7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
2.2.4 Ưu và nhược điểm của nhà trình tường dân tộc Hà Nhì đen
2.2.4.1 Ưu điểm
Nhà của mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền lại có một ưu điểm khác nhau nó phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đó, và nhà trình tường của người Hà Nhì đen cũng vậy.
So với các hình thức nhà ở khác, hình thức nhà trình tường có được sự bền vững về kết cấu, đơn giản về cách xây dựng giúp người dân có thể dễ dàng xây dựng, đặc biệt vật liệu xây dựng được lấy từ lấy từ thiên nhiên không tốn kém chi vè vật liệu. Nhà ở của người Hà Nhì có thể tồn tại trong khoảng thời gian rất dài so với những hình thức nhà ở thông thường mà không phải sửa chữa gì thêm (có nhà đã được bốn đời cung sinh sống), điều đó sẽ hạn chế cho các khoản chi phí tốn kém, mất công sức xây dựng... Giúp người dân yên tâm sinh sống và sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Hình thức nhà trình tường được xây dựng bằng đất với độ dầy tường từ 40cm-50cm, nhà thường có hai lần tường và mái được lợp dầy 50cm, chính nhờ sự kết cấu đó đã giúp người dân chống chọi được với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và xã hội như: Rét đậm rét hại, mưa tuyết, nóng nắng và thổ phỉ, cướp bóc..
Do đã được xây dựng từ lâu cùng với đó là sự đặc biệt về kiến trúc nên nhà trình tường còn lữu trữ và bảo tồn được rất nhiều nét văn hóa đặc sắc, đặc thù về kiến trúc nhà truyền thống, bố trí không gian nhà ở và các nghi lễ liên quan đến nhà ở. Tạo sự mới lạ cho du khách khí tới Y Tý thăm quan du lịch, từ đó có thể phát huy và phát triển du lịch vùng và du lịch cộng đồng
2.2.4.2 Nhược điểm
Mặc dù nhà trình tường có nhiều ưu điểm, song cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
Trong nhà tương đối ẩm thấp và chật chội, nhà ít của sổ nên việc thoát khói là rất khó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
Thời gian hoàn thành một ngôi nhà là khá lâu khoảng 6 đến 8 tháng, và cần nhiều nhân lực.
- Hình thức nhà ở này còn sơ sài, thiếu khoa học không đáp ứng được đầy đủ các nhu câu cần thiết của từng thành viên trong gia đình, kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường…
CHƯƠNG 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÀ Ở CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở XÃ Y TÝ- HUYỆN BÁT XÁT- TỈNH LÀO
CAI 3.1 Những nghi lễ liên quan đến nhà ở
Cũng như các dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng núi cao, dân tộc Hà Nhì ở Lao Chải – Y Tý có kiến trúc nhà ở theo loại hình nhà phòng thủ, ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, trong quá trình làm nhà họ phải thực hiện một số nghi lễ như chọn đất làm nhà, cúng trong lúc làm nhà, lễ vào nhà mới.
Trước khi làm nhà dân tộc Hà Nhì phải chọn đất để dựng nhà. Miếng đất được chọn làm nhà phải tương đối bằng phẳng, nằm ở vị trí thuận lợi, sau đó chủ nhà sẽ dùng gót chân để nhấm xuống đất tạo thành ba lỗ, mỗi lỗ thả ba hạt thóc, sau đó lấy chén hoặc bát đậy lại đến sang hôm sau chủ nhà ra mở nắp lên thấy ba hạt thóc vẫn nằm nguyên vị trí cũ không bị dịch chuyển thì miếng đất đó là miếng đất thích hợp cho làm nhà, nếu bị côn trùng tha mất hạt thóc ra khỏi vị trí ban đầu thì đây là miếng đất xấu không thể dựng nhà, nếu vẫn cố tình dựng thì gia đình sẽ không gặp may mắn về sau mùa màng thất bát, gia súc ốm đau bệnh tật.
Ngoài việc chọn đất làm nhà thì nghi lễ cúng trong lúc làm nhà cũng rất quan trọng, quá trình thực hiện nghi lễ như sau: sau khi trình được một khuôn tường đầu tiên thì chủ nhà chuẩn bị một mâm lễ để cũng, lễ vật gồm có mộ con gà, sôi, rượu, hương, đặc biệt là trong lễ cúng này không cần mời thầy cũng mà chủ nhà và các thành viên trong gia đình chỉ đứng trước mâm lễ vật rồi sau đó lạy là xong, trong luc lạy chủ nhà được khấn tự do không có bài khấn cụ thể nào cả, mà chủ yếu chủ nhà đọc những suy nghĩ
của mình cầu mong cho sau này khi hoàn thành ngôi nhà thì sẽ gặp nhiều may mắn, nhìn chung các nghi lễ này không có gi phức tạp.
Nghi lễ tiếp theo là nghi lễ cúng trong lúc làm nhà, đây là nghi lễ cũng rất quan trọng, sau khi trình được một khuôn thì chủ nhà phải chuẩn bị một mâm lễ gồm có hương, rượu, thịt, sôi. Sau khi chẩn bị xong thì chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình đứng trước mâm lễ và cùng nhau lạy là xong, trong nghi lễ này không cần phải mời thầy cúng mà chủ nhà chỉ cần khấn vài câu để thông báo vói các vị thần rằng ngôi nhà đã làm tới phần tường, cầu xin các vị thần phù hộ cho gia đình tiếp tục tiến hành gặp nhiều thuận lợi và sớm hoàn thành.
Cũng như nhiều dân tộc khác sau khi hoàn thành một ngôi nhà thì người Hà Nhì cũng tiến hành lễ vào nhà mới, lễ vào nhà mới cũng rất đơn giản, chủ nhà làm một mân lễ gồm có g, rượu, hương, cơm nếp, sau đó các thành viên trong gia đình cùng nhau đứng trước mâm lễ và lạy vài ba cái là được, không cần phải mời thầy làm lễ như một số dân tộc khác. Ngày vào nhà mới chủ nhà mời các hộ dân trong bản tới tham dự, nhà nào có điều kiện thì làm cỗ to, mời nhiều khách, nhà nào khong có điều kiện thì làm cố nhỏ và khách mời chủ yếu là những người an hem trong gia đình. Theo lời kể của những người cao tuổi trong làng thì họ nói rằng ngày trước những người tới tham dự thường mang một chiếc li xì, hoạc gạo để mừng cho gia chủ, nhưng hiện nay những người tới dự trong ngày lễ đó không còn mang theo gạo và li xì nữa, mà chỉ tới ăn góp vui với gia đình. Lê vào nhà mới thường được chọn vào những ngày mà có các con vật gắn với nông nghiệp của bà con như ngày con trâu, ngựa, dê,còn này con hổ, rồng, rắn những ngày này là ngày không tốt, và những con vật đó sẽ làm hại tới họ nên họ không chọn.
Trong quá trình sinh sống nếu như nhà thường xuyên có người ốm đau và gia súc thì hay bị chết hoặc không lớn được thì người ta sẽ treo một
miếng vải đỏ ở trước cửa và mời thầy cúng đến để sua đuổi tà ma. Miếng vải đó còn có tác dụng sua đuổi tà ma không cho chúng vào nhà phá hoại. Ngoài ra trong các dịp lễ tết gia đình còn tổ chức lễ để cúng hòn đá ở trong bếp, đây được coi là hòn đá thiêng mà tất cả các gia đình người Hà Nhì đều phải, nó được coi là vị thần chông coi việc bếp núc trong gia đình, nó được coi là hiện thân của người đàn ông trong gia đình và việc cúng hòn đá này hết sức quan trọng mà chỉ có những người đàn ông trong gia đình mới được phép cúng, hình thức cúng rất đơn giản chỉ cần thịt và cơm để lên hòn đá và một chút rượu, chè đổ lên trên hòn đá vậy là đã thực hiện song nghi lễ.
3.2 Một số kiêng kị trong văn hóa nhà ở của người Hà Nhì
Bên cạnh những nghi lễ quan trọng trong nghi thức làm nhà thì những kiêng kị trong làm nhà cuả người Hà Nhì đen ở thôn Lao Chải xã Y Tý huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì theo người dân ở đây thì khi làm nhà mà không tránh những kiêng kị đó thì gia đình đó sẽ gặp những rủi ro, làm ăn không được gặp may mắn.
Theo những người dân ở đây kể lại thì những kiêng kị đó được gắn liền từ khi bắt đầu làm nhà đến khi ngôi nhà đó được hoàn thành.
Khi mới bắt đầu làm nhà, người ta coi việc chọn ngày hết sức quan trọng người ta thường kiêng chọn những ngày rồng, rắn, hổ vì những ngày này là những ngày không thích hợp để làm nhà. Ngoài ra người dân ở đâ còn quan niệm rằng khi làm bất kì việc gì vào ngày con hổ đều gặp những chuyện không may mắn và làm việc gì cũng không thuận lợi. Người ta thường chọn vào những ngày trâu, bò, ngựa vì đây là những ngày tốt thường được người dân chọn để làm nhà. Và theo mọi người thì làm nhà vào những ngày này thì gia đình đó làm ăn được thuận lợi và sức khỏe của các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh.
Cũng giống như người Hà Nhì đen ở Huổi Luông huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu thì người Hà Nhì đen ở Y tý – Bát Xát – Lào Cai cũng kiêng năm dựng nhà không trùng năm sinh hoặc năm mất của người thân trong gia đình. Ngoài ra người ta còn kiêng tuổi của chủ nhà, nếu là lẻ thì gia đình đó
không bao giờ được làm nhà. Hơn thế nếu như chủ nhà sinh vào năm con rắn thì cứ vào năm rắn người ta kiêng không bao giờ làm nhà.
Trong giai đoạn dựng nhà người dân ở đây cũng không có những kiêng kị gì nhiều, họ kiêng kị chủ yếu ở giai đoạn bắt đầu dựng nhà và khi hoàn thành. Khi làm nhà cũng như ngày vào nhà mới thì họ kiêng không mời gia đình nào có tang ma, gia đình có phụ nữ mang thai và trước khi vào nhà mới thì nam nữ chưa lấy nhau thì không được vào nhà ngủ.
Trong gia đình có người đẻ, đồng bào có tập quán làm dấu hiệu ở trước cửa ra vào nhà, để báo cho khác muốn vào nhà được biết. Dấu hiệu là một chiếc cột cắm xuống đất. Căn cứ vào cột cắm người ta biết gia đình đó sinh con trai hay con gái. Nếu cột cắm ở bên phải cửa ra vào nhà và trên cột úp một nón thì gia đình đó sinh con trai; còn nếu cột cắm ở bên trái cửa ra vào nhà và rên cột không úp nón thì có nghĩa gia đình đó sinh con gái.
Ngoài ra, gia đình đó còn bố chồng thì con dâu không được ngồi ăn trên sàn cùng bố chồng mà phải ngồi ăn ở dưới sàn. Như vậy mới thể hiện sự tôn kính với bề trên.
Như vậy kiêng kị trong nhà ở cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền văn hóa tâm linh của người Hà Nhì đen ở Y Tý – Bát Xát – Lào
Cai nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
3.3 Biến đổi về nhà ở
Trước kia họ thường lợp mái nhà bằng cỏ gianh nhưng bây giờ những mái cỏ gianh dần được thay bằng những tấm pro xi măng hay tôn lạnh. Hay xuất hiện bên những ngôi nhà được xây kiên cố bằng gạch, hình ảnh ngôi nhà truyền thống với mái cỏ gianh đã thưa dần ở các làng bản.
Dẫu biết cuộc sống của người dân đã được cải thiện nhiều hơn so với trước kia về cả nhu cầu lẫn vật chất, nhưng những ngôi nhà đất đã góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen. Việc mai một đi những giá trị đó được xem như một tổn thất về tinh thần rất to lớn. vì vậy
việc bảo tồn là rất cần thiết đối với người Hà Nhì đen nói riêng và Việt Nam nói chung.
3.4 Phương hướng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nhà ở của người Hà Nhì đen của người Hà Nhì đen
Việc bảo vệ các giá trị văn hóa hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết, vì trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì bản sắc văn hóa đang dần bị mai một và biến đổi. Để làm được điều đó chúng tôi xin đưa ra một số giả pháp như sau.
3.4.1 Giải pháp chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần quan tâm chỉ đạo cán bộ quản lí và người dân thực hiên tốt các biện pháp bảo vệ văn hóa nhà ở, đồng thời cần phải tích cực tuyên truyền cho bà con hiểu về lợi ích của việc bảo tồn các giá trị văn hoa đó. Cần tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao trình độ năng lực cho độ ngũ cán bộ văn hóa địa phương để họ có được trình độ vững chắc giúp cho việc tuyên truyền vận động đạt hiệu quả cao.
3.4.2 Giải pháp nhà nước
Đảng và chính phủ cần có nhiều chính sách phát triển kinh tế để hỗ trợ cho bà con nơi đây, giúp bà con ổn định cuộc sống và tăng thu nhập. Cần có nhiều chính sách đầu tư phát triển du lịch nhất là du lịch cộng đồng, từ đó tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, khiến họ có tinh thần tự giác và trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Ngoài ra cần lập nhiều cá khu bảo tồn văn hóa nhất là văn hóa nhà ở, triển khai tu bổ những ngôi nhà cổ đã bị xuống cấp để cho chúng có thời gian tồn tai lâu hơn. Bên cạnh các biện pháp đó chúng ta cũng cần tập trung vào phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết cho các em học sinh nơi đây, giúp các em có được hiểu biết về văn hóa và tự ý thức được việc bảo vệ văn hóa của dân tộc mình.
PHẦN KẾT LUẬN
Y Tý là một trong những xã thuộc huyện Bát xát tỉnh Lào Cai, Lào Cai có khá nhiều dân tộc cùng sinh sống trong đó có dân tộc Hà Nhì. Với Y Tý thì chỉ có một nhánh dân tộc Hà Nhì duy nhất là Hà Nhì đen điều này góp phần không nhỏ đến viêc bảo lưu văn hóa của dân tộc mình cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, nhà ở của họ cũng vậy mặc dù có những xu hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét đặc sắc nhất mà không một vùng đất nào, không một dân tộc nào có thể làm được điều đó. Hiện nay với hệ thống nhà đất của người Hà Nhì có một vài nét đổi mới như tường đất được thay bằng gạch, mái thay bằng pro xi măng và tôn lạnh, tuy nhiên hình thức nhà truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Trong điều kiện kinh tế hội nhập thế giới điều không thể tránh khỏi là sự hội nhập kéo theo của các lĩnh vực khác trong đó có văn hóa .Một vấn đề đặt ra trước mắt là làm sao các nền văn hóa khác nhau hòa hợp mà không hòa tan. Văn hóa Việt Nam cũng vậy. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc điều đó đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc màu. Mà trong đó mỗi dân tộc là một màu riêng. Y Tý là một xã giáp biên giới Trung Quốc, việc giao lưu tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau là điều không tránh khỏi. Rất khó để có thể không tiếp thu các giá trị văn hóa hiện đại nhưng người dân tộc Hà Nhì nơi đây đã làm được việc mà không phải dân tộc nào cũng làm được đó là giữ gìn những đặc trưng văn hóa riêng của mình. Điều đó góp phần to lớn để bảo lưu văn hóa của các vùng dân tộc thiểu số, bảo lưu văn hóa của người dân tộc Hà Nhì nói chung và người Hà Nhì đen nói riêng.
Nhà ở luôn là yếu tố đặc trưng hơn cả, mặc dù bản thân nó cũng có những sự biến đổi nhất định nhưng phần lớn sự biến đổi không làm mất đi giá trị vốn có của nó.
Nhà ở của người dân nơi đây không chỉ mang ý nghĩa thực tế là không gian sống của các gia đình mà còn mang trong mình những ý nghĩa văn hóa, ngôi nhà luôn thể hiện được sự phát triển của một gia đình, người Hà Nhì ở Y Tý rất coi trọng việc dựng nhà vì thế các ngôi nhà ở đây đều rộng và đẹp tự nhiên, mang đậm nét hoang sơ của núi đồi. Đặc biệt khi