1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết việc làm cho những người dân bị thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình

91 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Việc Làm Cho Những Người Dân Bị Thu Hồi Đất Xây Dựng Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Bình
Trường học Trường Đại Học Thái Bình
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 127,14 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I..........................................................................................................................10 (8)
    • 1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Thái Bình (8)
    • 1.2 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của tỉnh (9)
    • 1.3 Đặc điểm dân số ,nguồn nhân lực (12)
      • 1.3.1 Đặc điểm dân số (12)
      • 1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực (13)
    • 1.4 Tình hình phát triển kinh tế ,xã hội của tỉnh (13)
      • 1.4.1 Đánh giá tổng quát các kết quả đạt được (13)
    • 2.1 Sự phát triển của các khu công nghiệp ,cụm công nghiệp , điểm công nghiệp và (19)
    • 2.2. Sự phát triển các làng nghề tại Thái Bình (24)
    • 3.1 Tác động tích cực (25)
    • 3.2 Tác động tiêu cực (27)
    • 4. Thực trạng thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (29)
      • 4.1. Thực trạng thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp ,khu đô thị tại Thái Bình (29)
        • 4.1.1. Khái quát thực trạng thu hồi đất của cả nước (29)
        • 4.1.2 Thực trạng thu hồi đất phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa ,đô thị hóa tại Thái Bình (32)
        • 4.1.3 Các chính sách đền bù thu hồi đất của tỉnh (37)
      • 4.2 Tác động của việc thu hồi đất đến người dân (39)
        • 4.2.1 Tác động tích cực (39)
        • 4.2.2 Tác động tiêu cực (40)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA (43)
    • 1.1 Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tại những nơi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp (43)
      • 1.3.1 Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cho người dân bị thu hôi đất (47)
    • 2.1 Những kết quả đạt được của việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng (52)
    • 2.2 Những tồn tại (53)
    • 2.3 Những vấn đề đặt ra nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau (56)
  • CHƯƠNG III.......................................................................................................................62 (59)
    • 1.1 Các quan điểm (59)
    • 1.2. Phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp có đất bị (60)
      • 1.2.1 Nhu cầu phát triển các khu công nghiệp ,khu đô thị và mục tiêu phát triển ,giải quyết việc làm của tỉnh (61)
        • 1.2.1.1 Phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị tập trung (61)
        • 1.2.1.2. Phát triển các làng nghề ,cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Bình (61)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (62)
        • 1.2.2.1. Về phát triển kinh tế (62)
        • 1.2.2.2. Mục tiêu cụ thể (63)
    • 2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Bắc Ninh66 (63)
    • 2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Đà Nẵng (65)
    • 2.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở thành phố Hồ Chí Minh (67)
    • 3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất (69)
      • 3.1. Nhóm các giải pháp về công tác tổ chức và quản lý (69)
        • 3.1.1. Công tác quy hoạch kinh tế -xã hội và quy hoạch đất đai ,tổ chức tái định cư (69)
        • 3.1.2. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi ,tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất (70)
        • 3.1.3. Đào tạo nghề cho người lao động (71)
          • 3.1.3.1 Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và kế hoạch đào tạo nghề (72)
          • 3.1.3.2 Tăng cường đầu tư ,xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề (73)
          • 3.1.3.3 Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc việc làm (74)
          • 3.1.3.4 Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (76)
          • 3.1.3.5 Kiểm định chất lượng đào tạo nghề (76)
        • 3.1.4 Phát triển các hình thức trang trại vừa và nhỏ trong nông thôn (77)
        • 3.1.5 Thay đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nông thôn (77)
        • 3.1.6 Nâng cao chất lượng hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm (78)
        • 3.1.7 Tăng cường xuất khẩu lao động và chuyên gia (79)
      • 3.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách (80)
        • 3.2.1 Chính sách về đào tạo việc làm cho người bị thu hồi đất (80)
        • 3.2.2 Chính sách về tín dụng vốn vay (83)
        • 3.2.3. Chính sách thuế (84)
        • 3.2.4 Chính sách đầu tư (84)
      • 3.3 Các kiến nghị (85)
  • KẾT LUẬN (88)
    • Biểu 1: Cơ cấu tình trạng việc làm (44)

Nội dung

Vị trí địa lý của tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và

Hà Nam; phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên Hải Phòng và Hải Dương Thái Bình nằm ở tạo độ 20,17 đến 20,44 độ vĩ bắc và 106,6 đến 106,39 độ kinh đông Từ tây sang đông dài 54km, từ bắc xuống nam 49km Năm 2005 diện tích đất tự nhiên là 1.647,7 km 2 ( số liệu của sở Tài Nguyên và Môi Trường) và dân số 1.850 nghìn người chiếm 0,5% về diện tích và 2,23% về dân số so với cả nước.

Thía Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng-Hạ Long và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội- Lào Cai có đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế Đăc biệt chỉ cách TP Hải Phòng 70km và thủ đô Hà Nội 110km Đó là những thị trường tiêu thụ rộng lớn ( nhất là nông sản thực phẩm và lao động), là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật ,kinh nghiệm quản trị, chuyển gaio công nghệ và cung cấp thông tin cho Thái Bình.

Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuân lợi cho Thái Bình phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế- xã hội với các tỉnh trong vùng ,cả nước và quốc tế Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Thái Bình trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1-2m so với mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam.

Khí hậu nhiệt đới của đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng của gió mùa Mùa hề nóng bức, mưa nhiều , thường có bão lũ; mùa đông gió lạnh khô hanh Nằn trong vùng nhiệt đới gió mùa bức xạ nhiệt lớn nên nền nhiệt độ cao; mùa nống mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh khô thừ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năn sau Nhiệt độ trung biình trong năm là 23-24 0 C, nhiệt độ thấp nhất là 4 0 C và cao nhất là 39-40 0 C Về mùa đông thường ấm hơn những tỉnh nằm sâu trong đất liền Những ngày lạnh giá không kéo dài liên tục mà xan kẽ nhứng ngày ấm áp Mùa hè tuy có nóng nhưng có những ngày mát dịu do ảnh hưởng của khí hậu biển… Điều kiện khí hậu thích hợp với cây nhiệt đới, mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.

Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên của tỉnh

1.2.1-Tài nguyên đất Đất đai của tỉnh Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng nên nhìn chung tốt, thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện Với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng.

Trên tổng thể đất có 5 loại, bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở đân cư và đất chưa sử dụng Diện tích đất tự nhiên phân bổ tương đối đồng đều giữa các huyện từ 20-25 ngàn ha /huyện Thành phố Thái Bình là đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất khoảng hơn 4200 ha Hai huyện ven biển là Tiền Hải và Thái Thụy còn có điều kiện mở rộng diện tích lấn ra biển.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh năm 2005 là 164.770 ha, đã khai thác, sử dụng như sau:

Bảng 1 Hiện trạng dử dụng đất tỉnh Thái Bình năm 2008

STT Chỉ tiêu Diện tích(ha) Cơ cấu(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 164.770 100

I Đất nông, lâm, ngư nghiệp 106.811 64,8

Trong đó: đất lâm nghiệp 2.028 1,2

II Đất phi nông nghiệp 45.206 27,4

-Đất trụ sở cở quan 461 0,3

- Đất quốc phòng an ninh 139 0,1

-Đất SXKD phi nông nghiệp 731,2 0,4

+Đất cho hoạt động khoáng sản 312,3 0,2

+Đất sản xuất VLXD, gốm sứ 112,4 0,1

- Đất có mục đích công cộng 22.232,8 13,5

Trong đó: + Đất giao thông 7.962,4 4,8

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 436 0,3

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.578 1,0

5 Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng 7.157 4,3

6 Đất phi nông nghiệp khác 23 0,02

III Đất chưa sử dụng 2.576 1,6

IV Đất có mặt nước ven biển 10.177 6,2

1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản 612 0,4

2 Đất có rừng ngập mặn 2.062 1,2

3 Đất mặt nước ven biển mục đích khác 7.530 4,6

Ghi chú: Diện tích đất tự nhiên năm 2008 của tỉnh có tính thêm phần diện tích của bãi bồi ven biển

- Đất nông, lâm, ngư nghiệp ( không tính diện tích đất ngập mặn) chiếm 64,8% diện tích đất tự nhiên Trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 86%; đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 8,31%; còn lại là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối và đất cỏ dùng vào chăn nuôi Từ năm

1991 đến nay quỹ đất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác đã sử dụng ở trình độ thâm canh về cây trồng( lúa nước).

-Đất lâm nghiệp (rừng cây phòng hộ) hầu hết tập trung ở hai huyện ven biển, chiên\ms 1,2 diện tích tự nhiên toàn tỉnh Khả năng mở rộng diện tích đất lâm nghiệp (trồng sú, vẹt, phi lao) có thể đạt 6-7 nghìn ha( theo khả năng lấn biển).

- Đất chuyên dùng chiếm 14,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Nếu các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh tương lai được quy hoạch xây dựng phát triển mở rộng, khả năng đất chuyên dùng sẽ chiếm 17-19% diẹn tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Đất ở dân cư hiện chiếm 7,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, dự báo có thể tăng lên khoảng 8,8%.

- Đất có mặt nước ven biển( đất bãi bồi ven biển) chiếm 6,2% diện tích tự nhiên Đây là tiềm năng lớn cần được chú ý đầu tư đưa vào sử dụng.

- Đất chưa sử dụng chiếm 1,6% diện tích tự nhiên Dự báo có thể giảm xuống chỉ còn khoảng 0,1-0,2%.

Nguồn nước ở Thái Bình tương đối dồi dào ,có khả năng đáp ứng cho sản xuất và đời sống ở mức tăng trưởng cao.

Nguồn nước ngầm trong lòng đất tuy chưa có số lượng điều tra cơ bản, nhưng nguồn nước khoáng ở độ sâu từ 350-400m có trữ lượng tính khoảng 12 triệu m 2

Thái Bình có nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng ( gồm thủy sản nước ngọt, thủy sản nước lợ và nước mặn).

Thái Bình nằm trong vùng biển thuộc ngư trường đánh cá vịnh Bắc Bộ, có trữ lượng hải sản khoảng 15 vạn tấn Hàng năm Thái Bình đánh bắt bình quân 10 ngàn tấn tôm, cá các loại.

Với hơn 50km bờ biển, có 5 cứa sông lớn ( cửa sông Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Cửa Lân, cửa Ba Lạt), nhiều bãi ngang rộng và hàng chục ngàn km 2 vùng lãnh hải, tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Bình khả năng khai thác tổng hợp nguồn lợi biển khá lớn Khu vực cửa sông và ven bờ có khả năng lớn về nuôi trồng thủy hải sản như tôm, cua, sò ,nghêu…Vùng ven biển có khả năng khai thác về sản xuất muối.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có khoảng 6500 ha ao, hồ nằm xen kẽ trong thổ cư, ven làng và hàng ngàn ha mặt nước của 4 sông lớn chảy qua có thể khai thác nghề nuôi cá lồng ven sông cho sản lượng không nhỏ nếu được đầu tư vốn và kỹ thuật cho nông dân.

Trong lòng đất vùng ven biển có nguồn tài nguyên khí đốt Mỏ khí Tiền Hải

C khai thác từ năm 1981 với sản lượng bình quân cung cấp mỗi năm hang chục triệu m 3 khí thiên nhiên Lượn khí này được khai thác chủ yếu phát triển cho công nghiệp sản xuất đồ sứ tráng men, vật liệu xây dựng ở khu công nghiệp TiềnHải Mỏ khí D14 sông Trà Lý cách thi trấn Tiền Hải và khu công nghiệp khí đốtTiền Hải khoảng 5-6km do công ty AnZoi phát hiện năm 1996 đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp khí đốt Tuy vậy theo thông báo của bộ CôngNghiệp đến năm 2011 lượng khí của mỏ C sẽ không còn khả năng cung cấp cho hoạt động ở khu công nghiệp.

Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng khoảng 12 triệu m 3 đã khai thác từ năm 1992 với sản lượng khai thác hàng năm khoảng hơn 10 triệu lít đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến với nhãn hiệu nước khoáng Vital , nước khoáng Tiền Hải.

Gần đây vùng đất xã Duyên Hà huyên Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57 0 C và nước nóng 72 0 C ở độ sâu 178m bước đầu đang đầu tư khai thác phục vụ sản xuất cá giống

Trong lòng đất tỉnh Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng ,được đánh giá có trữ lượng rất lớn( hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600-1000m hiện chưa có đủ điều kiện khai thác.

Ngoài ra trên địa bàn tinht Thái Bình còn có đất sét để làm đồ gốm, có một

Đặc điểm dân số ,nguồn nhân lực

Năm 2005, dân số trung bình của Thái Bình là 1.850 ngàn người, chiếm 9,85% so với dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,23% so với dân số của cả nước Trong đó nữ chiếm 52,1%, nam chiếm 47,9% Mật độ dân số trung bình là 1.196,7 người/km 2 , gấp 1,32 lần so với Đồng bằng sông Hồng và 3,6 lần so với cả nước Thái Bình vẫn chịu nhiều sức ép về gia tăng dân số vào những năm tiếp theo.

Năm 2005, tổng số người trong độ tuổi lao động có khoảng 1.073 nghìn người Thời kỳ 2001 - 2005, bình quân mỗi năm tăng khoảng 6-7 ngàn người (trong giai đoạn 1991 - 2000 bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,2 vạn người), đây là một áp lực lớn về giải quyết việc làm

Năm 2005, lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm khoảng 94% số người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động khu vực quốc doanh chiếm tỷ trọng 4,73%, lao động ngoài quốc doanh chiếm 95,27% Tỷ trọng sử dụng lao động năm 2005 trong các ngành như sau: nông, lâm ngư nghiệp 68%, công nghiệp xây dựng 20%, dịch vụ 12% Cơ cấu sử dụng lao động có chiều hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp.

Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng qua các năm, năm 2004 đạt 28% và năm

Theo các kết quả điều tra, thống kê thì người Thái Bình ở ngoài tỉnh (các trung tâm kinh tế lớn) và ở nước ngoài nhiều Trong lực lượng này nhiều người có trình độ, kiến thức cao, có tay nghề giỏi có thể hỗ trợ công cuộc xây dựng tỉnh.

Số lao động được giải quyết việc làm bình quân trong giai đoạn 2001-2005 khoảng 22.400 người/năm Tỷ lệ lao động chưa có việc làm đến năm 2007 khoảng 3%.

1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực

Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực những năm qua cho thấy một nghịch lý là trong khi trình độ văn hóa của lực lượng lao động ở tỉnh ta tương đối cao so với mức bình quân chung của cả nước thì trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp cả về số lượng và chất lượng Phần lớn lao động nông thôn chưa quen với tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật trong học tập và lao động chưa tốt, kỹ năng tay nghề chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động

Cơ cấu lao động kỹ thuật : lao động kỹ thuật tập trung làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 76% , còn lại làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, xây dựng.Cơ cấu trình độ lao động chưa hợp lý, chủ yếu là đào tạo trình độ sơ cấp( ngắn hạn) chưa chú trọng đào tạo trình độ cao, chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng được sự phát triển của khoa học công nghệ và thị trường lao động.

Tình hình phát triển kinh tế ,xã hội của tỉnh

1.4.1 Đánh giá tổng quát các kết quả đạt được

Trong 5 năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, nhân dân Thái Bình đã cố gắng, từng bước vươn lên và đạt những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới trong những năm tới

Nền kinh tế tỉnh đã có bước phát triển khá, năm 2009 đạt 7,21%/năm, vượt mục tiêu Đại hội đề ra (7%), gần bằng mức tăng bình quân của cả nước (7,5%). Phát triển tương đối toàn diện cả về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm 2005-2010 Đạt được những thành tựu đó không thể không kể đến vai trò của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đã đầu tư kiến thức, vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm giúp doanh nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh phát triển đi lên.

1 Khu vực kinh tế Nhà nước Năm 2005 thành phần kinh tế nhà nước chiếm19,13% GDP giảm xuống còn khoảng 14,5% năm 2009 Tuy vậy, một số ngành hàng và sản phẩm chủ yếu của khu vực kinh tế Nhà nước vẫn từng bước vươn lên giữ vai trò then chốt, chủ đạo, góp phần quan trọng đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Bảng 2: Cơ cấu tổng sản phẩm GDP phân theo thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế (%) 2004 2005 2006 2007 2008 2009

5 Thuế NK H/hóa và dịch vụ 2,88 1,54 2,12 3,64 4,85 4,5

6 Kinh tế có vốn ĐTNN - 0,36 0,75 0,9 1,2

Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2009 chiếm 85,5% GDP, đã đóng góp tích cực vào việc phát huy nguồn vốn, sử dụng lao động, làm sống động thị trường, nhất là lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ.

2 Kinh tế tập thể Đến nay toàn tỉnh có 487 hợp tác xã (HTX) (trong đó có 65,7%

Tuy nhiên, đa phần các HTX đều có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn thấp, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu; năng lực, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thấp; lợi ích kinh tế, xã hội của xã viên và người lao động chưa cao; Tuy vậy đối với Thái Bình vị thế của kinh tế tập thể vẫn chiếm tỷ trọng khá trong nền kinh tế

3 Kinh tế tư nhân Tỷ trọng của khu vực kinh tế cá thể và tư nhân tăng dần trong các năm, từ 1,59% năm 2004 tăng lên 6% năm 2009, và ở khu vực cá thể cũng tăng từ 31,4% lên 36% năm 2005 Trước năm 2000 có 181 doanh nghiệp được thành lập, có số vốn đăng ký là 424,4 tỷ đồng; từ năm 2004 đến tháng 6/2005 có 968 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là gần 1499.8 tỷ đồng Ngoài ra, trong

5 năm có hàng trăm chi nhánh và văn phòng phòng đại diện của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển nhanh, ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, mở rộng được thị trường tiêu thụ, bước đầu đã có sản phẩm xuất khẩu; tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào quá tình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tính chung Giá trị tăng thêm (GDP) bình quân hàng năm của các doanh nghiệp của tư nhân chiếm từ 40% - 45% trong tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn tỉnh

Tuy nhiên, doanh nghiệp của tư nhân trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị rất ít, vốn lưu động thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh Trình độ năng lực về quản lý kinh tế của những người quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, lao động trong doanh nghiệp phần lớn đều chưa qua đào tạo, năng suất lao động thấp Số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người thấp.

4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Quy mô nhỏ bé, năm 2006 mới tạo ra 0,36%

GDP và tới năm 2009 đạt 1,2% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tại Thái Bình hiện có 29 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư có hiệu lực trong đó có 13 dự án đã sản xuất kinh doanh Một số doanh nghiệp hiện đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị lắp đặt để đi vào sản xuất; số còn lại là các doanh nghiệp đang triển khai thủ tục sau đầu tư Trong số 13 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, đa số là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc (chiếm 50%), còn lại là các doanh nghiệp hoạt động khác Sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc… Tổng số vốn đăng ký của toàn tỉnh hiện nay đạt 125,12 triệu USD, diện tích 686,9 ha Năm 2010, dự kiến doanh thu đạt 41,33 triệu USD; xuất khẩu đạt 37,5 triệu USD đạt kế hoạch; số lao động tăng thêm là 1.000 lao động; nộp ngân sách 0,46 triệu USD; vốn thực hiện là 13,48 triệu USD, tăng 1,9 lần so với kế hoạch năm (kế hoạch 7,5 triệu USD).

1.4.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng đất vơi tăng trưởng kinh tế

Dân số ngày một gia tăng, đất canh tác không thể mở rộng vô tận Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao và đa dạng, sự phân công lao động xã hội hình thành. Trong nông nghiệp phương thức thâm canh thay thế quảng canh, một qui mô đất đai nhất định đã tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng lớn, thu hút nhiều lao động. Trong xã hội, nhiều ngành nghề mới như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ xuất hiện Các ngành nghề mới làm cho hiệu quả sử dụng đất càng cao, sản phẩm ngày càng nhiều và phong phú, thu hút lao động và việc làm ngày càng tăng lên.

Cơ cấu kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi cơ cấu đất đai, cơ cấu sử dụng lao động Đất để sản xuất nông nghiệp tăng lên ở giai đoạn đầu do khai phá đất hoang và thực hiện quảng canh, nay có xu hướng giảm dần để chuyển sang các lĩnh vực sản xuất khác nhưng khối lượng sản phẩm vẫn tăng do thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với trình độ kỹ thuật ngày càng cao Các lĩnh vực sản xuất khác cũng luôn luôn cải tiến công cụ, phương pháp công nghệ, kỹ năng thao tác, nên năng suất lao động, chất lượng sản phẩm ngày một nâng lên Quá trình phát triển xã hội đã dẫn đến hai xu hướng: trình độ thâm canh, cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, trình độ kỹ thuật và chuyên môn của tất cả các ngành, các lĩnh vực, sự thay đổi cơ cấu kinh tế đã làm cho hiệu quả sử dụng đất trong từng ngành và trong toàn xã hội ngày càng cao, số lao động thu hút ngày càng nhiều Mặt khác do năng suất lao động từng ngành và năng suất lao động toàn xã hội ngày càng cao, tiêu hao lao động sống cho một khối lượng sản phẩm của từng ngành và của toàn xã hội ngày càng giảm dẫn đến tình trạng thất nghiệp và dư thừa lao động Vì vậy phát triển sản xuất và tiến bộ xã hội vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo thêm việc làm nhưng cũng tạo ra tình trạng dư thừa lao động và thất nghiệp Giải quyết mối quan hệ này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài người, trình độ mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Hiện nay thế giới đang chuyển mạnh sang nền kinh tế công nghiệp Một số nước công nghiệp phát triển đang bước đầu xây dựng nền kinh tế tri thức Đối với những nước này, đất đai không còn là yếu tố quyết định nhất đối với qui mô sản xuất, khối lượng sản phẩm và thu hút số lượng lao động Tuy vậy đất đai vẫn là yếu tố không thể thiếu được đối với phát triển kinh tế, đảm bảo phong phú về ngành nghề đáp ứng yêu cầu cuộc sống đa dạng với trình độ hưởng thụ ngày càng cao. Đặc biệt đất đai còn là yếu tố đảm bảo tính ổn định chính trị, an ninh xã hội và giữ vững chủ quyền quốc gia Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp Trọng tâm của bước chuyển biến này là thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế “Thực chất của công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Mục tiêu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá là “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Nội dung của nền kinh tế công nghiệp là “nền kinh tế trong đó dạng lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Chỉ tiêu chủ yếu đặc trưng cho một nước công nghiệp là tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP và về lực lượng lao động đều vượt trội hơn so với nông nghiệp”. Để thực hiện điều đó, trong công nghiệp cả nước cũng như mỗi địa phương, vừa phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, vừa phát triển một số ngành, lĩnh vực có công nghệ cao, hiện đại Chú trọng phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ với các ngành nghề đa dạng, đồng thời phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn. Đối với Thái Bình, để phát triển nhanh chóng nền kinh tế, giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương “tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn với thị trường, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân”.

Thực tế mấy năm qua nền kinh tế Thái Bình đã có những chuyển biến nhất định Biểu cơ cấu đất đai, lao động và tổng sản phẩm xã hội của tỉnh thể hiện điều đó (Xem biểu số 01).

Bảng 3: cơ cấu đất đai, lao động, tổng sản phẩm (GDP) của Thái Bình

II T.số lao động đang làm việc lđộng 939.374 960.545 + 21.171

3 Thương mại, dịch vụ lđộng 141.016 176.286 + 35.270

III Tổng sản phẩm (GDP) (tính theo giá hiện hành)

1 Nông – lâm nghiệp Tỷ đồng 3.462 3.100 - 362

3 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 2.360 2.721 + 361

(Nguồn số liệu từ Sở Lao động - TBXH, Niên giám thống kê)

Sự phát triển của các khu công nghiệp ,cụm công nghiệp , điểm công nghiệp và

và khu đô thị v tại Thái Bình

Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng, hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, Ngành công nghiệp Thái Bình được giao làm tham mưu thực hiện 2 trong 5 chương trình kinh tế trọng tâm của tỉnh Đó là: Chương trình phát triển các Khu công nghiệp tập trung và chương trình phát triển nghề, làng nghề Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp đã phấn đấu hết mình, tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

Giá trị sản xuất Công nghiệp thời kỳ 1991 - 1995 (theo giá so sánh 1989): Năm 1991 là 139 tỷ đồng, năm 1992 là 131 tỷ, năm 1993 là 158 tỷ, năm 1994 là

218 tỷ và năm 1995 là 276 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2000 đạt 1.410 tỷ đồng (giá cố định 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm (1991 - 2000) trên 13%/năm.

Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2007 đạt 1.610 tỷ đồng, tăng trên 12% so với năm 2000.

Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2008 đạt 1.905 tỷ đồng, tăng 17,16% so với năm 2001.

Giá trị sản xuất Công nghiệp năm 2009 đạt 2.260,3 tỷ đồng, tăng 18,63% so với cùng kỳ.

Sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2009 có bước tăng trưởng khá (bình quân khoảng 2% mỗi tháng) Đặc biệt trong những tháng của nửa năm cuối(từ tháng 7 đến nay) tốc độ tăng trưởng có xu thế tăng mạnh hơn, đã thể hiện rõ xu h- ướng phát triển theo mục tiêu của toàn ngành Dự kiến cả năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ đạt 2.720,588 tỉ đồng, tăng 20,38 % so với năm 2009

- Chương trình phát triển các Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) tập trung:

Từ năm 2000 đến nay, Ngành Công nghiệp đã tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết 5 khu Công nghiệp tập trung và một số cụm Công nghiệp làng nghề: KCN Phúc Khánh 120 ha, quy mô mở rộng đến 300 ha; KCN Nguyễn Đức Cảnh, diện tích 102 ha; KCN Tiền Phong 60 ha; KCN Tiền Hải diện tích 128 ha; Khu kinh tế Diêm Điền diện tích quy hoạch 50 ha và cụm Công nghiệp Làng nghề Xã Thái Phương diện tích 10 ha Trong đó, đã được Chính phủ chấp thuận cho phép thành lập KCN Phúc Khánh và KCN dệt may Nguyễn Đức Cảnh là KCN tập trung trong danh mục các KCN cả nước.

Ngoài ra, thời gian tới tỉnh sẽ cho thành lập một số KCN, CCN như: KCN

An Hoà diện tích quy hoạch khoảng 600 ha; KCN Cầu Nghìn quy hoạch 100 ha; Cụm CN Gia Lễ diện tích quy hoạch 100 ha và mạng lưới CCN của tất cả các huyện , Thành phố.

Các nhóm Ngành Công nghiệp quan trọng tiếp tục được đầu tư chiều sâu, có sự tăng trưởng khá Nhiều Ngành sản xuất quan trọng có tốc độ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong Công nghiệp như: Dệt, may; chế biến nông sản thực phẩm; Sành sứ thuỷ tinh, vật liệu xây dựng Một số sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường như: thuỷ tinh Phalê, Gạch Ceramic, Sứ vệ sinh, Xi măng trắng, Nước khoáng, Khăn bông xuất khẩu, Chạm bạc, Mây tre đan, Hàng thêu Giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 20 triệu USD chiếm 70% giá trị xuất khẩu của tỉnh Chất lượng sản phẩm Công nghiệp ngày càng cao, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước, một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế, một số doanh nghiệp đã thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002 Đặc biệt năm 2004 một số sản phẩm mới được sản xuất tại địa phương như: Sợi hoá học, băng dính, găng tay xuất khẩu, ắc quy, thủy tinh cách điện, và một số hàng thủ công đan móc, không những tiêu thụ tốt mà còn góp phần đa dạng hoá ngành nghề và thu hút thêm nhiều lao động và sản xuất công nghiệp của Địa phương.

- Về chất lượng sản phẩm Công nghiệp ngày càng cao, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhà nước và Quốc tế Một số doanh nghiệp đã quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002 Các sản phẩm của ngành Công nghiệp Thái Bình được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước như: Thuỷ tinh Phalê, Gạch Ceramic,

Sứ vệ sinh, Xi măng trắng, nước khoáng, khăn bông xuất khẩu, chạm bạc, mây tre đan, hàng thêu v v

- Công tác quản lý nhà nước của ngành đang từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ Sở công nghiệp vừa là cơ quan quản lý Nhà nước về Công nghiệp trên địa bàn tỉnh, vừa là cơ quan hỗ trợ, tư vấn đầu tư, tạo dựng các mối quan hệ với các cơ quan Trung ương, giúp các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường.

- Thái Bình đã quy hoạch, phát triển 9 KCN tập trung và 15 CCN trên địa bàn huyện, thành phố với tổng diện tích khoảng 3.180,5ha (có 6 KCN của Chính phủ)

Khu công nghiệp Phúc Khánh (cả Đài Tín)

- Địa điểm: phường Phú Khánh, TP Thái Bình (ven quốc lộ 10).

- Diện tích đất quy hoạch: 200 ha.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: chế biến NSTP, đồ uống, dệt may, da giầy, cơ khí phục vụ NN; SX lắp ráp xe máy, đồ nhựa, SX thiết bị văn phòng và gia đình.

Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh

- Địa điểm: xã Phú Xuân và phường Tiền Phong, TP Thái Bình (ven quốc lộ 10).

- Diện tích đất quy hoạch: 102 ha.

- Ngành nghề: sản xuất sợi, dệt, tẩy nhuộm, may mặc và dịch vụ ngành may.

Khu công nghiệp Sông Trà:

- Địa điểm: xã Tân Bình, TP Thái Bình (ven đường vành đai tránh thành phố).

- Diện tích quy hoạch: 480 ha.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, ít độc hại và các dịch vụ phục vụ công nghiệp.

Khu công nghiệp Tiền Hải:

- Địa điểm: xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải (cách TP Thái Bình 25 km).

- Diện tích quy hoạch: 250 ha.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh, pha lê và công nghiệp chế biến khác.

Khu công nghiệp Sơn Hải:

- Địa điểm: thuộc 2 huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng (ven quốc lộ 10).

- Diện tích quy hoạch: 450 ha

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: là khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, ít độc hại và các dịch vụ phục vụ công nghiệp.

Khu công nghiệp Gia Lễ:

- Địa điểm: huyện Đông Hưng (ven quốc lộ 10) cách TP Thái Bình 6 km.

- Diện tích quy hoạch: 85 ha.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: may mặc, công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp điện tử.

Khu công nghiệp Cầu Nghìn:

- Địa điểm: xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ (ven quốc lộ 10, cách TP Thái Bình 25 km và cách TP Hải Phòng 45 km).

- Diện tích quy hoạch: 250 ha.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất thép, phôi thép, công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác.

Khu công nghiệp An Hoà:

- Địa điểm: TP Thái Bình và huyện Vũ Thư (gần quốc lộ 10).

- Diện tích quy hoạch: 400 ha.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, công nghiệp nhẹ, công nghiệp điện tử.

Cụm công nghiệp Garden Pals:

- Địa điểm: huyện Vũ Thư (ven đường vành đai quốc lộ 10 tránh Thành phố, gần ngã ba xuất phát đường vành đai).

- Diện tích quy hoạch: 110 ha.

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: cơ khí chế tạo gia công kim loại, đèn nghệ thuật, sản xuất loa, nhựa điện tử, dập cụm điện tử

Tổng hợp các khu, cụm công nghiệp như sau:

Bảng 4: Tổng hợp các khu, cụm công nghiệpTên khu, cụm CN Địa điểm DT QH (ha) Chủ đầu tư Ghi chú

1 KCN Phúc Khánh Thành phố 200

Công ty cổ phần hữu hạn phát triển khu công nghiệp Đài Tín

Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh

3 KCN Tiền Hải Tiền Hải 250 Chưa có Chính phủ

4 KCN Sông Trà Vũ Thư 480 Công ty TBS Sông Trà Chính phủ

Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh

C ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp

7 KCN An Hoà Vũ thư 400 Chưa có

9 KCN Minh Hòa Vũ thư 390

1 CCN Phong Phú Thành phố 77,77

2 CCN Phương La Hưng Hà 10,20

3 CCN Đồng Tu Hưng Hà 36,17

4 CCN TT Hưng Nhân Hưng Hà 25,40

5 CCN Garden Pals Vũ Thư 110,00

7 CCN Tam Quang Vũ Thư 39,52

4 CCN Trà Lý Tiền Hải 38,30

5 CCN Cửa Lân Tiền Hải 35,33

Sự phát triển các làng nghề tại Thái Bình

Đối với tỉnh Thái Bình có đến 90% lao động là làm nông nghiệp, việc phát triển nghề và làng nghề có vai trò hết sức quan trọng, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Với ý nghĩa đó những năm qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề, coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 -2010

Năm 2000 toàn tỉnh mới chỉ có 82 làng nghề, ở hầu hết các huyện đều có xã trắng nghề Đến năm 2009 toàn tỉnh có 173 làng nghề (trong đó đã có 140 làng nghề đã được cấp bằng công nhận), 100% số xã có nghề Đa số các nghề kể cả nghề truyền thống và nghề mới du nhập đều có bước phát triển tốt như: Dệt, thêu, thảm,mây tre đan, đệm cói Tuy nhiên có một số nghề có xu hướng giảm sút như: sản xuất cơ khí, chạm bạc nguyên nhân chủ yếu là do biến động tăng giá của các loại nguyên liệu đầu vào, đồng thời thị trường xuất khẩu thu hẹp, đặc biệt là nhóm nghề ươm tơ, dệt chiếu có chiều hướng suy giảm Các huyện, thành phố đã có nhiều hoạt động tích cực khôi phục và phát triển nghề hiện có, chủ động du nhập nghề mới.

Sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần đáng kể thay đổi tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh Giá trị sản xuất khu vực nghề và làng nghề hàng năm chiếm khoảng 65 - 70% giá trị sản xuất khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Sản phẩm làng nghề tại Thái Bình tuy mẫu mã chưa đa dạng, chất tượng còn chưa thật cao nhưng đã có nhiều sản phẩm được xuất khẩu Điển hình như: Khăn, vải đũi các loại, hàng mây tre đan, các sản phẩm lừ cói, các loại hàng thêu, chạm bạc, hàng thủ công, mỹ nghệ

Khụ vực nghề, làng nghề đã giải quyết được lực lượng lao động rất lớn, với mức thu nhập tương đối ổn định Năm 2000 (trước khi có Nghị quyết 01/NQ-TU của Tỉnh uỷ), tổng số lao động trong khu vực nghề, làng nghề toàn tỉnh là 78.781 người, cuối năm 2002 là 126.712 người, năm 2003 số lao động đã tăng lên khoảng 142.000 người và hiện nay có trên 16 vạn lao động trong khu vực này.

Phát triển nghề và làng nghề là một trong 5 trọng tâm tạo bước đột phá để phát triển kinh tế của tỉnh nhà đã được Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI xác định. Trong những năm qua, nghề và làng nghề phát triển đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh và giải quyết được rất nhiều vấn đề xã hội.

3 Tác động của quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa tới người dân

Tác động tích cực

Sự ra đời và phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ kích thích sự tăng trưởng và phát triển của chính vùng, lãnh thổ đó và các vùng, lãnh thổ xung quanh, và sự phát triển ấy có tính chất lan truyền từ vùng này sang vùng khác

-Với sự phát triển của hệ thống khu công nghiệp, khu đô thị từng bước hình thành những vùng lãnh thổ phát triển không chỉ đảm bảo nhận chức năng động lức thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế-xã hội mà còn đảm nhận chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế, tiếp nhận những thông tin, các thành tựu về phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội Vì vậy, các khu đô thị lớn thực sự là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại của các vùng trên cả nước Các hoạt động dịch vụ quan trọng như xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ, vận tải, du lịch, khoa học công nghệ…

-Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa đang là mục tiêu phát triển của hầu hết các nước đặc biệt là các nước đang phát triển Đối với Việt Nam quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò quan trọng trong víệc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

-Các khu công nghiệp, khu đô thị có thời gian thành lập tương đối dài, với quy mô sản xuất , diện tích, dân số lớn và không ngừng gia tăng; sự tập trung lớn năng lực sản xuất, trình độ công nghệ tiên tiến, công nghệ và các trang thiết bị hiện đại … các đô thị và khu công nghiệp đã có khả năng sản xuất và cung cấp một khối lượng lớn đáng kể các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của nhiều vùng trong nước và nguồn hàng cho xuất khẩu.

-Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng lao động cho toàn bộ nền kịnh tế Tại các khu công nghiệp, khu đô thị ở Việt Nam đã bứớc đầu hình thành đội ngũ lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao và tác phong lao động công nghiệp hiện đại: Hầu hết lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên tập trung tại các đô thị; tay nghề của người lao động được nâng cao cùng các kinh nghiệm quản trị kinh doanh … Và được tiếp tục lan tỏa sang các lãnh thổ còn lại của đất nước thông qua việc phát triển các chi nhánh, các cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại các địa phương khác, góp phần phát triển các vùng khác của cả nước…

-Các đô thị và các khu công nghiệp lớn còn là nơi tiêu thụ hàng nông sản chất lượng cao, tác động đến sự phát triển các cơ sở cung cấp nguyên liệu và dịch vụ, góp phần chuyển đổi tập quán sản xuất truyền thống của nhiều vùng nông thôn, mở ra khả năng nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, mở rộng thị trường … Như vậy việc phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị góp phần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn và của cả nước theo hứơng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

-Sự phát triển của các khu công nghiệp , khu đô thị này đã tạo điều kiện để bổ xung nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển các vùng nông thôn, vùng kém phát triển. Thông qua việc thu hút lao động tới các khu công nghiệp, khu đô thị, một phần đáng kể trong thu nhập của người lao động được đưa trở về với các vùng nông thôn để sinh hoạt và xât dựng các cơ sở hạ tầng.

-Bên cánh đó, đô thị hóa diễn ra tạo ra sự đa dạng về ngành nghề, từ đó việc làm đựoc tăng lên đáng kể đã tác động tích cực đến thu nhập và đời sống của người dân Tác động lan tỏa của các khu công nghiệp, khu đô thị được mở rộng cả về phạm vi không gian và biến đổi về chất…

-Tóm lại, các khu công nghiệp, khu đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hóa Công nghiệp hóa ,hiện đại hóa tạo điều kiện để tiến hành đô thị hóa, ngựơc lại đô thi hóa cũng có tác động tích cực trở lạii thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn

Tác động tiêu cực

Hiện nay quá trình đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại Trên mảnh đất Thái Bình đô thị hóa đã và đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực cuả cuộc sống người nông dân Tuy nhiên quá trình đô thị hóa cũng khiến cho Thái Bình phải đối mặt với nhiều thách thức lớn lao : vấn đề dân số, việc làm, tình hình rác thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường, sự biến đổi về văn hóa, đạo đức, lối sống là những vấn đề làm biến đổi cuộc sống của người dân nơi đây trước nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường

- Thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị đã lấy đi phần lớn đất sản xuất nông nghiệp ở địa phương đó, làm cho người dân mất đi phương tiện sản xuất và rơi vào tình trạng thất nghiệp Theo dự báo của bộ NN&PTNN, đến năm 2010 bình quân đất nông nghiệp/ nhân khẩu chỉ còn 0,108 ha (so với 10 năm trước giảm 0,005 ha) Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phần lớn là đất tốt, đất màu mỡ cho 2 vụ lúa trên một năm Chính vì vậy, theo tốc độ quy hoạch thu hồi đất hiện nay thì vấn đề về lương thực phục vụ nhu cầu của người dân là rất quan trọng

- Dân số ngày một gia tăng, đất canh tác không thể mở rộng vô tận.Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao và đa dạng Bân thân người nông dân là những người nghèo nhất , nhưng cùng với quá trình đô thi hóa, hiện đại hóa đất nước, họ đã bị kéo vào vòng xoáy của đói nghèo Phần lớn số tiền đền bù đất, đa số nông dân đều dùng vào việc mua sắm, xây dựng nhà cửa, có tiết kiệm cũng chỉ được 5-7 năm là tiêu hết Phân hóa giàu nghèo cũng diễn ra ngày càng nhanh chóng hơn, tỷ lệ thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác như trộm cắp, mại dâm,nghiện hút… cũng gia tăng điều mà ít thấy trong những vùng nông thôn thuần túy.

- Tác động đến đời sống văn hóa của người dân: Quá trình đô thị hóa có những cái mới , tiến bộ mang tính tích cực làm thay đổi cách nghĩ , nhận thức của người nông dân Đồng thời qua đó bà con tiếp thu được những mặt tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn Tuy nhiên, Thái Bình là một tỉnh thuần nông với phần lớn người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp , quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và tác động mạnh mẽ tới mỗi làng quê trong khi đó ở nông thôn do phương thức sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên tư duy nhận thức về cái mới của người dân bị hạn chế cộng với mặt trái của quá trình đô thị hóa làm cho một số giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp có nguy cơ mai một Những chiếc cổng làng cổ kính nay được thay thế bằng những chiếc cổng với một khối bê tông vững chãi, hay những trò chơi dân dã được thay thế bằng những bàn bi a , những quán karaoke hay những quán internet , chơi game…

- Công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực sự có hiệu quả Do vậy, lao động nông nghiệp nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi: chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ ( khoảng vài %) chuyển sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định Có tới 67% số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp,13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc việc làm nhưng không ổn định Đối với các lao động thuộc ngành phi nông nghiệp, lao động làm thuê và công nhân thì cơ hội chuyển sang nghề mới lớn hơn nhiều Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp ( chiếm tới 60%) là đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới ,53% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước.

- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực và tiến bộ, tỷ trọng các hoạt động nông nghiệp giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng mạnh Vấn đề nảy sinh ở đây là chất lượng lao động tại chỗ thường không đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gây ra những khó khăn và cản trở nhất định đối với quá trình này.

-Hiện tượng quy hoạch treo, quy họach các khu đô thị, khu công nghiệp tràn lan là phổ biến Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi của người dân.

- Thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm l ý cũng như ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi dưỡng giải phóng mặt bằng tại các địa phương vừa thiếu, vừa yếu, dẫn đến hiện tượng không giải đáp rõ những thắc mắc của người dân hoặc áp dụng không đúng chính sách , chế độ đền bù ,hỗ trợ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Thực trạng thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

4 Thực trạng thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

4.1 Thực trạng thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp ,khu đô thị tại Thái Bình

4.1.1 Khái quát thực trạng thu hồi đất của cả nước

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới hơn 70% số dân là nông dân nhưng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 9,42 triệu ha đất nông nghiệp với dân số 86 triệu người (số nông dân ước tính hơn 60 triệu người) Ðất giành cho trồng lúa là 4,1 triệu ha, bình quân mỗi nông dân có khoảng 480 m 2 đất canh tác.

Trong những năm qua, nhiều diện tích đất đã chuyển làm khu công nghiệp. Chỉ tính từ năm 2004 đến nay, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố đã thu hồi gần

750 nghìn ha đất để thực hiện 29 nghìn dự án đầu tư Ðiều đáng nói, trong 750 nghìn ha đó thì có tới 80% là đất nông nghiệp Khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, đây là những khu vực đất màu mỡ trồng hai vụ lúa một năm Vài năm gần đây phổ biến tình trạng các tỉnh đua nhau xây dựng sân gôn Tính đến nay, cả nước có 141 sân gôn ở 39 tỉnh, thành phố, sử dụng tới 49.268 ha đất, trong đó có 2.625 ha đất trồng lúa Nếu như suốt 16 năm trước đó cả nước chỉ cấp phép cho 34 dự án sân gôn thì chưa đầy hai năm (2006-

2008) khi các địa phương được quyền cấp phép, đã có 104 dự án sân gôn được cấp phép nghĩa là cứ bình quân sau một tuần lại xuất hiện một sân gôn Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Ðinh Văn Ðãng và Lưu Văn Duy (Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội), chỉ tính riêng năm 2007, diện tích lúa gieo trồng giảm 125 nghìn ha Ðiều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 16 tỉnh, thành phố trọng điểm cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 89%, hầu hết là đất lúa, thuộc diện "bờ xôi ruộng mật" Với diện tích này, hằng năm sản lượng lúa cả nước có thể giảm hơn một triệu tấn

Do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, cộng với ở nhiều nơi không có quỹ đất dự phòng, số nhân khẩu nông nghiệp tăng nhanh, sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác chậm dẫn tới một bộ phận nông dân thiếu đất hoặc không có đất sản xuất Mức độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa ở các vùng, các tỉnh, thành cũng khác nhau, do đó số nông dân không còn đất sản xuất cũng khác nhau Ở các thành phố lớn, các tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, số hộ nông dân không còn đất chiếm tỷ lệ lớn so với cả nước, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, v.v Theo thống kê, hằng năm, bình quân cả nước có hàng ngàn héc ta đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, đô thị mới Theo báo cáo chưa đầy đủ của 57 Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, có hơn 30 vạn hộ nông dân không còn đất sản xuất hoặc có nhưng sản xuất không ổn định: An Giang có 17% số hộ nông nghiệp không có đất, Long An là 7,8%, Sóc Trăng là 5,6%, Bến Tre là 6,62%, v.v.

Việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm (2003-2008) đã tác động đến đời sống của hơn 627 nghìn hộ gia đình, với khoảng 2,5 triệu người Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người nông dân như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư tuy nhiên trên thực tế có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25 đến 30% số lao động không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định Thực trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước kia, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất bị thu hồi sẽ làm mất việc 13 lao động

Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu (ước tính chỉ mới tạo việc làm được khoảng 55.000 người/năm) Hiệu quả thực tế của những biện pháp tạo việc làm cho nông dân vẫn còn cách xa nhu cầu Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là khu quy hoạch đất nông nghiệp thu hồi ở nhiều địa phương chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất Tuy nhiên, ở một số nơi chưa thực hiện tốt chủ trương của Đảng cũng như việc thi hành Luật Đất đai và các quyết định của Chính phủ, cộng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, đã làm cho số hộ nông dân không còn đất sản xuất tăng nhanh Tình trạng lao động không có việc làm đối với những hộ bị thu hồi đất và lao động dư thừa trong nông thôn ngày một tăng Ở một số nơi, do việc buông lỏng quản lý, sử dụng đất của chính quyền cơ sở, nên đã xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân Một bộ phận nông dân, do chưa hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên không giao đất cho Nhà nước, khiếu kiện đông người, vượt cấp đã diễn ra, có nơi trở thành "điểm nóng", gây nên những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự ở nông thôn Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành nghề và cơ cấu lao động ở nông thôn rất chậm chạp Tại Hưng Yên, trong 5 năm (1999 -

2003), tỉnh đã thu hồi 1.271 ha đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích khác.Toàn tỉnh có 404 doanh nghiệp trong đó có 236 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo kế hoạch, có thể thu hút 50 ngàn lao động, nhưng các doanh nghiệp hiện nay đang trong quá trình xây dựng cơ bản hoặc mới vào sản xuất, trong khi đó người nông dân do được thu hồi đất nên thiếu việc làm lại chưa được đào tạo nghề phù hợp, nên chưa bố trí tham gia lao động công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp.Các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào là những địa bàn có nhiều doanh nghiệp nhất, nhưng mới chỉ có khoảng từ 15 đến 20% số hộ bị thu hồi đất có người được nhận vào làm việc trong các doanh nghiệp Ðể khắc phục tình trạng này, trong quy hoạch các khu công nghiệp phải cân nhắc xây dựng ở những nơi tách hẳn khỏi đất sản xuất nông nghiệp, xa khu dân cư, làm hạ tầng đồng bộ như: Ðường giao thông nối với các trục đường chính, điện, nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường Cách làm này sẽ mất nhiều kinh phí hơn so với tận dụng khu vực gần đường chính, song là cần thiết cho sự phát triển bền vững, tránh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đời sống người nông dân Nếu buộc lấy đất nông nghiệp thì phải lấy những nơi đất xấu, canh tác không hiệu quả.

Trước mắt để giải quyết số lao động nông thôn mất việc hiện nay, Nhà nước cần hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng tiến bộ khoa học tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích Quy hoạch khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung, đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa Ðào tạo cho nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại, mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp Chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn Tăng cường đào tạo, hướng nghiệp, nhất là đào tạo nghề tại chỗ Quỹ đất để lại 10% giao cho các hộ bị thu hồi đất làm cơ sở dịch vụ theo quy hoạch, hướng dẫn các hộ này liên kết với nhau thành lập hợp tác xã làm dịch vụ hỗ trợ cho các khu công nghiệp như: Dịch vụ bán hàng, cho thuê nhà, dịch vụ vệ sinh

4.1.2 Thực trạng thu hồi đất phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa ,đô thị hóa tại Thái Bình

*Tình hình thu hồi đất

Thái Bình có tồng diên tích đất tự nhiên là 154.594 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 91.000 ha Trong những năm qua, công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị và các công trình hạ tầng diễn ra nhanh chóng, các diện tích chuyển đổi chủ yếu lấy từ diện tích đất sản xuất nông nghiệp

Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, Ban quản lý dự án các khu công nghiệp cùa tỉnh tính đến hết tháng 6/2009 , với việc triển khai 384 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng khu đô thị mới và các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, diện tích đất phải thu hồi trên địa bàn toàn tỉnh gần 2.400 ha, trong đó diện tích đã thu hồi 1.650 ha, chiếm 68,8% diện tích đất phải thu hồi ( bình quân mỗi năm thu hồi trên 200 ha). Trong tổng diện tích đất đã thu hồi có khoảng 80% tương đương 1.400 ha diện tích sản xuất đất nông nghiệp (riêng giai đoạn 2003-2009 là 1.100 ha ) Cụ thể :

Lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp thu hút

341 dự án với diện tích đất phải thu hồi này khoảng 1.945,4 ha , diện tích đất đã thu hồi 1.222,5 ha ,trong đó có khoảng 980 ha đất sản xuất nông nghiệp

- Lĩnh vực thương mại dịch vụ thu hút 33 dự án với diện tích đất phải thu hồi 20,8 ha , trong đó có khoảng 16,5 ha đất sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng khu đô thị mới thu hút 10 dự án với diện tích đất phải thu hồi 90 ha ,diện tích đã thu hồi 76 ha ,trong đó có 70 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan, trung tâm văn hóa, thể thao…)với diện tích đất phải thu hồi 331,5 ha, trong đó có khoảng 253,5 ha đất sản xuất nông nghiệp

Theo số liệu điều tra khảo sát tại 152 xã, phường, thị trấn ở 8 huyện, thành phố của sở Lao động thương binh –xã hội, số hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp là 18.367 hộ với 101.231 nhân khẩu, 45.954 lao động

Việc thu hồi đất làm cho nhiều nông dân phải chuyển sang nghề mới , trong khi một số lao động ở độ tuổi cao , trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng học nghề đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật chất lượng cao Các cơ chế chính sách vĩ mô của trung ương và của tỉnh về hỗ trợ học nghề, lao động, việc làm cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất đang được triển khai thực hiện và tiếp tục hoàn thiện, phần lớn người dân sau khi bị thu hồi đất thiếu đất sản xuất, bị mất việc làm, không có điều kiện để tự chuyển đổi nghề Tìm việc làm ,dẫn đến thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA

Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tại những nơi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp

-Nếu phân theo cơ cấu lao động : Trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất có

18.688 người rơi vào tình trạng thất nghiệp chiếm 36,5% trong tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc và nhu cầu việc làm .Tỉ lệ trên là rất cao so với tỷ lệ của cả nước Mặt khác thu nhập của người dân nông thôn chủ yếu có được do họ bán trực tiếp các sản phẩm trực tiếp họ làm ra như thóc lúa, rau quả ,hoa màu hay những sản phẩm thủ công nghiệp Sự tác động lớn nhất của tình trạng trên là do diện tích đất nông nghiệp thu hồi ngày càng lớn trong khi lao động

15.1% Ðủ V.lam Thiếu V.làm Không V.làm,

T.nghiệp nông thôn lại chưa được đào tạo nghề phù hợp để thích nghi với sự biến đổi quá nhanh này Chính vi vậy vấn đề việc làm cho những người thất nghiệp trở lên cấp bách mà cơ quan chức năng địa phương cần giải quyết để ổn định và nâng cao thu nhập của dân cư vùng thu hồi đất

Biểu1 : Cơ cấu tình trạng việc làm

- + Từ 15-17 tuổi là 300 người chiếm 4,5%

+ Từ 18-30 tuổi là 1.903 người chiếm 44,5%

+ Từ 45-55 tuổi là 1278 người chiếm 28,5%

+ Từ 56-60 tuổi là 128 người chiếm 19,5%

Có thể nhận thấy tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở những người từ 18-30 là rất lớn Đây là nhóm tuổi được chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và có khả năng phát huy sáng tạo, vận dụng và triển khai những ứng dụng về khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động tổt nhất Vì vậy cần có chính sách đào tạo lao động như mở các lớp dạy nghề tại địa phương, đưa lao động đi học tập tại các địa phương khác … để đào tạo nghề giúp họ có thể tìm được công việc phù hợp với trình độ và chuyên môn nghiệp vụ qua đó hạn chế được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm Chính sách ưu tiên giới thiệu, tư vấn việc làm miễn phí, thông qua hội chợ việc làm, hỗ trợ tìm việc cũng là một hướng mở tích cực tạo ra cơ hội có việc làm cho lao động

- Phân theo cơ cấu kinh tế :Trong tổng số 20.307 người hiện đang tham gia làm việc, có 3.417 người hoạt động trong ngành Nông - Lâm nghiệp chiếm 54,62%.Tuy nhiên, những người hiện đang tham gia làm việc vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu việc (một tuần làm việc ít hơn 40 giờ) 779 người và không việc làm (có tên trong danh sách của các tổ chức kinh tế nhưng không có việc để làm) 454 người. Tổng số thất nghiệp, thiếu việc làm và không có việc làm 1.811 người chiếm 26,5% trong số người có nhu cầu lao động của các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất

Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tại những nơi tiến hành thu hồi đất trên các huyện và thành phố Thái Bình

Bảng 6:Thực trạng và cơ cấu việc làm của lao động các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất Đơn vị tính: người

Có tham gia làm việc

Lao động trong các nhóm ngành kinh tế

Tình trạng việc làm của lao động

Dịch vụ Đủ việc làm

Nhận thấy rằng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong khu vực nông nghiệp những địa phương bị thu hồi đất là nhiều nhất Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do người dân chủ yếu là lao đông trong lĩnh vực nông nghiệp nên khi mất đất họ rơi vào thất nghiệp

Việc thu hút lao động mất việc làm do bị thu hồi đất vào các khu công nghiệp phụ thuộc vào các quy định cụ thể ràng buộc với các chủ dự án sử dụng đất để họ cam kết sử dụng lao động tại chỗ Các chính sách thu hút lao động vào khu công nghiệp cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp Có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề tại địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ và đạt chất lượng cao. Đối với các hộ bị thu hồi đất, tiền đền bù là tài sản quý giá nên cần phải được tuyên truyền, hướng dẫn họ sử dụng hợp lý Chính quyền các cấp cần giúp đối tượng này lựa chọn ngành nghề đào tạo mà các khu công nghiệp đang cần tuyển dụng lao động Cùng với hỗ trợ tiền đào tạo từ ngân sách địa phương, nên khuyến khích các hộ sử dụng tiền được đền bù để cho con em họ, học nghề, học ngoại ngữ và tạo điều kiện cho họ đi lao động xuất khẩu, khuyến khích lao động xuất khẩu gửi tiền về đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm

1.2 Chất lượng nguồn lao động

Trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động. Căn số liệu bảng 04 cho thấy, trình độ học vấn của lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất rất thấp chỉ có 12.856 người tốt nghiệp Trung học Phổ thông, chiếm 32,2% Trong khi đó, có 22.388 người tương ứng 56,1% có trình độ học vấn chỉ mới tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học Đối với bộ phận lao động có trình độ học vấn thấp này, vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rất hạn chế, chủ yếu làm việc trong nhóm ngành kinh tế Nông -lâm nghiệp và trong Khu vực hộ gia đình Trình độ học vấn thấp dẫn đến vấn đề đào tạo và tái đào tạo nghề, phổ biến khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều trở ngại nên khi bị thu hồi đất sản xuất, bộ phận lao động có học vấn thấp rất khó khăn trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới và khi số tiền có được từ hỗ trợ đền bù không được sử dụng hợp lý cho việc chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm công việc mới thì lực lượng lao động này có khả năng thất nghiệp rất cao và cuộc sống gia đình rơi vào khó khăn.

Lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất phần lớn chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) Chỉ có 15.068 người tương ứng 38,67% trong tổng số lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất được đào tạo nghề Trong đó, Hưng Hà có số lao động chưa được đào tạo cao nhất chiếm 27,6% và Thái Thụy đứng thứ 2 chiếm13,85% trong tổng số lao động chưa qua đào tạo Chính vì chưa được đào tạo nên vấn đề tìm việc làm của lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất gặp nhiều khó khăn, các Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu cần tuyển dụng lao động có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật nên bộ phận lao động phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng Điều này làm cho việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động trong các nhóm ngành kinh tế của Thái Bình rất chậm.Hiện nay lao động làm việc trong nhóm ngành Nông - Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu 69,71% so với tổng số lao động của Thái Bình

Lao động đã qua đào tạo38,67%, trong đó trình độ Đại học chỉ 1.451 người tương ứng 3,60% và Cao đẳng kỹ thuật 3.162 người tương ứng 8,83% Tổng số lao động có bằng cấp được công nhận chỉ 11,6% một tỷ trọng rất khiêm tốn so với tổng số lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất Số công nhân kỹ thuật được đào tạo trong các làng nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề không được cấp bằng hoặc đang theo học chưa được cấp bằng là 9.572 người chiếm 26,4 % so với tổng số lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất.

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, phần lớn người lao động có trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật rất thấp Nên vấn đề nâng cao trình độ học vấn, đào tạo và tái đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật cho lao động rất bức bách cần phải giải quyết.

Bảng 7 Trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật của lao độngtrong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất

Trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ học vấn Đã tốt nghiệp Tiểu học 4.656 11,7% Đã tốt nghiệp Trung học cơ sở 22.338 56,1% Đã tốt nghịêp Trung học phổ thông 12.856 32,2%

Nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật

CN kỹ thuật không có bằng cấp 9.572 26,4 Trung học - Công nhân kỹ thuật-

1.3 Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất canh tác ở một số địa phương được điều tra trên địa bàn tỉnh

1.3.1 Các chính sách, chương trình đào tạo nghề cho người dân bị thu hôi đất

Trong thời gian qua tỉnh Thái Bình đã ban hành một số chính sách hỗ trợ dạy nghề , giải quyết việc làm nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,tăng thu nhập cho những người bi thu hồi đất như :

- Chương trình đào tạo lao động từ hoạt động khuyến nông : Thời gian qua

Sở nông nghiệp đã tích cực xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn chuyển giao kỹ thuật và thông tin tuyên truyền cho nông dân đã đạt được những kết quả tích cực đưa năng suất lúa năm 2008 đạt 13tấn/ ha, sản lượng lương thực đạt trên 1 triệu tấn.Giá trịi chăn nuôi tăng 9,15% so với năm 2007

Một trong những biện pháp quan trọng để khuyến cáo nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật là mô hình trình diễn đầu bờ, đầu chuồng Trước những yêu cầu bức xúc của sản xuất nông nghiệp trong tỉnh là thiếu lao động có trình độ kỹ thuật, giá cả vật tư đầu vào tăng cao , sản phẩm đầu ra của sản xuất phải đáp ứng yêu cầu thị trường Trong năm 2008 đã xây dựng được nhiều mô hình trình diễn theo hướng giảm chi ohí đầu vào, tăng năng suất và giá trị kinh tế cao

+ Mô hình về trồng trọt :

Mô hình trình diễn thâm canh 5 ha giống lúa SH14 cho năng suất vụ xuân và hè cao Mô hình đã tổ chức cho hơn 200 nông dân đến thăm quan học tập đầu bờ vụ xuân cũng như vụ mùa tại các địa phương.

Những kết quả đạt được của việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng

Đến hết năm 2008 toàn tỉnh đã hoàn chỉnh quy hoạch 7 khu công nghiệp , 15 cum công nghiệp , 16 điểm công nghiệp với tổng diện tích là 1.629,6 ha Số dự án tập trung đầu tư vào Thái Bình là 331 dự án với tổng số vốn đăng ký là 12.958 tỷ đồng, số lao động đăng ký là 105.328 người trong đó khu công nghiệp thu hút 126 dự án, cụm công nghiệp thu hút 134 dự án đầu tư , điểm công nghiệp thu hút 71 dự án. Tổng số dự án đi vào sản xuất 227 với tổng số vốn đăng ký là 6.797 tỷ đồng, sử dụng 69.384 lao động.

Sự phát triển công nghiệp tập trung đã góp phần tích cực vào thúc đẩy tăng trưởng GDP của tỉnh từ 4,48% năm 2001 lên 11,5% năm 2007 và 12,1% năm

2008 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp :

- Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng xuất khẩu của địa phương Giai đoạn 2001-2008 kim ngạch xuất khâut tăng bình quân 24,6% năm, năm 2008 đạt 232 triệu USD , tăng 40% so với năm 200 và tăng 7,8 lần với năm 2000 Trong đó các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xuất khẩu đạt trên 130 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 59% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.

- Thu hút được nguồn vốn khá lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt huy động được vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, của nhân dân trong và ngoài tỉnh 12.958 tỷ đồng đăng ký đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp địa phương , tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của nhân dân trong tỉnh.

- Hiệu quả sử dụng trên 1 ha công nghiệp tăng lên, doanh thu khoảng 7,63 tỷ đồng/ha, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1,42 tỷ đồng /ha Thu nhập của người lao động tăng lên góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

- Giải quyết việc làm cho trên 69.384 lao động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp và tạo trên 10.000 chỗ làm việc mới trong các dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, dịch vụ vận tải, cung ứng vật tư nguyên liệu cho sản xuất dịch vụ tiêu thụ sản phẩm…góp phần làm giảm áp lực lao động thiếu việc làm của tỉnh.

Những tồn tại

- Bên cạnh những kết quả đạt được, quy hoạch một số KCN của Tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế như: Công tác quy hoạch các KCN tuy đã gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và quy hoạch phát triển không gian đô thị cho giai đoạn 5-10 năm, song do các quy hoạch chưa dự báo hết tốc độ phát triển kinh tế

- xã hội và tốc độ đô thị hoá nên không đảm bảo được mục tiêu di dời sản xuất KCN tập trung ra xa khu dân cư và nội thị Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ chậm, ảnh hưởng tới tiến độ thu hút đầu tư Công tác tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước đối với các KCN còn chồng chéo, quy chế phối hợp quản lý Nhà nước tại KCN theo cơ chế một cửa chưa tốt nên nhiều nhiệm vụ quản lý chưa đạt hiệu quả Một số thể chế quản lý KCN của Tỉnh đã ban hành nhưng do thiếu hướng dẫn kịp thời nên chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà đầu tư

- Kế họach giải quyết việc làm và phân bố lao động gắn kết với phát triển đô thị-công nghiệp chưa được thể chế trong quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng tại các khu , cụm công nghiệp khi đi vào khai thác gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lực lượng lao động tại địa phương do trình độ chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Tại các khu công nghiệp thiếu quỹ đất để phát triển các dịch vụ xã hội phụ trợ (nhà ở cho công nhân, chợ , dịch vụ trông xe, vệ sinh môi trường…)để giải quyết nhu cầu về chuyển đổi nghề nghiệp của lao động bị thu hồi đất tại chỗ, đặc biệt là lao động phổ thông và lao động cao tuổi. Chưa có quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh bền vững để khuyến khích thu hút các vùng phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo thêm việc làm cho các khu nông nghiệp nông thôn và định hướng học nghề để đón nhận cơ hội việc làm.

- Quan điểm và nôị dung chương trình đào tạo nghề , hệ thống trường nghề chưa phù hợp với đặc điểm lao động nông nghiệp vùng bị thu hồi đất ( số đông có trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp thu còn hạn chế Lao động chính trong các hộ phải chuyển nghề phần lớn đều có độ tuổi cao, vừa học nghề vừa phải lao động đảm bảo thu nhập hàng ngày) Việc đào tạo chủ yếu theo chương trình có sẵn, không đáp ứng nghề mà người học cần và nhu cầu của người sử dụng lao động Việc xã hội hóa trong đào tạo nghề chưa phát triển

Chưa có quỹ hỗ trợ học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng bị thu hồi đất Chưa có cơ chế xác định rõ trách nhiệm của nhà nước, nhà đầu tư và quyền lợi của người dân về hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm

 Nguyên nhân của những những tồn tại

- Người dân chưa kịp chuẩn bị để kiếm một nghề mới khi đột ngột mất đất,mất việc làm Bản thân họ ít có khả năng tìm ngay việc làm mới để bảo đảm thu nhập Tình trạng thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp một phần rất gay gắt Đa số thanh niên các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ văn hóa thấp, trong khi để có một nghề chắc chắn đáp ứng chỗ làm việc trong các doanh nghiệp, phần lớn yêu cầu phải có trình độ từ phổ thông trung học

- Chính phủ đã có những quy định cụ thể hỗ trợ cho những người mất đất được đào tạo nghề mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề từ 300 - 700 nghìn đồng/người chỉ có thể tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn với các nghề đơn giản Đa số các cơ sở dạy nghề tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không đủ năng lực tiếp nhận số lượng nhiều và đào tạo nghề có chất lượng, nên đối tượng này khó cạnh tranh khi đi tìm việc làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất

- Các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe Những lao động lớn tuổi (trên 35 thậm chí từ 26 - 35 tuổi) chưa qua đào tạo rất khó tìm việc làm trong khi, đa số họ là người phải gánh chịu trách nhiệm chính nuôi sống gia đình; bộ phận này đứng trước nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất.

- Tình trạng người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù; tâm lý chờ nhận sự ưu đãi của Nhà nước đang tồn tại khá phổ biến ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

- Cơ cấu nguồn thu của các hộ dân bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp giảm, thu từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ tiền lương tiền công và từ thương mại dịch vụ tăng hơn Tuy vậy, số hộ bị giảm thu nhập còn rất lớn.Trên phương diện này, có thể đánh giá tính kém hiệu quả của các phương thức đền bù mà các địa phương đã triển khai Việc một bộ phận hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tăng tài sản do có tiền đền bù, nhưng là sự biến động tăng không bền vững Sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích đang ẩn chứa những yếu tố bất ổn trong thu nhập của họ.

Hiện nay, nhiều địa phương đã có chính sách quy định các doanh nghiệp sử dụng đất phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp Nhưng các doanh nghiệp lại chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tình trạng quy hoạch treo, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai dự án dẫn đến dân mất đất mà không có việc làm, còn doanh nghiệp không thu hút được lao động vào làm việc khá phổ biến

Rõ ràng là, việc thu hồi đất nông nghiệp chưa có sự gắn kết với quy hoạch, kế hoạch, chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động Hơn thế, việc tổ chức triển khai còn thiếu công khai, dân chủ, minh bạch, thiếu thông tin, tuyên truyền để người lao động chủ động học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm Tồn tại này là căn nguyên xảy ra những phức tạp trong đời sống, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin của một bộ phận nhân dân vào chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khiếu kiện, có nguy cơ mất ổn định xã hội Phương châm địa phương có công trình, có dự án, dân có việc làm đang là vấn đề khó khăn.

Những vấn đề đặt ra nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau

*- Về phía các cơ quan chức năng

- Thứ nhất, việc bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi được thực hiện theo nguyên tắc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng (thu hồi đất nông nghiệp thì bồi thường bằng đất nông nghiệp, thu hồi đất ở thì bồi thường bằng đất ở) Song do quỹ đất rất hạn chế nên đa số các trường hợp được bồi thường bằng tiền Đối với đất nông nghiệp là đối tượng chủ yếu của công tác thu hồi (chiếm 89% diện tích đất thu hồi giai đoạn vừa qua), thực tế thị trường giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất giữa những người sản xuất nông nghiệp với nhau là rất ít, nên việc thực hiện quy định: giá đất để tính bồi thường phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường là rất khó khăn và chưa được thực hiện thống nhất.

- Thứ hai, kế hoạch thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp của các cơ quan chức năng dường như không gắn với kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị mất đất; chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất chưa được cụ thể hoá bằng các biện pháp khả thi, đồng thời việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc; năng lực của bộ máy chính quyền trong giải quyết việc làm nói chung vừa yếu, vừa thiếu, không có sự phối hợp, phân công hợp lý giữa các cơ quan; chưa thiết lập được hệ thống thông tin đủ độ tin cậy, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận giữa người lao động với các cơ quan chức năng liên quan, các doanh nghiệp/ các đơn vị sản xuất kinh doanh và ngược lại.

- Thứ ba, một số trung tâm đào tạo nghề cho nông dân thì chỉ biết đào tạo còn không biết nhu cầu thị trường sức lao động ra sao, không biết sau đào tạo người nông dân có được nhận vào các cơ sở sản xuất hay không Hạn chế của các cơ sở đào tạo nghề đã làm cho số lượng và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bên tuyển dụng lao động hoặc của bản thân người lao động để tạo dựng cơ hội việc làm mới.

- Thứ tư, đối với các hộ nông dân mất đất nông nghiệp phải chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, công tác chuẩn bị như tuyên truyền, vận động, làm công tác tư tưởng, giải quyết việc làm, đào tạo nghề mới chưa được đầu tư thoả đáng nên kết quả còn nhiều hạn chế.

- Thứ năm, kết cấu hạ tầng nông thôn còn chưa đồng đều đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt sản xuất và kinh doanh dịch vụ của hộ nông dân nói chung và nông dân mất đất nói riêng

*-Về phía các doanh nghiệp:

Công tác đào tạo nghề của doanh nghiệp nhận đất không được quan tâm nên kết quả tạo việc làm cho người nông dân mất đất đạt được thấp Không ít doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động có đất đai bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, quy định tuổi tuyển dụng quá thấp (18-23 tuổi), không tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp chỉ tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất vào làm việc mang tính hình thức để thể hiện rằng họ cũng thực hiện đúng các cam kết về tuyển dụng lao động địa phương, nhưng sau đó, bằng cách này hay cách khác, họ đã dần dần sa thải lực lượng lao động này.

*-Về phía người lao động

Trong nhiều trường hợp, bản thân người lao động không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, thụ động, ỷ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vào tiền đền bù mà không cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm Khả năng có được việc làm mới của nông dân là rất thấp, do trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng với điều kiện mới của họ không cao Bên cạnh đó, việc thay đổi tư duy và phong cách làm việc cho phù hợp với tác phong công nghiệp của họ còn chậm Đây chính là những lực cản lớn đối với người nông dân mất đất trong việc kiến tạo việc làm mới cho bản thân.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc nông dân lâm vào cảnh thất nghiệp nhiều hơn khi bị thu hồi đất là do họ không biết sử dụng có hiệu quả nguồn tiền đền bù của Nhà nước Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, Nhà nước đã có chính sách đền bù tương đối thoả đáng theo giá đất thị trường Do vậy, sau khi nhận tiền đền bù giải toả, nhiều hộ nông dân có một khoản tiền khá lớn Một số hộ có kinh nghiệm kinh doanh, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp đã sử dụng nguồn vốn đó cho mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ nên thu nhập và đời sống tăng cao so với trước khi thu hồi đất Song, đại bộ phận các hộ còn lại không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp Nhiều hộ nông dân chưa định hướng được ngành nghề hợp lý, phù hợp với bản thân và gia đình để ổn định cuộc sống Chỉ có một số ít hộ dân dùng tiền đền bù để đi học nghề với hy vọng sẽ tìm được việc làm trong khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương Thực tế ở khắp các tỉnh cho thấy, không ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí không có kế hoạch; nhiều nông dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở các vùng đó thì sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút Nhìn bề ngoài, có vẻ như đời sống của các hộ dân được đền bù đất được cải thiện rõ rệt; tuy nhiên, đằng sau sự thay đổi đó tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn; đó là không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định.

Các quan điểm

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài tôi có thể có tổng kết và đưa ra một số quan điẻm để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngững người nông dân bị thu hồi đất như sau :

Thứ nhất, NSNN cần giữ vai trũ chủ đạo trong đó, ưu tiên chi NSNN trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đào tạo nghề mang tính chất hàng hóa công cộng như: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường học, mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập

Thứ hai, thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề theo hướng khuyến khích việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập được quản lý như là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giúp đỡ về chương trình đào tạo theo qui định của pháp luật Nhà nước thực hiện hỗ trợ về thuế, đất đai và các chính sách hỗ trợ khác

Thứ ba, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập: Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính để các đơn vị này phát huy được các tiềm năng về nhân lực, tài lực và vật lực, gia tăng cung cấp dịch vụ đào tạo cho xó hội, tăng thu, tiết kiệm chi, giảm dần sự bao cấp của NSNN, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên trong đơn vị

Thứ ba, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập: Xây dựng cơ chế tự chủ tài chính để các đơn vị này phát huy được các tiềm năng về nhân lực, tài lực và vật lực, gia tăng cung cấp dịch vụ đào tạo cho xó hội, tăng thu, tiết kiệm chi, giảm dần sự bao cấp của NSNN, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên trong đơn vị.

Thứ tư, xác định rõ ràng trách nhiệm trong hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất canh tác: Giữa nhà nước mà đại diện là chính quyền địa phương các cấp, chủ đầu tư là các doanh nghiệp thực hiện đầu tư và bản thân người lao động được đền bù cũng phải có trách nhiệm tài chính với đào tạo nghề

Thứ năm, đản bảo hài hòa giữa các lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân có đất bị thu hồi và lợi ích của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh.

Thứ sáu, cần tuân theo nguyên tắc thị trường, đồng thời nhà nước tạo môi trường và thực hiện điều tiết vĩ mô để đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân có đất bị thu hồi.

Thứ bảy, đảm bảo việc làm, đời sống cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương và cơ sở, của các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội, của các doanh nghiệp và của cả người dân liên quan, phát huy tính chủ động ,năng động ,sáng tạo của người dân bị thu hồi đất trong học nghề, tự tạo việc làm và tham gia thi trường lao động

Thứ tám, đảm bảo việc làm, thu nhập, đời sống cho người dân có đất bị thu hồi là một nhiệm vụ quan trọng vừa thường xuyên cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa ở nước ta.

Phương hướng tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp có đất bị

bị thu hồi tại Thái Bình

Trong những năm tới ,việc thu hồi đất sẽ tiếp tục diễn ra để mở rộng thêm các khu công nghiệp, khu đô thị cũ và xây dựng thêm các khu công nghiệp, khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình Vì vậy,mà số lượng lao động nông nghiệp bị mất việc làm từ chính nông nghiệp sẽ tăng lên Để dảm bảo việc làm và ổn định cuộc sóng của những người nông dân bị thu hồi đất này là vấn đề quan trọng và việc thực hiện nó là vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của nhà nước, của UBND tinht Thái Bình và chính nỗ lực của người dân Căn cứ vào quy hoạch tổng thể, và những quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, tỉnh đã đề ra phướng hướng , chiến lược cho việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong thời gian tới:

-Cần tập trung phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là khôi phục và phát huy sức thu hút của các làng nghề thủ công truyền thống như dệt tơ tằm, đồ mỹ nghệ.

-Cần có những hướng đi phù hợp với những độ tuổi lao động, đặc biệt là những người lao động có độ tuổi trên 35 tuổi Điều này là một thuận lợi lớn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ tiến tiến Cần cá biện pháp để phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ này.

-Đặc biệt chú ý tới vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất trong tỉnh Kết hợp tạo việc làm với các vấn đề đàn tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về trình độ chuyên môn của các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động.

- Tìm hiểu nhiều biện pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để sử dụng và mục đích công cộng ngay từ chính hoạt động đó.

1.2.1 Nhu cầu phát triển các khu công nghiệp ,khu đô thị và mục tiêu phát triển ,giải quyết việc làm của tỉnh

1.2.1.1 Phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị tập trung

Phát triển khu công nghiệp sử dụng công nghệ cao như khu công nghiệp Tiền Phong , Vũ Thư , khu công nghiệp Nam Tiền Hải để tạo ra những việc làm có giá trị kinh tế cao, giá trị lao động cũng cao, phù hợp với tính chất đặc thù của lao động thành thị Khu công nghiệp Tiền Phong được hình thành sớm nhất , mỗi năm giải quyết được 15.000- 20.000 chỗ làm việc cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4% năm 2005 xuống còn 3% trong năm 2006.

Ngoài ra, chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm.

Phát triển ngành nghề, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động phù hợp với đặc điểm lao động thành thị Trong đó, phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là điều cần quan tâm Coi gia công xuất khẩu là quốc sách, đa dạng hoá các mặt hàng trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, giày da, gốm sứ, xe máy Mở rộng thị trường ở các nước phát triển, trong đó coi trọng thị trường Mỹ và Eu

1.2.1.2 Phát triển các làng nghề ,cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Bình

Phát triển khu công nghiệp sử dụng công nghệ cao như khu công nghiệp Tiền

Phong , Vũ Thư , khu công nghiệp Nam Tiền Hải để tạo ra những việc làm có giá trị kinh tế cao, giá trị lao động cũng cao, phù hợp với tính chất đặc thù của lao động thành thị Khu công nghiệp Tiền Phong được hình thành sớm nhất , mỗi năm giải quyết được 15.000- 20.000 chỗ làm việc cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 4% năm 2005 xuống còn 3% trong năm 2006.

Ngoài ra, chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm.

Phát triển ngành nghề, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động phù hợp với đặc điểm lao động thành thị Trong đó, phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là điều cần quan tâm Coi gia công xuất khẩu là quốc sách, đa dạng hoá các mặt hàng trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, giày da, gốm sứ, xe máy Mở rộng thị trường ở các nước phát triển, trong đó coi trọng thị trường Mỹ và Eu

1.2.2.1.Về phát triển kinh tế

Năm 2010 tiếp tục phấn đấu đạt tốc độ phát triển kinh tế cao hơn Chuyển dịch nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng ; phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

Các chỉ tiêu về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14% trở lên so với năm 2009 Tổng giá trị sản xuất tăng 17%, trong đó:

+ Giá trị sản xuất nông , lâm, thủy sản tăng 4,5% trở lên , trong đó : nông nghiệp tăng 3,6%( trồng trọt tăng 0,2%, chăn nuôi tăng 10%), thủy sản tăng 11%

+ Giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng 26,6% so với năm 2009 trong đó công nghiệp tăng 27,5% Xây dựng tăng 21%.

+ Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 13% so năm 2009

-Cơ cấu GDP( nông-công nghiệp- dịch vụ) là 32,7%-33,3%- 34%

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 12.800 tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm 2009

- Tổng mức đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 11.611 tỷ đồng, tăng 23,8% so năm 2009, bằng 40,8%GDP

- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 350 triệu USD tăng 11%, kim ngạch nhập khẩu đạt 290 triệu USD tăng 9,8% so với năm 2009

- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 3.708 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 1.240 tỷ đồng Tổng chi ngân sách địa phương đạt 3.595 tỷ đồng

Nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế.

Dạy nghề cho lao đông nông thôn nhằm tạo bước đột phá tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn.

Phấn đấu năm 2015 có ít nhất 60% và năm 2020 có ít nhất 70% lao động nông thôn được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật ở các cấp trình độ và làm việc phù hợp

Giai đoạn 2010-2015 mỗi năm có khoảng 30.000 lao động được đào tạo mới chuyên môn kỹ thuật, trong đó: Trình độ đại học là 3.000 người, trình độ cao đẳng nghề 3.000 người, trung học chuyên nghiệp và trung cấp nghề 6.000 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 18.000 người

Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Bắc Ninh66

Trước năm 2000 diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Bắc Ninh là 515,9m 2 /người Diện tích đất bị thu hồi cho quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa từ năm 2000 đến nay bình quân là 181.2 m 2 /người Như vậy số lượng lớn đất nông nghiệp đã , đang và sẽ bị chuyển đổi

Từ năm 2001 đến nay tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho khoảng 15.800 lao động nông nghiệp bị thu hồi đất nhưng chủ yếu là những người dưới 30. Còn những người trong độ tuổi 35-60 ít hơn nhiều vì những đối tượng lao động này thường có trình độ kỹ thuật kém, chưa cập nhật được kỹ thuật mới.Trong đó số lao động vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,làng nghề là 6.620 người, còn lại là thông qua chính sách hỗ trợ trực tiếp, tạo việc làm như vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao động, phát triển dịch vụ tại chỗ và tự tạo việc làm.Tuy đã có rất nhiều giải pháp nhưng tỷ lệ thất nghiệp vãn khá cao chiếm 11,24% số người trong độ tuổi lao động và tăng nhanh ở số người nhóm tuổi 35 trở lên, tỷ lệ thiếu việc làm cũng cao khoảng 29% và đều tăng rõ rệt ở nhóm tuổi cao dần Chất lượng việc làm còn nhiều hạn chế, phần lớn là đều làm việc trong khu vực nông nghiệp Do vậy thu nhập của người dân thuộc khu vực chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp còn thấp.

Từ sự phát triển thực trạng việc làm và giải quyết việc làm có một số vấn đề cần chú ý như sau :

- Số người không có việc làm sau khi bị thu hồi đất là khá lớn

- Đa phần những người lao động bị thu hồi đất là những người lao động giản đơn, chưa hề được đào tạo chuyên môn Vì thế họ rất khó tìm được việc làm mới có thu nhập cao và ổn định.

- Tỉnh cũng có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ người dân đào tạo nghề, trong việc thu xếp bố trí công việc mới, tuy nhiên kết quả mang lại chưa nhiều.Trên thực tế, việc đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho những người dân có đất bị thu hồi chưa được đặt ra một cách quyết liệt và chưa được tiến hành một cách bài bản.

- Đất bị thu hồi nhiều, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới ra đời ,song việc chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra không phù hợp với xu thế phát triển chung, tỷ lệ lao động quay trở lại với nghề nông vẫn còn lớn, tỷ lệ các nghề ít đào tạo không cơ bản vẫn còn cao ( xe ôm, cửu vạn , bán hàng rong …)Nói cách khác là nguồn lực đất đai đã chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song nguồn lực thù chưa thật gắn với hướng đó.

Trước tình hình đó tỉnh Bắc Ninh đã thành lập một số biện pháp để hỗ trợ, giải quyết việc làm cho những người nông dân bị thu hồi đất: Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về nghề nghiệp hỗ trợ 15,4đồng/m 2 đất thu hồi cho chuyển đổi nghề nghiệp ; chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc biệt là trên vùng đất nông nghiệp đã thu hồi phải ưu tiên tuyển lao động địa phương; chú trọng các cơ sở dạy nghề… Và trong thời gian tới Bắc Ninh đề ra một số giải pháp sau :

Thứ nhất, quy hoạch lại và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, các trung tâm dạy nghề trong tỉnh, chú trọng mở các trường dạy nghề ở khu vưc có khu công nghiệp tập trung; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hình thức, trình độ, ngành nghề đào tạo.

Thứ hai, đẩy mạnh công trác xã hội hóa trong đào tạo nghề.tích cực huy động các nguồn kinh phí,nhân lực tham gia công tác đào tạo nghề ,khuyến khích đầu tư và lĩnh vực đào tạo nghề , kết hợp với các trường đaị học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để hỗ trợ và thúc đẩy công tác đào taọ nghề.

Thứ ba, coi trọng hơn nữa công tác hướng nghiệp cho thanh niên ngay từ giáo dục phổ thông, phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và toàn xã hộ trong việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên,góp phần phân luồng giáo dục theo hướng tăng tỷ lệ học nghề để lập thân, lập nghiệp.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch, phát triển các làng nghề, các khu công nghiệp trong tỉnh nhằm bảo vệ nghề truyền thống, kết hợp bảo vệ,phát triển với truyền nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động Khuyến khích, hỗ trợ các địa phương khôi phục các làng nghề truyền thống, từ đó taộ động lực phát triển nghề góp phần đa dạng hóa công tác giáo dục, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh.

Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở Đà Nẵng

Trong những năm qua,cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được đẩy mạnh ,số lượng lao động dư thừa do mất đất sản xuấy của thành phố Đà Nẵng là không nhỏ Đến thời điểm này có 7.773 hộ nông dân Đà Nẵng đã giao 1.764 ha đất cho các ban quản lý Dự án Trong đó có 4.722 hộ phải di dời, 9.494 người không có việc làm, 2.740 người có nhu cầu học nghề Hội nông dân thành phố đã có cách làm riêng đẻ giúp những nông dân này chuyển sang nghề mới. Thông qua quyết định 65/2005/QĐ_UB ngày 24/5/2005 ủy ban thành phố đã ban hành đề án “ Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, ổn định đời sống đối với đối tượng bị thu hồi đất sản xuất, di dời giải tỏa trên địa bàn thành phô Đà Nẵng” Nhằm từng bước ổn định trở lai cuộc sống của người dân các vùng bị di dời, giải tỏa như : chuyển đổi ngành nghề 100% cho đối tượng không còn đất sản xuất vơi số lượng 2.000-3.000 lao động/năm, giải quyết khoảng 2.500 hộ dân mất đất sản xuất cho nhu cầu chuyển đổi ngành nghề bằng quỹ hỗ trợ quốc gia giải quyết việc làm Sau đây là một số giải pháp cụ thể như:

Một: Xây dựng quy hoạch phát triển đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, quy hoạch phát triển các nghành, địa phương đến năm 2020 Đề xuất thành phố tiến hành xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, tầm nhỡn đến năm 2050; với quan điểm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, có nhân cách, bản lĩnh, kiến thức, phục vụ phát triển thành phố, trong các lĩnh vực mũi nhọn, công nghệ cao, dịch vụ hiện đại của thành phố.

Hai: Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, không ngừng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của xó hội về vai trũ của đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với phát triển kinh tế - xó hội nhanh và bền vững; học nghề để lập thân, lập nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông học nghề.

Ba: Thành phố có quy hoạch quỹ đất dành cho quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, khắc phục được tỡnh trạng nhỏ lẻ, manh mún ,phân bố không hợp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố hiện nay Rà soát, thu hồi đất sử dụng không hiệu quả của một số trường, trung tâm đào tạo thuộc Bộ, ngành, tập đoàn kinh tế, tổng công ty đóng trên địa bàn để đưa vào quy hoạch chung.

Bốn: Thành phố đầu tư trọng điểm cho 01 đến 02 trường cao đẳng nghề công lập (hoặc đại học nghề khi có quy định) đạt chuẩn khu vực và quốc tế Đầu tư tập trung, đồng bộ (xây dựng chương trỡnh đào tạo, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đào tạo đội ngũ giáo viên, cấp học phí đối với người học) cho 3 đến 5 nghề thuộc các ngành mũi nhọn, công nghệ cao của thành phố, đạt chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế, để đảm bảo số lượng, chất lượng nhân lực vào làm việc ở các ngành nói trên Thu hút đầu tư nước ngoài 01 dự án trường dạy nghề lớn về cảng biển, công nghệ đóng tàu, dịch vụ ven biển, trên biển và dưới biển, để đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển kinh tế biển theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Chương trình hành động của Thành ủy về kinh tế biển, Năm: Kiến nghị Trung ương: Đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng 01 trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia; 01 trường đại học sư phạm kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; 01 trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề Các đơn vị này hoạt động trong phạm vi vùng, khu vực.

Sáu: Tiếp tục đổi mới chính sách đối với người học nghề ở thành phố, nhất là đối với lao động đặc thù như nông dân bị thu hồi đất, hộ di dời, giải toả, người nghèo, người có thu nhập thấp, bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đói người có công, trẻ em bỏ học, trẻ em làm trái pháp luật , nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương công bằng trong giáo dục và đào tạo Đổi mới chính sách đối với người học theo hướng thu hút ngày càng nhiều người đi học nghề; đối với đối tượng đặc thù, yếu thế nêu trên, đề nghị nâng mức hỗ trợ học nghề, kết hợp việc đào tạo nghề gắn với hướng dẫn cách

Bảy: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề: Từ nay đến năm

2015, nghiên cứu thí điểm thành lập Cục dạy nghề thành phố Đà Nẵng, vào thời điểm thích hợp (có nhiều cơ sở dạy nghề); bổ sung cán bộ quản lý dạy nghề đủ về số lượng, có trỡnh độ, năng lực, kinh nghiệm quản lý; chú trọng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề trong ngắn hạn và dài hạn, công tác hướng dẫn thực hiện; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo nghề; chẩn chỉnh, củng cố, sắp xếp lại hệ thống dạy nghề, không cho thành lập mới các cơ sở dạy nghề không đủ chuẩn, không đúng quy hoạch, kiên quyết loại bỏ các cơ sở dạy nghề kém chất lượng; đề xuất các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi, nâng cấp một số trung tâm hướng nghiệp dạy nghề thành trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp thành trường trung cấp nghề, nếu đủ điều kiện nâng lên thành trường cao đẳng nghề; xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2020; đổi mới quản lý chủ quản đối với một số cơ sở dạy nghề công lập, thu hút vốn đầu tư bên ngoài theo hỡnh thức gúp vốn cố đông với tỷ lệ thích hợp, xây dựng cơ chế đại diện vốn nhà nước tại cơ sở dạy nghề công lập; xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo từ ngân sách thành phố cho một số nghề trọng điểm; nghiên cứu bói bỏ việc cấp phỏt kinh phớ theo chỉ tiờu đại trà cho trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng, theo hướng đặt hàng đào tạo một số nghề thành phố cần tập trung phát triển nguồn nhân lực.

Tám: Xây dựng bộ danh mục ngành, nghề phải sử dụng lao động qua đào tạo ở thành phố Đà Nẵng, tránh tỡnh trạng tuyển lao động phổ thông, chất lượng không cao, năng suất lao động thấp; cũng để làm căn cứ hạn chế dự án thu hút quá nhiều lao động giản đơn nơi khác về Đà Nẵng, gây áp lực không cần thiết cho công tác quản lý lao động, giải quyết việc làm và các vấn đề xó hội khỏc trờn địa bàn.

Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những người dân bị mất đất ở thành phố Hồ Chí Minh

So với cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa diễn ra rất cao.Mỗi năm có hàng ngàn ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng.Năm 2003 có khoảng 1.000 ha đất canh tác chuyển thành đất ở nông thôn, 551 ha được chuyển sang làm đất ở đô thị, hơn 2.000 ha đuợc chuyển sang cho những mục đích sử dụng khác Vì vậy một vấn đề cũng cần phải giải quyết như bao địa phương khác trong quá trình đô thị hóa là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất mà ở đây là lao động ngoại thành của TPHCM với số lượng khá lớn là 1,13 triệu người (theo báo cáo của sở lao động –thương binh xã hội TPHCM năm 2005 ) mà đại đa số chỉ có trình độ văn hóa hết cấp I và cấp II Để từng bước tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho những bộ phận này các cấp chính quyền thành phố đã thực hiện một số giải pháp sau :

Một là, tăng cường quản lý nguồn lao động ở khu vực ngoại thành và xác định nhu cầu nghề nghiệp và việc làm Hằng năm thành phố đều tổ chức điểu tra về lao động, việc làm ở khu vực ngoại thành Trên cơ sở đó nắm bắt được số lượng lao động chưa có việc làm và nhu cầu tìm việc Việc đánh giá về sự chuyển dịch lao động , trình độ nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu và khả năng học nghề tạo cơ sở cho việc thực hiện các chương trình việc làm và phối hợp có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh và thành phố.

Hai là : trong quá trình đô thị hóa, thành phố chủ trương thực hiện các giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động:

-Tổ chức đào tạo nghề gắn với bố trí việc làm theo các ngành nghề mới phát triển ở nông thôn, các khu công nghiệp mới Thành phố đã đầu tư xây dựng mới thêm nhiều cơ sở dạy nghề, nâng cao tay nghề, tiếp xúc nhiều hơn với công việc mới Các cơ sở dạy nghề ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh có khả năng đào tạo lao động tại chỗ với số lượng 20.000 học viên hàng năm và có thể thu hút 6.000 lao động ở khu vực nông thôn vào các nghề như: sửa chữa xe máy, ô tô , lái xe, may công nghiệp, may gia dụng,cơ khí, điện tử, điện công nghiệp, sơn mài, mộc ,các nghề thủ công mỹ nghệ… Hầu hết các huyện ngoại thành đã hinìh thành và phát triển các văn phòng, trung tâm giới thiệu việc làm Mỗi năm các cơ sở này có thể giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động, trong đó có hơn 10.000 lao động ở khu vực nông thôn.

- Gắn đào tạo nghề ở khu vực ngoại thành với chương trình xuất khẩu lao động.

Ba là : gần đây UBND thành phố HCM vừa ra quyết định thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố ( gọi tắt là Quỹ Hỗ Trợ ) Trong đó người học nghề được hỗ trợ toàn bộ kiinh phí ( từ 250.000 đồng/người/tháng cho khóa học ngắn hạn và đến 3 triệu đồng/suất cho khóa học trung hạn ) và được cấp thêm sinh hoạt phí 200 nghìn/người /tháng trong thời gian học Lao động được vay vốn làm ăn không quá 10 triệu đồng /người Người đi vay vốn xuất khẩu lao động không quá

50 triệu đồng /hộ ( thời gian vay không quá 36 tháng) với lãi suất 2%năm Các đối tượng được hỗ trợ đã có trong danh sách bị thu hồi đất, nếu họ có nhu cầu vay vốn phải có kế hoạch cụ thể hoặc lập dự án để địa phương thẩm định, đòi hỏi đội ngũ các bộ phải có kinh nghiệm nhưng không vì thế mà làm rắc rối thêm thủ tục hành chính Nguồn vốn có được do ngân sách thành phố cấp một phần kinh phí ban đầu và khoản đóng góp của chủ đầu tư sử dụng đất thu hồi của người dân, được tính 5% tổng chi phí bồi thường hỗ trợ dự án ( đối với các dự án chưa triển khai) và 3% tổng chi phí bồi thường hỗ trợ của dự án ( đối với dự án đang bồi thường dở dang). Trong trường hợp quỹ không đáp ứng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, quỹ có thể huy động từ các nguồn tín dụng khác để cho vay và được ngân sách thành phố cấp bù lãi suất.

Các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất

3.1 Nhóm các giải pháp về công tác tổ chức và quản lý

3.1.1 Công tác quy hoạch kinh tế -xã hội và quy hoạch đất đai ,tổ chức tái định cư

- Đối với các khu công nghiệp tập trung :

Tiếp tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp tập trung và thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy các khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, Tiền Hải, Cầu Nghìn,Gia Lễ, KCN ngã Ba Đọ và các khu công nghiệp khác

+ KCN Phúc Khánh : thu hút đa ngành nghề.

+ KCN Nguyễn Đức Cảnh: khu công nghiệp dệt, may, nhuộm.

+ KCN Tiền Hải bao gồm các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiên liệu khí dầu mỏ.

+ KCN Cầu Nghìn là khu công nghiệp đa ngành nghề.

Tiếp tục quy hoạch thêm các khu công nghiệp mới ở những vị trí có lợi thế về thu hút đầu tư và thu hút lao động khi đã cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp trên Như khu vực ngã tư Gia Lễ, ngã Ba Đọ và một số khu vực dọc tuyến quốc lộ

- Xây dựng các cụm công nghiệp như tàu thủy Tân Đệ, cụm công nghiệp tàu thủy và hàng hải Diêm Điền, Cụm công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thủy và khu đô thị tại khu vực vào thành phố Thái Bình ( tả ngạn sôngTrà Lý).

+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp( quy mô 5-10 ha ) Trong giai đoạn 2011-2015 ở mỗi huyện thành phố có 6-

7 cụm công nghiệp để thu hút dự án trong và ngoài tỉnh vào đầu tư.

- Cụm công nghiệp làng nghề Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư và các cụm công nghiệp làng nghề ( quy mô 3-5 ha ); chuyển các cơ sở công nghiệp _TTCN trong nội đô thị, gần các khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp Trong giai đoạn 2011-2015 ở mỗi huyện, thành phố có 5-10, giai đoạn 2016-2020 khoảng 12-15 cụm công nghiệp, làng nghề Mục đích xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để thu hút các doanh nghiệp trong làng nghề đầu tư vào sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, thuận lợi cho xử lý ô nhiễm môi trường Mặt khác các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp làng nghề là chỗ dựa vững chắc cho các làng nghề về tiêu thụ sản phẩm , ổn định việc làm…

3.1.2.Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi ,tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất

Thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung và phục vụ các nhu cầu khác thể hiện sự đóng góp to lớn của các địa phương giao đất đối với quá trình đẩy nhanh phát triển kinh tế, giải quyết lao động và việc làm của toàn tỉnh Vì vậy giải quyết vấn đề lao động, việc làm, ổn định và nâng cao đời sống của các địa phương này là trách nhiệm chung của mọi người Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cần có chính sách cụ thể, giải quyết toàn diện cả kinh tế – chính trị - xã hội trước mắt và lâu dài để người dân và chính quyền cơ sở yên tâm, phấn khởi thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước Sau khi có chính sách, các ngành chức năng cần nghiên cứu giúp tỉnh có cơ chế rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể, có tổ chức điều hành nhịp nhàng, ăn khớp để công việc tiến hành thuận lợi Chính sách và cơ chế đề ra cần thể hiện thật rõ, thật đầy đủ tinh thần ưu đãi đặc biệt cho người dân và địa phương thu hồi đất đồng thời thể hiện đầy đủ sự công khai, minh bạch, trách nhiệm của các cấp, các ngành chức năng trong quá trình điều hành công việc

Trước khi giải phóng mặt bằng, cán bộ Ban đền bù, cán bộ các ngành liên quan của địa phương xuống với dân, động viên, giải thích mọi vướng mắc để người dân chấp thuận tiền đền bù, tạo điều kiện giải phóng mặt bằng nhanh Sau đó cán bộ ngành chức trách liên quan cần tiếp tục đến khu tái định cư lắng nghe những tâm tư,nguyện vọng, kiến nghị của người dân để có những giải pháp kịp thời , phù hợp Đồng thời cán bộ là người đại diện cho dân, nên cũng là người yêu cầu, đề nghị chủ kinh doanh tiến hành thu hồi đất để xây dựng các nhà máy ở đó phải cam kết mỗi ha đất nông nghiệp thu hồi phải tạo ít nhất cho 10 lao động ở địa phương đó Phải cam kết rõ ràng, để tránh tình trạng chủ doanh nghiệp sau một thời gian thất hứa hoặc người dân làm một thời gian rồi xa thải và chỉ đạo doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động là con em sinh sống tại vùng.

3.1.3.Đào tạo nghề cho người lao động

Nhu cầu sử dụng lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất rất lớn, nên việc đào tạo, dạy nghề cho lao động mất việc làm là hướng trọng điểm.Trước hết, cần chú trọng phát triển mở rộng dạy bổ túc văn hóa cho lao động trẻ, khỏe dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ vào các lớp đào tạo tập trung theo học những nghề mà khu công nghiệp, khu chế xuất cần tuyển dụng

Mô hình tạo việc làm thông qua du nhập ngành nghề thủ công và hình thành, phát triển làng nghề được các địa phương Hải Dương và Vĩnh Phúc, Hà Tây rất chú trọng Các nghề thu hút được nhiều người vào làm việc như: dệt chiếu, mây tre đan, gốm sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, thảm Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mô sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được mua, bán trao đổi với số lượng lớn trên thị trường trong nước và cả quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách địa phương

Hiện nay theo kết quả điều tra, nghiên cứu, số lượng lao động nông nghiệp nông thôn nước ta đuợc qua đào tạo nghề chỉ chiếm khoảng 8-9% trong tổng số lao động nông thôn Và phần lớn trong số lao động đó mới chỉ học hết cấp I và cấp II.

Họ lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn haọt động sản xuất nhờ kỹ thuật do thế hệ cha ông truyền lại hoặc tích lũy kinh nghiệm qua hoạt động và học hỏi trực tiếp lẫn nhau Để đáp ứng được yêu cầu làm việc trong môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì những lao động này cần được đào tạo có bài bản. Theo ước tính mỗi năm thành phố Thái Bình có từ 6.000 đến 8.000 lao động chuyển đổi nghề nghiệp, phần lớn là lao động nông thôn trong khi thành phố chỉ giải quyết khoảng 60% trong số này Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn -2006-2010 đã đạt được kết quả khá tốt Trong 3 năm qua, các cơ sở giải quyết việc làm cho trên 9000 lao động Qua khảo sát đã chiếm đến gần 90% học viên sau đào tạo nghề đã có việc làm tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất, số còn lại tổ chức sản xuất tại gia đình, địa phương( gồm các nghề tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, cơ khí nhỏ…) Tỉnh Thái Bình cũng đã đề ra một số hình thức đào tạo rất thực tế và cụ thể như “ Mở lớp định hướng nghề nghiệp và kỹ năng trả lời phỏng vấn cho người lao động vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp”, điều này sẽ giúp người dân có kinh nghiệm hơn trong việc tìm việc và phỏng vấn xin việc Để phát huy được hiệu quả hơn nữa trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm , sau đây có một số giải pháp với tỉnh Thái Bình :

3.1.3.1 Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và kế hoạch đào tạo nghề

Khi xây dựng, triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần chú trọng các nội dung thiết thực là: xác định số lượng lao động bị mất việc làm, khả năng sử dụng lao động của ngành tại địa phương, nắm bắt tiêu chí tuyển lao động ở các khu công nghiệp về trình độ chuyên môn kỹ thuật, loại hình nghề nghiệp, sức khỏe và giới tính cần tuyển dụng từ đó đặt ra yêu cầu về tài chính từ ngân sách địa phương hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm

Mạng lưới đào tạo nghề phải được phân bố đều, thủ tục hành chính thuận lợi.

Cơ sở đào tạo nghề phải đáp ứng được qui mô đào tạo, loại hình chất lượng nghề đào tạo để sau khi tốt nghiệp, học viên có thể tìm được việc làm ngay trong các khu công nghiệp, khu chế xuất Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng cách thu hút đội ngũ các nhà chuyên môn - kỹ thuật, nhà khoa học của các trường, viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ đóng trên địa bàn để mời tham gia đào tạo nhân lực lao động chất lượng cao.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo mới cần phải hình thành cơ chế, hình thức thích hợp đào tạo lại, đào tạo nâng cao kiến thức, tay nghề thường xuyên cho người lao động Mạng lưới đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải đáp ứng phổ biến, thuận lợi cho nhu cầu của tất cả những người lao động có thể tham gia học tâp Đào tạo lại, đào tạo nâng cao phải bao trùm ở tất cả các cấp trình độ: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và sơ cấp, công nhân kỹ thuật.

Lập quỹ đào tạo nghề, thực hiện xã hội hóa việc huy động các nguồn quỹ từ:ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp,đóng góp của các chủ dự án sử dụng đất và sự đóng góp của các tổ chức xã hội,Hiệp hội nghề nghiệp, của Chính phủ và tổ chức quốc tế

Quy hoạch mạng lưới dạy nghề, chú trọng đến việc mở rộng quy mô nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo nghề

Tăng nhanh số lượng lao động được đào taọ nghề thuộc các ngành kinh tế trọng điểm , mũi nhọn.

Khuyến khích xây dựng các cơ sở dạy nghề, truyền nghề thủ công, nghề truyền thống ở các khu vực nông thôn.

Khuyến khích đào tạo nghề mới xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế.

Ngày đăng: 03/08/2023, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w