1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài thương mại từ thực tiễn thành phố hà nội

82 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI *** ĐẶNG THỊ TÂM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành Luật Kinh tế[.]

Trang 1

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-*** -ĐẶNG THỊ TÂM

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

BẰNG TRỌNG TÀI TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Luật Kinh tếMã số:60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS TS Bùi Nguyên Khánh

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độclập của tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫnrõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 3

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướngdẫn, giúp đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của PGS.TS BùiNguyên Khánh – Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xãhội Việt Nam.

Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơntới tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật, tập thể thầy, cô giáo Học việnKhoa học xã hội đã dày công giúp đỡ, giảng dạy, truyền thụ kiến thức vàgiúp đỡ tôi trong suốt khoá học và thời gian nghiên cứu luận văn.

Trang 4

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀITHƯƠNG MẠI 6

1.1 Tranh chấp trong thương mại và các hình thức giải quyết tranhchấp 6

1.1.1 Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh thương mại 6

1.1.2.Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 8

1.1.3 Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 10

1.2 Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài 16

1.2.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 16

1.2.2 Thẩm quyền của Trọng tài thương mại 17

1.2.3 Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài 18

1.3 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của một số nước .23

1.3.1 Trọng tài là một loại cơ quan tài phán tư .23

1.3.2 Thẩm quyền của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấpphát sinh từ hoạt động thương mại 24

1.3.3 Về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 25

1 3 4 Về sự giám sát của tòa án đối với trọng tài trong quá trình giải quyếtvụ việc .26

Trang 5

2.1 Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

bằng trọng tài .30

2.1.1 Lịch sử phát triển của trọng tài trong giải trong giải quyết tranhchấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam .30

2.1.2 Pháp luật hiện hành về Trọng tài thương mại ở Việt Nam 34

2.2 Thực tiễn việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằngtrọng taì tại thành phố Hà Nội 41

2.2.1 Trung tâm trọng tài 41

2.2 2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại thành phố Hà Nội 42

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động trọng tàithương mại 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .49

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆNNAY 50

3.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật 50

3.2 Giải pháp về mặt cơ chế, chính sách của Nhà nước 62

3.3 Giải pháp từ phía tổ chức trọng tài và trọng tài viên 65

3.4 Giải pháp từ các doanh nghiệp 66

3.5 Tăng cường hợp tác quốc tế 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 68

KẾT LUẬN 70

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Có thể nói đặc trưng quan trọng, cơ bản, nổi bật nhất của kinh tế thếgiới hiện nay là xu hướng tồn cầu hóa, trong đó quan hệ họp tác kinh tếquốc tế ln được củng cố và phát triển Trong điều kiện hội nhập quốc tếdiễn ra mạnh mẽ đó thì cũng phát sinh ngày càng nhiều những tranh chấpthương mại không chỉ dừng lại ở sự gia tăng về số lượng mà độ phức tạpcủa các tranh chấp cũng ngày một nâng cao Trong quan hệ kinh tế quốc tế,trong kinh doanh thương mại tranh chấp phát sinh luôn là hiện tượngđương nhiên, giải quyết tranh chấp là việc làm tất yếu và đang là một vấnđề được bàn đến nhiều của nền kinh tế thế giới hiện nay Điều đó cũng giúpđịnh hướng tư duy của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ kinh tế cóphát sinh tranh chấp các phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu trong đócó trọng tài Theo đánh giá của Tổng thư ký Tịa án trọng tài quốc tế thìtrọng tài được coi là lựa chọn có nhiều ưu thế nổi bật là tính liên tục, mềmdẻo, bí mật và phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm Với tính năng ưuviệt của mình mà phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được coilà lựa chọn được ưa chuộng của các doanh nghiệp trên thế giới Tuy nhiên,thực trạng Việt Nam lại cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự "mặn mà"với việc đem tranh chấp của mình ra giải quyết tại trọng tài, theo thống kêcó hơn 95% tranh chấp thương mại trong nước được- đưa ra Tòa án có thẩmquyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) Sởdĩ có tình trạng trên thì bên cạnh ngun nhân chủ quan từ phía các doanhnghiệp cịn có ngun nhân xuất phát từ hệ thống pháp luật về trọng tài củaViệt Nam, đó là hệ thống chưa thực sự tạo ra một hành lang pháp lý antoàn, hiệu quả để doanh nghiệp trong và ngoài nước tự tin khi lựa chọntrọng tài.

Trang 8

đánh dấu một bước tiến mới trong việc hình thành và hồn thiện pháp luậtvề trọng tài tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lựa chọn phương thức giải quyếttranh chấp của cộng đồng doanh nghiệp Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh tronghơn 6 năm qua, tuy được đánh giá có nhiều điểm tiến bộ cùng với sự xuấthiện của nhiều nhân tố mới như việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO), việc ban hành Luật Thương mại năm 2005, Luật Đầutư năm 2005 nhưng một số quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ sự bất cậpnhư thẩm quyền của trọng tài còn nhiều hạn chế, đội ngũ trọng tài viêntrong nước chưa phát triển, cơ chế hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài chưahiệu quả

Xuất phát từ thực tế trên đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thựcthi các cam kết khi gia nhập WTO thì việc ban hành Luật TTTM là một tấtyếu khách quan Sự ra đời của Luật TTTM với nhiều quy định mới về cơbản phù họp với pháp luật và thông lệ quốc tế góp phần tạo niềm tin cho cáccá nhân, tổ chức khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọngtài Một trong những điểm mới đáng ghi nhận là Luật TTTM chính thứcquy định hai hình thức hoạt động trọng tài là trọng tài quy chế và trọng tàivụ việc và có các quy định nhằm hỗ trợ cho cả hai hình thức trọng tài có cơhội phát triển ngang bằng nhau và khuyến khích các bên tranh chấp sử dụngcả hai hình thức này Tuy nhiên để các quy định này khơng chỉ có hiệu lựctrên giấy thì cần có sự đánh giá khách quan, chính xác những cơ sở lý luậnvà thực tiễn của việc ban hành các quy định về hình thức giải quyết tranhchấp bằng trọng tài vụ việc để thực tiễn hóa các quy định này vào dời sốngkinh tế của các cá nhân, tổ chức Với mong muốn được luận bàn chuyênsâu, góp phần hoàn thiện pháp luật trọng tài ở Việt Nam, nâng cao hiệu quảcủa việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài tài tại

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thực tiễn và trong khoa học pháp lý đã có một số bài viết và mộtsố cơng trình nghiên cứu ở cấp độ khác nhau về phương thức giải quyết tranhchấp bằng trọng tài, có thể nêu một số cơng trình như: "Hoàn thiện pháp luâtvề trọng tài thương mại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế",Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Đình Thơ, Trường Đại học Luật HàNội, 2007 "Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài", Luậnvăn thạc sĩ luật học của Phạm Thị Phương Thủy, Trường Đại học Luật HàNội, 2004' "Những vấn đề pháp lý về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn ápdụng ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Thị Kim Liên,Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006; " Trọng tài thương mại Việt Nam trongtiến trình đổi mới", của Dương Văn Hậu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,1999…Tuy nhiên các cơng trình trên chỉ đề cập một cách khái quát vềphương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nói chung mà chưa có cơngtrình nào đề cập về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài từ thựctiễn thành phố Hà Nội

3.Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài3.1 Mục đích

Luận văn tập trung nghiên cửu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lýluận, phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằngTrọng tài tại Thành phố Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng hình thức trọng tài vào giải quyết tranh chấp thương mại tạiTP Hà Nội nói chung và Việt Nam nói chung, đề xuất hưởng hoàn thiệnnhững quy định pháp luật về phương thức giải quyêt tranh chấp bằng trọng tàitại Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nghiên cứu:

Trang 10

-Phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về trọng tài; đánh giáthực trạng sử dụng phương thức trọng tài trong thực tiễn giải quyết cáctranh chấp thương mại tại TP Hà Nội từ đó chỉ ra các khó khăn, vướngmắc đang và sẽ gặp phải và các nguyên nhân liên quan đến việc sử dụngtrọng tài trong giải quyết tranh chấp.

-Nghiên cứu kinh nghiệm của một sổ nước trên thế giới về việc ápdụng và điều chỉnh pháp luật phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọngtài nói chung nhằm lựa chọn những kinh nghiệp hay, phù hợp cho việc ápdụng vào Việt Nam.

- Phân tích pháp luật hiện hành về TTTM và những vấn đề thực tiễntrong sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tạiHà Nội từ đó nêu được những hạn chế của văn bản pháp luật quy định vềtrọng tài thương mại và những bất cập khó khăn bất cập trong thực tiễn khigiải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài tại Hà Nội.

-Đưa ra những giải pháp nhằm thực tiễn hóa một cách hiệu quả cácquy định của pháp luật nhằm khuyến khích các bên tranh chấp sử dụngphương thức trọng tài nói chung khi cần giải quyết các tranh chấp phát sinhtrong lĩnh vực thương mại.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại

- Thực tiễn việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằngtrọng tài tại Việt Nam và trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những quy định pháp luật vềcác phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, kinhnghiệm quốc tế và đi sâu phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp kinhdoanh thương bằng trọng tài tại TP Hà Nội.

Trang 11

Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trìnhnghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Ngoài ra, luậnvăn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương phápbình luận, diễn giải, so sánh, tổng họp, phân tích

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về phương thức giải quyếttranh chấp bằng trọng tài vụ việc, luận văn có những đóng góp mới sau đây:

Thứ nhất Luận văn giải quyết những vấn đề lý luận về tranh chấptrong hoạt động thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp, nghiêncứu một cách khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tàivới những phân tích về đặc điểm của trọng tài, ưu và nhược điểm của trọngtài.

Thứ hai: Luận văn đã phân tích một cách sâu sắc những quy định phápluật hiện hành về trọng tài, bắt đầu từ việc đánh giá khái quát hiệu quả củapháp luật đối với hoạt động trọng tài, các nguyên tắc giải quyết tranh chấpbằng trọng tài, thẩm quyền của trọng tài và thủ tục của trọng tài thương mại.Bên cạnh đó, luận văn cịn phân tích chi tiết thực trạng sử dụng trọng tài vụviệc trong giải quyết tranh chấp tại Hà Nội nói chung và Việt Nam nóiriêng, các bất cập và các nguyên nhân cụ thể của các bất cập đó.

Thứ ba: Luận văn bước đầu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả sử dụng phương thức trọng tài vụ việc nhằm giải quyết các tranhchấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại bao gồm những giải pháp về mặtcơ chế, chính sách, pháp luật; các giải pháp từ phía các trọng tài viên, từphía doanh nghiệp, từ phía tịa án và cơ quan thi hành án

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương:

Trang 12

-Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong thươngmại bằng trọng tài vụ việc.

Chương 2: Pháp luật và thực trạng giải quyết tranh chấp trong thươngmại bằng trọng tài tại thành phố Hà Nội

Chương 3: Một sổ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trọng tàivụ việc giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Việt Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANHCHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

1.1 Tranh chấp trong thương mại và các hình thức giải quyếttranh chấp

1.1.1Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Trang 13

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không tập trung lýgiải và nghiên cứu sâu về thuật ngữ này mà chỉ đề cập khi liên quan đến đốitượng nghiên cứu Hiện nav, có rất nhiều cách diễn đạt tranh chấp trongthương mại như: tranh chấp kinh doanh-thương mại (Điều 29 BLTTDS năm2004), tranh chấp trong hoạt động thương mại, tranh chấp kinh tế, tranhchấp trong thương mại Trong luận văn, tác giả sử dụng thuật ngữ "tranhchấp trong thương mại".

Theo Điều 29 BLTTDS năm 2004 có quy định các loại tranh chấptrong kinh doanh, thương mại - đây được coi như định nghĩa về tranh chấpkinh doanh - thương mại:

Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án:

1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữacá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợinhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hóa; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối;d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h)Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt,đường bộ, đường thủy nội địa; k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằngđường hàng không, đường biển; 1) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờcó giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dị,khai thác.

2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cánhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa cácthành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động,giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức củacơng ty.

Trang 14

Luật TTTM năm 2010 cũng quy định tranh chấp thương mại theohướng xác định những tranh chấp trong thương mại thuộc thẩm quyền củaTTTM, bao gồm:

Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt độna thương mại.

1 Tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó ít nhất‘một bên có hoạtđộng thương mại

2 Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giảiquyết bằng trọng tài[23].

Tranh chấp trong thương mại, có thể được hiểu như sau:

Tranh chấp trong thương mại là những bất đồng, xung đột về lợi íchkinh tế giữa các chủ thể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mạihoặc các hoạt động kinh tế khác mà theo quy định pháp luật là tranh chấpthuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế.

Nội dung khái niệm tranh chấp trong thương mại bao hàm những nộidung:

Thứ nhất, là những bất đồng, xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủthể có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại;

Thứ hai, là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng thương mạihoặc các hoạt động kinh tế khác

Thứ ba, theo quy định pháp luật những tranh chấp này thuộc thẩmquyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế (Tòa án hoặc trọng tài).

1.1.2.Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Trang 15

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, hai bêntranh chấp tự mình đàm phán, thỏa thuận về các giải pháp nhằm dàn xếp, giảicuyết ổn thỏa tranh chấp phát sinh giữa họ mà khơng có sự can thiệp, giúp đỡ

của bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức và mức độ nào Thương lượng làphương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổbiến nhất được các bên áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phátsinh trong đời sống đặc biệt là trong hoạt động thương mại Thương lượngcó thể được các bên áp dụng trước khi phát sinh tranh chấp Điều này đượclý giải bởi trong thực hiện họp đồng đã ký kết, khởi nguồn của các tranhchấp là việc vi phạm hợp đồng Khi một bên vi phạm hơp đồng, các bênthường gặp gỡ trao đổi nhằm xác định rõ ai vi phạm, vi phạm gì, mức độnào, hậu quả đến đâu và nếu như q trình này diễn ra sn sẻ, bên viphạm cơng nhận và tự giác khắc phục hậu quả thì sẽ không phát sinh tranhchấp Do vậy, trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn thường cũng cóphân biệt rõ vi phạm và tranh chấp Quá trình thương lượng có thể kéo dàitừ khi vi phạm cho đến khi các bên hóa giải xong tranh chấp phát sinh.

Trang 16

hịa aiải khơng có giá trị bắt buộc Việc thi hành thỏa thuận hịa giải hồntồn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp.

Nói đến hịa giải thì cần thiết phải phân biệt hịa giải trước (tiền) tốtụng và hòa giải trong tố tụng Hòa giải tiền tố tụng là việc hòa giải đượctiến hành trước khi các bên khởi kiện ra tòa hoặc gửi đơn đến trọng tài Saukhi nhận đơn, thụ lý đơn, Tịa án hoặc Trọng tài có nghĩa vụ hịa giải giữacác bên để giải quyết tranh chấp Đây là hai quá trình, hai giai đoạn khácnhau trong giải quyết tranh chấp dân sự nói chung, trong đó có giải quyếttranh chấp trong thương mại.

- Xét xử của tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, mộtbên tranh chấp có quyền u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp mà khơngcần có sự đồng ý, thỏa thuận của bên kia Tòa án, cụ thể là thẩm phán/hộiđồng xét xử, thụ lý và giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của phápluật, bản án do tòa án tuyên có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bêntranh chấp và với mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, bêntrung gian thứ ba (trọng tài viên) do các bên lựa chọn sẽ đưa ra mộtquyết định sau khi hai bên tranh chấp đã có cơ hội bình đẳng để trìnhbày các vấn đề liên quan đến tranh chấp Nếu quá trình trọng tài bảođảm nguyên tắc tự nguyện, công bằng thì quyết định của trọng tàiviên có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên Khoản 1, Điều 3,Luật TTTM năm 2010 quy định: "Trọng tài thương mại là phươngthức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theoquy định của Luật này" [23].

1.1.3 Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trang 17

trọng tài mà các bên đã lựa chọn.

Trọng tài cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mạimang tính tài phán Khơng giống như tịa án quốc gia, khơng có hội đồngtrọng tài cố định để giải quyết tranh chấp thương mại mà ở đó cùng một sốtrọng tài viên nhất định giải quyết nhiều vụ Trọng tài là một phương thứcgiải quyết tranh chấp tư, dựa trên thỏa thuận giữa các bên.

i) Đặc điểm của TTTM

Thứ nhất, tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đổi vớiviệc giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm TTTM có ưu điểm nổi bật sovới Tịa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của trọng tài là có giátrị chung thẩm, tức có hiệu lực cuối cùng Trong khi Tịa án xử thì phải 2-3lần, từ sơ thẩm đến phúc thẩm, rồi còn thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, rồicòn khiếu nại, khiếu kiện và cịn có sự tham gia của nhiều cơ quan khác(như Viện kiểm sát ) Còn cách thức giải quyết bằng trọng tài lại hết sứcđơn giản và linh động Tính chung thẩm của quyết định trọng tài khơng chỉcó giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự mà nó cịn khiến các bên khơngthể chống án hay kháng cáo Xét xử tại trọng tài chỉ có một cấp xét xử Khituyên phán quyết xong, ủy ban Trọng tài (Hội đồng trọng tài) hoàn thànhnhiệm vụ và chấm dứt sự tồn tại của mình Những ưu điểm này đặc biệtquan trọng đối với hoạt động đầu tư thương mại Chính những ưu điểm đóbảo đảm rằng nếu các bên ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thìcác nhà đầu tư sẽ giảm rủi ro cho bên nước ngoài khi quyết định tham giađầu tư thương mại tại Việt Nam; tạo thuận lợi cho các bên nước ngồi và cảbên Việt Nam thơng qua việc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam.

Trang 18

cưỡng chế thi hành, nên bên đương sự nào không chấp nhận phán quyết củatrọng tài thì có thể kiện ra Tòa kinh tế theo thủ tục giải quvết các vụ án.

Thứ hai, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật

Trọng tài là một tiến trình giải quyết tranh chấp có tính riêng biệt Hầuhết pháp luật về trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tàixử kín (in camera) nếu các bên khơng quy định khác Tính bí mật thể hiệnrõ ở nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứngnhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại Điều đó có ý nghĩa lớn trongđiều kiện cạnh tranh.

Đây là ưu điểm đối với những doanh nghiệp không muốn các chi tiếttrong vụ tranh chấp của mình bị đem ra cơng khai, tiết lộ trước Tịa án(hoặc công chúng) - điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạtđộng kinh doanh của mình.

Thứ ba, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp liên tục

Trang 19

Thứ tư, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanhchóng, lỉnh hoạt cho các bên

Tịa án, khi xét xử các bên hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Tịấn về thủ tục, thời gian, địa điểm, cách thức xét xử được quy định trướcđó Trong khi đó, với trọng tài, các bên thơng thường được tự do lựa chọnthủ tục, thời gian, địa điểm phương thức giải quyết tranh chấp theo phươngthức tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả nhất cho các bên trong khuôn khổ phápluật cho phép Điều này có thể làm giảm chi phí, thời gian và tăng hiệu quảcho quá trình giải quyết tranh chấp.

Thứ năm, tiết kiệm thời gian

Tính liên tục, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh quốc tế đòi hỏi cácbên khơng thể lãng phí thời gian, điều mà các Tịa án sẽ rất khó đáp ứngđược do ln phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, gây ra khảnăng ách tắc hồ sơ.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án cho phép các bên được quyềnkháng án cũng làm cho tiến độ bị kéo dài Trong thực tế, giải quyết tranhchấp bằng trọng tài, ví dụ như giải quyết tranh chấp bằng VIAC thường kéodài tối đa là 6 tháng, cịn tại Tịa án có thể kéo dài hàng năm trời

Thứ sáu, duy trì được quan hệ đối tác

Việc thắng, thua trong tố tụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hịakhí lâu dài giữa các bên tranh chấp Đây là điều kiện không làm mất đi quan hệhọp tác kinh doanh giữa các đối tác Bởi lẽ tố tụng tại trọng tài là tự nguyện.

Xét xử bằng trọng tài sẽ làm giảm mức độ xung đột căng thẳng củanhững bất đồng trên cơ sỏ' những câu hỏi gợi mở, trong một không gian kínđáo, nhẹ nhàng Đó là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì đượcquan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau và đặc biệt, sự tự nguyện thihành quyết định trọng tài của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốthơn trong quan hệ làm ăn trong tương lai.

Trang 20

các chuyên gia

Ưu điểm này thể hiện ở quyền được chọn trọng tài viên của các bênđương sự, điều mà khơng tồn tại ở Tịa án.

Các bên có thể chọn một Hội đồng trọng tài dựa trên năng lực, sự hiểubiết vững vàng của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vựcchuyên ngành có tính chun sâu như chứng khốn, licensing, leasing, xuấtnhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ

Thứ tám, tuy là giải quyết tranh chấp thưcmg mại bằng trọng tài - mộttổ chức phi chính phủ, nhưng được hỗ trợ, bảo đảm về pháp lý của Tòa ántrên các mặt sau:

Xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài; giải quyết khiếu nạivề thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấptạm thời; xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài; công nhận và thi hànhquyết định trọng tài.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu quyền và lợi ích của mộtbên bị xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại thì có quyền làm đơn u cầu Tịấn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhằm: bảo toàn chứng cứ trongtrường họp chứng cứ bị tiêu hủy hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy; kê biên tài sảntranh chấp để ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản; cấm chuyển dịch tài sản tranhchấp; cấm thay đổi hiện trạng của tài sản tranh chấp; kê biên và niêm phongtài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng.

Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tàirộng hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làmsáng tỏ những vấn đề nhạy cảm Trong khi đó, Tịa án áp dụng các chứngcứ để tố tụng bị ràng buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tốtụng khơng có cơ hội làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, khôngthể hiện trên các chứng cứ "pháp lý".

(ii) Các hình thức tổ chức TTTM

Trang 21

hình thức trọng tài được sử dụng là Trọng tài vụ việc và Trọng tài quy chế.Tùy thuộc vào ý chí, điều kiện thực tế, thói quen hay nội dung của tranh chấp,các bên đương sự sẽ quyết định lựa chọn cho mình một hình thức trọng tài phùhọp.

Trọng tài vụ việc

Trong trọng tài vụ việc, các bên tự chịu trách nhiệm thành lập hội đồngtrọng tài để giải quyết tranh chấp và phải quy định các quy tắc sẽ điều chỉnhcách thức tiến hành tố tụng trọng tài Khi gặp khó khăn, đơi khi các bên cóthể nhờ một tịa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp Bởi các bên tự tiếnhành trọng tài vụ việc nên họ phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề thù lao và chiphí với trọng tài viên.

Trọng tài quy chế

Trong trọng tài quy chế, các bên nhờ một trung tâm trọng tài hoặc mộttổ chức trọng tài quy chế giám sát tố tụng theo quy tắc tố tụng trọng tài củatổ chức đó.

Mức độ giám sát tố tụng trọng tài của mỗi tổ chức là khác nhau Nóichung, tổ chức trọng tài quy chế giám sát một phần tố tụng trọng tài, và giớihạn sự trợ giúp trong việc thành lận hội đôna trọng tài (chỉ định các trọngtài viên), dựa trên nguyện vọng của các bên cũng như các quy tắc tố tụngtrọng tài của chính tổ chức đó.

Tổ chức trọng tài có thể thơng báo đơn kiện cho bên kia và u cầubên đó trình bày rõ quan điểm về vụ kiện và việc thành lập hội đồng trọngtài Đôi khi, tổ chức trọng tài có quyền ấn định một khoản tiền ước tính đủđể trả chi phí trọng tài, có quyền u cầu các bên thanh tốn và khi kết thúctố tụng, có quyền quyết định các chi phí cuối cùng Tổ chức trọng tài quychế cũng có thể giám sát q trình thơng báo cho các bên về quyết địnhđược hội đồng.

Trang 22

coi là trọng tài được giám sát một phần.

Trọng tài quy chế cũng có thể là trọng tài được giám sát tồn bộ.Trong trường hợp này, tổ chức trọng tài không chỉ chịu trách nhiệm nhậnđơn kiện và thông báo cho bên kia, mà còn thành lập hội đồng trọng tài, ấnđịnh khoản phí ứng trước và có thể cịn xác định địa điểm tiến hành trọngtài Như vậy, tổ chức trọng tài giám sát tồn bộ q trình tố tụng và sẽ giảiquyết một số khó khăn nhất định chẳng hạn như quyết định thay thế cáctrọng tài viên thiên vị Đơi khi, tổ chức trọng tài quy chế thậm chí phải bảođảm nội dung quyết định trọng tài được chấp nhận về mặt bố cục và có thểlưu ý trọng tài viên vào một số điểm của nội dung vụ kiện Tổ chức trọngtài cịn giám sát cả việc thơng báo quyết định trọng tài cho các bên và saukhi đã ấn định phí trọng tài, tố chức trọng tài bảo đảm các trọng tài viênđược trả thù lao Tóm lại, tố chức trọng tài bảo đảm các trọng tài viên đượctrả thù lao và bảo đảm các bước của tố tụng trọng tài của tổ chức đó.

1.2 Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài

1.2.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọngtài

Theo quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại 2010 có 5nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài, cụthể:

-Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuậnđó khơng vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội trong quá trình tố tụngtrọng tài nguyên tắc này được thể hiện đó là việc các bên thỏa thuận chọnđịa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, thời gian trọng tài, và có thể thỏathuận cả phương án giải quyết tranh chấp nếu nó khơng trái quy định củapháp luật.

Trang 23

chịu sự chi phối của bất kì cơ quan, tổ chức cá nhân nào khi giải quyết tranhchấp Sự khách quan được đảm bảo khi trọng tài viên thực hiện đúng vai tròcủa người thứ ba phân xử đúng sai dựa trên những chứng cứ tài liệu, tìnhtiết của vụ việc và ra quyết định theo quy định của pháp luật

Nếu có căn cứ cho rằng trọng tài viên có thể hoặc khơng độc lập, vơ tưkhi thực hiện nhiệm vụ thì trọng tài viên đó có thể bị thay thế Thậm chí khiquyết định trọng tài có hiệu lực, nếu có căn cứ chứng tỏ trọng tài viên đã viphạm nguyên tắc này thì quyết định trọng tài sẽ bị tòa án tuyên hủy

- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồngtrọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩavụ của mình Khi các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài thì các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, khơng có sự phânbiệt, đối xử khi tham gia giải quyết tranh chấp.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không côngkhai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác các trọng tài viên khôngđược phép tiết lộ nội dung của tranh chấp khi khơng được các bên đồng ý.Ngồi ra, ngun tắc này cịn được thể hiện ở việc sẽ khơng có người ngoàiđược tham dự vào phiên xét xử trọng tài nếu các đương sự không cho phép.

- Phán quyết trọng tài là chung thẩm nội dung cơ bản của nguyên tắcnày là khi Hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, quyết định trọngtài có hiệu lực thi hành ngay, các bên khơng có quyền kháng cáo, cũng nhưkhơng tổ chức nào có quyền kháng nghị Khi xem xét yêu cầu hủy quyếtđịnh trọng tài, tòa án cũng khơng có quyền xét lại

Tất cả những nguyên tắc giải quyết tranh chấp mà Luật TTTM 2010đặt ra đều nhằm mục đích giúp các bên tranh chấp có thể giải quyết tranhchấp một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả đảm bảo tốt nhất nhucầu về một cơ chế giải quyết tối ưu cho các doanh nghiệp.

1.2.2 Thẩm quyền của Trọng tài thương mại

Trang 24

và các quy định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài trong giải quyếtcác tranh chấp thương mại.

+ Thỏa thuận trọng tài:

Khoản 1 Điều 16 Luật TTTM 2010 quy định: " Thỏa thuận trọng tài cóthể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặcdưới hình thức thỏa thuận riêng ".

Khoản 2 Điều 16 của Luật này cũng có quy định: "Thoả thuận trọng tàiphải được xác lập dưới dạng văn bản " Ngoài ra, một số hình thức thỏathuận khác cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản như: telegram, fax,telex, thư điện tử; hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty ; và một số hìnhthức thỏa thuận khác mà pháp luật cho phép.

Thỏa thuận trọng tài thể hiện sự nhất trí của các bên cùng đưa tranhchấp ra trọng tài giải quyết Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm quyềncủa trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có “vụ việc” lựachọn đích danh Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnhthổ, vì các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kì một tổchức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơiở cũng như nơi đặt trụ sở của các bên, cũng như khơng phân định theo cấp xétxử, vì chỉ có một cấp trọng tài và lại càng khơng phân định theo sự lựa chọncủa nguyên đơn.

+ Thỏa thuận Trọng tài phải không thuộc trường vô hiệu như quy địnhtại điều 18 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, Thỏa thuận Trọng tàiphải tuân thủ đúng quy định về mặt hình thức, nội dung, người xác lập thỏathuận phải có đủ thẩm quyền, có đủ năng lực hành vi Dân sự, và lĩnh vựctranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng Tài.

Trang 25

1.2.3 Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài

Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc là những phương pháp khác biệtcủa quá trình tố tụng Các bên trong trọng tài vụ việc thiết lập quy tắc tốtụng riêng mà họ cho là có thê phù hợp với diễn biến và sự việc của vụtranh chấp, trong khi đó các bên trong trọng tài quy chế phải tiến hành trọngtài theo các trình tự của tổ chức trọng tài mà các bên lựa chọn.

Tuy nhiên, quy tắc chung là “khơng có thỏa thuận giải quyết bằngphương thức trọng tài, khơng có tổ tụng trọng tài” Trừ một số ngoại lệ, cácbên phải thỏa thuận trong họp đồng sử dụng phương thức trọng tài, và quyđịnh chi tiết các quy tắc điều chỉnh quá trình tố tụng (chỉ định trọng tàiviên ) hoặc sử dụng các quy tắc tố tụng trọng tài dưới sự giám sát của mộttổ chức trọng tài quy chế Trong trọng tài vụ việc, các bên tự quyết định tốtụng trọng tài sẽ được tiến hành như thế nào và khơng có sự trợ giúp của tôchức trọng tài quy chế Trong trọng tài quy chế (cũng được coi như trọng tàiđược giám sát), tố tụng trọng tài được tiến hành với sự trợ giúp của một tổchức trọng tài quy chế.

Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, cách thức tiến hành tố tụngtrọng tài có thể khác hoặc khơng khác với cách thức tiến hành tố tụng tạimột tòa án quốc gia Tuy nhiên, tự các bên (hoặc tổ chức trọng tài quy chế,hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác được các bên chỉ định) tự thành lập hộiđồng trọng tài Hơn nữa, các quy tắc tố tụng trọng tài thường linh hoạt hơnvà ít nghi thức hơn các quy tắc của pháp luật quốc gia.

Luật TTTM năm 2010 đã quy định khá chặt chẽ các giai đoạn tố tụngcủa trọng tài Có thể tóm tắt tố tụng trọng tài sẽ gồm các bước sau đây:

Thứ nhất: Nộp đơn và thụ lý đơn

Trang 26

đơn".

Đơn kiện phải chứa đựng các nội dung chủ yếu theo quy định tạikhoản 2 Điều 30 của Luật này Bao gồm : Ngày, tháng, năm làm đơn khởikiện; Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp; Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có; Cácyêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp; Tên, địa chỉ ngườiđược nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tàiviên Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặcbản sao các tài liệu có liên quan.

Ngun đơn có thể sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện trước khi Hội đồngxét xử ra quyết định trọng tài "Nếu các bên khơng có thoả thuận khác hoặcquy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khơng có quy định khác, trong thờihạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo vàchứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơnbản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tạikhoản 3 Điều 30 của Luật này"

Về nguyên tắc, tố tụng trọng tài chỉ bắt đầu khi có đơn kiện củanguyên đơn và đơn phải được gửi khi vụ tranh chấp còn thời hiệu khởi kiện.Điều 31 Luật TTTM 2010 quy định: "Trường hợp tranh chấp được giảiquyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên khơng có thỏa thuận khác, thìthời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tàinhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn" và "Trường hợp tranh chấp đượcgiải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên khơng có thoả thuận khác,thì thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi bị đơn nhận đượcđơn khởi kiện của nguyên đơn" Điều 33 Luật này quy định về thời hiệukhởi kiện như sau: "Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thờihiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợiích hợp pháp bị xâm phạm".

Thứ hai: Thành lập và hoạt động của Hội đồng trọng tài

Trang 27

tự do thỏa thuận của các bên tham gia trọng tài Về cách thức thành lập Hộiđồng trọng tài được quy định tại Điều 39 Luật TTTM 2010 " thành phầnHội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sựthỏa thuận của các bên Trường hợp các bên không có thỏa thuận về sốlượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba trọng tài viên" Điều40, Điều 41 Luật TTTM 2010 cũng quy định về cách thức thành lập Hộiđồng trọng tài tại trung tâm trọng tài và Hội đồng trọng tài vụ việc, việcthành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài có thể có sự giúp đỡ củaChủ tịch trung tâm trọng tài thì theo quy định tại ®iều 41, việc thành lậpHội đồng trọng tài vụ việc do các bên thành lập có thể có sự giúp đỡ của tịấn trong việc giúp các bên chọn, chỉ định trọng tài viên.

Sau khi đã chọn trọng tài viên, các bên mới phát hiện ra trọng tài viêndo mình chọn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 42thì có quyền u cầu trọng tài viên này từ chối vụ tranh chấp Việc thay đổitrọng tài viên được tiến hành theo thủ tục quy định tại các khoản 2,3,4,5,6,7Điều 42 của Luật này.

Sau khi thành lập, Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, thực hiệnnhững hoạt động cụ thể để xác minh sự việc nếu thấy cần thiết, thu thậpchứng cứ.

Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có khiếu nại để xem xét thỏathuận trọng tài, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (Điều 43 Luật TTTM2010) Các bên có thể hịa giải hoặc u cầu Hội đồng trọng tài hịa giải, cóquyền u cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theoquy định tại các Điều 48, 49, 50, 51, 52, 53 LTTTM 2010 Bị đơn có quyềnkiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp (Điều36 LTTTM 2010)

Thứ 3 : Phiên họp giải quyết tranh chấp và phán quyết trọng tài

Trang 28

có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giảiquyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hộiđồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giảiquyết tranh chấp" Về trường hợp vắng mặt của các bên được quy định cụthể tại điều 56 của Luật này.

Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải đưa rađược phán quyết trọng tài Phán quyết trọng tài phải được đưa ra trên cơ sởxem xét, cân nhắc các chứng cứ, tài liệu của vụ việc và phải tuân thủ quyđịnh tại Điều 60: “Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểuquyết theo nguyên tắc đa số Trường hợp biểu quyết khơng đạt được đa sốthì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọngtài" "Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậmnhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng" "Phán quyếttrọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành".

Bên không đồng ý với phán quyết trọng tài có quyền làm đơn gửi đếnTịa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, để yêu cầuhủy phán quyết trọng tài (Điều 69)

Thứ 4 : Thi hành phán quyết trọng tài

Trang 29

Tóm lại, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá đơn giản, theomột trình tự được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật vàcác quy định này được các trung tâm trọng tài cụ thể hóa vào Quy tắc tốtụng của trung tâm mình, đảm bảo cho các bên tranh chấp có thể tìm hiểumột cách dễ dàng hơn Mặc dù còn một số bất cập cần sửa đổi phù hợp hơnvới thực tiễn nước ta, song không thể phủ nhận rằng so với tòa án - cơ quantài phán công, thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, thuận tiện hơn nhiều.

Trên nguyên tắc, một khi trọng tài đã đưa ra phán quyết thì phán quyếtđó là chung thẩm, khơng thể kháng cáo trước bất kỳ một Tồ án hay tổ chứcnào khác

Phán quyết trọng tài được chia làm hai loại: phán quyết trọng tài trongnước và phán quyết trọng tài ở nước ngoài Về nguyên tắc, các phán quyếttrọng tài trong nước khơng liên quan gì đến yếu tố nước ngoài (như tổ chứctrọng tài, địa điểm xét xử, quy tắc tố tụng) và nằm trong phạm vi thẩmquyền xem xét của một quốc gia trong khuôn khổ các vấn đề nội bộ mà cácvấn đề đó không thuộc phạm vi xem xét theo luật pháp quốc tế Trong khiđó phán quyết trọng tài nước ngồi lại liên quan đến nhiều hơn một nước,liên quan đến quan hệ giữa các nước đó Do đó, nếu như phán quyết trọngtài trong nước chỉ chịu sự điều chỉnh bởi luật quốc gia thì phán quyết trọngtài nước ngồi lại chịu sự điều chỉnh của không những luật quốc gia mà cịncác điều ước quốc tế, các tập qn, thơng lệ quốc tế…Như vậy việc côngnhận và thi hành phán quyết trọng tài trong nước và nước ngồi cũng khơnggiống nhau.

Trang 30

sót Khi phán quyết đã được cơng nhận, phán quyết sẽ có hiệu lực như mộtquyết định của tồ án và có thể được cưỡng chế thi hành bằng lực lượng thihành án theo qui định của pháp luật về thi hành án.

1.3 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của một số nước

1.3.1 Trọng tài là một loại cơ quan tài phán tư

Ở các nước có nền kinh tế thị trường, các tranh chấp trong kinhdoanh không chỉ được giải quyết bằng tòa án mà còn được giải quyếtbằng nhiều phưcmg tiện khác, trong đó có trọng tài Giải quyết tranhchấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thơng qua hoạtđộng của Hội đồng trọng tài/trọng tài viên, với tư cách là bên thứ bađộc lập do các bên tranh chấp thành lập nhằm giải quyết mâu thuẫn,bất đồng phát sinh giữa họ với nhau bằng việc đưa ra phán quyết có giátrị bắt buộc các bên phải thi hành Nếu như tòa án là cơ quan tài phánnhà nước, được thay mặt Nhà nước đứng ra xét xử, giải quyết tranhchấp, bất đồng giữa các tổ chức, cá nhân trong xã hội thì ngược lại,trọng tài khơng phải là một cơ quan nhà nước, quyền lực của trọng tàikhơng mang tính chất nhà nước mà được hình thành trên cơ sở ý chícủa các bên tranh chấp Quyền lực của trọng tài là "quyền lực hợpđồng" hay "quyền lực đại diện", do các bên tranh chấp giao phó, ủynhiệm, vì vậy, phán quyết của trọng tài khơng mang tính quyền lực nhànước mà mang tính đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp.

Như vậy, trọng tài là cơ quan tài phán có quyền lực theo ủy quyền củacác bên tranh chấp, do đó, thường được gọi là cơ quan "tài phán tư" Sự ủyquvền này được thực hiện thông qua một công cụ aọi là "thỏa thuận trọng tài".Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên về việc đưa ra trọng tài giảiquyết tất cả hoặc một số tranh chấp phát sinh Thôna qua thỏa thuận trọng tài,TTTM được các bên tranh chấp tin tưởng và giao cho quyền thay mặt các bêntranh chấp trong việc xem xét nội dung tranh chấp và đưa ra phán quyết.

Trang 31

sau khi phát sinh tranh chấp các bên phải có thỏa thuận trọng tài Điều đócó nghĩa là, cơ quan trọng tài chỉ được giải quyết các vụ tranh chấp thươngmại trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên và chỉ khi vụ việc tranh chấpđược các bên yêu cầu đưa ra cơ quan trọng tài nào thì cơ quan trọng tài đómới được thụ lý và giải quyết Đây chính là nguyên tắc quan trọng của tốtụng trọng tài thể hiện rõ nhất tính chất tài phán tư của hình thức giải quyếttranh chấp này.

1.3.2 Thẩm quyền của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấpphát sinh từ hoạt động thương mại

Trang 32

1.3.3 Về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài thể hiện sự nhất trí của các bên cùng đưa tranhchấp ra trọng tài giải quyết theo một quy tắc của tổ chức trọng tài nhất địnhđưa ra Đây là cơ sở cho các bên tiến hành giải quyết bằng trọng tài cũngnhư giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình trọng tài Thỏa thuậntrọng tài có hiệu lực khơng chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thảo thuậncủa các bên, mà còn là căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên vi phạm có quyềnyêu cầu bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận Vì thỏa thuậntrọng tài có vị trí, vai trị quan trọng mang tính quyết định đối với việc ápdụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên pháp luật cácnước cũng như pháp luật quốc tế đều dành cho thỏa thuận trọng tài một sựquan tâm đặc biệt, thể hiện ở chỗ, trong các đạo luật về trọng tài thường cómột chương riêng, thường là Chương II, để quy định về vấn đề này (LuậtTTTM quốc tế Liên bang Nga 1993; Luật Trọng tài Canada 1986; LuậtTrọng tài Đức 1998; Luật Trọng tài Croatia 2001; Luật Trọng tài Nhật Bảnnăm 2003; Luật Trọng tài Singapore năm 2001) Điều này cho thấy vị trícủa thỏa thuận trọng tài vơ cùng quan trọng Tuy nhiên, các quy định vềthỏa thuận trọng tài phải rõ ràng, đầy đủ thì mới tạo cơ sở cho việc tiếnhành trọng tài một cách thuận lợi.

Theo quy định của Luật TTTM 2010 thì một thỏa thuận trọng tài sẽ cóhiệu lực khi các bên tranh chấp đã thỏa thuận bằng văn bản đưa tranh chấpcủa họ ra giải quyết bằng trọng tài Điều này có khâc với quan điểm củamột vài nước khác của hệ thống luật án lệ Ví dụ ở Australia, thỏa thuậntrọng tài có thể là thỏa thuận miệng Tương tự, theo luật án lệ, một thỏathuận bằng miệng có thể được thi hành ở Hồng Kông hoặc ở Anh Ở một sốnước khác, ví dụ, Đan Mạch, Thụy Điển, thỏa thuận trọng tài không nhấtthiết phải được làm bằng văn bản.

1 3 4 Về sự giám sát của tòa án đối với trọng tài trong quá trình giải

Trang 33

Do bản chất phi chính phủ của mình, nên trọng tài khơng thể có tínhquyền lực nhà nước để thực hiện một số công việc phát sinh trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp và vì vậy, rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, nhất làcủa cơ quan tòa án Vai trò hỗ trợ và giám sát của tòa án đối với trọng tài làmột yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của trọngtài Có nhiều hình thức hỗ trợ và giám sát của tòa án đối với trọng tài nhưngchủ yếu là các hình thức sau đây:

Thứ nhất, tịa án có quyền xem xét tính hợp pháp của thỏa thuận trọngtài Thỏa thuận trọng tài là cơ sở có tính chất nền tảng của thủ tục trọng tài.Tuy nhiên, trong thực tiễn, không phải mọi thỏa thuận trọng tài đều đượcthể hiện một cách chuẩn xác, theo đúng quy định của pháp luật và do đókhơng thể tránh khỏi tranh chấp giữa các bên về hiệu lực của thỏa thuậnnày Trong trường họp này thì ai là người cuối cùng có thể can thiệp để giúpcác bên giải quyết dứt điểm sự bất đồng quan điểm thể thỏa thuận trọng tài.Luật trọng tài của nhiều nước quy định tịa án có quyền quyết định về hiệulực của thỏa thuận trọng tài.

Trang 34

bang Đức quy định:

Khi các bên không đạt được thỏa thuận về việc chỉ định các trọng tàiviên, một trọng tài viên duy nhất sẽ được tòa án chỉ định theo yêu cầu củamột bên nếu các bên không thỏa thuận vệ sự chỉ định trọng tài viên đó.Trong vụ tố tụng có ba trọng tài viên thì mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tàivà hai trọng tài viên tiếp theo đó sẽ chỉ định trọng tài thứ ba, trọng tài thứ bađóng vai trò Chủ tịch ủy ban trọng tài Nếu một bên khơng chỉ định đượctrọng tài viên trong vịng một tháng từ khi nhận được yêu cầu chỉ định từphía bên kia, hoặc nếu hai trọng tài viên của các bên không thỏa thuận đượcvề trọng tài viên thứ ba trong vịng một tháng kể từ ngày họ được chỉ địnhthì tòa án sẽ chỉ định theo yêu cầu của một bên[15].

Thứ ba, tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờinhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trọng tài hoạt động Trong quá trình giảiquyết tranh chấp có thể phát sinh nhiều vấn đề mà nếu khơng xử lý kịp thờithì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến việc giải quyết tranh chấp của trọng tài Vídụ, trọng tài viên sẽ rất khó giải quyết tranh chấp và rất khó bảo đảm choviệc thi hành quyết định trọng tài sau này nếu các tài liệu, giấy tờ nằm trongtay người thứ ba không được thu thập; tài sản của con nợ không được kêbiên; tài khoản tại ngân hàng không được phong tỏa kịp thời Do tính chấtphi chính phủ của trọng tài nên các trọng tài viên khơng thể tự mình làmhoặc ra lệnh cho người khác thực hiện các cơng việc nêu trên Vì vậy, phápluật trọng tài của các nước đều quy định về việc tịa án có trách nhiệm ápdụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để hỗ trợ trọng tài trong quá trình giảiquyết tranh chấp (Điều 13 Luật trọng tài Malaysia năm 1952 và Điều 28 vàĐiều 46 Luật Trọng tài Trung Quốc ).

Trang 35

chế sự tùy tiện của các trọng tài viên trong việc giải quyết tranh chấp, làmcho họ phải vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp, phápluật trọng tài các nước đều quy định cơ chế cho phép tòa án có thể hủyquyết định của trọng tài trong điều kiện nhất định Ví dụ: Điều 12 LuậtTrọng tài thống nhất Hoa Kỳ năm 1955 quy định, theo đơn đề nghị của mộtbên, tòa án sẽ hủy bỏ một phán quyết khi:

1 Phán quyết được đưa ra bởi sự hối lộ, gian lận hoặc các phương thứckhông hợp pháp khác; 2 Có sự thiên vị rõ ràng của một trọng tài viên đượcchỉ định làm trung gian hoặc có sự hối lộ bất kỳ trọng tài viên nào gây tổnhại các quyền của bất kỳ bên nào; 3 Các trọng tài viên vượt quá thẩmquyền của mình; 4 Các trọng tài viên từ chối hỗn phiên tịa xét xử khi cólý do chính đáng hoặc từ chối xem xét các tài liệu, bằng chứng cơ bản vềtranh chấp hoặc bằng cách khác đã tiến hành phiên xử trái với quy định tạiĐiều 5, gây tổn hại căn bản đến quyền của một bên [16]

Các căn cứ để tòa án hủy bỏ phán quyết trọng tài cũng được ghi nhậntại các Điều 1059 Luật Trọng tài Đức, Điều 44 Luật Trọng tài Nhật Bản,Điều 34 Luật Trọng tài Canada, Điều 36 Luật Trọng tài Croatia, Điều 48Luật Trọng tài Singapore, Điều 829 Luật Trọng tài Italia, Điều 34 Luật

TTTM quốc tế Liên bang Nga

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kết quả nghiên cứu của chương 1 cho phép đưa ra một số nhận xétsau:

Trang 36

Hai là, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại là yêu cầutất yếu, khách quan với các phương thức từ đơn giản đến phức tạp, từ tựgiải quyết với nhau đến nhờ bên thứ ba giải quyết đó là: thương lượng, hòagiải, trọng tài và tòa án.

Ba là, giải quyết tranh trong thương mại bằng trọng tài là phương thứcđược các doanh nhân trên thế giới chấp nhận và ưu tiên lựa chọn, các hìnhthức ngày càng phong phú và được hoàn thiện hơn Trong xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế, các doanh nhân Việt Nam khơng thể đứng ngồi và khơngthể mãi ưu tiên chọn tịa án, khi hệ thống này cũng đang bị quá tải bởi cácvụ án hình sự, dân sự, hành chính.

Bốn là, Ở Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp trong thươngmại cũng luôn được hồn thiện và khơng ngừng phát triển Nhà nước cũngln chú trọng hồn thiện điều chỉnh pháp luật giải quyết tranh chấp trongthương mại với các phương thức: Trọng tài kinh tế (nhà nước), Trọng tàikinh tế (phi Chính phủ), TTTM với các hình thức điều chỉnh pháp luật ngàycàng cao hơn, hoàn chỉnh hơn (từ Quyết định của Thủ tướng, Nghị định củachính phủ, Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội đến Luật TTTM năm2010).

Năm là, trọng tài thương mại đã được pháp luật nước ta thừa nhậnnhưng chưa được các bên tranh chấp lựa chọn Trước thực trạng đó đặt chocác nhà luật học nhiệm vụ tìm ra ngun nhân và có giải pháp nhằm đưaquy định pháp luật vào cuộc sống.

CHƯƠNG 2

Trang 37

TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh thươngmại bằng trọng tài

2.1.1 Lịch sử phát triển của trọng tài trong giải trong giải quyết tranhchấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Trọng tài đã xuất hiện từ thời kì nền kinh tế kế hoạch hóavào đầu những năm của thập kỉ 60 của thế kỉ XX dưới tên gọi là “ Trọng tàikinh tế” Trọng tài kinh tế khi đó có những đặc trưng phản ánh sự vận hànhcủa cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, vừa mang chức năng quản lý vừa mang chứcnăng giải quyết tranh chấp; do đó trọng tài kinh tế ở Việt Nam thời đó khơngphải là tổ chức trọng tài phi chính phủ theo đúng nghĩa Khoa học pháp lýcũng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu, làm rõ bản chất pháp lý của cơquan này Chính sách đổi mới đã dẫn đến sự phát triển của kinh tế thị trường,xây dựng Nhà nước pháp quyền dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của một số chếđịnh đặc trưng cho kế hoạch hóa, trong đó có hợp đồng kinh tế và trọng tàikinh tế Sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn đến nhu cầu thành lập cáctrung tâm trọng tài đúng nghĩa ( phi Chính phủ) ở Việt Nam Hiện nay ở ViệtNam có 8 trung tâm trọng tài kinh tế đang hoạt động.

Sau khi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền bắc cơ bản hoànthành, Đảng ta đã xác định vì hoạt động kinh tế là hoạt động nền tảng chonhững hoạt động khác, đồng thời là mộ nhiệm vụ tương đối mới mẻ và khókhăn đối với Nhà nước ta, cho nên trước hết phải đặc biệt chú ý tăng cườnghiệu lực của

Trang 38

hoạch Nhà nước là công cụ chủ yếu để quản lý kinh tế Cơng tác kế hoạchhóa của Nhà nước kết hợp với đề cao trách nhiệm và phát huy sang tạo củacác ngành, các địa phương và cơ sở Bộ máy quản lý kinh tế cũng được xâydựng trên nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địaphương và vùng lãnh thổ, bảo đảm hình thành các ngành kinh tế- kỹ thuật,các tổ chức kinh tế liên hiệp, các vùng kinh tế và các cơ cấu kinh tế địaphương.

Xét về mặt lịch sử, Trọng tài kinh tế xuất hiện và phát triển cùng vớisự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế Năm 1960, Thủ tướng Chính phủ đãra Nghị định số 04/TTg ngày 04/01/1960 để ban hành Điều lệ tạm thời ềhợp đồng kinh tế Ngày 14/1/1960 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh 20/TTg về Tổ chức Trọng tài kinh tế ( Nhà nước) quy định về nguyêntắc hoạt động của trọng tài nhà nước Trọng tài kinh tế được tổ chức ở cáccấp từ Trung ương đến địa phương với chức năng chủ yếu là xử lý cáctranh chấp hợp đồng kinh tế.

Tiếp theo, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 54- CP, ngày10/3/1975 về chế độ hợp đồng kinh tế thay cho Nghị định số 04-TTg, ngày14/04/1975, Chính phủ đã ra Nghị định số 75- CP ban hành điều lệ tổ chứcvà hoạt động của hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước Theo bản điều lệnày, Trọng tài kinh tế Nhà nước được thành lập như một cơ quan Nhà nướccó chức năng quản lý cơng tác Hợp đồng kinh tế à giải quyết các tranh chấphợp đồng kinh tế Đó là chức năng giữ vững tính kỉ luật nhà nước về hợpđồng kinh tế, giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế và xử lý viphạm hợp đồng kinh tế.

Trang 39

tỉnh, huyện Ngày 10/1/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh vềTrọng tài kinh tế quy định tổ chức, thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranhchấp hợp đồng kinh tế Đặc biệt, Pháp lệnh Trọng tài kinh tế đã bỏ trọng tàicấp Bộ, nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận, lựa chọn trọng tài đứng ragiải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế được ghi nhận.

Như vậy, Trọng tài kinh tế là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan chấphành và điều hành của Nhà nước ( Hội đồng bộ trưởng, UBND các cấp), cóchức năng quản lý đối với công tác hợp đồng kinh tế và giải quyết tranhchấp hợp đồng kinh tế Nét đặc thù của Trọng tài kinh tế thể hiện ở chỗ,hoạt động giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế cũng chínhlà phương tiện để đạt được mục đích trực tiếp điều hành, tổ chức các quanhệ kinh tế.

Nhìn khái quát từ góc độ lịch sử, ta thấy Trọng tài kinh tế từ chỗ là cơquan Nhà nước có chức năng chủ yếu là xử lý các vi phạm hợp đồng kinh tế( Nghị định 20/TTg ngày 14/1/1960) đã phát triển thành cơ quan Nhà nướccó chức năng chủ yếu là quản lý công tác hợp đồng kinh tế ( Nghị định số75/ CP gày 14/4/1975, Nghị định 24/ HĐBT ngày 10/8/1981), Nghị định số62/ HĐBT ngày 17/4/1984 , Pháp lệnh Trọng tài kinh tế ngày12/1/1990).Quá trình phát triển của trọng tài kinh tế tương ứng với việc ngày càng mởrộng vai trò của hợp đồng kinh tế.

Trang 40

kinh tế Hệ thống trọng tài kinh tế nhà nước cũng giải thể từ đó.

Trước những địi hỏi khách quan về đa dạng hóa các hình thức và cácphương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh phù hợp với đặc điểmcủa cơ chế thị trường, cũng như góp phần đẩy nhanh q trình hội nhậpquốc tế, ngày 5/9/1994, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 116- CP về tổchức hoạt động của các trung tâm Trọng tài kinh tế Theo các quy định củaNghị định này, Trọng tài Kinh tế thực sự được xác định là một tổ chức xãhội- nghề nghiệp, tức là tổ chức phi Chính phủ có thẩm quyền giải quyếtmột số tranh chấp theo quy định, hồn tốn tách rời với chức năng quản lýNhà nước như trước đây Sau gần 10 năm thực hiệnNghij định 116- CP, đãcó 6 Trung tâm tâm trọng tài được thành lập với hơn 130 trọng tài viên Tuynhiên đánh giá một cách khách quan , khái quát thì trọng tài chưa thể hiệnđược vai trị của mình với chức năng là cơ quan tài phán có vài trị hỗ trợđắc lực cho Tịa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương maị.

Ngày đăng: 16/02/2023, 16:19

w