1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho tinh dong thap

98 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (9)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP (23)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH ĐỒNG THÁP (41)
    • 4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (41)
      • 4.5.2. So sánh khả năng quản lý và ứng dụng KHKT (79)
      • 4.5.3. So sánh hiệu quả sản xuất (82)
  • CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (85)
    • 5.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA (85)
      • 5.2.1. Về mặt kỹ thuật (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Hòa nhịp vào sự phát triển kinh tế trong khu vực và thế giới, với móc son gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Hòa nhịp vào sự phát triển của đất nước, hoạt động kinh doanh giữ vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Chính những hoạt động kinh doanh này sẽ là bước đệm cho Việt Nam tiến vào nền kinh tế toàn cầu và ngày một tiến xa hơn trong môi trường hội nhập đầy cạnh tranh mang tính toàn cầu. Hoạt động kinh doanh gồm nhiều hình thức khác nhau góp phần tạo của cải cho xã hội mà chủ thể điều hành những hoạt động này là các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô lớn hay vừa và nhỏ. Tất cả các doanh nghiệp đều đóng vai trò là những huyết mạch cho nền kinh tế. Mỗi một doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính doanh nghiệp làm ra, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh hiện nay là làm sao để các doanh nghiệp, đăc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả nhất, để những huyết mạch của nền kinh tế này có thể vận hành một cách tốt nhất cho một nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay phải đối mặt với không ít những thách thức khi hội nhập vào môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế toàn cầu. Trước xu thế ấy, đòi hỏi các doanh nghiệp này phải tìm cho mình một giải pháp để có thể đứng vững và kinh doanh có hiệu quả nhất. Lối thoát cho các doanh nghiệp này chính là việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Song, thực tế không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có thể tận dụng và thấy được tầm ưu việt của việc đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ GVHD: TS. Mai Văn Nam 1 SVTH: Trần Thị Hương   Luận văn tốt nghiệp Ứng dụng KHKT vào SXKD của các DN Đồng Tháp thuật vào sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Đồng Tháp”

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hòa nhịp vào sự phát triển kinh tế trong khu vực và thế giới, với móc son gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế Hòa nhịp vào sự phát triển của đất nước, hoạt động kinh doanh giữ vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ Chính những hoạt động kinh doanh này sẽ là bước đệm cho Việt Nam tiến vào nền kinh tế toàn cầu và ngày một tiến xa hơn trong môi trường hội nhập đầy cạnh tranh mang tính toàn cầu.

Hoạt động kinh doanh gồm nhiều hình thức khác nhau góp phần tạo của cải cho xã hội mà chủ thể điều hành những hoạt động này là các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô lớn hay vừa và nhỏ Tất cả các doanh nghiệp đều đóng vai trò là những huyết mạch cho nền kinh tế Mỗi một doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính doanh nghiệp làm ra, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh hiện nay là làm sao để các doanh nghiệp, đăc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả nhất, để những huyết mạch của nền kinh tế này có thể vận hành một cách tốt nhất cho một nền kinh tế phát triển bền vững.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay phải đối mặt với không ít những thách thức khi hội nhập vào môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế toàn cầu Trước xu thế ấy, đòi hỏi các doanh nghiệp này phải tìm cho mình một giải pháp để có thể đứng vững và kinh doanh có hiệu quả nhất Lối thoát cho các doanh nghiệp này chính là việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Song, thực tế không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có thể tận dụng và thấy được tầm ưu việt của việc đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp” được quan tâm thực hiện để thấy tính hiệu quả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu nói riêng cũng như đưa ra cái nhìn chung cho bức tranh những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nước.

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Đồng Tháp nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, từ đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc ứng dụng kỹ thuật mới đối với các doanh nghiệp trong thời kinh tế hội nhập.

– Khái quát thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 3 năm 2006 – 2008.

– Đánh giá hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp khi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

– Phân tích những yếu tố giúp doanh nghiệp quyết định áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

– Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai ứng dụng kỹ thuật đối với các doanh nghiệp.

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Tham

1 khảo các Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh trong 3 năm (2006 –

008) thông qua internet, tạp chí và các bài báo.

Nguồn thu thập số liệu

Thu thập thông tin trực tiếp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ có ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

– Thu thập thông tin trực tiếp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ không ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

* Cơ cấu mẫu thu thập:

+ Cơ cấu về số lượng doanh nghiệp:

Do đối tượng thu thập số liệu là doanh nghiệp nên việc tiếp cận bị hạn chế vì vấn đề thời gian Đề tài chỉ nghiên cứu số lượng 35 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, trong đó gồm:

- 16 doanh nghiệp vừa và nhỏ có ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh;

14 doanh nghiệp vừa và nhỏ không ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh

- 5 doanh nghiệp qui mô lớn có ứng dụng KHKT vào sản xuất kinh doanh

Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh

+ Đề tài nghiên cứu nhóm các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

* Địa bàn thu thập số liệu

Toàn tỉnh Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, trong đó có thành phố Cao Lãnh và thị xã Se Đéc là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, đề tài nên chỉ chọn thành phố Cao Lãnh, và thị xã

Se Đéc làm địa bàn thu thập số liệu.

1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

– Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tần số để mô tả nguồn lực của doanh nghiệp, phân tích yếu tố liên quan đến việc ứng dụng KHKT của doanh nghiệp.

– Sử dụng hàm nhân tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết đinh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và xác định nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định ứng dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp.

– Sử dụng các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí; thu nhập ròng/chi phí; thu nhập ròng/doanh thu để làm cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế.

Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS.

Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT

Khoa học là sự tìm kiếm các quy luật khách quan chi phối các hiện tượng tự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng kinh tế khả dĩ, khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi chân lý.

Như vậy, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân sản sinh ra kiến thức.

Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở bởi biên giới quốc gia Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không dễ bị chiếm hữu. Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm năng Mục đích của khoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị khám phá, theo giá trị nhận thức, quy luật tự nhiên (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).

Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nó cũng tạo ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi sinh, môi trường.

Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:

– Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế

Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong sản xuất

– Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào

Công tác phổ biến áp dụng là đưa sáng kiến cải tiến ra ứng dụng trong sản xuất đại trà, là quá trình tiếp thu từng bước qua mấy vụ sản xuất liên tục Những thuộc tính kỹ thuật mới được nông dân quan tâm là những công nghệ có thể được chia nhỏ (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).

Tốc độ phổ biến áp dụng phụ thuộc vào mức độ công nghệ đó có mang tính địa phương rõ rệt hay không, có phù hợp với điều kiện canh tác cụ thể của đa số nông dân hay không, ngoài ra còn các yếu tố như văn hóa, xã hội, thị trường… cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ứng dụng công nghệ.

1.3.1 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau.

Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được

– và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tư Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.

– Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra.

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất (Viện kinh tế nông nghiệp, 995).

Hiệu quả là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng công tác quản lý Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh…

Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội vàng của thị trường, có nghệ thuật kinh doanh để doanh nghiệp được vững mạnh và phát triển không ngừng.

2.1.3.3 Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật

Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quả kinh tế – xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, gắn liền với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất Sự tác động này có thể trực tiếp thông qua việc nâng cao số lượng và chất lượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn.

Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ của kỹ thuật có thể biểu hiện bằng sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình gồm:

Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên

Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống

Cải thiện điều kiện lao động cho nhân dân

Cải thiện đời sống cho người lao động

Cải tạo mô trường, môi sinh

2.1.4 Khái niệm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận

1.4.1 Khái niệm về doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ sau

2 khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả tiền hay chưa Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.Doanh thu bao gồm hai bộ phận:

Doanh thu về bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh nghiệp.

Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:

Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.

Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.

- Thu nhập bất thường như thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại.

- Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.

Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu:

TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP

1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp

Vị trí địa lý: Nằm trong vùng trũng của lưu vực sông Cửu Long, phía Bắc

3 tỉnh Đồng Tháp giáp Preyveng (Campuchia), phía Nam giáp Vĩnh Long, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang, phía Tây giáp Long An và Cần Thơ.

Tổng diện tích của tỉnh là 3.246,1 km2 (số liệu năm 2003), chia thành 10 đơn vị hành chính là 2 thị xã: Cao Lãnh, Sa Đéc và 8 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Thạch Hưng, Tháp Mười, Lai Vung, Châu Thành. Địa hình: Dòng sông Tiền chảy qua Đồng Tháp dài 132km chia tỉnh này thành 2 vùng lớn Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười có địa hình bằng phẳng, còn vùng phía Nam sông Tiền là nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu lại có địa hình dạng lò ng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa, thường bị ngập nước vào mùa lũ hằng năm.

Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đồng Tháp có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng nămkhoảng 27 độ C, lượng mưa từ 1240 – 1450 mm.

Tài nguyên thiên nhiên: Thiên nhiên đã ban tặng nơi này nguồn nước ngọt vô tận với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt Cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng

1000 kênh rạch lớn nhỏ thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, hình thành hệ thống thủy nông hoàn chỉnh, góp phần thoát lũ, tiêu úng, đưa nước vào đồng. Nguồn tài nguyên đất đa dạng, gồm có đất phù sa, đất phèn, đất xám Trong đó đất phù sa chiếm phần lớn (hơn 50%), rất thuận lợi để trồng hoa màu, các cây công nghiệp và cây ăn quả.

Tài nguyên rừng là niềm tự hào của Đồng Tháp với hơn 10.000 ha rừng tràm xanh tươi, các loài thực vật như lúa nổi, lúa trời, lác, sậy, rong tảo, sen, súng… cùng hệ động vật phong phú, cá loài chim có sếu cổ trụi, cồng cộc, giang sen, diệc, cò trắng, bồ nông, vịt trời…, bò sát có rắn, rùa, trăn…

Tài nguyên khoáng sản có than bùn, đất sét kaolin, cát xây dựng, sét gạch ngói,…

Diện tích và vị trí khu công nghiệp:

Nằm ở trung t� m đồng bằng sông Cửu Long, sát quốc lộ 80, tỉnh lộ 848, cạnh bờ sồng Tiền, có cảng cho phép cập bến tàu 5.000 tấn.

Từ khu c� ng nghiệp Sa Đéc đến Cầu Mỹ thuận là 15 km, đến TP Chí Minh là 145 km.

Khu công nghiệp Sa Đéc

Tọa lạc tại hai xã Tân Quy Đông và Tân Quy Tây, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

* Địa chỉ: số 446, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Các lợi thế đầu tư:

� Cạnh bờ s� ng Tiền, có cảng cho phép cập mạn tàu 5.000 tấn. Đường xuống cảng rộng, thông thoáng và cũng là đường chính dẫn vào khu công nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyên chở hàng hoá ra vào cảng và khu công nghiệp thuận lợi.

� Có nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến lương thực, nông sản, thực phẩm.

� Có nguồn lao động dồi dào, được đào tạo nghề theo yêu cầu của chủ đầu tư Giá nhân công rẻ.

Là trung t�m của thị trường tiêu thụ với số dân 16 triệu người. Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động.

� Làm việc theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, kể cả cấp giấy phép đầu tư và các loại giấy tờ khác có liên quan.

� Đã có 9 đơn vị đăng ký vào Khu công nghiệp này.

Khu công nghiệp Trần Quốc Toản

Tọa lạc tại phường 11, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Vị trí: nằm cạnh cảng Đồng Tháp, quốc lộ 30 và trên bờ sông Tiền. Đang được quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố

Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam Tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km 2 , được chia thành 11 đơn vị hành chính gồm 9 huyện, thị xã Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh. Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, Đồng Tháp có hai nhánh sông Cửu Long hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này bốn mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao thông thủy thông suốt Hai bến cảng Cao Lãnh và Sađéc nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia.

Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên. Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua địa bàn Quốc Lộ 30, Quốc

Lộ 80, Quốc Lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ nối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp

Dân số Đồng Tháp là 1.650.880 người (số liệu ước tính năm 2005) Trong đó người Kinh chiếm khoảng 99,3%, còn lại là người Hoa và người Khmer Hơn 20,4% dân số là tín đồ của các tôn giáo như Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa…. Đến cuối năm 2008, dân số Đồng Tháp khoảng 1.695.000 người, trong đó hơn 1,4 triệu người sống ở nông thôn Năm 2007, lực lượng lao động toàn tỉnh có hơn 10.000 người thì lao động khu vực nông thôn chiếm gần 750.000 người.

Bảng 1: DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO HUYỆN THỊ, THÀNH PHỐ

CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2007 ĐVT: Người Phân giới tính

Phân theo vùng Thành thị

Nông Các chỉ tiêu Tổng số thôn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007

Dân số của tỉnh Đồng Tháp năm 2007 có khoảng 1.667.804 người, chiếm khoảng 9,54% so với dân số ĐBSCL và khoảng 2,07% so với cả nước, là một trong những tỉnh có dân số khá đông của ĐBSCL, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân mỗi năm trên 50.000 người Khu vực thành thị 287.871 người (chiếm17,2%), nông thôn là 1.379.933 người (chiếm 82,8%), giới tính nam là 813.404(chiếm 48,7%), nữ là 850.340 (chiếm 51,3%).

Bảng 2: LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ

TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2007 ĐVT: Người Các chỉ tiêu

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2007

Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 1.069.000 người, lượng lao động đang tham gia làm việc trong ngành kinh tế năm 2007 khoảng 895.812 người, chiếm khoảng 79% lao động trong độ tuổi lao động Trong đó lao động nông, lâm nghiệp là 639.731 người, lao động thủy sản là 52.450, lao động công nghiệp là 56.332 người Mặc dù tỉnh có lực lượng lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn năng suất kém Tỷ lệ lao động có tay nghề so với lao động trong độ tuổi của tỉnh khoảng 3% (ĐBSCL khoảng 4%, cả nước 10%) Vì vậy vấn đề đặt ra là người lao động phải được đào tạo và đào tạo lại để thích nghi với cơ chế thị truờng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong xu thế hội nhập.

Tính đến thời điểm năm 2008, Đồng Tháp có 647 trường mầm non và phổ thông, 1 trường đại học (Đại học sư phạm Đồng Tháp), trường Cao đẳng cộng đồng, trường Cao đẳng Nghề, trường Trung cấp y tế Đồng Tháp.

Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh năm 2008 dưới mức 3%, tỷ lệ hộ nghèo là 7%.Công tác xây dựng gia đình, khóm ấp văn hóa được quan tâm Toàn Tỉnh có81,22% hộ gia đình, 90,65% khóm, ấp, 84,8% công sở đạt tiêu chuẩn văn hóa.

3.1.2.2 Điều kiện kinh tế a) Về tăng trưởng kinh tế của tỉnh

Bảng 3: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA TỈNH ĐỔNG THÁP

Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2006, 2007, 2008

HÌNH 1: BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH ĐỒNG THÁP

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

4.1.1 Các nguồn lực của quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có những nguồn lực cơ bản nhất để hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Theo lý thuyết kinh tế học vi mô có ba yếu tố sản xuất chủ yếu: vốn, lao động, kỹ thuật Ba yếu tố trên được xem là cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng.

4.1.1.1 Nguồn lực lao động a) Số lượng lao động

Bảng 7: SỐ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

Nhóm không ứng dụng Phụ trách Nhóm có ứng dụng KHKT

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Số lượng lao động phần nào thể hiện quy mô của doanh nghiệp Tuy nhiên, tùy từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thời gian thành lập, kế hoạch phát triển mà số lượng nhân viên của từng doanh nghiệp là khác nhau Với các ngành nghề kinh doanh khác nhau, cùng quy mô sản xuất sẽ yêu cầu số lượng lao động khác nhau do đặc trưng của ngành và một phần phụ thuộc vào cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Xét nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT:

Số liệu tổng kết được từ 16 doanh nghiệp trong mẫu điều tra tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy tổng lao động của 16 doanh nghiệp trên địa bàn là 957 lao động, trong đó số lao động phụ trách kỹ thuật là 166 lao động, chiếm 17,35%, còn lại

791 lao động phụ trách các bộ phận khác chiếm 82,65%.

Qua bảng trên cho thấy số lượng lao động phụ trách kỹ thuật trung bình ở một doanh nghiệp là 10,4 lao động, trong khi lao động phụ trách bộ phận khác là 49,4 lao động gấp gần 5 lần lao động phụ trách KHKT Tuy nhiên, do các doanh nghiệp được điều tra hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nên lực lượng nhân viên phụ trách công việc khác là khá lớn Với 17,35 % nhân viên phụ trách kỹ thuật đã phản ánh đươc rằng hiện các doanh nghiệp trong tỉnh cũng quan tâm khá nhiều cho lĩnh vực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong Nhóm có áp dụng KHKT thì số lượng nhân viên phụ trách bộ phận KHKT của các doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp được điều tra phổ biến nhất là 7 nhân viên, nhiều nhất là 23 nhân viên và ít nhất là 3 nhân viên Đối với nhân viên phụ trách công việc khác thì số lượng tối đa là 130 nhân viên, tối thiểu là 3 nhân viên.

Xét nhóm doanh nghiệp không ứng dụng KHKT:

Số liệu tổng kết được từ 14 doanh nghiệp trong mẫu điều tra tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy tổng lao động của 14 doanh nghiệp trên địa bàn là 151 lao động, trong đó toàn bộ lao động phụ trách các bộ phận khác chiếm 100%, không có nhân lao động được phân công chuyên về kỹ thuật Trung bình lao động phụ trách bộ phận khác là 11,34 lao động thấp hơn nhiều so với 49,4 lao động của nhóm có ứng dụng KHKT Điều này được giải thích do ngành kinh doanh của nhóm doanh nghiệp này chủ yếu là dịch vụ mua bán, như đại lý phân phối sản phẩm (không sản xuất) nên lượng nhân viên của doanh nghiệp thấp hơn nhiều. Đa số các doanh nghiệp trong nhóm này cho rằng lý do mà doanh nghiệp không ứng dụng KHKT là do đặc thù ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi phải có, cụ thể các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là phân phối điện thoại di động, xe mô tô, mua bán vật liệu xây dựng…… b) Trình độ của lao động oThống kê trình độ lao động của nhân viên phụ trách kỹ thuật

Bảng 8 : TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN

Nhóm có ứng dụng KHKT Trình độ học vấn n

Trên đại học Đại học

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Với nhóm các doanh nghiệp có ứng dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh thì cơ cấu lao động phụ trách bộ phận KHKT được phân theo trình độ học vấn như sau: Trong tổng số 166 lao động có 1 lao động trên đại học, chiếm 0,60%; có

32 lao động, chiếm 19,28% đạt trình độ đại học; có 41 lao động, chiếm 24,7 % trình độ trung cấp, 4 lao động chiếm 2,41 % trình độ phổ thông, nhiều nhất là trình độ cao đẳng chiếm 53,01%, tương đương 88 lao động.

Nếu tính trung bình, mỗi doanh nghiệp có 0,06 lao động trên đại học, 2 lao động đạt trình độ đại học, 5,5 lao động cao đẳng, 2,56 lao động trung cấp và 0,25 lao động phổ thông Như vậy, trình độ lao động phụ trách kỹ thuật trong các doanh nghiệp có ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất kinh doanh vẫn rất hạn chế Đây cũng là khó khăn chung đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta cũng như những doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp. o Thống kê trình độ lao động của nhân viên phụ trách công việc khác Bảng 9: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG PHỤ TRÁCH CÔNG VIỆC KHÁC

Nhóm có ứng dụng Nhóm không ứng dụng Trình độ học vấn KHKT KHKT n % n

Trên đại học Đại học

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009 Để thấy được chất lượng lao động phụ trách công việc không liên quan đến KHKT của các doanh nghiệp ta phân lao động theo 5 nhóm từ trình độ trên đại học, trình độ đại học, trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và nhóm cuối cùng là trình độ phổ thông và sơ cấp Nhóm lao động phụ trách công việc khác hiển nhiên là chiếm phần đông trong tổng số lao động của các doanh nghiệp Bên cạnh khâu kỹ thuật sản xuất doanh nghiệp cần thêm nhiều bộ phận bổ trợ khác như: quản lý, bán hàng, marketing,….

Xét trình độ lao động của nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT

Trong 16 doanh nghiệp có ứng dụng KHKT được chọn để phân tích cho thấy trình độ lao động được phân công phụ trách các công việc không liên quan đến kỹ thuật chưa cao Với tổng số 791 lao động đảm nhận công việc khác chỉ có 0,13% (1 lao động) có trình độ trên đại học Trình độ đại học chỉ có 77 lao động (9,13%) Về trình độ cao đẳng chiếm 13,15%, trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất 38,94% Nhóm lao động có trình độ phổ thông và sơ cấp cũng đông, chiếm 38,05%.

Xét trình độ lao động của nhóm doanh nghiệp không ứng dụng KHKT

Cũng khá giống với nhón doanh nghiệp có ứng dụng KHKT, trình độ lao động của doanh nghiệp không ứng dụng KHKT được phân công phụ trách các công việc không liên quan đến kỹ thuật vẫn chưa cao Với tổng số 151 lao động đảm nhận công việc khác chỉ có 0,66% (1 lao động) có trình độ trên đại học, tỷ lệ này cao hơn nhóm doanh nghiệp có ứng dụng KHKT Song trình độ đại học chỉ có 13 lao động (8,61%) Trình độ cao đẳng chiếm 17,22%, trình độ trung cấp chiếm 13,25% trong tổng số lao động Nhóm lao động có trình độ phổ thông và sơ cấp có tỷ trọng cao nhất, chiếm 60,26%.

Như vậy, có thể thấy rằng trình độ của mặt bằng chung lao động trong tỉnh Đồng Tháp chỉ ở mức trung bình Nguyên nhân là do đặc tính ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là về mảng lương thực, thủy sản nên không cần lao động có trình độ cao, vì vậy các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực.

So sánh trình độ học vấn của nhân viên KHKT trong tổng nhân viên

Bảng 10: SO SÁNH TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT VÀ TỔNG THỂ LAO ĐỘNG CỦA DOANH

DN có ứng dụng Trình độ học vấn Phụ trách KHKT Tổng n % N %

Trên đại học 0,10 Đại học

Nguồn: Số liệu điều tra 3/2009

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung học Phổ thông

NV kỹ thuật Bộ phân khác

HÌNH 6: SO SÁNH TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA HAI NHÓM NV

Khả năng ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ lao động phụ trách KHKT của doanh nghiệp Theo bảng trên, trình độ nhân viên phụ trách kỹ thuật trong các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp đạt mức trung bình khá Trong 0,2% lao động đạt trình độ trên đại học có 0,1% là lao động phụ trách kỹ thuật Trong nhóm lao động trình độ đại học có 109 lao động (11,29%) thì có 32 lao động tương đương 3,34% phụ trách kỹ thuật Lao động kỹ thuật chủ yếu là trình độ cao đẳng, có 88 trong 192 lao động thuộc nhóm này Số lao động phụ trách kỹ thuật chiếm tỷ lệ giảm dần trong cùng nhóm trình độ khi trình độ giảm dần, ở trình độ trung học có

44 trong 349 lao động là nhân viên kỹ thuật, nhóm lao động phổ thông chỉ có 4 trong 305 lao động này phụ trách kỹ thuật Sở dĩ có lao động kỹ thuật ở trình độ phổ thông là do một số doanh nghiệp thành lập lâu năm, số lao động này đã đạt được trình độ tay nghề rất cao nhờ gắn bó nhiều năm với doanh nghiệp.

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ MỐI ĐE DỌA

TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bảng 34: THUẬN LỢI DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG KHKT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH

Nhóm có ƯD KHKT Yếu tố n

% Được hỗ trợ của chính phủ

Thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đơn giãn

Chi phí ứng dụng KHKT vừa phải

Năng lực vận hành và bảo trì công nghệ tốt

Trình độ nhân viên cao

9 5 5 2 Điều kiện cơ sở vật chất tốt

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Qua điều tra tại các doanh nghiệp cho thấy hiện tại doanh nghiệp thường gặp một số thuận lợi nhất định trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất,kinh doanh Cụ thể, có 33,33% doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của chính phủ trong công tác ứng dụng KHKT mới, 57,14% doanh nghiệp có điều kiện cơ sở vật chất tốt để áp dụng các KHCN vào sản xuất Hiện tại, thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã được đơn giản hóa so với trước kia, chính vì vậy có 42,86% doanh nghiệp cho rằng yếu tố này là một thuận lợi cho họ khi ứng dụng KHKT.Ngoài ra, 23,81% doanh nghiệp cho rằng chi phí ứng dụng KHKT là vừa phải và các doanh nghiệp hiện tại có năng lực vận hành và bảo trì công nghệ tốt Chỉ có

9,52% doanh nghiệp cho rằng trình độ nhân viên cao là thuận lợi cho doanh nghiệp, bởi vì nhìn chung trình độ nhân viên phụ trách KHKT trong các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế.

Bên cạnh, doanh nghiệp còn gặp phải những khó khăn bên trong được đề cập bảng sau:

Bảng 35: KHÓ KHĂN DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP KHI ỨNG

DỤNG KHKT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH

Nhóm có ƯD KHKT Yếu tố n

Năng lực nhân viên thấp 38,10

Chi phí ứng dụng KHKT cao

Khó tìm nguồn công nghệ thích hợp

Vận hành và bảo trì khó

11 11 9 Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất tốn kém

Chuyển giao sở hữu trí tuệ

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3/2009

Khó khăn lớn nhất được các doanh nghiệp đề cập là chi phí ứng dụng KHKT cao và khó tìm nguồn công nghệ thích hợp, đây là khó khăn được 52,38% doanh nghiệp trong tỉnh nhìn nhận Do trình độ lao động thấp, có 42,86% doanh nghiệp cho rằng khó khăn của họ là việc vận hàng và bảo trì nguồn công nghệ, 38,10% doanh nghiệp thấy khó khăn do năng lực nhân viên thấp Ngoài ra, có ,52% doanh nghiệp gặp khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất không thể đáp ứng

9 khi muốn ứng dụng KHKT và họ phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất Việc thông tin về công nghệ mới vẫn rất chậm và hạn chế là yếu tố mà 9,52% doanh nghiệp cho là khó khăn Hầu hết những khó khăn được đề cập đều có thể giảm thiểu và loại bỏ, nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ nguồn lực cũng như có mối quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của việc ứng dụng KHKT vào sản xuất Nếu loại bỏ được những khó khăn này, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn công nghệ và ứng dụng KHKT vào sản xuất hiệu quả hơn.

+ Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn và có chú trọng vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu và đã có nhiều doanh nghiệp thu được thành công đáng tự hào Những thương hiệu như Imexpharm, Sa Giang…đã chiếm được vị thế cao trên thị trường và vươn lên tầm những doanh nghiệp lớn Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới, đặc biệt là nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO).

+ Các doanh nghiệp thường không có hoạch định chiến lược kinh doanh dài dạn, một phần cũng do họ không có thời gian, thời gian của học chủ yếu được dành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày Phần khác, do họ cũng không quen với việc họach định chiến lược hoặc cũng không thấy tầm quan trọng của việc họach định chiến lược kinh doanh Do vậy, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập được một thời gian ngắn thì đã phải giải thể hoặc họat động thua lổ liên tiếp.

Năm 2009, Chính phủ tiếp tục mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội, song vẫn ưu tiên nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và đầu tư một số công trình kết cấu hạ tầng trọng yếu tạo sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá thuộc diện ưu tiên đầu tư của Chính phủ Đây sẽ là cơ hội để Tỉnh tận dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Quan hệ đối ngoại của nước ta ngày càng rộng mở, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao sẽ mở ra triển vọng cho nền kinh tế đất nước phát triển, tạo thêm nhiều cơ hội cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, công nghệ từ các quốc gia trên thế giới và phát huy mạnh mẽ tiềm lực các thành phần kinh tế trong nước. Đảng, Nhà nước đã và đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định tình hình chính trị - xã hội, quyết liệt cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chúng ta đã gia nhập vào ngôi nhà chung WTO được hơn 2 năm, phần nào cũng đã tạo được khá nhiều mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia trên thế giới Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nghiệp tỉnh Đồng Tháp vươn ra thị trường nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng như học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

Hiện tại, Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới, nơi mà các doanh nghiệp trong nước có thể nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh và cũng phải đối mặt với không ít mối đe dọa Các DN trong tỉnh Đồng Tháp cũng không ngoại lệ. Đe dọa dễ thấy nhất là thị trường tiêu thụ có nguy cơ sụt giảm Do quy mô sản xuất chỉ ở dạng vừa và nhỏ, vì vậy sản phẩm tạo ra chưa đa dạng cũng như chất lượng chưa ổn định, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Tỉnh hầu như chưa có lợi thế cạnh tranh lắm trên thương trường quốc tế. Đồng Tháp có thế mạnh về nông nghiệp, ngành công nghiệp của tỉnh cũng chủ yếu tập trung các ngành sử dụng nguồn đầu vào từ nông nghiệp Tuy nhiên,việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, việc khí hậu diễn biến thất thường cộng với thiên tai, dịch bệnh là mối đe dọa lớn cho nền nông nghiệp của tỉnh, dẫn đến nguy cơ nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp cũng có nguy cơ không ổn định.

Sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt khi các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại thị trường Việt Nam, cũng như việc hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Đây là nhân tố đe dọa lớn, có tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm, giành lấy thị phần trên thị trường Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng nhìn chung vẫn chưa đủ mạnh về mọi mặt để cạnh tranh tốt trong môi trường toàn cầu hóa này Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nổ lực nhiều trong hoạch định chiến lược, thay đổi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tăng cường hợp tác để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

5.2 GIẢI PHÁP ĐỂ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN

Doanh nghiệp cần trang bị tốt đội ngủ nhân viên phụ trách kỹ thuật Tổ chức tập huấn thường xuyên và tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích nhân viên nắm bắt, đi sâu nghiên cứu KHKT thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như cập nhật tiến bộ KHKT trên các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội. Doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng, mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất của máy móc thiết bị đang sử dụng, tìm ra ưu nhược điểm của các dây chuyền công nghệ, ứng dụng KHKT hiện tại, đề xuất các giải pháp cải tiến hoặc lập kế hoạch khấu hao sớm chi phí sử dụng để thay đổi nguồn công nghệ mới nếu không thể cải tiến được.

Nguồn vốn là yếu tố then chốt trong kinh doanh cũng như trong việc ứng dụng KHKT mới vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần chủ động lập nguồn kinh phí riêng cho việc ứng dụngKHKT, tranh thủ mọi hỗ trợ từ chính sách phát triển KHKT của địa phương và chính phủ Cụ thể doanh nghiệp cần nghiên cứu Luật khoa học công nghệ mới năm 2009 và luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 có hiệu lực ngày01/01/2009, các điều khoản khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến, đổi mới KHKT trong sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp sẽ được trích lập tối đa0% thu nhập trước thuế để đầu tư cho KHKT mới (Điều 17- Luật thuế Thu nhập1 doanh nghiệp 2008), doanh nghiệp thuộc khu công nghệ cao và thành lập từ dự án nghiên cứu ứng dụng KHCN mới được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong chín tháng tiếp theo (Điều 14- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008).

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo chương trình kích cầu sản xuất tiêu dùng của chính phủ để nâng cấp, cải tiến, tăng cường ứng dụng KHKT mới vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để đứng vững và phát triển tốt trong giai đoạn kinh tế sụt giảm, tạo nên phát triển nhanh chóng khi nền kinh tế trong nước và toàn cầu phục hồi

Huy động vốn thông qua việc thành lập, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo mô hình công ty cổ phần, vừa tạo vốn kinh doanh, vừa tạo điều kiện cải tiến quản lý doanh nghiệp Năm 2001, Đồng Tháp đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hoạt động chưa hiệu quả lắm.

5.2.3 Về thị trường và việc xúc tiến thương mại

Ngày đăng: 27/07/2023, 10:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1: DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO HUYỆN THỊ, THÀNH PHỐ CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2007 - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
ng 1: DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO HUYỆN THỊ, THÀNH PHỐ CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2007 (Trang 26)
Bảng 2: LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2007 - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 2 LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2007 (Trang 27)
Bảng 3: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA TỈNH ĐỔNG THÁP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 3 TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA TỈNH ĐỔNG THÁP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 28)
HÌNH 2: CƠ CẤU TỶ TRỌNG NGÀNH CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
HÌNH 2 CƠ CẤU TỶ TRỌNG NGÀNH CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 (Trang 29)
HÌNH  3: TỶ  TRỌNG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ  TRONG NĂM 2007 - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
3 TỶ TRỌNG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NĂM 2007 (Trang 34)
HÌNH 4: TỶ LỆ PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ THEO CƠ CẤU NGÀNH NĂM  2005-  2007 - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
HÌNH 4 TỶ LỆ PHÁT TRIỂN SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ THEO CƠ CẤU NGÀNH NĂM 2005- 2007 (Trang 35)
Bảng 12: NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHKT Nhóm có ƯD  KHKT Nguồn vốn - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 12 NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO KHKT Nhóm có ƯD KHKT Nguồn vốn (Trang 48)
Bảng 13: THÂM NIÊN CỦA LAO ĐỘNG Lao động phụ trách công - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 13 THÂM NIÊN CỦA LAO ĐỘNG Lao động phụ trách công (Trang 49)
HÌNH 8: CƠ CẤU DOANH  NGHIỆP THEO THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
HÌNH 8 CƠ CẤU DOANH NGHIỆP THEO THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG (Trang 51)
Bảng 14: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 14 THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 51)
Bảng 16: QUAN ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KHKT - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 16 QUAN ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KHKT (Trang 53)
Bảng 17: YẾU TỐ KHIẾN DOANH NGHIỆP KHể TIẾP CẬN KHKT Nhóm có Nhóm không - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 17 YẾU TỐ KHIẾN DOANH NGHIỆP KHể TIẾP CẬN KHKT Nhóm có Nhóm không (Trang 55)
Hình 9: YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN KHKT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Hình 9 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN KHKT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 56)
HÌNH 10: ĐỊNH HƯỚNG QUY MÔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
HÌNH 10 ĐỊNH HƯỚNG QUY MÔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 57)
Bảng 19: MA TRẬN TƯƠNG QUAN - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 19 MA TRẬN TƯƠNG QUAN (Trang 59)
Bảng 20: CƠ SỞ XÁC ĐỊNH SỐ NHÂN TỐ - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 20 CƠ SỞ XÁC ĐỊNH SỐ NHÂN TỐ (Trang 60)
Bảng 21: MA TRẬN NHÂN TỐ SAU KHI XOAY - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 21 MA TRẬN NHÂN TỐ SAU KHI XOAY (Trang 61)
Bảng 22 :MA TRẬN HỆ SỐ NHÂN TỐ Nhân tố - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 22 MA TRẬN HỆ SỐ NHÂN TỐ Nhân tố (Trang 62)
Bảng 23: THỜI ĐIỂM DOANH NGHIỆP QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 23 THỜI ĐIỂM DOANH NGHIỆP QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT (Trang 64)
Bảng 25: NGUỒN GIỚI THIỆU ĐỂ DN MUA CÔNG NGHỆ MỚI Nhóm có Nhóm không ƯD KHKT - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 25 NGUỒN GIỚI THIỆU ĐỂ DN MUA CÔNG NGHỆ MỚI Nhóm có Nhóm không ƯD KHKT (Trang 67)
Bảng 26: LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 26 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 68)
Bảng 27: KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 27 KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 69)
Bảng 29: THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG THÁP - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 29 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỒNG THÁP (Trang 72)
Bảng 30: HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA DN Nhóm có Nhóm không - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 30 HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA DN Nhóm có Nhóm không (Trang 73)
HÌNH 12: BÌNH QUÂN CHI PHÍ , DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA HAI NHểM DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINNH DOANH - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
HÌNH 12 BÌNH QUÂN CHI PHÍ , DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA HAI NHểM DOANH NGHIỆP THEO NGÀNH KINNH DOANH (Trang 76)
Bảng 32: SO SÁNH QUAN ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KHKT Nhóm DN Nhóm DN - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 32 SO SÁNH QUAN ĐIỂM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KHKT Nhóm DN Nhóm DN (Trang 80)
Bảng 33: SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH HAI NHểM DOANH NGHIỆP THEO QUY MÔ - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 33 SO SÁNH KẾT QUẢ KINH DOANH HAI NHểM DOANH NGHIỆP THEO QUY MÔ (Trang 82)
HÌNH 13 : BÌNH QUÂN CHI PHÍ SẢN XUẤT, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA HAI NHểM DOANH NGHIỆP - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
HÌNH 13 BÌNH QUÂN CHI PHÍ SẢN XUẤT, DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA HAI NHểM DOANH NGHIỆP (Trang 83)
Bảng 34: THUẬN LỢI DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG KHKT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 34 THUẬN LỢI DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG KHKT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 85)
Bảng 35: KHể KHĂN DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG KHKT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH - Danh gia hieu qua ung dung tien bo khoa hoc ky thuat vao san xuat kinh doanh cua cac doanh nghiep vua va nho   tinh dong thap
Bảng 35 KHể KHĂN DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG KHKT VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w