1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo về nhà ở của người Hà Nhì ở Lào Cai

41 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 262 KB

Nội dung

Vì đó không những là cơ hội để cho mỗi sinh viên có thể vậndụng những kiến thức đã học của mình khi học tập trên ghế nhà trường vàođời sống thực tế mà nó còn là thời gian để từng sinh vi

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9

CHƯƠNG 1 10

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở XÃ Y TÝ HUYỆN BÁT XÁT- TỈNH LÀO CAI 10

1.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2 Khái quát về người Hà Nhì .10

CHƯƠNG 2 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA NHÀ Ở 15

2.1 Khái quát về nhà ở của nguời Hà nhì 15

2.2.2 Công đoạn dựng nhà 18

2.2.3 Bố trí kiến trúc nhà ở 21

2.2.4 Những nghi lễ liên quan đến nhà ở 22

2.2.5 Một số kiêng kị trong văn hóa nhà ở của người Hà Nhì 24

2.2.6 Một số khác biệt về nhà ở của người Hà Nhì ở Y Tý với một số dân tộc khác 26

3.1 Sự biến đổi về nhà ở 27

3.2 Phương hướng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen 28

3.2.1 Giải pháp chính quyền địa phương 28

Trang 2

3.2.2 Giải pháp nhà nước 28

3.3 Ưu và nhược điểm của nhà trình tường dân tộc Hà Nhì đen 29

3.3.1 Ưu điểm 29

3.3.2 Nhược điểm 29

PHẦN KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đối với mỗi sinh viên, những chuyến đi thực tế thật sự có ý nghĩa rấtquan trọng Vì đó không những là cơ hội để cho mỗi sinh viên có thể vậndụng những kiến thức đã học của mình khi học tập trên ghế nhà trường vàođời sống thực tế mà nó còn là thời gian để từng sinh viên có thể rèn luyệncác kỹ năng sống và thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân.Ngoài ra, sau những chuyến đi thực tế như vậy có thể giúp cho mỗi sinhviên tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cách thức tổ chức, kỹ năng làm việctheo nhóm,… để sau này có thể tự tin với công việc của mình sau khi đãkết thúc chương trình học

Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề, và ý nghĩa của các chuyến

đi thực tế, trong những năm qua Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa Học– Đại học Thái Nguyên đã luôn luôn cố gắng tổ chức những chuyến đi thực

tế chuyên ngành cho các ngành đào tạo một cách có hiệu quả nhất nhằmnâng cao hơn chất lượng đầu ra của từng sinh viên học tập trong trường

Được sự nhất trí và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường Đại họcKhoa Học – Đại học Thái Nguyên, Khoa Văn - Xã hội đã tổ chức cho sinhviên ngành Việt Nam Học khóa 10 đi thực tế tại địa bàn xã Y Tý, huyệnBát Xát, tỉnh Lào Cai trong thời gian một tuần (06/02/2014 - 11/02/2014).Theo sự phân công, lớp Việt Nam học khóa 10 được chia làm 5 nhóm nhà

ở và 5 nhóm bài tập và nhóm bài tập của chúng tôi đã chọn đề tài “Văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen ở thôn Lao Chải- xã Y Tý- huyện Bát Xát-tỉnh Lào Cai” để làm đề tài báo cáo thực tế của nhóm mình.

Trang 4

* Nhóm đề tài chúng tôi gồm có 6 thành viên:

* Dưới sự hướng dẫn của các Giảng Viên:

1 Dương Thùy Linh

Trang 5

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lào Cai là một tỉnh miền núi giáp biên giới, là vùng đất rộng, núinon hiểm trở, có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng, anninh… Nơi đây dân cư thưa thớt, nhiều bản chỉ có năm bảy nóc nhà, bảnnào nhiều nhất cũng chỉ có vài chục hộ… Điều kiện kinh tế - xã hội cònnhiều khó khăn kéo theo đó là mức sống, trình độ nhận thức của nhân dântrên địa bàn rất hạn chế Cũng như một số xã trong địa bàn tỉnh, xã Y Tý -huyện Bát Xát là một trong những nơi có điều kiện về tự nhiên- xã hộiphức tạp Do đó, muốn có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiênkhó khăn này, các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây phải không ngừngsáng tạo về cách thức tổ chức cộng đồng cũng như hệ thống nhà ở củamình để phù hợp hơn với cuộc sống lao động sản xuất cũng như sinh hoạtthường ngày Có thể nói ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú, sinh hoạt của giađình mà còn là nơi ghi dấu những kỉ niệm giữa các thành viên và giữa cácthế hệ Vì vậy, ngôi nhà mang trong mình những ý nghĩa lớn lao về văn hóavật chất cũng như tinh thần mà thông qua nó chúng ta có thể nhìn thấyđược giá trị truyền thống của cả một dân tộc

Từ xưa đến nay dựng nhà được xem là một trong những việc quantrọng nhất của đời người “cưới vợ, dựng nhà và báo hiếu cha mẹ” đây làquan niệm đã ăn sâu vào trong tiềm thức từng con người Việt Nam Do đó,mỗi người dân Việt Nam đều tự ý thức được giá trị của ngôi nhà trong cuộcđời mình Nhà ở của người Hà Nhì đen tại xã Y Tý cũng mang ý nghĩa nhưvậy

Thế giới biết đến Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa sắc tháimang đậm giá trị lịch sử và văn hóa Mà trong đó văn hóa Việt Nam là tổngthể những giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra trong suốt quá trình lịch

sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta (trong đó văn hóa

Trang 7

nhà ở nằm trong văn hóa vật chất) Chính vì vậy, văn hóa đã trở thành nềntảng quan trọng tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, giúp dân tộc ta chiến thắngmọi kẻ thù xâm lược, khắc phục mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và pháttriển đất nước.

Trước thực tiễn đó, bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,Đảng và Nhà nước ta đã thông qua: “Cương lĩnh xây dựng đất n-

ước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, và khẳng

định “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là

sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”, đây vừa là mục tiêu,vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt trong quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa Việt Nam cần mở rộng giao lưu với thếgiới, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp hài hòagiữa truyền thống và hiện đại, nhằm không ngừng làm giàu kho tàng vănhóa dân tộc, thúc đẩy tiến trình phát triển chung của đất nước Nhưng thực

tế hiện nay, sự giao thoa đó đã làm cho nền văn hóa truyền thống của nước

ta phai nhạt dần, tiêu biểu như nền văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đã cónhiều sự biến đổi lớn đã làm mất dần đi bản sắc văn hóa dân tộc nói chung

và nề văn hóa của người hà Nhì nói riêng

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu nhà ở củangười Hà Nhì đen thôn Lao Chải- xã Y Tý- huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai

Chúng tôi đã chọn đề tài: “Văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen, xã Y

Tý, huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai” làm đề tài nghiên cứu của nhóm mình.

Nhằm làm rõ hơn về văn hóa nhà ở của đồng bào và góp một phần nhỏ bécủa mình vào việc phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa vật chất tinh thần

ở nước ta

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Lật lại những bài viết về xã Y Tý, có rất nhiều nhà nghiên cứu tìmvới các đề tài trên với các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội và văn

Trang 8

hóa Mặc dù đã có những bài viết đăng trên các trang mạng về nhà ở củangười Hà Nhì đen như trang dantocviet.vn, www.dongvan.vn nhưng chưa

có công trình nào hoàn chỉnh và tìm ra được những giá trị văn hóa mà ngôinhà đem lại, mà các bài viết này chỉ diễn tả một phần nào đó về quá trìnhlàn nhà, vì vậy những thông tin mà chúng em tìm hiểu về nhà ở của người

Hà Nhì đen qua chuyến đi thực tế vừa rồi, hi vọng sẽ góp phần làm rõ hơnnhững bí ẩn về nhà ở của người Hà Nhì đen, đồng thời góp phần bảo tồncác giá tri văn hóa của người Hà Nhì nói riêng và của cả dân tộc ta nóichung

Trang 9

- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo lưu và gìn giữ các giá trị văn hóacủa người Hà Nhì.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu được các quan niệm về nhà ở của người dân địa phương

để có thể nhìn nhận một cách khái quát về ý thức niệm của họ về ngôi nhàcủa mình từ xưa tới nay

- Tìm hiểu quá trình xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà cùng vớimột số ngh lễ liên quan tới nhà ở của người Hà Nhì đen

- từ quá trình này có thể nhận thấy được những mối quan hệ giữangười dân nơi đây với nhau và hình thức tổ chức cộng đồng của họ

- Tìm hiểu các phong tục tập quán, các kiêng kị trong cuộc sống liênquan đến nhà ở và sinh hoạt cộng đồng

- Tìm hiểu ý thức và suy nghĩ của người dân về sự bảo tồn và pháthuy các giá trị văn hóa truyền thống của mình, giúp họ trân trọng hơn và cóthể bảo tồn những giá trị truyền thống đó

- Đề xuất một số giải pháp để giữ gìn xây dựng và bảo tồn hệ thốngnhà trình tường tại địa phương nơi mình nghiên cứu một cách có hiệu quả

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

- Nhà trình tường cuả người Hà Nhì đen, xã Y Tý, huyện Bát Xát,

tỉnh Lào Cai

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu trên địa bàn xã Y

Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

- Thời gian: Từ ngày 07/02/2014 đến 10/02/2014 dương lịch

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi đã sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thu thập tài liệu

Tìm kiếm tài liệu liên quan đến hình thức nhà ở của người Hà Nhìđen trên các phương diện: Sách, báo, tài liệu chuyên nghành, tài liệu khoahọc, Internet… Thu thập thêm tài liệu từ người dân địa phương tại xã Y Tý

- Phương pháp quan sát mô tả

Quan sát khái quát hệ thống nhà ở của người Hà Nhì đen xã Y Tý,huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chụp ảnh và ghi lại những dữ liệu quan trọng

bổ sung cho tài liệu tạo nên sự đặc thù cho đề tài

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn sâu với từng người dân địa phương về hìnhthức trình tường tại xã Y Tý huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, nhằm điều tra thuthập được các thông tin mang tính tâm linh có ý nghĩa giá trị cao

- Phương pháp phân tích & tổng hợp

Đây là phương pháp có sự kết hợp giữa hai phương pháp nhỏ dó làphân tích và tổng hợp Đối với phương pháp phân tích: tiến hành phân chiavấn đề nghiên cứu về nhà ở thành các bộ phận yếu tố nhỏ hơn để thuận tiệncho việc tìm hiểu và đảm bảo tính sâu sắc của từng bộ phận Tuy nhiên

Trang 11

thông tin thu được chỉ giúp cho hiểu sâu sắc về từng bộ phận nhỏ vì vậycần sử dụng phương pháp tổng hợp Trong thực tế hai phương pháp nàykhông bao giờ tách rời nhau phương pháp tổng hợp giúp cho chúng ta cócái nhìn sâu sắc, toàn diện nhất của khách thể nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

Đặt hệ thống nhà ở của người Hà Nhì đen hiện nay trong phát triểncủa xã hội để tìm ra những nêt đổi mới của nhà trình tường xưa và nay.Đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với nhà ở của các dân tộc khác nhằmtìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các dân tộc

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận.

1.1.1 Khái niệm về nhà ở nói chung

Trong bài viết “các định nghĩa về nhà ở” được đăng tải trên webside: http://www.kientrucviet.com.vn thì Theo Luật Nhà ở ban hành năm 2005 và Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ

đã giải thích các khái niệm liên quan đến nhà ở như sau:

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhucầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân(Theo Điều 1 của Luật Nhà ở)

1.1.2 Khái niệm về một số loại nhà ở khác.

1 Nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thànhphần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thịtrường

2 Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộccác thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tạiĐiều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuêhoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định

3 Nhà ở công vụ là nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng cho các đốitượng quy định tại Điều 60 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định nàythuê trong thời gian đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Luật Nhà ở vàNghị định này

4 Nhà biệt thự tại đô thị là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc lànhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân, vườn, hàng rào và lối ra

Trang 13

vào riêng biệt, có số tầng chính không quá ba tầng (không kể tầng mái checầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất ba mặt nhà trông ra sân hoặcvườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất,được xác định là khu chức năng trong quy hoạch đô thị được cấp có thẩmquyền phê duyệt.

5 Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang

và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cánhân Nhà chung cư có phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng hộ giađình, cá nhân, của chủ đầu tư và phần diện tích thuộc sở hữu chung của cácchủ sở hữu nhà chung cư

1.1.3 Cơ sở hình thành nên các hình thức nhà ở khác nhau ở Việt Nam.

Về nguồn gốc nông nghiệp: Việt Nam được nhìn nhận như một trong

những cái nôi đầu tiên của lịch sử văn minh loài người Nền văn minh sôngHồng lấy nông nghiệp trồng lúa nước_ phương thức sản xuất Châu Á và tổchức xóm làng làm cơ sở Gia đình gắn bó chặt chẽ với làng nước trong tưduy và trong hành động của từng thành viên sinh sống trong gia đình Dướimột mái nhà Người Việt luôn có ý thức quý trọng nơi mình sinh ra Tinhthần đó được thể hiện trên hệ thống nhà ở của từng dân tộc sinh sống trên

lãnh thổ Việt Nam Đi theo tiến trình lịch sử, ngay từ khi có sự xuất hiện

loài người, những con người gốc nông nghiệp đầu tiên ra đời Đó là từ khicon người bắt đầu thoát khỏi sự mông muội, thoát khỏi hình thức “ăn hang

ở hốc”, biết trồng trọt chăn nuôi Chuyển dần sang xã hội có nhà nước cókinh tế, có kẻ giàu người nghèo, có sự phân chia giai cấp Chính từ trongquá trình phát triển của con người đó đã sản sinh ra sự xuất hiện của cáchình thức nhà ở khác nhau trên các vùng lãnh thổ của đất nước

Về mặt tự nhiên: Với sự đa dạng của địa hình trải dài theo chiều dài

hình chữ S của đất nước, đã quy định ở mỗi một khu vực lại có một kiểukhí hậu khác biệt nhau Như ở miền Bắc khí hậu có sự phân chia thành bốn

Trang 14

mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông), Còn ở miền nam lại có sự phân chia thành haimùa khác biệt, đối lập hoàn toàn với nhau (một mùa Mưa và một mùa Khô)như vậy có thể hiểu rằng điều kiện tự nhiên và xã hội đã quy định sự hìnhthành và ra đời của các hình thức nhà ở của các dân tộc cư trú và sinh sốngtrên lãnh thổ Việt Nam

Về địa hình: Việt nam được chia thành các bậc như: Rẻo cao, rẻo

giữa, rẻo thấp, tồn tại trong đó là những hình thức nhà ở khác biệt Nhữngkhu vực rẻo cao thường là những vùng có độ cao lớn, khí hậu khắc nghiệt,địa hình này thường ở các vùng núi phía bắc với các dân tộc sinh sống là:H’mông, Dao những dân tộc này cư trú dưới hình thức nhà đất là chủ yếu.Tiếp theo đó là vùng rẻo giữa với địa hình thấp hơn, nơi đây là địa bàn cưtrú của các dân tộc như: Tày, Nùng, thái với hình thức nhà ở chủ yếu là nhàsàn, Còn ở khu vực rẻo thấp, địa hình bằng phẳng, gần sông nước là nơi cư trúchủ yếu của người Kinh với hình thức nhà ở chính là kiểu nhà xây hiện đại

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài.

1.2.1 Vài nét về xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

* Vị trí địa lý của xã Y Tý

Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa

vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theođường sắt và 345 km theo đường bộ Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn Từ ngày 01/01/2004(sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên:6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ19/64 tỉnh, thành phố cả nước)

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phíaTây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203

km đường biên giới

Trang 15

* Điều kiện tự nhiên

Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức

độ chia cắt mạnh Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy ConVoi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo

ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phíatây dãy Hoàng Liên Sơn Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đadạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độcao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh Điểm cao nhất làđỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so vớimặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bànthuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phậnhuyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải,thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâmnghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng

-Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu

trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thờitiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian Đột biến vềnhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuốngthấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyếtrơi)

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đếntháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trungbình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không

có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm

Trang 16

->2.000mm Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C, lượngmưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.

Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ởmức độ rất dày Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thunglũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày

Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vìvậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng kháckhông có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh

Thổ nhưỡng: Đất có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10

nhóm, 30 loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau

Đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội

Đặc điểm kinh tế : Người Hà Nhì chủ yếu trồng lúa trên nơi làm ruộng,

nương rẫy Đồng bào giàu kinh nghiệm khai hoang ruộng, khơi mương, đàophai đắp đập Họ chọn đất để làm ruộng bậc thang không kể núi cao haythấp, miễn là những nơi đó có khả năng dẫn nước tưới ruộng Mùa mưa,khoảng từ tháng 5, tháng 6 âm lịch, là mùa vỡ hoang, lúc đó đất mềm dễđào sới Khai phá ruộng bắt đầu từ trên đỉnh núi rồi dần dần làm thấpxuống Trước tiên phải phát cỏ, đánh gốc rồi dùng cày bừa san bằng mặtruộng, đắp bờ giữ nước Dụng cụ lao động chỉ có cuốc, cuốc chim, thuổng,cày và bừa gạt đất bằng gỗ Với những công cụ đơn giản như vậy nhờ sứclao động cần cù và sáng tạo của mình, người Hà Nhì đã biến bao núi đồithành những cánh đồng ruộng bậc thang trù phú

Gắn liền với ruộng bậc thang đồng bào đã trú trọng xây dựng, đập,mương máng để lấy nước Ngày nay, nhiều công trình thủy lợi dân gian của

họ đã làm cho những ai đến đây đều phải khâm phục

Ở những vùng làm ruộng, từ lâu người ta đã chú ý sử dụng phân tro,chủ yếu là phân chuồng Vì ruộng ở xa nhà, lại ở cao thấp khác nhau trên

Trang 17

sườn núi không gánh phân bỏ ruộng được, đồng bào đã biết lợi dụngmương phai để đưa phân tới tận các chân ruộng Hiện nay do làm ăn hợptác nên cách vận chuyển này càng thêm thuận lợi Đồng bào làm bãi buộctrâu ở đầu những mương nước Phân trâu được đánh thành từng đống Đếnmùa, sau khi cày xong lần thứ nhất, đồng bào cho phân chảy vào ruộng.Sau đó để ruộng cạn khô và lại cày bừa Như vậy phân sẽ trải đều khắp mặtruộng và đỡ tốn công thồ.

Chăn nuôi ở người Hà Nhì tương đối phát triển Trâu bò chủ yếudùng làm sức kéo Đàn trâu của người Hà Nhì, nhất là ở Tây Bắc ngày càngtăng lên Chăn nuôi lợn gà cũng rất được chú ý

Nghề thủ công gia đình khá phát triển: đan nát , dệt vải , nhuộmchàm

Phần lớn đồng bào đã tự túc được vải mặc Duy chỉ ở Hoàng LiênSơn do sống trên núi cao, khí hậu lạnh, không trồng được bông, họ thườngđem những sản phẩm như chàm đồ đan và gia cầm để đổi cho người Giáy ,Dao, lấy bông vải.Ở Tây Bắc người Hà Nhì dành những lương tốt nhất đểtrồng bồng Phụ nữ dệt vải trên khung cửi nhỏ Khổ vài chỉ rộng khoảng20cm Vải bền chắc, phần do kĩ thuật dệt, phần do nhuộm được chàm nhiềulần Đồng bào Hà Nhì, nhất là ở Hoàng Liên Sơn rất chú trọng đến việctrồng chàm và nhuộm chàm Chàm được trồng trên nương mà đôi khi đượcgọi là nương quả ớt vì vào tháng 2 trước khi cấy tràm người ta thườngtrồng ớt

Do tính chất kinh tế quy định, trước kia người Hà Nhì có 2 hìnhthức cư trú Bộ phận làm nương du canh thường sống du cư không có bảnlàng cố định, ở phân tán theo nương rẫy Mỗi bàn có nhiều chòm xóm ởcách nhau hàng quả núi Mỗi chòm xóm chỉ có năm ba nhà Hiện nay bộphận này đã định canh định cư Các bản định cư đã tập hợp các chòm xómxưa kia ở rải rác lại Bản trở nên đông đúc hơn Trung bình mỗi bản trêndưới 20 nóc, có bản đông tới 20-28 nóc nhà

Trang 18

Bộ phận làm ruộng bậc thang, làm nương định canh từ lâu đã sốngđịnh cư Nhiều bản đã định cư trên dưới 100 năm và cư dân thường sốngtập trung đông đúc như các bản Mù Cả (xã Mù Cả), Lao Chải(60 hộ), SinChải(39 hộ) (xã Lao Chải) và A Lù (33 hộ)

Tuy ở trên sườn núi cao như người Mèo, nhưng bản của người HàNhì chủ yếu ở nơi đất thuận tiện với phương thức canh tác của họ

Đặc trưng văn hóa: Đa số dân cư ở nhà đất, trình tường dày 30cm đến

40cm Thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao Nhà ở vùng Y Tý, A Lù cóđặc điểm là tường cao (3-4m), mái dốc và ngắn Ở vùng này nhà không cóhiên và chỉ có một cửa ra vào Bên trong nhà lại có một lần tường có tácdụng phòng thủ và chống rét, chống sương, mây mù lùa vào nhà Lớptường ngoài và lớp tường trong cách nhau trừng 1,5m tạo nên khoảng trốnggọi là hiên trong Ở bức tường thứ hai mở một hoặc hai cửa để vào trongnhà Nhà của người Hà Nhì ở Y Tý thường được bố trí như sau: hai gian ởhai đầu được ngăn thành hai buồng dành cho vợ chồng của chủ gia đình vàcon cái hoặc vợ chồng con trai Khoảng 1/3 chiều rộng của hai gian giữa làphần đất, phần còn lại được dựng thành sàn Ở phần đất có bếp lò nấu cơm,cám lợn , có chạn bát Phần sàn là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ngủ của concái, khách Trên sàn còn có bếp lửa để sưởi

Ở Mường Tè về căn bản nhà cũng được cấu trúc như ở Y Tý, A Lù,nhưng tường và mái thấp hơn Nhà có hàng hiên phía trước tường trongthường lát ván hay liếp (riêng ở hai xã Ka Lăng, Thu Lủm bức tường nàycũng được trình đất) chia nhà theo chiều dọc thành hai nửa bằng nhau hoặcnửa ngoài nhỏ hơn một chút Nửa ngoài là nơi tiếp khách, có một bếp sưởi

và cối giã gạo Nửa trong không có sàn như nhà ở xã Y Tý, được ngănthành từng buồng riêng và có bếp lò để nâu cơm, nấu cám lợn

Trang phục của phụ nữ có hai loại Ở Tây Bắc đồng bào ưa màu sắc sặc sỡ,

về cơ bản họ mặc giống phụ nữ La Hủ, nhưng áo ngoài (ngắn) nhiều khikhông xẻ ở ngực mà lại cài cúc bên nách phải và chỉ trang trí bằng cách

Trang 19

đính những đồng xu, khuy bạc hình bán cầu, nhiều dải hạt cườm trên nửabên phải thân áo phía trước.

Ở Hoàng Liên Sơn, phụ nữ thường mặc giản dị hơn Cách may cắt quần áocũng giống như người Hà Nhì ở Mường Tè, nhưng áo ngắn chỉ đến đầugối, gấu to và hơi nhỏ ra ở phần giữa Trên y phục không có trang trí, thêuthùa, chỉ co một màu chàm duy nhất

Đồng bào Hà Nhì không ăn trầu, nhuộm răng đen Trước kia ở Tây Bắc traigái thường nhuộm răng đỏ bằng những cánh kiến đỏ Họ coi đó là một yếu

Gia đình mang tính chất phụ quyền rõ rệt Trước kia bố, anh cả là ngườiquyết định mọi việc trong nhà Phụ nữ không có quyền thừa kế tài sản Khichia tài sản, đối với ruộng nương, tiền bạc ,thóc các anh em trai được chiađều nhau Anh cả thường ở lại căn nhà của bố mẹ

Tron quan hệ hôn nhân, đồng bào ít chịu sự giàng buộc của những lễ giáophong kiến Nam, nữ thanh niên được tự do yêu đương, tìm hiểu nhautrước khi cưới Theo luật tục những người cùng họ nhưng khác chi vẫn cóthể lấy được nhau Ở Bát Xát người cùng một chi họ dù cách bao nhiêu đờicũng không được kết hôn nhưng ở Mường Tè cách nhau 7 đời đã có thể lấyđược nhau

Phong tục không cho phép quan hệ hôn nhân giữa con chú, con bác, con dìcon già, con cô, con cậu Tục "sôrôrát” và "lêvirát” hoàn toàn bị ngăn cấm

Về nguyên tắc, người Hà Nhì cấm lấy đôi cũng như cấm hai anh em trai lây

Trang 20

hai chị em gái Những nguyên tắc trên đã chứng tỏ rằng trình độ hôn nhân

ở người Hà Nhì đã phát triển cao, phù hợp với trạng thái kinh tế, xã hội củahọ

Người Hà Nhì ở Bát Xát không có tục hay một vài năm với mục đích thờphụng tổ tiên hoặc giúp đỡ bố mẹ khi tuổi già Trong những trường hợpnày, rể không phải đổi họ tài sản của bố mẹ vợ do anh em, họ hàng bên vợchia nhau và chia cho con rể một phần Ở Mường Tè tục ở rể tương đối phổbiến Trước kia thời gian ở rể thường là 3-4 nă, nhiều nhất là 10-12 năm Ở

rể không phải mất tiền cưới Ai không muốn ở rể thì phải trả tiền cướikhoảng 100-150 đồng bạc trắng

Người Hà Nhì có hai hình thức cưới: Do bố mẹ đi hỏi và không qua lễ hỏi.Đồng bào ở Tây Bắc có tục vợ đổi họ theo chồng sau khi đã về nhà chồng.Với quan niệm người chết sẽ sang sống ở một thế giới khác, đồng bàot rấtcoi trọng việc tang ma Theo phong tục, sau khi bố , mẹ chết con phải dỡngay một tấm liếp ở buồng riêng của bố mẹ và phá bàn thờ đi Đó là dấuhiệu trong nhà có tang Người chết được khâm liệm cẩn thận rồi đặt trêngiường ở gian giữa, đàu hướng về phía ban thờ vừa bị phá Ở Hoàng LiênSơn, thi hài còn được đậy chiếu giống như tổ tò vò Mỗi vùng có mộtphong cách cúng khác nhau Ở Tây Bắc cúng gà nướng (không cắt tiết, chỉvặt lông), ở Hoàng Liên Sơn cúng gà để nguyên lông (sau khi đã cắt tiết)cùng một ống gạo

Về tôn giáo, tín ngưỡng, người Hà Nhì tin vào sự tồn tại của linh hồn Mỗingười có 12 hồn Trước kia hàng năm có tục gọi hồn cho tất cả mọi ngườitrong gia đình và cho gia súc Người ta luôn luôn chú ý giữ gìn, bảo vệnhững linh hồn của mình Khi anh cả chết, bàn thờ truyền cho các em traicon của anh cả lại lập bần thờ riêng thờ bố mẹ mình

Ở xã Mù Cả, họ thờ tổ tiên hai đời: bố mẹ và ông bà, nhưng khi ra ở riêng,nếu bố mẹ còn sống, con cái vẫn chưa được lập bàn thờ Ở người Hà Nhì

Cố Chồ, vợ chủ gia đình là người chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên Nếu

Ngày đăng: 31/05/2014, 23:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w