CHƯƠNG I 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất kinh do[.]
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1 Quan niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và triển vọng của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp.
1.1.2 Sự cần thiết phân tích tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp đến hoạt động kinh doanh Tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển thì cần phải biết nó có những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có những kế hoạch,những biện pháp để điều chỉnh nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường Các nhà quản trị tài chính đã qua công tác phân tích đánh giá thực trạng tài chính để thấy được thực tại cũng như khả năng, triển vọng tài chính của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và hiệu quả nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, qua đó để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển.
Hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp phải được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch Trước khi lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính phải nghiên cứu báo cáo tài chính kì thực hiện Nhưng tất cả số liệu của kì thực hiện là những tài liệu có tính chất lịch sử và chưa thể hiện những nội dung mà người quan tâm đòi hỏi Vì vậy, nhà kế hoạch dự báo phải có những phân tích, đánh giá để đưa ra các quyết định tài chính cho tương lai dựa trên các thông tin có tính chất lịch sử đó.
Như vậy, phân tích, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với nhà quản trị doanh nghiệp đồng thời cung cấp nguồn thông tin tài chính chủ yếu cho những người ở bên ngoài doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp để giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng doanh nghiệp Do đó việc phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với từng đối tượng quan tâm cụ thể ở cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính cung cấp những thông tin giúp cho nhà quản lý đánh giá một cách chính xác thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra các quyết định, các biện pháp tài chính phù hợp.
Bên cạnh đó, thông qua phân tích tài chính giúp cho người quản lý có thể kiểm soát kịp thời các mặt hoạt động của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính là cơ sở vững chắc cho các dự đoán tài chính, từ đó đặt ra các mục tiêu, kế hoạch cho tương lai.
- Đối với nhà đầu tư: Đây là các đối tượng giao vốn của mình cho doanh nghiệp hoạt động.
Vì vậy, họ rất quan tâm đến triển vọng hoạt động, quản trị, cổ tức, khả năng sinh lời của doanh nghiệp Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng tài chính,
4 các nhà đầu tư biết được đồng vốn của mình bỏ ra có sinh lời được không, doanh nghiệp đã sử dụng số vốn đó như thế nào và khả năng rủi ro của đồng vốn bỏ ra cao hay thấp để từ đó đưa ra quyết định thích hợp về vấn đề cho vay vốn, thu hồi nợ và đầu tư vào doanh nghiệp.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan thuế, thanh tra tài chính, cơ quan thống kê…).
Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước hay không, có chấp hành đúng quy đinh pháp luật hay không…Đồng thời, thông qua đó, các cơ quan quản lý Nhà nước có thể đánh giá được những điểm mạnh, những hạn chế của doanh nghiệp từ đó đề ra cơ chế, chính sách tài chính phù hợp, tạo hành lang pháp lý lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động, quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động, từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế quốc dân.
- Đối với cán bộ công nhân viên lao động trong doanh nghiệp: Đây là đối tượng có liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn thu nhập của họ là lương, thưởng, cổ tức…
Vì vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ Do đó họ cũng quan tâm đến việc đánh giá tình hình tài chính để có quyết định tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp hay không Ngoài ra, đây cũng là biện pháp giúp người lao động tham gia vào hoạt động kiểm soát doanh nghiệp, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, lòng say mê của họ với công việc.
Như vậy, thông qua phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định phù hợp, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu để đạt được mục đích đề ra Đồng thời nó là công cụ để đánh giá hoạt động kinh doanh, là một trong những chỉ dẫn tối ưu đối với các nhà quản lý, nhà đầu tư, người quan tâm đến doanh nghiệp Do đó, phân tích tình hình tài chính trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - một thị trường vốn được coi như một trận mạc thực sự, luôn chứa đựng đầy những cạnh tranh khốc liệt và tiềm ẩn trong lòng nó nhiều rủi ro, bất trắc.
NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Nội dung phân tích, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp.
Nội dung của phân tích đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
+ Đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp. + Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và tình hình đầu tư.
+ Đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đánh giá khả năng sinh lời
- Phân tích, đánh giá diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
1.2.1.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kì kinh doanh là khả quan hay không khả quan Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
Báo cáo tài chính là một tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc quản trị trong doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối với những người quan tâm đến doanh nghiệp: chủ sở hữu nhà đầu tư, người lao động, cơ quan quản lý…Vì vậy việc phân tích tình hình doanh nghiệp trước hết là bắt đầu từ phân tích báo cáo tài chính mà chủ yếu là đi sâu phân tíchBảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh.
* Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, được coi như bức ảnh chụp nhanh tình hình tài chính của doanh nghiệp, phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản hiện có trong doanh nghiệp theo hai cách phân loại là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định Do đó các số liệu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán được sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn Đây là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý, sử dụng vốn cũng như triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp để từ đó có định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo.
Do vậy, khi sử dụng Bảng cân đối kế toán để phân tích đánh giá khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, cần xem xét xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như của từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa số cuối kì với số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai: Xem xét cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp có hợp lý không, với cơ cấu vốn đó thì sẽ có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều này, cần tiến hành xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng của từng loại giữa cuối kì với đầu năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Để việc phân tích, đánh giá thực sự phát huy tác dụng thì khi đánh giá cần chú ý đến tính chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kì Chỉ như vậy mới có thể đưa ra quyết định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.
Thứ ba: Đánh giá khái quát khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kì với đầu năm cả về số tuyệt đối tương đối Nếu trong doanh nghiệp có nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng trong tương lai thì điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp cao và ngược lại Tuy nhiên trong quá trình xem xét cũng cần để ý đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được, những thuận lợi, khó khăn trong tương lai mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Thứ tư: Xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, ví dụ: nợ ngắn hạn so với tài sản ngắn hạn, nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn so với tài sản dài hạn Thông thường tài sản dài hạn thường được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn còn tài sản ngắn hạn thường được tài trợ bằng nguồn vốn vay ngắn hạn Do đó nếu vốn chủ sở hữu và vay dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thì tình hình tài chính của công ty là lành mạnh.
Như vậy, qua Bảng cân đối kế toán ta mới chỉ biết một cách khái quát về kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Để thấy được với thực tế về tài sản và nguồn vốn đó thì hoạt động của doanh nghiệp đạt kết quả như thế nào cần phải tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp.
* Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước trong một thời kì nhất định.
Nếu như Bảng cân đối kế toán được coi như bức ảnh chụp nhanh thìBáo cáo kết quả kinh doanh lại được xem như một cuốn phim quay chậm về tình hình tài chính của doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này cung cấp những
8 thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về việc sử dụng những tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật, quản lý của doanh nghiệp và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp.
- Thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu, sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã tiêu thụ; tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau 1 kỳ kế toán.
- Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.
- Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kì khác nhau, dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi lỗ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu Đặc biệt cần chú ý đến sự biến động của các chỉ tiêu: doanh thu thuần, tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế Đồng thời phải tìm ra nguyên nhân của việc tăng giảm đó để có được những quyết định đúng đắn trong kỳ tới.
1.2.1.2 Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phương pháp phân tích đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Về mặt lý thuyết thì có rất nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhưng trên thực tế người tài sản thường sử dụng hai phương pháp để phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ.
1.3.1.Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp này cần đảm bảo tính so sánh được của các chỉ tiêu tài chính như thống nhất về thời gian, không gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính…
Phương pháp so sánh bao gồm so sánh dọc và so sánh ngang Trong đó, so sánh dọc là xác định tỷ lệ, quan hệ tương tác giữa các chỉ tiêu làm nổi bật mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng số, so sánh ngang xác định chiều hướng biến động của các chỉ tiêu.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Về mặt nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các định mức để đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị tham chiếu. Để nhận xét, đánh giá một cách chính xác về thực trạng tài chính doanh nghiệp thì không thể chỉ sử dụng một phương pháp nào Do đó, việc kết hợp hài hoà hai biện pháp trên cho phép người phân tích thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động của từng chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của việc đánh giá, phân tích các hệ số tài chính là phải thấy được mối liên hệ giữa các hệ số tài chính Từ đó rút ra những điểm mạnh, những hạn chế trong công tác quản lý tài chính ở doanh nghiệp.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.4.1.Nhân tố trong nội bộ của doanh nghiệp
1.4.1.1.Trình độ chuyên môn của các cán bộ tham gia phân tích tài chính Đây là nhân tố rất quan trọng bởi lẽ hiệu quả của công tác phân tích tài chính phụ thuộc rất lớn vào khả năng của cán bộ phân tích từ việc lựa chọn nguồn thông tin, cách tiến hành thu tập thông tin, phương thức sử dụng các công cụ kỹ thuật Để đánh giá đúng được tình hình tài chính của doanh nghiệp đua ra được thông tin phù hợp hiệu quả cho người sử dụng tất cả đều phụ
2 2 thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, trình độ thực sự và phẩm chất đạo đức của cán bộ phân tích tài chính.
1.4.1.2.Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay phương pháp phân tích ngày càng được hoàn thiện, có nhiều phương pháp mới rất hiệu quả như phương pháp Dupont, phương pháp toán kinh tế lượng… Tuy nhiên thực tế ở nước ta hiện nay vẫn chỉ dùng hai phương pháp truyền thống do đó kết quả thu được không phản ánh rõ nét tình hình tài chính dẫn đến chất lượng phân tích tài chính thấp.
1.4.1.3.Chất lượng thông tin thu thập được dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính bởi lẽ nếu thông tin sử dụng không chính xác thì kết quả phân tích chỉ là hình thức không có ý nghĩa gì cho việc đánh giá hay sử dụng thong tin đó.
Do vậy, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chinh và thông tin đó đòi hỏi phải thật chính xác rõ ràng và đầy đủ
1.4.1.4 Sự quan tâm của ban giám đốc doanh nghiệp
Việt Nam là nước đang phát triển, việc phân tích tài chính ở các công ty không được chú trọng do ban lãnh đạo công ty chưa thấy hết được vai trò của phân tích tài chính dẫn đến công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiêp mới chỉ thực hiện sơ sài chất lượng phân tích thấp không mang lại được hiệu quả như mong đợi.
1.4.2 Nhân tố tác động từ bên ngoài doanh nghiệp.
Bao gồm các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô:
- Công nghệ và việc áp dụng các công nghệ vào sản xuất kinh doanh
- Các chính sách của Nhà nước
- Tác động từ các thị trường như thị trường tài chính, thị trường tỷ giá, lạm phát…
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ23 1.Cơ cấu và mạng lưới hoạt động
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến, các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận đều được quy định cụ thể, rõ ràng.
- Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 5 phó giám đốc Trong đó, giám đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng ban, chi nhánh, đơn vị trực thuộc Các phó giám đốc giúp việc cho giám đốc đảm nhận các công việc theo sự phân công của giám đốc
- Khối các phòng ban bao gồm 11 phòng ban có chức năng tham mưu,giúp việc giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của công ty Công ty PIDC ngoài trụ sở chính tại 133 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội còn có 10 chi nhánh, công ty trực thuộc ở trong và ngoài nước
Công ty Đầu tư và phát triển Dầu khí
Các phòng ban Các chi nhánh, cty trực thuộc
Phòng Tổ chức nhân sự
Phòng Tài chính - kế toán
Công ty LD Côn Sơn JOC
Công ty LD PCPP Sdn Phd
Công ty LD ĐH Ragunting
VP Đại diện Hải Phòng
VP Đại diện Đà Nẵng
XN Dầu khí Thái bình
Bộ máy quản lý của công ty sẽ được cụ thể hoá ở sơ đồ dưới đây:
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, công ty PIDC đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Song vượt lên trên tất cả, công ty đã có rất nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên về mọi mặt Trong những năm qua, công ty liên tục kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên được nâng lên Công ty ngày càng phát triển, được các đối tác tin tưởng, đánh giá cao Công ty cũng rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động, mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào công tác thăm dò khai thác dầu khí Để đạt được những kết quả trên là nhờ công ty đã đề ra được chiến lược xây dựng và phát triển đứng đắn, nhờ vào sự năng động nhạy bén của ban lãnh đạo công ty cũng như nhờ vào sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ PIDC
2.1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty Đầu tư và phát triển Dầu khí
- Hiện nay trong cán cân năng lượng, dầu khí vẫn giữ vị trí quan trọng nhất Đối với nước ta, vai trò của dầu khí càng trở nên có ý nghĩa to lớn trong tiến trình đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước Ngành dầu khí không chỉ góp phần quan trọng trong chiến lược ổn định năng lượng quốc gia mà còn đem lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước Vì vậy ngành dầu khí rất được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Đây là nền tảng giúp công ty có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh
- Với gần 20 năm xây dựng và phát triển chưa phải là dài đối với một công ty hoạt động trong ngành dầu khí nhưng PIDC đã trở thành một công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, có uy tín và được các đối tác tin tưởng.
- Là một thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam nay là Tập đoàn Dầu khí - một tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính mạnh và có uy tín lớn – nên công ty luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của Tổng công ty cũng như các đơn vị bạn trong quá trình hoạt động.
- Việc hợp tác với các đối tác nước ngoài trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của PIDC giúp công ty chia sẻ rủi ro, tăng cơ hội thăm dò, khai thác thành công và cơ hội tiếp cận nhiều dự án mới Đồng thời qua đó, công ty tranh thủ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quản lý điều hành của các đối tác
- Nội bộ công ty vững mạnh, có sự đoàn kết nhất trí tất cả vì sự phát triển của công ty Đồng thời công ty có một đội ngũ lãnh đạo giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo.
- Hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro mạo hiểm Khả năng thu lời cao nhưng rủi ro cũng rất cao Nếu chỉ một sai lầm trong quyết định đầu tư vốn có thể khiến công ty gặp nhiều khó khăn
- Là thành viên của Tổng công ty dầu khí, nguồn vốn của công ty chủ yếu do Tổng công ty cấp Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài Vì vậy tiềm lực tài chính của PIDC còn hạn chế.
- Sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực dầu khí ngày càng quyết liệt. Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và giàu kinh nghiệm trong khi PIDC còn thiếu kinh nghiệm, tiềm năng tài chính còn hạn chế, cơ hội mua tài sản phát triển mỏ rất thấp
2.1.2.2 Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty PIDC
Bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được thì trong công tác tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn một số tồn tại mà công ty cần sớm có biện pháp khắc phục để trong những năm tới có thể đạt được những kết quả cao hơn nữa Cụ thể :
- Về quy mô vốn kinh doanh :
Mặc dù là một thành viên của Tổng công ty Dầu khí – một trong những tổng công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất của Việt Nam – vốn kinh doanh của PIDC tương đối cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trên thị trường Nhưng với chức năng là một công ty đảm nhiệm vai trò đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trước các công ty dầu khí nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính mạnh trong khi PIDC còn thiếu nhiều kinh nghiệ, tiềm lực tài chính còn hạn chế, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh.
- Về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư :
Qua việc phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu vốn ta thấy vốn của công ty chủ yếu được huy động từ bên trong doanh nghiệp, chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu Mặc dù trong năm 2006 hệ số vốn chủ sở hữu đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao Trong đó nợ phải trả chủ yếu là các khoản nợ chiếm dụng ngắn hạn của đơn vị nội bộ, chậm nộp thuế vào ngân sách, chiếm dụng của công nhân viên … Với hệ số vốn chủ sở hữu cao như vậy, một mặt giúp công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về mặt tài chính nhưng mặt khác công ty đã không tận dụng hết được tác động tích cực của đòn bẩy tài chính
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ.
2.2.1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Đầu tư và Phát triển Dầu Khí
2.2.1.1.Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn của công ty Đầu tư và phát triển Dầu khí
Bảng 1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty PIDC Đơn Vị: Tỷ đồng
Số tiên Số tiền Tăng giảm
I Tiền và các khoản tương đương tiền 422,533 456,572 34,040 8,06
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 23,808 103,468 79,660 334,59
III Các khoản phải thu 8,019 13,180 5,161 64,36
1 Phải thu của khách hàng 5.451 7,919 2.467 45,26
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 0,170 0,033 -0,138 -80,86
V Tài sản ngắn hạn khác 0,308 0,213 -0,095 -30,85
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0,308 0,213 -0,095 -30,85
I Các khoản phải thu dài hạn 333,312 333,312 0,000 0,00
1 Phải thu dài hạn khác 333,312 333,312 0,000 0,00
II Tài sản cố định 15,206 73,688 58,482 384,59
1 Tài sản cố định hữu hình 14,517 72,916 58,399 402,27
Giá trị hao mòn luỹ kế -36,127 -412,43 -5,115 14,16
2 Tài sản cố định vô hình 0,689 0,772 0,083 12,03
Giá trị hao mòn luỹ kế 0,379 0,594 0,215 56,56
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.584,537 1.892,183 307,647 19,42
2 Đầu tư dài hạn khác 1.584,537 1.892,183 307,647 19,42
1 Phải trả cho người bán 5,011 -0,041 -5,052 -100,81
2 Người mua trả tiền trước 0,150 0,000 0,150 -100,00
3 Thuế và khoản phải nộp Nhà nước -1,536 68,045 69,580 -4.530,24
4 Phải trả công nhân viên 12,278 15,074 2,796 22,77
5 Phải trả các đơn vị nội bộ 28,786 82,881 54,095 187,92
6 Phải trả theo tiến độ HĐXD 0,626 0,593 0,033 -5,19
7 Phải trả, phải nộp khác 20,885 80,943 60,059 287,57
1 Phải trả dài hạn nội bộ 333,312 333,312 0,000 0,00
B.Nguồn vốn chủ sở hữu 1.989,040 2.292,453 303,413 15,25
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.969,053 2.083,156 114,103 5,79
2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0,000 0,025 0,025 -
3 Quỹ đầu tư phát triển 0,455 48,625 48,170 10.589,00
4 Quỹ dự phòng tài chính 0,355 5,735 5,381 1.516,58
5 Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản 0.087 0,087 0,000 0,00
6 Quỹ trợ cấp mất việc làm 0,120 2,774 2,654 2.216,20
7 Lợi nhuận chưa phân phối 0,000 132,259 132,259 -
II Nguồn kinh phí, quỹ khác 18,971 19,792 0,821 4,33
1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2,943 2,758 -0,185 -6,29
2 Nguồn kinh phí sự nghiệp 10,961 11,519 0,558 5,09
3 Nguồn kinh phí đã hình thành
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán công ty PIDC
Qua bảng 01 về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 2 năm
2005 – 2006 ta có những nhận xét sau:
Tổng tài sản năm 2006 so với năm 2005 tăng 484,709 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 20,29% Việc tăng của tổng tài sản nói trên là do TSNH tăng 118,580 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 26,03% cùng với sự gia tăng của TSDH với tỷ lệ 18,94% góp phần thúc đẩy tổng tài sản của công ty tăng lên
Giá trị tài sản năm sau cao hơn năm trước thường gặp đối với doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có uy tín, thể hiện quy mô vốn tăng Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm của quy mô vốn để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chưa đảm bảo tính khoa học và khách quan Vì vậy chúng ta xem xét đến mặt “chất” của việc sử dụng tài sản trong công ty PIDC bằng các xem xét sự biến động của từng khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, kết cấu của từng khoản mục
- Xem xét từng loại TSNH có thể thấy việc TSNH tăng chủ yếu là do: + Các khoản phải thu tăng 5,161 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 64,36% trong đó đáng kể là sự gia tăng của các khoản phải thu khác ( tạm ứng cho công nhân viên, phải thu khác ) với tỷ lệ 100,75% Và phải thu của khách hàng tăng 2,467 tỷ đồng với tỷ lệ 45,26% cũng góp phần làm tăng khoản phải thu
+ Mặc dù khoản phải thu có sự gia tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong TSNH ( năm 2006 là 2,3% tăng 0,54 % so với năm 2005 ) nên đây chưa phải là nhân tố chính làm gia tăng TSNH của công ty Bộ phận chính làm cho TSNH tăng là các khoản ĐTTC ngắn hạn tăng 79,660 tỷ đồng với tỷ lệ 334,59% và tỷ trọng tăng 12,8% Điều này cho thấy những nỗ lực của công ty trong việc đa dạng hoá đầu tư.
+ Bên cạnh đó khoản Tiền và tương đương tiền tăng 34,404 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 8,06% cũng góp phần làm TSNH của công ty tăng lên
+ Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của khoản phải thu, ĐTTC ngắn hạn, tiền và tương đương tiền thì bộ phận hàng tồn kho,TSNH khác lại giảm ( hàng tồn kho giảm 22,31%, TSNH khác giảm 30,58% ) nhưng vì hai bộ phận này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ lên không làm cho TSNH giảm nhiều.
- Đi sâu vào TSDH ta thấy TSDH tăng 336,128 tỷ đồng với tỷ lệ 18.94% là do:
+ TSCĐ tăng 58,481 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 384,59% cho thấy trong năm qua công ty đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tăng năng lực sản xuất của công ty trong dài hạn.
+ Các khoản ĐTTC dài hạn tăng 307,646 tỷ đồng mặc dù chỉ tăng với tỷ lệ 19,42% nhưng do đây là bộ phận có tỷ trọng lớn( năm 2006 là 82,3%) nên đây là nhân tố chính làm TSDH tăng. Để biết được trong tổng tài sản của công ty thì TSNH và TSDH chiếm bao nhiêu phần trăm, ta sẽ đi vào việc xem xét cơ cấu của từng loại tài sản
Trong tổng tài sản mà công ty đang quản lý và sử dụng thì TSNH chiếm tỷ trọng nhỏ hơn TSDH TSNH năm 2006 mặc dù tỷ trọng có tăng 0,91% nhưng vẫn chỉ chiếm 19,98% trong tổng tài sản.Trong đó, bộ phận Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất: 79,53% trong năm 2006. Nguyên nhân là do trong công ty thường xuyên xuất hiện các khoản chi có giá trị lớn Vì vậy công ty phải luôn dự trữ một lượng tiền lớn để đảm bảo cho các khoản chi trả thường xuyên đó.
TSDH chiếm tỷ trọng cao hơn TSNH trong tổng tài sản ( 80,02% trong năm 2006) nhưng trong năm qua đã có xu hướng giảm 0,91% Trong đó bộ phận ĐTTC dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất: 82,3% và có xu hướng tăng bởi ĐTTC dài hạn là hoạt động chính, chủ yếu, là chức năng chính của công ty PIDC.
Tổng nguồn vốn của công ty năm 2006 tăng 484,719 tỷ đồng so với năm
2005 Trong đó nguồn vốn CSH tăng 303,413 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 15,25% và nợ phải trả tăng 181,295 tỷ đồng với tỷ lệ 45,38% góp phần làm cho nguồn vốn của công ty tăng 20,29%.
Nợ phải trả tăng hoàn toàn là do trong năm 2006 nợ ngắn hạn của công ty tăng với tốc độ 273,86% Trong đó đáng kể nhất là sự gia tăng của bộ phận Thuế và khoản phải nộp Nhà nước, phải trả phải nộp khác cả về mặt giá trị, tỷ lệ và tỷ trọng Ngược lại, bộ phận phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước và phải trả theo tiến độ HĐXD có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Nguồn vốn CSH tăng do trong năm qua Tổng công ty Dầu khí đã cấp thêm vốn cho PIDC làm cho vốn đầu tư của CSH tăng 114,103 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 5,79% Đồng thời lợi nhuận chưa phân phối tăng 132,259tỷ đồng cùng với sự gia tăng của các quỹ chuyên dùng ( đầu tư phát triển, dự phòng tài chính …) góp phần làm nguồn vốn CSH tăng lên.
Xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng rất lớn: năm 2005 là 83,27%, năm 2006 là 79,79% Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty chủ yếu thiên về vốn CSH Nguyên nhân là do dầu khí là ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia, do vậy Nhà nước muốn nắm quyền chi phối đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này Hơn nữa đầu tư thăm dò khai thác dầu khí lại chứa đựng rất nhiều rủi ro nên công ty cũng khó huy động vốn từ bên ngoài.
Tóm lại: Qua phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn của công ty
PIDC trong 2 năm qua ta có thể thấy trong cơ cấu tài sản của công ty thì TSDH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Điều này phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Qua phân tích cơ cấu vốn, ta thấy vốn của PIDC được hình thành từ hai nguồn: vốn chiếm dụng và nguồn vốn CSH, trong đó chủ yếu là nguồn vốn CSH Nguồn vốn CSH chiếm tỷ trọng cao cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp Để biết được với tình hình tài sản và nguồn vốn như vậy thì hoạt động của công ty PIDC đạt kết quả như thế nào cần phải tiến hành đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.1.2 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đầu tư và phát triển Dầu khí năm 2006
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của công ty Đầu Tư và Phát Triển Dầu Khí Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng giảm(±) Tỷ lệ tăng giảm%
3 Doanh thu bán hàng thuần 620,03 1.017,590 397,56 64,12
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung 297,98 470,168 172,189 57,79
6 Doanh thu hoạt động tài chính 1,84 1,554 -0,290 -15,71
7 Chi phí hoạt động tài chính 0.00 0.000 0.000
Trong đó: chi phí lãi vay 0.00 0.000 0.000
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,72 1,016 -0,708 -41,06
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 297,99 467,571 169,582 56,91
14 Tổng lợi nhuận trớc thuế 314,60 467,727 153,125 48,67
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 116,40 173,059 56,656 48,67
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán công ty PIDC
Kết quả hoạt động kinh doanh của PIDC năm 2006 được phản ánh qua bảng 02 Nhìn vào những con số tổng kết trên đó có thể đưa ra những nhận xét ban đầu: PIDC đã hoàn thành mục tiêu có lợi nhuận ở cả 2 năm 2005 –
ĐÁNH GIÁ CHUNG
* Những kết quả đạt được:
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty PIDC đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức quản lý tài chính Nhưng với sự cố gắng của ban lãnh đạo cùng tập thể công nhân viên, công ty đã khắc phục được những khó khăn trên và đạt được nhiều thành tựu, kết quả đáng khích lệ như sau:
Thứ nhất : Trong năm 2006 tổng tài sản của công ty đã tăng: 484,709tỷ đồng, song song với nó là tổng nguồn vốn cũng tăng 484,709tỷ đồng Số tăng này phản ánh quy mô vốn và nguồn vốn của công ty năm 2006 đã được mở rộng so với năm 2005
Thứ hai: Trong năm 2006 công ty đã tăng cường đầu tư vào tài sản để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của công ty Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh đã tăng lên, biểu hiện là doanh thu thuần tăng 397,556 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 64,12% và lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng 96,468tỷ đồng với tỷ lệ tăng 48,67% Lợi nhuận tăng là nguồn bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, tăng nộp ngân sách Nhà nước, góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thứ ba : Trong năm qua công ty đã cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó tiết kiệm được một lượng vốn tương đối lớn, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ TRONG THỜI GIAN TỚI
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng dầu khí, song đứng trước nhu cầu năng lượng ngày càng phát triển cho sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước thì nguồn tài nguyên này trong tương lai sẽ không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của đất nước Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cần phải có kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên dầu khí trong nước, đồng thời đẩy mạnh đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài nhằm bù đắp một phần thiếu hụt trong nước. Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược nêu trên và duy trì sự phát triển bền vững của ngành dầu khí, trong giai đoạn trước mắt 2006 – 2010 và tương lai sau năm 2010, Tổng công ty Dầu khí giao nhiệm vụ cho công ty PIDC cần phải đẩy mạnh công tác thăm dò khai thác dầu khí ở cả trong và ngoài nước với mục tiêu tăng trữ lượng dầu khí từ các đề án ở nước ngoài khoảng 35-40 triệu tấn dầu quy đổi nhằm có sản lượng khai thác dầu khí từ năm 2006 và 1 -
2 triệu tấn quy đổi vào năm 2010 Từ những thành công bước đầu trong giai đoạn 2001 -2005, giai đoạn tới ( 2006 -2010 ) có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đặt nền móng và mở rộng đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài, tạo đà cho sự phát triển mạnh và bền vững sau năm 2010 nhằm đạt được sản lượng khai thác khoảng 3 -4 triệu tấn/ năm vào năm 2015 và khoảng
5 -6 triệu tấn/ năm từ sau năm 2020.
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, công ty đã xây dựng các mục tiêu cơ bản trong thời kỳ 2006 -2010 bao gồm:
1- Quản lý và thực hiện có hiệu quả các dự án hiện tại, tăng cường các dự án đầu tư vào các nước nhiều dầu mỏ.
2- Có sản lượng khai thác dầu khí từ nước ngoài vào năm 2006 và gia tăng sản lượng trong những năm tiếp theo, ưu tiên mua các tài sản dầu khí 3-Đảm bảo cung cấp gas ổn định, lâu dài cho ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng.
4-Phấn đấu trở thành công ty điều hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có uy tín lớn ở khu vực Đông Nam á và trên thế giới.
5-Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các hoạt động quốc tế.
MỔI SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁI NHÀ NƯỚC
- Tăng các khảon nợ phảỉ trả, tăng vốn của chủ sở hữu, cũng như một sự làm giảm tài sản của doanh nghiệp chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn và được xếp vào cột diễn biến nguồn vốn.
- Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được xếp vào cột sử dụng vốn.