1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện sóc sơn

83 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, ThS Vũ Thị Hoài Thu
Trường học Học viện Môi trường và Tài nguyên
Chuyên ngành Quản lý môi trường
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 131,3 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHẬN THỨC VỀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI (5)
    • I. XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢ (5)
      • 1.1 Khái quát chung về rác thải (5)
        • 1.1.1 Khái niệm (5)
        • 1.1.2 Nguồn gốc phát sinh (5)
        • 1.1.3 Quản lý rác thải (6)
          • 1.1.3.1 Lưu giữ, thu gom rác (7)
          • 1.1.3.2 Vận chuyển rác (7)
          • 1.1.3.3 Xử lý rác thải (8)
      • 1.2 Xã hội hóa và lợi ích của xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (8)
        • 1.2.1 Khái niệm về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (8)
        • 1.2.2 Mục đích của xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (10)
          • 1.2.2.2 Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế (10)
          • 1.2.2.3 Từng bước giảm dần sự bao cấp của Nhà nước, tăng nguồn đóng góp của người dân, huy động các nguồn vốn hiện có trong dân (11)
          • 1.2.2.4 Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho một bộ phận dân cư địa phương (11)
          • 1.2.2.5 Tạo sức mạnh tổng hợp cho lĩnh vực quản lý rác thải (12)
        • 1.2.3 Lợi ích của xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (12)
          • 1.2.3.1 Lợi ích đối với cộng đồng (12)
          • 1.2.3.2 Lợi ích đối với quốc gia (13)
        • 1.2.4 Nội dung của xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (13)
          • 1.2.4.1 Tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường (13)
          • 1.2.4.2 Phát động phong trào thi đua trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (14)
          • 1.2.4.3 Xây dựng mô hình quản lý thích hợp (14)
          • 1.2.4.4 Xây dựng các cơ chế chính sách quản lý xã hội hóa công tác (14)
        • 1.2.5 Biện pháp thực hiện xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (15)
      • 1.3 Một số mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (16)
        • 1.3.1 Doanh nghiệp quốc doanh (16)
          • 1.3.1.1 Nhiệm vụ (16)
          • 1.3.1.2 Ưu điểm và hạn chế của mô hình (17)
          • 1.3.1.3 Một số doanh nghiệp quốc doanh tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (18)
        • 1.3.2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (19)
          • 1.3.2.1 Nhiệm vụ (19)
          • 1.3.2.2 Ưu điểm và hạn chế của mô hình (19)
          • 1.3.2.3 Một số mô hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (20)
        • 1.3.3 Cộng đồng tự quản trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (21)
          • 1.3.3.1 Nhiệm vụ (21)
          • 1.3.3.2 Ưu điểm và hạn chế của mô hình (22)
          • 1.3.3.3 Một số mô hình cộng đồng tự quản trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (22)
      • 1.4 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (25)
        • 1.4.1 Nhật Bản (25)
        • 1.4.2 Ở một số nước khu vực Đông Á (Đài Loan, Triều Tiên) (25)
        • 1.4.3 Inđônêxia (26)
        • 1.4.4 Trung Quốc (26)
    • II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI (27)
      • 2.1 Khái niệm hiệu quả (27)
        • 2.2.1 Hiệu quả kinh tế (28)
          • 2.1.1.1 Khâu thu gom (28)
          • 2.1.1.2 Khâu vận chuyển (28)
          • 2.1.1.3 Khâu xử lý (29)
        • 2.2.2 Hiệu quả xã hội (29)
        • 2.2.3 Hiệu quả môi trường (29)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở HUYỆN SÓC SƠN (30)
    • I. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘ (30)
      • 1.1 Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở nội thành (30)
      • 1.2 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn các huyện ngoại thành (31)
      • 1.3 Đánh giá chung (31)
    • II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở HUYỆN SÓC SƠN (31)
      • 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn (31)
        • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên (31)
          • 2.1.1.1 Vị trí địa lý (31)
          • 2.1.1.2 Địa hình (32)
          • 2.1.1.3 Khí hậu (33)
          • 2.1.1.4 Sông ngòi – thủy văn (33)
          • 2.1.1.5 Tài nguyên khoáng sản (34)
        • 2.1.2 Dân số và lao động (34)
          • 2.1.2.1 Dân số (34)
          • 2.1.2.2 Lao động (35)
        • 2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế (35)
          • 2.1.3.1 Ngành nông – lâm nghiệp (36)
          • 2.1.3.2 Ngành công nghiệp và xây dựng (36)
          • 3.1.3.3 Ngành dịch vụ (37)
      • 2.2 Thực trạng môi trường ở huyện Sóc Sơn (37)
        • 2.2.1 Hiện trạng môi trường nước (39)
          • 2.2.1.1 Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm (39)
          • 2.2.1.2 Các nguồn nước thải (39)
        • 2.2.2 Hiện trạng môi trường đất (40)
        • 2.2.3 Hiện trạng môi trường không khí (40)
      • 2.3 Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở huyện Sóc Sơn (42)
        • 2.3.1 Nguồn phát sinh (42)
          • 2.3.1.1 Chất thải sinh hoạt (42)
          • 2.3.1.2 Chất thải công nghiệp (43)
          • 2.3.1.3 Chất thải bệnh viện (45)
        • 2.3.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Sóc Sơn (45)
        • 2.3.3 Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Sóc Sơn (46)
          • 2.3.2.1 Thực trạng thu gom (46)
          • 2.3.2.2 Thực trạng vận chuyển (49)
          • 2.3.2.3 Thực trạng xử lý (50)
        • 2.3.4 Đánh giá kết quả của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Sóc Sơn (51)
          • 2.3.3.1 Kết quả đạt được (51)
          • 2.3.3.2 Những tồn tại (52)
  • CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN (54)
    • I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN (54)
      • 1.1 Cơ cấu tổ chức (54)
      • 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp (55)
      • 1.3 Đặc điểm hoạt động (56)
        • 1.3.1 Khu vực chuyên quản (56)
        • 1.3.2 Mảng dịch vụ (56)
        • 1.3.3 Mảng xã hội hóa (56)
        • 1.3.4 Công tác thực hiện các dự án (57)
    • II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC (57)
      • 2.1 Mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (57)
      • 2.2 Đánh giá hiệu quả của mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải (58)
        • 2.2.1.1 Khâu thu gom (58)
        • 2.2.1.2 Khâu vận chuyển (61)
        • 2.2.1.3 Khâu xử lý (64)
    • III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN (66)
      • 3.1 Kiến nghị (66)
      • 3.2 Giải pháp (67)
        • 3.2.1 Về cơ chế và chính sách (67)
          • 3.2.1.2 Cơ chế và chính sách trong quản lý chất thải rắn (67)
          • 3.2.1.2 Cơ chế tài chính (69)
        • 3.2.2 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến mọi người về nghĩa vụ và quyền lợi trong việc BVMT, giữ gìn VSMT (70)
        • 3.2.3 Phát huy vai trò của UBND huyện và các xã, các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức đoàn thể (71)
  • KẾT LUẬN (27)
  • PHỤ LỤC (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

NHẬN THỨC VỀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI

XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢ

1.1 Khái quát chung về rác thải

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải.Phân loại chất thải từ nguồn gốc tạo ra nó, đó là chất thải công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Chất thải từ quá trình sinh hoạt của con người gọi là rác thải, nhiều trường hợp chất thải dịch vụ cũng gọi là rác thải.

Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là những vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:

- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị.

- Thành phố có trách nhiệm thu dọn.

- Nguồn phát sinh từ hộ gia đình (rác thải): Đây là nguồn phát sinh thường xuyên và lớn nhất, ít có biến động lớn về khối lượng phát sinh Nguồn này được thu thường xuyên hàng ngày với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ.

- Nguồn phát sinh từ các nơi sinh hoạt công cộng: chợ, cửa hàng, nhà hàng,khách sạn…

- Rác từ các cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp…

- Rác đường phố: Do các hoạt động của con người tạo ra như đi lại, chuyên chở, xây dựng… Nguồn này cũng tương đối ổn định và cũng được thu thường xuyên bởi các xí nghiệp môi trường Thành phần rác thải của nguồn này phụ thuộc vào từng loại đô thị và ý thức người dân

Trong hoạt động phát triển sản xuất, hoạt động sinh hoạt và các hoạt động tự nhiên khác trong cuộc sống của con người đều tạo ra rác thải, nó là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng, tác hại tới nền kinh tế.

Do vậy, cần phải quản lý, kiểm soát được lượng rác thải, từ đó có biện pháp phù hợp đối với từng điều kiện cụ thể ở từng địa điểm, thời điểm thích hợp Quản lý rác thải nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của rác thải, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của rác thải bằng những chi phí thích hợp, tạo điều kiện vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sức khoẻ cộng đồng, tạo đà đưa đất nước phát triển hướng theo sự phát triển bền vững. Để thực hiện tốt quản lý chất thải cần phân ra các công đoạn, hiểu được đặc trưng, đặc tính từng công đoạn chính trong quá trình quản lý rác thải Từ đó quản lý tốt từng công đoạn này kết hợp việc hoàn thành tốt toàn bộ hệ thống đó nhằm tạo ra những kết quả tốt nhất Việc quản lý cần tiến hành theo các công đoạn sau: chôn lấp thiêu đốt thu hồi tài nguyên

Thu gom rác vận chuyển rác xử lý rác

1.1.3.1 Lưu giữ, thu gom rác

- Việc quản lý rác thải bắt đầu từ việc lưu giữ tại nguồn: Yếu tố chủ yếu trong việc phân loại các thiết bị lưu giữ là tính tương hợp của các thiết bị với nguồn phát sinh, tính nguy hại tối thiểu đối với sức khoẻ, tính hiệu quả đối với thu gom Khối lượng lưu giữ chất thải dựa vào dung lượng và tần suất thu gom rác Ở các nước đang phát triển thường tận dụng các dụng cụ chứa rác phù hợp như: túi nilon, bao nhựa, thùng nhựa, thùng sắt…kích cỡ và đặc điểm từng dụng cụ phụ thuộc vào từng mức độ phát sinh và tần suất thu gom.

- Quá trình thu gom rác chủ yếu bao gồm việc vận chuyển rác thải từ chỗ lưu giữ tới chỗ chôn lấp Việc thu gom rác được tiến hành bằng thủ công hay cơ giới tuỳ thuộc vào đặc điểm địa lý, tự nhiên, kinh tế,kỹ thuật…của từng vùng, từng nước Ở các nước đang phát triển công việc thu gom rác thải được tiến hành theo kiểu thủ công, bằng các xe xúc vật kéo và xe có động cơ.

Sau khi rác được thu gom lưu giữ, công việc tiếp theo là thực hiện công đoạn vận chuyển Nếu khoảng cách từ nơi chứa rác tạm thời gần thì sẽ được chuyển trực tiếp vào bãi xử lý rác Ngoài ra, nếu khoảng cách này xa thì thành lập các trạm trung chuyển Sự chuyên chở gồm 2 công đoạn chính là đưa từ thiết bị sức chứa nhỏ vào các thiết bị sức chứa lớn hơn Trong quá trình thu gom có thể sử dụng các tram vận chuyển Một trạm vận chuyển không chỉ là nơi chuyên chở chất thải từ hình thức vận tải này sang hình thức khác có năng suất tối ưu của thiết bị và của nhóm thu gom mà còn là nơi xử lý nén chặt, phân loại và tái sinh chất thải Khối lượng chất thải cần chôn lấp có thể giảm bằng cách cho phép tư nhân hoạt động thu gom tại trạm vận chuyển.

Tuỳ vào từng đối tượng, thành phần rác ở từng quốc gia, từng khu vực, từng vùng cụ thê mà có cách tiếp cận xử lý rác thải khác nhau Hiện nay có khá nhiều phương pháp xử lý và phổ biến là các phương pháp: Chôn lấp (bao gồm chôn lấp hợp vệ sinh, ủ thành phân hữu cơ, ủ tạo khí ga), thiêu đốt, thu hồi tài nguyên Tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc tính của rác thải mà có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp xử lý phù hợp nhất.

1.2 Xã hội hóa và lợi ích của xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

1.2.1 Khái niệm về xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã quy định rất cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức đối với công tác bảo vệ môi trường. Điều này được Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh trong nhiều văn bản khác. Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị họp tháng 11 năm 2004 cũng đã nêu rõ: “BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi cá nhân và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên của cha ông ta” Nói cách khác, BVMT không chỉ là nhiệm vụ của một nhà nước cụ thể nào mà cần phải huy động được sự tham gia của mọi người trong xã hội Đó chính là xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường Mặc dù trên thực tế nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng và triển khai thu nhiều hiệu quả thiết thực, được đánh giá là những mô hình điển hình cho công tác XHH BVMT nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất về “xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường” Một số cá nhân và tổ chức đã đưa ra các khái niệm về XHH BVMT như sau:

- Theo Sở Giao thông công chính Thành phố Hà Nội (Đề án thí điểm công tác thu gom và một phần vận chuyển rác thải sinh hoạt thành phố Hà Nội năm 2000): Xã hội hóa công tác BVMT là việc vận động và tổ chức toàn xã hội và nhân dân tham gia một cách rộng rãi vào công tác BVMT nhằm cải thiện môi trường và từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân.

- Theo Tiến sĩ Trần Thanh Lâm (Tạp chí Bảo vệ môi trường số 9/2003 – Học viện Hành chính quốc gia): Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là quá trình chuyển hóa tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên cơ sở đồng trách nhiệm, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường để đạt được mục tiêu phát triền bền vững.

- Theo giáo sư Nguyễn Viết Phổ: Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước Hay nói cách khác, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là phải biến chủ trương bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý tới mọi người dân trong xã hội.

Các khái niệm trên tuy được phát biểu khác nhau nhưng đều có một điểm chung, đó là: việc huy động sự tham gia của cộng đồng, của toàn xã hội cho công tác bảo vệ môi trường đồng thời biến công tác bảo vệ môi trường trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người XHH BVMT là sự kết hợp hài hòa giữa vai trò của nhân dân và sự đầu tư quản lý của Nhà nước, kết hợp lợi ích của cộng đồng và các thành phần kinh tế cùng tham gia nhằm chia sẻ bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và địa phương Khi lực lượng cộng đồng tham gia vào công tác BVMT, Nhà nước sẽ có thêm nguồn lực để giải quyết các vấn đề cần ưu tiên khác Ở các đô thị nơi mà lượng rác ngày càng gia tăng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường thì XHH BVMT được xem xét chủ yếu trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải Có nghĩa là Nhà nước sẽ khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia vào khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải một cách tích cực nhằm nâng cao chất lượng của công tác VSMT đồng thời giảm sự bao cấp của Nhà nước.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI

XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI

- Theo ThS.Vũ Cương (Kinh tế và Tài chính công, NXB Thống kê, năm2002): Hiệu quả kinh tế theo cách nghĩa thông thường là đưa ra hiệu quả mong muốn với chi phí và nỗ lực tối thiểu Nói cách khác, không có nỗ lực hay chi phí nào bỏ ra một cách lãng phí, không mang lại kết quả hữu ích gì.

- Trong từ điển thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001:

Mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hay theo chi phí gọi là hiệu quả kinh tế.

2 Đánh giá hiệu quả của mô hình

Trong chuyên đề này, hiệu quả kinh tế được hiểu và tính toán dưới góc độ hiệu quả chi phí.

CTG: Chi phí thu gom

NC : Chi phí nhân công trực tiếp

P : Chi phí công cụ, dụng cụ

B : Chi phí bảo hộ lao động

CS : Chi phí sửa chữa công cụ, dụng cụ

Trong đó: W lương cơ bản của công nhân trong lĩnh vực thu gom

BHXH mức bảo hiểm xã hội công nhân được hưởng

T phụ cấp các loại mà công nhân được hưởng

CVC: Chi phí vận chuyển

FC : Chi phí khấu hao cơ bản

VC : Chi phí biến đổi

VC = VC1 + VC2 + VC3 + VC4 + VC5 + VC6 + VC7

Trong đó: VC1 chi phí lương và bảo hiểm xã hội

VC2 chi phí về các loại phụ cấp

VC3 chi phí về bảo hộ lao động

VC4 chi phí nhiên liệu vận chuyển

VC6 chi phí thay thế săm lốp

VC7 chi phí sửa chữa xe chuyên dùng

CXL = M x K M: Khối lượng rác cần xử lý

K: Chi phí trung bình cho xử lý 1 tấn rác

- Nâng cao ý thức tự giác của cộng đồng trong các vấn đề liên quan đến môi trường.

- Giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.

- Tạo ra lợi ích cho các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia vào mô hình XHH này.

- Góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

- Mở rộng các khu vực được cung cấp dịch vụ VSMT.

- Đem lại mỹ quan cho đường phố.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở HUYỆN SÓC SƠN

KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘ

1.1 Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở nội thành

Công ty môi trường đô thị Hà Nội trực thuộc Sở Giao thông công chính

Hà Nội có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn 7 quận nội thành.

Hàng ngày công ty môi trường đô thị Hà Nội thu gom được khoảng 1000 tấn rác thải, đạt 80% tổng lượng rác phát sinh trong ngày Phần còn lại được thu gom bởi những người đồng nát nhằm tái chế và một phần do dân tự đổ xuống sông, mương, ao, hồ, vườn hoặc được Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội thu gom qua các đợt tổng vệ sinh.

Toàn bộ khối lượng rác thu gom hàng ngày được Công ty tổ chức vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Sóc Sơn để tiến hành chôn lấp hợp vệ sinh.

Khoảng 4% lượng rác thải phát sinh hàng ngày (chủ yếu là rác chợ) được chế biến thành phân hữu cơ tại nhà máy Chế biến rác phát sinh trong ngày.

Rác thải bệnh viện được thu gom riêng và xử lý tại Xí nghiệp đốt rác bệnh viện, lò đốt có công suất 3,2 tấn/ngày, đảm bảo đốt hết lượng rác phát sinh trong ngày.

Phần lớn chất thải công nghiệp của Hà Nội do chính các nhà máy thu gom, xử lý và vận chuyển đi chôn lấp tại bãi rác của thành phố Một phần chất thải công nghiệp độc hại được các nhà máy hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Hà Nội để thu gom, vận chuyển và xử lý theo phương pháp xử lý trung gian lưu giữ.

Hàng ngày rác thải xây dựng được thu gom khoảng 200-250 tấn và vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải xây dựng tại Lâm Du.

1.2 Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn các huyện ngoại thành Ở các huyện ngoại thành có 5 Xí nghiệp MTĐT trực thuộc UBND của

5 huyện ngoại thành Hàng ngày, các Xí nghiệp MTĐT huyện tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý khoảng 250 tấn rác thải phát sinh trên địa bàn huyện.

Khối lượng rác thu gom, vận chuyển và xử lý của các Xí nghiệp MTĐT như sau: Gia Lâm 65 tấn/ngày; Thanh Trì 45 tấn/ngày; Từ Liêm 50 tấn/ngày; Đông Anh và Sóc Sơn 90 tấn/ngày.

Các quận nội thành tỷ lệ thu gom đạt 80%, ở các huyện ngoại thành đạt42%.Phương pháp xử lý rác chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh Hệ thống thiết bị thu gom và vận chuyển vừa thiếu về số lượng, vừa yêu về chất lượng.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI Ở HUYỆN SÓC SƠN

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn

Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía bắc Thủ đô Hà Nội, nằm trong phạm vi tọa độ 21 0 15’30” – 21 0 19’30” vĩ độ Bắc và 105 0 48’00” –

105 0 50’30” kinh độ Đông Thị trấn huyện lỵ Sóc Sơn cách trung tâm Hà Nội

35 km theo quốc lộ 3A Hà Nội – Thái Nguyên Sóc Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 30.651,24 ha Điểm cao nhất là đỉnh Hàm Lợn ở xã Minh Trí cao 465m so với mực nước biển.

Phía Nam giáp huyện Đông Anh – Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Cà

Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, ranh giới tự nhiên là sông Công.

Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, ranh giới tự nhiên là sông Cầu và sông Cà Lồ.

Phía Tây giáp huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc.

Là cửa ngõ của Thủ đô đi Tây Bắc – Việt Bắc, huyện Sóc Sơn có nhiều đường là đầu mối giao thông huyết mạch và thuận tiện nối liền Thủ đô

Hà Nội với nhiều vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế phía bắc, các tỉnh phía bắc và đi đông bắc nước ta như: đường quốc lộ số 2 từ Phủ Lỗ đi Phúc Yên lên Tây Bắc; đường quốc lộ số 3 từ đầu phía bắc cầu Đuống qua đến Sóc Sơn đi lên Việt Bắc; đường số 16 từ Phủ Lỗ đến Đò Lo sang Hà Bắc; đường số 35 chạy từ Nỷ qua dốc Dây Diều gặp đường số 2 tại địa phận xã Thanh Xuân; đường quốc lộ 18; các tuyến đường sắt.

Hơn nữa, Sóc Sơn có cụm cảng sân bay quốc tế Nội Bài là sân bay lớn và hiện đại của miền Bắc đồng thời là trung tâm giao lưu quốc tế của Thủ đô, trung tâm dịch vụ lớn có khả năng thu hút lao động và là thị trường lớn cho phát triển các ngành kinh tế của huyện.

Huyện Sóc Sơn nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng Là một huyện trung du, đồi núi, địa hình đa dạng phức tạp, có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Toàn huyện được chia thành 3 vùng chủ yếu với những đặc trưng khác nhau về địa hình và thổ nhưỡng:

Vùng đồi gò bao gồm 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú, độ cao từ 15 – 200 m, sườn núi có độ dốc 40% - 50%.

Vùng đất giữa bao gồm 7 xã: Phù Linh, Tiên Dược, Hiền Linh, Quang Tiến, Mai Đình, Tân Minh và Thị trấn Sóc Sơn, độ cao từ 10 – 15 m.

Vùng ven sông bao gồm các xã ven sông Cầu, sông Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hòa, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, Phủ Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Tân Dân và Thanh Xuân, có độ cao từ

Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hóa, xã hội của Sóc Sơn.

Khí hậu huyện Sóc Sơn chịu ành hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23 0 C

- Lượng mưa trung bình trong năm: 1480mm

Nhìn chung, huyện Sóc Sơn năm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp với các vụ gieo trồng khác nhau.

Huyện Sóc Sơn có các tuyến sông chính chảy qua:

- Sông Cà Lồ chảy qua phía nam huyện với chiều dài 56 km.

- Sông Công chảy qua phía bắc huyện với chiều dài 11 km là sông nhánh nhập với sông Cầu ở Trung Giã.

Ngoài ra, huyện còn có nhiều hồ ở các vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn như: Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi…Nhìn chung nguồn nước của huyện khá phong phú, đáp ứng tương đối đủ cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp một lượng nước đáng kể cho vùng đồi gò và tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

Ngoài nguồn tài nguyên nước ngầm, Sóc Sơn còn có nguồn nước mặt của sông Công, sông Cầu và nguồn vật liệu xây dựng như: cát vàng, sỏi và cao lanh với trữ lượng lớn, chất lượng cao Nổi bật là tiềm năng về cao lanh ở khu vực xã Minh Phú Phù Linh với trữ lượng khá lớn Ngoài ra còn có cát vàng, sỏi khai thác tại sông Công, sông Cầu phục vụ công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.

2.1.2 Dân số và lao động

Bảng 1: Dân số huyện Sóc Sơn giai đoạn 2001 - 2005

Dân số có đến 31/12(người) 251.350 254.305 258.099 263.786 268.041

Tỷ lệ tăng tự nhiên(%)

( Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn năm 2005 )

Như vậy, đến năm 2005 toàn huyện có 268.041 người được phân bố trên địa bàn 25 xã và 1 thị trấn với mật độ dân số trung bình là 861 người/km.Tuy nhiên dân số vẫn tập trung đông tại khu vực thị trấn (5028 người/km) và một số xã là những nơi thuận tiện cho giao lưu và phát triển kinh tế - văn hóa– xã hội.

Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành của huyện Sóc Sơn giai đoạn

2001 2002 2003 2004 2005 ngêi % ngêi % ngêi % ngêi % ngêi %

- Lđ Thơng mại, dịch vụ 3.882 3,14 5.045 3.96 4.992 3,88 5.773 4,53 6.929 5,33

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn năm 2005)

Là huyện ngoại thành, sản xuất nông – lâm nghiệp là chính nên lao động của huyện chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm khoảng 87% với mức thu nhập bình quân đầu người thấp.

2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của huyện Sóc Sơn

2001 2002 2003 2004 2005 Đồng % Đồng % Đồng % Đồng % Đồng %

( Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Sóc Sơn năm 2005 ) Nhận xét chung về cơ cấu kinh tế:

-Trong cơ cấu kinh tế của huyện Sóc Sơn ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất và ngày càng tăng, cụ thể tăng từ 53,88% vào năm

-Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, cụ thể: tỷ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản ngày càng giảm trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng ( số liệu bảng 3).

Nguyên nhân: do quá trình CNH – ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện, đất nông nghiệp được chuyển quyền sử dụng sang xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng các khu đô thị mới.

Khác với các huyện khác của Hà Nội, Sóc Sơn có diện tích đáng kể đất lâm nghiệp ngoài diện tích đất nông nghiệp với địa hình canh tác khác nhau.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn

+ Các phòng ban chức năng:

- Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương ĐỘI SẢN

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

KẾ TOÁN ĐỘI SẢN XUẤT SỐ 2 ĐỐI SẢN XUẤT SỐ 3

TỔ QLMT ĐỘI SẢN XUẤT SỐ 4

- Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư

- Phòng tài vụ kế toán

- Tổ quản lý môi trường

- Đảng: Đảng bộ cơ sở

- Công đoàn: BCH công đoàn cơ sở

- Đoàn thanh niên: BCH đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp

Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Sóc Sơn được thành lập ngày 3/2/1997 theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội thực hiện 10 chức năng, nhiệm vụ sau:

(1).Quản lý và làm vệ sinh các công trình công cộng thị trấn Sóc Sơn, thu gom, vận chuyển, chế biến phế thải đô thị thuộc địa bàn.

(2).Thực hiện theo hợp đồng các dịch vụ vệ sinh môi trường, thu lệ phí vệ sinh theo quy định của Nhà nước.

(3).Quản lý duy trì hệ thống thoát nước của huyện.

(4).Quản lý thu chi tiền nước sinh hoạt và tiền điện chiếu sang của thị trấn theo quy định của Nhà nước.

(5).Phối hợp với chính quyền xã, thị trấn, các cơ quan, trường học, các doanh nghiệp và các đơn vị khác trên địa bàn huyện.Vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định về trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ, giữ gìn cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của Nhà nước và Thành phố.

(6).Trồng, duy tu, duy trì cây xanh, vườn hoa, công việc theo phân cấp quản lý thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn.

(7).Tưới nước, rửa đường trong khu vực huyện Sóc Sơn.

(8).Quản lý bãi rác thải do huyện được giao quản lý.

(9).Tổ chức quản lý các bến bãi, các điểm đỗ xe theo phân cấp quản lý của

Bộ Giao thông vận tải và Thành phố trong phạm vi địa bàn huyện.

(10).Sửa chữa, cải tạo các công trình hè phố, cống thoát nước, vườn hoa, điện chiếu sáng thuộc công trình huyện quản lý.

Xí nghiệp Môi trường Đô thị Sóc Sơn là một đơn vị kinh tế sự nghiệp của Nhà nước tự cân đối thu, chi trong khuôn khổ ngân sách Nhà nước cấp hoạt động chủ yếu trên 4 lĩnh vực, đó là:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND Thành phố Hà Nội và chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Sóc Sơn cụ thể là:

- Duy trì vệ sinh đường phố (quét gom rác, duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, tua vỉa cây)

- Vận chuyển rác đến bãi Nam Sơn.

- Tưới nước rửa đường một số tuyến phố chính.

Xí nghiệp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các nhà máy, xí nghiệp, trường học trên địa bàn huyện để thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường qua các hợp đồng kinh tế về việc vận chuyển chất thải rắn, chất thải lỏng…

Xí nghiệp đã phối hợp và hỗ trợ dụng cụ sản xuất để tổ chức thực hiện phong trào vệ sinh, công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường ở các khu vực không có lực lượng chuyên trách của Xí nghiệp MTĐT Trong đó có nhiều nơi đã tổ chức được vệ sinh định kỳ mỗi tháng từ 1 đến 2 lần hoặc xây dựng được mô hình vệ sinh tự quản.

1.3.4 Công tác thực hiện các dự án

Bên cạnh 3 đặc điểm hoạt động chính kể trên, Xí nghiệp còn thực hiện nhiều dư án hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường như: nhà bảo vệ bãi rác thị trấn, đổ đất phù sa vườn ươm, trạm trung chuyển chất thải Nội Bài…

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC

2.1 Mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

Phối hợp tốt với UBND xã, các khu hành chính, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức tốt công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm theo định kỳ hoặc cử người ra làm vệ sinh hàng ngày

Số xã tổ chức: 25/25 xã, với tổng số 173 khu hành chính.

Trong đó: Vệ sinh phong trào: 103khu

Vệ sinh tự quản: 70khu

Bảng 8: Kết quả XHH VSMT trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2005

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

Tù quản Đoạn đờng vệ sinh (Km) 863,6 356,4 1022,4 426,9 941,8 496,7 958,3 529,1 3786,1 1809,1 Mơng rãnh khơi thông (Km) 251,3 176,7 285,6 221,5 236,1 251,2 273,5 266,5 1046,5 915,8 Khối lợng rác

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 – Xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn )

Xí nghiệp đã hỗ trợ công cụ sản xuất năm 2005:

2.2 Đánh giá hiệu quả của mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

Tính toán chi phí thu gom 1 tấn rác thải bao gồm:

 Chi phí nhân công trực tiếp (NC): 89 người

- Lương cơ bản của công nhân trong lĩnh vực thu gom (W):

- 15% bảo hiểm xã hội tính theo hệ số lương mà công nhân được hưởng:

- Phụ cấp các loại mà công nhân được hưởng (T):

+ Phụ cấp lưu động: 89 người

0,2 x 290.000đ/người/tháng x 12tháng x 89 người = 61.944.000đ/năm

+ Phụ cấp trách nhiệm: 2 người (2 đội trưởng của 2 đội)

0,1 x 290.000đ/người/tháng x 12 tháng x 2 người = 696.000đ/năm

 Chi phí công cụ, dụng cụ bao gồm: ( P )

- Chổi các loại 200.000đ/người/năm x 89 người = 17.800.000đ/năm

- Xẻng các loại 50.000đ/người/năm x 89 người = 4.450.000đ/năm

- Xe gom rác (1.550.000đ/chiếc)=>1.550.000đ/chiếc x 44chiếc : 18 x 12 44.950.000đ/năm

(hai công nhân sử dụng một chiếc, khấu hao trong 18 tháng)

 Chi phí bảo hộ lao động: ( B )

 Chi phí sửa chữa công cụ, dụng cụ: CS = 4.103.000đ/năm

Vậy chi phí thu gom thực tế ở Xí nghiệp là:

Khối lượng rác thu gom được trong năm 2005 là: 6637 tấn (số liệu bảng 5) Như vậy chi phí thu gom 1 tấn rác thực tế xí nghiệp đã thực hiện là:

Dựa vào kết tính toán ở trên ta có bảng số liệu sau:

Bảng 9: Chi phí thu gom rác thải của Xí nghiệp MTĐT Sóc Sơn năm 2005 Đơn vị: đồng

STT Chi phí Thành tiền

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí công cụ, dụng cụ

3 Chi phí bảo hộ lao động 39.783.000

4 Chi phí sửa chữa công cụ, dụng cụ 4.103.000

6 Chi phí thu gom 1 tấn rác 135.653

Hiệu quả kinh tế của khâu thu gom:

Xã hội hóa công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện Sóc Sơn được thể hiện qua 2 mảng, đó là: o Thứ nhất, vệ sinh phong trào: khối lượng rác mà cộng đồng đã thu gom được trong các đợt vệ sinh phong trào là 3.090m 3 hay 3.090 x 0,416

85,4 tấn (0,416 là hệ số quy đổi rác thải từ m 3 sang tấn) Nhờ đó đã tiết kiệm chi phí cho xí nghiệp(chính là cho ngân sách Nhà nước) là:

1.285,4 x 135.653 = 174.368.366,2đ/năm o Thứ hai, mô hình vệ sinh tự quản: khối lượng rác mà các mô hình này thu gom được là 4.231m 3 tương đương 1.760,1tấn Trong đó, Xí nghiệp hỗ trợ 29 chiếc xe gom, 58 chiếc xẻng với tổng giá trị hỗ trợ là 22.628.000 Như vậy nhờ các mô hình tự quản này mà đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước là: 1.760,1 x 135.653 – 22.628.000 = 216.134.845,3đ/năm

Kết luận: Xã hội hóa công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước là:

Gồm 2 phần: phương tiện của Xí nghiệp vận chuyển: 3chuyến/ngày

Phương tiện thuê ngoài vận chuyển (1xe chuyên dùng huy động vốn đóng góp trong dân): 2 chuyến/ngày

 Tính toán chi phí vận chuyển do phương tiện của Xí nghiệp thực hiện bao gồm:

 FC là chi phí khấu hao cơ bản Ở đây là khấu hao đều giản đơn 3 xe chuyên dụng (Xe thứ nhất mua năm 1998 với nguyên giá 514.000.000, 2 xe còn lại mua năm 2004 với nguyên giá 980.000.000) với tỷ lệ khấu hao là 10%/năm Như vậy:

 VC = VC1 + VC2 + VC3 + VC4 + VC5 + VC6 + VC7

Thực tế tại xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn: o VC1: Chi phí lương và bảo hiểm xã hội

VC11: Chi phí lương và bảo hiểm xã hội đối với 3 công nhân lái xe

VC12: Chi phí lương và bảo hiểm xã hội đối với 3 công nhân bốc xúc

2,57 là hệ số lương của 3 lái xe

2,31 là hệ số lương của 9 công nhân bốc xúc

15% là mức bảo hiểm xã hội mà mỗi công nhân được hưởng

 VC1 = 28.396.800 + 25.682.400 = 54.079.200đ/năm o VC2: Chi phí về các loại phụ cấp

58.000 là phụ cấp lưu động

91.000 là phụ cấp độc hại o VC3: Chi phí về bảo hộ lao động

311.000đ là mức chi cho một công nhân lái xe, bốc xúc o VC4 : Chi phí nhiên liệu vận chuyển bao gồm

- Dầu điezen: 18lít x 3chuyến x 365ngày x 4850đ = 95.593.500đ

Cự ly vận chuyển trung bình 1 chuyến = 45 km

1 năm = 45km x 3chuyến/ngày x 365ngày I.275 km/năm

=> VC4 = 95.593.500 + 2.808.675 = 98.402.175đ/năm o VC5 : Lệ phí đường

VC5 = 3 chuyến x 15.000đ/chuyến x 365 ngày = 16.425.000đ/năm o VC6 : Chi phí thay thế săm lốp theo định mức

VC6 = 3 bộ x 12.000.000đ/bộ = 36.000.000đ/năm o VC7 : Chi phí sửa chữa xe chuyên dùng bao gồm

- Bảo dưỡng thường xuyên: 200.000đ/xe/tháng x 3xe x 12tháng 7.200.000đ/năm

- Sửa chữa định kỳ: 5.000.000đ/xe/năm x 3xe = 15.000.000đ/năm

- Sửa chữa lớn: 15.000.000đ/xe/năm x 3xe = 45.000.000đ/năm

Như vậy chi phí vận chuyển do phương tiện của Xí nghiệp đảm nhiệm là:

Với khối lượng rác mà Xí nghiệp vận chuyển được trong năm 2005 là: 5.251 tấn Từ đó tính được chi phí vận chuyển 1 tấn rác do Xí nghiệp thực hiện là:

532.100.375 : 5.251 = 101.333đ/tấn Dựa vào số liệu tính toán ở trên ta có bảng số liệu sau:

Bảng 10: Chi phí vận chuyển do phương tiện của Xí nghiệp MTĐT Sóc

Sơn thực hiện năm 2005 Đơn vị: đồng

STT Chi phí Thành tiền

1 Chi phí cố định (FC) 247.400.000

2 Chi phí biến đổi (VC)

- Chi phí lương và BHXH (VC1)

- Chi phí về các loại phụ cấp (VC2)

- Chi phí về bảo hộ lao động (VC3)

- Chi phí nhiên liệu vận chuyển (VC4)

- Chi phí thay thế săm lốp định mức (VC6)

- Chi phí sửa chữa xe chuyên dùng (VC7)

4 Chi phí vận chuyển 1 tấn rác 101.333

 Tính toán chi phí vận chuyển thuê ngoài:

Xí nghiệp thuê phương tiện ngoài vận chuyển với 2 đơn giá:

38.000đồng/1m3 tương đương 91.346 đồng/tấn

40.000đồng/1m3 tương đương 96.154 đồng/tấn

Thực tế trong năm 2005, Xí nghiệp đã thuê phương tiện ngoài vận chuyển

 Với mức giá 91.346 đồng/tấn: thuê vận chuyển 690,5 tấn

 Với mức giá 96.154 đồng/tấn: thuê vận chuyển 695,5 tấn

Vậy chi phí vận chuyển thuê ngoài là:

690,5 x 91.346 + 695,5 x 96.154 = 129.949.520đ/năm Nếu Xí nghiệp vận chuyển 1386 tấn rác này thì chi phí sẽ là:

101.333 x 1386 = 140.447.538đồng Như vậy, thuê phương tiện ngoài vận chuyển đã tiết kiệm được cho nguồn ngân sách một khoản chi phí là:

Kết luận: Hiệu quả kinh tế của công tác xã hội hóa khâu vận chuyển trên địa bàn huyện Sóc Sơn thể hiện ở 2 điểm:

- Thứ nhất, việc huy động vốn trong dân để đầu tư mua sắm thêm xe chuyên dùng phục vụ cho công tác vận chuyển rác đã giảm được gánh nặng đầu tư cho ngân sách Nhà nước.

- Thứ hai, thuê phương tiện ngoài vận chuyển đã tiết kiệm cho ngân sách 1 khoản chi phí là 10.498.018 đồng

Toàn bộ khối lượng rác do công nhân của Xí nghiệp thu gom được tại khu vực huyện giao nhiệm vụ đều được vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn để thuê xử lý với đơn giá theo quy định của Thành phố là: 13.972đ/tấn.

Cộng đồng tự xử lý một phần khối lượng rác trong các đợt vệ sinh phong trào và các mô hình tự quản là 2.489,5 tấn (theo số liệu bảng 7) Như vậy nếu xét về mặt kinh tế đã tiết kiệm cho ngân sách Thành phố số tiền là:

Kết luận chung: Như vậy, toàn quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do cộng đồng đảm nhiệm trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã tiết kiệm cho ngân sách tổng số tiền là:

- Giúp cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng như toàn xã hội thấy được vai trò và trách nhiệm to lớn của mình trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nói riêng.Từ đó góp phần nâng cao ý thức tự giác của cộng đồng trong các vấn đề có liên quan đến môi trường.

- Do giảm gánh nặng ngân sách của Nhà nước trong vấn đề môi trường nên Nhà nước có thể dùng nguồn ngân sách đó đầu tư cho các lĩnh vực cần ưu tiên khác, góp phần tạo nên sự tiến bộ xã hội.

- Tạo ra lợi ích kinh tế cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải Từ đó, động viên, khuyến khích, tạo niềm tin cho họ tham gia ngày càng tích cực hơn.

- Tạo việc làm cho 157 lao động trong các thôn tham gia mô hình tự quản tại các làng với thu nhập bình quân là 210.000đ/người/tháng để cải thiện thêm cuộc sống.

- Xí nghiệp đã phối hợp với các xã, các khu hành chính, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức tốt công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm theo định kỳ (vệ sinh phong trào) hoặc cử người ra làm vệ sinh hàng ngày (mô hình vệ sinh tự quản) Kết quả là có 25/25 xã tổ chức thực hiện với tổng số

173 khu hành chính, trong đó: vệ sinh phong trào là 103 khu và vệ sinh tự quản là 70 khu.

- Xí nghiệp cũng phối hợp với UBND các xã, các khu hành chính, các quan đơn vị tổ chức tốt việc tổng vệ sinh phục vụ Tết Nguyên đán, các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới.

Ngày đăng: 26/07/2023, 16:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành của huyện Sóc Sơn giai đoạn  2001-2005 - Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện sóc sơn
Bảng 2 Cơ cấu lao động theo ngành của huyện Sóc Sơn giai đoạn 2001-2005 (Trang 35)
Sơ đồ 1: Các hoạt động xã hội ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí ở huyện Sóc Sơn - Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện sóc sơn
Sơ đồ 1 Các hoạt động xã hội ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí ở huyện Sóc Sơn (Trang 38)
Bảng 6: Khối lượng chất thải được bốc xúc vận chuyển trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2001 – 2005 - Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện sóc sơn
Bảng 6 Khối lượng chất thải được bốc xúc vận chuyển trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2001 – 2005 (Trang 49)
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn - Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện sóc sơn
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp MTĐT huyện Sóc Sơn (Trang 54)
Bảng 10: Chi phí vận chuyển do phương tiện của Xí nghiệp MTĐT Sóc Sơn thực hiện năm 2005 - Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn huyện sóc sơn
Bảng 10 Chi phí vận chuyển do phương tiện của Xí nghiệp MTĐT Sóc Sơn thực hiện năm 2005 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w