 2.1.2 Tổ chức hoạt động của TMV (22)
      • 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất (23)
      • 2.1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý (24)
      • 2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán (25)
    • 2.2 Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại TMV (28)
      • 2.2.1 Đặc điểm của TSCĐ và chính sách quản lý tại TMV (28)
      • 2.2.2. Thực trạng kế toán TSCĐ tại TMV (36)
      • 2.2.3 Thực trạng khấu hao và hạch toán khấu hao TSCĐ (44)
    • 2.3 Thực trạng công tác quản lý TSCĐ tại TMV (52)
    • 2.4 Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại TMV (54)
      • 2.4.1. Ưu điểm (54)
      • 2.4.2: Hạn chế và nguyên nhân (55)
    • 3.1: Định hướng phát triển (57)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ tại TMV (57)
    • 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện (58)
  • KẾT LUẬN (60)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH

Khái niệm, đặc điểm và vai trò củaTSCĐ hữu hình

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

Các TSCĐ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành.

TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp vì vậy việc xác định một tài sản là TSCĐ hữu hình hay là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Đặc điểm của TSCĐ hữu hình:

- Vốn đầu tư TSCĐ thường lớn, thời gian thu hồi vốn dài.

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau nhưng không bị biến đổi hình thái vật chất lúc ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.

- Giá trị TSCĐ hao mòn dần và dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi về hình thái hiện vật nhưng thì tính năng công suất của tài sản giảm tức là nó bị hao mòn.

Bộ phận giá trị hao mòn đó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm mà nó sản xuất ra và gọi đó là trích khấu hao cơ bản TSCĐ cũng là 1 loại hàng hóa, vì vậy thong qua mua bán, trao đổi nó có thể chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng từ chủ thể nàu sang chủ thế khác.

1.1.2 Vai trò của TSCĐ hữu hình

Trong lịch sử phát triển, có rất nhiều cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra nhằm nâng cao trình độ sản xuất của con người, từ cơ khí hóa đến điện khí hóa và giờ là tự động hóa quá trình sản xuất, thực chất là đổi mới, hoàn thiện TSCĐ.

Với mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì đòi hỏi sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải có chất lượng và phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng.Nhưng để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hay nói cách khác là hiện đại hóa máy móc,thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp.TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp Có thể nói TSCĐ được đổi mới và sử dụng có hiệu quả là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Phân loại và đánh giá TSCĐ

1.1.1.1.2.2.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này thì TSCĐ gồm có 2 loai: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:

+ TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Loại này phân chia thành nhóm căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của chúng gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc.

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn.

- Thiết bị, dụng cụ quản lý.

- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.

+ TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phải phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Bao gồm một số loại sau:

- Bản quyền, bằng sang chế.

- Phần mềm máy vi tính.

- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền.

1.1.1.2.2.2.2 Phân loại theo quyền sở hữu

Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp chia thành 2 loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài:

-TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

-TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản Tùy theo hợp đồng thuê mà TSCĐ chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động:

+ TSCĐ thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu cho bên cho thuê Quyền sở hữu có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

+ TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ không htoar mãn bất cứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết thời hạn thuê.

1.2.2 Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung.

Do đặc điểm vận động về mặt giá trị của TSCĐ nên việc đánh giá TSCĐ xác định ở các thời điểm tương ứng với quá trình hình thành và sử dụng của từng TSCĐ Do đó kế toán phải xác định giá trị ban đầu khi tang TSCĐ và xác định giá trị trong quá trình sử dụng TSCĐ.

1.1.1.3.2.2.2 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ

Giá trị ban đầu của TSCĐ ghi trong sổ kế toán còn được gọi là nguyên giá TSCĐ.

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa vào vị trí sẵn sang sử dụng.

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình (TSCĐHH)

+ TSCĐ mua sắm dung cho hoạt đọng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dich vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì kế toán phản ánh giá trị của TSCĐ theo giá mua chưa có thuế.

Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho họt động phúc lợi, kế toán phản ánh theo tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

+ Nguyên giá TSCĐ mua trả chậm được xác định theo giá mua ngay tại thời điểm mua.

+ Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

+ Nguyên giá của TSCDDHH hình thành do xây dựng hoặc tự chế.

Giá thành thực chi phí lắp Nguyên giá = tế của TSCĐ + đặt chạy thử tự xây dựng hoặc tự chế biến

Nguyên giá TSCĐHH nhận góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, do biếu tặng…

Giá trị TSCĐHH = giá trị còn lại của TSCĐ + chi phí phải bỏ ra tính đến thời điểm TSCĐ đưa vào sử dụng( nếu có)

 Nguyên giá TSCĐ vô hình (TSCĐVH)

Nguyên giá TSCĐVH được xác định trong các trường hợp mua riêng biệt, trao đổi, được tài trợ, được cấp, được biếu tặng đều xác định tương tự như xác định nguyên giá TSCĐHH

-Một số TSCĐVH đặc thù nguyên giá được xác định cụ thể như sau:

+ Nguyên giá TSCĐVH từ việc sáp nhập doanh nghiệp là giá hợp lý của tài sản đó vào ngày sáp nhập doanh nghiệp, giá trị hợp lý có thể là: giá niêm yết tại thị trường hoạt động, giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ tương tự.

+ Nguyên giá TSCĐVH là quyến sử dụng đất có thời hạn là giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê 1 lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận vốn góp.

+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: chia làm

*Giai đoạn nghiên cứu: chi phí trong giai đoạn này không được ghi nhận vào nguyên giá mà tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

*Giai đoạn triển khai: tài sản hình thành trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐVH nếu thảo mãn các điều kiện nhất định.

Nguyên giá là toàn bộ chi phí hợp lý phát sinh từ thời điểm từ thời điểm tài sản được coi là TSCĐ vô hình đến lúc đưa vào sử dụng; gồm chi phí nguyên vật lieu, nhân công, phân bổ chi phí sản xuất chung và chi phí khác.

Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình

1.3.1 Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo Đối tượng ghi TSCĐ có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thể thực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định.

1.3.2.Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình

Lập và thu nhập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ ở doanh nghiệp ; tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng kế toán và tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐ.

Những chứng từ chủ yếu được sử dụng:

- Biên bản giao nhận TSCĐ.

- Biên bản thanh lý TSCĐ.

- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành.

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

- Biên bản kiểm kê TSCĐ.

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan. a.Tổ chức kế toán chi tiết tại nơi sử dụng, bảo quản.

Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ. b.Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán.

Taị bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “ thẻ TSCĐ” và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để tiện theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.

Kế toán tăng TSCĐ hữu hình

1.4.1 Tài khoản (TK) sử dụng

Bên Nợ: nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng taì sản và điều chỉnh tăng nguyên giá.

Bên Có: nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm và điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.

Dư Nợ: nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp

TK214 – hao mòn TSCĐ (HMTSCĐ)

TK411 – nguồn vốn kinh doanh

1 Tăng do tài trợ, biếu tặng:

(1) Khi nhận được TSCĐ do được tài trợ, biếu tặng đưa ngay váo sử dụng

(2) Chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ được tài trợ, biếu tặng tính vào nguyên giá

2 Tăng do mua theo phương thức trả chậm, trả góp

(1) Định kì khi thanh toán cho người bán

(2) Tổng tiền phải thanh toán

(3) Phân bổ lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kỳ

3 Tăng do tự chế tạo

(1) Tổng chi phí sản xuất phát sinh

(2) Giá thành thực tế sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

(3) Giá thành sản phẩm nhập kho

(4) Xuất kho thành sản phẩm để chuyển thành TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ:

4 Tăng do mua dưới hình thức trao đổi

 Trường hợp trao đổi tương tự:

(1) Nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi

(2) Giá trị hao mòn của TSCĐ đưa đi trao đổi

(3) Nguyên giá tính theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi

 Trường hợp trao đổi không tương tự:

(1) Giao TSCĐ cho bên trao đổi

(2) Nhận TSCĐ do trao đổi

5 Tăng do mua TSCĐ là nhà cửa gắn với quyền sử dụng đất, đưa ngay vào sử dụng:

6 Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành

(1) Chi phí xây dựng cơ bản phát sinh

(2) Thuế GTGT được khấu trừ

(3) Kết chuyển giá trị công trình XDCB hoàn thành vào nguyên giá

(4) Các chi phí phát sinh trước khi sử dụng

7 Tăng do nhận vốn góp liên doanh

(1) TSCĐ được nhà nước cấp

(2) Do điều chuyển nội bộ

Kế toán giảm TSCĐ hữu hình

1 Giảm do thanh lý, nhượng bán:

(1) Gía trị hao mòn của TSCĐ thanh lý nhượng bán

(2) Gía trị còn lại của TSCĐ thanh lý nhượng bán

(3) Các chi phí thanh lý nhượng bán

(4) Thu nhập thanh lý nhượng bán

(5) Thuế GTGT phải nộp nếu có

2 Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ:

Chênh lệch giá trị GTCL vốn góp > GTCL

3 Chuyển TSCĐ sang thành côn cụ dụng cụ:

(1) Gía trị còn lại nhỏ chuyển vào chi phí sản xuất, kinh doanh

(2) Gía trị còn lại lớn phải phân bổ dần

Kế toán khấu hao TSCĐ

Bên Nợ: hao mòn TSCĐ giảm

Bên Có: hao mòn TSCĐ tăng

Dư Có: hao mòn TSCĐ hiện có

Ta có sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu sau:

(1) Gía trị hao mòn của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, điều chuyển, mất mát, thiếu hụt

(2) Trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ

(3) Kết chuyển tăng gía trị hao mòn của TSCĐ tự có được nhận quyền sở hữu TSCĐ thuê ngoài

(4) Xác định hao mòn của TSCĐ hình thành từ quĩ phuc lợi và nguồn kinh phí vào cuối kỳ

(5) Nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách hoặc cấp trên

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY ÔTÔ TOYOTA VIỆT NAM

Giới thiệu chung về công ty ôtô Toyota Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TMV

Công ty ôtô Toyota Việt Nam – Toyota motor Viet Nam (TMV).

Công ty thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1995, nhưng chính thức đi vào hoạt động là tháng 10 năm 1996

TMV có trụ sở đóng tại phường Phúc Thắng- Thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty có vị trí giao thông thuận lợi vì nằm ngay trên Quốc lộ 2, cách

Hà Nội 35km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 10km, Diện tích đất của công ty là 20ha, trong đú nhà mỏy chớnh chiếm ẳ diện tớch.

Chi nhánh công ty tại Hà Nội đặt tại Toà nhà Viglacera, Tầng 8 Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

Kho phụ tùng tại Bình Dương đóng tại Lô 44C- xa lộ Hà Nội- phường Bình An- Huyện Thuận An

Tel : (0211) 3 868100-112 Fax : (0211) 3 868117 Trang wed chính thức: www.toyotavn.com.vn

Mã số thuế: 2500150335 Tổng số vốn đầu tư là 86,9 triệu USD.

TMV là liên doanh giữa 3 đối tác lớn:

Tập đoàn ôtô Toyota Nhật Bản (TMC): 70%

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM): 20%

Công ty TNHH KUO Singapore: 10%

Tháng 8/1996, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên, là 2 loại xe Hiace và Corolla Trong 2 năm 1997, 1998, Công ty mở thêm 2 chi nhánh ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội; đồng thời khai trương Tổng kho phụ tùng và Nhà máy chính tại Mê Linh Cũng trong thời gian này, Công ty cho ra mắt dòng xe Corolla, Hiace và Camry đời mới

Trong năm 1999, Toyota Việt Nam đã đầu tư xây dựng một hệ thống bảo vệ môi trường với các thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh, sử dụng các công nghệ tiên tiến để lọc nước thải một cách hiệu quả trước khi xả ra ngoài Nhờ đó, công ty đã được nhận chứng chỉ ISO14001 về môi trường Cũng trong năm này, TMV đã tung ra thị trường một loại xe mới: Zace.

Tháng 9 năm 2000, Công ty đã mở rộng trung tâm đào tạo với xưởng sửa chữa thân vỏ và sơn Ngoài ra, nhân kỷ niệm 5 năm thành lập, công ty lại cho ra mắt 2 mẫu xe mới: Land-cruiser và Camry V6 Grande

Từ năm 2000 trở đi, hầu như năm nào công ty cũng nghiên cứu tung ra ít nhất một mẫu xe đời mới Thị trường tiêu thụ xe liên tục được mở rộng Thị phần của Toyota ở Việt Nam liên tục tăng và luôn giữ vị trí dẫn đầu tại Việt Nam Đến năm 2009, Các sản phẩm của Toyota chiếm 34.7% trên thị trường xe ô tô Việt Nam, đạt doanh số xe bán là 30000 xe trong năm 2009.

Không chỉ có những bước đi tích cực trong hoạt động mở rộng thị phần, công ty cũng đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nội địa hoá sản xuất tại Việt Nam; đối với xe Innova, tỷ lệ này lên tới 45% Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, TMV đã tích cực phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước của mình: số nhà cung cấp phụ tùng trong nước tính đến nay là 9 nhà cung cấp, và công ty còn có kế hoạch mở rộng hơn nữa trong tương lai. Không những thế, tháng 3 năm 2003, Toyota Việt Nam đã khai trương nhà máy sản xuất chi tiết thân xe ô tô đầu tiên tại Việt Nam Những hoạt động trên đã thể hiện nỗ lực của Toyota Việt Nam trong quá trình thực hiện nội địa hoá, góp phần đáng kể cho sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam Đến nay, Tổng vốn đầu tư của Công ty lên đến khoảng 90 triệu USD, hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất lắp ráp và kinh doanh các loại xe củaToyota, và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, với số lượng nhân viên lên đến 975 người (tính đến tháng 6 năm 2010), không kể mạng lưới Đại Lý rộng khắp cả nước (Hà Nội, Hải Phòng, Đà nẵng, Buôn ma thuột, Đồng Nai và TP

2.1.2 Tổ chức hoạt động của TMV

Công ty Toyota Việt Nam (TMV) là công ty sản xuất lắp ráp và kinh doanh các loại ôtô nhãn hiệu Toyota như COROLLA, HIACE, CAMRY, VIOS, INNOVA và cung cấp dịch vụ sau bán hàng như sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng chính hiệu Toyota rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hoạt động kinh doanh của công ty: a Ô tô:

Tính đến năm 2007, Toyota Việt Nam đã lần lượt tung ra thị trường 7 loại xe mang thương hiệu Toyota, trong đó công ty đã ngừng sản xuất xe Zace từ năm 2006, thay vào đó là xe Innova.

Các sản phẩm của Toyota được phân cấp thị trường theo thu nhập, sở thích, lứa tuổi, đối tượng hoặc để phục vụ cho các mục đích khác nhau như kinh doanh, thương mại, hay phục vụ cho gia đình Cụ thể như xe Innova là dòng xe đa dụng, có thể dùng trong các doanh nghiệp để phục vụ cho công tác, kinh doanh hoặc có thể dùng cho nhu cầu gia đình, với giá cả phải chăng, có thể chập nhận được đối với những đối tượng khách hàng thu nhập không cao (xấp xỉ 28000-29000$). b Dịch vụ sau bán hàng và cung cấp phụ tùng, phụ kiện chính hiệu:

Bên cạnh việc cung cấp ô tô, TMV còn cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng chính hãng của Toyota.

Dịch vụ sau bán hàng được Toyota Việt Nam rất coi trọng, công ty cho rằng đó chính là một trong những bí quyết thành công của công ty Để đảm bảo cho khách hàng của mình luôn nhận được dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của Toyota, công ty đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với mạng lưới các đại lý trên khắp toàn quốc Mạng lưới các đại lý của Toyota luôn phải đảm bảo có thể mang lại dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng với đội ngũ kĩ thuật viên tay nghề cao, trang thiết bị xưởng dịch vụ hiện đại và hệ thống cung cấp phụ tùng, phụ kiện chính hiệu Đồng thời để đảm bảo chất lượng dich vụ luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, công ty đã thành lập trung tâm đào tạo tại trụ sở chính (thị xã Phúc Yên) với chức năng đào tạo và bổ sung kiến thức cho các kỹ thuật viên. c Hoạt động xuất khẩu phụ tùng:

Trung tâm xuất khẩu phụ tùng của Toyota, thành lập tháng 7 năm 2004 là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu phụ tùng ô tô ra thị trường thế giới Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là van tuần hoàn khí xả, ăng ten và bàn đạp chân ga…Đây là hoạt động kinh doanh thương mại của Toyota Việt Nam: công ty nhập phụ tùng từ các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là các khu chế xuất, sau đó xuất khẩu các phụ tùng này sang các công ty khác thuộc hệ thống Toyota đang sản xuất dòng xe đa dụng Thị trường xuất khẩu chủ yếu là 8 nước đang sản xuất xe đa dụng toàn cầu của Toyota gồm Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi và Venezuêla Theo kết quả thống kê năm 2006, tổng giá trị xuất khẩu của Toyota đạt xấp xỉ 20 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu lên đến 45 triệu USD trong vòng 2 năm rưỡi Sự kiện này đã góp phần nâng cao vị thế của nền công nghiệp ô tô Việt Nam trên thị trường thế giới

2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất

Toyota Việt Nam là công ty lắp ráp và sản xuất ôtô, do vậy, nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là linh kiện lắp ráp nhập khẩu từ các công ty thuộc tập đoàn Toyota Nhật Bản Các tấm thép dùng cho xưởng dập cũng được nhập về từ nước ngoài Tuy nhiên, công ty cũng đang nỗ lực nội địa hoá hoạt động sản xuất ô tô Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa đạt được khá lớn: chiếm 10% - 20% tùy thuộc vào từng loại xe (một số loại linh kiện được sản xuất trong nước như:ghế, dây điện, ăng ten, bộ dụng cụ, bộ âm thanh, ắc quy, thảm…) Ngoài ra,

Chủ tịch công ty Phó chủ tịch công ty

Nhóm Marketing Nhóm sản xuất Nhóm mua bán Nhóm hành chính, tài chính

BP dịch vụ khách hàng

BP đảm bảo chất lượng

BP kỹ thuật sản xuất

BP pháp chế, kiểm toán

BP quản lý sản xuất

BP quản lý bán xe nguyên vật liệu chính còn bao gồm hàng sơn được mua từ nhà sản xuất trong nước: Sơn Nippon Việt Nam

2.1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý

Công ty Toyota Việt Nam có trụ sở chính tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc Và 2 chi nhánh là Toyota Kim Liên – Hà Nội và trong thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra công ty còn có một kho phụ tùng tại Bình Dương Các chi nhánh và kho này chỉ tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, lưu trữ hàng hóa và bán phụ tùng chính hãng, còn tất cả các hoạt động khác là ở trụ sở chính Toyota có một mạng lưới các nhà phân phối khắp cả nước (16 Đại Lý); tuy nhiên, các nhà phân phối này là các pháp nhân độc lập, hoạt động theo hình thức mua đứt, bán đoạn.

Toyota có hệ thống quản lý theo chức năng: một Tổng Giám Đốc là ông Akito Tachibana và một phó Tổng Giám Đốc là bà Đặng Phan Thu Hươngdưới đó có

3 Giám Đốc quản lý 4 bộ phận khác nhau của công ty.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại TMV

2.2.1 Đặc điểm của TSCĐ và chính sách quản lý tại TMV

2.2.1.1 Đặc điểm của TSCĐ tại TMV

Dựa trên chế độ tài chính hiện hành (Quyết định TT 203/2009) và đặc trưng riêng về quy mô hoạt động và tổng tài sản của mình, công ty quy định một tài sản được ghi nhận là TSCĐ nếu thoả mãn các điều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó (biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm, dịch vụ khi công ty kiểm soát và sử dụng một tài sản nào đó).

- Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy, dựa trên những cơ sở khách quan như các chứng từ, giấy tờ phát sinh trong các giao dịch để có TSCĐ đó (đối với TSCĐ hình thành do mua sắm thì cần phải có các hóa đơn, hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao TSCĐ và các chứng từ khác đi kèm; đối với TSCĐ hình thành do Xây dựng cơ bản thì cần có các hoá đơn chứng từ chứng minh các chi phí phát sinh; nếu hình thành do được biếu tặng thì cần có biên bản bàn giao tài sản, các giấy từ có liên quan ). Những khoản mục hình thành trong nội bộ công ty như thương hiệu sản phẩm, danh sách khách hàng, uy tín trên thị trường… thì không được ghi nhận là TSCĐ.

- Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên, tức là có thời gian sử dụng phải trong ít nhất là hai năm tài chính.

- Có giá trị từ 1000$ trở nên (Công ty chọn mức giá trị là 1000$, tương đương với khoảng 19 triệu làm mốc ghi nhận TSCĐ vì số tài sản có giá trị trên 10.000.000 Việt Nam đồng của công ty là rất nhiều, nếu sử dụng mức giá là

10 triệu đồng thì cơ cấu TSCĐ của công ty không chỉ là 37,06% (xem bảng 2.1) mà sẽ tăng lên nhiều Điều này sẽ khiến cho công tác quản lý TSCĐ cũng như kế toán TSCĐ càng trở nên khó khăn một cách không cần thiết, vì yêu cầu của việc quản lý TSCĐ là chi tiết tới từng tài sản.)

Những Tài sản thoả mãn các điều kiện ghi nhận trên được coi là TSCĐ Vào cuối tháng 3 năm 2010, ta có Bảng tổng kết tình hình các tài sản cố định đó như sau:

Bảng 2.1: Bảng tổng kết tình hình TSCĐ (30/3/2010)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán ngày 30/3/2010) (Tổng Tài Sản: khoảng hơn 2500 tỷ VND)

Loại TSCĐ NG TSCĐ/Tổng

GTCL/Tổng TSCĐ GTCL/Tổng

Máy móc và Thiết bị 12.91 % 9.09 % 3.37 % Ôtô và Xe cộ 1.31 % 1.66 % 0.62 %

Thiết bị, dụng cụ quản lý 8.26 % 11.83 % 4.38 %

Các TSCĐ vô hình khác 1.06 % 2.07 % 0.77 %

Tổng Tài Sản Cố Định 37.06 % 44.10 % 16.34 %

Nhìn một cách tổng thể, tổng giá trị TSCĐ của công ty (theo nguyên giá) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp Đây là một tỷ lệ hợp lý đối với một công ty sản xuất lắp ráp như Công ty Toyota Việt Nam Nếu xét đến giá trị còn lại có thể thấy công ty đã tiến hành khấu hao được hơn một nửa giá trị TSCĐ, là cho tỷ trọng giá trị còn lại của TSCĐ trên tổng Tài sản chỉ đạt 16,34% Sở dĩ tồn tại tỷ lệ thấp vậy nhưng trên thực tế có rất nhiều TSCĐ đã hết thời gian khấu hao nhưng vẫn còn sử đụng được Trong thời gian tới, có thể công ty sẽ tiến hành đầu tư một loạt các TSCĐ mới. Đi vào chi tiết, ta thấy có một số đặc điểm sau:

Trước hết, là một doanh nghiệp sản xuất lắp ráp nên cơ cấu giá trị máy móc thiết bị trên tổng số TSCĐ là lớn nhất, chiếm khoảng 34.8% tổng giá trị TSCĐ, chiếm 12.9% tổng tài sản của công ty Công ty sản xuất hàng chính hãng nên thiết bị đặc chủng nhiều, không sản xuất hàng loạt mà phần lớn theo đơn đặt hàng riêng lẻ nên giá trị lớn Đây là phần TSCĐ khó quản lý nhất trong hệ thống TSCĐ của công ty vì chúng không những có số lượng lớn mà còn thường xuyên được sử dụng trong môi trường nhiều dầu mỡ, bụi bặm, hay phải di chuyển nên hay hỏng hóc, mất thẻ gắn trên tài sản; thường xuyên phải thay thế, cải tiến, bảo dưỡng, thay đổi nơi sử dụng…Chính vì vậy, những TSCĐ thuộc lại này thường xuyên được theo dõi, kiểm tra hơn những loại tài sản khác, và cũng là loại TSCĐ có tốc độ khấu hao thuộc loại lớn nhất (chỉ sau 2 loại TSCĐ vô hình là phần mềm máy tính và biển, bảng quảng cáo).

Ngoài ra, đối với các máy móc thiết bị, do là hàng chính hãng nên TSCĐ không dùng nữa phần lớn là huỷ hoặc tháo rời, vậy nên giá trị thu hồi ước tính thấp, phần lớn là công ty không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính trong khi tính giá trị khấu hao hàng kỳ.

Thứ 2, là một công ty sản xuất lắp ráp, sản phẩm lại có kích thước lớn nên công ty cần một diện tích đất lớn để xây dựng nhà xưởng, kho chứa vật liệu, phụ tùng, công cụ, sản phẩm…vậy nêngiá trị quyền sử dụng đất chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty Tuy nhiên, đây là loại TSCĐ hầu như không hao mòn, với thời gian sử dụng lâu dài (40 năm) nên tốc độ khấu hao chậm, nên công tác quản lý có dễ dàng hơn.

Thứ 3, về phần mềm máy tính, do sản phẩm của công ty tiêu thụ trên quy mô toàn quốc, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài; các đối tác có giao dịch kinh tế phát sinh cũng rất nhiều, đa dạng và trên quy mô rộng lớn, vì vậy nên bộ máy quản lý của công ty cần một số lượng lớn những thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến làm tăng tốc độ công việc Điều này làm cho các phần mềm máy tính và các thiết bị văn phòng công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty: phần mềm máy tính là 1.58%, các công cụ, thiết bị văn phòng là 8.26% Các phần mềm máy tính này tuy không áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhưng có tốc độ khấu hao lớn (30%) nên cũng đã phản ánh một cách hợp lý giá trị hao mòn của loại TSCĐ này.

Thứ 3, Công ty Toyota Việt Nam có một hệ thống xử lý chất thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO14000 về môi trường, và một Khu nhà ăn phục vụ cho công nhân viên (do đặc trưng công ty ở xa Hà Nội), các TSCĐ thuộc loại này tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình họat động sản xuất kinh doanh, nhưng lại có vai trò không thể thiếu giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, vì thế, công ty vẫn trích khấu hao đối với những loại TSCĐ này và hạch toán vào chi phí hàng kỳ.

Như vậy, các TSCĐ của Công ty Toyota có đặc điểm là giá trị và số lượng đều lớn nên công tác kế toán TSCĐ gặp rất nhiều khó khăn, cần có những phương pháp quản lý tài sản hợp lý, cùng sự theo dõi chặt chẽ hệ thống TSCĐ trên sổ sách cũng như trên thực tế.

Nguyên tắc phân loại TSCĐ tại công ty Toyota Việt Nam là căn cứ vào tính chất của TSCĐ Các TSCĐ được phân làm hai loại:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng (hay có nguồn hình thành từ quỹ phúc lợi).

Các TSCĐ thuộc loại thứ 2, doanh nghiệp chỉ theo dõi, quản lý nhưng không trích khấu hao hàng kỳ Đối với những TSCĐ thuộc loại 1, công ty phân ra làm 6 loại:

1 Nhà cửa là nơi để diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh của người và thiết bị, hoặc để làm kho.

2 Vật kiến trúc bao gồm đường xá, vỉa hè, bục thang máy…

3 Máy móc và thiết bị: bao gồm máy cưa, máy nghiền, máy hàn, máy biến thế hàn, súng bắn điện để hàn, thiết bị điều khiển…

4 Xe cộ bao gồm xe hơi, xe tải, xe bus đưa đón nhân viên và các loại xe khác.

5 Công cụ và thiết bị quản lý bao gồm kính hiển vi, các thiết bị kiểm tra và đo lường, cẩu, đồ gá lắp, máy tính và các đồ dùng văn phòng khác ; được chia làm 3 loại nhỏ:

- Thiết bị công nghệ: máy tính, máy tính xách tay, máy chủ nội bộ, bộ định tuyến, khoá chuyển đổi và các thiết bị thông tin khác.

- Công cụ cho sản xuất: gồm các công cụ trực tiếp và gián tiếp

- Công cụ văn phòng: các loại công cụ, thiết bị còn lại.

Thực trạng công tác quản lý TSCĐ tại TMV

Với chính sách quản lý TSCĐ chặt chẽ, có sự tham gia phối hợp theo dõi của nhiều phòng ban như vậy nên mặc dù số lượng TSCĐ của công ty rất lớn và rất đa dạng về chủng loại, lại hay có sự chuyển đổi vị trí sử dụng, nhiều khi là từ chi nhánh này đến chi nhánh khác, hoặc từ chi nhánh đến trụ sở chính hoặc ngược lại; tuy nhiên gần như không xảy ra sự mất mát hay hỏng hóc quá lớn đến mức phải huỷ (vì công ty có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật lành nghề chịu trách nhiệm về chất lượng máy móc và luôn có sự bảo dưỡng định kỳ các máy móc này.

Mỗi TSCĐ được quản lý đồng thời bởi ba bộ phận, trên ba phương diện khác nhau là giá trị, tình trạng kỹ thuật và thực trạng sử dụng Là một công ty lớn nên khối lượng công việc khá nhiều, vậy nên nhiều khi các bộ phận làm rất tốt trách nhiệm của mình, biết rất rõ hiện trạng của TSCĐ về phương diện mà mình quản lý nhưng lại thiếu sự trao đổi thông tin với các phòng ban khác, không quan tâm theo dõi tình trạng của TSCĐ trên những phương diện khác Điển hình ví dụ như tại các xưởng sản xuất, các đốc công và nhân công biết rất rõ tài sản nào ở vị trí nào, hiện đang hoạt động như thế nào, nhưng không quan tâm đến tình trạng của thẻ gắn trên tài sản, hoặc giá trị, thời gian sử dụng hay mức khấu hao luỹ kế của TSCĐ đó, nhiều khi có sự thay đổi về nơi sử dụng TSCĐ nhưng không làm giấy chuyển vị trí ngay để kế toán được biết để có sự điều chỉnh về phân bổ khấu hao hoặc đã huỷ nhưng không thông báo cho kế toán TSCĐ biết; còn các kỹ sư thì hiểu rất rõ tình trạng kỹ thuật của máy móc nhưng lại không thông hiểu về thực tế sử dụng như những người dưới xưởng cũng như không quan tâm nhiều về mặt giá trị của TSCĐ đó; đối với kế toán TSCĐ cũng vậy, vì số lượng các TSCĐ là rất nhiều nên đôi khi không thể nắm được toàn bộ tình hình tài sản cố định tại các xưởng và cũng không thể thường xuyên liên lạc với các xưởng để thu nhận thông tin và đốc thúc những người chịu trách nhiệm dưới xưởng Đối với các thiết bị sử dụng trên văn phòng, hệ thống công nghệ thông tin và các phần mềm máy tính cũng vậy, chúng chịu sử quản lý của người trực tiếp sử dụng, phòng hệ thống và kế toán TSCĐ Tình trạng trên cũng có lúc xảy ra, vì thường hay có sự thay đổi về người sử dụng khi nhân sự có sự thay đổi hoặc có sự nâng cấp thiết bị, thay thế thiết bị.

Việc thiếu sự trao đổi thông tin thường xuyên và sự quan tâm đến những mảng khác của TSCĐ như vậy đã gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho công tác kiểm kê giữa và cuối kỳ kế toán cũng như việc điều chỉnh, sửa chữa cho đúng các quy định đã đặt ra; đồng thời điều này còn làm sai lệch các thông tin kế toán được cung cấp, ví dụ như trong trường hợp chuyển nơi sử dụng tài sản từ nơi này sang nơi khác, nhất là khi chuyển từ bộ phận sản xuất lên văn phòng.

Như vậy, tuy có sự quy định rõ ràng về trách nhiệm của các bộ phận tham gia quản lý TSCĐ nhưng các bộ phận vẫn có tư tưởng coi việc trao đổi thông tin thường xuyên không phải là một phần công việc của mình, nhiều khi chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này Do vậy, cần có những chế tài cụ thể liên quan quan đến trách nhiệm của mọi phòng ban để mọi người có ý thức hoàn thành nhiệm vụ của mình, để đảm bảo cho các thông tin kế toán về TSCĐ và những chi phí khấu hao và phân bổ hàng năm được cung cấp đúng đắn và chính xác nhất.

Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại TMV

Công ty ôtô Toyota Việt Nam là một công ty nằm trong hệ thống tập đoàn Toyota Nhật Bản Vì vậy đặc điểm hoạt động của hệ thống kế toán của công ty là sự tích lũy kinh nghiêm cả một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lâu đời, với quy mô hoạt động trên toàn thế giới Do vậy, ở Toyota ngoài việc tuân thủ chặt chẽ những quy định như trong chuẩn mực và chế độ tính và trích khấu hao của Bộ Tài Chính còn có những ưu điểm khác như:

1.Công ty Toyota Việt Nam có số lượng TSCĐ rất lớn, đa dạng về chủng loại và thường có giá trị lớn, vậy nên công tác quản lý TSCĐ gặp rất nhiều khó khăn. Không những thế, điều kiện sử dụng của các TSCĐ lại trong môi trường không tốt, bụi bặm, dầu mỡ, hay phải di chuyển nên việc gắn thẻ, duy trì tài sản trong tình trạng tốt thường khó thực hiện Vì vậy, công ty đã sử dụng một chính sách quản lý TSCĐ rất chặt chẽ, với sự phối hợp quản lý của ba bộ phận khác nhau liên quan trực tiếp đến TSCĐ: nơi sử dụng TSCĐ, bộ phận kỹ thuật, phòng kế toán Đối với phòng kế toán nói riêng, các TSCĐ được gắn cho một thẻ tài sản và theo dõi tăng giảm theo từng nhóm, bộ phận sử dụng, nguồn vốn hình thành, đối tượng sử dụng, quá trình luân chuyển tài sản qua các thời kỳ Để thực hiện được công tác đó, luôn có sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận trực tiếp liên quan đến việc quản lý tài sản Điều này giúp cho các thông tin kế toán về TSCĐ tại công ty luôn đảm bảo kịp thời, chính xác, phản ánh đúng nội dung các khoản chi phí khấu hao trích hàng tháng

2 Hệ thống phần mềm kế toán của công ty tự động tính và hạch toán khấu hao TSCĐ theo nguồn vốn, mục đích sử dụng Nó cho phép khai báo TSCĐ theo nhiều tiêu thức để quản lý chặt chẽ hơn, giúp điều chỉnh giá trị khấu hao cho phù hợp với yêu cầu quản lý, sản xuất Chi phí khấu hao tài sản được khai báo để phân bổ cho từng bộ phận văn phòng, phân xưởng, công trình, sản phẩm.

Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ kiểm kê chi tiết tài sản theo từng nhóm, loại và đối tượng sử dụng Sự hỗ trợ của phần mềm kế toán đã có tác dụng to lớn giúp công việc của kế toán TSCĐ được giảm bớt đi nhiều, đồng thời tăng tính chính xác của các con số kế toán.

Như vậy, với phương pháp hạch toán TSCĐ như tại công ty Toyota, công tác quản lý TSCĐ đã trở nên hiệu quả hơn nhiều Đặc biệt, việc hệ thống phần mềm kế toán cho phép quản lý theo nhiều chiều thông tin đã giúp cho việc tính phân bổ hàng tháng được chính xác và hiệu quả hơn.

2.4.2: Hạn chế và nguyên nhân:

Công ty Toyota Việt Nam có sử dụng nhiều TSCĐ đặc chủng, phục vụ riêng cho các mẫu xe nên công ty thường không có chủ trương bán thanh lý TSCĐ, vì thế khi tính giá trị TSCĐ để tính khấu hao, công ty không tính đến giá trị thanh lý thu hồi. Trên thực tế, công ty vẫn có những trường hợp bán thanh lý hoặc tái sử dụng, đồng thời nếu đem huỷ thì cũng phát sinh chi phí huỷ TSCĐ, vì thế việc tính giá trị ban đầu để khấu hao không hề xét đến các khoản thu và chi đó là không hợp lý.

Về việc quản lý TSCĐ đã khấu hao hết về nguyên giá (sau hơn 10 năm hoạt động), thì trên thực tế hiện nay công ty vẫn còn sử dụng chiếm tới 55 – 60% trong tổng số TSCĐ (tính theo nguyên giá) và xu hướng tỷ trọng đó càng lúc càng lớn. Thực tế này cho thấy phương pháp tính khấu hao được sử dụng và việc tổ chức công tác kế toán để xác định khấu hao là chưa phù hợp Điều này làm cho mức chi phí về khấu hao hàng năm sẽ giảm dần, điều không hợp lý này dẫn tới cơ cấu chi phí và giá thành sẽ thay đổi gây khó khăn lớn cho việc phân tích hoạt động kinh tế, bởi vì khi tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất có liên quan đến TSCĐ như: số vòng quay của TSCĐ, tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng Tài sản… sẽ không được chính xác, ý nghĩa của các số liệu phân tích được sẽ bị giảm đi phần nào ý nghĩa kinh tế của chúng.

Cuối cùng, về việc phân bổ khấu hao TSCĐ, hầu hết các TSCĐ của công ty đều được phân bổ vào chi phí sản xuất và chi phí quản lý, rất ít các TSCĐ được phân bổ vào chi phí bán hàng Vì công ty coi các hoạt động tại bộ phận Marketing là một bộ phận mang tính chất quản lý, và các TSCĐ phục vụ cho dịch vụ sửa chữa sau bán hàng cũng được phân bổ vào chi phí quản lý – vì dịch vụ sửa chữa của công ty không chỉ là một hoạt động sau bán hàng mà còn là một sản phẩm dịch vụ Sở dĩ công ty vẫn tiến hành hạch toán như vậy là vì về bản chất cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều là chi phí thời kỳ, nếu không có một sự xác định rõ ràng TSCĐ đó dùng để phục vụ loại hoạt động gì thì hạch toán tất cả chi phí vào một loại để công tác kế toán được đơn giản Tuy nhiên, việc hạch toán như thế sẽ khiến cho việc phân tích các chỉ số chi phí phát sinh cho từng loại hoạt động không còn chính xác.

Vì vậy cần thiết có một sự phân bổ hợp lý hơn về chi phí để những nhà quản lý theo dõi được các khoản chi phí kinh tế phát sinh cho từng hoạt động

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TẠI TMV

Định hướng phát triển

Tuy hiện nay việc hạch toán TSCĐ như vậy vẫn chưa gây ảnh hưởng sai lệch gì đến những báo cáo tài chính của công ty, nhưng trong tương lai, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO công ty cần có những giải pháp để thay đổi, cải tiến phương pháp hạch toán và công tác quản lýTSCĐ đang sử dụng hiện nay để có thể đưa ra những phân tích chi phí hợp lý, phản ánh đúng bản chất của tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; từ đó có những nhận định sai lệch về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, và có thể dẫn đến đưa ra những quyết định kinh tế sai lầm.

Giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ tại TMV

Khi trích khấu hao nên tính đến các tài sản được tái sử dụng, hay khi phát sinh các khoản thanh lý nhượng bán, kế toán nên hạch toán vào tài khoản thu nhập khác để trách thất thoát tài sản, hay các khoản chi để tiêu hủy cũng cần hạch toán vào cho phí khác.

Hiện nay, công ty có nhiều TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là chưa hợp lý

Có thể sử dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần.

Công ty cần xác định rõ TSCĐ dung cho hoạt động cụ thể nào để phân bổ khấu hao vào từng khoản mục chi phí để việc phân tích chi phí của công ty được chính xác Để hoạt động kế toán TSCĐ hoạt động có hiệu quả hơn, và đưa ra được những thông tin kế toán chính xác, phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; chế độ kế toán của công ty có thể được hoàn thiện theo những hướng như sau:

1.Khi xác định giá trị TSCĐ để tính khấu hao, cần tính đến các khoản thu thanh lý (nếu có) cũng như chi phí thanh lý, hủy TSCĐ nhằm xác định được một giá trị hợp lý để mức trích khấu hao hàng kỳ một cách chính xác

2 Khi xác định thời gian sử dụng của TSCĐ, cần chú ý điều chỉnh, kéo dài năm sử dụng TSCĐ dựa trên kinh nghiệm sử dụng những TSCĐ trước đó, cũng như dựa trên những thẩm định đáng tin cậy về tuổi thọ tài sản; tránh việc tạo ra những thông tin tài chính kế toán không đáng tin cậy

3 Về TSCĐ vô hình, đây là loại hình TSCĐ đặc biệt, rất khó xác định chính xác thời gian sử dụng và giá trị của các TSCĐ này Vì vậy kế toán cần dựa trên những cơ sở đáng tin cậy như những phân tích chuyên môn về chất lượng cũng như tuổi thọ tài sản, sự so sánh với các tài sản cố định vô hình tương đương trên thị trường để đưa ra được một tỷ lệ khấu hao hợp lý Nếu cần thiết công ty nên xin phép Bộ Tài chính sử dụng phương pháp khấu hao nhanh để kịp thời ghi nhận các khoản chi phí khấu hao phát sinh hàng kỳ.

4 Để thiết lập được một hệ thống thông tin kế toán chính xác, kế toán TSCĐ nên xác định rõ TSCĐ đó sử dụng cho loại hoạt động nào, nếu sử dụng cho hai loại hoạt động đồng thời thì nên phân bổ khoản trích khấu hao đó theo tỷ lệ phần trăm cho mỗi loại hoạt động.

Bên cạnh việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, công ty cũng cần chú ý tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ. TSCĐ có được quản lý chặt chẽ thì việc hạch toán TSCĐ mới có thể chính xác và kịp thời, phản ánh được đúng thực tế sản xuất kinh doanh của công ty. Để nâng cao hiệu quả quản lý, các nhà lãnh đạo cần đưa ra những chính sách quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các bên có liên quan khi phát sinh các biến động về TSCĐ; đồng thời kèm theo đó là những chế tài cụ thể để các cá nhân có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Ngoài ra, việc trong công tác kế toán TSCĐ cũng có thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ bằng cách quản lý các chứng từ liên quan đến TSCĐ một cách khoa học, cũng như việc quy định các thủ tục và quy tắc liên quan đến thẻ TSCĐ một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện

Trên thực tế, việc thực hiện được các giải pháp trên gặp rất nhiều khó khăn luôn bận rộn nên yêu cầu các cá nhân và nhân viên phải làm nhiều công tác không liên quan đến công việc chính của họ sẽ khiến họ sao lãng công việc chính Vì vậy, trước khi muốn hoàn thiện chính sách quản lý, công ty phải đảm bảo không khiến các nhân viên ôm đồm quá nhiều các việc không liên quan đến chuyên môn của họ, nếu có thể, công ty nên tuyển thêm nhân sự để chia sẻ bớt công việc Sự bận rộn quá mức nhiều khi cũng dẫn đến làm việc không hiệu quả Đồng thời khi đưa ra các chính sách quản lý, các nhà lãnh đạo phải cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của việc thực thi những chính sách đó. Đối với công tác kế toán, vì số lượng các TSCĐ là rất lớn nên việc hạch toán có xu hướng đơn giản hoá các bước thực hiện, tiến hành hạch toán như nhau đối với những TSCĐ tương tự nhau Vì vậy việc yêu cầu hạch toán chi tiết đối với từng TSCĐ là rất khó khăn, gần như là không thể Chỉ có đối với các TSCĐ mới đầu tư mua về, kế toán chú ý quy định các thông số cho máy tính sao cho hợp lý, phân bổ khấu hao sao cho đúng với bản chất hoạt động của chúng Ngoài ra cần hạn chế tối đa những điều chỉnh đối với cá biệt từng khoản mục, vì điều đó sẽ tăng khối lượng công việc của kế toán lên rất nhiều.

Về việc thực hiện tính khấu hao TSCĐ vô hình theo phương pháp khấu hao nhanh sẽ khó thực hiện vì công thức tính khấu hao đã được thiết lập trong hệ thống đối với mọi TSCĐ, nếu tiến hành thay đổi phương pháp khấu hao thì việc điều chính sẽ khá phức tạp, đồng thờì phải thiết lập lại các thông số, công thức…Ngoài ra vì đây là phần mềm kế toán chuyên dụng, không phải do kế toán tự tạo ra nên nếu có sự thay đổi thì sẽ phải mời chuyên gia đến hỗ trợ, điều này sẽ khiến cho công việc trở nên phức tạp tiêu tốn nhiều chi phí hơn.

Tóm lại, tuy rằng việc hoàn thiên công tác hạch toán gặp rất nhiều khó khăn nhưng việc cải tiến là tất yếu sẽ phải thực hiện để công ty có thể vững bước phát triển trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.

Ngày đăng: 03/08/2023, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w