7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.4.2 Giải pháp nhà nước
Đảng và chính phủ cần có nhiều chính sách phát triển kinh tế để hỗ trợ cho bà con nơi đây, giúp bà con ổn định cuộc sống và tăng thu nhập. Cần có nhiều chính sách đầu tư phát triển du lịch nhất là du lịch cộng đồng, từ đó tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, khiến họ có tinh thần tự giác và trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Ngoài ra cần lập nhiều cá khu bảo tồn văn hóa nhất là văn hóa nhà ở, triển khai tu bổ những ngôi nhà cổ đã bị xuống cấp để cho chúng có thời gian tồn tai lâu hơn. Bên cạnh các biện pháp đó chúng ta cũng cần tập trung vào phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết cho các em học sinh nơi đây, giúp các em có được hiểu biết về văn hóa và tự ý thức được việc bảo vệ văn hóa của dân tộc mình.
PHẦN KẾT LUẬN
Y Tý là một trong những xã thuộc huyện Bát xát tỉnh Lào Cai, Lào Cai có khá nhiều dân tộc cùng sinh sống trong đó có dân tộc Hà Nhì. Với Y Tý thì chỉ có một nhánh dân tộc Hà Nhì duy nhất là Hà Nhì đen điều này góp phần không nhỏ đến viêc bảo lưu văn hóa của dân tộc mình cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, nhà ở của họ cũng vậy mặc dù có những xu hướng hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét đặc sắc nhất mà không một vùng đất nào, không một dân tộc nào có thể làm được điều đó. Hiện nay với hệ thống nhà đất của người Hà Nhì có một vài nét đổi mới như tường đất được thay bằng gạch, mái thay bằng pro xi măng và tôn lạnh, tuy nhiên hình thức nhà truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Trong điều kiện kinh tế hội nhập thế giới điều không thể tránh khỏi là sự hội nhập kéo theo của các lĩnh vực khác trong đó có văn hóa .Một vấn đề đặt ra trước mắt là làm sao các nền văn hóa khác nhau hòa hợp mà không hòa tan. Văn hóa Việt Nam cũng vậy. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc điều đó đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc màu. Mà trong đó mỗi dân tộc là một màu riêng. Y Tý là một xã giáp biên giới Trung Quốc, việc giao lưu tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau là điều không tránh khỏi. Rất khó để có thể không tiếp thu các giá trị văn hóa hiện đại nhưng người dân tộc Hà Nhì nơi đây đã làm được việc mà không phải dân tộc nào cũng làm được đó là giữ gìn những đặc trưng văn hóa riêng của mình. Điều đó góp phần to lớn để bảo lưu văn hóa của các vùng dân tộc thiểu số, bảo lưu văn hóa của người dân tộc Hà Nhì nói chung và người Hà Nhì đen nói riêng.
Nhà ở luôn là yếu tố đặc trưng hơn cả, mặc dù bản thân nó cũng có những sự biến đổi nhất định nhưng phần lớn sự biến đổi không làm mất đi giá trị vốn có của nó.
Nhà ở của người dân nơi đây không chỉ mang ý nghĩa thực tế là không gian sống của các gia đình mà còn mang trong mình những ý nghĩa văn hóa, ngôi nhà luôn thể hiện được sự phát triển của một gia đình, người Hà Nhì ở Y Tý rất coi trọng việc dựng nhà vì thế các ngôi nhà ở đây đều rộng và đẹp tự nhiên, mang đậm nét hoang sơ của núi đồi. Đặc biệt khi dựng nhà người dân không bao giờ mắc phải những kiêng kị, khi mới hình thành mới chỉ có đôi ba gia đình sinh sống giờ đây đã có những thôn bản đông đúc mà cư dân vẫn giữ được những phong tục đó chứng tỏ rằng những suy nghĩ, tâm lí của cư dân không mấy thay đổi so với trước. Như đã trình bày ở trên có lẽ đây là một nền văn hóa thuần nên giá trị văn hóa mà nhà ở nơi đây đem lại góp phần không nhỏ đến việc bảo vệ nền văn hóa đa sắc màu của dân tộc Việt Nam, đồng thời nó cũng là cơ sở để bảo lưu các yếu tố văn hóa khác, nó là chỗ ăn, chỗ ở là điểm để tổ chức những ngày lễ như cưới hỏi, ma chay, thờ cúng tổ tiên…Là nơi trao đổi tâm tư tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau.
Thời gian nghiên cứu không nhiều, tuy nhiên chúng tôi cũng cơ bản đưa ra được những bước làm nhà từ khi chuẩn bị cho đến khi ngôi nhà hoàn thiện. Và trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng không tránh khỏi những khó khăn. Y Tý là một huyện biên giới có vị trí hiểm trở, phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn nhân dân ít có cơ hội giao lưu tiếp xúc với những nền văn hóa khác. Việc làm nhà cũng ít khi diễm ra nên các thế hệ trẻ lớn lên cũng ít hiểu hết về cách làm nhà, ngoài ra các ngôi nhà cũng đang bị thay dần bằng bê tông nên cũng làm cho các thế hệ trẻ không mấy quan tâm tới nhà truyền thống, vì vậy việc tìm hiểu chỉ có thể tìm hiểu qua những người lớn tuổi có kinh nghiệm, song lại gặp rào cản lớn đó là ngôn ngữ khiến những người như chúng tôi đôi lúc khó hiểu và khó hình dung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyển “Tổng Quan Văn Hóa Việt Nam” GS Hoàng Nam nxb Văn hóa dân tộc xb 2011
2. Người Hà Nhì ở Huổi Luông (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội – 2008 Hoàng Sơn (chủ biên)
3. http://nld.com.vn/dia-phuong/ve-dep-nha-trinh-tuong-cua-nguoi-ha-nhi- o-y-ty- 20130812045651786.htm 4. http://vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/1235721/ong-kinh-nha- van/doc-dao-nha-trinh-tuong.html 5.http://sapa-tourism.com/vi_archi_patri_222_nha-trinh-tuong-cua-nguoi- ha-nhi 6.http://bacatravel.com/?x=83/tin-tuc/kien-truc-doc-dao-cua-nha-trinh- tuong 7. http://phuongbacna.vn/khachsan/?x=83/tin-tuc/kien-truc-doc-dao-cua- nha-trinh-tuong 8. http://www.youtube.com/watch?v=BL2PceQdeZQ 9. http://dongvan.apps.vn/a/news?t=59&id=983090