BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNGBÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ SINH VIÊN Tên đề tài: Thực trạng stress của học sinh trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan tại
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
- -
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
THỰC TRẠNG STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHAN ĐÌNH PHÙNG, HÀ NỘI NĂM 2014
Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Hồng Vân
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
Mã số đề tài: YTCC_CS12
Hà Nội, 2014
HUPH
Trang 2BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ SINH VIÊN
Tên đề tài: Thực trạng stress của học sinh trung học phổ thông và
một số yếu tố liên quan tại trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Hà Nội năm 2014
Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Hồng Vân Nhóm nghiên cứu : Lê Dạ Thương
Nguyễn Thành Trung Nguyễn Thị Thảo Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thái Quỳnh Chi Cấp quản lý: Trường Đại học Y tế công cộng
Mã số đề tài : YTCC_CS12 Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2014 Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 5.290.000 đồng
Trong đó: kinh phí SNKH: 5.000.000 đồng Nguồn khác (nếu có): 290.000 đồng
Năm 2014
HUPH
Trang 3BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
1 Tên đề tài: Thực trạng stress của học sinh trung học phổ thông và một số yếu tố liên quan tại trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Hà Nội năm 2014
2 Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Hồng Vân
3 Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
4 Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Y tế Công cộng
5 Danh sách những người thực hiện chính:
Trang 4Lời cảm ơn
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ, động viên,
hỗ trợ và hướng dẫn nhóm chúng tôi trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu
Trước hết chúng tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Y tế công cộng
đã tạo cơ hội và tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ths Nguyễn Thái Quỳnh Chi trường Đại học Y tế công cộng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong quá trình nhóm sinh viên thực hiện và hoàn thành đề tài
Chúng tôi cũng xin cảm ơn những người bạn đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhóm trong hoạt động điều tra, cũng như cùng chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và nghị lực
Chúng tôi xin cảm ơn BGH trường THPT Phan Đình Phùng, các thầy cô giáo, các bạn học sinh đã tham gia nhiệt tình, cung cấp thông tin, số liệu cho nghiên cứu này
Cho phép chúng tôi thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, luôn khuyến khích, động viên chúng tôi để trong suốt quá trình thực hiện đến hoàn thành tốt
đề tài nghiên cứu
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2014
HUPH
Trang 5MỤC LỤC
A BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 2
B TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI 4
I Một số kết quả nổi bật của đề tài 4
II Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội 5
III Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt 5
IV Các ý kiến đề xuất 5
C NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ 6
I Đặt vấn đề 6
Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài 6
Mục tiêu nghiên cứu 7
II Tổng quan đề tài 7
Một số khái niệm chính 7
Thực trạng stress 8
Các yếu tố liên quan 11
2.2 Khung lý thuyết nghiên cứu 14
III Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16
3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 16
3.2 Thiết kế nghiên cứu 16
3.3 Phương pháp chọn mẫu 16
3.4 Phương pháp thu thập số liệu 17
3.5 Biến số nghiên cứu 18
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 25
3.7 Kiểm soát sai số 27
IV Kết qủa nghiên cứu 27
4.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu 27
4.2 Thực trạng stress 29
4.3 Các yếu tố liên quan 30
4.4 Mô hình hồi quy đa biến Logistic 36
V Bàn luận 38
VI Kết luận và kiến nghị 41
6.1 Kết luận 41
6.2 Khuyến nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 45
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi tự điền 45
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu học sinh 55
D GiẢI TRÌNH CHỈNH SỬA 58
HUPH
Trang 6PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1: Điểm được tính bằng cách tính tổng điểm 8
Bảng 2: Tỷ lệ chẩn đoán các vấn đề SKTT ở thời điểm nghiên cứu cắt ngang ở một số nước khác nhau[4] 9
Bảng 3: Tỷ lệ giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu 27
Bảng 4: Tỷ lệ học sinh có học thêm 27
Bảng 5: Tỷ lệ thứ bậc con trong gia đình 28
Bảng 6: Tỷ lệ cảm nhận về lượng kiến thức tại trường của học sinh 28
Bảng 7: Tỷ lệ học sinh có tham gia các hoạt động thể dục 28
Bảng 8: Điểm được tính bằng cách tính tổng điểm các tiểu mục đánh giá mức độ stress 29
Bảng 9: Tỷ lệ stress ở học sinh THPT trường Phan Đình Phùng năm 2014 30
Bảng 10: Tỷ lệ stress phân bố theo giới và khối học 30
Bảng 11: Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân và stress 30
Bảng 12: Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình và stress 32
Bảng 13: Mối liên quan giữa các yếu tố nhà trường và stress 34
Bảng 14: Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội và stress 35
Bảng 15: Mối liên quan các yếu tố tới stress 36
HUPH
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DASS Depression, Anxiety, Stress Scale
Trang 8A BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tóm tắt tiếng Việt
THỰC TRẠNG STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG PHAN ĐÌNH PHÙNG, HÀ NỘI, NĂM 2014
Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Thảo,
Lê Dạ Thương, Nguyễn Thành Trung
Căng thẳng (stress) là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ em và vị thành niên (VTN) đang mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của vị thành niên, thanh niên nói chung và
học sinh trung học phổ thông (THPT) nói riêng Các nghiên cứu cho thấy một
xu hướng rõ ràng tỷ lệ vị thành niên, thanh niên Việt Nam gặp các vấn đề sức
khỏe tâm thần là đáng kể Vì tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu về tình trạng stress của học sinh THPT Nghiên cứu được tiến
hành trên 482 học sinh sinh trường THPT Phan Đình Phùng ở cả 3 khối lớp 10,
11, 12 với hai mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng stress ở học sinh THPT; 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress này
Một số kết quả nổi bật của nghiên cứu là: tỷ lệ học sinh mắc stress mức độ nhẹ là 18,9%, mức độ vừa 20,1%, mức độ nặng 5,2% và mức độ rất nặng là 2,5%; khẳng định một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng stress của học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, bao gồm 3 nhóm yếu tố: 1/ Các yếu tố gia đình như các học sinh trong gia đình có mâu thuẫn, cũng như có
số lượng thành viên trong gia đình nhiều dễ gặp phải tình trạng stress hơn; 2/
Các yếu tố nhà trường như Lượng kiến thức trên trường quá tải và không nhận được sự quan tâm của GVCN cũng gây nên vấn đề stress ở học sinh; 3/ Các yếu tố xã hội như học sinh có tham gia các hoạt động thể dục thể thao ít gặp
HUPH
Trang 9phải tình trạng stress hơn các học sinh không tham gia các hoạt động thể dục thể thao
Từ những phát hiện từ nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghi: Cần có các chương trình tăng sự giao tiếp hiệu quả giữa học sinh
và phụ huynh nhằm giảm mâu thuẫn trong gia đình; tạo một môi trường thân thiện: tin tưởng, lắng nghe và dễ dàng chia sẻ… cho học sinh, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động tập thể cho vị thành niên thanh niên tại trường hoặc tại khu dân cư vào các thời điểm hợp lý tránh tạo thêm tình trạng
quá tải cho các em học sinh vào mùa thi cử
Tóm tắt tiếng Anh
STRESS AND ASSOCIATIED FACTORS AMONG PHAN DINH PHUNG
HIGH SCHOOL STUDENTS IN HANOI, IN 2014 Tran Thi Hong Van, Nguyen Thi Thao,
Le Da Thuong, Nguyen Thanh Trung
Stress is one of mental health problems According to World Health Organization, approximately 10 – 20% of children and adolescents have mental health problems In Vietnam, there are many studies assessing the mental health of adolescents and young people, especially high school students Some studies show a significant rate of mental health problems in adolescents, and youth in Vietnam In 2014, we conducted a cross-sectional study named
“Stress and associted factors among Phan Dinh Phung high school students in Hanoi, in 2014” This study was conducted in 482 highschool students from grade 10 to grade 12 with 2 main objectives: 1) To describe the preavalence of stress among Phan Dinh Phung high school students; 2) Identify associated factors related to stress
Results showed that severe and extremely severe stress are 5.2% and 2.5%
of students, mild stress is 18.9% and 20.1% in moderate stress The study results also confirmed a number of factors directly affected the status of stress
HUPH
Trang 10among students of PhanDinh Phung high school There are three groups of factors: 1/ Family factors such as family conflict, students live in extended family are more prone to stress than students who don’t; 2/ School factors such
as the overload amount of knowledge and the shortage of teacher’s attention also cause stress in students; 3/ Social factors, students who play sport and participate in physical activity encountering less stress than students who do not
From the study’s findings, we made some recommendations: 1/ Increasing the efficiency of communication between students and parents is the best ways
to reduce conflict in the family; 2/ The school needs to create a friendly environment including trusting, listening and sharing among students; and 3/ Doing physical activities and social activities for young adolescents in schools
or in residential areas will help avoid creating stress for students in exam season
B TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
I Một số kết quả nổi bật của đề tài
Đề tài nghiên cứu về “Thực trạng stress của học sinh trung học phổ thông
và một số yếu tố liên quan tại trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng,
Hà Nội năm 2014.” đã đạt những kết quả sau đây:
Sau khi xây dựng khung lý thuyết, nghiên cứu đã thiết kế và đánh giá thực
trạng stress trên đối tượng nghiên cứu với cỡ mẫu 500 và các yếu tố tác động đến stress của học sinh bằng phân mềm SPSS 18
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ học sinh trường THPT Phan Đình Phùng
là 46,1% Trong nhóm có stress, nhóm có mức độ stress vừa chiếm tỷ lệ cao nhất (43,7%), nhóm có stress nhẹ chiếm 39,6%, stress nặng 11,2% và thấp nhất
là nhóm stress rất nặng (5,4%)
Một số yếu tố có tác động tích cực đến biến phụ thuộc là sự quan tâm từ gia đình, sự quan tâm từ giáo viên, việc tập thể dục thể thao
HUPH
Trang 11Một số yếu tố có tác động tiêu cực đến stress như mâu thuẫn trong gia đình, số người trong gia đình
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài có đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm tỷ lệ stress ở học sinh trung học phổ thông
II Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội
Nghiên cứu góp phần tạo số liệu nền cho vấn đề sức khỏe, để đưa ra các giải pháp can thiệp cho vấn đề, giảm tỷ lệ stress ở học sinh trung học phổ thông
III Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
So với đề cương đã được duyệt, đề tài hầu không có sự thay đổi về nội dung, mục tiêu nghiên cứu, khung lý thuyết đều được đảm bảo Sau quá trình thử nghiệm nhiều lần, biến số cùng bộ câu hỏi đã được thay đổi để thích hợp với thực tế, tuy nhiên không đáng kể
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do một số khó khăn về kinh nghiệm, thời gian nên nhóm không thực hiện được thảo luận nhóm ở giáo viên
IV Các ý kiến đề xuất
- Có các chương trình tăng sự giao tiếp hiệu quả giữa học sinh và phụ huynh Nhằm cung cấp kiến thức cho phụ huynh về một số vấn đề tâm thần ở
vị thành niên, thanh niên và các biện pháp phòng tránh Từ đó, tạo một môi trường thân thiện: tin tưởng, lắng nghe và dễ dàng chia sẻ… cho học sinh
- Tăng cường sự quan tâm của GVCN đối với học sinh trong nhà trường
- Tăng số lượng các tiết thực hành, thí nghiệm trong các môn như: Hóa học, Vật lý, Tin học… nhằm tạo hứng thú trong các môn học cho học sinh, giảm tải áp lực cho học sinh khi phải làm các bài tập tính toán quá nhiều và giúp học sinh nhớ, hiểu bài hơn
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động tập thể cho vị thành niên thanh niên tại trường hoặc tại khu dân cư
HUPH
Trang 12C NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI CẤP CƠ SỞ
I Đặt vấn đề
Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài
Căng thẳng (stress) là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ em và vị thành niên (VTN) đang mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần Tỷ lệ này khác biệt ở các quốc gia khác nhau, do những khác biệt về kinh tế, xã hội nhưng cũng một phần do sử dụng các công cụ đo đạc khác nhau và cách thức lấy mẫu khác
nhau Tình trạng stress ở VTN và thanh niên đã nhận được sự quan tâm nhất định từ cộng đồng vì tỷ lệ mắc đáng báo động Tuy nhiên, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này còn chưa nhất quán do mỗi quốc gia, mỗi địa phương có những đặc điểm môi trường, văn hóa, kinh tế, xã hội khác nhau
ràng tỷ lệ vị thành niên, thanh niên Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần
là đáng kể Những nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm chú ý của những nhà chuyên môn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em, tuy nhiên thường không có mẫu số đại diện khiến nó chưa trở thành những thông số tin cậy để xác định và xây dựng các chiến lược can thiệp và phòng ngừa Với thực trạng
tỷ lệ học sinh mắc stress hiện nay, đã có nhiều trường THPT có mô hình tham vấn tâm lý, nhưng mức độ tiếp cận với hoạt động này của học sinh còn khá
HUPH
Trang 13khiêm tốn Với các lý do trên, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện nghiên cứu này là phù hợp với tính cấp thiết của vấn đề
Mục tiêu nghiên cứu
1 Mô tả thực trạng stress ở học sinh tại trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội năm 2014
2 Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở học sinh tại trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội năm 2014
II Tổng quan đề tài
Một số khái niệm chính
Căng thằng tâm lý, stress: Thuật ngữ “căng thẳng tâm lý” hay còn gọi là
“stress” là một khái niệm bao hàm nhiều khía cạnh phức tạp liên quan đến những phản ứng, biểu hiện đáp ứng của cá nhân đối với những yếu tố tác nhân, tình huống khi con người đối mặt trong cuộc sống
Rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu được hiểu là lo âu quá mức hoặc dai dẳng
không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay
vô lý
Một số thang đo stress:
Thang đo tự đánh giá về stress của Cohen: Thang đo này gồm 10 câu, nhằm đo lường mức độ căng thẳng mà chủ thể nhận thấy cuộc sống của họ trong 1 tháng qua là không thể dự đoán trước, không kiểm soát được và quá tải, mỗi nhận định như vậy có 5 mức lựa chọn: không bao giờ, gần như không bao giờ, đôi lúc, thường xuyên, rất thường xuyên Các chỉ số định tính này được chuyển sang định lượng từ 0-4 cho các câu 1,2,3,6,9,10; riêng các câu 4,5,7,8 thì tính điểm ngược lại từ 4-0, nghĩa là 4 điểm = không bao giờ; 3 điểm = gần như không bao giờ … Điểm số được tính từ 0 đến 40, điểm càng cao cho thấy mức độ stress càng nặng Dưới 24 điểm: stress cấp tính, có thể kiểm soát được;
từ 24-30 điểm: bắt đầu quá tải vì stress, không đủ năng lực kiểm soát các trở
HUPH
Trang 14ngại gặp phải, cần được hỗ trợ để vượt qua; trên 30 điểm: bị stress nặng, cần được khám và điều trị [21] Tuy nhiên, hiện nay thang đo tự đánh giá về stress của Cohen chưa được chuẩn hóa và sử dụng nhiều tại Việt Nam
DASS-42: DASS 42 (Depression, Anxiety, Stress Scale 42) có tính phù hợp của các tiểu mục trong mỗi phần khá cao (Cronbach’s Alpha của DASS-Trầm cảm là 0,96-0,97; của DASS-Lo lắng là 0,84-0,92; của DASS-Căng thẳng là 0,90-0,95) [14] Ngoài ra DASS – 42 được dùng cho mọi đối tượng,
lứa tuổi, có các điểm cắt phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu Với các lý do
trên nhóm quyết định chọn bộ công cụ là DASS - 42 để đánh giá tình trạng
tự kỉ và các thiểu năng học tập cụ thể [4]
HUPH
Trang 15Bảng 2: Tỷ lệ chẩn đoán các vấn đề SKTT ở thời điểm nghiên cứu cắt ngang ở
một số nước khác nhau[4]
Nước Tác giả Tuổi Công cụ chẩn đoán Tỷ lệ (%)
Goa, Ấn Độ Pillai & cs,
do mỗi quốc gia, mỗi địa phương có những đặc điểm môi trường, văn hóa, kinh
tế, xã hội khác nhau
2.1.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề stress học đường đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hệ quả do stress gây ra đối với học sinh như bị trầm cảm,
có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự sát Một số nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trong các quận nội thành là 19,45% [2] Tuy nhiên một nghiên cứu (2007) trên hai tỉnh miền Trung lại cho kết quả
tỷ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 9% Nghiên cứu của Amstadter A.B và cộng sự tại Việt Nam (2011) cho kết quả 9,1% thanh thiếu niên được
HUPH
Trang 16cho là mắc phải các vấn đề về tâm thần [9] Một nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh miền Bắc trên trẻ VTN (2012) sử dụng thang đo Youth Self Report (YSR) cho kết quả đáng báo động khi so sánh kết quả nghiên cứu với các quốc gia khác, thấy rằng Việt Nam xếp cao nhất trong số các quốc gia được nghiên cứu, nghiên cứu kết luận được 18% trẻ trong nghiên cứu gặp ít nhất một trong tám triệu chứng về rối nhiễu tâm lý được đề cập trong thang đo YSR: Lo âu/trầm cảm, Thu mình/trầm cảm, Bệnh tâm thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề suy nghĩ, Vấn đề chú ý, Hành vi hung tính, Phá bỏ quy tắc [5]
Ngoài những nghiên cứu lớn, cũng có một số nghiên cứu quy mô nhỏ hơn
đã được tiến hành Nghiên cứu cắt ngang trên 150 học sinh THPT B Yên Mô – Ninh Bình (2007) của Phạm Thanh Bình sử dụng thang đo mức độ lo âu của Soly – Bensabel (60-90 điểm) cho kết quả số lượng học sinh trong mức điểm
từ 70-80 điểm chiếm số lượng nhiều nhất, tiếp đến số lượng học sinh ở mức 80-90 điểm, điều này có nghĩa có một số lượng lớn học sinh được điều tra đang
ở mức độ stress cao [1] Nghiên cứu của Hồ Hữu Tính và Nguyễn Doãn Thành (2009) ở THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận trên học sinh lớp 12 cho kết quả 38% học sinh có biểu hiện stress [8] Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh (2010) nghiên cứu trên học sinh ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) cho thấy các trường hợp mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% [3]
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của vị thành niên, thanh niên Việt Nam nói chung và học sinh THPT nói riêng Mặc dù kết quả không hoàn toàn nhất quán, nhưng các nghiên cứu cho thấy một xu hướng rõ ràng tỷ lệ vị thành niên, thanh niên Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần
là đáng kể Những nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm chú ý của những nhà chuyên môn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em, tuy nhiên thường không có mẫu số đại diện khiến nó chưa trở thành những thông số tin cậy để xác định và xây dựng các chiến lược can thiệp và phòng ngừa Với thực trạng
tỷ lệ học sinh mắc stress đáng báo động hiện nay, đã có nhiều trường THPT có
HUPH
Trang 17mô hình tham vấn tâm lý, nhưng mức độ tiếp cận với hoạt động này của học sinh còn khá khiêm tốn
Các yếu tố liên quan
2.1.3 Trên thế giới
Nghiên cứu tự đánh giá nguyên nhân stress ở cuối cấp 3 (2004) của Kouzma NM, Kennedy GA chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến stress bao gồm các kì kiểm tra, điểm số, lo lắng cho tương lai, lựa chọn nghề nghiệp, ôn thi, khối lượng kiến thức, kì vọng của gia đình và bản thân [13] Nghiên cứu của Shilpa Taragar về căng thẳng ở học sinh cấp 3 (2009) tại Ấn Độ cho rằng
không có mối liên quan giữa một số thông tin cá nhân của đối tượng (tuổi, số lượng anh chị em, kích cỡ gia đình, nghề nghiệp của cha, nghề nghiệp của mẹ Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa nơi sống và stress, những trẻ ở vùng ngoại thành có tỷ lệ stress ở mức thấp và vừa thấp hơn ở thành thị, tuy nhiên đối với mức độ stress nặng thì ở khu vực thành thị lại cao hơn nhiều so với nông thôn (22,4% so với 9,9%) Có mối liên quan giữa giới và stress, các học sinh nam có xu hướng cao hơn các học sinh nữ, tuy nhiên ở mức độ stress thấp và trung bình thì nữ có xu hướng cao hơn nam (71,7% và 21,9% so với 66% và 8,5%) [16]
Một tổng quan về nguyên nhân stress ở trưởng cấp 3 của tác giả Mrs Burke (2011) cho rằng học sinh có điểm học tập cao thường gặp stress nặng hơn những học sinh có điểm thấp hơn [12] Những học sinh có điểm trung bình cao thường gặp stress khi phải liên tục học tập để đạt được kì vọng cao của cha
mẹ, thầy cô Đôi khi những học sinh này tự đặt áp lực lên mình Học sinh có điểm trung bình thấp phải đối mặt với cảm giác thất vọng về bản thân và tự ti khi so sánh với những học sinh giỏi hơn Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến stress
ở học sinh cấp 3 là cuộc sống cá nhân của họ, đối với một số người thì đó là việc chia tay với bạn trai hay bạn gái, cãi nhau với cha mẹ, anh chị em, cha mẹ bất đồng, tình hình tài chính thay đổi, chấn thương bệnh tật của người trong gia đình, các vấn đề với bạn bè và gia đình Yếu tố thứ 2 là khối lượng công việc
HUPH
Trang 18mà học sinh phải làm 2/3 số học sinh nhận định rằng bài tập về nhà thường xuyên làm họ mất ngủ Trong cuộc thăm dò năm 2005 thực hiện bởi The Washington Post, Quỹ Kaiser Family và Đại học Harvard, khảo sát hơn một nửa số thanh thiếu niên khu vực Washington the District, trong đó 58% nói rằng trường học là nguyên nhân lớn nhất gây stress [12] Tuy nhiên một nghiên cứu trường hợp ở Bangkok, Thái Lan (2010) của M.Youjaiyen, W.Sirimai, S.Thongsai trên 300 học sinh trung học phổ thông lại cho kết quả các em học sinh có kết quả học tập thấp có căng thẳng cao hơn so với những em có thành tích học tập cao hơn [11]
Trong một nghiên cứu thực nghiệm về stress ở học sinh trung học phổ thông của Erika Genova tại một trường ở khu vực ngoại ô New York, Mỹ cho kết quả rằng học sinh có điểm trung bình cao thường có mức stress cao hơn những học sinh có điểm trung bình thấp hơn, những học sinh tham gia các lớp chuyên thường có mức độ stress cao hơn các lớp bình thường Những học sinh
nữ có mức độ stress trong học tập nhiều hơn nam: 67% học sinh nữ tham gia nghiên cứu bị stress nặng trong khi đó chỉ có 33% học sinh nam gặp vấn đề này [10]
Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến stress ở học sinh trung học phổ thông tham gia chương trình học dự bị đại học và học sinh bình thường của Suldo SM, Shaunessy E, Thalji A, và cộng sự (2009) tại Mỹ trên 319 học sinh cấp 3 (162 học sinh trong chương trình dự bị đại học và 157 học sinh bình thường) cho kết quả: Nguyên nhân chính dẫn đến stress của những học sinh tham gia chương trình dự bị đại học là yêu cầu học tập Trái lại, các học sinh bình thường thì có xu hướng bị stress bởi quan hệ bố mẹ con cái, khó khăn trong học tập, xung đột trong gia đình và quan hệ bạn bè cũng như quá trình chuyển đổi vai trò các xã hội So với học sinh bình thường, học sinh tham gia chương trình dự bị Đại học có nhiều biểu hiện tâm thần hơn, và giảm khả năng học tập khi họ đối diện với stress ở mức độ cao Cụ thể là stress liên quan đến yêu cầu học tập sự thay đổi vai trò và các vấn đề xã hội, khó khăn trong học tập
HUPH
Trang 19và các hoạt động ngoại khóa Ngoài ra, họ có xu hướng bị stress liên quan đến các yêu cầu học tập nhiều hơn là stress liên quan đến các mối quan tâm vị thành niên khác và biểu hiện tồi tệ hơn khi đối mặt với căng thẳng [15]
2.1.4 Tại Việt Nam
Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu, đưa được một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở vị thành niên, thanh niên nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng Một nghiên cứu về stress trong học tập của học sinh trung học phổ thông (2007) của tác giả Phạm Thanh Bình nhận định có 2 nhóm nguyên nhân chính; nguyên nhân khách quan như: phương pháp giảng dạy của giáo viên, sự quan tâm của giáo viên đối với một số học sinh khá hay kém trong lớp, mục đích của môn học đối với kỳ thi Đại học, Cao đẳng sắp tới,…; nguyên nhân chủ quan như: chưa biết phân bố hợp lý thời gian học tập và nghỉ ngơi, thời gian vui chơi giải trí ít… Nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng thường xuyên
và mạnh mẽ đến mức độ stress hơn so với nguyên nhân khách quan [1] Tác giả Lê Thị Thanh Thủy thực hiện một nghiên cứu định tính trên 65 học sinh có dấu hiệu stress có 89,2% học sinh cảm thấy căng thẳng vì thời gian dành cho việc học quá nhiều, trong đó mức độ rất căng thẳng chiếm 49,2% Các em học sinh lớp 12 cho rằng quỹ thời gian hạn hẹp với lịch học dày đặc được coi là điều lo lắng nhất, bên cạnh đó các em còn chịu áp lực vì khối lượng kiến thức phải tích lũy quá lớn Áp lực trong học tập của học sinh khối 12 lớn hơn khối
10 và 11 bởi 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi vào đại học [7]
Tác giả Phạm Tiến Sỹ trong một bài tổng quan có nhận định: trong điều kiện hiện tại, môi trường học đường còn chứa đựng nhiều nguy cơ trong thời gian gần đây, trên các website thường xuất hiện các clip đánh nhau, hành hạ, lột đồ, mại dâm, điều đó cũng dần len lỏi và ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên, tạo cảm giác mất an toàn, lo âu ở trẻ Áp lực học hành đến từ chương trình học,
sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái, tâm lý bằng cấp, không đánh giá đúng năng lực của bản thân con cái để có những đòi hỏi phù hợp,… cũng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên Số lượng học
HUPH
Trang 20sinh mắc chứng nhiễu tâm (lo âu, trầm cảm, hoảng loạn, hung tính, tự sát,…)
do học tập ngày càng lớn [6] Nghiên cứu của Hồ Hữu Tính và Nguyễn Doãn Thành (2009) tại trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận chỉ ra các mỗi liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress ở học sinh lớp 12 với giới tính, học lực; đứng ở góc độ gia đình như sức khỏe người thân, những áp lực học tập và thi cử; đứng ở góc độ bản thân học sinh là những cạnh tranh trong học tập, ngoại hình bản thân, những bệnh lý liên quan đến học tập và việc không tập thể dục thể thao đều đặn; ở góc độ xã hội như không có bạn bè thân
và những lo lắng về an ninh nơi ở [8]
2.2 Khung lý thuyết nghiên cứu
Qua tổng quan, nhóm xây dựng được khung lý thuyết cho nghiên cứu:
HUPH
Trang 21Sơ đồ 1: KHUNG LÝ THUYẾT
Yếu tố cá nhân
Tuổi, giới, khối học
Kỳ vọng vào bản thân: điểm số Thời gian học tại nhà
Học thêm: thời gian, hình thức
Dự định trong tương lai
Số lượng thành viên trong gia đình
Sự quan tâm của gia đình
Kỳ vọng của gia đình: về điểm số, tương lai
Mâu thuẫn gia đình
Phương pháp giảng dạy Chức vụ trên lớp
Lượng kiến thức trên lớp Lượng bài tập về nhà Nội quy nhà trường Thầy cô: Sự quan tâm, thái độ của thầy cô
Bạn bè: Các mối quan hệ bạn bè Tham gia hoạt động ngoại khóa
Mạng xã hội Hoạt động thể thao, câu lạc bộ Các môn năng khiếu
Sự an toàn về nơi ở
STRESS
Ở HỌC SINH THPT
HUPH
Trang 22III Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng đích: Học sinh trung học phổ thông khối 10, 11, 12
3.1.2 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 4/2014 đến tháng 10/2014
- Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Nội
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp định tính, tiến hành theo hai giai đoạn: phần định lượng được tiến hành trước và sau đó tiếp tục tiến hành phần định tính để tìm hiểu sâu hơn các nội dung liên quan Các thông tin định lượng nhằm đáp ứng cả 2 mục tiêu nghiên cứu Bên cạnh đó, kết quả định tính sẽ làm rõ các kết quả định lượng
3.3 Phương pháp chọn mẫu
- Định lượng:
3.3.1 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:
2
2 2 /
1 .( 1 )
d
p p
Trong đó:
- n: Số học sinh THPT được nghiên cứu
- p: 0,18 (Giả định p dựa theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh, 2012 [5])
- Z: ứng với độ tin cậy 95% thì z =1,96
- α: là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5%
- d: sai số cho phép là 0,05
HUPH
Trang 23Thay vào công thức ta tính được:
2 2
05 , 0
) 18 , 0 1 (
18 , 0 96 ,
- Định tính: Chọn 11 học sinh theo phương pháp đa dạng tối đa mẫu theo học lực và khối học Mỗi khối học chọn từ 3 đến 4 học sinh với các học lực giỏi, khá, trung bình
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
- Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi Tiến hành phát vấn ở đối tượng là học sinh với thời gian và địa điểm thuận lợi cho đối tượng nghiên cứu
Trang 24trong trường, sử dụng máy ghi âm với sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu để ghi lại toàn bộ quá trình thu thập thông tin
3.5 Biến số nghiên cứu
A Thông tin chung và các yếu tố cá nhân
Năm sinh Tính theo năm dương lịch Biến rời rạc Giới tính Giới tính: Nam hoặc nữ Biến nhị phân Khối học Khối lớp đối tượng đang theo học
Tổng thời
gian học
Thời gian đối tượng nghiên cứu dành cho việc học trong 1 ngày (bao gồm thời gian học ở trường, học thêm, tự học,…)
- Dưới 6 tiếng
Biến thứ bậc
HUPH
Trang 25Tên biến Định nghĩa Loại biến
- 6 – 10 tiếng
- 10 – 14 tiếng
- 14 – 18 tiếng
- Trên 18 tiếng Cảm nhận về
- Học thêm giáo viên trong trường
- Học thêm giáo viên ngoài trường
- Khác
Biến phân loại
HUPH
Trang 26Tên biến Định nghĩa Loại biến
- Ly dị, Ly hôn Sống cùng Hiên tại đối tượng sống cùng ai
- Sống cùng bố
- Sống cùng mẹ
- Sống cùng cả hai
Biến phân loại
HUPH
Trang 27Tên biến Định nghĩa Loại biến
Mức độ quan tâm của đối tượng với gia đình
- Không bao giờ
Trang 28Tên biến Định nghĩa Loại biến
với các thành
viên trong gia
đình
các thành viên khác trong gia đinh
- Không bao giờ
của gia đinh
Định hướng của gia đình đối với đối tượng sau tốt nghiệp cấp 3
Trang 29Tên biến Định nghĩa Loại biến
- Hợp lý
- Quá tải Lượng bài tập
của giáo viên
Cảm nhận của đối tượng về sự quan tâm cảu giáo viên chủ nhiệm chủ nhiệm dành cho bản thân
- Không quan tâm
Trang 30Tên biến Định nghĩa Loại biến
HUPH
Trang 31Tên biến Định nghĩa Loại biến
- Vui chơi
- Tình nguyện Môn năng
3.6.2 Phân tích số liệu
- Số liệu định lượng: Nhập liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.1, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 Các giá trị bị mất hoặc giá trị ngoài khoảng và lỗi do mã hóa đều được kiểm tra và phát hiện trong quá trình làm sạch số liệu Các thuật toán thống kê được áp dụng để tính tần suất, tỷ lệ giá trị trung bình để mô tả các yếu tố cá nhân, yếu tố môi trường và tình trạng stress Phân tích tương quan giữa một số yếu tố liên quan với stress, cũng như
HUPH
Trang 32so sánh tình trạng stress giữa các nhóm đặc điểm cá nhân khác nhau Sử dụng
mô hình hồi quy logistic để tìm hiểu mối liên quan và mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố tác nhân gây stress và tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu
- Số liệu định tính: Thông tin định tính sau khi được tổng hợp từ các tệp ghi âm được nhập vào máy tính và mã hóa theo các ý chính Phân tích từng phần và phiên giải, liên kết các kết quả định lượng và định tính để có thể hiểu
rõ hơn các yếu tố liên quan và sự ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng
- Trong phần này, NSV dự kiến sử dụng các thuật toán tính tần số, giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, phương sai và độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất/nhỏ nhất, khoảng… Các biến liên tục được kiểm tra phân bố chuẩn qua các kiểm định thống kê như K-S, đồ thị Histogram
Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan với nguy cơ mắc stress
- Sử dụng kiểm định khi bình phương (Kiểm định 2) để tiến hành phân tích mối quan hệ của từng yếu tố đơn biến về gia đình, nhà trường và xã hội
với nguy cơ mắc stress ở học sinh trường THPT Phan Đình Phùng
Phân tích đa biến các yếu tố liên quan với nguy cơ mắc stress
- Sử dụng kiểm định logistic nhằm phân tích mối quan hệ giữa các biến khối học, số người trong gia đình, mức độ quan tâm từ gia đình, cảm nhận về
HUPH