1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp ứng dụng các sản phẩm số để nâng cao hiệu quả dạy học thực hành môn GDQP-AN tại trường THPT Đô Lương 3

61 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Ứng Dụng Các Sản Phẩm Số Để Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Học Thực Hành Môn GDQP-AN Tại Trường THPT Đô Lương 3
Tác giả Hoàng Văn Tình, Nguyễn Thị Phương, Trần Văn Thắng
Trường học Trường THPT Đô Lương 3
Chuyên ngành GDQP - AN
Thể loại sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022 – 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 20,56 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ (4)
    • 1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (5)
    • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (5)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (6)
    • 6. Tính mới của đề tài (6)
    • 7. Giả thuyết khoa học (7)
  • PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (8)
    • 1. Cơ sở lý luận (8)
    • 2. Cơ sở thực tiễn (10)
    • 3. Giải pháp thực hiện (16)
    • 4. Tính khoa học, tính thực tiễn (30)
    • 5. Kết quả thực nghiệm đề tài (31)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN (39)
    • 1. Quá trình nghiên cứu (39)
    • 2. Ý nghĩa của đề tài (40)
    • 3. Kiến nghị, đề xuất (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)

Nội dung

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

1.1 Các khái niệm cơ bản

* Chuyển đổi số là gì :

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào mục đích đào tạo và giảng dạy của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục.

* Sản phẩm số là gì :

Sản phẩm số (digital product) hay còn gọi là sản phẩm thông tin được hiểu là những sản phẩm vô hình, không cầm nắm được Có thể hiểu đơn giản là các tài liệu thông tin có chứa nội dung hữu ích cho người sử dụng

* Sản phẩm số trong giáo dục là gì : Sản phẩm số là sản phẩm được số hóa để sử dụng hoàn toàn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ cho công tác dạy và học (Đối với sản phẩm cụ thể mà đề tài đề cập đến là video, hình ảnh được số hóa).

1.2 Các công văn chỉ đạo

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030”.

Kế hoạch số 457/KH-BGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022

Có thể thấy rằng, bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT luôn quan tâm tới quá trình chuyển đổi số và có những văn bản hướng dẫn kịp thời, tổ chức các cuộc thi về chuyển đổi số Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên có cơ sở, căn cứ thực hiện, thi đua chuyển đổi số, ứng dụng các sản phẩm số để nâng cao chất lượng dạy học.

1.3 Vai trò của các sản phẩm số đối với quá trình dạy học

Sản phẩm số có vai trò rất quan trọng trong quá trình khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục, có tác động đến các quá trình sau:

- Tác động đến mục tiêu dạy học: Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở ViệtNam hiện nay là phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh được quy định trong chương trình GDPT 2018 Việc sử dụng sảm phẩm số để triển khai hoạt động học không những giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù của môn học mà còn giúp học sinh có điều kiện chủ động tiếp xúc với những nguồn dữ liệu đồ sộ, đa chiều trong nguồn học liệu số Bên cạnh đó, khi giáo viên kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà có ứng dụng thiết bị công nghệ và ứng dụng sản phẩm số để học sinh có thêm cơ hội chủ động phát triển được nhiều thành phần/thành tố của mỗi năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình tự học đó.

- Tác động đến nội dung dạy học: Theo chương trình GDPT 2018, nội dung trong sách giáo khoa chỉ đóng vai trò tham khảo, giáo viên có thể chủ động xây dựng nội dung dạy học phù hợp từ nhiều nguồn học liệu khác nhau: học liệu truyền thống trên trong sách giáo khoa, hay học liệu số được chia sẻ trên Internet hoặc từ đồng nghiệp nhất là các kho học liệu số hữu dụng, các học liệu số được kiểm duyệt và khuyến khích dùng chung Từ các nguồn học liệu đó, giáo viên sẽ chủ động thiết kế, biên tập thành các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn, phù hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá được xác lập. Đối với hoạt động học của học sinh, ứng dụng các sản phẩm số có thể đến từ nguồn giáo viên cung cấp, từ nguồn khai thác trong kho học liệu số để tham khảo phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu, khám phá và vận dụng Giúp người học có thể chủ động tiếp cận không giới hạn nguồn tài nguyên ở lĩnh vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó khai thác và thúc đẩy việc phát triển năng lực ở các lĩnh vực người học quan tâm, hứng thú cũng như có tiềm lực, tố chất Điều này sẽ giúp học sinh có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các nội dung có liên quan về tự đánh giá, tự nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của sản phẩm số Đây là cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính cách, nhu cầu, ước mơ… và định hướng kế hoạch phát triển chính mình

- Tác động đến phương pháp và kĩ thuật dạy học: Trong dạy học phát triển năng lực, học sinh là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành năng lực Vì vậy, ứng dụng sản phẩm số tạo thêm cơ hội cho giáo viên chủ động lựa chọn phương pháp dạy học, lựa chọn cách thức triển khai hoạt động học mà ở đó học sinh là chủ thể của hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng, không gò bó trong khuôn mẫu nhất định Học sinh có thể quan sát trực quan, tự rút ra các yếu tố tích cực, điểm mạnh, phát hiện điểm yếu, hạn chế để kịp thời chỉnh sửa, thay đổi theo yêu cầu của chuỗi hoạt động học được đặt ra.

- Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá: Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá trong dạy học đòi hỏi đa dạng về hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá, trong đó ứng dụng sản phẩm số giúp cải thiện quá trình, cách thức, chất lượng các bài kiểm tra, đánh giá được chính xác hơn, phản ánh đúng năng lực của học sinh.

Cơ sở thực tiễn

2.1 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyển đổi số tại trường THPT Đô Lương 3

Trong nhiều năm trở lại đây, trường THPT Đô Lương 3 với sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cùng các nguồn lực của xã hội đã có những đầu tư tích cực để đáp ứng quá trình chuyển đổi số trong dạy học Nhiều lớp học đã lắp tivi, bảng trượt, nhà trường có hệ thống mạng Wifi mạnh, nhiều lớp mua hẳn sim mạng tốc độ cao để chủ động phát, kết nối Wifi đáp ứng cho việc dạy học ứng dụng công nghệ số. Nhà trường tạo ra đủ phòng học trên hệ thống LMS đảm bảo cho quá trình dạy học diễn ra xuyên suốt dưới bất cứ tác động nào bên ngoài.

Với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao Cùng với đó là sự phát triển của các sản phẩm công nghệ cao ngày càng hiện đại (điện thoại, máy tính,….), nhân dân có điều kiện mua sắm, sở hữu và trang bị phương tiện học tập một cách tốt nhất cho con em mình Trường THPT Đô Lương 3 mặc dù được xem là trường làng bởi điều kiện kinh tế xã hội chưa được tốt như một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi thì 100% học sinh nhà trường đều được phụ huynh trang bị điện thoại thông minh để hỗ trợ học tập (Trong đó có 23% học sinh được phụ huynh trang bị máy tính xách tay, máy tính để bàn) Minh chứng rõ rệt nhất cho điều này là trong quá trình nghỉ dịch covid 19, phải chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến Thế nhưng, 100% học sinh nhà trường đều có phương tiện học tập và học trực tuyến một cách hiệu quả (Một số học sinh thiếu phương tiện học tập đã được nhà trường, các mạnh thường quân tài trợ) Nhà trường có tổng cộng 90 giáo viên thì 100% đều có đủ điện thoại thông minh, máy tính, có thể chủ động sử dụng thiết bị để phát mạng Wifj để phục vụ dạy học và đáp ứng các yêu cầu về vật chất phục vụ công tác chuyển đổi số.

Cùng với sự đầy đủ về vật chất của nhà trường, của giáo viên và của học sinh. Nhà trường luôn động viên, khích lệ giáo viên, học sinh sử dụng điện thoại thông minh vào dạy học theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học Chính vì vậy, quá trình dạy học của nhà trường luôn có đủ cơ sở vật chất để phục vụ công tác chuyển đổi số Trong đó, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để áp dụng các sản phẩm số vào dạy học thực hành môn GDQP-AN.

2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên và học sinh hiện nay

2.2.1 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên hiện nay.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, công nghệ số, các sản phẩm công nghệ thông minh thì giáo viên ngày càng phát triển về trình độ, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Dưới sự đôn đốc, kiểm tra giám sát của ban giám hiệu nhà trường về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giáo viên nhà trường đã tích cực, chủ động, biết cách xây dựng bài giảng điện tử, sử dụng hiệu quả kho bài giảng điện tử phục vụ giảng dạy Nhiều giáo viên biết cách làm chủ công nghệ, ứng dụng công nghệ để xây dựng, tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh Tất cả các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên nhà trường đều được đánh giá tốt về khả năng ứng dụng, làm chủ công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

Trong quá trình chống dịch covid 19, nhà trường nhiều lần chuyển nhanh trạng thái từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến, thậm chí có lúc dạy học tiết 1 trực tiếp nhưng tiết 2 lại chuyển thành dạy học trực tuyến do có giáo viên dương tính với covid 19, có lúc lại phải vừa dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến Tuy nhiên, với khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của mình, giáo viên nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không để quá trình dạy học bị gián đoạn Đó cũng là một minh chứng rõ nét cho khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trường THPT Đô Lương 3.

STT Rất tốt Tốt Khá Trung bình

Bảng khảo sát về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giáo viên tại trường THPT Đô Lương 3 năm học 2021-2022

2.2.1 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của học sinh hiện nay.

Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội là điều kiện, động lực thúc đẩy giúp cho học sinh ngày càng tiếp cận và trau dồi kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin Cùng với đó, học sinh được tiếp cận bộ môn Tin học một cách bài bản, có điều kiện thực hành ở phòng máy ở nhà trường và máy tính ở nhà, ở các quán internet Chính vì vậy, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các em ngày càng được nâng cao Qua quá trình dự giờ, thăm lớp ở những bộ môn khác, cũng như trong giảng dạy lý thuyết môn GDQP -

AN Chúng tôi nhận thấy rằng, đa số các em hoàn toàn có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin, đều có thể tự tạo ra những sản phẩm số chất lượng phục vụ cho quá trình học tập, số còn lại rất ít và được bạn bè hỗ trợ trong các tiết học Qua quá trình học trực tuyến do dịch bệnh, các em cũng đáp ứng được các yêu cầu mà giáo viên đề ra, vào học lớp trực tuyến đúng giờ, thao tác trả lời nhanh chóng, tương tác một cách thuận lợi khi giáo viên yêu cầu Điều đó chứng minh rằng, tất cả học sinh trường THPT Đô Lương 3 đều có đủ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập.

STT Rất tốt Tốt Khá Trung bình

Bảng khảo sát về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập qua 1000 học sinh tại trường THPT Đô Lương 3 năm học 2021-2022.

2.3 Thực trạng dạy học ứng dụng sản phẩm số của giáo viên và học sinh trường THPT trong dạy học thực hành môn GDQP-AN

Một thực trạng dễ dàng nhận thấy đối với nội dung dạy thực hành môn GDQP -

AN không chỉ ở trường THPT Đô Lương 3 mà còn ở nhiều trường THPT khác trên cả nước Nội dung dạy học thực hành vẫn đang diễn ra theo cách truyền thống lâu nay, thầy lên lớp giảng dạy, học sinh tiếp thu kiến thức rồi tổ chức luyện tập, tổ chức trò chơi, tổ chức hội thao mà chưa có trường nào tiến hành sử dụng các sản phấm số vào dạy học thực hành Nếu có thì cũng mới chỉ tiến hành cho học sinh xem video, hình ảnh qua Tivi, máy chiếu khi gặp thời tiết trời mưa hoặc quá nắng nóng, bất thường chứ chưa sử dụng các sản phẩm số ở ngoài thao trường, bãi tập.

Nhiều giáo viên đã biết cách quay lại hình ảnh, video của mình, số hóa chúng để làm tư liệu giúp học sinh nhìn lại, tự luyện tập ở nhà Tuy nhiên, qua tham khảo trên Youtube, mạng google… thì số lượng giáo viên thực hiện nội dung này cũng rất ít và chưa phổ biến, chưa có giáo viên nào nghiên cứu một cách cụ thể.

Nhiều giáo viên trong tình hình dịch bệnh covid 19 kéo dài đã biết cách sử dụng các video lấy từ nền tảng mạng xã hội youtube để trình chiếu, hướng dẫn cho học sinh tiếp thu kiến thức mới Thế nhưng, số lượng video hướng dẫn bài bản về các hoạt động học theo chương trình THPT lại rất ít, chủ yếu là nội dung hướng dẫn đến từ cán bộ, sĩ quan quân đội với kế hoạch bài giảng khác với cấp học THPT. Hơn nữa, các video ở trên mạng xã hội do nhiều đối tượng ở nhiều vùng miền thực hiện, giọng nói có phần khác với giọng nói ở địa phương mình, nên học sinh chưa thực sự hứng thú, chú ý tiếp thu đầy đủ nội dung

Do đặc thù của bộ môn GDQP-AN, không kiểm tra đánh giá chung, không thi tốt nghiệp, đại học nên nhiều học sinh cho rằng đây là môn phụ và không chú tâm vào học tập, không tự rèn luyện ở nhà Đối với quá trình dạy học ở ngoài bãi tập, giáo viên chỉ lên lớp mà chưa sử dụng sản phẩm số để định hướng, hướng dẫn quá trình luyện tập, chưa sử dụng sản phẩm số để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện nên hiệu quả dạy học chưa cao

Trong quá trình luyện tập ở các tiết học GDQP-AN, hầu hết đều tổ chức luyện tập theo cách truyền thống, chia khu vực luyện tập, giáo viên thấy bộ phận nào luyện tập động tác chưa đúng thì chỉ vào bộ phận đó để hướng dẫn lại hoặc học sinh quên nội dung giáo viên hướng dẫn thì hỏi lại giáo viên Điều này làm giảm đi sự chủ động tiếp thu kiến thức của các em so với việc ứng dụng sản phẩm số, nếu quên đi nội dung động tác các em có thể nhìn lại sản phẩm số là video, hình ảnh phân tích của giáo viên và tự luyện tập, giáo viên cũng có thể hạn chế việc chỉnh sửa động tác cho các em, giúp cho quá trình hình thành phẩm chất, năng lực của các em diễn ra chủ động hơn, tích cực hơn. Đối với việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở môn GDQP-AN lớp 10, phải có sự thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Nhiều giáo viên vẫn giữ nguyên ý tưởng là không thể thay thế việc phải trực tiếp hình thành kiến thức mới cho học sinh (Vì nếu như để học sinh tự nhìn vào sách giáo khoa và thực hiện thì không thể nào đạt hiệu quả) mà không nghĩ đến việc sử dụng sản phẩm số kết hợp với tư liệu ở sách giáo khoa để giúp học sinh hình thành kiến thức

Học sinh học thực hành GDQP-AN đa số đều lên lớp với việc chưa được định hướng một cách bài bản bằng sản phẩm số, bằng video, hình ảnh trực quan Bước vào tiết học nhưng chưa nắm chắc nội dung này học để làm gì, có tác dụng gì. Đa số học sinh luyện tập động tác ở nhà chỉ dựa trên những kiến thức ở lớp học được hoặc thông qua các sản phẩm số có nguồn gốc ở mạng xã hội chứ không có sản phẩm từ chính giáo viên của mình hướng dẫn.

Trong quá trình dạy học, giáo viên đa số thường tổ chức trò chơi trực tiếp chứ chưa ứng dụng sản phẩm số để tổ chức trò chơi, chưa tạo ra sản phẩm để học sinh có thể tự đánh giá, nhận xét nội dung mà mình vừa thực hiện.

Do sản phẩm số là sản phẩm được tiếp cận nhanh, có thể được chia sẻ rộng rãi, nhiều người xem và bình luận Chính vì vậy, nhiều giáo viên còn thiếu tự tin về trình độ của mình, sợ hình ảnh của mình chưa được chuẩn, sợ quá trình phân tích động tác sai sót, sợ động tác mẫu chưa chuẩn nên không mạnh dạn đem các sản phẩm số của mình vào dạy học.

Giải pháp thực hiện

Dựa trên nguồn cơ sở vật chất đáp ứng cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dựa trên cơ sở lý luận, thực trạng của công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong dạy học thực hành GDQP-AN Nhóm tác giả xin đưa ra một số giải pháp ứng dụng sản phẩm số nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học thực hành GDQP-AN như sau.

3.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các sản phẩm số

Giúp giáo viên và học sinh có một cái nhìn đầy đủ hơn về tầm quan trọng của các sản phẩm số đối với quá trình học thực hành môn GDQP-AN và quá trình đổi mới giáo dục, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội Qua đó, thúc đẩy giáo viên và học sinh tích cực tìm hiểu, xây dựng và ứng dụng các sản phẩm số vào quá trình dạy học thực hành GDQP-AN

Nội dung và tổ chức thực hiện:

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của các sản phẩm số đối với quá trình dạy học nói chung, dạy học thực hành GDQP-AN nói riêng, nhóm GDQP-AN phối hợp cùng ban chuyên môn nhà trường để tiến hành nâng cao nhận thức cho giáo viên GDQP-AN và học sinh nhằm giúp giáo viên, học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của các sản phẩm số bằng các biện pháp sau.

Tổ chức họp nhóm, tìm hiểu, trao đổi, thảo luận về các lợi ích của sản phẩm số mang lại đối với quá trình dạy học thực hành GDQP-AN.

Xây dựng sản phẩm số và cắt cử giáo viên thực hiện tiết dạy thao giảng thực hành, có sử dụng sản phẩm số để giáo viên và học sinh nhận thức rõ được những ưu điểm của sản phẩm số cũng như một số cách dễ dàng tạo ra sản phẩm số ngay trong quá trình dạy học để phục vụ cho quá trình dạy học thực hành môn GDQP- AN

Thông qua các nhóm chat của lớp, facebook đoàn trường để gửi sản phẩm số là video, hình ảnh giới thiệu về ưu điểm của sản phẩm số tới toàn thể học sinh nhà trường để học sinh nhận thức rõ lợi ích của sản phẩm số và tích cực hơn trong việc tạo ra, ứng dụng sản phẩm số phục vụ học tập thực hành môn GDQP-AN.

H ình ảnh giáo viên nâng cao nhận thức về sản phẩm số cho học sinh

Trong mỗi giờ dạy lý thuyết, giáo viên sử dụng bài giảng điện tử, các tài liệu giảng dạy, đó cũng chính là những sản phẩm số và là nhu cầu, yêu cầu cho nền giáo dục 4.0 Giáo viên lồng ghép, nâng cao nhận thức rằng không chỉ lý thuyết mà sản phẩm số cũng là một sản phẩm rất nhiều lợi ích cho các nội dung học tập thực hành.

Sau mỗi bước thực hiện nâng cao nhận thức về sản phẩm số, giáo viên tự đánh giá nhau qua mỗi tiết dạy, đánh giá học sinh qua những tiết học xem mức nhận thức đã đạt yêu cầu hay chưa để có biện pháp giúp đỡ họ tiến bộ hơn.

3.2 Nâng cao kĩ năng tạo và ứng dụng sản phẩm số vào dạy học

Trang bị cho giáo viên và học sinh các kĩ năng để tạo ra và ứng dụng các sản phẩm số trong quá trình học tập.

Kích thích sự tìm tòi, chia sẻ lẫn nhau giữa giáo viên và giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh và học sinh trong việc tạo ra và ứng dụng các sản phẩm số.

Nội dung và tổ chức thực hiện: Để nâng cao kĩ năng tạo và ứng dụng sản phẩm số vào dạy học, chúng tôi thực hiện một số nội dung sau.

Tổ chức họp nhóm, phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong việc hướng dẫn, tập huấn kĩ năng tạo và ứng dụng sản phẩm số vào dạy học thực hành GDQP-

Phối hợp với ban chuyên môn, nhóm bộ môn tin học để nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và các cách tạo ra được sản phẩm số trong dạy học cho giáo viên nhóm bộ môn GDQP-AN. Đầu năm học, nhóm bộ môn GDQP-AN phối hợp cùng đoàn trường để lồng ghép nội dung ứng dụng sản phẩm số vào dạy học thực hành môn GDQP-AN trong các buổi sinh hoạt bí thư 40 chi đoàn Hướng dẫn cho bí thư các chi đoàn về cách tạo và ứng dụng sản phẩm số vào dạy học, sau đó bí thư chi đoàn hướng dẫn lại cho đoàn viên thanh niên chi đoàn, lớp của mình Tổ chức kiểm tra đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ tạo, ứng dụng sản phẩm số ở các tiết học của các lớp ngay trong tuần học sau khi kết thúc việc quán triệt. Đối với các lớp chưa thực hiện tốt, chưa thực sự có kĩ năng, kiến thức về cách tạo và ứng dụng sản phẩm số vào học tập Giáo viên cần hướng dẫn lại ngay các kĩ năng cần thiết cho học sinh.

Hình ảnh phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm GDQP-AN

3.3 Sử dụng sản phẩm số trong công tác định hướng nội dung cho học sinh Mục tiêu:

Giúp cho học sinh tìm hiểu được tiết học tiếp theo, nhiệm vụ học tập tiếp theo có ý nghĩa gì, học để làm gì, nội dung đó quan trọng như thế nào, vận dụng như thế nào, phải đạt kết quả ra sao.

Quá trình dạy học có được sự phối hợp tốt hơn giữa giáo viên và học sinh, giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian lên lớp, có thêm thời gian để thực hiện các hoạt động bổ trợ cho bài học.

Nội dung và tổ chức thực hiện.

Phương pháp định hướng được đa số giáo viên thực hiện nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ và tìm hiểu trước nội dung bài học để bước vào học tập với một tâm thế tốt hơn, đạt kết quả học tập hiệu quả hơn Tuy nhiên, việc định hướng cho học sinh bằng việc sử dụng sản phẩm số, hướng dẫn một cách chi tiết, trực quan thì lại rất ít giáo viên thực hiện Nhận thức rõ tầm qua trọng của sản phẩm số đối với công tác định hướng nội dung bài học, chúng tôi đã tạo ra nhiều sản phẩm số để định hướng các nội dung bài học trước khi bước vào nội dung học tập, cũng như các nhiệm vụ cụ thể giáo viên giao Điều này giúp cho học sinh hiểu được nội dung đó có ý nghĩa gì đối với mình, có kiến thức và tự luyện tập một số nội dung ở nhà, tích cực học tập, rèn luyện, thực hành để thành thạo nội dung học tập, quá trình dạy học tích cực hơn do có sự phối hợp tích cực giữa giáo viên và học sinh. Đối với năm đầu tiên thực hiện các biện pháp của đề tài, trước mỗi bài học, trước khi giao nhiệm vụ cho học sinh Chúng tôi đều quay lại video thực hiện động tác qua 3 bước (làm nhanh sát thực tế chiến đấu, làm chậm phân tích, làm tổng hợp), hướng dẫn luyện tập, làm mẫu về nhiệm vụ mà mình giao cho học sinh sau đó chỉnh sửa, cắt ghép video và tạo thành một sản phẩm số chất lượng và gửi cho học sinh nghiên cứu trước nội dung

Tính khoa học, tính thực tiễn

4.1 Tính khoa học. Đề tài đưa ra được những tính mới của đề tài, các giải pháp được sắp xếp một cách hợp lý, các số liệu thống kê, minh chứng rõ ràng, khoa học, dễ nhận định, dễ hiểu.

4.2 Tính thực tiễn. Đề tài được nghiên cứu và thực nghiệm ở tất các lớp tại trường THPT Đô Lương 3 và một số lớp ở các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An một cách bài bản, được đánh giá hiệu quả cao.

4.3 Tính khả thi. Đề tài được giáo viên và học sinh ở các lớp thực nghiệm đánh giá là khả thi.Đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số trong dạy học thực hành GDQP-AN, các giải pháp của đề tài đều giúp cho giáo viên và học sinh rút ngắn quá trình nhưng lại đạt kết quả cao trong học tập.

Kết quả thực nghiệm đề tài

5.1 Về công tác chuyển đổi số trong dạy học thực hành GDQP-AN. Đề tài làm nổi bật được tầm quan trọng của sản phẩm số, của công tác chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và GDQP-AN nói riêng Qua việc ứng dụng sản phẩm số vào dạy học thực hành GDQP-AN, học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số Đề tài khẳng định rằng, chuyển đổi số không chỉ diễn ra ở các nội dung lý thuyết, có đầy đủ tivi, máy chiếu, máy tính, nguồn điện… ở trong lớp học mà còn có thể diễn ra ở thao trường, bãi tập trong quá trình học thực hành.

Các giải pháp của đề tài đều đưa sản phẩm số vào tất cả các nội dung, các bước lên lớp như công tác định hướng, hình thành kiến thức mới, luyện tập, hội thao, củng cố kiến thức làm cho vai trò của sản phẩm số ngày càng quan trọng trong dạy học thực hành GDQP-AN.

5.2 Về kết quả thực hiện các giải pháp.

* Về giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các sản phẩm số

100% giáo viên và học sinh trường THPT Đô Lương 3 đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của sản phẩm số đối với quá trình dạy học GDQP-AN Rất nhiều sản phẩm số chất lượng được giáo viên và học sinh tạo ra, ứng dụng trong dạy học thực hành môn GDQP-AN.

* Về giải pháp nâng cao kĩ năng tạo và ứng dụng sản phẩm số vào dạy học 100% học sinh ở các lớp thực nghiệm đều có kĩ năng tốt về tạo và ứng dụng các sản phẩm số vào dạy học thực hành GDQP-AN Đến tháng 12 năm 2022, sau khi đã thực nghiệm và khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của việc ứng dụng sản phẩm số vào dạy học thực hành GDQP-AN Nhóm bộ môn GDQP – AN đã bổ trợ kiến thức và nâng cao kĩ năng ứng dụng sản phẩm số cho các lớp còn lại, giúp cho 100% học sinh nhà trường đều có đủ kĩ năng tạo, ứng dụng sản phẩm số vào nhiệm vụ học tập GDQP-AN

* Về giải pháp Sử dụng sản phẩm số trong công tác định hướng nội dung cho học sinh

Các tiết học GDQP-AN tại trường THPT Đô Lương 3 diễn ra sôi nổi, hiệu quả. Nhiều em học sinh thông hiểu, thực hành được động tác ngay sau khi được giáo viên hướng dẫn Nhiều em ngay sau khi nhận được sản phẩm định hướng đã thực hiện được động tác và gửi lại cho giáo viên xem Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho việc nghiêm túc học tập, luyện tập các nội dung thực hành môn GDQP-

Do được định hướng và có một số kĩ năng về thực hiện động tác vì đã tìm hiểu trước khi bước vào tiết học nên giáo viên thực hiện tiết dạy mà ít khi phải sửa sai.

Quá trình luyện tập động tác của học sinh đạt kết quả cao với thời gian rút ngắn so với việc không định hướng bằng sản phẩm số như trước tạo điều kiện cho giáo viên có thể tổ chức hội thao giữa các tiểu đội một cách hiệu quả, không khí tiết học vui vẻ, học sinh phát huy được phẩm chất, năng lực của mình

Sản phẩm số định hướng có đủ các bước hình thành kiến thức mới cho học sinh, nên khi lên lớp giáo viên có thể dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh để học sinh phát huy hết phẩm chất, năng lực của mình.

* Về giải pháp kiểm tra đánh giá bằng sản phẩm số

Quá trình kiểm tra, đánh giá diễn ra một cách nghiêm túc, sôi nổi, hứng thú với sự đánh giá khách quan của tập thể học sinh

Kết hợp với nhận xét của giáo viên và nhìn lại những gì mà mình đã thực hiện để sửa sai, nhiều em ngay sau khi được đánh giá, nhận xét đã kịp thời sửa sai và hoàn thiện kĩ thuật động tác của mình.

Ngoài sự đánh giá của giáo viên, 100% học sinh đều được tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá Chính vì vậy, các tiết học diễn ra sôi nổi, tích cực, đạt kết quả cao bởi học sinh đều muốn nắm rõ nội dung động tác, nội dung kiểm tra đánh giá để tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá một cách tốt nhất.

* Về giải pháp ứng dụng sản phẩm số để tổ chức hội thao QP-AN

Quá trình hội thao diễn ra một cách nghiêm túc, hiệu quả, sôi nổi Các đội chơi đều chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung thực hiện của đội mình

100% học sinh tham gia đều rất tích cực trong việc đánh giá, tự đánh giá kết quả hội thao Một số em phát hiện ra những thiếu sót của đội bạn và xin phép bổ sung vào nhận xét, đánh giá của giáo viên.

Phụ huynh học sinh đánh giá cao việc ứng dụng sản phẩm số vào hội thao GDQP-AN vì họ có thể nhìn thấy kết quả của con em mình thông qua các sản phẩm số mà họ được xem, thấy được sự nghiêm túc của những công dân sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hình thức hội thao online với sản phẩm số được nhiều đối tượng xem và đánh giá cũng là động lực để học sinh tích cực thi đua học tập với một không khí sôi nổi, hiệu quả và hoàn thành tốt nội dung học tập của mình.

* Về giải pháp ứng dụng sản phẩm số vào luyện tập

Thông qua việc ứng dụng sản phẩm số vào luyện tập, học sinh tự giác, tích cực luyện tập nội dung động tác và thực hiện được động tác sớm hơn thời gian dự kiến. Điều này giúp cho giáo viên có nhiều thời gian để củng cố lại và tổ chức hội thao giữa các tổ, nhóm với hiệu quả cao.

Ngày đăng: 27/07/2023, 06:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w