1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khoẻ người lao động " doc

7 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 213,46 KB

Nội dung

đỗ thị dung * ảo đảm điều kiện lao động an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động là một trong cỏc yếu tố quan trọng để doanh ngh

Trang 1

ths đỗ thị dung *

ảo đảm điều kiện lao động an toàn, vệ

sinh, bảo vệ sức khoẻ, ngăn ngừa tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người

lao động là một trong cỏc yếu tố quan trọng

để doanh nghiệp ổn định sản xuất, tăng năng

suất lao động Song, do kinh phớ để đầu tư và

tổ chức cỏc hoạt động này khỏ lớn nờn hầu

hết cỏc doanh nghiệp vỡ mục đớch lợi nhuận

trước mắt, đó khụng chỳ trọng đỳng mức

Theo kết quả thanh tra thực hiện Bộ luật lao

động từ năm 1995 đến năm 2008 thỡ “chưa

cú doanh nghiệp nào thực hiện đầy đủ cỏc

nội dung cơ bản của Bộ luật lao động Bỡnh

quõn chung là 7 sai phạm/doanh nghiệp”.(1)

Trong đú, cỏc sai phạm chủ yếu của doanh

nghiệp liờn quan đến vấn đề về an toàn lao

động, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khoẻ

người lao động

Xuất phỏt từ tầm quan trọng của vấn đề

mà phỏp luật lao động từ trước đến nay đều

quy định Nhà nước thống nhất quản lớ cỏc

hoạt động về an toàn lao động, vệ sinh lao

động và bảo vệ sức khoẻ người lao động

Cũn cỏc doanh nghiệp cú trỏch nhiệm buộc

phải thực hiện những quy định của Nhà

nước Theo quy định của phỏp luật hiện

hành,(2) trỏch nhiệm của doanh nghiệp gồm

ba nhúm: trỏch nhiệm thực hiện tiờu chuẩn

an toàn lao động, vệ sinh lao động; trỏch

nhiệm bảo đảm sức khoẻ cho người lao động

và trỏch nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nhỡn chung cỏc quy định của phỏp luật về trỏch nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực này khỏ toàn diện và đầy đủ Tuy nhiờn, trong quỏ trỡnh thực hiện, cỏc quy định của phỏp luật cũn bộc lộ một số vấn đề bất cập

Thứ nhất, trỏch nhiệm của doanh nghiệp

trong việc thực hiện tiờu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trỏch nhiệm thực hiện tiờu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp được hiểu là doanh nghiệp phải thực hiện cỏc tiờu chuẩn về phỏp luật, khoa học kĩ thuật, kinh tế-xó hội nhằm ngăn ngừa cỏc nguy cơ xảy ra sự cố làm chấn thương và đe dọa tớnh mạng người lao động, hạn chế cỏc yếu tố cú hại cho sức khoẻ người lao động trong quỏ trỡnh lao động Cú thể túm tắt cỏc trỏch nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện tiờu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:

- Doanh nghiệp phải cú luận chứng về cỏc biện phỏp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và mụi trường xung quanh khi xõy

B

* Giảng viờn chớnh Khoa phỏp luật kinh tế

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 2

dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản

xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ

các loại máy, thiết bị

- Thực hiện đúng theo tiêu chuẩn an

toàn, vệ sinh lao động khi sản xuất, sử dụng,

bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị,

vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo

vệ thực vật, khi thay đổi công nghệ, nhập

khẩu công nghệ mới Các loại máy, thiết bị,

vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về

an toàn, vệ sinh lao động phải được đăng kí

và kiểm định theo quy định của nhà nước

- Tại nơi làm việc của người lao động,

doanh nghiệp phải bảo đảm đạt các tiêu

chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt

tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí

độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn,

rung và các yếu tố có hại

- Trong quá trình sử dụng lao động,

doanh nghiệp phải định kì kiểm tra đo lường

các yếu tố có hại này đồng thời phải định kì

kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng,

kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao

động Đối với các bộ phận dễ gây nguy hiểm

của máy, thiết bị, doanh nghiệp phải bố trí

đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn,

vệ sinh lao động nơi làm việc, nơi đặt máy,

thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm độc hại

trong doanh nghiệp Bảng chỉ dẫn về an

toàn, vệ sinh phải đặt ở vị trí mà mọi người

dễ thấy, dễ đọc

Ngoài ra, doanh nghiệp phải trang bị

phương tiện kĩ thuật, y tế và trang bị bảo hộ

lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp

thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động ở

những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ

gây tai nạn lao động Doanh nghiệp phải

thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và cho ngừng hoạt động đối với máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho tới khi nguy cơ được khắc phục

Thực hiện triệt để các trách nhiệm này chính là doanh nghiệp đã thiết lập được môi trường lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số điểm cần xem xét

Một là pháp luật hiện hành không quy

định rõ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn,

vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh

Từ khi Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 có hiệu lực, các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc thực hiện quy định này vì không biết gửi luận chứng đến đâu để trình duyệt Điều này dẫn đến hệ quả là các luận chứng của doanh nghiệp, nếu có, chủ yếu để đối phó với cơ quan chức năng, chưa nhằm bảo vệ người lao động và bảo vệ môi trường xung quanh như quy định đặt ra Những vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây như việc có rất nhiều doanh nghiệp khai thác đá, khoáng sản, xây dựng… đã xảy ra tai nạn lao động

và có hơn 90% doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật môi trường đã chứng minh rõ điều đó

Hai là thủ tục đăng kí máy, thiết bị, vật

tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn quá lỏng lẻo Đó

Trang 3

là doanh nghiệp có thể chuyển hồ sơ đăng

kí trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu

điện/fax/thư điện tử đến cơ quan đăng kí và

không cần có giấy chứng nhận đã đăng kí

của cơ quan có thẩm quyền Quy định này

dẫn đến tình trạng cơ quan chức năng khó

kiểm soát việc doanh nghiệp đã thực hiện

đăng kí hay chưa nên cũng khó có đủ cơ sở

xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp

vi phạm Về phía doanh nghiệp, hầu hết

các hồ sơ gửi đến nhằm thông báo chứ không

phải đăng kí Vì thế, hiệu quả của hoạt

động này trong việc bảo đảm an toàn lao

động, vệ sinh lao động đối với người lao

động chỉ là lí thuyết

Ba là pháp luật chưa quy định danh mục

cấm nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị,

vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

lao động, vệ sinh lao động nên đã dẫn đến

tình trạng doanh nghiệp nhập khẩu các máy

móc đã quá niên hạn sử dụng, nhập khẩu

rác, phế thải hoặc máy móc ở Việt Nam cho

là công nghệ mới nhưng ở nước ngoài công

nghệ đó đã lỗi thời hàng trăm năm Hậu quả

làm thất thoát của doanh nghiệp và nhà

nước nhiều tỉ đồng

Bốn là việc bỏ đăng kí các chất có yêu

cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh

lao động như hiện nay là không hợp lí Vì

như thế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp

sử dụng các chất độc hại có nguy cơ gây ra

nhiều loại bệnh cho người lao động, nhất là

những lao động đặc thù như: phụ nữ có thai

hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động

chưa thành niên, lao động là người cao tuổi,

lao động là người tàn tật Như thế cũng sẽ

mâu thuẫn với các quy định khác về bảo vệ

sức khoẻ đối với các lao động này.(3)

Năm là chế tài chưa hợp lí đối với doanh

nghiệp vi phạm quy định định kì kiểm tra đo lường các tiêu chuẩn vệ sinh về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại.(4)

Thứ hai, trách nhiệm của doanh nghiệp

trong việc bảo đảm sức khoẻ đối với người lao động

Các quy định liên quan đến vấn đề bảo

vệ sức khoẻ cho người lao động bao gồm:

- Doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn,

vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người

- Doanh nghiệp phải cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật

- Doanh nghiệp phải có trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho người lao động, phải

tổ chức khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kì cho người lao động

- Doanh nghiệp phải bồi dưỡng bằng hiện vật, phải thực hiện chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động theo quy định

- Doanh nghiệp phải rút ngắn thời giờ làm việc đối với lao động nữ, lao động là người tàn tật và lao động chưa thành niên Không sử dụng lao động chưa thành niên, lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động tàn tật bị suy giảm 51% khả năng lao động trở lên làm thêm, làm đêm

Trang 4

- Doanh nghiệp phải bảo đảm các biện

pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân

cho người lao động sau khi làm việc ở nơi có

yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng

- Doanh nghiệp phải căn cứ vào sức khoẻ

người lao động để bố trí công việc phù hợp

Không được sử dụng lao động nữ, lao động

chưa thành niên, lao động là người cao tuổi,

lao động là người tàn tật làm những công

việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với

các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới sức

khoẻ, thiên chức của họ Riêng lao động nữ,

người sử dụng lao động không được sử dụng

họ làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ

hoặc ngâm mình dưới nước

Nhìn chung, các quy định về trách nhiệm

của doanh nghiệp thực hiện các hoạt động

này là khá toàn diện Ngoài các chế độ bảo

vệ sức khoẻ cho người lao động nói chung,

pháp luật lao động còn quy định doanh

nghiệp phải thực hiện các chế độ bảo vệ sức

khoẻ đối với lao động đặc thù là phù hợp,

tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có

đặc điểm riêng về tâm sinh lí, sức khoẻ cũng

được bình đẳng về bảo vệ sức khoẻ trong

quá trình tham gia quan hệ lao động Tuy

nhiên, để phù hợp với sự phát triển kinh

tế-xã hội, nhu cầu của người lao động, cần xem

xét các vấn đề:

Một là thời gian rút ngắn đối với lao

động đặc thù như quy định hiện nay là không

thực sự phù hợp với mục đích bảo vệ sức

khoẻ cho các lao động này

Hai là chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

chưa thực hiện triệt để theo quy định của

pháp luật Mức bồi dưỡng thấp hoặc không

đáp ứng được nhu cầu, sở thích, thói quen…

của người lao động Vì thế không bảo vệ sức khoẻ người lao động như mục đích đề ra

Ba là các quy định về khám sức khoẻ

cũng chưa được cụ thể về các hạng mục cần khám để đánh giá sức khoẻ của người lao động nhằm phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp Thực tế, các doanh nghiệp không thực hiện thường xuyên hoạt động này hoặc thực hiện mang tính hình thức, chỉ dừng lại ở việc đánh giá về cân nặng, chiều cao, bệnh ngoài da… không phát hiện được các bệnh nghề nghiệp do yêu cầu cần phải có máy móc hiện đại hoặc đội ngũ y bác sĩ có trình

độ chuyên môn cao

Thứ ba, trách nhiệm của doanh nghiệp

đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao

động, những rủi ro bất kì có thể xảy ra đối với người lao động Để đảm bảo cuộc sống cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trong trường hợp thương tật, suy giảm khả năng lao động, doanh nghiệp phải có trách nhiệm:

- Sơ cứu, cấp cứu, điều trị kịp thời

- Trả đủ lương và toàn bộ chi phí y tế cho người lao động trong thời gian điều trị

- Sau khi điều trị, doanh nghiệp phải bố trí công việc phù hợp với mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động và phải khám sức khoẻ định kì 6 tháng/lần cho người lao động

- Doanh nghiệp phải bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động Cụ thể, doanh nghiệp phải bồi thường khi người lao động không có lỗi, còn nếu người lao động có lỗi thì doanh nghiệp cũng phải trợ cấp cho

Trang 5

người lao động Mức bồi thường, trợ cấp căn

cứ vào mức suy giảm khả năng lao động và

lỗi của người lao động

Trường hợp doanh nghiệp chưa tham gia

loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và người

lao động thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội

bắt buộc thì ngoài những khoản trên, người

sử dụng lao động phải trả cho người lao

động khoản tiền ngang với mức quy định

trong Luật bảo hiểm xã hội

- Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử

dụng lao động phải lập biên bản, điều tra có

sự tham gia của đại diện ban chấp hành công

đoàn cơ sở Định kì vào tháng một và tháng

bảy hàng năm, doanh nghiệp phải khai báo,

thống kê, báo cáo về tất cả các trường hợp bị

tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra

trong doanh nghiệp

Theo đánh giá chung thì các quy định

này đã tăng cường trách nhiệm của doanh

nghiệp đối với người lao động bị tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp Cho dù người lao

động có lỗi hay không có lỗi thì đều liên

quan đến quyền quản lí của doanh nghiệp vì

thế doanh nghiệp phải có trách nhiệm đảm

bảo cuộc sống, chia sẻ rủi ro đối với người

lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp là hợp lí Tuy nhiên, trong mối tương

quan về trách nhiệm với các chủ thể khác

cũng như nhằm mục đích bảo đảm an sinh xã

hội mà Đảng và Nhà nước ta đang đặt ra

hiện nay, các quy định này cần thiết phải sửa

đổi, bổ sung một số vấn đề sau đây:

Một là quy định trách nhiệm của doanh

nghiệp phải trả đủ lương và chi phí y tế

cho người lao động trong thời gian điều trị

là không phù hợp Thực tế, có nhiều tai

nạn lao động xảy ra, người lao động phải điều trị trong thời gian dài, chi phí y tế quá lớn, trong khi đó doanh nghiệp lại có quy

mô nhỏ, làm ăn không có lãi thì đây là vấn

đề gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Nên chăng, cần xem xét đến thực

tế doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của bảo hiểm xã hội khi người lao động đã tham gia đóng phí

Hai là quy định trách nhiệm doanh

nghiệp phải bố trí công việc phù hợp với khả năng lao động của người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng cần xem xét Thực tế doanh nghiệp không có công việc phù hợp thì giải quyết như thế nào? Hiện nay pháp luật quy định đây là trách nhiệm “cứng” nên các doanh nghiệp buộc phải bố trí công việc, kể cả không có công việc phù hợp, sau đó nếu người lao động không hoàn thành công việc thì doanh nghiệp sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này nên quy định linh hoạt vì ngoài việc bảo đảm nguyên tắc bảo vệ việc làm cho người lao động, luật lao động cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Ba là pháp luật chưa quy định cụ thể vấn

đề bồi thường hoặc trợ cấp trong trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp nhưng phát sinh từ điều kiện lao động có hại trong thời gian làm cho doanh nghiệp trước đó Vì thế đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp nơi mà người lao động đang làm việc, nếu thực hiện đầy đủ các quyền lợi cho người lao động thì ảnh hưởng đến lợi nhuận, nếu không thực hiện thì ảnh hưởng đến

Trang 6

quyền lợi người lao động Thực tế nhiều

doanh nghiệp không thực hiện bồi thường

hoặc trợ cấp trong trường hợp này

Bốn là pháp luật chưa quy định nguồn

quỹ để người sử dụng lao động chủ động

trong việc chi trả khi người lao động bị tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Năm là quy định khi người lao động bị

tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đều

được hưởng chế độ như nhau là không hợp

lí Do đặc điểm khác nhau về điều kiện phát

sinh, thời gian điều trị, sự ổn định sau điều

trị… mà quy định về thời điểm hưởng, mức

hưởng giống nhau là không phù hợp Hơn

nữa, pháp luật lao động chỉ mới đưa ra khái

niệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chứ

chưa quy định các điều kiện để hưởng chế

độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Vì

vậy pháp luật cũng cần thiết điều chỉnh vấn

đề này để vừa nhằm bảo vệ sức khoẻ người

lao động đồng thời giúp người sử dụng lao

động áp dụng hiệu quả trên thực tế

Sáu là quy định trách nhiệm của doanh

nghiệp phải chi trả khoản tiền tương ứng quỹ

bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động

bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong

trường hợp doanh nghiệp không tham gia

bảo hiểm xã hội và không đóng bảo hiểm xã

hội cho người lao động thuộc diện tham gia

bảo hiểm xã hội bắt buộc (hợp đồng lao

động từ 3 tháng trở lên) cũng cần xem xét

thêm Mục đích của quy định này là nhằm

ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng

trong việc đảm bảo các quyền lợi về bảo

hiểm xã hội cho người lao động Tuy nhiên,

trách nhiệm nộp bảo hiểm là của doanh

nghiệp nhưng trách nhiệm thu, chi thuộc về

bảo hiểm xã hội Không thể quy định như vậy để ràng buộc doanh nghiệp được

Nhằm tăng cường trách nhiệm của người

sử dụng lao động và bảo đảm hơn nữa các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khoẻ người lao động, tác giả bài viết đưa ra một số kiến nghị sau đây:

1 Quy định cơ quan có thẩm quyền phê duyệt luận chứng về các biện pháp bảo đảm

an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh

2 Quy định chặt chẽ thủ tục đăng kí máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt

về an toàn lao động, vệ sinh lao động Hồ sơ đăng kí phải gửi trực tiếp đến cơ quan đăng

kí Sau khi kiểm định, cơ quan đăng kí cấp giấy chứng nhận đăng kí thống nhất theo biểu mẫu

3 Khôi phục quy định bắt buộc phải đăng kí các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về

an toàn lao động, vệ sinh lao động

4 Quy định rút ngắn hơn nữa thời giờ làm việc cho các lao động đặc thù Họ chỉ phải làm việc tối đa 6 giờ/ngày, 36 giờ/tuần

5 Quy định linh hoạt trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bố trí công việc cho người lao động sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Doanh nghiệp chỉ buộc phải bố trí công việc cho người lao động khi người lao động còn sức khoẻ thực hiện được nghĩa vụ lao động và ý thức kỉ luật tốt Trường hợp người lao động không đảm bảo sức khoẻ và ý thức kỉ luật không tốt (bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên nếu do lỗi của người lao động, bị suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên nếu không do lỗi của người lao động) thì người

Trang 7

sử dụng lao động có quyền đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động với người lao

động Quy định như thế vừa đảm bảo lợi ích

của người sử dụng lao động, vừa thể hiện ý

nghĩa chính trị-xã hội trong việc đảm bảo

chất lượng nguồn nhân lực hiện nay (vốn

được coi là điểm yếu nhất của nguồn lao

động Việt Nam) mà vẫn đảm bảo mục đích

an sinh xã hội và công bằng xã hội

6 Nên quy định người sử dụng lao động

chỉ phải trả toàn bộ tiền lương và chi phí y tế

trong khoảng thời gian điều trị tối đa 12

tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật, sức

khoẻ và ý thức kỉ luật của người lao động

Quy định danh mục về tình trạng bệnh, sức

khoẻ và mức độ lỗi của người lao động

tương ứng với thời gian điều trị tối đa đó

Trường hợp điều trị quá 12 tháng, cần thiết

phải có sự tham gia của bảo hiểm xã hội

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả

theo tỉ lệ giảm dần tính trên thời gian điều

trị, bảo hiểm xã hội chi trả theo tỉ lệ tăng dần

tính trên thời gian điều trị, để vừa đảm bảo

công bằng về quyền lợi cho người lao động,

không ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người

sử dụng lao động và đồng thời tận dụng

được sự an toàn của quỹ bảo hiểm tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp Như vậy sẽ đảm

bảo hơn quyền lợi cho người sử dụng lao

động khi tham gia quan hệ lao động, nhất là

trong trường hợp người lao động mới vào

làm việc mà gặp rủi ro do lỗi của họ

7 Quy định các đơn vị sử dụng lao động

phải lập quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp Mức phí đóng từ 1,5% đến 3% so

với tổng quỹ tiền lương, được trích từ lợi

nhuận sau thuế của doanh nghiệp Tùy vào

điều kiện thực tế của doanh nghiệp mà chủ

sử dụng lựa chọn mức cụ thể nhằm bảo đảm chủ động nguồn chi trả khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

8 Tách chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thành hai chế độ: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Đồng thời quy định cụ thể về điều kiện hưởng (hoặc dẫn chiếu quy định của pháp luật khác), thời điểm chi trả và mức hưởng cho các trường hợp suy giảm khả năng lao động cụ thể

9 Quy định vai trò của tổ chức công đoàn cấp trên cấp cơ sở trong việc tham gia lập biên bản, điều tra tai nạn lao động, tham gia hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp và các hoạt động khác để bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời

10 Tăng cường đội ngũ thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động cả về lượng và chất nhằm đảm bảo kiểm tra, thanh tra, xử phạt kịp thời các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp về lĩnh vực này./

(1).Xem: Nguyễn Văn Tiến, “Đánh giá việc thực hiện

Bộ luật lao động thông qua kết quả thanh tra từ năm

1995 đến năm 2008 và những đề xuất sửa đổi, bổ

sung Bộ luật lao động”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010, tr 82

(2).Xem: Chương IX Bộ luật lao động (từ Điều 95 đến Điều 108); Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về

an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị đinh số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP

(3).Xem: Các điều 113, 121, 124, 127 Bộ luật lao động (4).Xem: Điều 20 Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010

Ngày đăng: 15/03/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w