1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Báo cáo chuyên đề 301 và chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chính phủ Hoa Kỳ " pot

7 667 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 173,84 KB

Nội dung

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ 44 tạp chí luật học số 12/2010 ThS. Kiều Thị Thanh * rong thi i ngy nay, bo h quyn s hu trớ tu cú ý ngha quan trng trong phỏt trin kinh t-thng mi ca hu ht cỏc quc gia, c bit cỏc nc phỏt trin trỡnh cao nh Hoa K, c, Nht Bn, Canada L nn kinh t ln nht vi cỏc sn phm bo h s hu trớ tu c tiờu th hay s dng khp ton cu, vn bo h s hu trớ tu cng tr nờn thit yu hn bao gi ht i vi cỏc doanh nghip v nn kinh t Hoa K. Nhn thc rừ tớnh trng yu ca vn ny, c bit trong bi cnh ton cu hoỏ kinh t v t do hoỏ thng mi trờn phm vi ton th gii vi thp k gn õy, Hoa K l nc i u trong tin trỡnh m phỏn v son tho Hip nh v cỏc khớa cnh liờn quan n thng mi ca quyn s hu trớ tu (Hip nh TRIPs) xung quanh Vũng m phỏn Uruguay 1986 - 1994 v vic thnh lp T chc thng mi th gii (WTO). Kt qu cui cựng ca Vũng m phỏn Uruguay l Hip nh thnh lp WTO v hn 20 hip nh ph lc khỏc, bao gm Hip nh TRIPs, ó c kớ kt vo ngy 15/04/1994 gia 100 quc gia thnh viờn sỏng lp ban u, cú hiu lc t ngy 01/01/1995. (1) Vi nm sau khi Vũng m phỏn Uruguay c khi ng, vi thit hi t hng hoỏ vi phm quyn s hu trớ tu ca cỏc doanh nhõn hay doanh nghip Hoa K theo c tớnh nm 1986 lờn ti 60 t USD hng nm, (2) bt u t nm 1989, C quan i din thng mi Hoa K (C quan USTR) c trao thm quyn vn dng iu 301 o lut thng mi nm 1974 (The Trade Act of 1974) sa i theo iu 1303 o lut cnh tranh v thng mi thng nht nm 1988 (The Omnibus Trade and Competitiveness Act of 1988), cũn gi l iu khon chuyờn bit 301 v s hu trớ tu (Special 301 Intellectual Property Provisions) do ó m rng vic ỏp dng bin phỏp tr a thng mi ti lnh vc bo h quyn s hu trớ tu. Cỏc iu khon ny hin ti c in ch hoỏ ti iu 2411 Chun lut Hoa K s 19 v thu hi quan (the U.S Code Title 19 - Customs Duties). Phự hp vi quy nh ny, C quan USTR cú nhim v thc hin v cụng b cỏc bỏo cỏo chuyờn hng nm v vn bo h s hu trớ tu cỏc quc gia cú quan h thng mi vi Hoa K (Special 301 Reports) ni ó khụng bo h hoc bo h mt cỏch khụng tng xng cho hng hoỏ c bo h quyn s hu trớ tu ca cỏc doanh nhõn hay doanh nghip Hoa K. T * Ging viờn Khoa lut dõn s Trng i hc Lut H Ni T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 45 Phần tiếp theo của bài viết trình bày khái quát chính sách phát triển kinh tế-thương mại của Chính phủ Hoa Kỳ thông qua việc thực thi Điều 301 Đạo luật thương mại năm 1974, Điều 1303 Đạo luật cạnh tranh thương mại thống nhất năm 1988 hay Điều 2411 Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 về thuế hải quan nói trên của Cơ quan USTR. Ở phần cuối cùng, bài viết đề cập một số điểm cơ bản thể hiện trong các báo cáo chuyên đề 301 từ năm 1989 đến nay (2010). 1. Nội dung chính Điều 301 Đạo luật thương mại năm 1974, Điều 1303 Đạo luật cạnh tranh thương mại thống nhất 1988 hay Điều 2411 Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 về thuế hải quan (3) Là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới với các quan hệ thương mại hàng hoá hết sức phát triển, nội dung Điều 301 Đạo luật thương mại Hoa Kỳ năm 1974 thể hiện mục tiêu duy trì phát triển kinh tế-thương mại quốc gia trong quan hệ với quốc gia đối tác thương mại nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Theo Điều luật này, Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan USTR, có thể thực hiện các biện pháp thương mại mang tính trả đũa đối với quốc gia đối tác thương mại nước ngoài đã thực hiện các hành động, có các chính sách hoặc duy trì các thực tiễn phủ nhận hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Hoa Kỳ theo một hiệp định thương mại quốc tế hoặc thực hiện các hạn chế mang tính bất công đối với thương mại Hoa Kỳ. (4) Các biện pháp này cũng có thể được áp dụng trong trường hợp hành động, chính sách hoặc thực tiễn của quốc gia đối tác thương mại nước ngoài được xem là không công bằng, bất hợp lí hoặc có sự phân biệt đối xử dẫn tới sự cản trở hoặc hạn chế thương mại Hoa Kỳ. (5) Thủ tục điều tra quy định tại Điều 301 nói trên khi được áp dụng toàn bộ bao gồm sáu bước sau đây: 1) Khởi xuất việc điều tra trên cơ sở khiếu nại của bên có lợi ích liên quan hoặc theo sáng kiến của chính Cơ quan USTR; 2) Công bố khởi xuất điều tra trong danh bạ lưu trữ quốc gia (federal register); 3) Nếu việc điều tra được tiến hành trên cơ sở khiếu nại của bên có lợi ích liên quan thì Cơ quan USTR có trách nhiệm thu thập ý kiến tổ chức trình bày công khai về việc điều tra khi được bên này yêu cầu; 4) Đề xuất yêu cầu thương lượng, điều đình với chính phủ quốc gia đối tác thương mại nước ngoài về việc điều tra; 5) Tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp theo thoả thuận hoặc công ước quốc tế có liên quan, bao gồm các hiệp định thương mại trong khuôn khổ hoạt động của WTO, nếu vụ việc liên quan đến vi phạm cam kết thể hiện trong thoả thuận hoặc công ước quốc tế đó của chính phủ quốc gia đối tác thương mại nước ngoài; 6) Kết luận về việc điều tra. (6) Trên cơ sở thủ tục này, nếu quốc gia đối tác thương mại nước ngoài được xem là đã vi phạm hoặc phủ nhận quyền lợi ích của Hoa Kỳ theo hiệp định thương mại hoặc đã thực hiện các hành động, có các chính sách hoặc duy trì các thực tiễn thương mại không công bằng gây cản trở hoặc hạn chế thương mại Hoa Kỳ, chẳng hạn, phủ nhận nguyên tắc đối xử quốc gia (national treatment) hay T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú 46 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 nguyên tắc tối huệ quốc (most-favoured- nation treatment) áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu của Hoa Kỳ, việc thực thi biện pháp trả đũa thương mại theo Điều 301 Đạo luật thương mại năm 1974 khi đó mang tính bắt buộc (mandatory action). (7) Việc làm này chỉ có thể được loại trừ khi vụ việc rơi vào một trong số các trường hợp ngoại lệ của việc áp dụng biện pháp trả đũa bắt buộc được quy định cụ thể tại Điều luật. (8) Ví dụ, khi ban giải quyết tranh chấp của WTO (WTO dispute settlement panel) thông qua quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên có liên quan, đã ra báo cáo hay phán quyết rằng hành động, chính sách hay thực tiễn thương mại đó ở quốc gia nước ngoài không vi phạm hay không phủ nhận những quyền lợi mà Hoa Kỳ có được theo hiệp định thương mại của WTO. (9) Bên cạnh trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp trả đũa nêu trên, Cơ quan USTR có quyền lựa chọn hay quyết định biện pháp trả đũa khả thi trong phạm vi luật định (discretionary action) áp dụng khi quốc gia đối tác thương mại nước ngoài được xem là đã thực hiện hành động cụ thể, có chính sách hoặc duy trì thực tiễn thương mại bất hợp lí hay có sự phân biệt đối xử gây cản trở hoặc hạn chế thương mại Hoa Kỳ. (10) Ví dụ, phủ nhận các cơ hội mang tính công bằng bình đẳng trong việc thành lập các doanh nghiệp. (11) Hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ với tư cách là thị trường lớn nhất thế giới trong thực tế mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các quốc gia đối tác thương mại nước ngoài trong quan hệ kinh tế-thương mại với Hoa Kỳ. Điều này có thể bị ảnh hưởng sâu sắc khi biện pháp trả đũa thương mại theo Điều 301 nói trên được áp dụng, do Cơ quan USTR khi đó có thể đình chỉ việc áp dụng hoặc rút lại hay tạm ngừng việc áp dụng các ưu đãi đối với quốc gia đối tác thương mại nước ngoài đó trong quá trình thực hiện thoả thuận thương mại với Hoa Kỳ. (12) Cơ quan này cũng có thể áp đặt thuế các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng hoá khác vào thị trường Hoa Kỳ, cũng như áp dụng thuế các biện pháp cản trở khác đối với dịch vụ được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ từ quốc gia đối tác thương mại nước ngoài đó ở thị trường Hoa Kỳ. (13) Quốc gia đối tác thương mại nước ngoài đó cũng có thể bị rút bỏ, hạn chế hoặc đình chỉ việc áp dụng chế độ miễn thuế nhập khẩu hàng hoá tạo thuận lợi cho phát triển thương mại quốc tế, (14) cụ thể theo Hệ thống Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (The General System of Preferences), (15) theo Đạo luật phát triển kinh tế khu vực lòng chảo Caribbean (The Caribbean Basin Economic Recovery Act), (16) hay theo Đạo luật ưu đãi thương mại Andean (The Andean Trade Preference Act). (17) Tương tự, Cơ quan USTR có thể áp dụng biện pháp hạn chế, ngăn ngừa hoặc từ chối hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ tương ứng từ quốc gia đối tác thương mại nước ngoài đó ở thị trường Hoa Kỳ. (18) Trong khi đó, họ có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp thương thuyết, điều đình với quốc gia đối tác thương mại nước ngoài nhằm tiến tới loại trừ hay chấm dứt các hành động, chính sách hoặc thực tiễn ảnh hưởng đến thương mại T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 47 Hoa Kỳ hoặc nhằm vào việc áp dụng biện pháp thương mại với các lợi ích đáp trả của quốc gia đối tác thương mại nước ngoài đó đối với Hoa Kỳ. (19) Bên cạnh các nội dung cơ bản nêu trên, Điều 2411 các điều luật tiếp theo của Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 về thuế hải quan hay Điều 301 Đạo luật thương mại Hoa Kỳ năm 1974 còn quy định nhiều nội dung khác liên quan đến việc xây dựng, thực thi hoặc huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp trả đũa thương mại đối với quốc gia đối tác thương mại nước ngoài. 2. Các báo cáo chuyên đề 301 về sở hữu trí tuệ từ năm 1989 đến năm 2010 (20) Theo Điều 301 Đạo luật thương mại Hoa Kỳ năm 1974, sửa đổi theo Điều 1303 Đạo luật thương mại cạnh tranh thống nhất năm 1988, sau này điển chế hoá theo Điều 2411 Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 về thuế hải quan, Cơ quan USTR có trách nhiệm xem xét việc áp dụng biện pháp trả đũa thương mại đối với quốc gia đối tác thương mại nước ngoài không bảo hộ hoặc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách không tương xứng, không cân bằng hiệu quả đối với hàng hoá được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nhân hay doanh nghiệp Hoa Kỳ. (21) Phù hợp với quy định này, hàng năm Cơ quan USTR phải công bố các báo cáo xác định quốc gia đối tác thương mại nước ngoài nào được xem là “nước lưu tâm hàng đầu” (priority foreign countries) hay là “nước lưu tâm xem xét” (watch list foreign countries) trên cơ sở điều tra chính sách hay pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia đó có mang tính cân xứng hiệu quả hoặc có thể hiện sự bảo hộ cân bằng hợp lí đối với hàng hoá-dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nhân hay doanh nghiệp Hoa Kỳ khi tiếp cận thị trường nội địa của họ hay không. Các thủ tục tiến hành điều tra các yêu cầu khác cũng như việc thực hiện biện pháp trả đũa thương mại nhìn chung tuân theo Điều 301 Đạo luật thương mại năm 1974 nhưng biện pháp trả đũa chỉ áp dụng đối với quốc gia đối tác thương mại nước ngoài được xem là “nước lưu tâm hàng đầu”. Theo mối quan hệ về thời gian như trên, các báo cáo chuyên đề 301 về sở hữu trí tuệ (gọi tắt là báo cáo chuyên đề 301) chỉ có thể bắt đầu được thực hiện từ năm 1989. Tính đến nay (2010), đã có 22 báo cáo này được Cơ quan USTR công bố vào tháng 4 hàng năm. Sau một số năm áp dụng Điều khoản 301 Đạo luật thương mại năm 1974 sửa đổi theo Điều 1303 Đạo luật thương mại cạnh tranh thống nhất năm 1988 để ra các báo cáo chuyên đề 301, Hoa Kỳ từng chịu nhiều điều tiếng trong công luận quốc tế về việc sử dụng sức mạnh kinh tế thương mại của mình để yêu cầu quốc gia đối tác thương mại nước ngoài thực thi hay ban hành mới chính sách, cải cách, sửa đổi pháp luật về sở hữu trí tuệ mang tính bảo hộ tương xứng cho hàng hoá, dịch vụ của các doanh nhân hay doanh nghiệp Hoa Kỳ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Hoa Kỳ. Các quốc gia đối tác thương mại nước ngoài của Hoa Kỳ từng được nêu trong các báo cáo này không chỉ bao gồm T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú 48 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 các nước đang phát triển như Argentina, Brazil, China, India, Indonesia, Korea, Malaysia, Mexico, Philippines, Russia, Singapore, South Africa, Thailand, Turkey, Ukraine… mà còn bao gồm các nước phát triển như Australia, Belgium, Canada, Finland, France, Germany, Italy, New Zealand, Norway, Japan, Spain, European Union Trong thực tế, điều này có ảnh hưởng quyết định đến việc Hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của WTO được kí kết vào năm 1994 cùng với Hiệp định thành lập WTO. Nhiều ấn phẩm của các học giả trên thế giới, ở cả nước phát triển đang phát triển, bao gồm các học giả Hoa Kỳ, phản ánh bình luận về kết quả này của Vòng đàm phán Uruguay. (22) Song song với việc tạo ra chịu đựng nhiều điều tiếng trong công luận quốc tế, đặc biệt trong nhiều năm đầu thực hiện các báo cáo chuyên đề 301, khó có thể phủ nhận được rằng việc làm này của Chính phủ Hoa Kỳ nói chung Cơ quan USTR nói riêng đã phản ánh phần nào đặc tính dễ vi phạm của hàng hoá dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như đã phản ánh phần nào tình trạng lan rộng “toàn cầu” của các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, các báo cáo này đã góp phần kiến tạo các luật bảo hộ sở hữu trí tuệ, góp phần tạo dựng môi trường sản xuất-kinh doanh lành mạnh từ đó bảo vệ chất xám trong sáng tạo phí tổn trong đầu tư, bảo vệ các nhà sản xuất- kinh doanh chân chính, cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trước tình trạng ngày càng lan rộng của hàng hoá-sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi quy mô giá trị của hàng hoá-sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dường như luôn tăng theo đà phát triển của kinh tế thế giới. Trong bài giảng tại Chương trình hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa Cộng đồng châu Âu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Giáo sư Michael Blakeney nhắc tới con số thiệt hại hàng năm từ hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dao động từ 5% đến 7% thương mại thế giới theo ước tính của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) năm 1998. (23) Đến năm 2003, tại Hội nghị thượng đỉnh Davos theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), người ta ước tính giá trị thương mại quốc tế của hàng nhái là 450 tỉ USD mỗi năm. (24) Gần đây, trong năm 2007, thiệt hại gây ra cho thương mại quốc tế bởi hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu Nhật Bản được ước tính lên tới 250 tỉ USD. Hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn gây tổn hại hoặc tiềm tàng khả năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn nhiều lợi ích khác của người sử dụng hay người tiêu dùng. (25) Đây là điều thường xuyên được nhắc tới trong các báo cáo chuyên đề 301, theo đó hàng hoá-sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có phạm vi ngày càng gia tăng không dừng lại ở những loại hàng có tác động tiêu cực tới sức khoẻ, tính mạng người sử dụng như các loại thuốc chữa bệnh, các sản phẩm làm đẹp hay chăm sóc sức khoẻ khác, các loại thực phẩm, rượu bia, các loại nước giải khát… mà còn mở T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 49 rộng đến nhiều loại sản phẩm khác đòi hỏi các tiêu chuẩn kĩ thuật phức tạp độ an toàn cao như các bộ phận, chi tiết, thiết bị, phụ tùng sử dụng trong các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô máy bay, các loại hoá chất, các loại pin dùng trong máy tính trong nhiều sản phẩm điện tử khác… Như vậy, mặc dù duy trì phát triển kinh tế-thương mại Hoa Kỳ phải là điều đầu tiên được hướng tới trong các báo cáo chuyên đề 301, lợi ích chính đáng của nhà sản xuất-kinh doanh chân chính, của người tiêu dùng trong phạm vi toàn cầu nói chung trong việc tạo ra tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc đích thực với chất lượng đảm bảo và nhiều lợi ích khác cũng là điều có thể nhìn thấy thông qua các báo cáo này của Cơ quan USTR. Các quốc gia đối tác thương mại nước ngoài của Hoa Kỳ khi đó vì lợi ích mong muốn đạt được trong quan hệ kinh tế- thương mại với quốc gia có nền kinh tế lớn nhất đồng thời có khoa học-kĩ thuật-công nghệ phát triển nhất toàn cầu này, đều quan tâm xây dựng chính sách pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo nên cơ hội chung cho các quan hệ sản xuất-thương mại-tiêu dùng đối với hàng hoá - sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi toàn cầu. Điều này phản ánh điều kiện sản xuất thương mại hàng hoá-dịch vụ trên thế giới ngày nay, bao gồm hàng hoá-dịch vụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, với sự hiện diện hoạt động của WTO, sự tồn tại của Hiệp định TRIPs với các tiêu chuẩn chung nhiều điều khoản linh hoạt về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các quốc gia thành viên. Khi tự do thương mại bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã mang tính toàn cầu, tác hại của hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể trải rộng toàn cầu. Chúng không chỉ gây thiệt hại cho các quan hệ kinh tế- thương mại làm nản lòng các nhà sản xuất-kinh doanh chân chính mà còn gây tổn hại hoặc tiềm ẩn khả năng gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng các giá trị khác mà người tiêu dùng hướng tới khi mua bán hoặc sử dụng hàng hoá-sản phẩm đó. Vì lí do này, các báo cáo chuyên đề 301 trong thực tế còn phản ánh yêu cầu thiết thực của Chính phủ Hoa Kỳ trong quan hệ kinh tế-thương mại với các quốc gia đối tác thương mại nước ngoài trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp chung, cùng nhau hợp tác đấu tranh ngăn ngừa có hiệu quả các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi toàn cầu. Điều này trong thực tế đã được phản ánh phần nào thông qua hiệu lực của Hiệp định TRIPs của WTO với các tiêu chuẩn chung kèm theo nhiều điều khoản mềm dẻo liên quan đến tính đảm bảo ghi nhận, tính có phạm vi tính đảm bảo cho việc sử dụng quyền cũng như việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ thông qua các thủ tục dân sự, hành chính, hình sự biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất-nhập khẩu qua biên giới thực hiện bởi cơ quan hải quan. Mỗi nhà sản xuất-kinh doanh chân chính mỗi người tiêu dùng ở bất kì quốc gia thành viên nào của WTO đều có quyền được hưởng lợi từ các tiêu chuẩn chung đó./. (1). Sau hơn 10 năm thành lập chính thức đi vào hoạt động, số lượng các quốc gia thành viên WTO hiện tại là 153. Xem: WTO – Members and Observers, nguồn: http://www.wto.org, ngày 16/10/2010. T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú 50 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010 (2).Xem: GS. Michael Blakeney, Bài giảng số 9 về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện tháng 11/2007 theo Chương trình hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa Cộng đồng châu Âu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (The EC-ASEAN Intellectual Property Rights Cooperation Programme: ECAP II), nguồn: www.ecap-project.org, ngày 14/09/2010. (3). Điều 301 Đạo luật thương mại năm 1974 hay Điều 2411 Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 về thuế hải quan tuỳ theo ngữ cảnh. (4).Xem: Jean Heilman Grier, Section 301 of the 1974 Trade Act, 03/2005, Office of the Chief Councel for International Trade, United States Department of Commerce, nguồn: http://www.osec.doc.gov/ogc/occic/ 301/html, ngày 23/08/2010. (5).Xem: Jean Heilman Grier, Tlđd. (6).Xem: Jean Heilman Grier, chú thích đã dẫn. (7).Xem: Điều 2411 (a) (1) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 về thuế hải quan. (8).Xem Điều 2411 (a) (2) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn. (9).Xem: Jean Heilman Grier, Tlđd. (10).Xem: Điều 2411 (b) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn. (11).Xem: Jean Heilman Grier, Tlđd. (12).Xem: Điều 2411 (c) (1) (A) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn. (13).Xem: Điều 2411 (c) (1) (B) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn. (14).Xem: Điều 2411 (c) (1) (C) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn; Jean Heilman Grier, Tlđd. (15). Chi tiết cụ thể về chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập của Hoa Kỳ cũng như chế độ này được áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, xem: Võ Thanh Thu, Nguyễn Cương, Đoàn Thị Hồng Vân, Hỏi đáp về Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr. 15 - 20. (16). Các ưu đãi thương mại theo Đạo luật này được áp dụng với các quốc gia thuộc khu vực lòng chảo Caribean như Costa Rica, El Salvado, Haiti, Jamaca, Trinidad Tobago, v.v (17). Đạo luật này quy định chế độ miễn thuế nhập khẩu dành cho nhiều mặt hàng đến bốn quốc gia là Bolivia, Columbia, Ecuador Peru. (18).Xem: Điều 2411 (c) (2) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn. (19).Xem: Điều 2411 (c) (1) (D) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn. (20). Toàn bộ các báo cáo chuyên đề 301 trong bài viết này được dẫn từ website http://www.ustr.gov (United States Trade Representative) http://www. keionline.org (Knowledge Ecology International) vào các ngày 17/06/2010 23/08/2010. (21).Xem: Điều 2411 (d) Chuẩn luật Hoa Kỳ số 19 đã dẫn. (22).Xem: Vandana Shiva (1996), ‘Protecting our Biological and Intellectual Heritage: The Transnational Corporation Bias in TRIPs’, Peter Drahos (chủ biên), Intellectual Property, Ashgate- Dartmouth, Sydney, 1999; Christopher Arup, The New World Trade Organization Agreements: Globalizing Law through Services and Intellectual Property, Cambridge University Press, Cambridge, 2000; D Matthews, Globalizing Intellectual Property Rights: The TRIPs Agreement, Routledge, New York, 2002; Peter Drahos & Ruth Mayne (chủ biên), Global Intellectual Property Rights: Knowledge, Access and Development, Palgrave Macmillan, New York, 2002; Susan K Sell, Private Power, Public Law: The Globalization of Intellectual Property Rights, Cambridge University Press, Cambridge, 2003; Christophe Bellmann, Graham Dutfield & Recardor Melendez-Ortiz (chủ biên), Trading in Knowledge: Development Perspectives on TRIPs, Trade, and Sustainability, Earthscan Publications, London, 2003; Meir P Pugatch, The International Political Economy of Intellectual Property Rights, Edward Elgar, Cheltenham, 2004; Donald G Richards, Intellectual Property Rights and Global Capitalism: The Political Economy of the TRIPs Agreement, M E Sharpe, London, 2004. (23).Xem: Michael Blakeney, Tlđd. (24). Global Intellectual Property Center, Creative Economy is under attack: Time to act, 28/06/2010, nguồn: www.theglobalipcenter.com, ngày 14/09/2010. (25). Chú thích số 24 đã dẫn. . không bảo hộ hoặc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách không tương xứng, không cân bằng và hiệu quả đối với hàng hoá được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của. bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các quốc gia thành viên. Khi tự do thương mại và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã mang tính toàn cầu, tác hại của

Ngày đăng: 18/03/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w