Bố trí kiến trúc nhà ở

Một phần của tài liệu báo cáo về nhà ở của người Hà Nhì ở Lào Cai (Trang 29 - 31)

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.2.3 Bố trí kiến trúc nhà ở

Mỗi dân tộc đều có những kiến trúc nhà ở khác nhau để phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu ở khu vực đó, dân tộc Hà Nhì ở thôn Lao Chải xã Y Tý cũng vậy, để sống được trong điều kiện địa hình khắc nhiệt có khí hậu lạnh, quanh năm sương mù bao phủ, độ ẩm không khí thấp, cho nên họ đã bố trí kiến trúc nhà ở rất độc đáo phù hợp với môi trường ở khu vực này, điều đó đã làm nên một giá trị văn hóa rất riêng cho người Hà Nhì nơi đây.

Cách bố trí nhà của người Hà Nhì cũng rất độc đáo, độ dày của một bức tường khoảng 40→45 cm, với độ dày này rất phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh ở vùng núi cao giúp cho người dân chống lại khí hậu lạnh để tồn tại nhà ở vùng Y Tý thường cao 3→4m, mái lợp cỏ gianh, dày, dốc, ngắn, nhà ở vùng này không có hiên. Vào bên trong nhà có một lần tường nữa, lớp tường ngoài cách lớp tường trong khoảng 1,5m tạo nên một khoảng gọi là hiên trong, ở lớp tường này có một hoặc hai cửa thông ra gian ngoài, hai cửa thường lệch nhau, lớp tường bên trong có tác dụng phòng thủ và chống rét, chống sương, mây mù và gió lạnh lùa vào nhà. Bên trong nhà người Hà Nhì chủ yếu được bố trí như sau: hai gian ở hai đầu hồi được ngăn thành buồng ngủ của chủ nhà và vợ chồng con trai, còn ⅓ chiều rộng ở gian giữa là phần đất, là nơi đặt bếp lò để nấu cơm, nấu cám lợn đặt chạn bát, phần còn lại dựng thành sàn, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ngủ của con cái và khách. Trên sàn có bếp lửa để sưởi và đặc biệt trong bếp của bất cứ gia đình người Hà Nhì nào cũng có một hòn đá mà chúng tôi gọi là đá thiêng, hòn đá này đóng vai trò quan trọng đối với người Hà Nhì nó được coi là người con trai chông coi việc làm ăn trong gia đình, hàng năn cứ vào dịp lễ tết các gia đình lại tổ chức cúng cho hòn đá thiêng đó để cầu cho một năm làm ăn được may mắn, no đủ. Trên bếp và trên cửa ra vào của gian trong là nơi để củi đốt hàng ngày của bà con trong những ngày đông giá rét. Phần trên cùng là phần gác, gác có độ rộng bằng

một gian giữa trong nhà. Gác là nơi mà đồng bào chứa lương thực như: thóc, ngô, thảo quả...và để một số thực phẩm khác như thịt lợn treo gác bếp,củ cải khô...

Ngoài chức năng chống rét, sương và gói lùa vào nhà thì nhà trình tường của người Hà Nhì còn có chức năng là phòng thủ, vì lí do người Hà Nhì sinh sống chủ yếu ở khu vực biên giới đây là khu vực thường xuyên xảy ra chiến tranh và có iều diễn biến phức tạp nên nhà của họ có cấu tạo chác chắn như những lô cốt kiên cố mà đạn bắn không thể thủng được. Với tường đất trình dày 40-50cm, bên trong có hai lớp tường, lớp tường ngoài cách lớp tường trong khoảng 1,5m tạo nên một khoảng gọi là hiên trong và có cửa thông ra gian ngoài, vì nhà có tính chất phòng thủ nên thường ít cửa vì vậy cho nên từ ngoài vào trong chỉ có duy nhất một cửa, cửa nhà cũng được làm từ những tấm ván rất dày và chắc chắn. Nhà thường không có cửa sổ, mà chỉ có hai hoặc ba ô nhỏ dùng để thoát khói, thu nhận một phần ánh sáng từ bên ngoài và còn có một chức năng quan trọng đó là dùng để quan xát, và là nơi để thò các nòng súng ra tự vệ khi có kẻ thù tới cướp bóc.

Qua kết quả nghiên cứu điền dã mà chúng tôi tìm hiểu được qua chuyến đi thực tế tai Y Tý, chúng tôi thấy rằng nhà ở của người Hà Nhì ở Mường Tè tỉnh Lai Châu và nhà ở của người Hà Nhì ở Y Tý có cấu trúc cơ bản giống nhau. Tuy nhiên nhà ở của người Hà Nhì ở Mường Tè có một số chi tiết khác biệt đó là: tường và mái thấp hơn, nhà có hàng hiên phía trước, tường trong lát ván hay liếp, họ chia nhà thành hai nửa bằng nhau. Nửa ngoài là nơi tiếp khách có bếp sưởi và cối giã gạo, nửa bên trong không có sàn, được ngăn thành từng buồng riêng và có bếp lò để nấu cơm và nấu cám lợn, mặc dù sự khác biệt đó là không lớn nhưng cũng đủ cho chúng ta thấy trong cùng một dân tộc sinh sống ở những khu vực khác thì văn hóa cũng có phần khác nhau. Sự khác nhau này là do diều kiện tự nhiên và kinh tế của từng vùng chi phối.

Một phần của tài liệu báo cáo về nhà ở của người Hà Nhì ở Lào Cai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w