1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xử lý nợ quá hạn ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc thực trạng và giải pháp

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử lý nợ quá hạn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp
Tác giả Đào Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Bất
Trường học Đại học kinh tế quốc dân
Thể loại chuyên đề thực tập
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 206,77 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Nợ quá hạn trong hoạt động (2)
    • 1.1. Khái quát về NHTM (3)
      • 1.1.1. Khái niệm (3)
      • 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM (3)
        • 1.1.2.1. Huy động vốn (3)
        • 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng (4)
        • 1.1.2.3. Các hoạt động khác (5)
    • 1.2. Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM (5)
      • 1.2.1. Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn (5)
        • 1.2.1.1. Khái niệm (5)
        • 1.2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn (5)
      • 1.2.2. Phân loại nợ quá hạn (6)
        • 1.2.2.1. Căn cứ vào thời gian quá hạn (6)
        • 1.2.2.2. Căn cứ vào mức độ đảm bảo (7)
        • 1.2.2.3. Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh (7)
        • 1.2.2.4. Căn cứ theo nguyên tệ (7)
        • 1.2.2.5. Căn cứ theo thời hạn khoản vay (7)
      • 1.2.3. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ quá hạn của NHTM (8)
        • 1.2.3.1. Dấu hiệu nhận biết (8)
        • 1.2.3.2. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn (9)
      • 1.2.4. Những ảnh hưởng của nợ quá hạn (19)
        • 1.2.4.1. ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với ngân hàng (0)
        • 1.2.4.2. ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với khách hàng (0)
        • 1.2.4.3. ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với nền kinh tế (20)
  • Chương II: Thực trạng nợ quá hạn (0)
    • 2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo& PTNT Bình Xuyên (21)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (21)
      • 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh (24)
        • 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn (25)
        • 2.1.2.2. Về sử dụng vốn (28)
    • 2.2. Thực trạng nợ quá hạn ở chi nhánh NHNo & PTNT Bình Xuyên (30)
      • 2.2.1. Hoạt động cho vay của chi nhánh (30)
      • 2.2.2. Tình hình nợ quá hạn ở chi nhánh (32)
    • 2.3. Xử lý nợ quá hạn ở chi nhánh (36)
      • 2.3.1. Quy trình xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh (36)
      • 2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh (37)
        • 2.3.2.1. Giám sát, đôn đốc các khoản nợ đã quá hạn (37)
        • 2.3.2.2. Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xoá nợ (38)
        • 2.3.2.3. Bán và khai thác tài sản đảm bảo (39)
        • 2.3.2.4. Xử lý nợ quá hạn bằng dự phòng rủi ro (40)
    • 2.4. Đánh giá công tác xử lý nợ quá hạn ở chi nhánh NHNo & PTNT Bình Xuyên (41)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (41)
      • 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân (41)
        • 2.4.2.1. Hạn chế (41)
        • 2.4.2.2. Nguyên nhân (44)
  • Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc (2)
    • 3.1. Định hướng xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh (0)
      • 3.2.1. Giải pháp từ phía ngân hàng (49)
        • 3.2.1.1. Tổ chức phân tích nợ quá hạn theo định kỳ (49)
        • 3.2.1.2. Tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với từng (50)
        • 3.2.1.3. Xử lý, khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay (52)
        • 3.2.1.4. Thành lập ban xử lý nợ (54)
        • 3.2.1.5. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro (54)
      • 3.2.2. Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ (55)
        • 3.2.2.1. Kiến nghị đối với NHNN (55)
        • 3.2.2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Cơ quan Nhà nước (57)
  • Kết luận (0)

Nội dung

Nợ quá hạn trong hoạt động

Khái quát về NHTM

Để có thể nắm vững được những vấn đề về nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, trước hết cần phải hiểu rõ khái niệm NHTM và một số hoạt động cơ bản của NHTM.

Có nhiều khái niệm về ngân hàng Nếu xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp thì ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán Ngoài ra, nó cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Những chức năng chủ yếu của một ngân hàng đa năng hiện nay là: Chức năng tín dụng, chức năng quản lý tiền mặt, chức năng uỷ thác, chức năng đầu tư và bảo lãnh, chức năng thanh toán, chức năng tiết kiệm…

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM

NHTM thực hiện việc huy động vốn bằng các hình thức sau:

-Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.

-Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

-Vay vốn của các TCTD khác.

Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:

-Cho vay thương mại: Ngay từ khi ra đời, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu hay chính là việc cho vay đối với người bán( người bán chuyển cho ngân hàng các khoản phải thu để lấy tiền trước) Sau này, ngân hàng lại thực hiện cho vay trực tiếp đối với người mua nhằm giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ từ đó mở rộng sản xuất kinh doanh.

-Cho vay tiêu dùng: Đây là loại hình có rủi ro vỡ nợ tương đối cao Vì thế mà trong giai đoạn đầu, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay.

Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng nhằm tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng Hiện nay hình thức này rất phát triển.

-Tài trợ cho dự án: Ngoài hình thức truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng cũng hướng tới việc tài trợ trung và dài hạn thông qua việc tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển ngành công nghệ cao hay đầu tư vào đất.

-Cho thuê tài sản: Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua tài sản Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khách hàng không đủ ( hoặc chưa đủ) điều kiện để vay, để mở rộng tín dụng, NHTM đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê

-Bảo lãnh: Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết Các hình thức bảo lãnh phân theo mục tiêu gồm: Bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay, bảo lãnh đảm bảo thanh toán. Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Ngoài hai hoạt động chính trên, NHTM còn thực hiện các hoạt động khác như: Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; mua, bán ngoại tệ; uỷ thác và nhận uỷ thác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán…

Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.2.1 Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Tín dụng là nghiệp vụ chính mang lại lợi nhuận cho các NHTM Tuy nhiên đó cũng là nghiệp vụ có độ rủi ro cao Rủi ro tín dụng phát sinh khi đến hạn trả nợ nhưng khách hàng của ngân hàng không trả được nợ và khoản nợ đó được coi là nợ quá hạn.

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì:

+ Các khoản vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính

+ Các khoản chiết khấu, táI chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;

+ Các khoản bao thanh toán;

+ Các hình thức tín dụng khác.

-“ Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Nợ quá hạn là một biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động tín dụng, nó gây cho ngân hàng rủi ro thanh khoản và rủi ro mất vốn.

1.2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn

Nợ quá hạn bao gồm: Nợ quá hạn thông thường (nợ có khả năng thu hồi cao) và nợ khó đòi Nó được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau:

* Tổng số nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản nợ quá hạn của ngân hàng.

* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (thường gọi là tỷ lệ nợ quá hạn) Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn( %) = x 100 Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của những khoản vay Nó cho biết số đơn vị tiền tệ ngân hàng không thể thu hồi đúng hạn trong tổng số 100 đơn vị tiền tệ mà ngân hàng cho vay tại một thời điểm xác định Tỷ lệ này càng cao đồng nghĩa với mức độ nợ xấu càng cao Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ được tính tại một thời điểm nên nhiều khi không phản ánh đúng chất lượng tín dụng của ngân hàng.

* Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ( %)

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ lệ nợ khó đòi so với tổng dư nợ( %) = x 100

Tỷ lệ nợ khó đòi so với nợ quá hạn (%)

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ nợ khó đòi so với nợ quá hạn(%) = x100

1.2.2 Phân loại nợ quá hạn Để có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhằm thu hồi vốn, người ta chia nợ quá hạn theo nhiều tiêu thức khác nhau Các tiêu thức thường được sử dụng là:

1.2.2.1 Căn cứ vào thời gian quá hạn

- Nợ quá hạn dưới 90 ngày

- Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày Đào Thị Thu Hằng- NH44A

- Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày

- Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên

1.2.2.2 Căn cứ vào mức độ đảm bảo

- Nợ quá hạn được đảm bảo an toàn: Đây là nợ quá hạn của loại hình cho vay có tài sản đảm bảo bằng hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh toàn bộ đối với khoản vay

- Nợ quá hạn được đảm bảo một phần: Đây là khoản nợ quá hạn của loại hình cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh một phần nợ vay.

- Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Đây là khoản nợ quá hạn tương ứng với khoản cho vay không có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

1.2.2.3 Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh

- Nợ quá hạn do lỗi của khách hàng: Do khách hàng cố tình không trả nợ hoặc yếu kém về trình độ quản lý, kinh doanh, khả năng cạnh tranh…

- Nợ quá hạn do lỗi của Ngân hàng: Có thể do quy trình tín dụng còn nhiều bất cập hoặc do trình độ cán bộ tín dụng yếu kém hoặc không chấp hành đúng quy trình tín dụng…

1.2.2.4 Căn cứ theo nguyên tệ

- Nợ quá hạn theo VNĐ

- Nợ quá hạn theo ngoại tệ

1.2.2.5 Căn cứ theo thời hạn khoản vay

- Nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn.

- Nợ quá hạn của các khoản vay trung, dài hạn.

1.2.3 Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ quá hạn của NHTM

Trong hoạt động tín dụng của NHTM không có một mô hình nào về các biến cố thường xảy ra để có thể khẳng định một khoản nợ là quá hạn. Tuy nhiên có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết một khoản cho vay đang có vấn đề:

-Doanh nghiệp trì hoãn nộp các báo cáo tài chính Hoặc họ nộp các báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc chứa các thông tin sai Đây có thể là do doanh nghiệp thiếu hiểu biết hoặc họ cố tình lừa đảo để chiếm dụng khoản vốn của ngân hàng dùng vào một nhu cầu cấp bách Nếu họ cố ý lừa đảo mà ngân hàng không biết, vẫn giải ngân thì ngân hàng sẽ phải chịu tổn thất.

-Sự giảm giá hoặc biến mất của tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp là nguồn thu nợ của ngân hàng khi nguồn thu chính từ dự án kinh doanh không đảm bảo Do đó khi có dấu hiệu trên chứng tỏ chất lượng của khoản vay đã giảm sút.

-Sự gia tăng bất thường của hàng tồn kho hoặc sự gia tăng của các khoản nợ thương mại, khoản phải thu Dấu hiệu này chứng tỏ sản phẩm của hộ sản xuất ra có chất lượng thấp, hoặc không còn thích hợp với thị hiếu tiêu dùng, dẫn đến tiêu thụ chậm và phải khất nợ nhiều.

-Sự thay đổi ban lãnh đạo: thay đổi nhà quản lý hoặc các nhân sự chủ chốt từ chức Khi bộ phận nhân sự thay đổi dễ kéo theo hàng loạt thay đổi, nếu những thay đổi đó là tiêu cực sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém đi, làm giảm khả năng trả nợ Hoặc đôi khi sự bất đồng quan điểm trong việc bàn giao nợ giữa các lãnh đạo cũng làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đào Thị Thu Hằng- NH44A

-Khách hàng hoãn trả lãi vay hoặc trả lãi chậm hơn thoả thuận đã qui định: Dấu hiệu này chứng tỏ khả năng thanh toán của khách hàng giảm, hay sự chây ỳ của doanh nghiệp đối với việc thanh toán cho ngân hàng.

Thực trạng nợ quá hạn

Tổng quan về chi nhánh NHNo& PTNT Bình Xuyên

Là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tiên,NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 400/CT ngày24-11-1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng Theo quyết định nàyNHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại quốc doanh chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất bao gồm các đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc nằm rải rác ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước Mục tiêu chính

2 2 của ngân hàng là vừa bám sát, củng cố hoạt động tại thị trường nông thôn, vừa mở rộng có chọn lọc ở thành phố và những nơi có môi trường kinh doanh tiền tệ tín dụng, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh

Bình Xuyên là một huyện mới tái lập, nằm ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc, với diện tích tự nhiên là 19.535 ha gồm 14 xã, thị trấn, được chia làm ba vùng: 5 xã đồng bằng, 7 xã trung du, 2 xã miền núi Đây là một huyện có địa hình thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh Trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã tìm đến và mở nhà máy, chi nhánh tại đây.

Chi nhánh NHNo&PTNT Bình Xuyên chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 1-9-1998 tại địa điểm khu phố 1 thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Nó được tổ chức theo mô hình 2 của NHNo&PTNT Việt Nam: hạch toán phụ thuộc, có quyền tự chủ trong kinh doanh và có con dấu riêng

* Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Xuyên Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà NHNo&PTNT Việt Nam giao phó, ngay từ ngày đầu thành lập chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức đào tạo, đến nay cơ cấu tổ chức đã được biên chế một cách phù hợp với cơ cấu các phòng ban như sau:

Ban giám đốc bao gồm:

- 1 giám đốc phụ trách chung

- 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh

Cơ cấu phòng ban: gồm 3 phòng ban như sau:

- Phòng tín dụng (Phòng kinh doanh)

- Phòng kế toán- ngân quỹ

- Phòng tổ chức hành chính Đào Thị Thu Hằng- NH44A

- Ngoài ra còn có 2 chi nhánh cấp 3 là Quang Hà và Phú Xuân.

Tổng số lao động đến 31-12-2005 là 37 đồng chí trong đó có 16 nam, 21 nữ với trình độ đại học là 17 đ/c (chiếm 46%), trung cấp là

19 đ/c ( chiếm 51%), có 1 đ/c chưa qua nghiệp vụ ( chiếm 3%).

Bảng 1:Sơ đồ tổ chức:

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Với bước đi đúng hướng, chi nhánh luôn được Đảng uỷ, ban lãnh đạo NHNo&PTNT Vĩnh Phúc đánh giá cao Trong những năm gần đây chi nhánh luôn là một trong những đơn vị kinh doanh xuất sắc của tỉnh Vĩnh Phúc Trong năm 2005 hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã gặp nhiều khó khăn như: Chỉ số giá tiêu dùng tăng và diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá cả một số hàng hoá khác cũng tăng gây biến động đến mức lãi suất huy động và làm ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền; Lãi suất huy động vốn tăng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ thanh toán, phí điều động nội bộ tăng làm lãi suất đầu vào tăng, kể cả nội - ngoại tệ; Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng về lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay, các hình thức khuyến mại…ngày càng rõ nét, gay gắt và quyết liệt hơn; Trong cơ chế điều hành có sự thay đổi căn bản khác với những năm trước đây như: Cân đối nguồn vốn- Sử dụng vốn, tỷ lệ trích lập Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Giám đốc Phó giám đốc

Phòng tín dụng Phòng kế toán- ngân quĩ

Chi nhánh Quang Hà dự phòng rủi ro chung và trích lập rủi ro cụ thể, sự thay đổi về đơn giá tiền lương, cơ chế phân phối tiền thưởng… nên trong điều hành kinh doanh chưa được chủ động theo mong muốn đặt ra Đứng trước những khó khăn trên, NHNo &PTNT huyện luôn bám sát vào định hướng của NHNo& PTNT cấp trên, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, từ đó đề ra các biện pháp theo từng thời điểm, vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế, nỗ lực vượt qua những khó khăn thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Cụ thể:

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng lớn Nắm bắt được điều này, ngay từ ngày đầu thành lập, chi uỷ ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Bình Xuyên đã quán triệt thực hiện tốt phương châm “Đi vay để cho vay”, chủ động nguồn vốn bằng hàng loạt các biện pháp mở rộng mạng lưới giao dịch để thu hút một khối lượng vốn lớn cho ngân hàng, tạo điều kiện để cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế.

Bảng 2 : Nguồn vốn huy động tại địa phương tính tại thời điểm 31/12 các năm Đơn vị: Triệu đồng

Năm Nguồn vốn Tăng so với đầu năm Tốc độ tăng(%)

(Nguồn: Phòng kế toán NHNo Bình Xuyên)

Sở dĩ nguồn vốn huy động của năm 2003 cao là do có tính đến nguồn vốn của NHCSXH Đến 31/12/2003 tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng đạt: 118.705 triệu, tăng 23.923 triệu (+ 25,2%) so với đầu năm Trong đó:

Bảng 2a: Cơ cấu nguồn vốn tại 31/12/ 2003 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng số  so đầu năm Tỷ trọng(%)

I Chia theo nguồn huy động

1 NV huy động tại địa phương 81.256 20.827 68,45 (100)

- Tiền gửi không kỳ hạn 39.143 10.036 48,17

- Tiền gửi có kỳ hạn 12T 33.561 6.556 41,3

II Chia theo loại tiền tệ

2 Nguồn vốn ngoại tệ( qui VNĐ) 2.938 27,68% 3,62

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo Bình Xuyên)

Tổng nguồn vốn kinh doanh tính đến 31/12/2004 là 100.705 trđ, tăng 2.815 trđ ( +3%) ( sau khi đã loại trừ nguồn vốn của NHCSXH, nguồn vốn uỷ thác của NHCSXH trên 20 tỷ đồng cho vay hộ nghèo đã thực hiện bàn giao nguyên trạng thời điểm 30/11/04)

Bảng 2b: Cơ cấu nguồn vốn tại 31/12/ 2004 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng số  so đầu năm Tỷ trọng(%)

I Chia theo nguồn huy động

1 NV huy động tại địa phương 79.029 221 78,5 (100)

- Tiền gửi dân cư 53.986 8.264 68,3 Đào Thị Thu Hằng- NH44A

- NV huy động từ các TCKT+ kết dư TGTT 25.043 - 31,7

2 NV huy động từ các dự án quốc tế(ADB) 21.676 2.630 41,3

Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2005 đạt 104.522 trđ. Trong đó cụ thể:

Bảng 2c: Cơ cấu nguồn vốn tại 31/12/2005 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng số so đầu năm Tỷ trọng(%)

- Tiền gửi không kỳ hạn 32.312 4.560 30,9

- Tiền gửi có kỳ hạn 12T < 24T 44.395 13.233 42,5

- Tiền gửi có kỳ hạn > 24T 2.458 44 2,3

II Chia theo loại tiền tệ

2 Nguồn vốn ngoại tệ( qui VNĐ) 3.854 -696 3,7

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo Bình Xuyên)

Như vậy, trong những năm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh đã được phát triển một cách vững chắc, chi nhánh ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Sở dĩ có được kết quả như vậy là do chi nhánh đã thực hiện tốt các nội dung sau:thực hiện tốt chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút khách hàng, hoàn thiện mở rộng các dịch vụ thanh toán trong nước cũng như quốc tế, thường xuyên nắm bắt lãi suất thị trường để điều chỉnh kịp thời, linh hoạt trong cơ chế lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam, vừa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong huy động vốn với đơn vị bạn, vừa đảm bảo yêu cầu hạch toán kinh doanh của ngân hàng.

Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả thì mới thúc đẩy được công tác huy động vốn Nắm bắt được điều này, trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời chi nhánh cũng tập trung đầu tư vào các nghành, các lĩnh vực trọng điểm Nhờ đó mà hiệu quả sử dụng vốn không ngừng được tăng lên liên tục Điều này được thể hiện trong biểu sau:

Biểu 3: Tình hình sử dụng vốn qua các thời điểm. Đơn vị: Triệu đồng.

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003-2005)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số cho vay năm 2004, 2005 tăng một cách rõ rệt so với năm 2003 Năm 2003 doanh số cho vay chỉ đạt 55.692 triệu đồng đến năm 2004 là 137.041 triệu đồng( tăng 54% so với năm 2003), sang năm 2005 là 168.867 triệu đồng Điều này chứng tỏ rằng năm 2004 và 2005 chi nhánh đã bắt đầu mở rộng hoạt động, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh Song song với việc đẩy mạnh doanh số cho vay, việc thu nợ cũng được chi nhánh đặc biệt chú trọng, ví dụ như trong năm

2003, doanh số thu nợ trên doanh số cho vay là 59% sang năm 2004, năm

2005 tỷ lệ này tăng lên 63%.

Biểu 4: Dư nợ cho vay năm 2003-2005

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2003-2005) (Đơn vị: Triệu đồng) Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Phân theo TP kinh tế

- Cho vay hộ sản xuất 102.485 98,4 161.292 91 Phân theo thời gian

Nếu xét theo thời gian, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn có xu hướng tăng dần theo thời gian Tuy nhiên, trong tổng dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm tỷ lệ cao, điều này sẽ gây bất lợi cho chi nhánh vì thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro lớn

Nếu xét theo loại tiền cho vay ta thấy dư nợ nội tệ chiếm 100% trong cơ cấu dư nợ, thực tế cho thấy hầu hết các cuộc cho vay trung hạn, ngắn hạn chi nhánh đều cho vay bằng nội tệ Việc mở rộng cho vay bằng ngoại tệ chưa thực hiện điều này chứng tỏ chi nhánh trong kinh doanh chưa đa dạng hoá sản phẩm của mình.

Thực trạng nợ quá hạn ở chi nhánh NHNo & PTNT Bình Xuyên

2.2.1 Hoạt động cho vay của chi nhánh

Trong những năm gần đây, do luôn nắm bắt thông tin và dự đoán khá sát về những thay đổi trong cơ chế điều hành, công tác tín dụng của chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng kể Doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm Cụ thể:

Bảng 5: Doanh số cho vay năm 2003-2005 Đơn vị: Triệu đồng

Năm Dsố cho vay Chênh lệch % tăng, giảm

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo Bình Xuyên)

Sở dĩ có được kết quả như trên là do chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, thu hút được nhiều doanh nghiệp và các hộ sản xuất đến vay vốn Chi nhánh liên tục điều chỉnh linh hoạt lãi suất cho vay theo từng thời điểm, theo từng đối tượng khách hàng nhưng trên nguyên tắc là lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM khác trên cùng địa bàn Ngoài ra mỗi cán bộ tín dụng cũng đã chủ động tìm đến khách hàng để mời chào khách hàng đến vay vốn.

Tình hình dư nợ cũng rất khả quan:

Bảng 6: Tình hình dư nợ 2003-2005 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Thực hiện Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Tổng dư nợ cho vay 104.200 100 177.298 100

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 42.695 41 93.287 52,6

- Dư nợ cho vay trung, dài hạn 61.505 59 84.010 47,4

2 Theo thành phần kinh tế 0

- Dư nợ hộ sản xuất 102.485 98,3 161.292 91

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo Bình Xuyên )

Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ cho vay từ năm 2003 đến 2005 đã tăng 70% Dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay hộ sản xuất cũng tăng lên rất nhiều Dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng là điều tất yếu vì khách hàng chính của chi nhánh là bà con nông dân và các hộ kinh doanh cá thể Các món vay này thường rất nhỏ và mục đích sử dụng chủ yếu là chăn nuôi nên thời hạn chỉ trong vòng 1 năm trở lại Vay trung và dài hạn chủ yếu là của các doanh nghiệp vay mua sắm máy móc, thiết bị hoặc các hộ vay để mua máy nông nghiệp, vay xây nhà xưởng, nhà ở hoặc vay tiêu dùng Qua đây ta cũng thấy chi nhánh ngày càng trở nên đa năng, không chỉ phục vụ lĩnh vực nông nghiệp mà còn thâm nhập vào các lĩnh vực khác Tuy nhiên việc cho vay đối với các doanh nghiệp vẫn còn ít, đặc biệt là còn dè dặt với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Sở dĩ như vậy là vì các doanh nghiệp quốc doanh nói chung vẫn còn hạn chế về vốn tự có, hơn nữa trên địa bàn cũng có nhiều NHTM quốc doanh khác hoạt động Nếu xét theo loại tiền cho vay ta thấy dư nợ nội tệ chiếm 100% trong cơ cấu dư nợ, thực tế cho thấy hầu hết các cuộc cho vay trung hạn, ngắn hạn chi nhánh đều cho vay bằng nội tệ Việc mở rộng cho vay bằng ngoại tệ chưa được thực hiện, điều này chứng tỏ chi nhánh trong kinh doanh chưa đa dạng hoá sản phẩm của mình.Tóm lại, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo Bình Xuyên đã và đang đạt được những kết quả tốt Trong những năm tới chi nhánh vẫn xác định tập trung mọi nguồn vốn để đầu tư vào hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu chiếm được tuyệt đại đa số thị phần trên địa bàn Ngoài ra

3 2 cũng sẽ mở rộng cho vay cải thiện đời sống và chủ động tiếp cận cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi, làm ăn hiệu quả.

2.2.2 Tình hình nợ quá hạn ở chi nhánh

Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng kể: doanh số cho vay, dư nợ tín dụng đều tăng nhiều so với những năm trước đó Tuy nhiên chất lượng các khoản vay cũng cần phải được cải thiện và nâng cao Khách hàng chính của chi nhánh là các hộ sản xuất, trình độ dân trí và khả năng kinh doanh còn hạn chế, hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết nên khả năng xảy ra rủi ro, nguy cơ mất vốn là không nhỏ Chính vì vậy mà hầu như nợ quá hạn của chi nhánh đều thuộc về các hộ sản xuất.

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn trong những năm qua. Đơn vị: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo Bình Xuyên)

Từ bảng trên, ta thấy trong những năm qua tình hình nợ quá hạn của hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo Bình Xuyên đã có sự thay đổi, tiến bộ rõ rệt Mặc dù nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm Đây là một sự cố gắng lớn của chi nhánh trong việc giảm bớt nợ quá hạn, nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính.

Nợ quá hạn tính đến 31/12/2003 là 402 triệu Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,38% giảm 0,11% so với năm 2002 Trong đó: Nợ quá hạn của NHNo là

238 triệu, tăng 31 triệu, tỷ lệ 0,27% so với tổng dư nợ của NHNo; Nợ quá hạn của NHCSXH là 163 triệu, tăng 21 triệu, chiếm tỷ lệ 0,85% so với dư nợ NHCSXH. Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Nợ quá hạn đến 31/12/2004 là 370 triệu đồng, tăng so với đầu năm là

182 triệu đồng.Trong đó: NQH vốn thông thường là 146 triệu( chiếm 0,013%), NQH vốn dự án là 224 triệu ( chiếm 0,01%) Tỷ lệ NQH là 0,28% so với tổng dư nợ, giảm trên 0,1% so với đầu năm, đạt yêu cầu kinh doanh đề ra Trong đó:

+ Khu vực trung tâm là 14 triệu đồng, tỷ lệ 0,02% giảm so với đầu năm 4 triệu.

+ Chi nhánh Quang Hà: 302 triệu đồng, tỷ lệ là 0,75% tăng so với đầu năm là 186 triệu

+ Chi nhánh Phú Xuân: 53 triệu đồng, tỷ lệ: 0,28% không tăng, giảm so với đầu năm

Doanh số chuyển NQH trong năm 2004 là: 2.266 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 2,8% so với dư nợ đầu năm Doanh số thu NQH trong năm là 2.448 triệu, trong đó thực thu NQH là 2.410 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,8% doanh số thu nợ năm 2004 Doanh số chuyển NQH để xử lý rủi ro năm

2004 là 38 triệu đồng Năm 2004 là năm có tỷ lệ NQH nhỏ nhất, đánh dấu một bước tiến ổn định về chất lượng tín dụng Nợ tồn đọng được xử lý theo quy chế 238- 3070 và 88 của NHNo Việt Nam đến 31/12/2004 là 2.172 triệu đồng, giảm so với năm 2003 là 142 triệu Doanh số thu nợ là 308 triệu đồng, đạt 39% so với đề án 2003, đạt 62% so với doanh số thu năm 2003. Trong đó thu nợ gốc là 179 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58% doanh số thu; thu nợ lãI là 129 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42% doanh số thu Một số xã có doanh số thu cao hơn như: Tân Phong, Thanh Lãng, Đạo Đức, Thiện

Kế, Bá Hiến Do có số dư tồn đọng lớn, riêng xã Thanh Lãng còn số dư tới 1.108 triệu đồng, chiếm trên 50% tổng số dư nợ tồn đọng toàn huyện; Đạo Đức và Tân Phong là 521 triệu đồng, chỉ tính 3 xã tồn đọng lớn đã có số dư 1.929 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 90% nợ đọng toàn huyện.

Sang năm 2005, dư nợ của chi nhánh được phân theo Quyết định165/QĐ- HĐQT Nợ nhóm 1 là 166.323 triệu, chiếm 93,8%; nợ nhóm 2 là10.412 triệu, chiếm 5,87%; nợ xấu ( nợ từ nhóm 3 trở lên) là 563 triệu, chiếm

0,32% Nợ xấu phân theo khu vực là: Trung tâm: 140 triệu; Chi nhánh Quang Hà: 297 triệu; Chi nhánh Phú Xuân: 126 triệu. Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Bảng 8: Nợ quá hạn phân theo QĐ 165/ NHNo

( Đến ngày 28/02/2006) Đơn vị: Triệu đồng

Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 TS nợ

Nợ vốn TT Nợ vốn

DA Tổng số Nợ vốn

DA Tổng số Nợ vốn

DA Tổng số Nợ vốn

DA Tổng số Tổng số Nợ xấu Trung tâm 2.200.775 180.700 2.381.475 111.560 1.250 112.810 23.000 3.000 26.000 - - - 2.520.285 138.810

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo Bình Xuyên)

Theo bảng trên, ta thấy chi nhánh có dư nợ quá hạn thuộc nhóm 2( dưới 90 ngày) chiếm tỷ trọng chủ yếu Dư nợ thuộc nhóm 4 và 5 chiếm tỷ trọng nhỏ, trong đó chủ yếu là dư nợ vốn dự án và nguyên nhân chính là do năng lực sản xuất kinh doanh của hộ kém.

Xử lý nợ quá hạn ở chi nhánh

2.3.1 Quy trình xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh

Sơ đồ qui trình: Đến hạn không trả

Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng theo dõi, bám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng Khi sắp đến hạn trả, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng bằng hình thức gọi điện hoặc gửi giấy thông báo để khách hàng có sự chuẩn bị trước Nếu đến hạn trả mà khách hàng không trả thì cán bộ tín dụng sẽ lập hồ sơ chuyển nợ quá hạn và tính lãi phạt đồng thời trình lên Giám đốc Trong thời gian này, cán bộ tín dụng sẽ đôn đốc khách hàng trả nợ, tìm ra lí do không trả được nợ của khách hàng và xác định khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp thu hồi thích hợp Nếu khách hàng không trả được nợ hoặc có thái độ không hợp tác thì cán bộ tín dụng sẽ làm các thủ tục phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,…để thu hồi nợ. Định kỳ hàng quý, trước ngày mùng 10 của tháng thứ nhất của quý sau( riêng quý IV là ngày 10 tháng 12), chi nhánh sẽ phân loại nợ và dự tính số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro để gửi đến HĐXLRR của chi nhánh Trên cơ sở báo cáo và hồ sơ được gửi đến, HĐXLRR của chi nhánh Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Cho vay Giám sát Thông báo

Biện pháp thu hồi Đôn đốc, xem xét

Chuyển NQH trình BGĐ sẽ tổ chức họp để quyết định các vấn đề sau: Xét duyệt phân loại nợ; thực hiện trích, hoàn nhập quỹ dự phòng rủi ro theo qui định; xét duyệt các khoản rủi ro của chi nhánh theo mức được phân cấp xử lý đã qui định; kiểm tra, xem xét các khoản nợ rủi ro vượt quyền phân cấp xử lý của chi nhánh, nếu đủ điều kiện thì tổng hợp hồ sơ, lập danh sách kèm theo trình HĐXLRR trụ sở chính Tại trụ sở chính, HĐXLRR sẽ họp để ra quyết định về việc trích lập, quyết định các khoản xử lý của quý hiện hành của toàn hệ thống

Các khoản nợ quá hạn đã được xử lý bằng trích lập DPRR sẽ được xem xét và quyết định phương án thu hồi nợ Tất cả khoản tiền thu hồi từ những khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR đều được coi là khoản thu nhập bất thường.

Việc chi nhánh sử dụng DPRR để xử lý khoản nợ quá hạn không phải là xoá nợ cho khách hàng Các chi nhánh và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý nợ quá hạn Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý khoản nợ, chi nhánh phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp thu hồi nợ triệt để Sau 5 năm kể từ ngày chi nhánh sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nếu không thu hồi được nợ, chi nhánh sẽ lập danh sách đối với các trường hợp đã qui định gửi tới Trụ sở chính để tổng hợp trình Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đề nghị cho xuất toán ra khỏi ngoại bảng Việc xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng chỉ được phép thực hiện khi có thông báo bằng văn bản của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam.

2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh

2.3.2.1 Giám sát, đôn đốc các khoản nợ đã quá hạn Đây là biện pháp xử lý nợ quá hạn sử chủ yếu của chi nhánh Biện pháp này thường áp dụng đối với các khoản vay mới bắt đầu quá hạn để có thể xác định thái độ và khả năng trả nợ của người vay Cán bộ tín dụng phụ trách các xã tới gặp trực tiếp khách hàng của mình để thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng Nếu khách hàng có tinh thần hợp tác với ngân hàng thì ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng thông qua trao đổi, xem xét lại hồ sơ giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn trước mắt hoặc có thể đưa ra lời khuyên về quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh để khách hàng tìm ra hướng đi mới Trong năm 2005, do tích cực kiểm tra, giám sát và đôn đốc các khoản nợ quá hạn, chi nhánh đã thu được 203 triệu đồng từ các khoản nợ.

2.3.2.2 Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xoá nợ Đối với những khoản vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan, chi nhánh đã tạo điều kiện cho khách hàng bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc chi nhánh điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng theo hai phương thức Thứ nhất là điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Đây là việc chi nhánh chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi Thứ hai là gia hạn nợ vay, tức là chi nhánh chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ giúp cho khách hàng có thể phục hồi và duy trì sản xuất kinh doanh, từ đó có khả năng trả nợ cho ngân hàng Biện pháp này mới được chi nhánh sử dụng từ năm 2005 Trong năm 2005, số nợ mà chi nhánh thực hiện cơ cấu lại là 551 triệu đồng Chi nhánh luôn quán triệt với các cán bộ tín dụng quan điểm: Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải xét theo nhu cầu chính đáng của khách hàng, không thể làm tuỳ tiện, phảI xem xét nguyên nhân khách Đào Thị Thu Hằng- NH44A hàng không trả được nợ theo đúng kỳ hạn, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời gian; số lần cơ cấu lại phải thật sự có ý nghĩa với khách hàng, tránh tình trạng điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ một cách tràn lan.

Ngoài ra với các khách hàng không còn khả năng trả nợ do nguyên nhân bất khả kháng hoặc đã chết, chi nhánh tiến hành xem xét và có thể thực hiện xoá nợ cho họ.

2.3.2.3 Bán và khai thác tài sản đảm bảo Đối với các khoản nợ có tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh ,để thu hồi nợ chi nhánh đã tiến hành xử lý tài sản đảm bảo hoặc uỷ quyền cho Trung tâm đấu giá tài sản xử lý theo đúng như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký giữa hai bên Mọi chi phí giao dịch phát sinh khách hàng phải chịu trách nhiệm Tiền thu được từ tài sản thế chấp được thanh toán theo thứ tự sau: Trả nợ gốc và lãi vay, trả các chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng Nếu còn thừa thì sẽ trả lại cho khách hàng, nếu thiếu có thể yêu cầu người vay tìm các nguồn khác để bù đắp hoặc thu thêm phần chênh lệch từ các tài sản khác của người vay theo phán quyết của Toà án Do khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các hộ nông dân nên việc xử lý tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn Nó không chỉ liên quan đến các cơ quan khác mà còn phụ thuộc nhiều vào phong tục tập quán của người dân Ngoài ra các khoản nợ quá hạn ở chi nhánh thường là các khoản có giá trị nhỏ nên nhiều khi chi phí phát sinh cho việc phát mại, xử lý tài sản còn lớn hơn rất nhiều so với khoản nợ Bất đắc dĩ chi nhánh mới sử dụng biện pháp này Trong 3 năm gần đây, chi nhánh mới phát mại tài sản của 2 hộ Năm 2003, phát mại tài sản của hộ ông Nguyễn Văn Nhị thường trú tại thôn Hưởng Lộc, xã Đạo Đức Hộ này vay 30 triệu đồng, xử lý tài sản được 80 triệu đồng, thu về để trả gốc và lãi là 65 triệu đồng Trường hợp thứ hai là trường hợp của hộ ông Nguyễn Công Nghĩa, trú tại thôn Công Bình, xã Thanh Lãng, vay 5 triệu đồng, tài sản phát mại được 30 triệu đồng, thu về để trả gốc và lãi là

12.500.000đ Với các trường hợp khác, tuy đều có tài sản đảm bảo nhưng để thu hồi nợ và cũng tạo điều kiện cho các hộ, chi nhánh thường động viên họ bán các tài sản khác không thuộc đảm bảo( như trâu bò, vật dụng trong nhà…) để trả nợ hoặc tự xử lý tài sản đảm bảo của mình Trong năm 2003, chi nhánh đã phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở, Toà án nhân dân Huyện để xử lý, thu hồi các khoản nợ tồn đọng, kết quả năm 2003 đã thu được 497 triệu đồng Năm 2004, công tác thu hồi nợ tồn đọng rất chậm, doanh số thu chi đạt dưới 40% yêu cầu đặt ra Các xã có nợ tồn đọng lớn như Đạo Đức, Thanh Lãng, Tân Phong, tuy địa phương đã kết hợp cùng NHNo để tổ chức đoàn thu nợ, nhưng phương thức xử lý của NHNo thiếu kiên quyết, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào cơ quan pháp luật Riêng xã Đạo Đức năm 2004 chưa thống nhất được với chính quyền địa phương để tổ chức đoàn thu nợ Các vụ việc ở 3 xã vẫn gần như đóng băng.

2.3.2.4 Xử lý nợ quá hạn bằng dự phòng rủi ro Đối với các khoản nợ xấu không thể thu hồi, một trong những biện pháp xử lý mà chi nhánh áp dụng là trích lập từ quỹ dự phòng rủi ro Việc trích lập này được tiến hành từng quí và chi nhánh chỉ được xử lý rủi ro trong phạm vi dự phòng hiện có của đơn vị mình Với quỹ này, chi nhánh đã xử lý được nhiều món nợ quá hạn tồn tại lâu ngày, góp phần làm sạch bảng tổng kết tài sản và đảm bảo an toàn kinh doanh cho chi nhánh.Mọi khoản thu hồi được từ những khoản rủi ro đã được xử lý sau khi trừ chi phí hợp lý được hạch toán vào thu nhập của đơn vị Cụ thể:

Bảng 9 : Tình hình sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng Đơn vị: Triệu đồng Đào Thị Thu Hằng- NH44A

Tổng số tiền dự phòng đã trích lập 360 680 525

Số tiền sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro 106 226 0

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo Bình Xuyên)

Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày đăng: 26/07/2023, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w