Qua HÌNH 4.8 và BẢNG 4.3 cho thấy sinh khối tảo phát triển trong vòng 7 ngày, mật độ tảo của NT thay đổi, NT1ppm đạt cao nhất ở ngày thứ 4. Mật độ tảo của NT2ppm, NT Walne đạt cao nhất vào ngày thứ 5, sau đó suy tàn nhanh chóng do bị tạp nhiễm.
Dinh dưỡng cung cấp từ nước thải biogas trong 4 ngày đầu của NT thay đổi, NT1ppm là 1ppm N/ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh khối tảo nên quần thể tảo ở NT thay đổi, NT1ppm đạt cực đại vào ngày thứ 4 và cùng
bị suy tàn nhanh chóng vào ngày thứ 5. NT2ppm, NT Walne đạt mật độ cao nhất vào ngày thứ 5, trong đó mật độ tảo NT2ppm là 7,85 ± 0,28 triệu tb/ml, NT Walne (đối chứng) là 3,16 ± 0,33 triệu tb/ml. Đối với NT2ppm hàm lượng nước thải đưa vào 2ppm N/ngày, đến thời điểm ngày thứ 4 dinh dưỡng đủ cung cấp tiếp tục cho quần thể tảo nhân mật độ để đạt cực đại ở ngày thứ 5.
Mật độ tảo (triệu tb/ml) 10 8 6 4 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Ngày
NT1 (2ppm) NT2 (thay đổi) NT3 (1ppm) NT4 (Wanle)
HÌNH 4.8. Mật độ tảo (Thí nghiệm 1)
Qua HÌNH 4.8 cho thấy pha tăng trưởng của tảo trong vòng 5 ngày đầu. Do mức độ cung cấp dinh dưỡng vào bể khác nhau mà có sự khác biệt về mật độ cực đại ở các nghiệm thức. Mật độ tảo ở nghiệm thức sử dụng dinh dưỡng là nước thải biogas đạt mật độ tảo cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Mật độ tảo ở NT2ppm khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01) so với các nghiệm thức còn lại kể cả nghiệm thức đối chứng sử dụng dung dịch Walne. Có thể do trong nước thải từ hầm ủ biogas chất hữu cơ được phân huỹ và phóng thích dinh dưỡng từ từ vào môi trường nước tảo hấp thu liên tục. Nước thải không phải đưa vào một lần như Walne cho cả chu kỳ nuôi mà đưa vào hàng ngày, cho thấy sự cung cấp dinh dưỡng vừa đủ phù hợp với nhu cầu hàng ngày của tảo, không làm nước nuôi bị nhiễm bẩn, quần thể tảo nhờ đó phát triển tốt hơn.
Mật độ tảo trong nghiệm thức Walne thấp hơn các nghiệm thức khác do mật độ tảo vào ngày đầu thí nghiệm thấp, dinh dưỡng cao (cho vào một lần) tạo điều kiện cho các nhóm động vật phiêu sinh phát triển hơn. Mặt khác, tại khu vực bố trí thí nghiệm có nhiều nguồn gây nhiễm tạp xung quanh như: phân heo ủ với lục bình nuôi trùng quế, thuỷ phân lục bình... môi trường dễ bị nhiễm tạp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo.
4
BẢNG 4.3. Mật độ tảo ở các nghiệm thức (thí nghiệm 1; Đơn vị: triệu tb/ml)
Ngày NT2ppm NT thay đổi NT1ppm NT Walne
1ns 0,5a 0,5a 0,5a 0,5a 2* 1,84±0,28a 1,50±0,13ab 1,11±0,35ab 1,31±0,05b 3* 3,23±0,48a 2,79±0,35b 3,03±1,29b 2,27±0,15b 4** 7,00±1,59a 4,35±0,94ab 3,64±1,69ab 2,69±0,02b 5** 7,85±0,83a 1,04±1,26b 1,04±1,35b 3,16±0,33b 6** 5,08±0,84a na na 1,99±1,34b 7 1,48± 1,40a na na 1,02±1,40a Ghi chú: *: Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0,05 **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức P<0,01
Các trị số với ký tự giống nhau trong cùng một hàng chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
ns
: không có sự khác biệt
na: không có giá trị xác định
Sử dụng nguồn nước thải từ hầm ủ biogas làm dinh dưỡng nuôi cấy tảo dẫn đến dễ bị tạp nhiễm, nên quần thể tảo không duy trì được lâu và suy tàn nhanh. Song song đó, mật độ tảo không cao hơn so với mật độ tảo trong bể cá rô phi 25ppt. Theo Trần Sương Ngọc (2003) mật độ tảo Chlorella trong bể cá rô phi cho ăn 3% trọng lượng thân đạt cao nhất là 13,13 ± 0,89 triệu tb/ml vào ngày thứ 11, sử dụng ánh sáng tự nhiên và nhiệt độ biến động. Theo Cao Thanh Vân (1988) sự phát triển của các nhóm tảo trong đó tiêu biểu là tảo lục, với giống loài đại diện là Chlorella có mật độ cực đại ở ngày thứ 8 khi sử dụng thuần nước thải biogas hàm lượng đạm (N – NH +) là 2ppm để nuôi đạt 7.501.660 ct/lít.
Như vậy, khi nuôi sinh khối tảo bằng nước thải từ hầm ủ biogas với lượng 2ppm N/ngày là thích hợp và cho mật độ tảo tương đối cao.