1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị kênh phân phối sản phẩm công ty bhlđ và dịch vụ thương mại

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 79,5 KB

Cấu trúc

  • I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRANG BỊ (3)
    • 1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp (3)
    • 1.2. Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp (3)
    • 1.3. Chức năng nhiệm vụ nghành nghề lĩnh vực kinh doanh (4)
  • II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY (8)
    • 2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất (8)
    • 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty (9)
  • III. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (10)
    • 3.1. Chỉ tiêu doanh thu (10)
    • 3.2 Chỉ tiêu chi phí (12)
    • 3.3 Chỉ tiêu lợi nhuận (13)
  • IV- Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty Trang bị BHLĐ và Dịch vụ thương mại (16)
    • 4.1. Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật (16)
    • 4.2. Đặc điểm về lao động (18)
    • 4.3. Điều kiện lao động trong công ty (20)
    • 4.4. Đặc điểm vốn kinh doanh (21)
    • 4.5 Đặc điểm về sản phẩm (24)
    • 4.6. Thị trường,khách hàng và đối thủ cạnh tranh (26)
  • III. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ (33)
  • CHƯƠNG II-THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TRANG BỊ BHLĐ VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI (34)
    • I- THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY (34)
    • II- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY (37)
      • 2.1. Tuyển chọn thành viên kênh (37)
      • 2.2. Khuyến khích các thành viên kênh (39)
        • 2.2.1. Tìm ra các nhu cầu và khó khăn của các ĐL (39)
        • 2.2.2. Giúp đỡ và khuyến khích các ĐL (40)
        • 2.2.3. Đánh giá các giải pháp, chính sách mà công ty đã áp dụng (42)
        • 2.2.4. Những hạn chế trong công tác tổ chức và quản lý kênh phân phối của Công Ty Trang bị BHLĐ và dịch vụ thương mại (43)
          • 2.2.4.1. Hệ thống ĐL còn thiếu và yếu (43)
          • 2.2.4.2. Việc phân phối các loại sản phẩm chưa chưa hợp lý (44)
          • 2.2.4.3. Quản lý kênh hiệu quả chưa cao (44)
  • CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY BHLĐ VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI (45)
    • I. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BHLĐ CỦA CÔNG TY TRONG NHƯNG NĂM TỚ (45)
    • II. PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH .46 2.1.Nhiệm vụ của Doanh nghiệp trong thời gian tới (46)
    • III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA DOANH NGHIỆP (47)
      • 3.1. Giải pháp mở rộng mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian tới (47)
        • 3.1.1. Đối với thị trường trong nước (47)
      • 3.2. Giải pháp về việc tổ chức lại kênh phân phối cho hợp lý hơn góp phần quản trị kênh dễ dàng hơn (49)
      • 3.4. Giải pháp về việc quản lý hệ thống kênh phân phối (54)
        • 3.4.1. Quản lý dòng chảy (54)
        • 3.4.2. Tuyển chọn các thành viên kênh (54)
        • 3.4.3. Khuyến khích các thành viên kênh (55)
        • 3.4.4. Theo dõi, đánh giá và loại bỏ các thành viên kênh (56)
        • 3.4.5. Hoàn thiện quản lý kênh (56)
          • 3.4.5.1. Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên kênh (57)
          • 3.4.5.2. Hoàn thiện quản lý phân phối vật chất (59)
          • 3.4.5.3. Giải quyết các mâu thuẫn còn tiềm tàng trong kênh (59)
      • 3.5. Giải pháp thành lập phòng Marketing (60)
        • 3.5.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy Marketing của doanh nghiệp (60)
        • 3.5.3. Hiệu quả của việc thành lập phòng Marketing trong viec quản trị hệ thống kênh phân phối (63)
  • KẾT LUẬN (64)

Nội dung

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRANG BỊ

Thông tin chung về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp:Công ty trang bị bảo hộ lao động và dịch vụ thương mại.

Tên tiếng anh :Laprotection and trading co. Được Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội quyết định thành lập ngày 29 tháng 04 năm 1997 (quyết định số 3046 GP/TLDN của UBND thành phố Hà Nội) Công ty đăng ký kinh doanh số 041136 ngày 10 tháng 05 năm 1997

Có trụ sở tại: Số 40 tổ 20 thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội

Hiện công ty hoạt động kinh doanh chính tại văn phòng giao dịch: số 90A Yết Kiêu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng giao dịch số 2 tại: Số 11A, ngõ Hàng Lọng, Nguyễn Du, Hà Nội

Webside :baoholaodongnh.com. Điện thoại :04.8223226-0983251145

Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp

Năm 1993,Bà Nguyễn Thị Hoà Tổng giám đốc công ty lúc đó có chung vốn với 1 người nữa cũng thành lập 1 công ty về bảo hộ lao động.Trong giai đoạn này thì công ty chi hoạt động nhỏ lẻ,quy mô làm ăn chi mang tinh chất vĩ mô,chưa khai thác được hết thị trường Hà Nội nói riêng và Việt nam nói chung Đáp ứng được 1 phần nhu cầu của thi trường.Chính vì thế doanh thu của công ty không cao và không tăng trong giai đoạn này.Công ty hoạt động cầm chừng cho đến năm 1997.Do yêu cầu cấp thiết cũng như nhận thấy nhu cầu về bảo hộ lao động ngày càng lớn mà bản thân công ty chưa đáp ứng hết.

Bà Nguyễn Thị Hoà đã tách ra thành lập công ty riêng là công ty Trang bi bảo hộ lao động và dịch vụ thương mại Đây thực sự là 1 bước ngoặt lớn đối với công ty nó mang đến 1 bộ mặt hoàn toàn mới cho công ty.Với những nền tảng đã có sẵn đó là những khách hang truyền thống những cơ sở vật chất và các trang thiết bị sẵn có công thêm khả năng tận dụng thời cơ công ty đã hoat đông thành công và có những bước tiên đáng kể trong lĩnh vực sản xuất và phân phối trang thiết bị bảo hộ lao đông.

Trong suốt những năm từ năm 1993 đến nay công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng thị trường khách hàng,ngày càng đáp ứng được nhiều đối tượng hơn.

Không nhưng thế công ty còn xây dựng nhiều nhà xưởng nhằm tập trung sản xuất hạ giá thành.Mở thêm nhiều cửa hàng phân phối như ở 90AYết kiêu,1D Yết kiêu,11A Ngõ Hàng lọng.

Chức năng nhiệm vụ nghành nghề lĩnh vực kinh doanh

Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước thì các ngành công nghiệp luôn đóng 1 vai trò hàng đẩu.Nó thu hút được đội ngũ lao động đông đảo.Và nguồn nhân lực này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp.Chính vì thế việc đưa các trang thiết bị bảo hộ lao đông đến công nhân và nông dân để bảo vệ họ trong quá trình làm viêc là vô cùng cần thiết.

Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. Điều kiện lao động

Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điệu kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền mới điều kiên lao động

Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động.

Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận c thể ( nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.

Tai nạn lao động được chia làm 3 loại : Tai nạn lao động chết người, Tai nạn lao động nặng,Tai nạn lao động nhẹ. Để đánh giá tình trạng tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động (K):là số tai nạn lao động tính trên 1000 người 1 năm:

Trong đó: n: Số tai nạn lao đông tính cho một đơn vị, địa phương, ngành hoặc cho cả nước

N: Tổng số người lao động tương ứng

K: là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người nếu n là số tai nạn lao động chết người.

Là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp.Nhận thức được điều đó,công ty Trang bị BHLĐ và dịch vụ thương mại đã xác định rõ nhiệm vụ kinh doanh của mình là đem lại những sản phẩm vảo hộ lao động có chất lương tốt và giá cả phải chăng đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.Cho nên Công ty trang bị bảo hộ lao động và dịch vụ thương mại sản xuất và cung ứng trang thiết bị bảo hộ lao động trong nước và nhập ngoại như : Mũ nhựa bảo hộ, mũ cách điện, mũ vải, mũ phòng sạch , Kính bảo hộ: chống bụi, chống hóa chất, chống các tia, mạng che mặt Khẩu trang: Khẩu trang vải, khẩu trang giấy, KT5, khẩu trang N95,khẩu trang lọc bụi, khẩu trang lọc độc, khẩu trang có than hoạt tính, chống vi khuẩn Mặt nạ phòng độc, phòng sơn hóa chất, mặt nạ lọc bụi, phin lọc độc…Quần áo BHLĐ, quần áo chống cháy, quần áo chịu nhiệt, quần áo chống hóa chất, quần áo phòng sạch…Găng tay chống cháy, găng tay sợi,găng tay bạt , găng tay vải, găng tay cao su, găng tay hàn, găng tay các điện,găng tay chống hóa chất, găng tay chống axit, găng ngón tay…Dây an toàn,dây an toàn toàn thân, dây cẩu, dây thừng, dây cáp…ủng bảo hộ, ủng chống hóa chất, ủng chống axit, ủng cách điện… Giầy Bảo hộ : Giầy vải, giầy phòng sạch, giầy đi mưa, Giầy da chống đinh chống dầu, chống hóa chất,chống cháy…Phao bơi: phao tròn, áo phao, phao thuyền…Thiết bị và dụng cụ an toàn lao động, đo lường, máy làm sạch….Hóa chất thí nghiệm và công nghiệp, hóa chất tẩy rửa và bảo trì công nghiệp, trang thiết bị y tế, trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phòng, vật tư thiết bị công nghiệp, giấy nhám, đĩa mài, bột mài, sơn xịt bề mặt và đánh bóng dùng cho ôtô, băng keo, băng dính chịu nhiệt, băng dính hai mặt…Keo dính, keo xịt phục vụ cho các ngành công nghiệp như : Xử lý hóa chất, dược phẩm, dầu khí, sản xuất lắp ráp xe, cơ khí và đóng tầu…Thiết bị phòng cháy chữa cháy: Bình chữa cháy CO2, bình bột MFZ, vòi chữa cháy bằng bạt, trụ, van, chăn cứu hỏa, đồng hồ đo áp lực, thang dây chống cháy sợi Amiăng, đầu báo khói, vòi cứu hỏa, bộ tiêu lệnh… May đo quần áo BHLĐ, đồng phục cơ quan…Phục vụ các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.

Tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt các hệ thống : Phòng cháy chữa cháy, xử lý môi trường, Bảo đảm an toàn lao động: Chống sét, thông gió, an toàn điện, an toàn cơ khí, chống rung, chống ồn, chiếu sáng, Thiết kế hệ thống chấm công, thẻ từ, camêra quan sát, chống trộm, chống đột nhập tự động,…Cung ứng tuyển chọn lao động dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp Đào tạo huấn luyện người lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

Giám đốc Đội xe, máy

Phòng Tài chính kế toán

Phòng Hành Chính tổng hợp

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY

Cơ cấu tổ chức sản xuất

Là một doanh nghiệp sản xuất cơ cấu sản xuất của công ty cũng được tổ chức theo hướng tinh giản nhưng đảm bảo hiệu quả Gồm 4 phòng chức năng, và các văn phòng phân xưởng, và văn phòng cửa hàng Công ty hiện có 1chi nhánh tại Hải Phòng

Các phòng ban chuyên môn chịu sự quản lí trực tiếp của phó giám đốc,các phân xưởng sản xuất quản lí hệ thống dây chuyền sản xuất dưới sự điều hành quản lí của phó giám đốc Các phòng ban công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau thực hiện mục đích mà công ty đề ra.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty

Bộ máy Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu và nắm toàn quyền là Giám đốc Công ty Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc Dưới bộ máy quản trị là các phòng ban được phân công lao động rõ ràng song vẫn giữ mối liên kết phối hợp qua lại để hoàn thành nhiệm vụ được ban giám đốc giao.

 Giới thiệu các phòng ban:

 Giám đốc – Bà Nguyễn Thị Hoà: Quản lý chung toàn bộ Công ty, phê duyệt các chính sách, phương án, kế hoạch do các phòng ban trình duyệt. Đồng thời giám đốc là người thực hiện công tác đối ngoại, đại diện pháp nhân của công ty quan hệ giao dịch với các đối tác, ký kết các hợp đồng kinh tế.

 Phó giám đốc – Ông Nguyễn Văn Nghĩa: Giúp Giám đốc kiểm soát, trình và điều hành các công việc kinh doanh, tìm kiếm và nắm bắt cơ hội Phụ trách lập kế hoạch, trình giám đốc và chịu trách nhiệm mua sắm, cung cấp máy móc thiết bị vật tư Lập kế hoạch kinh năm trình Giám đốc duyệt.

 Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Marketing, kế hoạch tiêu thụ phân phối sản phẩm Chịu trách nhiệm về các công việc được giao trước ban giám đốc.

 Phòng KCS: Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty, tìm ra khuyết điểm và trình phương án khắc phục kịp thời lên ban giám đốc.

 Phòng TC-KT (Tài chính – Kế toán):

 Thực hiện chế độ hạch toán kế toán tổng hợp, tự chủ về vốn kinh doanh, quản lý các loại vốn của nhà máy

 Xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán kế toán, phân tích các hoạt động kinh tế và các chức năng tài chính kế toán của nhà máy.

 Chịu trách nhiệm trình báo và phân phối vốn theo quyết định của Giám đốc.

 Phòng hành chính tổng hợp: Lập kế hoạch lao động, chịu trách nhiệm kế hoạch về tuyển dụng, đào tào, cung cấp và phân phối nhân lực, trình Giám đốc duyệt Và lưu giữ, quản lý tài liệu liên quan đến công việc kinh doanh của Công ty.

 Công ty có hai xưởng sản xuất gia công, hai kho và đội xe, máy để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Ngoài ra công ty còn có 3 cửa hàng phân phối tại Hà Nội.Đó là ở90A Yết kiêu,1D Yết kiêu,11A Ngõ Hàng Lọng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu là số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Doanh thu của doanh nghiệp sản xuất và phân phối bao gồm :

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh : Là toàn bộ số tiền thu được khi bán sản phẩm

- Doanh thu từ hoạt động tài chính : Là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm : Thu nhập từ hoạt động góp vốn kinh doanh, thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản, thu nhập về lãi tiền trả ngân hàng.

- Doanh thu hoạt động khác : Là toàn bộ các khoản thu nhập bất thường đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm : Thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản, tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng, các khoản nợ khó đòi đã được xử lý.

Vậy ta có công thức tính toán sau : Doanh thu = Doanh thu SXKD + Doanh thu tài chính + Doanh thu khác

Căn cứ vào tình hình kinh doanh của công ty ta có bảng sau :

Bảng 1.1: Doanh thu của công ty qua các năm ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu hoạt động TC 0 0 0 71,900

Doanh thu hoạt động khác 0 0 250,052,900 0

Bảng 1.2: Mức tăng (giảm) Doanh thu qua các năm

Mức thay đổi Chênh lệch

Tỉ lệ % so với năm trước (%)

Qua bảng trên ta thấy có sự thay đổi doanh thu qua các năm, năm sau tăng so với năm trước Năm 2006 doanh thu tăng 328,945,817 Đồng so với năm 2005 tương ứng với tăng 33.15% Năm 2007 doanh thu là 1,568,367,400 đồng tăng so với năm 2006 là 247,013,000 đồng tương đương với 18.69%.

Như vậy năm 2006 tăng 33.15% so với năm 2005 lớn hơn gần 2 lần so phát triển về quy mô sản xuất và quy mô thị trường của công ty Tuy nhiên sự phát triển có xu hướng chậm dần, điều này cũng có thể là do tác động chung của tình hình kinh tế cả nước 2 năm gần đây Công ty cần xem xét để có một chiến lược phát triển ổn định và đồng đều hơn.

Chỉ tiêu chi phí

Không một doanh nghiệp, nhà máy nào có thể thu được lợi nhuận mà không phải bỏ ra một khoản chi phí Một doanh nghiệp sản xuất để tạo ra một sản phẩm thì doanh nghiệp phải tiêu hao các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư, khấu hao máy móc thiết bị, tiền lương cho công nhân viên những yếu tố này gọi là chi phí Nói cách khác chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một kỳ kinh doanh Vì vậy chi phí là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ta xét bảng số liệu sau :

Bảng 1.3 : Chi phí của Công ty Trang bị BHLĐ và Dịch vụ thương mại

Mức thay đổi Chênh Lệch

Tỉ lệ % so với năm trước (%)

Qua bảng trên ta thấy năm 2005 tổng chi phí là : 979,258,841 Đồng nhỏ nhất so với năm 2006, 2007 và tổng nguồn vốn kinh doanh cũng khá lớn 1,033,006,478 đồng nhưng doanh thu đạt được lại thấp nhất trong các năm điều đó cho thấy việc sử dụng vốn thực sự chưa hiệu quả.

Năm 2006 tổng chi phí là 1,297,971,742 đồng cao hơn năm 2005 là318,712,901 đồng tương ứng với tăng 32.55%, tổng doanh thu tăng 33.15% tức là 328,945,817 đồng Ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng chi phí điều đó cho thấy tình hình sản xuất của công ty tương đối hiệu quả.

Năm 2007 tổng chi phí là : 1,595,380,515 lớn hơn năm 2006 là : 297,408,773 đồng tương đương với tăng 22.91% trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu là 18.69% tức là 247,013,000 đồng Ta thấy tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn so với tỷ lệ tăng của chi phí điều đó chứng tỏ tình hình sản xuất của công ty đã có những yếu kém Công ty đã sử dụng nguồn vốn ít có hiệu quả từ đó mang lại hiệu quả sản xuất thấp hơn cho công ty Công ty cần xem xét cụ thể từng yếu tố tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thay đổi chi phí một cách hiệu quả mà có thể làm gia tăng chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt nhất cho khách hàng và gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí

 = TR - TC Trong đó :  : Lợi nhuận đạt được

Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh các năm của công ty ĐVT: Đồng

T CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

(Nguồn: Phòng TC-KT công ty BHLD và dịch vụ thương mại)

Bảng 1.5: Sự tăng (giảm) các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Chi phí Quản lý KD 4,005,478 1.49% 88,973,375 32.57%

Chi phí Tài chính (20,000,000) -56.73% 30,121,768 197.43% Lợi nhuận từ HDTC (20,000,000) -56.73% (30,049,868) 196.96% Thu nhập khác 250,052,900 100.00% (250,052,900)

Qua bảng trên ta thấy doanh thu qua các năm tăng với một tốc độ đáng kể, năm 2006 doanh thu tăng so với năm 2005 là 78,892,917 đồng tương đương với 7.95% Doanh thu năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 496,994,000 đồng tương đương 46.39% Điều đó cho ta thấy nhà máy ngày càng phát triển, quy mô sản xuất tăng lên, số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên Nhưng điều đó chưa phản ánh được hiệu quả kinh doanh Để thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh ta phải xét đến lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được qua các năm Lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là 10,232,916 đồng tương đương với 77.82% Ta thấy tỷ lệ tăng của lợi nhuận lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu rất nhiều cho thấy nhà máy đã tiết kiệm được chi phí hoạt động tài chính Tổng doanh thu năm 2006 tăng 7.95% so với năm 2005 trong khi chi phí tăng lên ít : chi phí tài chính giảm 56.73%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 1.49% chi phí khác tăng 512.98% nhưng mỗi khoản mục chi phí lại có sự tăng giảm khác nhau.

Tổng doanh thu của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 46.39% cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu của năm 2006 so với năm 2005 rất nhiều nhưng thực tế lợi nhuận lại giảm, điều đó có nghĩa là năm 2007 các khoản chi phí mà nhà máy bỏ ra là rất lớn mặc dù chi phí liên quan đến các hoạt động khác là không có; Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 32.57%; Chi phí hoạt động tài chính tăng lên 197.43%.

Nhìn chung lợi nhuận của công ty có sự tăng (giảm ) không đều qua các năm Điều đó chứng tỏ nhà máy hoạt động của công ty vẫn chưa ổn định.Nhưng do công ty mới đi vào hoạt động nên phần chi phí tài chính lớn trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính quá nhỏ và dường như là không có,dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính các năm đều âm.

Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty Trang bị BHLĐ và Dịch vụ thương mại

Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật

Tổng diện tích mặt bắng sản xuất 4650m2

Diện tích đất phục vụ công cộng: 1200m2

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một doanh nghiệp, đơn vị nào muốn tham gia vào sản xuất kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm của công ty Do vậy mà cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.

Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Nhìn chung, Công ty đã mua sắm thiết bị đầy đủ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên mức độ hiện đại chưa cao, nhất là lại trong thời kỳ thị trường công nghệ phát triển mạnh, yêu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe, đòi hỏi Công ty luôn phải cố gắng nâng cao năng lực của mình Đặc điểm sản xuất của Công ty trang bị bảo hộ lao động và dịch vụ thương mai là nhập chi tiết linh kiện và hầu hết là lắp ráp thủ công Có thể nói đó là đặc thù của doanh nghiệp gia công và phân phối sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động Nhưng để có một hướng phát triển và nhằm thu được lợi nhuận cao và lâu dài công ty nên đầu tư vốn và nhân lực cho việc thiết kế và sản xuất sản phẩm trực tiếp- đó mới chính là khâu thu được lợi nhuận cao trên đường cong chuỗi giá trị sản phẩm Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng cơ sở vật chất, văn phòng, kho xưởng của Cong ty tương đối ổn định thể hiện ở chỗ thành lập và đi vào hoạt động được 10 năm nhưng công ty đa chưa lần nào di chuyển trụ sở làm việc và kho xưởng Điều này rõ ràng là ảnh hưởng tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi mà tận dụng tốt được điều kiên nhân công rẻ ở địa phương.Đầu tư nhiều máy móc cũng như công nhân.Công ty trang bị bao hộ lao động và dịch vụ thương mại đã sản xuât được hàng trăm mặt hàng để cung cấp trong nước và đưa ra xuất khẩu.

Hiên nay công ty có 2 xưởng sản xuất rông 300m2 với hơn 100 công nhân.

Có hệ thồng máy may công nghiệp sản xuất hàng loạt.Từ quần áo bảo hộ đến găng tay,dây an toàn v v

Bên cạnh việc cần phải đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại thì việc mở rộng thêm nhà xương cũng là điều rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, góp phần cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, hạ giá thành,đáp ứng được hết nhu cầu và đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm đưa công ty phát triển một cách ổn định và thuận lợi nhất.

Đặc điểm về lao động

Lao động của công ty đều là những người có tay nghề cao có kinh nghiệm trong sản xuất Do mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty la đồ bảo hộ lao động nên số lao động nữ chiếm ưu thế Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty còn rất trẻ tuổi đời trung bình là 34 tuổi.

Do đó sức khỏe và kinh nghiệm vủa người lao động là một thế mạnh của công ty.

Số lượng(người) Chiếm tỷ lệ(%)

Trên đại học 1 0.86 Đại học 8 6.89

PTCS 0 0 Độ tuổi trung bình 34

Lao động gián tiếp là : 30 ngưởi chiếm 21,7% trong số lao động củaCông ty.Ngoài ra còn có nhiều phòng có gần 100% số nhân viên có trình độ đại học Tỷ lệ lao động gián tiếp của doanh nghiệp là tương đối cao,cho nên ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty do đẩy giá thành lên cao.Vì vậy,Công ty cần xem xét để giảm đội ngũ lao động cho phù hợp, đảm bảo cơ cấu về lao động hợp lý để góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất,cũng như hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cũng như chất lượng sản phẩm sản suất ra.

Điều kiện lao động trong công ty

Với hơn 100 công nhân sản xuất,mặt khác công ty lại là 1 công ty về bảo hộ lao động cho nên vấn đề về bảo hộ lao động luôn được đặt lên hàng đầu.

Chính vì vây mà hàng năm, Công ty đều mua sắm và cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, đồng thời trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện BHLĐ cho tập thể người lao động ở từng khu vực, phù hợp với yêu cầu của ngành nghề.

Về công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hàng năm Công ty đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV, đạt tỷ lệ 90,2%, có số theo dõi, quản lý bệnh nghề nghiệp và tổ chức tốt công tác điều dưỡng cho người lao động, đặc biệt là những người làm việc trong điều kiện độc hại, nặng nhọc Ngoài các giải pháp cụ thể như bồi dưỡng hiện vật theo ca kíp, tổ chức điều dưỡng, điều trị bệnh nghề nghiệp, Công ty còn tăng tiền ăn giữa ca cho công nhân từ 10.000 đ/ca lên 15.000 đ/ca Xác định rõ là một đơn vị có điều kiện sản xuất khó khăn, nặng nhọc, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, hàng năm các đơn vị trong Công ty đều có kế hoạch trồng cây xanh.Để góp phần cải tạo môi trường lao động, Công ty đã mở chiến dịch tổng vệ sinh và chuyên môn hóa công tác vệ sinh công nghiệp tại mặt bằng các phân xưởng tại Yên Viên, xây dựng mới nhà ăn ca tại Xí nghiệp may số 1, cải tạo khu tắm, giặt, cho công nhân Xí nghiệp trị giá hàng trăm triệu đồng Tất cả những giải pháp nêu trên của Công ty Trang bị bảo hộ lao động và dịch vu thương mại nhằm một mục đích duy nhất là cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong sản xuất – kinh doanh, phấn đấu hoàn thành thắng lợi toàn diện kế hoạch năm 2009 theo đúng phương châm “An toàn – Năng suất – Tiết kiệm – Hiệu quả.

Đặc điểm vốn kinh doanh

Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào Vốn kinh doanh bao gồm: Vốn ngắn hạn, vốn lưu động là hình thái giá trị của mọi tài sản, máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền sử dụng và quản lý của công ty. Để phân tích nguồn vốn kinh doanh của công ty ta xét bảng sau:

Bảng 1.6: Nguồn vốn hoạt động của công ty Trang bị bảo hộ lao động và dịch vụ thưong mại ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

2 Chi phí XDCB dở dang 0 0 21,489,800

(Nguồn: Phòng TC-KT công ty Trang bị BHLD va dịch vụ TM)

Bảng 1.7: Tốc độ tăng ( giảm) nguồn vốn qua các năm

Tốc độ tăng(giảm) vốn

Tốc độ tăng (giảm) Vốn ngắn hạn

Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch %

10.31 723,407,185 161.50 Qua bảng trên ta thấy quy mô vốn kinh doanh của công ty có sự tăng giảm qua các năm cụ thể là:

Năm 2005 tổng vốn kinh doanh là 1,033,006,478 đồng, năm 2006 là 1,070,420,149 đồng tăng 3.62% trong đó Vốn ngắn hạn tăng 8.20%, vốn dài hạn giảm 2.13% Vốn ngắn hạn tăng là do hàng tồn kho tăng, Vốn dài hạn giảm là do giảm khoản phải thu dài hạn.

Năm 2007 tổng vốn kinh doanh là 1,729,668,958 đồng tăng 61.59% so với năm 2006 trong đó Vốn ngắn hạn giảm 10.31% giảm do giảm hàng tồn kho, Vốn Dài hạn tăng 161.50% do công ty đã mua thêm máy móc thiết bị và mở rộng kho xưởng.

Bảng 1.8: Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của công ty

CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007

Vốn Dài hạn/ Tổng Vốn 42.36% 41.85% 67.72%

Qua bảng trên ta thấy năm 2005 vốn ngắn hạn là : 575,345,269 đồng chiếm 57.64% tổng nguồn vốn kinh doanh Năm 2006 Vốn Ngắn hạn là622,499,319 đồng chiếm 58.15% tổng nguồn vốn kinh doanh Năm 2007 vốn ngắn hạn là 558,340,943 đồng chiếm 32.28% tổng nguồn vốn kinh doanh Như vậy tổng tỷ lệ vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn kinh doanh tăng (giảm) qua các năm không đều nhau Năm 2006 vốn ngắn hạn tăng

47,154,050 đồng so với năm 2005 Năm 2007 vốn ngắn hạn giảm 9,740,379 đồng so với năm 2006.

Nhu cầu vốn Dài hạn trên tổng nguồn vốn cũng tăng (giảm) qua các năm không đều Năm 2005 vốn Dài hạn là 457,661,209 đồng chiếm 42.36%. Năm 2006 vốn dài hạn là 447,920,830 đồng giảm 2.13% so với năm 2005 chiếm 41.85% Năm 2007 vốn dài hạn là 1,171,328,015 đồng tăng 161.50% so với năm 2006 chiếm 67.72%.

Ta thấy vốn dài hạn cũng tăng (giảm) ko đều qua các năm Có điều này là do chính sách phát triển của công ty: năm 2006 công ty không đầu tư thêm vào tài sản cố định mà chủ yếu tập trung vào sản xuất thêm sản phẩm- điều này cũng phù hợp với việc tăng giá trị hàng tồn kho ở năm 2006 (do thành phẩm hàng hóa và nguyên vật liệu tăng). Còn năm 2007, sở dĩ có sự tăng mạnh của vốn dài hạn là do công ty đã đầu tư thêm máy móc trang thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn, mặt khác cũng nhận thấy công ty không có sự tăng (giảm) TSCD vô hình Đó là một chính sách phát triển hợp lý phục vụ cho mục tiêu tăng chất lượng và số lượng các mặt hàng.

Tuy nhiên cũng phải nhận thấy công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ và giảm các khoản phải thu dài hạn nhằm giảm ảnh hưởng và những rui ro do sự biến động thị trường khó dự đoán trong những năm gần đây và những năm tiếp theo.Điều này sẽ anh hưởng không tốt đến khả năng xoay vòng vốn dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và phát triển hệ thống kênh phân phối do không đủ nguồn vốn.Mặt khác cũng không thể thay đổi cũng như cải tiến sản phẩm được.Cho nên vấn đề về nguồn vốn doanh nghiệp nên xem xét thật kỹ đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có được nguồn vốn dụ trữ nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến kênh phân phối cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đặc điểm về sản phẩm

Đối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, điều họ quan tâm nhất là sản phẩm hàng hóa mà họ cung ứng ra thị trường có được chấp nhận hay không. Chỉ khi các sản phẩm của họ được thị trường chấp nhận thì họ mới có căn cứ để xác định lên các yếu tố khác Công ty đã tạo cho các sản phẩm bảo hộ lao động của mình có những đặc điểm riêng, không giống với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và đã được thị trường chấp nhân Hiện tại công ty đã cung cấp cho thị trường sản phẩm bánh kẹo với hang trăm chủng loại Ngoài các sản phẩm sản xuất thường xuyên công ty còn nhận sản xuất các mặt hàng đăt hàng đươc nhiều người ưa chuộng.Đặc biệt với việc tự sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối đã giúp công ty giảm giá thành qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm cho nên sản phẩm công ty sản xuất ra được tiêu thụ với số lượng lớn. Sau đây là danh mục sản phẩm của công ty. st t

Tên nhóm sản phẩm Chủng loại sản phâm

1 Ngành xây dựng Quần áo bảo hộ,mũ bảo hộ,giày bảo hộ,kính chống bụi,bảo vệ hô hấp…

2 Ngành cơ khí Quần áo bảo hộ,giày vải ,giày da,ủng cao su,mũ,găng tay…

3 Ngành điện Quần áo ,mũ,giaỳ bảo hộ,bút thử điện,đèn sạc ắc qui,các sản phẩm khác…

4 Ngành thực phẩm Găng tay xốp,áo blu ngắn tay,áo blu dài tay,áo mũ trắng,quần áo làm bếp…

5 Nuôi trồng thuỷ sản Phao cứu hộ,phao cứu sinh cao cấp,áo phao,áo phao có khoá,áo phao cao cấp…

6 Ngành y tế Trang thiết bị y tế VLP,chăn giập lửa

Amiăng,hộp cứu hoả,tiêu lệnh,điều lệ phòng cháy chữa cháy,bình phòng cháy có xe đẩy

MFZ35,bình phòng cháy CO2:MT2,MT3,MT5,bình phòng cháy

7 Sản phẩm chuyên dụng Mặt nạ chụp,bán mặt nạ,mặt nạ hàn,quạt thông gió,quạt thông gió khung thép

Nhưng công ty không dừng lại ở chất lượng đó mà công ty vẫn không ngừng nghiên cứu, cải tiến nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm do đó mà lượng bán ra của công ty trên thị trường ngày cang cao, không ngừng thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của công ty Công ty đã xác định đúng đắn là chất lượng sản phẩm phải gắn liền với mẫu mã, bao bì Bao bì sản phẩm cũng là một tiêu chuẩn chất lượng, nó làm tăng giá trị sản phẩm, bao bì càng hoàn thiện thì vừa bảo vệ tốt hàng hóa trong quá trình dự trữ và lưu thông, đồng thời thực hiện tốt chức năng thông tin về sản phẩm về nhà sản xuất cho khách hàng Những mẫu mã sản phẩm đẹp hài hòa hợp thị hiếu nó sẽ có sức lôi cuốn hấp dẫn kích thích người tiêu dùng Trong thời đại ngày nay thương hiệu được coi là công cụ sắc bén trong cạnh tranh, là một tài sản vô giá, là khoản đầu tư có khả năng sinh lời cao, nó góp phần làm tăng tốc độ lưu thông hàng hóa trên thị trường Nhận thức được điều đó, Công ty đã xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc.

Thị trường,khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Do đặc thù tách ra thành lập công ty riêng cho nên công ty vẫn tân dụng được những khách hàng trung thành đã có từ trước như:

Khu CN Phố Nối có công ty T&T, công ty liên doanh COAST Phong Phú, công ty VIFON, công ty thép Việt Ý

- Khu công nghiệp Sài Đồng – Gia Lâm như: Công ty TsuKuBa, Sumihanel,…

- Khu công nghiệp ở Hà Nội: Peltak, Canon, công ty hóa phân dầu khí DMC

Với những chính sách dành riêng cho thị trường và khách hàng truyền thống vì thế công ty luôn luôn duy trì được những khách hàng này. Đặc điểm thị trường mục tiêu

Ngay từ khi thành lập, công ty đã chia thị trường Việt Nam thành 3 khu vực: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam ở đây chúng ta chỉ đi sâu vào thị trường Miền Bắc: khi công ty mới đi vào hoạt động công ty đã thử nghiệm trên thị trường Hà Nội trước, sau hai tháng hoạt động rất tốt Từ tháng thứ 3 và tháng thứ 4 công ty đã mở rộng thị trường phân phối sang các tỉnh khác. Công ty đữ thiết lập tổng đại lý và tuyển mạng lưới trung gian bán hàng tại các tỉnh như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá bước đầu đi vào hoạt động đạt được kết quả tốt.

Qua một năm hoạt động phân phối trên thị trường miền Bắc, vì mỗi bên đều có thị trường riêng của mình từ trước nên công ty đã mở rộng được 9/26 tỉnh phía Bắc đã có sản phẩm bảo hộ lao động của công ty tiêu thụ Bao gồm các tỉnh sau:: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình, HưngYên, Hải Dương, Bắc Ninh.

Thị trường TP.Hà Nội

Hệ thống đại lý Địa lý thị trường:

Như chúng ta đã biết,nghành bảo hộ lao động là một trong những ngành lĩnh vực thiết yếu Đây cũng là ngành được các cơ quan Nhà nước ưu tiên vì những sản phẩm của ngành này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động,bảo đảm sức khỏe chô người lao động Doanh nghiệp một mặt đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, một mặt phải đảm bảo phù hợp với những quy định của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản phẩm bảo hộ lao động. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp về cơ bản được chia làm hai mảng lớn (theo vị trí địa lý), đó là: thị trường thành phố Hà Nội và thị trường các tỉnh lân cận Điều này được thể hiện trong hình dưới đây

Hình 1.9: Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp

Quy mô thị trường,mật độ thị trường:

Trước hết phải đề cập đến là thị trường khu vực thành phố Hà Nội Đây là thị trường đầy tiềm năng, phát triển rất mạnh mẽ Như chúng ta đã biết, thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá của cả nước Với số dân hơn 3 triệu người (kể cả di cư từ tỉnh ngoài vào Hà Nội và người lao động các nơi đến tìm việc làm), mật độ dân số rất cao, lại có nhu cầu lớn về đồ bảo hộ Bên cạnh đó, về cơ bản thu nhập và mức sống của người dân rất cao, do đó thoả mãn nhu cầu bảo vệ sức khỏe với các sản phẩm về khẩu trang cũng như quần áo mưa,quần áo bảo hộ,bình cứu hỏa v v người dân thủ đô, một thị trường rộng lớn, đã đặt ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ Thêm vào đó, cơ cấu tầng lớp dân cư ở thủ đô Hà Nội cũng tương đối phức tạp, tạo ra những nhu cầu tiêu dùng khác nhau Vậy làm sao có thể đáp ứng được những nhu cầu khác biệt này? Doanh nghiệp đã thực hiện phân đoạn thị trường qua đối tượng các khách hàng Thị trường bình dân, nhằm vào người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, doanh nghiệp có những sản phẩm với mức giá phải chăng từ 500đ - 5000đ Thị trường cao cấp nhằm vào những khách hàng có thu nhập khá trở lên, doanh nghiệp có những sản phẩm giá từ 7000đ trở lên Thông qua việc phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có nhiều chính sách Marketing (4P-Marketing Mix) hợp lý để phát triển sản phẩm cũng như thị phần của mình tại mỗi phân khúc thị trường trọng điểm Đối với thị trường Hà Nội, doanh nghiệp chủ yếu phân phối sản phẩm của mình thông qua hệ thống các cửa hàng (chủ yếu phục vụ thị trường cao cấp) và hệ thống các đại lý (chủ yếu phục vụ thị trường bình dân).

Cuối cùng là thị trường lân cận, gồm các tỉnh như Hưng Yên, HảiDương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định… Thị trường này có đặc thù dân cư sống không tập trung như ở thủ đô Hà Nội, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp (ngoại trừ Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng),nhưng đăc biệt lại có sự tạp trung của các khu công nghiệp lớn với số lượng công nhân nhiều cho nên đay cũng là thị trương muc tiêu lớn nhất của doanh nghiệp.Chủ trương của doanh nghiệp là chú trọng phát triển hệ thống đại lý phân phối, nằm tập trung ở các thị xã, thành phố của các tỉnh thành Thị trường này được đánh giá là thị trường bình dân, mức tiêu thụ không cao như thành phố Hà Nội, vận chuyển sản phẩm gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển hàng hoá luôn là yếu tố cần phải tính đến Sản phẩm tiêu thụ tại thị trường này chủ yếu có giá thành không cao.

Thị trường bảo hộ lao động trước kia cũng it doanh nghiêp sản xuất và phân phối nhưng bây giờ nó lai là một trong những thị trường cạnh tranh và Công ty trang bi BHLĐ cũng không là ngoại lệ Hiện nay, trên thị trường có một số công ty nổi tiếng và rất mạnh đang từng bước chiếm lĩnh và chi phối thị trường bánh kẹo như: Công ty Thanglongcorp, Anbaco,công tyBHLĐ 356…Những công ty này đang trên đà phát triển mạnh và rất có tiềm năng về vốn và công nghệ Do đó, cạnh tranh với những công ty trên là một bài toán khó tìm lời giải đáp Nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh,mạnh thắng, yếu thua Cạnh tranh quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp trên thương trường Trong tình hình đó, doanh nghiệp chủ trương phát huy nội lực tiềm tàng về vốn, công nghệ, nhân lực sẵn có đồng thời tận dụng cơ hội thuận lợi bên ngoài để làm động lực phát triển bền vững Phát huy tối đa thế mạnh, ưu thế của các sản phẩm truyền thống, hàng tháng doanh nghiệp luôn cải tiến và cho ra những sản phẩm bảo hộ mới với chất lượng tốt hơn giá thành rẻ hơn mới nhằm giữ vững lòng tin và lôi cuốn khách hàng Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp là: sử dụng chiến lược bám theo và lấp lỗ hổng thị trường.

Hành vi của thị trường:

Hành vi thị trường thể hiện ở 4 loại sau: Người tiêu dùng mua như thế nào? Mua ở đâu? Mua khi nào? Ai mua? Mỗi người hành vi của khách hàng có thể có những ảnh hưởng khách nhau đến cấu trúc kênh Khách hàng của công ty thường mua hàng với số lượng nhỏ, việc mua mang tính thời vụ, tại các cửa hàng bán lẻ, đối tượng mua rất đa dạng do vậy kênh phân phối của công ty phải dài, cần nhiều trung bán buôn, bán lẻ.

Với nhưng chương trình Marketing độc đáo và hiệu quả,cũng như hệ thống kênh phân phối được mở rộng cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm và nhất là có giá cả rất phù hợp nên công ty đã thu hút được nhiêu khách hàng mới không chi ở Hà nội mà còn phát triển ở các tỉnh khác.

Thị trường đầu vào của Công ty là các đối tác, các hãng sản xuất lớn có tiếng ở Hà nội và các tỉnh khác.

Công ty Bảo hộ lao đông có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp các tỉnh phía Bắc và hiện nay công ty đã định vị được thị trường tiêu thụ của mình đến các tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng,… Tính đến cuối năm 2007 công ty đã tạo dựng và có mối quan hệ làm ăn với trên 300 đại lý tiêu thụ sản phẩm, bao gồm 64 đại lý cấp 1 và trên 200 đại lý cấp 2 Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty đang nỗ lực hết sức mình để tiếp tục phát triển mạng lưới đại lý và chinh phục thị trường các tỉnh phía Nam Phấn đấu đưa Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất và phân phối thiết bị bảo hộ lao động.

Khách hàng của công ty là những đại lý phân phối thiết bị bảo hộ lao động và trong ngành xây dựng, những công trình xây dựng dân dụng: nhà ở,trường học, công sở, bệnh viện…Mục tiêu trong các năm tới của công ty là phát triển mạnh thị trường trong nước, tập trung thêm vào những khách hàng chiến với các dự án lớn (nhà cao tầng, chung cư, công trình công cộng khác…).

Hoạt động trong một lĩnh vực đang tương đối phát triển công ty cũng không tránh khỏi những đối thủ cạnh tranh lớn trong và ngoài nước: nếu như những năm trước, các sản phẩm của Trung Quốc chiếm “độc quyền” thì hiện nay hàng Việt Nam và lien doanh được ưa chuộng hơn Đó là một thuận lợi cho Công ty Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm trang thiết bị bảo hộ lao động là rất lớn Để đáp ứng được yêu cầu này thì doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tiến hành thăm dò và nghiên cứu thị trường Từ đó tìm ra được hướng đi đúng đắn để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và tiếp tục nâng cao uy tín, định vị thương hiệu và phát triển doanh nghiệp.

Các nhân tố môi trường như môi trường luật pháp, công nghệ, cạnh tranh, văn hoá xã hội và kinh tế có thể ảnh hưởng đến tất cả các mặt tổ chức và quản lý kênh Hệ thống kênh phân phối phải linh hoạt biến đổi theo sự vận động của môi trường.

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, suy thoái kinh tế, sự thiếu hụt, tình hình ngân sách nhà nước, cán cân buôn bán quốc tế, nợ nước ngoài có ảnh rõ nét nhất, và rất lớn đến các kênh phân phối Ở Việt Nam, nên kinh tế phát triển khá ổn định với tăng trưởng kinh tế ổn định và đạt mức cao so với các nước ở châu lục thường dao động trên 7% 1 năm do vậy đời sống nhân dân luôn được cải thiện và nâng cao, đó là điều kiên thuận lợi cho Công ty phát triển hệ thống kênh phân phối Tuy nhiên, trong một số năm gần đây tỉ lệ lạm phát cũng tăng cao do vậy áp lực nên giá cả hàng hoá của Công ty là vấn đề khó khăn lớn khi mà các nguyên liệu cũng tăng giá, việc cạnh tranh về giá trở lên gay gắt buộc Công ty phải tổ chức hệ thống kênh phân phối 1 cách khoa học và hiệu quả để gianh ưu thế trên thị trường, ổn định thị phần.

Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá xã hội như: Sự thay đổi dân số của các vùng, sự thay đổi cấu trúc gia đình và hộ gia đình Người quản lý kênh phân phối phải có nhận thức về môi trường văn hoá – xã hội ảnh hưởng đến kênh phân phối khi các kênh hoạt động ở các nên văn hoá khác Không chỉ khi mở rộng kênh phân phối sang các nước mới thấy sự thay đổi môi trường văn hoá – xã hội mà sự thay đổi môi trường văn hoá – xã hội có thể diễn ra ngay trong nước Trong xu hướng đô thị hoá nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu dân số của Việt Nam có rất nhiều biến động lớn Người dân ở các vùng nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều, việc công nghiệp hoá hiện đại hoá khiến nguồn nhân lực đến sống tập trung tại các khu công nghiệp, tại các thành phố người dân lại tập trung tại các trung cư cao tầng đã và đang được xây dựng Chính vì vậy, hệ thống phân phối của Công ty cần phải được tổ chức rộng khắp tại các nơi tập trung đông dân cư như các thành phố, các khu công nghiệp, các khu đô thị mới đó sẽ là những địa bàn tiêu thụ chiến lược của công ty trong tương lai.

ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

Quản trị công ty đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty Quản trị công ty đề cập đến mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị và các cổ đông lớn, các cổ đông nhỏ và những bên có quyền lợi lien quan Quản trị công ty tốt góp phần phần vào phát triển công ty bền vững do cải thiện được hoạt động và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài của công ty đó Quản trị Công ty tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, và dẫn đến việc phát triển thị trường vốn Một khuôn khổ quản trị công ty yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư, và không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài Đối với Công ty Bảo hộ lao động dịch vụ và thương mai- là một công ty nhỏ với số vốn nhỏ và số lượng lao động không nhiều Chính vì thế hoạt động quản trị ở Công ty chưa được phân hóa rõ rệt Đồng thời, số lượng phòng ban cũng không lớn dẫn đến việc quản trị công ty trở nên ít phức tạp, và một phòng ban có thể đảm đương nhiều nhiệm cụ hơn chính là nhiệm vụ của phòng ban đó ở một công ty lớn Thực tế tham gia vào hoạt động quản trị chỉ bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các trưởng phòng do đặc thù của mô hình công ty TNHH

Một điều rõ nét ở Công ty cũng như ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác ở Việt Nam, đó là chưa có hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh mà chỉ là hoạt động lập kế hoạch và đưa ra mục tiêu hoạt động đơn giản Đây chính là yếu kém trong hoạt động quản trị điều hành và phát triển công ty Bảo hộ lao động dịch vụ và thương mại.

TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TRANG BỊ BHLĐ VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY

1.1-Những căn cứ lụa chọn kênh phân phối của công ty đang thục hiện:

Trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối các nhà quản lý của công ty đưa ra các căn cứ lựa chọn để thiết lập kênh cho phù hợp một cách khoa học Các căn cứ để thiết lập kênh phân phối của công ty bao gồm:

- Thị trường mục tiêu của công ty là nhằm vào đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình là chủ yếu Đồng thời đưa ra một số sản phẩm cao cấp nhằm vào khách hàng có thu nhập cao Do vậy, thị trường của công ty bao gồm tất cả địa bàn từ thành phố đến nông thôn và khắp các tỉnh thành trong cả nước với số lượng người tiêu dùng lớn và phân bố rộng Vì vậy, hệ thống kênh phân phối của công ty được thiết lập rộng khắp Tuy nhiên, hệ thống kênh phân phối của Công ty mới phát triển mạnh ở miền Bắc trong khi đó thị trường khá rộng lớn ở miền Nam và miền Trung lại chưa thực sự phát triển còn rất thiếu và yếu.

- Đặc điểm sản phẩm của công ty: Các sản phẩm bánh công ty được đóng gói do vậy hạn chế được hư hỏng, thời hạn sử dụng dài Do vậy, hệ thống phân phối của công ty có thể dài nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm Sản phẩm lại được tiêu dùng thường xuyên do vậy đòi và khá đồng đều ở khắp các địa phương do vậy đòi hòi kênh phân phối tương đối rộng.

- Môi trường kinh doanh :của các sản phẩm BHLĐ hiện nay là khá gay gắt bên cạnh những đối thủ cạnh tranh lâu đời như Công ty Thanglongcorp,Anbaco còn có những đối thủ cạnh tranh tuy mới thành lập chưa lâu nhưng lại

BHLĐ Đại lý bán buôn Đại lý bán lẻ

Cửa hàng giới thiệu sản phẩm

Người tiêu dùng cuối cùng Bán lẻ

(4) có tiềm lực khá mạnh Do vậy, để tạo được lợi thế cạnh tranh công ty thiết kế kênh phân phối nhằm vào thị trường thu nhập thấp và trung bình đặc biệt là các vùng thị trường nông thôn tỉnh lẻ

- Khả năng của công ty: Trong một số năm gần đây Công ty Trang bị

BHLĐ và dịch vụ thương mại gặp không ít khó khăn đặc biệt là về tài chính cùng với sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh cũ và mới Hiện nay, so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành tiềm lực của CT chỉ ở mức trung bình Do vậy, cơ sở sức mạnh phần thưởng và cưỡng bức của công ty chỉ ở mức vừa phải, mức độ linh hoạt của hệ thống kênh phân phối của công ty không cao. Hình thức kênh phân phối của công ty được tổ chức theo kiểu kênh truyền thống, để thiết lập kênh phân phối của mình công ty phải lựa chọn các thành viên, các trung gian thương mại có chi phí vừa phải, các ĐL của công ty bên cạnh việc bán sản phẩm của công ty vẫn được phép bán các sản phẩm của các công ty khác trong ngành.

1.2-Các dạng kênh phân phối mà công ty đang áp dụng

Hình 2.1: Hệ thống kênh phân phối của CT Trang bị bhld và dịch vụ thương mại

Hệ thống kênh phân phối của CT được tổ chức theo hình thức kênh truyền thống Dòng sản phẩm là dòng chảy tự do Kênh phân phối theo hình thức này của Công ty có ba đặc điểm là:

- Sự thiếu liên kết giữa các thành viên trong cấu trúc kênh thông thường dẫn đến yếu cầu một mức độ phụ thuộc lẫn nhau tối thiểu Trong đàm phán yếu tố quan trọng nhất là giá trao đổi.

- Một số lớn các thành viên có thể tiến hành kinh doanh bình thường với một hoặc nhiều kênh phân phối theo chiều dọc Tuy nhiên bởi đánh mất sự phụ thuộc được thừa nhận giữa họ hoặc không chấp nhận sự phụ thuộc vào nhau nên các thành viên đầy đủ của hệ thống phân phối liên kết dọc.

- Sự phối hợp của người mua, người bán và người vận tải sẽ tạo thành một kênh phân phối vật chất.

Hệ thống kênh phân phối của CT bao gồm 3 kênh.

 Kênh 1: Theo dòng kênh này sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp từ các của hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.Kênh tiêu thụ này không những giúp công ty tiết kiệm được chi phí trung gian mà còn giúp công ty có điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong kênh này công ty có thể nhận được phản hồi trực tiếp từ khách hàng

 Kênh 2: So với kênh 1, kênh phân phối này có thêm 1 trung gian thương mại là các cửa hàng bán lẻ.Sản lượng tiêu thụ qua kênh này ít vì chỉ có những khách hàng buôn bán nhỏ ở khu vực gần công ty xung quanh địa bàn Hà Nội đến lấy hàng.

 Kênh 3: Đây là kênh có chiều dài nhất trong hệ thống kênh phân phối của công ty Đây là kênh tiêu thụ chính của công ty Khối lượng sản phẩm lưu chuyển qua kênh này chiếm khoảng 70% - 75% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty Các ĐL được phân bố rộng rãi khắp khu vực miền Bắc Việc vận chuyển sản phẩm tới các ĐL do các ĐL tự thuê xe được công ty hỗ trợ phí vận chuyển.

Các hình thức hỗ trợ vận chuyển của công ty bao gồm 3 dạng:

+ Công ty giao hàng tận nơi cho khách hàng.

+ Công ty hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng theo từng tuyến đường, từng cây số với đơn giá vận chuyển (bảng 2.5)

+ Công ty thuê xe ngoài vận chuyển cho khách hàng theo mức giá thị trường.

Như vậy kênh phân phối của công ty tổ chức khá là phù hợp với đặc điểm với 1 công ty Quá trình phân phối diễn ra nhanh chóng, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí lưu thông sản phẩm.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY

Sau khi kênh phân phối được lựa chọn và tổ chức, vấn đề quan trọng là phải quản lý điều hành hoạt động của chung như thế nào Quản lý kênh phân phối được hiểu là toàn bộ các công việc quản lý điều hành hoạt dộng của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các thành viên kênh đã được lựa chọn qua đó thực hiện các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp Việc quản lý kênh tập trung vào các hoạt động lựa chọn và khuyến khích các thành viên kênh hoạt động, giải quyết những vấn đề về sản phẩm, giá, xúc tiến qua kênh phân phối và đánh giá hoạt động của họ qua thời gian

2.1 Tuyển chọn thành viên kênh

Cũng giống như tuyển chọn lao động, trong Công ty quá trình tổ chức hoạt động kênh, Công ty phải lựa chọn và thu hút những trung gian thương mại cụ thể tham gia vào kênh phân phối của mình Việc tuyển chọn thành viên kênh phân phối của CT dựa trên các tiêu chuẩn như phương thức kinh doanh, những mặt hàng họ bán, mức lợi nhuận và khả năng phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác và uy tín, điều kiện kinh doanh …

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác nhận làm ĐL của Công ty đều có đơn đăng ký làm ĐL, có xác nhận địa chỉ chỗ ở, cửa hàng kinh doanh của chính quyền địa phương, có đăng ký kinh doanh, mã số thuế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, họ là những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh, khả năng kinh doanh tốt, có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tiêu thụ được khối lượng hàng nhất định theo yêu cầu của Công ty với nguồn tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán tốt, cửa hàng ở vị trí thuận lợi để trưng bày, giao dịch mua bán và giới thiệu sản phẩm, có phương tiện vận chuyển tốt, nhân viên tiếp thị để quảng cáo giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.

Các cá nhân tổ chức làm ĐL của công ty phải thoả mãn các điều kiện về bằng, khả năng tài chính, nguồn nhân lực.

- Mặt bằng kinh doanh tối thiểu phải có: Diện tích khu vực bán hàng phải có tối thiểu 12 m2, riêng đối với các sạp kiot trong các chợ thương xá, siêu thị diện tích tối thiểu phải là 4m2; chiều ngang mặt tiền tối thiểu là 3 m, riêng đối với các sạp, kiot trong các chợ, thương xã, siêu thị chiều ngang tối thiểu là 2 m; khoảng cách bán kính giữa ĐL cũ và mới đảm bảo ngoài bán kinh khu vực 500 m; đối với khu vực trung tâm thương mại khu tập trung dân cư hoặc 1000m đối với các khu vực khác; tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mãi lực thị trường mà các đơn vị có qui hoạch phù hợp.

 Về khả năng tài chính:

- Có vốn tối thiểu để mua lô hàng đầu tiên đựoc quy định:

+ Đại ký thuộc thành phố thị xã: 30 triệu đồng

+ ĐL thuộc các thị trấn huyện lỵ khác: 10 triệu đồng

- Phương thức thanh toán: Thanh toán ngay hoặc thanh toán sau

- Người muốn mở ĐL phải có ít nhất 1 người thường xuyên làm nhiệm vụ bán hàng.

Các ĐL của Công ty hiện đang làm ĐL của Công ty đều thoả mãn các điều kiện của Công ty, việc tuyển chọn các thành viên kênh của Công ty được thực hiện khá chặt chẽ và khoa học Tuy nhiên do sức mạnh thị trường của Công ty hạn chế do vậy việc quản lý các ĐL của Công ty còn gặp nhiều khó khăn, Công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các ĐL.

2.2 Khuyến khích các thành viên kênh

Trong công tác quản lý kênh phân phối của mình, CT luôn tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong kênh vì công ty xác định các trung gian thương mại là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, là một thị trường độc lập, có sức manh riêng, có mục tiêu riêng, có chiến lược kinh doanh riêng …Các trung gian hoạt động như một người mua cho công ty Các ĐL của công ty bán cả nhóm hàng chứ không chỉ từng mặt hàng riêng lẻ Để khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động công ty đã xác định phải làm những công việc như:

- Tìm ra các nhu cầu và khó khăn của các ĐL

- Thực hiện khuyến khích các ĐL Việc thực hiện khuyến khích các ĐL chủ yếu bằng các biện pháp trợ giá, giảm giá, khuyến mãi, trang bị các phương tiện

2.2.1 Tìm ra các nhu cầu và khó khăn của các ĐL

Việc tìm ra nhu cầu và khó khăn của các ĐL do các nhân viên thị trường thuộc phòng Kinh doanh - thị trường phụ trách Các nhân viên thị trường cố gắng tìm hiểu xem các ĐL cần gì từ các mối quan hệ trong kênh,

Các ĐL đang phải đương đầu với những khó khăn nào khi họ bán các sản phẩm của Công ty Việc tìm hiểu về nhu cầu và khó khăn của các ĐL được thực hiện do các nhân viên thị trường tìm hiểu trực tiếp các ĐL thông qua trao đổi với các ĐL khi các nhân viên này đi thị trường hoặc theo sự phản hồi của các ĐL về phòng kinh doanh của Công ty Công ty cũng có thể tìm hiểu nhu cầu khó khăn của ĐL thông qua việc kiểm tra đánh giá hoạt động của ĐL hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Việc thu thập thông tin từ các ĐL xem yêu cầu và khó khăn của họ là gì trong các vấn đề như:

(1) Chính sách giá, lợi nhuận và trợ cấp

(2) Quy mô và bản chất của dòng sản phẩm

(3) Các sản phẩm mới và các hoạt động tương ứng

(4) Các chính sách và dịch vụ kho tàng tương ứng

Các khó khăn chủ yếu của các ĐL của Công ty thường là các khó khăn do việc tiêu thụ chậm các sản phẩm của Công ty dẫn đến việc tồn đọng hàng hoá, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là các nguyên nhân như mùa, nguyên nhân sản phẩm cùng loại của các đối thủ có giá cạnh tranh.

Trên cơ sở thu thập những thông tin đó, Công ty đưa ra các biện pháp có thể nhằm đáp ứng những nhu cầu của doanh nghiệp và giúp đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn.

2.2.2 Giúp đỡ và khuyến khích các ĐL

CTy đã có những nỗ lực đáp ứng và giúp đỡ các ĐL giải quyết khó khăn của họ Sự hỗ trợ này đã tạo ra các ĐL hoạt động tích cực, năng động và có hiệu quả hơn góp phần không nhỏ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Chính sách chiết khấu của Công ty hiện nay khá phù hợp, nó đã chứng tỏ hiệu quả trong quá trình phân phối của Công ty, các ĐL tỏ ra mặn mà hơn với Công ty, điều đó thể hiện qua lượng đặt hàng thường xuyên của các ĐL với Công ty Mỗi hoá đơn của mỗi lần đặt hàng của các ĐL với Công ty thường đạt giá trị trên 10 triệu đồng Không những Công ty có chính sách chiết khấu chung cho các loại sản phẩm cùng loại mà Công ty còn có chính sách chiết khấu cho từng thời kỳ, cho từng chủng loại hàng đặc biệt như một số mặt hàng mới hoặc khó tiêu thụ hoặc những mặt hàng Công ty dự định phát triển mạnh trong tương lai.

Bên cạnh chính sách chiết khấu, Công ty còn thực hiện các chính sách khuyến mại để kích cầu cụ thể bằng việc thưởng sản phẩm trên lượng hàng mua nhiều của Công ty, cùng với đó là việc trang bị các phương tiện khuyếch trương, giảm giá hàng bán

 Chính sách hỗ trợ vận chuyển

- Công ty chủ trương giao hàng đến tận nơi đối cới các ĐL nhằm đáp ứng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng hàng hoá để ĐL kịp thời phục vụ kinh doanh Trường hợp này ĐL không nhận tiền hỗ trợ vận chuyển.

- Đối với các ĐL ở xa, Công ty không thể giao hàng tận nơi được. Công ty thực hiện hỗ trợ vận chuyển

Chi phí vận chuyển được trừ vào giá trị tiền hàng trên phiếu xuất kho.

+ Thời gian tính thưởng: định kỳ hàng tháng, phòng kinh doanh sẽ tính thưởng cho ĐL.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY BHLĐ VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BHLĐ CỦA CÔNG TY TRONG NHƯNG NĂM TỚ

Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, có nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia hoạt động kinh doanh sản xuất Riêng đối với sản phẩm BHLĐ trên thị trường Việt Nam có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh.

Hơn nữa, từ khi nước ta thực hiện cơ chế mở cửa với nền kinh tế thị trường đã có nhiều công ty nước ngoài tham gia vào sản xuất, kinh doanh song song với những sản phẩm của công ty liên doanh nước ngoài là các sản phẩm BHLĐ nhập ngoại tràn lan ở một số thị trường Việt Nam, đặc biệt tập trung ở các thị trường sát biên giới như: Lào, Trung Quốc… như vậy có thể thấy rằng trong những năm tới doanh nghiệp còn gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh nữa thậm trí là các đối thủ cạnh tranh từ các công ty nước ngoài có lượng vốn lớn khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam Trong khi đó những năm gần đây, khối lượng sản phẩm BHLĐ bị tiêu thụ chậm lại và thu nhập của người dân không cao do các chính sách tiền tệ, kinh tế chính trị của chính phủ Giá cả lại giảm xuống do sự cạnh tranh của các công ty Đây là những vấn đề đang bức xúc và khó giải quyết của các nhà quản trị Marketing trong việc nghiên cứu thị trường Doanh nghiệp sẽ phải làm gì để có thể đứng vững trong một thị trường như vậy? Và khả năng của doanh nghiệp sẽ đạt đến đâu?

PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH 46 2.1.Nhiệm vụ của Doanh nghiệp trong thời gian tới

2.1.Nhiệm vụ của Doanh nghiệp trong thời gian tới.

Trước tình hình phát triển kinh tế hiện nay đồng thời với những mục tiêu kinh doanh đã định, doanh nghiệp đã tìm cho mình một hướng kinh doanh riêng và đã đề ra cho mình một số phương hướng phát triển trong những năm tới như sau:

- Năng lực sản xuất của Doanh nghiệp theo thiết kế có thể đạt năng suất cao Hiện nay mới khai thác được khoảng 90% Vì vậy Doanh nghiệp đưa ra các biện pháp quan trọng của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư và hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị đó.

- Thường xuyên cải tiến thay đổi mặt hàng, mẫu mã bao bì nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

- Nghiên cứu để sử dụng nguyên vật liệu trong nước và thay thế nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, hạn chế những ảnh hưởng do sự biến động ngoại tệ.

- Nghiên cứu một số sản phẩm mới có chất lượng giá cả phù hợp với thị trường vùng sâu, vùng xa để từ đó hỗ trợ cho hệ thống phân phối hệ thống, phân phối giải quyết các sản phẩm còn tồn đọng.

- Củng cố và phát triển thị trường trong nước và tăng cường mở rộng xuất khẩu.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa các hoạt động tiếp thị, công tác bán hàng, kênh phân phối… không dừng lại ở những gì mà mình đã đạt được, doanh nghiệp đã mở rộng và lập kế hoạch hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm trên cả nước và hệ thống phân phối sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, thể chế pháp luật củaNhà nước và thực trạng về sản xuất kinh doanh của Công ty BHLĐ ở trên em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng kinh doanh cũng như hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp trong thời gian tới.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA DOANH NGHIỆP

3.1 Giải pháp mở rộng mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian tới.

3.1.1 Đối với thị trường trong nước

Sản phẩm của Doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường, do vậy Doanh nghiệp cần hết sức chú trọng khai thác, sử dụng lợi thế này.

* Đối với thị trường miền Bắc: Là thị trường truyền thống của doanh nghiệp, vì vậy phải liên tục củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường song không chỉ dừng lại ở đó vì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên kể cả về số lượng và chất lượng Việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường truyền thống đó là rất cần thiết, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường thâm nhập sâu để điều tra, nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu thị trường để từ đó đáp ứng tốt hơn.

Thị trường Hà Nội, đây là thị trường có mức tiêu thụ cao nhất chiếm khoảng 90% năm 2000; 92% năm 2001 và 93% năm 2002 Hiện nay thị trường của Doanh nghiệp đang bị thu hẹp dần vì thế Doanh nghiệp cần phải có chính sách đối phó thích hợp Đặc điểm của thị trường này là có đông dân cư, thu nhập đầu người cao Nhu cầu sử dụng hàng năm với mức độ ổn định, vì thế Doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao và mẫu mã đẹp để thay thế các sản phẩm cũ Doanh nghiệp nên có những ưu tiên khuyến khích các đại lý bởi phần lớn các đại lý tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp ở đây là nơi chu chuyển sản phẩm của Doanh nghiệp đến các vùng lân cận khác.

* Đối với thị trường miền Nam: Đây là thị trường tiềm năng của Doanh nghiệp, thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước (9000USD/người/năm) Sản phẩm của Doanh nghiệp sớm có mặt ở đây nhưng sản lượng tiêu thụ còn rất ít, chỉ chiếm khoàng 3 - 4% sản lượng tiêu thụ của toàn doanh nghiệp Mức tiêu thụ của thị trường này tương đối cao, Doanh nghiệp nên có chính sách về giá cả để cạnh tranh với các đối thủ khác. Đồng thời cũng đưa ra các sản phẩm phù hợp với vùng này.

+ Doanh nghiệp nên có những chính sách quảng cáo tiếp thị mạnh mẽ, rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Doanh nghiệp cũng như biết đến uy tín của Doanh nghiệp.

+ Thiết lập một mạng lưới đại lý ở đây là nơi cung cấp, chu chuyển hàng hoá ra các vùng lân cận Như vậy cần phải có các chính ssách để khuyến khích các đại lý mở ra ở đây như tăng mức hoa hồng, hỗ trợ vận chuyển, phương thức thanh toán.

+ Liên kết với các cơ sở ở đây để cung cấp nhiều hàng hoá hơn, có chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn.

* Đối với thị trường Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Thọ, Nam Định… đây là thị trường Doanh nghiệp tiêu thụ chiếm tỷ trọng nhỏ, có lượng khách hàng quen thuộc của doanh nghiệp Tuy nhiên phải có những biện pháp để duy trì và củng cố vững hơn nữa sản phẩm của Doanh nghiệp ở địa phương này, đó là: tăng cường đưa ra sản phẩm mới có chất lượng cao.

* Đối với thị trường tiềm năng là các tỉnh miền Trung, nơi mà sản phẩm của Bảo Ngọc vẫn hầu như chưa có mặt Nơi đây là khu vực đất rộng người đông nhưng thu nhập khá ổn định, công ty cần có những chính sách thâm nhập thị trường mới:

- Tuyển chọn đội ngũ cán bộ, nhân viên tiếp thị có sức khoẻ tốt, có trình độ, kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc và có khả năng đi công tác xa, lâu ngày để thực hiện tốt công việc tiếp thị ở vùng này.

- Đưa ra các loại mặt hàng độc đáo, có tính chất đặc sắc, phù hợp với thị hiếu tiêu thụ của từng vùng.

- Duy trì tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý ở nơi này.

- Quan tâm đến mạng lưới bán lẻ Đây là những người trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng Họ là những người truyền bá, quảng cáo sản phẩm cho Doanh nghiệp Do địa bàn ở những khu vực này khó đi lại, chủ yếu là ghe thuyền cho nên đội ngũ bán lẻ là hết sức quan trọng Dần dần đưa sản phẩm của doanh nghiệp quen thuộc với mọi người ở đây khi thị trường này có sự có mặt của các loại bánh kẹo khác là rất ít, người dân chủ yếu sử dụng các mặt hàng của địa phương.

3.2 Giải pháp về việc tổ chức lại kênh phân phối cho hợp lý hơn góp phần quản trị kênh dễ dàng hơn.

Trong thời gian qua, việc sử dụng các loại kênh phân phối trên của doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định, nó cho phép doanh nghiệp đạt được mức độ bao phủ thị trường lớn, khả năng tiếp xúc khách hàng cao Để nâng cao hiệu quả của hệ thống kênh phân phối trong thời gian tới với mục đích mở rộng thị trường vào khu vực miền Nam, miền Trung và thâm nhập sâu hơn vào thị trường miền Bắc thì doanh nghiệp cần phải tổ chức lại hệ thống kênh phân phối cho phù hợp hơn.

Hiện nay 95% sản lượng của doanh nghiệp được tiêu thụ ở khu vực miền Bắc, như vậy doanh nghiệp đã gần như chiếm lĩnh được thị trường này,tuy nhiên thị trường tiềm năng ở miền Bắc vẫn còn như: Cao Bằng, Hà Giang,Lào Cai,… doanh nghiệp vẫn chưa khai thác Trong khi đó số lượng đại lý ở

Hà Nội quá đông, điều này gây tốn kém chi phí đồng thời làm cho việc quản lý cũng không hiệu quả.

- Với một số đại lý quá nhiều sẽ có sự cạnh tranh giữa các đại lý, sự chênh lệch giữa các cửa hàng dẫn đến các lợi nhuận giảm ở các đại lý, số lượng sản phẩm giảm gây thiệt hại cả uy tín và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vì vậy doanh nghiệp nên sắp xếp và loại bỏ những đại lý có sản lượng tiêu thụ chậm và xác định vị trí đặt các đại lý sao cho phù hợp để các thành viên trong kênh có khu vực thị trường đủ lớn để hoạt động.

Với chiến lược bao phủ thị trường, doanh nghiệp đã chiếm được thị phần không nhỏ trong ngành sản xuất bánh, tuynhiên doanh nghiệp mới chỉ thiết lập được mạng lưới phân phối ở các khu vực thành phố, thị xã Còn cả một thị trường ở nông thôn thì doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhiều.

Vì vậy doanh nghiệp cần nhanh chóng thiết lập mạng lưới ở thị trường này Ở thị trường Hà Nội, người dân có thu nhập cao hơn nên sản phẩm cũng đòi hỏi cao hơn, chất lượng cao Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có cách thức phân phối hàng đến các đại lý cho phù hợp.

Ngày đăng: 31/07/2023, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w